MỤC LỤC
Danh mục các bảng .
Danh mục các hình .
Danh mục các sơ đồ, biểu đồ .
Mở đầu .Error! Bookmark not defined.
Chương 1 Tổng quan.3
1.1. Một số khái niệm, nguyên nhân và cách đánh giá tật khúc xạ .3
1.2. Thực trạng tật khúc xạ trên thế giới và tại việt nam. 13
1.3. Một số yếu tố liên quan đến tật khúc xạ. 19
1.4. Các biện pháp phòng chống tật khúc xạ. 26
Chương 2 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu. 33
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu . 33
2.2. Phương pháp nghiên cứu. 36
2.3. Xử lý và phân tích dữ liệu. 55
2.4. Khống chế sai số. 56
2.5. Đạo đức trong nghiên cứu. 56
Chương 3 Kết quả nghiên cứu . 58
3.1. Thực trạng tật khúc xạ và một số yếu tố liên quan tại đại học Trần Đại Nghĩa,
Ngô Quyền và Nguyễn huệ . 58
3.1.1. Đặc điểm dân số xã hội, tiền sử bệnh tật của học viên tại 3 trường.58
3.1.2. Tỷ lệ tật khúc xạ ở các học viên hệ chính quy tại 3 trường .59
3.1.3. Kiến thức, thái độ của các học viên về phòng, chống tật khúc xạ .61
3.1.4. Thực hành phòng chống tật khúc xạ ở các học viên tại 3 trường.64
3.1.5. Kết quả khảo sát điều kiện vệ sinh học đường tại 3 trường.66
3.1.6. Một số yếu tố liên quan tật khúc xạ ở học viên chính quy tại 3 trường .68
3.2. Hiệu quả can thiệp phòng, chống tật khúc xạ ở học viên tại đại học Trần Đại
Nghĩa và Ngô Quyền . 73
3.2.1. Đánh giá hiệu quả công tác quản lý thực hiện can thiệp .743.2.2. Đánh giá hiệu quả can thiệp giảm tỷ lệ tật khúc xạ ở học viên chính quy tại
đại học Trần Đại Nghĩa và Ngô Quyền. .81
3.2.3. Đánh giá hiệu quả can thiệp kiến thức về phòng, chống tật khúc xạ ở học
viên tại đại học Trần Đại Nghĩa và Ngô Quyền .83
3.2.4. Đánh giá hiệu quả can thiệp thực hành phòng chống tật khúc xạ ở học viên
tại đại học Trần Đại Nghĩa và Ngô Quyền.84
Chương 4 Bàn luận. 86
4.1. Thực trạng tật khúc xạ và một số yếu tố liên quan ở học viên chính quy tại 3
trường. 86
4.1.1. Đặc điểm dân số xã hội, tiền sử bệnh tật, điều kiện học tập của .86
4.1.2. Tỷ lệ tật khúc xạ học viên chính quy tại 3 trường.86
4.1.3. Kiến thức phòng, chống tật khúc xạ của học viên tại 3 trường .90
4.1.4. Một số yếu tố liên quan đến tật khúc xạ của học viên tại 3 trường
178 trang |
Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 11/09/2024 | Lượt xem: 41 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu tật khúc xạ ở học viên một số trường sĩ quan quân đội và hiệu quả giải pháp can thiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiều học
viên ăn không giống nhau vì họ bổ sung thêm các bữa ăn phụ, hơn nữa sự khác biệt
về sở thích các món ăn, loại thức ăn dẫn đến chế độ ăn khác nhau
66
Bảng 3.13. Một số thực hành trong học tập của các học viên chính quy tại 3 trường
(n=1.050 học viên)
Thực hành trong học tập Số lượng Tỷ lệ (%)
Thời gian tự học
(giờ/ngày)
< 2 giờ 447 42,6
2 - 5 giờ 527 50,2
> 5 giờ 76 7,2
Học tại hành lang
Không 849 80,9
Có 201 19,1
Học tại phòng
ngủ
Không 778 74,1
Có 272 25,9
Mắt nhìn gần liên
tục
< 2 giờ 858 81,7
≥ 2 giờ 192 18,3
Tư thế ngồi học
Đúng 549 52,3
Không đúng 501 47,7
Về thời gian tự học, tỷ lệ học viên chính quy tự học dưới 2 giờ/ngày là 42,6%,
từ 2 – 5 giờ là 50,2%. Tỷ lệ học viên thường học ngoài hành lang là 19,1% và trong
phòng ngủ là 25,9%. Tỷ lệ học viên có thói quen để mắt hoạt động nhìn gần liên tục
trên 2 giờ là 18,3%. Tỷ lệ học viên ngồi học đúng tư thế là 52,3%.
3.1.5. Kết quả khảo sát điều kiện vệ sinh học đường tại 03 trường.
Diện tích, không gian, phòng học và bàn ghế, bảng của các trường đều đạt chuẩn
theo qui định của Cục nhà trường Quân đội
Bảng 3.14. Độ chiếu sáng đồng đều và hệ số chiếu sáng tự nhiên của phòng học tại
đại học Trần Đại Nghĩa, Ngô Quyền và Nguyễn Huệ
Trường
Độ chiếu sáng đồng đều Hệ số chiếu sáng tự nhiên Số
phòng Đạt Không đạt Đạt Không đạt
SL % SL % SL % SL %
Nguyễn Huệ 76 100 0 0,0 63 82,9 13 17,1 76
Ngô Quyền 70 100 0 0,0 62 88,6 8 11,4 70
Trần Đại Nghĩa 86 98,8 1 1,2 76 87,4 11 12,6 87
67
Tiêu chuẩn: Hệ số chiếu sáng tự nhiên của lớp học không dưới 0,20. Độ chiếu
sáng đồng đều phòng học không dưới 300 lux.
Kết quả hệ số chiếu sáng tự nhiên ở hầu hết các phòng học của các trường đạt
tiêu chuẩn. Tỷ lệ phòng có hệ số chiếu sáng tự nhiên đạt trên 0,2 tại trường Nguyễn
Huệ, Ngô Quyền và Trần Đại Nghĩa là 82,9%; 88,6% và 87,4%. Hầu như ở tất cả các
phòng học của các trường, đã đảm bảo cường độ ánh sáng đồng đều đạt tiêu chuẩn.
Bảng 3.15. Độ chiếu sáng đồng đều tại phòng nghỉ của các học viên tại 3 trường
Trường
Cường độ chiếu sáng tự
nhiên ban ngày
Cường độ chiếu sáng do
đèn ban đêm Số
phòng
< 100 lux ≥ 100 lux < 100 lux ≥ 100 lux
SL % SL % SL % SL %
Nguyễn Huệ 6 100 0 0,0 0 0,0 6 100 6
Ngô Quyền 7 70,0 3 30,0 0 0,0 10 100 10
Trần Đại Nghĩa 44 78,6 12 21,4 0 0,0 56 100 56
Kết quả cường độ chiếu sáng tự nhiên ở các phòng nghỉ của học viên thấp, hầu
hết các phòng nghỉ tại các trường, cường độ ánh sáng tự nhiên dưới 100 lux, trung
bình ở trường Trần Đại Nghĩa là 91 ± 9 lux, trường Ngô Quyền là 92± 10 lux, trường
Nguyễn Huệ là 70 ± 4 lux. Về chiếu sáng ban đêm do đèn, tất cả các phòng nghỉ của
học viên đều đảm bảo cường độ chiếu sáng trên 100 lux, cường độ chiếu sáng trung
bình ở trường Trần Đại Nghĩa là 173 ± 8 lux, trường Ngô Quyền là 189 ± 14 lux và
trường Nguyễn Huệ là 170 ± 11 lux.
Bảng 3.16. Cường độ chiếu sáng tại góc học tập riêng của học viên
Cường độ chiếu sáng Số lượng Tỷ lệ %
Đạt chuẩn (≥300 lux) 895 85,2
Không đạt chuẩn (< 300
lux)
155 14,8
Qua khảo sát cường độ ánh sáng tại góc học tập riêng (cường độ ánh sáng tự
nhiên và ánh sáng do đèn) của các học viên, có 14,8% thường xuyên ngồi học ở nơi
có cường độ ánh sáng dưới 300 lux.
68
3.1.6. Một số yếu tố liên quan tật khúc xạ ở học viên chính quy tại 3 trường
3.1.6.1. Một số đặc điểm dân số xã hội liên quan đến tật khúc xạ
Bảng 3.17. Liên quan về đặc điểm dân số xã hội đến tật khúc xạ ở các học viên
Đặc điểm dân số
Tật khúc xạ
p OR (CI 95%) Có Không
SL % SL %
Nhóm
tuổi
18 -19 tuổi 10 4,8 198 95,2 1
20 tuổi 47 20,5 182 79,5 <0,05 5,11 (2,51 – 10,4)
21 tuổi 67 25,8 193 75,2 <0,05 6,38 (3,43 – 13,7)
Trên 22 tuổi 121 34,3 232 66,7 <0,05 10,3 (5,27 – 20,2)
Kinh tế
gia đình
Nghèo/cận
nghèo
25 27,5 66 72,5 1
Khá, giàu 220 22,9 739 77,1 >0,05 0,78 (0,48 – 1,33)
Tiền sử
gia đình
Không 226 22,3 787 77,7
<0,05
1
Có 19 51,4 18 48,6 3,67 (1,79 – 7,55)
Tuổi càng lớn thì nguy cơ mắc tật khúc xạ sẽ càng tăng. Tỷ lệ tật khúc xạ ở
nhóm 20 tuổi là 20,5%; nhóm 21 tuổi là 25,8% và nhóm ≥22 tuổi là 34,3% cao hơn
nhiều so với nhóm ≤19 tuổi (OR lần lượt là 5,11; 6,38 và 10,3; p<0,05).
Về tiền sử gia đình, nhóm tiền sử gia đình có bố hoặc mẹ mắc tật khúc xạ thì có
tỷ lệ tật khúc xạ là 51,4% cao hơn nhiều so với nhóm gia đình không có người mắc
tật khúc xạ (OR=3,67; p<0,05). Không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa
điều kiện kinh tế gia đình và tật khúc xạ (p>0,05).
69
3.1.6.2. Một số yếu tố liên quan đến tật khúc xạ của học viên tại 3 trường
Bảng 3.18. Một số yếu tố Thực hành trong sinh hoạt liên quan đến tật khúc xạ
Thực hành trong sinh
hoạt
Mắc tật khúc xạ
OR (CI 95%) p Có Không
SL % SL %
Xem truyền
hình
Không 216 22,3 751 76,7 1
Có 29 34,9 54 65,1 1,87 (1,12-3,06) <0,05
Thời gian biểu
cho mỗi ngày
Có 235 23,5 767 76,5 1
Không 10 20,8 38 79,2 1,16 (0,56-2,66) >0,05
Chơi game
Không 70 15,7 376 84,3 1
Có 175 29,0 429 71,0 2,19 (1,59-3,03) <0,05
Thời gian chơi
game
(giờ/ngày)
< 2 giờ 132 24,3 412 75,7 1
≥ 2 giờ 43 72,7 17 28,3 7,89 (4,22-15,2) <0,05
Chơi thể thao
Có 100 19,0 427 81,0 1
Không 145 27,7 378 72,3 1,64 (1,21-2,21) <0,05
Tiếp xúc máy
tính (giờ/ngày)
< 2 giờ 69 9,1 692 90,9 1
≥ 2 giờ 176 60,9 113 39,1 15,6 (10,9-22,3) <0,05
Chế độ dinh
dưỡng
Tốt 40 21,5 146 78,5 1
Chưa
tốt
205 23,7 659 76,3 0,88 (0,58-1,31) >0,05
Tỷ lệ tật khúc xạ ở nhóm học viên chính quy thường xuyên xem truyền hình là
34,9%; cao hơn nhiều so với nhóm không thường xem (OR=1,87; p<0,05).
Tỷ lệ tật khúc xạ ở nhóm có chơi game là 29,0% cao hơn nhóm không có chơi
game, tỷ lệ 15,7% (OR=2,19; p<0,05).
Tỷ lệ tật khúc xạ ở nhóm chơi game với thời gian trên 2 giờ/ngày là 72,7% cao
hơn nhiều so với nhóm chơi dưới 2 giờ/ngày với 24,3% (OR=7,89; p<0,05).
Tỷ lệ tật khúc xạ ở nhóm không chơi thể dục thể thao là 27,7% cao hơn nhóm
chơi thể dục thể thao, tỷ lệ 19,0% (OR=1,64; p<0,05).
70
Tỷ lệ tật khúc xạ ở nhóm học viên tiếp xúc với máy vi tính trên 2 giờ mỗi ngày
là 60,9%, cao hơn nhiều so với nhóm tiếp xúc dưới 2 giờ/ngày với tỷ lệ 9,1%
(OR=15,6; p<0,05).
Bảng 3.19. Một số yếu tố thực hành trong học tập liên quan đến tật khúc xạ ở các
học viên chính quy tại 3 trường
Thực hành trong học tập
Mắc tật khúc xạ
OR (CI 95%) p Có Không
SL % SL %
Mắt nhìn
gần liên
tục
< 2 giờ 124 14,5 734 85,5 1
≥ 2 giờ 121 63,0 71 37,0 10,1 (7,00-14,5) <0,05
Thời gian
tự học
< 2 giờ/ngày 58 13,0 389 87,0 1
2-5 giờ/ngày 153 29,0 374 71,0 2,74 (1,96-3,83) <0,05
> 5 giờ/ngày 34 44,7 42 55,3 5,43 (3,19-9,22) <0,05
Học tại
hành lang
Không 161 19,0 688 81,0 1
Có 84 41,8 117 58,2 3,06 (2,17-4,31) <0,05
Học tại
phòng
ngủ
Không 114 14,7 664 85,3 1
Có 131 48,2 141 51,8 5,41 (3,92-7,46) <0,05
Tư thế
ngồi học
Đúng 71 12,9 478 81,1 1
Không đúng 174 34,7 327 65,3 3,58 (2,60-4,96) <0,05
Tỷ lệ tật khúc xạ ở nhóm học viên chính quy nhìn gần liên tục trên 2 giờ là
63,0%; cao hơn nhiều so với nhóm mắt nhìn gần liên tục dưới 2 giờ, tỷ lệ 14,5%
(OR=10,1; p<0,05).
Tỷ lệ tật khúc xạ ở nhóm học viên tự học ở nhà học từ 2-5 giờ/ngày là 29,0%, ở
nhóm trên 5 giờ là 44,7%; cao hơn nhiều so với nhóm dưới 2 giờ, tỷ lệ 13,0% (OR
lần lượt là 2,74 và 5,43; p<0,05)
Tỷ lệ tật khúc xạ ở nhóm học viên thường học ở hành lang là 41,8% cao hơn ở
nhóm không có thực hành học ở hành lang, tỷ lệ 19,0% (OR=3,06; p<0,05).
71
Tỷ lệ tật khúc xạ ở nhóm học viên thường học trong phòng ngủ là 48,2%, cao
hơn ở nhóm không có thực hành học trong phòng ngủ, tỷ lệ 14,7% (OR=5,41;
p<0,05).
Tỷ lệ tật khúc xạ ở nhóm học viên thường có tư thế ngồi học không đúng là
34,7% cao hơn so với nhóm tư thế ngồi học đúng, tỷ lệ 12,9% (OR=3,58; p<0,05).
Bảng 3.20. Cường độ chiếu sáng tại góc học tập liên quan đến tật khúc xạ ở các học
viên chính quy tại 3 trường
Cường độ ánh
sáng tại góc học
tập
Tật khúc xạ
Tổng OR (CI 95%) p Có Không
SL % SL %
Đạt (≥300 lux) 181 20,2 714 79,8 895 1
<0,05
Không đạt
(<300 lux)
64 41,3 91 58,7 155 2,77 (1,90-4,03)
Tỷ lệ tật khúc xạ ở nhóm có cường độ ánh sáng tại góc học tâp riêng dưới 300
lux là 41,3% cao hơn tỷ lệ ở nhóm trên 300 lux là 20,2% (OR=2,77; p<0,05).
72
Bảng 3.21. Một số yếu tố liên quan đến tật khúc xạ ở các học viên chính quy tại 3
trường qua phân tích đa biến
Yếu tố
OR hiệu
chỉnh
CI 95% p
Tiếp xúc máy tính, điện thoại ≥2 giờ/ngày 5,86 3,69 – 9,31 <0,05
Chơi game ≥ 2 giờ/ngày 2,56 1,21 – 5,42 <0,05
Mắt nhìn gần liên tục ≥ 2 giờ 3,19 1,89 – 5,36 <0,05
Thời gian tự học ở nhà
2-5 giờ 2,64 1,64 – 4,26 <0,05
Trên 5 giờ 6,59 3,12 – 13,9 <0,05
Tư thế học sai 3,71 2,44 – 5,65 <0,05
Thói quen học trong phòng ngủ 2,53 1,67 – 3,85 <0,05
Thói quen học ở hành lang 1,60 1,01 – 2,53 <0,05
Thói quen tập thể dục, thể thao 1,28 0,85 - 1,93 >0,05
Cường độ ánh sáng góc học tập < 300 lux 2,68 1,61 – 4,47 <0,05
Xem truyền hình ≥ 2 giờ/ngày 2,56 1,08 – 6,06 <0,05
Độ tuổi
20 tuổi 4,94 2,05 – 11,9 <0,05
21 tuổi 3,97 1,70 – 9,29 <0,05
22 – 25 tuổi 8,28 3,62 – 18,9 <0,05
Kinh tế gia đình khá, giàu 0,61 0,31 - 1,19 >0,05
Bố/mẹ mắc tật khúc xạ 2,03 0,67 - 6,19 >0,05
Chế độ dinh dưỡng 0,97 0,57 - 1,66 >0,05
Chiều dài trục nhãn cầu 1,33 1,08 – 1,64 <0,05
Có 15 biến số liên quan đến tật khúc xạ được đưa vào phân tích đa biến trong
nghiên cứu này. Qua phân tích đa biến, các yếu tố liên quan đến tỷ lệ tật khúc xạ ở
học viên (p<0,05): mắt nhìn gần liên tục ≥ 2 giờ/ngày, tiếp xúc máy tính ≥ 2 giờ/ngày,
chơi game ≥ 2 giờ/ngày, xem truyền hình ≥ 2 giờ/ngày, tư thế ngồi học sai, học viên
có thời gian tự học ≥ 2 giờ/ngày, học ở hành lang, học tại phòng ngủ, cường độ ánh
sáng ở nơi học tập riêng dưới 300 lux, chiều dài trục nhãn cầu và nhóm tuổi.
73
3.2. HIỆU QUẢ CAN THIỆP PHÒNG, CHỐNG TẬT KHÚC XẠ Ở HỌC VIÊN
TẠI ĐẠI HỌC TRẦN ĐẠI NGHĨA VÀ NGÔ QUYỀN
Bảng 3.22. So sánh đặc điểm dân số xã hội của các học viên chính quy giữa trường
can thiệp và trường chứng
Chỉ số
Trường can thiệp(n=220) Trường đối chứng(n=220)
p Trước CT (1) Sau CT (2) Trước CT (3) Sau CT (4)
SL % SL % SL % SL %
Năm học *
Năm 1 33 15,0 38 17,3 39 17,7 50 22,7
Năm 2 46 20,9 42 19,1 40 18,2 48 21,8
Năm 3 85 38,7 78 35,5 79 35,9 78 35,5
Năm 4 56 25,4 62 28,1 62 28,2 44 20,0
Điều kiện kinh tế **
Nghèo/cận
nghèo
18 8,2 202 91,8 18 8,2 202 91,8
Khá /giàu 17 7,7 203 92,3 21 9,5 199 90,5
Thể trạng **
Gầy 4 1,8 16 7,3 9 4,1 8 3,6
Bình thường 207 94,1 199 90,5 201 91,4 209 95,0
Thừa cân, béo
phì
9 4,1 5 2,3 10 4,5 3 1,4
* p (1&2) >0,05; p (1&3)>0,05; p (2&4)<0,05.
** p<0,05. So sánh về một số đặc điểm đối tượng cho thấy hầu hết các đặc điểm
là gần tương đồng giữa 2 trường, hạn chế được những tác động của các tác động này
lên kết quả nghiên cứu.
74
3.2.1. Đánh giá hiệu quả công tác quản lý thực hiện can thiệp
Công tác quản lý thực hiện các biện pháp can thiệp tại trường Đại học Trần Đại
Nghĩa đã được thực hiện đúng tiến độ. Tiến hành song song các hoạt động can thiệp
là công tác giám sát định kỳ để đảm bảo chất lượng và tiến độ can thiệp.
Bảng 3.23. Hoạt động trong công tác tổ chức quản lý thực hiện can thiệp
TT Nội dung hoạt động
Trường
can thiệp
Trường chứng
1
Lập kế hoạch can thiệp, xin phê duyệt của
cấp trên và ban ngành lên quan.
Thực hiện Không thực hiện
2
Thành lập mạng lưới tổ chức thực hiện
phòng chống tật khúc xạ gồm bệnh viện
Quân Y 175, nhà trường (ban giám hiệu,
cán bộ bệnh xá quân y, ban quản lý học
viên, học viên)
Thực hiện Không thực hiện
3
Tập huấn phòng chống tật khúc xạ cho
cán bộ Quân y, quản lý học viên, cán bộ y
tế nhà trường, đào tạo tuyên truyền viên
cho các lớp.
Thực hiện Không thực hiện
4
Truyền thông, giáo dục sức khỏe, tư vấn
về phòng chống tật khúc xạ cho các học
viên
- Hướng dẫn chuyên đề trực tiếp tại
trường.
- Thuyết trình chuyên đề có sự tham gia
của đài truyền hình quân đội.
- phát thanh qua đài phát thanh nhà
trường.
- Cung cấp cẩm nang về phòng chống tật
khúc xạ cho nhà trường
- Lắp đặt Pano, áp phích
Thực hiện Không thực hiện
5
Khám, đo thị lực, cấp phát kính đúng độ
(06 tháng/ lần)
Thực hiện Không thực hiện
6 Quản lý, tư vấn học viên mắc tật khúc xạ Thực hiện Không thực hiện
7
Giám sát, theo dõi thực hiện công tác can
thiệp.
Thực hiện Không thực hiện
8 Tổng kết đánh giá hiệu quả can thiệp Thực hiện
75
Bảng 3.24. Kết quả hoạt động can thiệp tại trường đại học Trần Đại Nghĩa
TT Nội dung Chỉ tiêu Thực hiện
1
Số nghiên cứu viên của mạng lưới triển khai
hoạt động can thiệp.
08 09
2
Số buổi họp với lãnh đạo trường và cộng tác
viên.
02 02
3
Số buổi tập huấn cho cộng tác viên về công
tác can thiệp.
04 04
4
Số buổi truyền thông giáo dục sức khỏe nhóm
về phòng, chống tật khúc xạ
04 04
5
Số đợt thuyết trình chuyên đề có sự tham gia
của đài truyền hình quân đội.
04 06
6
Số lần hướng dẫn và phát thanh nội dung về
phòng chống tật khúc xạ học đường tại trường.
08 08
7
Số buổi hướng dẫn học viên tự kiểm tra thị lực
và các hoạt động luyện tập để mắt lành mạnh.
02 02
8
Số pano, áp phích, cẩm nang phòng chống tật
khúc xạ được sử dụng
04 04
9 Số lần khám thị lực khúc xạ học viên 03 03
10
Số học viên được quản lý điều trị tật khúc xạ
và cấp phát kính, chỉnh kính.
121 và 51 121 và 51
11
Số buổi tổ chức giám sát thực hiện hoạt động
can thiệp.
08 12
12
Số phòng được lắp đặt mới hoặc điều chỉnh lại
thiết bị chiếu sáng
22 40
Số cộng tác viên, nghiên cứu viên của mạng lưới triển khai hoạt động can thiệp
là 09 thành viên, hơn 1 người so với chỉ tiêu đề ra; số buổi họp với lãnh đạo nhà
trường và cộng tác viên là 02 buổi, đạt chỉ tiêu 100%; số buổi tập huấn cho cộng tác
viên là 04 buổi trong 4 quý đạt 100% chỉ tiêu; Số lần phát thanh nội dung về phòng
76
chống tật khúc xạ học đường tại trường là 02 lần/quý đạt 100% chỉ tiêu đề ra; số đợt
thuyết trình chuyên đề về kiến thức, thái độ, thực hành hiểu biết và phòng chống tật
khúc xạ có sự tham gia của đài truyền hình quân đội) là 6 đợt, vượt 50% so với chỉ
tiêu đề ra; số buổi hướng dẫn học viên tự kiểm tra thị lực và các hoạt động luyện tập
để mắt lành mạnh là 02 buổi đạt 100% chỉ tiêu; số pano, áp phích, cẩm nang phòng
chống tật khúc xạ được sử dụng cho công tác truyền thông giáo dục sức khỏe là 04
đạt 100% chỉ tiêu đề ra; khám thị lực khúc xạ cho học viên 3 lần/ năm; số học viên
được quản lý điều trị tật khúc xạ là 121 và cấp phát kính, chỉnh kính cho 51 học viên
đạt 100% chỉ tiêu đề ra; số phòng được lắp đặt trang thiết bị chiếu sáng mới hoặc điều
chỉnh lại là 40 vượt chỉ tiêu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_nghien_cuu_tat_khuc_xa_o_hoc_vien_mot_so_truong_si.pdf