LỜI CAM ĐOAN . i
LỜI CẢM ƠN. ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.v
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ, BẢNG . vi
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU . vii
MỞ ĐẦU .1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ CƠ CẤU VỐN VÀ KHẢ
NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP.1
1.1 Tổng quan về cơ cấu vốn.1
1.1.1 Khái niệm cơ cấu vốn .1
1.1.2 Các nhân tố cấu thành cơ cấu vốn .1
1.1.3 Các chỉ số đo lường cơ cấu vốn .2
1.1.4 Các lý thuyết về cơ cấu vốn .3
1.2 Khái niệm nợ vay và khả năng trả nợ .11
1.2.1 Nợ vay.11
1.2.2 Khả năng trả nợ .15
1.3 Lý thuyết tổng quan về đánh giá khả năng trả nợ .15
1.3.1 Đánh giá thông qua phân tích chỉ số.15
1.3.2 Đánh giá thông qua mô hình 5 P.16
1.3.3 Đánh giá thông qua hệ thống xếp hạng tín dụng .18
1.3.4 Đánh giá thông qua hệ thống xác suất vỡ nợ.19
1.3.5 Đánh giá thông qua Mô hình tiếp cận theo phương pháp thị trường22
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ.23
1.4.1 Yếu tố thuộc về doanh nghiệp .23
1.4.2 Yếu tố thuộc về đặc điểm khoản vay .25
1.4.3 Yếu tố thuộc về Ngân hàng .26
1.4.4 Yếu tố vĩ mô.26
91 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 430 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu tác động của cơ cấu vốn đến khả năng trả nợ của các doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh nam Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
:
LGD = (EAD - Số tiền có thể thu hồi)/EAD.
Trong đó, số tiền có thể thu hồi bao gồm các khoản tiền mà khách hàng trả và
các khoản tiền thu được từ xử lý tài sản thế chấp, cầm cố. LGD cũng có thể được
coi là 100% - tỷ lệ vốn có thể thu hồi được. Theo thống kê của ủy ban Basel, tỷ lệ
thu hồi vốn thường mang giá trị rất cao (70% - 80%) hoặc rất thấp (20 - 30%). Do
đó, chúng ta không nên sử dụng tỷ lệ thu hồi vốn bình quân. Theo nghiên cứu của
ủy ban Basel, hai yếu tố giữ vai trò quan trọng nhất quyết định khả năng thu hồi vốn
của ngân hàng khi khách hàng không trả được nợ là tài sản bảo đảm của khoản vay
và cơ cấu tài sản của khách hàng. Cơ cấu tài sản của khách hàng được nhắc đến ở
đây với ý nghĩa thứ tự ưu tiên trả nợ khác nhau của các khoản phải trả trong trường
hợp doanh nghiệp phải phá sản. Trên thực tế, khi một doanh nghiệp phá sản, tỷ lệ
thu hồi vốn từ các khoản vay của ngân hàng thường cao hơn tỷ lệ thu hồi vốn từ trái
phiếu bởi ngân hàng có quyền được ưu tiên trả nợ trước các nhà đầu tư trái phiếu.
Bên cạnh đó, khi kinh tế trong tình trạng suy thoái, tỷ lệ thu hồi vốn cũng sụt giảm.
Ngành nghề kinh doanh cũng ảnh hưởng nhất định đến tỷ lệ thu hồi vốn: các khách
hàng hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp nặng thường cho tỷ lệ thu hồi vốn cao
hơn các khách hàng kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ.
Hiện nay, tồn tại ba phương pháp chính để tính LGD:
Một là, Market LGD - tỷ trọng tổn thất căn cứ vào thị trường. Phương pháp
này được sử dụng khi các khoản tín dụng có thể được mua bán trên thị trường.
Ngân hàng có thể xác định tỷ trọng tổn thất của một khoản vay căn cứ vào giá của
khoản vay đó một thời gian ngắn sau khi nó được xếp vào hạng không trả được nợ.
Giá này được tính trên cơ sở ước tính của thị trường bằng phương pháp hiện tại hóa
tất cả các dòng tiền có thể thu hồi được của khoản vay trong tương lai.
Hai là, Workout LGD - tỷ trọng tổn thất căn cứ vào việc xử lý các khoản tín
dụng không trả được nợ. Ngân hàng sẽ ước tính các luồng tiền trong tương lai,
22
khoảng thời gian dự kiến thu hồi được luồng tiền và chiết khấu các luồng tiền này.
Việc xác định lãi suất chiết khấu phù hợp là vấn đề mấu chốt và nan giải nhất.
Ba là, Implied Market LGD - xác định tỷ trọng tổn thất căn cứ vào giá các trái
phiếu rủi ro trên thị trường.
Như vậy, thông qua các biến số LGD, PD và EAD, ngân hàng sẽ xác định
được EL - tổn thất ước tính của các khoản cho vay. Nếu ngân hàng tính chính xác
được tổn thất ước tính của khoản cho vay thì sẽ mang lại cho ngân hàng rất nhiều
ứng dụng chứ không chỉ đơn thuần giúp ngân hàng xác định chính xác hơn hệ số an
toàn vốn tối thiểu trong mối quan hệ giữa vốn tự có với rủi ro tín dụng.
1.3.5 Đánh giá thông qua Mô hình tiếp cận theo phương pháp thị trường
Mô hình KMV (viết tắt tên của Stephen Kealhofer, John McQuown và Oldrich
Vasicek – những thành viên sáng lập ra công ty KMV vào năm 1989 về quản lý rủi
ro và phát triển mô hình KMV trong những năm 1990). Đây là mô hình khá phổ
biến trên thế giới, trong đó vào năm 2004 có 40 trong số 50 tập đoàn tài chính lớn
nhất thế giới có đăng ký sử dụng.
Theo các chuyên gia kinh tế, về mặt lý thuyết, mô hình KMV là “phiên bản”
mở rộng của mô hình Merton. Tuy nhiên, sức mạnh của mô hình KMV nằm ở công
cụ tính toán thực nghiệm và kiểm nghiệm dựa trên một cơ sở dữ liệu lớn của KMV.
Đại lượng trọng điểm trong mô hình KMV là xác suất vỡ nợ (EDF). EDF là xác
suất (theo các con số thực tế) mà một công ty sẽ vỡ nợ (default) trong vòng 1 năm
theo phương pháp tính toán của KMV.
Rủi ro tín dụng (Credit Risk) là xác suất doanh nghiệp mất khả năng thanh
toán các nghĩa vụ tài chính theo cam kết (Klieštik và Cúg, 2015). Trong khi đó, phá
sản là do doanh nghiệp quyết định ngưng thực hiện các nghĩa vụ nợ và thực hiện
các thủ tục phá sản theo luật định (Crouhy và ctg, 2000).
Do đó, rủi ro tín dụng có thể dẫn đến rủi ro phá sản. Hoặc với góc nhìn khác
thì rủi ro tín dụng được định nghĩa là mức độ biến động giá trị các công cụ nợ và
chứng khoán phái sinh do sự thay đổi chất lượng tín dụng tiềm ẩn của khách hàng
vay nợ hoặc đối tác (Lopez và Saidenberg, 2000).
Mô hình đo lường rủi ro KMV kế thừa từ kết quả mô hình định giá tài sản của
Merton (Valášková và Klieštik, 2014). Với mô hình dạng cấu trúc, biến động giá trị
23
tài sản của DN sử dụng như là một thước đo rủi ro tín dụng. Trong khi đó, giá trị thị
trường của DN tương lai không thể tính toán một cách dễ dàng.
Tại Việt Nam, các nghiên cứu về đo lường rủi ro tín dụng khá hiếm hoi, đặc
biệt là ứng dụng mô hình KMV. Gần đây nhất, Nguyễn Thị Cành và Phạm Chí
Khoa (2014) áp dụng mô hình KMV trong tính toán, dự báo xác suất phá sản của
các khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng Vietcombank.
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ
1.4.1 Yếu tố thuộc về doanh nghiệp
Doanh thu thuần/Tổng tài sản: theo nghiên cứu của Chiara Pederzoli,
Costanza Torricelli, các chỉ số tài chính có mối quan hệ sâu sắc với khả năng vỡ nợ
của doanh nghiệp. Các chỉ số này dùng để đo lường sức khỏe của doanh nghiệp.
Doanh thu thuần là nguồn chính để trả nợ các khoản vay hình thành từ phương án.
Tỷ số doanh thu thuần/Tổng tài sản càng cao thể hiện khả năng trả nợ của khách
hàng càng tốt.
Đòn bẩy tài chính: đây là chỉ tiêu kết hợp giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.
Đòn bẩy tài chính trong kinh tế doanh nghiệp được giải thích bằng một sự gia tăng
rất nhỏ về sản lượng hoặc doanh thu có thể đạt được một sự gia tăng rất lớn về lợi
nhuận. Doanh nghiệp có hệ số đòn bẩy tài chính càng lớn sẽ càng làm tăng suất sinh
lời của vốn chủ sở hữu khi hoạt động có hiệu quả và ngược lại, khi sử dụng không
hiệu quả đòn bẩy tài chính sẽ gây ra tổn thất cho doanh nghiệp. Theo nghiên cứu về
đòn bẩy tài chính và khả năng trả nợ của doanh nghiệp (Marco Bigelli và Javier
Sánchez-Vidal, 2012 và Beattie, V.Gooddacre, A.& Thomson, S., 2006) nhận thấy
có mối tương quan nghịch biến giữa đòn bẩy tài chính và khả năng trả nợ của doanh
nghiệp.
Tỷ số nợ trên tổng tài sản (D/A): đo lường mức độ sử dụng nợ của doanh
nghiệp để tài trợ cho tổng tài sản, nghĩa là trong tổng số tài sản hiện tại của công ty
được tài trợ khoảng bao nhiêu phần trăm là nợ phải trả. Vì vậy khi tỷ số này cao dẫn
đến ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp.
Hiệu quả hoạt động kinh doanh: được đo lường theo các chỉ tiêu là tỷ suất
sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE). Tỷ
suất sinh lời càng cao thì khả năng trả nợ ngân hàng càng tốt.
24
Khả năng hoạt động của doanh nghiệp: Theo nghiên cứu của Louis H.Amoto
và Christie H.Amato (2004), hiệu quả kinh doanh càng cao thì cơ hội vay nợ ngân
hàng càng lớn bởi càng dễ dàng tiếp cận vốn của ngân hàng. Khi đó doanh nghiệp
sẽ có xu hướng mở rộng đầu tư vào các dự án kể cả khi dự án có tỷ suất sinh lời
thấp, dẫn đến sự suy giảm khả năng trả nợ (Vidhan K.Goyal, Alessandro Nova và
Laura Zanetti, 2011). Vì vậy nợ càng nhiều thì doanh nghiệp càng khó có động cơ
để tìm kiếm các dự án có hiệu quả cao và chấp nhận những dự án sẵn có vì vậy xác
suất không trả nợ càng cao.
Khả năng thanh khoản: Doanh nghiệp có khả năng thanh khoản của tài sản
cao thì khả năng chuyển hóa tài sản thành tiền mặt để trả nợ cao vì vậy khả năng trả
nợ của doanh nghiệp càng tốt. Nghiên cứu của Jarko Fidrmuc và Christa Hainz
(2010) cho rằng có mối quan hệ đồng biến giữa khả năng thanh khoản của tài sản và
khả năng trả nợ của doanh nghiệp.
Quy mô của doanh nghiệp: Các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, thường là các
doanh nghiệp mới thành lập sẽ có rủi ro cao hơn các doanh nghiệp có quy mô lớn
và đã có nhiều kinh nghiệm trên thị trường. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là
do doanh nghiệp lớn thường có dòng tiền ổn định từ doanh thu về hoạt động sản
xuất kinh doanh và thường công bố thông tin ra bên ngoài nhiều hơn so với doanh
nghiệp nhỏ, do đó các doanh nghiệp này thường có khả năng tiếp cận được những
nguồn vốn lớn, dài hạn so với doanh nghiệp nhỏ. Ngoài ra doanh nghiệp nhỏ nhạy
cảm với những biến động của môi trường kinh doanh nên khả năng chịu đựng rủi ro
thấp hơn so với doanh nghiệp lớn có nguồn vốn dồi dào. Theo nghiên cứu của Louis
H.Amoto và Christie H.Amato (2004) thì quy mô doanh nghiệp tỷ lệ thuận với khả
năng trả nợ của ngân hàng.
Kinh nghiệm hoạt động của doanh nghiệp: Doanh nghiệp hoạt động lâu năm
trong lĩnh vực nào thì thường sẽ có một lượng lớn kinh nghiệm, có kiến thức sâu
sắc về thị trường, dễ dàng thích ứng với các biến động thị trường, có sẵn 1 lượng
khách hàng và một tiềm lực mạnh từ nhà cung cấp truyền thống (Robert Petrunia
2007). Trong phạm vi bài nghiên cứu này, kinh nghiệm được tính dựa trên số năm
hoạt động trong lĩnh vực hiện tại của doanh nghiệp.
25
Ngành nghề kinh doanh: mỗi ngành nghề kinh doanh có những rủi ro riêng
nhất định do có đặc thù khác nhau về tỷ suất sinh lợi, thời gian thu hồi vốn, độ nhạy
cảm với các biến động của thị trườngvà không ngành nào giống ngành nào. Với
mỗi ngành nghề khác nhau sẽ đòi hỏi cấu trúc vốn, thời gian vay, tỷ lệ tài trợ khác
nhau tùy thuộc vào phương án đầu tư, chính sách kinh tế và các biến động thị
trường từng thời kì.
1.4.2 Yếu tố thuộc về đặc điểm khoản vay
Lãi suất cho vay: lãi suất vay được thiết kế như “giá” của sản phẩm vay. Lãi
suất vay càng cao thì khoản vay càng rủi ro bởi vì lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng
nhiều. Các khoản vay có lãi suất càng cao thì khả năng trả nợ của doanh nghiệp
càng thấp.
Số tiền cho vay: đôi khi số tiền cho vay sẽ phản ánh trực tiếp đến quy mô của
doanh nghiệp. Các doanh nghiệp quy mô nhỏ, kinh nghiệm hoạt động ít hiển nhiên
sẽ không thể có cơ hội tiếp cận với những nguồn vốn lớn, lãi suất ưu đãi. Doanh
nghiệp quy mô càng lớn thì khả năng vay nợ càng cao, việc giám sát khoản vay của
ngân hàng sẽ càng nghiêm ngặt, do đó khả năng trả nợ cũng được đảm bảo.
Thời gian cho vay: nếu thời gian vay càng kéo dài thì vấn đề kiểm soát
khoản vay càng trở nên khó khăn, dẫn đến việc phát sinh rủi ro đạo đức khi khoản
vay không được ngân hàng tái thẩm định hàng kỳ như các khoản vay ngắn hạn.
Ngoài ra, các doanh nghiệp có rủi ro thấp thường chọn cách vay ngắn hạn để tiết
kiệm chi phí lãi vay. Do đó, KHDN rủi ro thấp hơn sẽ lựa chọn mô hình tài chính
ngắn hạn, đảm bảo khả năng trả nợ tốt.
Tài sản bảo đảm: trong cho vay, TSBĐ là phần nắm giữ còn lại của ngân
hàng khi doanh nghiệp không có khả năng trả nợ. Do đó khi cho vay, với các
KHDN được đánh giá là có khả năng trả nợ kém thì ngân hàng sẽ yêu cầu TSBĐ
nhiều hơn là các khách hàng có khả năng trả nợ tốt, để đảm bảo khả năng thu hồi
vốn khi doanh nghiệp không trả được nợ. Tuy nhiên trong môi trường thông tin bất
cân xứng và rủi ro đạo đức của KHDN và ngân hàng, KHDN có rủi ro cao có thể
chọn mức lãi suất cao và không có TSBĐ, KHDN có rủi ro thấp chọn mức lãi suất
thấp với các khoản vay có thế chấp. TSBĐ sẽ góp phần làm giảm thiểu rủi ro đạo
26
đức, giúp cân đối lợi ích giữa ngân hàng và KHDN, tránh xảy ra tình trạng KHDN
tham gia rất ít hoặc không tham gian phần vốn tự có vào phương án vay.
1.4.3 Yếu tố thuộc về Ngân hàng
Các yếu tố liên quan đến ngân hàng chủ yếu là trình độ quản lý tín dụng và
kiểm soát rủi ro tín dụng thông qua quy trình thẩm định khách hàng và giám sát
món vay một cách chặt chẽ bên cạnh năng lực trình độ của nhân viên ngân hàng.
Một ngân hàng có quy trình tín dụng tốt sẽ phân tích, sàng lọc và phân loại KHDN
để cấp tín dụng. Ngoài ra quy trình kiểm soát rủi ro tín dụng hiệu quả cũng sẽ đánh
giá được thiện chí trả nợ của KHDN cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng
trả nợ, từ đó làm giảm thiểu rủi ro KHDN không hoàn thành nghĩa vụ trả nợ đúng
cam kết.
1.4.4 Yếu tố vĩ mô
Khả năng trả nợ của KHDN không chỉ chịu ảnh hưởng của các yếu tố nội bộ
bên trong mà còn chịu tác động của môi trường vĩ mô như như tốc độ tăng trưởng
GDP, lạm phát, tỷ giá hối đoái, chỉ số thất nghiệp, chính sách kinh tế, chế độ chính
trịNếu điều kiện kinh tế gặp biến động xấu sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp, làm suy giảm doanh thu, lợi nhuận, ảnh hưởng xấu
đến khả năng trả nợ vay của KHDN.
27
CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA CƠ CẤU VỐN ĐẾN KHẢ NĂNG
TRẢ NỢ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VAY VỐN TẠI VCB NAM HÀ NỘI
2.1 Thực trạng hoạt động tại Vietcombank Chi nhánh Nam Hà Nội
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Vietcombank
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng TMCP
Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) được thành lập và chính thức đi vào hoạt
động ngày 01/4/1963 với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam). Là ngân hàng thương mại Nhà nước đầu tiên được Chính phủ
lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hoá, Vietcombank chính thức hoạt động với tư
cách là một ngân hàng thương mại cổ phần vào ngày 02/6/2008 sau khi thực hiện
Nam Hà Nội kế hoạch cổ phần hóa thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra
công chúng. Ngày 30/6/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khoán VCB) chính
thức được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM.
Trải qua hơn 56 năm xây dựng và trưởng thành, Vietcombank đã có những
đóng góp quan trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước, phát huy tốt
vai trò của một ngân hàng đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế
trong nước, đồng thời tạo những ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính
khu vực và toàn cầu. Từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại,
Vietcombank ngày nay đã trở thành một ngân hàng đa năng, hoạt động đa lĩnh vực,
cung cấp cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực
thương mại quốc tế; trong các hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy
động vốn, tín dụng, tài trợ dự áncũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại: kinh
doanh ngoại tệ và các công vụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử
Nhờ sở hữu hạ tầng kỹ thuật ngân hàng hiện đại, Vietcombank có nhiều lợi
thế trong việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào xử lý tự động các dịch vụ ngân
hàng, phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng điện tử dựa trên nền tảng công
nghệ cao. Không gian giao dịch công nghệ số (Digital lab) cùng các dịch vụ: VCB
Internet Banking, VCB Money, SMS Banking, Phone Banking,đã, đang và sẽ
28
tiếp tục thu hút đông đảo khách hàng bằng sự tiện lợi, nhanh chóng, an toàn, hiệu
quả, tạo thói quen thanh toán không dùng tiền mặt cho đông đảo khách hàng.
Sau hơn nửa thế kỷ hoạt động trên thị trường, Vietcombank hiện là một trong
những NHTM lớn nhất Việt Nam. Vietcombank hiện có hơn 560 chi nhánh/phòng
giao dịch/văn phòng đại diện/Đơn vị thành viên trong và ngoài nước gồm: Trụ sở
chính tại Hà Nội; 111 Chi nhánh; 441 PGD; 04 Công ty con ở trong nước (Công ty
Cho thuê tài chính, Công ty chứng khoán, Công ty Kiều hối, Công ty Cao ốc
Vietcombank 198); 03 Công ty con ở nước ngoài (Công ty Vinafico Hongkong,
Công ty chuyển tiền Vietcombank tại Mỹ, Ngân hàng con tại Lào); 01 Văn phòng
đại diện tại phía Nam; 01 Văn phòng đại diện tại Singapore, 01 Văn phòng đại diện
tại Mỹ (đã được phê duyệt và dự kiến khai trương hoạt động trong thời gian tới); 03
Đơn vị sự nghiệp: Trường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; 01 Trung tâm xử lý
tiền mặt tại Hà Nội và 01 Trung tâm xử lý tiền mặt tại Hồ Chí Minh (đã được phê
duyệt và chuẩn bị khai trương trong năm 2020); 04 Công ty liên doanh, liên kết. Về
nhân sự, Vietcombank hiện có trên 16.800 cán bộ nhân viên. Bên cạnh đó,
Vietcombank còn phát triển một hệ thống Autobank với hơn 2.536 máy ATM và
trên 60.000 đơn vị chấp nhận Thẻ trên toàn quốc. Hoạt động ngân hàng còn được hỗ
trợ bởi mạng lưới hơn 1.856 ngân hàng đại lý tại 176 quốc gia và vùng lãnh thổ trên
thế giới
Luôn hướng đến các chuẩn mực quốc tế trong hoạt động, Vietcombank liên
tục được các tổ chức uy tín trên thế giới bình chọn là “Ngân hàng tốt nhất Việt
Nam”. Vietcombank cũng là ngân hàng đầu tiên và duy nhất của Việt Nam có mặt
trong Top 500 Ngân hàng hàng đầu Thế giới theo kết quả bình chọn do Tạp chí The
Banker công bố. Năm 2018, trong danh sách “100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
năm 2018” (do Công ty Anphabe - đơn vị tư vấn tiên phong về giải pháp thương
hiệu nhà tuyển dụng và môi trường làm việc hạnh phúc tại Việt Nam và Intage –
Công ty nghiên cứu thị trường hàng đầu Nhật Bản công bố), Vietcombank được
bình chọn xếp thứ 1 toàn ngành ngân hàng, xếp thứ 2 toàn thị trường Việt Nam với
thứ hạng tăng thêm 2 bậc so với năm 2017 và trong Top 50 doanh nghiệp Việt có
thương hiệu nhà tuyển dụng hấp dẫn nhất
29
2.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển VCB Chi nhánh Nam Hà Nội
Ngân hàng Ngoại thương Chi nhánh Nam Hà Nội được thành lập ngày
27/04/2014 theo Quyết định của Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Sau gần 6 năm
hoạt động, Ngân hàng Ngoại thương Chi nhánh Nam Hà Nội đã tự khẳng định vị trí
của mình trong thị trường tài chính tiền tệ thủ đô. Nhờ nỗ lực đổi mới theo định hướng
của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương Chi nhánh Nam Hà
Nội đã tổ chức được mô hình tổ chức phù hợp, phát huy thế mạnh, mở rộng mạng lưới
hoạt động góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh toàn hệ thống.
Nguồn nhân lực của Chi nhánh bao gồm 80 người, độ tuổi trung bình là 28 và
đạt 98% trình độ đại học và trên đại học. Đội ngũ cán bộ tại Chi nhánh trẻ trung,
năng động và nhiệt tình được chia thành 09 phòng và tổ như sau:
Sơ đồ 2-1 Bộ máy tổ chức Vietcombank Nam Hà Nội
Phòng Khách hàng:
Bộ phận Khách hàng thể nhân: Xây dựng chính sách khách hàng cá nhân,
trực tiếp tham gia thực hiện chính sách khách hàng và đánh giá việc thực hiện chính
sách khách hàng; Trực tiếp triển khai các biện pháp Marketing giới thiệu cho khách
30
hàng về các sản phẩm, dịch vụ mà Ngân hàng Ngoại thương có lợi thế và có thể
cung ứng; Thẩm định và định giá tài sản đảm bảo của khách hàng; Giải ngân và
quản lý khoản vay; Thu nợ và xử lý nợ có vấn đề.
Bộ phận Khách hàng doanh nghiệp: Xây dựng chính sách khách hàng doanh
nghiệp, trực tiếp tham gia thực hiện chính sách khách hàng và đánh giá việc thực
hiện chính sách khách hàng; Trực tiếp triển khai các biện pháp Marketing giới thiệu
cho khách hàng về các sản phẩm, dịch vụ mà Ngân hàng Ngoại thương có lợi thế và
có thể cung ứng; Thẩm định và định giá tài sản đảm bảo của khách hàng; Giải ngân
và quản lý khoản vay; Thu nợ và xử lý nợ có vấn đề.
Phòng Dịch vụ Khách hàng:
Bộ phận Thông tin khách hàng: Tiếp nhận quản lý và giải quyết các yêu cầu
về tài khoản; Tiếp nhận, mở tài khoản và quản lý hồ sơ khách hàng, các yêu cầu
thay đổi về thông tin khách hàng,
Bộ phận dịch vụ khách hàng: Xử lý toàn bộ các giao dịch liên quan đến tài
khoản tiền gửi, tiền vay của khách hàng; tạm ứng tiền mặt cho chủ thẻ tín dụng,
mua bán, chuyển đổi ngoại tệ, séc du lịch cá nhân,
Bộ phận thẻ: Phát hành và thanh toán các loại thẻ theo quy định hiện hành
của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam; Quản lý hồ sơ ký quỹ, thế chấp, cầm cố,...
Phòng Ngân Quỹ: Tổ chức thu, chi đồng Việt Nam, ngoại tệ và các giấy tờ có
giá; Quản lý tổ chức xuất nhập kho tiền, quỹ nghiệp vụ, tài sản thế chấp, cầm cố
giấy tờ có giá,
Phòng Kế Toán:
Tổ chức công tác hạch toán kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại Chi
nhánh theo đúng luật kế toán, các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài Chính, Ngân hàng
Nhà nước và Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
Theo dõi, quản lý và hạch toán các khoản chi tiêu nội bô, thuế, tài sản cố
định và công cụ lao động; Phối hợp với các phòng nghiệp vụ thực hiện nghiêm túc
chế độ tiếp quỹ, hoàn quỹ, quản lý quỹ tiền mặt;
Phòng Quản lý Nợ: thực hiện quản lý giao dịch tiền vay, nhập thông tin lên
hệ thống hợp đồng, tài khoản vay, tài sản bảo đảm cho khoản vay, theo dõi thu nợ,
trích nợ tự động, thực hiện các báo cáo liên quan đến chất lượng tín dụng
31
Tổ Kiểm Tra Nội Bộ: Lập kế hoạch định kỳ hoặc đột xuất về kiểm tra, kiểm
toán nội bộ; Tiến hành kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy trình thực hiện
nghiệp vụ, hoạt động kinh doanh và quy chế an toàn trong kinh doanh; Đánh giá
mức độ đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh và kiến nghị các biện pháp
nâng cao khả năng an toàn
Phòng Hành chính Nhân sự:
Công tác tổ chức cán bộ: Tham mưu giúp cho Ban Giám Đốc trong việc bố
trí, điều động, bổ nhiệm và miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, tiếp nhận, tuyển dụng
cán bộ; Xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ hàng năm và theo dõi triển
khai thực hiện kế hoạch đó;
Công tác hành chính quản trị: Tham mưu cho Ban Giám Đốc về những vấn
đề chung của công tác hành chính, quản trị, xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản, vật
liệu, điện nước; Quản lý tài liệu mật và kho lưu trữ chứng từ.
02 Phòng giao dịch Kim Đồng và Trần Đại Nghĩa: là 02 điểm bán của Chi
nhánh có chức năng tổng hợp của 02 phòng Khách hàng và Dịch vụ khách hàng
2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh
2.2.1 Hoạt động huy động vốn
Với vị trí và uy tín đã tạo dựng qua nhiều năm, Chi nhánh đã hoàn thành tốt
công tác huy động vốn theo kế hoạch, đã xây dựng góp phần lớn vào thành tích huy
động vốn chung của toàn hệ thống Ngân hàng Ngoại thương.
32
Biểu đồ 2-1 Số liệu huy động vốn giai đoạn 2015 - 2019
Nguồn: Dữ liệu nội bộ Vietcombank Nam Hà Nội
Công tác huy động vốn của Chi nhánh trong năm 2019 đã duy trì kết quả tốt,
phát huy thế mạnh của Ngân hàng Ngoại Thương bằng các phương pháp huy động
hiệu quả. Đến 31/12/2019 tổng nguồn vốn của Chi nhánh đạt 7.504 tỷ VNĐ, tăng
18% so với cuối năm 2018 và vượt 2% kế hoạch do Ngân hàng Ngoại Thương Việt
Nam giao cả năm 2019 cho Chi nhánh. Trong giai đoạn 05 năm 2015- 2019, tổng
nguồn vốn của Chi nhánh tăng 4.328 tỷ đồng, mức tăng trong giai đoạn này là 136%.
Song song với việc quan tâm đến công tác huy động vốn, Chi nhánh còn chủ
động quản trị thanh khoản và lãi suất nhằm có được cơ cấu an toàn và hiệu quả, đảm
bảo cân đối giữa khả năng sinh lời và khả năng thanh khoản cho đồng vốn của ngân
hàng. Tổng mức sử dụng vốn sinh lời chiếm 98% so với tổng nguồn vốn. Số vốn huy
động ngoài thực hiện đầu tư tín dụng (chiếm 35%), phần còn lại Chi nhánh thực hiện
điều chuyển vốn nội bộ, tăng năng lực nguồn vốn cho toàn hệ thống. Có được sự gia
-
1,000
2,000
3,000
4,000
5,000
6,000
7,000
8,000
2015 2016 2017 2018 2019
2015, 3,176
2016, 4,456
2017, 5,607
2018, 6,336
2019, 7,504
Đvt: tỷ đồng
33
tăng đó là nhờ Chi nhánh đã triển khai các phương pháp huy động hiệu quả, bám sát
các khách hàng tiền gửi lớn, thực hiện chính sách ưu đãi cho khách hàng.
2.2.2 Hoạt động cho vay
Biểu đồ 2-2 Số liệu dư nợ cuối kỳ giai đoạn 2015 – 2019
Nguồn: Dữ liệu nội bộ Vietcombank Nam Hà Nội
Hoạt động cho vay của CN tiếp tục trên đà tăng trưởng. Công tác tín dụng của
Chi nhánh tiếp tục thực hiện với phương châm “Chuyển đổi an toàn và hiệu quả”.
Đến hết năm 2019, dư nợ cho vay tại CN là 5.557 tỷ VND đạt 104% kế hoạch năm
được Trung ương giao, mức tăng trưởng 19% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
1,000
2,000
3,000
4,000
5,000
6,000
2015 2016 2017 2018 2019
2015, 1,545
2016, 2,570
2017, 3,717
2018, 4,686
2019, 5,557
Đvt: tỷ đồng
34
Bảng 2-1 Số liệu chi tiết dư nợ cuối kỳ giai đoạn 2015 -2019
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Tiêu chí 2015 2016 2017 2018 2019
Loại hình
KH
KHDN 1.303 2.206 3.209 3.994 4.839
KHTN 242 364 508 692 718
Thời gian
vay
NH 1.024 1.688 2.433 3.088 3.621
TDH 521 882 1.284 1.598 1.936
Mục đích
SDV
SX 521 882 1.284 1.598 1.936
TM -
DV
782 1.324 1.925 2.396 2.903
Tiêu
dùng
242 364 508 692 718
Tổng 1.545 2.570 3.717 4.686 5.557
Nguồn: Dữ liệu nội bộ Vietcombank Nam Hà Nội
Cơ cấu dư nợ của VCB Nam Hà Nội có sự tập trung tín dụng vào loại hình
KHDN, đặc biệt là các KHDN lớn thuộc Tổng công ty, Tập đoàn Nhà nước. Từ
năm 2015 đến nay theo chỉ đạo tín dụng của Chủ tịch hội đồng quản trị, VCB Nam
Hà Nội tập trung tăng trưởng tín dụng đối với KHDN nhưng không bỏ sót sự đồng
bộ trong phát triển tín dụng cá nhân. Đến hết tháng 12/2019 tổng dư nợ tín dụng cá
nhân tại VCB đã đạt 718 tỷ đồng, tăng 197% so với đầu giai đoạn. Để đáp ứng sự
thay đổi trong thời kỳ mới, VCB Nam Hà Nội đang thực hiện chuyển dịch, chú
trọng vào công tác tín dụng bán lẻ, tập trung nguồn lực cho công tác phát triển
khách hàng cá nhân.
Tốc độ tăng trưởng bình quân dư nợ ngắn hạn, trung-dài hạn lần lượt là 38% và
40%. Có thể thấy, tốc độ tăng trưởng các khoản vay trung - dài hạn cao hơn so với
các khoản vay ngắn hạn. Tuy nhiên, xét trên tổng dư nợ cho vay thì dư nợ trung -
dài hạn chỉ chiếm khoảng 31-34% tổng doanh số cho vay KHDN. Xét về rủi ro thì
các khoản cho vay bổ sung vốn lưu động ngắn hạn có khả năng thu hồi vốn nhanh
nên sẽ ít rủi ro hơn. Tuy nhiên xét chung trong toàn ngành ngân hàng t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_nghien_cuu_tac_dong_cua_co_cau_von_den_kha_nang_tra.pdf