Luận văn Nghiên cứu thần tích hai huyện Từ sơn và Tiên du tỉnh Bắc Ninh

MỤC LỤC .i

PHẦN MỞ ĐẦU.1

1. Lý do chọn đề tài. .1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.2

2.1. Thành tựu về sưu tập:.3

2.2. Thành tựu về biên mục:.3

2.3. Thành tựu về nghiên cứu: .3

2.4. Nghiên cứu thần tích hai huyện Từ Sơn và Tiên Du:.4

3. Đối tượng nghiên cứu – Phạm vi nghiên cứu – Phương pháp nghiên cứu.5

3.1. Đối tượng nghiên cứu. .5

3.2. Phạm vi nghiên cứu.5

3.3. Phương pháp nghiên cứu. .5

3.3.1. Phương pháp thống kê định lượng.6

3.3.2. Phương pháp văn bản học.6

3.3.3. Phương pháp nghiên cứu liên ngành.6

4. Đóng góp của Luận văn.6

5. Bố cục của Luận văn .7

6. Các quy ước trình bày trong Luận văn.7

PHẦN NỘI DUNG .8

CHưƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VĂN BẢN THẦN TÍCH Ở HAI HUYỆN TỪ

SƠN VÀ TIÊN DU.8

1.1. Vài nét về hai huyện Từ Sơn và Tiên Du . .8

1.1.1. Địa lý tự nhiên và địa lý hành chính.8

1.1.1.1. Địa lý tự nhiên.8

1.1.1.2. Địa lý hành chính. .9

1.1.2. Văn hóa – xã hội. .14

1.1.2.1. Phong tục tập quán tín ngưỡng.14

1.1.2.2. Di tích lịch sử - văn hóa và lễ hội truyền thống.15

1.1.3. Các ngành nghề thủ công truyền thống. .20

1.2. Văn bản thần tích ở hai huyện Từ Sơn và Tiên Du. .22

1.2.1. Danh mục thần tích hai huyện Từ Sơn và Tiên Du theo địa giới hiện nay lưu trữ tại

VNCHN.22

pdf57 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 546 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu thần tích hai huyện Từ sơn và Tiên du tỉnh Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Du; huyện Vũ Giàng; huyện Yên Phong. Nhƣ vậy, bắt đầu từ thời Lê (1428), huyện Tiên Du thuộc phủ Từ Sơn. Ngày 14 tháng 3 năm 1963, Hội đồng Chính phủ ra quyết định số 25/QĐ, nhập 2 huyện Tiên Du và Từ Sơn thành một huyện, lấy tên là huyện Tiên Sơn. Ngày 4 tháng 6 năm 1969, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 84-CP hợp nhất huyện Tiên Sơn và huyện Yên Phong thành một huyện lấy tên là huyện Tiên Phong. Nhƣng đến ngày 19 tháng 1 năm 1974, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 17-CP phê chuẩn đề nghị của UBND tỉnh Hà Bắc thôi không hợp nhất huyện Tiên Sơn với huyện Yên Phong. Ngày 3 tháng 5 năm 1985, Hội đồng Bộ trƣởng ban hành Quyết định số 130- HĐBT về việc điều chỉnh địa giới các huyện Tiên Sơn, Quế Võ và thị xã Bắc Ninh. Theo đó, xã Võ Cƣờng thuộc huyện Tiên Sơn đƣợc chuyển về thị xã Bắc Ninh. Sau khi điều chỉnh địa giới, huyện Tiên Sơn có 26 xã và 1 thị trấn. 14 Ngày 11 tháng 8 năm 1999 Chính phủ ra Nghị định số 68/1999/NĐ – CP tách huyện Tiên Sơn thành 2 huyện, lấy tên là huyện Tiên Du và huyện Từ Sơn. Từ đó đến nay, huyện Từ Sơn và huyện Tiên Du vẫn giữ nguyên tên gọi, địa giới hành chính và trực thuộc tỉnh Bắc Ninh. 1.1.2. Văn hóa – xã hội. 1.1.2.1. Phong tục tập quán tín ngưỡng Văn bản Thần tích đƣợc hình thành trên cơ sở tín ngƣỡng thờ Thành hoàng. “Thành hoàng” là tên gốc từ Hán: “Thành” là cái thành, còn “Hoàng” là cái hào đào sâu bao quanh thành, tức vị thần coi giữ, bảo trợ cho cái thành trì của Trung Quốc. Ở nƣớc ta, sách đầu tiên nói đến Thành hoàng là Việt điện u linh, đó là Tô Lịch với tƣớc hiệu “Đô phủ Thành hoàng thần quân” của thành Đại La. Tín ngƣỡng thờ Thành hoàng làng là một nét phong tục đặc sắc và không thể thiếu trong đời sống tâm linh của ngƣời dân hai vùng Từ Sơn, Tiên Du. Do quan niệm “đất có thổ công, sông có hà bá”, mỗi vùng đất, mỗi làng quê đều có một vị thần bảo hộ để giúp cho dân chúng tránh mọi tai ƣơng, bệnh tật, giúp họ có thể yên ổn làm ăn. Những vị thần bảo hộ này có thể là những nhân vật thần thoại nhƣ Thánh Gióng, Chử Đồng Tử, Tản Viên Sơn Thánh, v.v; có thể là những anh hùng hào kiệt, có công lao đối với đất nƣớc nhƣ Lý Thƣờng Kiệt, Đoàn Thƣợng, Hai Bà Trƣng v.v; cũng có thể là những ngƣời có công với làng xã đƣợc nhân dân mến mộ mà tôn thờ trong đó có cả ngƣời nƣớc Bắc quốc xƣa và Trung Quốc nay; hoặc cũng có thể là những dâm thần, kẻ cƣớp nhƣng chết vào giờ linh mà đƣợc dân thờ phụng. Bên cạnh đó, với truyền thống “uống nƣớc nhớ nguồn”, phong tục thờ cúng tổ tiên, ông bà là một phần rất quan trọng trong đời sống tâm linh của ngƣời dân hai vùng đất này. Ngoài việc các gia đình đều có bàn thờ làm không gian thờ tự vào ngày giỗ, ngày rằm, mùng một để tƣởng nhớ tổ tiên, ngƣời dân Từ Sơn và Tiên Du còn dựng các từ đƣờng, nhà thờ, chép gia phả và khắc gia phả vào bia đá để các thế hệ con cháu đi sau nhớ đến nguồn gốc, tổ tông của dòng họ mình. Từ rất sớm hai mảnh đất này đã có sự xâm nhập ảnh hƣởng rất lớn của Phật giáo, chính vì vậy nơi đây có mật độ các chùa chiền dày đặc, cùng với lòng sùng 15 Phật của cƣ dân Từ Sơn và Tiên Du. Hàng tháng cứ đến ngày rằm, ngày mùng một, ngƣời dân nơi đây lại đến các ngôi chùa làng, các đại danh lam nhƣ chùa Phật Tích, chùa Hồng Ân, chùa Cổ Pháp, chùa Tiêu; v.v để bái Phật, cầu cho bản thân, gia đình, quốc thái dân an, tạo nên một nét đặc sắc rất riêng của tín ngƣỡng vùng này. Ngoài ra, ở hai huyện Từ Sơn và Tiên Du còn có một bộ phận ngƣời dân theo đạo Thiên Chúa giáo, tập trung tại các xã phƣờng Đồng Nguyên, Cẩm Giàng, Liên Bão, Phật Tích, Hoàn Sơn, Tri Phƣơng, Tân Tri, trong đó, nhà thờ sớm nhất đƣợc xây dựng tại địa phƣơng là vào năm 1934 ở thôn Đống Trà (tục quen gọi là thôn núi Chè) xã Liên Bão. Bên cạnh những tín ngƣỡng nêu trên, Tiên Du còn có những phong tục hết sức điển hình nhƣ tục Kết chạ. Kết chạ là tục có ở hầu hết các tỉnh đồng bằng và trung du Bắc Bộ, nhƣng ở vùng Kinh Bắc xƣa, tục kết chạ đậm đặc hơn cả. Tỉnh Bắc Ninh (theo địa bàn hành chính hiện nay) có ít nhất 30 chạ. Không thể tìm thấy con số lớn nhƣ vậy ở các tỉnh, thành khác. Tiên Du nổi tiếng với chạ hàng tổng Nội Duệ gồm tất cả 6 xã phƣờng của tổng: xã Lũng Giang, xã Xuân Ổ, xã Nội Duệ, xã Nội Duệ Khánh, xã Nội Duệ Nam và giáo phƣờng Tiên Du (gồm 3 làng: Lũng Giang, Lũng Sơn, Duệ Đông) [219, tr.30]. Ngoài ra còn có các cặp làng kết chạ với nhau: Lũng Giang - Tam Sơn, Lũng Giang - Hoài Bão. Bên cạnh đó, một số làng còn kết chạ với các làng ở khu vực ngoài huyện nhƣ: Viêm Xá - Hoài Thị, Bịu Trung - Phúc Đức, Khả Lễ - Bái Uyên, Hạ Giang - Phù Lƣu, Tam Tảo - Xuân Dục, v.v 1.1.2.2. Di tích lịch sử - văn hóa và lễ hội truyền thống. Di tích: Là vùng đất có địa hình địa mạo tƣơng đối phong phú, lịch sử phát triển lâu đời, dân cƣ đông đúc, nơi giao thoa của nhiều yếu tố văn hoá, nơi đây có một hệ thống di tích vô cùng phong phú về số lƣợng, đa dạng về chủng loại nhƣ đình, chùa, miếu, ban sơn thần, điện thờ, từ đƣờng, lăng mộ, nhà thờ đạo thiên chúa v.v... Theo thống kê, huyện Từ Sơn có 124 di tích các loại với 85 di tích đƣợc xếp hạng huyện Tiên Du có 128 di tích các loại với 58 di tích đã đƣợc xếp hạng [25, tr.15], trong đó có các di tích nổi tiếng nhƣ Đền Đô, chùa Tiêu Sơn, chùa Phật Tích, lăng Quận 16 công Đỗ Nguyễn Thuỵ, Nguyễn Diễn, v.v Ngoài ra nơi đây còn có núi non hùng vĩ nhƣ núi Nguyệt Thƣờng, Lạn Kha (hay là núi Phật Tích) đƣợc nhắc đến trong các câu chuyện Vương Chất xem cờ, Từ Thức gặp tiên, núi Tiêu Sơn v.v đã góp phần tô điểm cho cảnh sắc nơi đây. Có thể kể tới một số di tích nổi bật nhƣ: Đền Đô: còn gọi là Đền Lý Bát Đế hay Cổ Pháp điện thuộc phƣờng Đình Bảng – Từ Sơn, đƣợc khởi công xây dựng từ ngày mồng 3 tháng 3 năm Canh Ngọ 1030 bởi Lý Thái Tông khi vị hoàng đế này về quê làm giỗ cha. Sau này, đền đƣợc nhiều lần trùng tu và mở rộng. Lần trùng tu lớn nhất là vào năm thứ hai niên hiệu Hoàng Định của vua Lê Kính Tông (tức năm 1620), khắc văn bia ghi lại công đức của các vị vua triều Lý. Từ xa xƣa, đền Đô luôn đƣợc các đời vua liên tục tôn tạo, mở rộng. Vào đời vua Lê Kính Tông, năm Giáp Thìn (1605), đền Đô đã đƣợc xây dựng lại ngay trên đất cũ và đƣợc khắc văn bia ghi lại công đức của các vị vua triều Lý. Nơi đây thờ 8 vị vua nhà Lý đó là: Lý Công Uẩn tức Lý Thái Tổ (1009-1028); Lý Thái Tông (1028-1054); Lý Thánh Tông (1054-1072); Lý Nhân Tông (1072- 1128); Lý Thần Tông (1128-1138); Lý Anh Tông (1138-1175); Lý Cao Tông (1175-1210) và Lý Huệ Tông (1210-1224). Đình làng Đình Bảng: nay thuộc làng Đình Bảng – Từ Sơn, theo các nguồn tƣ liệu ở địa phƣơng thì đình làng Đình Bảng (tên Nôm là làng Báng) đƣợc khởi dựng vào thời Lê Trung hƣng - Niên hiệu Vĩnh Hựu thứ 2 - đời vua Lê Ý Tông (1736) do một ông quan ngƣời làng là Nguyễn Thạc Lƣợng hƣng công xây dựng và đƣợc hoàn thành sau hàng chục năm. Đình toạ lạc trên khu đất cao giữa làng, quay hƣớng chính Nam. Phía trƣớc đình là ao làng rộng thoáng - dấu tích còn lại của dòng sông Tiêu Tƣơng cổ xƣa. Công trình kiến trúc là một toà Đại đình đồ sộ, bình đồ kiến trúc kiểu chữ Công gồm 7 gian 2 chái Tiền đình và toà Hậu cung liên kết với nhau bằng nhà chuyển bồng. Với nghệ thuật và quy mô kiến trúc độc đáo từ xƣa đình làng Đình Bảng đã đƣợc lƣu truyền trong dân gian là ngôi đình đệ nhị của xứ Bắc: Thứ nhất là đình Đông Khang Thứ nhì đình Báng, vẻ vang đình Diềm. 17 Đình Hồi Quan: nay thuộc Làng Hồi Quan - Tƣong Giang - Từ Sơn - Bắc Ninh, thờ hai danh nhân: Ông Tam Quang Đại vƣơng và bà Nguyễn Thị Ngọc Thƣờng ngƣời quê hƣơng. Ông Tam Quang là danh tƣớng của Hai Bà Trƣng đã có công trong công cuộc khởi nghĩa, giành lại nền độc lập trong những năm 40 - 43 sau Công nguyên, bà Nguyễn Thị Ngọc Hƣờng đã có tâm tôn tạo đình làng, ngôi đình làng đƣợc dựng vào thời Lê năm Ất Mùi (1715) và đƣợc sửa dựng lại năm 1901. Trƣớc đây phía trƣớc của đình còn có các công trình: tắc môn, vũ sĩ và ao hình bán nguyệt. Nhƣng nay chỉ còn tiền tệ, đại đình, hậu cung. Tháng 2 năm 1988 dân làng trùng tu lại lần thứ hai nhƣng vẫn giữ nguyên dáng vẻ ban đầu, đặc biệt những máng chạm khắc hoa văn trên đầu dƣ, cồn bẩy rất sinh động. Những đồ thờ, đồ tế, binh khí còn giữ đƣợc ở đình là những dấu ấn, triều đại Lê - Nguyễn, đồng thời là những tác phẩm đặc sắc, đình Hồi Quan không chỉ là nơi thờ các danh nhân mà là nơi trung tâm sinh hoạt văn hoá, hội họp dân làng, là nơi diễn ra nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của địa phƣơng. Năm 1989 đình Hồi Quan đƣợc nhà nƣớc quyết định công nhận là khu di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật. Chùa Tiêu Sơn: thƣờng gọi là chùa Tiêu, xƣa có tên là chùa Lục Tổ, tọa lạc ở sƣờn núi Tiêu, thuộc xã Tƣơng Giang, huyện Từ Sơn, cách Hà Nội 20km về phía Bắc dọc theo quốc lộ 1A. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông, đƣợc dựng từ thời Lý, là nơi tu thiền và giảng pháp của nhiều cao tăng thời Lý trong đó có Thiền sƣ Vạn Hạnh v.v. Ở chùa có tấm bia đá cao 0,68m, ngang 0,40m, khắc bốn chữ: “Lý Gia Linh Thạch”. Sách Từ điển di tích văn hóa Việt Nam (Hà Nội, 1993) giới thiệu chùa này xƣa là nơi trụ trì của Thiền sƣ Vạn Hạnh đồng thời cũng là nơi sinh của vua Lý Thái Tổ. Theo Đại Việt sử ký toàn thư cho biết ở Viện Cảm Tuyền chùa Thiên Tâm có con chó đẻ con sắc trắng đốm đen thành hình hai chữ “Thiên tử” điều đó ứng với việc vua Lý Thái Tổ sinh năm Giáp Tuất rồi lên làm vua. Chùa đƣợc trùng tu nhiều lần. Cổng chùa hiện nay đƣợc xây năm 1986. Chùa xƣa từng lƣu giữ ván in sách Thiền uyển tập anh, một tác phẩm ghi chép về các danh tăng Việt Nam có giá trị về văn học, sử học, triết học. Đặc biệt, chùa còn giữ tháp mộ và nhục thân Thiền sƣ Nhƣ Trí, viên tịch năm Quý Mão (1723), là ngƣời có công khắc in cuốn Thiền 18 Uyển tập anh. Chùa đã đƣợc Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia. Chùa Phật Tích: chùa Phật Tích có tên chữ là Vạn Phúc tự, tọa ở sƣờn núi Lạn Kha, đƣợc xây dựng vào thời nhà Lý năm Thái Bình thứ 4 (1057) . Ngôi chùa đƣợc coi là trung tâm văn hóa chính trị thời Phật giáo Lý - Trần. Thời vua Trần Nhân Tông cho xây tại chùa một thƣ viện lớn và cung Bảo Hoa, lấy Phật Tích làm nơi tổ chức cuộc thi Thái học sinh (thi Tiến sỹ). Vào thời nhà Lê, năm Chính Hòa thứ bảy đời vua, chùa đƣợc xây dựng lại với quy mô rất lớn, có giá trị nghệ thuật cao. Theo Đại Việt sử ký toàn thư chép: Khoảng niên hiệu Xƣơng Phù nhà Trần, thi khoa Thái học sinh, niên hiệu Cảnh Hƣng nhà Lê mở yến hội lớn, đều ở chùa này, cho nên ngƣời ta cho đây là nơi thắng tích. Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và quá trình tiêu thổ kháng chiến khiến chùa bị tàn phá nhiều. Từ khi hòa bình lập lại đến nay, chùa Phật Tích đã trải qua nhiều lần tu tạo. Năm 1959, Bộ Văn hóa cho tái tạo lại 3 gian chùa nhỏ làm nơi đặt pho tƣợng A-di-đà bằng đá quý giá. Tháng 4 năm 1962, nhà nƣớc công nhận chùa Phật Tích là di tích Lịch sử - Văn hoá. Lăng Nguyễn Diễn: lăng Nguyễn Diễn đƣợc xây dựng từ năm Cảnh Hƣng thứ 30 (1769) trên đỉnh núi Lim, nay thuộc thị Trấn Lim, huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh. Lăng Nguyễn Diễn1 còn đƣợc gọi là lăng quan trấn, lăng “Hiếu Trung hầu” hoặc nhƣ tên cũ của nó đƣợc khắc trên tấm biển đá là lăng “Hồng Vân”. Năm 1952 thực dân Pháp vào tàn phá nên cấu trúc lăng gần nhƣ bị phá huỷ, chỉ còn lại một số các tác phẩm điêu khắc: các pho tƣợng đá, võ sĩ, tƣợng thú, bàn thờ 1 . Nguyễn Diễn là một viên quan triều Lê, sống vào thời Cảnh Hƣng. Ông là ngƣời làng Đình Cả, xã Nội Duệ huyện Tiên Sơn, xuất thân làm quan Thái giám trong phủ chúa Trịnh Sâm. Khi Lê Duy Mật dấy quân khởi nghĩa, ông đƣợc cử làm trấn thủ kiêm đốc đồng xứ Thanh Hoá, tƣớc Hiếu Trung hầu. Sau vì có công đàn áp cuộc khởi nghĩa nông dân do Lê Duy Mật cầm đầu ông đƣợc phong Bình Nhung đại tƣớng quân, sau khi chết đƣợc phong Duệ Vƣơng, hƣởng hậu thần tổng Nội Duệ. 19 Lăng Quận công Đỗ Nguyên Thuỵ2: đƣợc xây dựng vào năm Giáp Dần niên hiệu Long Đức (1734), tại thôn Đình Cả xã Nội Duệ. Cổng lăng đƣợc xây bằng đá ong, cổng có ba cửa, trên cửa lớn có một biển đá khắc ba chữ “Thọ Phúc Môn”. Phía bên trong cổng lăng, sát vách cổng có đặt hai tƣợng võ sĩ bằng đá cầm đao đứng trang nghiêm. Trên ngực một võ sĩ đề “Hùng tƣớng quân”, còn ngƣời đối diện đề “Dũng tƣớng quân”. Trên mặt khu sinh phần có bày một ngai đá đặt trên một chiếc sập quỳ bằng đá. Hai bên ngai đá lại dựng hai pho tƣợng nhỏ trong tƣ thế quỳ khoanh tay. Đối xứng khu sinh phần là khu nhà bia, có quy mô tƣơng đối lớn, đƣợc xây bằng đá ong, ở bên phải nhà bia có một tấm bia lớn 4 mặt. Sau khu sinh phần là phần mộ. Ngoài ra, còn nhiều di tích lịch sử tiêu biểu khác nhƣ đình Đông Khang (Đông Yên ngày nay); Đền Đầm (Phù Lƣu); Đình Thọ Trai (Thọ Trai)v.v Lễ hội: Từ Sơn và Tiên Du là vùng đất đƣợc hình thành và phát triển qua hàng nghìn năm lịch sử. Nơi đây gắn liền với các truyền thuyết về việc thần tiên du chơi, với hàng trăm di tích lịch sử văn hoá, cùng với đó là hệ thống các lễ hội truyền thống vô cùng đặc sắc mà không bất cứ nơi nào có đƣợc. Có thể kể tới các lễ hội nhƣ: Hội Lim: hội Lim, còn có tên khác là hội núi Hồng Vân, là lễ hội lớn nhất của huyện Tiên Du, trƣớc đây hội đƣợc tổ chức vào ngày rằm tháng 8 Âm lịch, nhƣng sau này để tƣởng nhớ công ơn Tƣớng công Nguyễn Đình Diễn, Quận công Đỗ Nguyễn Thuỵ góp công, góp của xây dựng chùa Lim, cùng với bà Mụ Ả ngƣời làng Duệ Nam bỏ tiền mua hƣơng hoả, mở mang chùa Hồng Ân, nên sau này hội đƣợc chuyển sang ngày 13 tháng Giêng. Hội Lim rất phong phú đa dạng về nội dung, bao gồm nhiều nghi thức tế lễ và trò chơi, diễn xƣớng dân gian nhƣ đánh vật, chọi gà, cờ ngƣời, tổ tôm điếm, đánh đu trên đồi Lim, và đặc biệt nhất là hát Quan họ, chính vì vậy ngƣời ta còn gọi hội Lim là hội Quan họ. Quan họ trong lễ hội không chỉ mang tính chất diễn xƣớng mà nó còn trở thành một nếp văn hoá, một lối chơi, một phong tục lâu đời. 2 . Đỗ Nguyên Thụy: ngƣời thôn Đình Cả, Nội Duệ, xứ Kinh Bắc đã tự hiến nhiều ruộng vƣờn và tiền của cho tổng Nội Duệ trùng tu đình chùa, mở mang hội hè, gìn giữ thuần phong mỹ tục. Ông đã quy định lễ nhập tịch cầu phúc vào dịp tháng Giêng hàng năm, theo truyền thống “xuân thu nhị kỳ”. 20 Trong ngày hội, không chỉ có các “bọn Quan họ” của địa phƣơng tham gia diễn xƣớng, mà còn có “bọn Quan họ” từ khắp các nơi đến kết bạn, giao duyên. Hội Phật Tích: Phật Tích là một trong những ngôi chùa có lịch sử lâu đời, chùa đƣợc xây dựng từ thời Lý, đến nay đã có hơn 1000 năm lịch sử. Hàng năm vào ngày 4 tết Nguyên đán, nhân dân xã Phật Tích thƣờng mở hội truyền thống để tƣởng nhớ công lao các vị tiền bối đã khai sinh và tu tạo chùa. Trong những ngày xuân tƣng bừng ấy, khách thập phƣơng về đây lễ Phật, hái hoa mẫu đơn, thƣởng ngoạn cảnh đẹp vùng Kinh Bắc hoặc tham dự các trò chơi ngày hội nhƣ đấu vật, chơi cờ, đánh đu, hát quan họ... Hội Đền Đô: Lễ hội đền Đô đƣợc tổ chức hàng năm theo cổ lệ vào ngày 15 – 3(âm lịch), kéo dài trong 4 ngày: 14, 15, 16, 17 – 3 (nay tổ chức gọn lại trong 3 ngày 14, 15, 16 – 3) và chính hội là ngày 15 – 3. Tƣơng truyền, đó là lễ hội kỷ niệm ngày Lý Thái Tổ đăng quang (15 – 3 năm Canh Tuất – 1010). Ngày ấy tốt lành, chính Ngọ đắc tâm linh, Lý Thái Tổ làm lễ tế trời, đặt niên hiệu Thuận Thiên mong Thiên hạ thái bình, Ngƣời ban Chiếu dời đô. Trong nghi thức tế lễ có lễ “Túc Yết” - đây là nghi thức rƣớc Lý Thánh Mẫu Minh Đức Hoàng Thái hậu Phạm thị, ngƣời đã có công sinh thành ra Lý Thái Tổ. Nghi thức này còn đƣợc hiểu là lễ báo hiếu, lễ rƣớc Thánh Mẫu về dự đại lễ của con. Lễ hội đền Đô là một lễ hội truyền thống có từ xa xƣa, một tục lệ hết sức quan trọng của ngƣời dân Đình Bảng, sôi động cả vùng Kinh Bắc, đến cả Thăng Long - Hà Nội và các tỉnh bạn. Ngoài ra, hầu hết các địa phƣơng trong hai huyện đều có ngày hội để tƣởng nhớ đến các vị Thành hoàng làng của riêng mình nhƣ: hội làng Hồi Quan mồng 7-2 âm lịch hàng năm; hội Đồng Kỵ mồng 6 tháng Giêng hàng năm; hội làng Dƣỡng Mông (tên Nôm là làng Móng) vào mồng 8 tháng Giêng hàng năm v.v 1.1.3. Các ngành nghề thủ công truyền thống. Các làng nghề truyền thống của Bắc Ninh nói riêng và của cả nƣớc nói chung xuất hiện từ rất sớm. Từ thời kỳ Bắc thuộc (thế kỷ thứ I TCN đến đầu thế kỷ X) ngoài sản xuất nông nghiệp, đã hình thành và phát triển các làng nghề Thủ công 21 nghiệp. Các làng nghề này chủ yếu sản xuất các công cụ và vật dùng làm bằng sắt, đồng, giấy, thủy tinh, mộc, xây dựng v.v Tính đến thời điểm hiện nay, Từ Sơn có 9 làng nghề truyền thống, trong đó làng nghề sản xuất sắt thép (nghề rèn) ở Từ Sơn chủ yếu tập trung ở xã Châu Khê, trong đó phải kể đến làng nghề truyền thống Đa Hội. Ngƣời có công truyền nghề đầu tiên ở đây là Thuần Công Trần Đức Huệ, năm 1599 (thời Lê Mạc) ông đã mở ấp, lập trại bên bờ sông Châu Đàm để truyền nghề rèn cho nhân dân trong thôn. Vì thế khi làng Đa Hội phát triển đƣợc nghề đã dựng đình thờ ông là vị tổ sƣ nghề rèn. Cũng nhƣ nghề sắt thép, nghề mộc mĩ nghệ ở Từ Sơn đã có từ rất lâu đời. Đầu tiên, nghề xuất hiện ở làng Phù Khê Thƣợng (xã Phù Khê), đến nay nghề mộc mỹ nghệ là nghề đƣợc phổ biển rộng nhất ở Từ Sơn, trong tổng số 9 làng nghề thì có tới 6 làng nghề làm mộc mỹ nghệ, nổi tiếng là Phù Khê, Hƣơng Mạc, Đồng Quang rồi lan sang đến Tam Sơn, Tân Hồng, Đồng Nguyên. Nghề dệt ở Từ Sơn chủ yếu tập trung ở xã Tƣơng Giang, trong đó phải kể đến làng nghề truyền thống dệt Hồi Quan – ca dao có câu: Hồi Quan là đất cửi canh/Đến xâm xẩm tối rắp ranh chơi bời, sau đó đến Tiêu Long. Thời kỳ phong kiến, Tƣơng Giang nổi tiếng với các sản phẩm vải mộc đƣợc các hộ sản xuất, các hộ buôn và thƣơng lái đƣa đi khắp các vùng trong cả nƣớc. Huyện Tiên Du có khoảng 6 làng nghề truyền thống, trong đó nổi tiếng với các làng nghề nhƣ: Nghề làm chổi ở Xuân Hội, xã Lạc Vệ: đã có từ cách đây hàng trăm năm, tạo công ăn việc làm và mang lại thu nhập ổn định cho hàng trăm hộ dân ở địa phƣơng. Từ xƣa, ngƣời Xuân Hội đã biết tận dụng đôi tay khéo léo của mình làm ra những sản phẩm cao cấp và hàng gia dụng từ mây tre. Trƣớc đây, chổi nan là sản phẩm chính của làng, nhƣng để đáp ứng nhu cầu thị trƣờng, một số hộ gia đình đã sản xuất thêm nhiều chủng loại nhƣ chổi lúa, chổi đót, chổi nhựa đƣợc khắp nơi ƣa chuộng. Nghề làm bún ở làng Tiền (tục gọi là làng Ném): ngƣời Kinh Bắc vẫn thƣờng bảo nhau rằng: “Bún Ném khô sợi, dẻo, giòn. No bụng mà vẫn muốn còn ăn thêm”. Nghề làm bún ở đây có hàng trăm năm nay, đời này kế tiếp đời kia. Để làm lên 22 thƣơng hiệu sản phẩm, ngƣời Ném Tiền đã kỳ công chọn gạo không dính, không hẩm và không hề pha chế bất kỳ loại bột nào. Nƣớc làm bún phải trong sạch và phù hợp bắt nhịp cùng khí hậu theo chu kỳ thời gian trong năm. Vì vậy bún Ném Tiền có ở khắp các nơi nhƣ Hà Nội, Hƣng Yên, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Giang. Hiện nay, toàn xã có khoảng 600 hộ làm nghề sản xuất bún, mỗi ngày cung cấp cho thị trƣờng trên 7 nghìn tấn bún, bánh các loại. Nghề làm mành treo cửa truyền thống ở làng Giới Tế, Phú Lâm: làng có tên tục là làng Rừng Mành, trải qua chiều dài lịch sử dân tộc làng Rừng Mành ngày xƣa, tục truyền, đƣợc các cụ bô lão trong làng kể lại: từ thửa khai thiên lập địa, nơi đây là một rừng trúc lớn, tre lá rậm rạp làng Rừng Mành hình thành có đầy đủ các yếu tố của một làng đã có từ hàng ngàn năm, làng có nghề truyền thống rất lâu đời, ngƣời dân làm nghề trồng lúa, đánh cá, tôm, cua để nuôi sống dân làng. Nghề xe tơ kéo sợi ở Đình Cả, xã Nội Duệ: dân gian vẫn truyền tụng rằng: “Hỡi cô thắt lƣng bao xanh/Có về Đình Cả với anh thì về/Đình Cả có lịch có nề/ Có ao tắm mát có nghề cửi canh”. Tuy đến nay không còn duy trì đƣợc, nhƣng nó vẫn nổi tiếng một thời về các sản phẩm tơ lụa tơ tằm. Nghề tái chế giấy ở xã Phú Lâm: đã có từ khá lâu, các hộ chủ yếu sản xuất các loại giấy vệ sinh, giấy gói, giấy bao bì phục vụ cho công nghiệp và tiêu dùng. Do nguyên liệu sử dụng chủ yếu là các loại giấy tái chế nên nơi đây còn là nơi tập kết các loại giấy cũ. Quy trình tái chế giấy ở Phú Lâm hoàn toàn bằng thủ công. Khi có giấy, báo cũ về sẽ có một bộ phận tập trung vào phân loại và làm sạch giấy. Những thứ đƣợc loại bỏ nhƣ gim, nilon... ngƣời ta dùng để san lấp các chỗ đất trũng hoặc trôn ở những mảnh đất bỏ trống. 1.2. Văn bản thần tích ở hai huyện Từ Sơn và Tiên Du. 1.2.1. Danh mục thần tích hai huyện Từ Sơn và Tiên Du theo địa giới hiện nay lưu trữ tại VNCHN. Văn bản thần tích hai huyện Từ Sơn, Tiên Du là một bộ phận của văn bản thần tích Bắc Ninh nói riêng và là một bộ phận của kho thần tích chung cả nƣớc lƣu trữ tại VNCHN. Theo thống kê của chúng tôi, thần tích Bắc Ninh đƣợc lƣu trữ tại 23 VNCHN từ ký hiệu từ AE.a7/1 đến AE.a7/26 tổng cộng gồm 30 đơn vị văn bản. Trong số đó, thần tích thuộc địa bàn huyện Đông Ngàn và huyện Tiên Du có tới 15 đơn vị văn bản chiếm 50% tổng số thần tích của cả tỉnh, cụ thể nhƣ sau: - Huyện Đông Ngàn: 09 văn bản (Ký hiệu AE.a7/1 – 9) - Huyện Tiên Du: 06 văn bản (Ký hiệu AE.a7/22 – 27) Nhƣ đã trình bày ở mục 1.1 của chƣơng này, Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu văn bản thần tích hai huyện Từ Sơn và Tiên Du ngày nay lƣu giữ tại VNCHN. Do đó, văn bản thần tích huyện Từ Sơn ngày nay có 01 phần của huyện Đông Ngàn xƣa và 01 phần của huyện Tiên Du, còn văn thần tích huyện Tiên Du có 01 phần thuộc Từ Sơn bây giờ. Vì vậy, khi tiến hành xác lập danh mục thần tích hai huyện chúng tôi không thống kê những xã, tổng bây giờ không thuộc đơn vị hành chính của Từ Sơn, Tiên Du. Địa danh ở đây đƣợc lấy theo văn bản thần tích. Bảng 1.1: Danh mục thần tích huyện Từ Sơn ngày nay. Huyện Tổng Xã, thôn Ký hiệu Số trang Từ Sơn Mẫn Xá Quan Đình AE.a7/4 10 Thọ Khê nt 2 Mẫn Xá nt 32 4 Nghĩa Lập Mai Động (gồm 2 thôn: Đồng Hƣơng và Đồng Mỗi AE.a7/5 12 2 Hƣơng Mặc nt 4 Đồng Kỵ nt 21 Phù Lƣu Xuân Thụ AE.a7/6 8 Phù Lƣu (2 thôn: Thôn Thị và thôn Lã) nt 6 9 Trang Liệt nt 7 Bính Hạ nt 10 Phù Chẩn Phù Chẩn AE.a7/7 17 24 Phù Tảo/Phù Cảo nt Chỉ thấy đề mục nhƣng không có văn bản Phù Lộc nt Chỉ thấy đề mục nhƣng không có văn bản Phù Luân nt Chỉ thấy đề mục nhƣng không có văn bản Tam Sơn Vĩnh Kiều AE.a7/8 12 Thôn Thọ Trai, xã Dƣơng Sơn nt 17 Dƣơng Sơn nt 15 Cẩm Giàng nt 9 Thụ Phúc Trùng Quang (thôn Phúc Nghiêm, thôn Ngô Xá) AE.a7/26 8 11 Cao Đình nt 8 Tổng cộng 6 7 thôn, 19 xã 21 bản Bảng 1.2: Danh mục thần tích huyện Tiên Du ngày nay. Huyện Tổng Xã, thôn Ký hiệu Số trang Tiên Du Đại Vi Đại Vi AE.a7/22 10 Đại Vi Thƣợng nt 14 Đại Vi Trung nt 12 Dƣơng Húc nt 19 6 Chi Nê Nghĩa Chỉ AE.a7/23 12 Nội Viên Hƣơng Vân AE.a7/24 8 7 Tiên Xá nt 8 7 Xuân Hội nt 8 25 Nghi Vệ (thôn Sơn, thôn Đông) nt 12 5 Nội Duệ Hoài Bão (thôn Thƣợng) AE.a7/25 11 Nội Duệ Đông (thôn Vĩnh Ninh, thôn Phúc Đàm) nt 6 12 Thôn Đình Cả, xã Nội Duệ nt 4 Nội Duệ Khánh nt 9 Nội Duệ Nam nt 12 Lũng Sơn nt 12 20 8 Bái Uyên nt 9 Tổng số 4 5 thôn, 15 xã 23 bả Nhƣ vậy, số lƣợng văn bản thần tích hai huyện Từ Sơn và Tiên Du ngày nay lƣu trữ tại VNCHN là 10 đơn vị văn bản: AE.a7/4; AE.a7/5; AE.a7/6; AE.a7/7; AE.a7/8; AE.a7/22; AE.a7/23; AE.a7/24; AE.a7/25; AE.a7/26 với 44 bản thần tích cụ thể trên tổng số 12 thôn, 34 xã và 10 tổng của hai huyện. 1.2.2. Sự phân bố văn bản thần tích hai huyện Từ Sơn và Tiên Du. 1.2.2.1. Phân bố về mặt không gian.  Phân bố theo đơn vị hành chính. Cũng nhƣ các vùng khác của trong cả nƣớc, làng xã của hai huyện Từ Sơn, Tiên Du luôn biến động và phát triển ngày một tăng thêm. Mỗi khi dân cƣ tăng thêm, kinh thế phát triển thì số làng xã lại nhiều hơn. Do hai huyện đã trải qua rất nhiều lần cải cách hành chính của các triều đại từ Lê sang Nguyễn và cho đến ngày nay, thêm vào đó là những lần sát nhập tách ra từ tỉnh này với tỉnh khác, huyện này với huyện khác, từ xã này với xã khác, làng này với làng khác nên địa danh hành chính cũng nhƣ đơn vị hành chính dần thay đổi tên gọi cho phù hợp với nền chính trị từng thời. Cụ thể: Bảng 1.3: Thống kê theo đơn vị hành chính ngày nay của huyện Từ Sơn. 26 Phƣờng, xã, thị trấn Đơn vị trực thuộc Tên cũ Tên mới Thuộc đơn vị hành chính cũ Số lƣợng thần tích thực tế còn lƣu giữ tại VNCHN và tại địa phƣơng Phƣờng Đông Ngàn Phố Minh Khai ? Minh Khai 1 phần thôn Nhân Thọ, xã Cẩm Giàng, tổng Tam Sơn 0 Phố Trần Phú ? Trần Phú 0 0 Làng Phù Lƣu Phù Lƣu Phù Lƣu (làng Giầu) Tổng Phù Lƣu 1 Làng Xuân Thụ Xuân Thụ (Thụ Chƣơng) Xuân Thụ Tổng Phù Lƣu 1 Phƣờng Tân Hồng Làng Nội Trì ? Làng Nội 1 thôn của xã Phù Lƣu, tổng Phù Lƣu 1 (bia) Làng Yên Lã ? Lã Rƣợu 1 thôn của xã Phù Lƣu, tổng Phù Lƣu 0 Làng Đại Đình Đại Đình Đại Đình (làng Nuốn) Tổng Phù Lƣu 0 Làng Dƣơng Lôi Dƣơng Lôi Dƣơng Lôi (Đình Sấm) Tổng Phù Lƣu 0 Làng Trung Hòa

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf02050004305_1_2172_2002769.pdf
Tài liệu liên quan