Luận văn Nghiên cứu thành phần loài, cấu trúc quần xã san hô cứng và hình thái rạn san hô ven đảo Phú quý tỉnh Bình Thuận

Lời cảm ơn .i

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 3

1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu rạn san hô trên thế giới. 3

1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu rạn san hô ở Việt Nam 4

1.2.1 Thành phần san hô cứng và san hô tạo rạn 6

1.2.2 Phân bố và đặc điểm sinh thái rạn san hô 8

1.2.3. Đặc điểm cấu trúc và hình thái rạn san hô. 9

1.2.4. Hiện trạng rạn san hô Việt Nam 11

1.3. Tổng quan điều kiện tự nhiên và tình hình nghiên cứu nguồn lợi hải sản và rạn san hô ven đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận. 14

1.3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên 14

1.3.1.1. Vị trí địa lý 14

1.3.1.2 Địa hình, địa mạo, địa chất địa tầng 16

1.3.1.3. Điều kiện khí tượng, thuỷ văn 17

1.3.2. Tổng quan một số nghiên cứu nguồn lợi hải sản và rạn san hô ven đảo Phú Quý 18

CHƯƠNG 2. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20

2.1. Thời gian và phạm vi nghiên cứu 20

2.1.1. Thời gian nghiên cứu 20

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu 20

2.2. Phương pháp nghiên cứu 22

2.2.1. Phương pháp thu mẫu và phân tích các yếu tố môi trường 22

2.2.2. Phương pháp điều tra và nghiên cứu san hô cứng và rạn san hô 22

2.2.2.1. Thiết kế điều tra, nghiên cứu 22

2.2.2.2. Phương pháp Manta - tow 23

2.2.2.3. Phương pháp xác định độ phủ san hô và các hợp phần đáy khác 24

2.2.2.4. Phương pháp xác định cấu trúc rạn 24

2.2.2.5. Phương pháp xác định diện tích rạn san hô 26

2.2.2.6. Phương pháp phân loại san hô cứng 27

2.2.3. Phân tích và xử lý số liệu 27

2.2.3.1. Hệ số tương đồng Sorensen (S) 27

2.2.3.2. Độ phủ san hô cứng sống và các hợp phần đáy khác 27

2.2.3.3. Xác định diện tích rạn san hô 28

2.2.3.4. Xử lý các yếu tố môi trường 29

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 30

 

doc88 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 891 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu thành phần loài, cấu trúc quần xã san hô cứng và hình thái rạn san hô ven đảo Phú quý tỉnh Bình Thuận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vị vệ tinh GPS để ghi tọa độ trong quá trình khảo sát. Tính toán diện tích rạn san hô: Các nguồn số liệu, tọa độ địa lý và thông tin ghi nhận ngoài thực địa bằng máy định vị vệ tinh GPS là cơ sở dữ liệu đầu vào cho phần mềm MapInfor 7.5 để ước tính diện tích rạn san hô. Các điểm tọa độ được ghi nhận ngoài thực địa trên máy GPS sẽ được nhập vào bản đồ nền số hóa MapInfor khu vực nghiên cứu, sử dụng các trình tiện ích của phần mềm MapInfor 7.5 để ước tính diện tích rạn san hô. Diện tích rạn san hô ước tính bằng phương pháp bấm điểm GPS được kiểm chứng đo đạc đại diện ngoài thực địa nhằm giảm thiểu sai số trong quá trình tính toán. 2.2.2.6. Phương pháp phân loại san hô cứng Việc định danh các loài ngoài thực địa được xác định qua hình thái ngoài, màu sắc tập đoàn san hô sống và cấu trúc bộ xương dựa theo các tài liệu phân loại của Veron [48, 49, 50, 51]. Đối với những loài không thể tiến hành phân loại tại thực địa sẽ được thu mẫu về và phân loại trong phòng thí nghiệm. Ngoài ra, tất cả các loài san hô bắt gặp trên các mặt cắt khảo sát được chụp ảnh bằng máy kỹ thuật số chuyên dụng có độ phân giải cao. Tập hợp các thông tin dữ liệu này, giúp các nghiên cứu viên có tư liệu phân tích thành phần loài trong phòng thí nghiệm theo các tài liệu phân loại Veron [48, 49, 50, 51]. 2.2.3. Phân tích và xử lý số liệu 2.2.3.1. Hệ số tương đồng Sorensen (S) [10] Đánh giá sự tương đồng của tập hợp các loài san hô thông qua chỉ số Sorensen công thức tính như sau: (Công thức 1) Trong đó: S: Hệ số tương đồng C: Số loài giống nhau giữa hai điểm khảo sát A: Số loài ghi nhận được ở điểm a B: Số loài ghi nhận được ở điểm b 2.2.3.2. Độ phủ san hô cứng sống và các hợp phần đáy khác Độ phủ cho từng danh mục hợp phần đáy (san hô cứng, san hô mềm, san hô chết, cát, đá.) tại mỗi trạm khảo sát (DPij) được tính toán bằng cách lấy số lượng điểm có loại hợp phần đáy đó quan sát được (nij) chia cho tổng số lượng các điểm quan sát được tại mỗi trạm (Nij) (công thức 2). Độ phủ trung bình cho mỗi danh mục hợp phần đáy toàn đảo khảo sát (DPj) được tính toán bằng cách, lấy tổng độ phủ trung bình của hợp phần đáy đó tại tất cả các trạm khảo sát (DPij) chia cho số trạm khảo sát toàn đảo(m) (công thức 3). (Công thức 2) (Công thức 3) Ghi chú: DPij- độ phủ trung bình của 1 hợp phần đáy tại mặt cắt i đảo j (%) nij- số điểm quan sát có hợp phần đáy đó tại mặt cắt i đảo j Nij- tổng số điểm quan sát ở mặt cắt i đảo j DPj- độ phủ trung bình của 1 hợp phần đáy tại đảo j (%) m- số điểm (trạm) khảo sát tại đảo j Việc đánh giá hiện trạng các rạn san hô theo độ phủ san hô cứng được áp dụng theo thang phân loại 4 bậc của Gomez và Alcala 1984 [42] đã được UNESCO công nhận: Rạn rất tốt: độ phủ san hô sống từ 75-100% Rạn tốt: độ phủ san hô sống từ 50-74,9% Rạn trung bình: độ phủ san hô sống từ 25-49,9% Rạn nghèo: độ phủ san hô sống từ 0-24,9% 2.2.3.3. Xác định diện tích rạn san hô * Nhập dữ liệu Sử dụng bản đồ nền số hoá tại đảo nghiên cứu, tọa độ các điểm bao quanh rạn san hô thu thập từ thực địa bằng máy định vị GPS định dạng theo hệ toạ độ WGS 84, dữ liệu được nhập vào cơ sở dữ liệu của bản đồ nền. * Chuẩn hoá và phân tích Vị trí các RSH với dữ liệu toạ độ thực địa sau khi nhập vào cơ sở dữ liệu đã đồng nhất hệ tọa độ được chuẩn hoá, phân tích và hiển thị trong phần mềm MapInfo bằng các điểm. Các điểm biểu thị trên bản đồ sau đó được nối lại với nhau tạo thành đường bao mép ngoài của rạn, từ đó phạm vi và hình dạng của rạn san hô đã được xác định. Việc xác định diện tích sau đó sẽ căn cứ vào khu vực khoanh vùng của rạn biểu đạt trên bản đồ. 2.2.3.4. Xử lý các yếu tố môi trường + So sánh, đánh giá chất lượng môi trường: Sử dụng giới hạn cho phép (GHCP) theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) 5943 - 1995 đối với nước biển ven bờ phục vụ nuôi trồng thuỷ sản; tiêu chuẩn tạm tính của đề tài KT 03.07 và tiêu chuẩn ASEAN để so sánh đánh giá chất lượng môi trường nước khu vực nghiên cứu (bảng 6). + Sử dụng chỉ số RQ (Risk Quotient) và RQtt (RQ tổng thể ) để đánh giá hiện trạng (mức) ô nhiễm tại điểm, khu vực quan trắc và tổng thể chất lượng môi trường. Chỉ số RQ = Giá trị đo được/Giá trị giới hạn cho phép - Nếu RQ £ 0,25: Rất an toàn về mặt môi trường - Nếu 0,25 < RQ £ 0,75 : An toàn về mặt môi trường - Nếu 0,75 < RQ £ 1 : Nguy cơ tai biến môi trường - Nếu RQ > 1 : Ảnh hưởng tai biến môi trường RQtt = x RQtt £ 0,75 thì chất lượng môi trường ở mức an toàn Bảng 6. Giới hạn cho phép của một số thông số môi trường nước sử dụng đánh giá tổng thể môi trường Thông số GHCP của Việt Nam GHCP ASEAN QCVN 10:2008 T (oC) ≤ 30 S (‰) - DO (mg/l) ≥ 5 pH 6,5 - 8,5 COD (mg/l) 3 CN- (mg/l) 5 7 Dầu (mg/l) Không có 0,14 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Kết quả khảo sát một số yếu tố môi trường biển ven đảo Phú Quý Môi trường có ảnh hưởng lớn đến sự phân bố và phát triển của sinh vật. Quần xã rạn san hô cũng bị chi phối bởi quy luật phân bố của sinh vật và hiển nhiên chịu sự tác động của môi trường. Một đặc điểm dễ thấy của sinh vật là tính thích nghi, nó được thể hiện bằng khả năng phân bố và phát triển mạnh khi điều kiện môi trường thuận lợi và ngược lại, các quần thể sẽ suy giảm thậm chí tuyệt diệt khi môi trường sống chuyển dần sang bất lợi. Khi đó, các cá thể trong quần thể có thể chết hoặc di cư đến vùng khác có điều kiện tốt hơn [44]. 3.1.1. Các thông số môi trường nước cơ bản · Nhiệt độ: Kết quả quan trắc cho thấy nhiệt độ nước biển trung bình tháng 3/2010 (27,5oC) và tháng 7 - 8/2010 (28,1oC). Kết quả này không có sự khác biệt lớn so với nghiên cứu của nhiều năm trước đây (trung bình nhiều năm của tháng 3 đạt 27,1oC và giai đoạn tháng 7 - 8 đạt 27,6oC). So với GHCP (giới hạn cho phép) ≤ 30oC theo QCVN (quy chuẩn Việt Nam) 10 : 2008 đối với NTTS (nuôi trồng thủy sản) và bảo tồn thuỷ sinh, các kết quả ghi nhận được giá trị nhiệt độ nước biển đều nằm trong phạm vi cho phép. (Nguồn: Nguyễn Văn Âu, 2002) Hình 4. Nhiệt độ (0C), độ muối (‰) trung bình tháng nhiều năm khu vực biển ven đảo Phú Quý · Độ muối (S‰): Độ muối nước biển ven đảo Phú Quý khá cao và ổn định, biến động trung bình từ 31,0‰ đến 32,8‰. So sánh với xu thế biến động độ muối trung bình các tháng trong nhiều năm ở vùng ven đảo Phú Quý hình 4 cho thấy độ muối quan trắc được trong tháng 7-8/2010 biến động ở khoảng giá trị thấp hơn tháng 3/2010. Tuy nhiên, chênh lệch không lớn, các giá trị quan trắc được biến động từ 32,6 - 33,2‰, trung bình 32,8‰ (bảng 7). Hàm lượng ôxy hoà tan DO, pH: Hàm lượng DO quan trắc được trong nước biển ven đảo Phú Quý khá cao, giao động từ 5,76 - 6,92mg/l, trung bình cho cả hai chuyến là 6,13mg/l. Độ pH nước biển ven đảo Phú Quý khá cao và ổn định thể hiện rõ tính chất kiềm yếu của vùng biển khơi trong cả hai mùa mưa và mùa khô. Như vậy, các giá trị DO quan trắc được đều nằm trong phạm vi GHCP lớn hơn 5mg/l, kết quả quan trắc trị số pH đều trên 8 và nằm trong khoảng GHCP 6,5 - 8,5 theo QCVN 10:2008 đối với NTTS và bảo tồn thuỷ sinh (bảng 7). Bảng 7. Giá trị của một số thông số môi trường nước cơ bản ven đảo Phú Quý Thông số Tháng 3/2010 Tháng 7-8/2010 Trung bình GHCP Khoảng biến động Trung bình Khoảng biến động Trung bình T (oC) 26,8 - 28,5 27,5 27,1 - 29,7 28,1 27,8 ≤ 30 S (‰) 33,0 - 33,8 33,4 32,6 - 33,3 33,0 32,8 - DO (mg/l) 5,82 - 6,86 6,09 5,76 - 6,92 6,17 6,13 ≥ 5 pH 8,03 - 8,21 8,17 8,01 - 8,19 8,11 8,14 6,5 - 8,5 Độ đục (NTU) 1 - 4 3,2 1 - 5 3,9 3,6 - · Độ đục nước biển: Độ đục nước biển ven đảo Phú Quý khá thấp, dao động từ 1 - 5NTU, trung bình 3,6NTU. Các giá trị độ đục quan trắc được trong tháng 3/2010 và tháng 7–8/2010 chênh lệch nhau không nhiều (bảng 7). Nước biển khu vực ven đảo Phú Quý được đánh giá là đảo có nước trong nhất so với đảo Bạch Long Vĩ, Côn Đảo, Phú Quốc [11]. Điều này minh chứng cho nước biển khu vực đảo Phú Quý khá ổn định và ít chịu ảnh hưởng của nguồn nước lục địa. 3.1.2. Hàm lượng dầu và xyanua (CN-) · Hàm lượng COD: Kết quả quan trắc hai đợt khảo sát ghi nhận được hàm lượng COD biến động từ 3,21 - 5,31mg/l, trung bình 3,79mg/l (bảng 8). Như vậy, so với GHCP (COD > 3mg/l) theo QCVN 10:2008 đối với NTTS và bảo tồn thuỷ sinh, các kết quả quan trắc COD khu vực ven đảo Phú Quý đều cao hơn. Hàm lượng COD tồn tại trong nước biển khu vực đảo Phú Quý chủ yếu được bổ sung từ nguồn hoạt động dân sinh và dịch vụ hậu cần nghề cá ở khu vực cảng, nuôi hải sản. Nguồn ô nhiễm COD ở đảo Phú Quý do nuôi hải sản được thể hiện rõ nhất ở Lạch Dù, do các hộ tự phát lập lồng nuôi cá mú đỏ, mú cọp và cá giò với mật độ dày (103 cơ sở nuôi trồng bằng lồng bè trên diện tích hơn 19.000m2) đã khiến thuỷ vực ở khu vực này bị ô nhiễm. Bảng 8. Hàm lượng COD, dầu và xyanua trong nước biển ven đảo Phú Quý Thông số Tháng 3/2010 Tháng 7 - 8/2010 Trung bình GHCP (VN) GHCP (ASEAN) Khoảng biến động Trung bình Khoảng biến động Trung bình COD (mg/l) 3,21 - 5,08 3,66 3,14 - 5,31 3,92 3,79 3 - CN (µg/l) 1,06 - 2,79 1,94 0,95 - 2,83 1,86 1,90 5 7 Dầu (mg/l) 0,016 - 0,187 0,074 0,061 - 0,209 0,116 0,093 Không có 0,14 · Hàm lượng dầu: Kết quả quan trắc đều ghi nhận được sự xuất hiện của dầu mỡ trong nước biển ở ven đảo Phú Quý, đặc biệt là có hàm lượng khá cao ở khu cảng. Hàm lượng dầu quan trắc được biến động từ 0,016 - 0,209mg/l, trung bình 0,112mg/l (bảng 8). Theo 2 đợt quan trắc, hàm lượng dầu không thể hiện rõ xu hướng biến động, do nguồn gây phát thải dầu mang tính cục bộ. So với ngưỡng 0,14mg/l theo ASEAN đề xuất, chỉ một số kết quả quan trắc (22,7%) có hàm lượng cao hơn. · Hàm lượng CN-: Cũng tương tự như kết quả nghiên cứu trước đây của [11], hàm lượng CN- trong nước biển ven đảo Phú Quý quan trắc được trong năm 2010 khá thấp, hầu như chỉ chịu sự ảnh hưởng chung của chất lượng nước dải ven biển. Các giá trị quan trắc được dao động từ 1,06 – 2,83mg/l, trung bình 1,90mg/l. So với GHCP 5mg/l theo QCVN 10 : 2008 đối với NTTS, bảo tồn thuỷ sinh và 7mg/l theo ngưỡng ASEAN đề xuất, các giá trị quan trắc được đều thấp hơn. Biến động hàm lượng CN- trong 2 đợt quan trắc (đợt tháng 3/2010 và đợt tháng 7 - 8/2010) không khác biệt nhau nhiều (bảng 8). 3.1.3. Đánh giá tổng thể chất lượng môi trường nước biển ven đảo Phú Quý Điều kiện môi trường nước biển ven đảo Phú Quý khá thuận lợi với độ muối, độ trong cao và ổn định, nhiệt độ nước biến động theo mùa không lớn, các thông số môi trường nghiên cứu đều có hàm lượng nằm trong phạm vi cho phép ngoại trừ chỉ tiêu (COD). Chất lượng môi trường nước tuy có những biến động nhưng vẫn ở mức chưa ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng và phát triển của thuỷ sinh vật. Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế xã hội của đảo phải theo hướng thân thiện với môi trường, nhằm giảm thiểu những áp lực đối với môi trường nước. Kết quả tính toán RQtt cho thấy, giá trị chỉ số RQtt tính theo hai hệ thống GHCP đều ở khoảng 0,25 < RQtt < 0,75 - ở mức chất lượng an toàn về môi trường. Tuy nhiên, chỉ số RQtt tính theo ngưỡng ASEAN khá cao, gần gấp 2 lần giá trị RQtt tính theo GHCP của Việt Nam, đạt xấp xỉ ngưỡng nguy cơ tai biến môi trường, điều này thể hiện môi trường biển đảo Phú Quý đang chịu tác động của các nguồn ô nhiễm (hình 5). Hình 5. Chỉ số RQtt tính theo GHCP của Việt Nam và tính theo ngưỡng ASEAN trong 2 đợt quan trắc chất lượng nước biển đảo Phú Quý (2010) 3.2. Thành phần loài san hô cứng 3.2.1. Cấu trúc thành phần loài san hô cứng Kết quả nghiên cứu đa dạng thành phần loài quần xã san hô cứng tại 9 vùng rạn xung quanh biển ven bờ đảo Phú Quý cho thấy, thành phần giống loài san hô khá phong phú và đa dạng. Tổng số loài ghi nhận được là 191 loài thuộc 55 giống và 14 họ (bảng 9). Trong đó họ Faviidae có số lượng giống cao nhất là 15 giống chiếm 27,27% tổng số giống phân bố toàn vùng nghiên cứu, tiếp đến là Họ Fungiidae có 7 giống chiếm 12,73% trên tổng số. Còn lại phần lớn các họ san hô chỉ có từ 1 đến 4 giống. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu cho thấy họ Faviidae có số giống nhiều nhất chỉ đạt 49 loài chiếm khoảng 25,65% trong tổng số loài, trong khi đó họ Acroporidae chỉ có 3 giống nhưng có sự đa dạng loài cao nhất, xác định được 51 loài chiếm 26,70% trong tổng số loài san hô phân bố trên toàn khu vực ven bờ đảo Phú Quý. Bảng 9. Cấu trúc thành phần loài quần xã san hô cứng ven đảo Phú Quý Stt Tên họ Giống Loài Số lượng Tỷ Lệ (%) Số lượng Tỷ Lệ (%) 1 Acroporidae 3 5,45 51 26,70 2 Agariciidae 4 7,27 11 5,76 3 Astrocoeniidae 1 1,82 1 0,52 4 Dendrophylliidae 3 5,45 6 3,14 5 Euphyliidae 3 5,45 3 1,57 6 Faviidae 15 27,27 49 25,65 7 Fungiidae 7 12,73 11 5,76 8 Merulinidae 2 3,64 5 2,62 9 Mussidae 4 7,27 12 6,28 10 Oculinidae 1 1,82 2 1,05 11 Pectiniidae 4 7,27 8 4,19 12 Pocilloporidae 3 5,45 7 3,66 13 Poritidae 3 5,45 20 10,47 14 Siderastreidae 2 3,64 5 2,62 Tổng sổ 55 100,00 191 100,00 Xét về sự phân bố thành phần loài trên các vùng rạn nghiên cứu, kết quả phân bố thành phần loài được thể hiện ở hình 6. Kết quả thể hiện sự khác biệt rõ rệt về đa dạng thành phần giống, loài san hô phân bố trên 9 vùng rạn nghiên cứu, trong đó số lượng họ san hô cứng giao động từ 9 cho đến 12 họ trong tổng số 14 họ san hô cứng phân bố tại Phú Quý, thấp nhất là khu vực Bắc, Đông Bắc và Tây nam Phú Quý. Tính đa dạng thành phần giống loài cao thể hiện tập trung tại 3 vùng Nam Phú Quý, Đông Hòn Tranh và Đông nam Phú Quý trong đó số lượng giống giao động từ 29 đến 31 giống và số loài lần lượt là 110, 107 và 101 loài. Hình 6. Số lượng thành phần giống, loài san hô cứng tại các vùng nghiên cứu Sự ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên như động lực sóng biển cấu trúc nền đáy tác động đến sự phân bố khác nhau về thành phần giống loài. Tại các khu vực Đông bắc và Tây nam, Tây Bắc Phú Quý hình thái rạn tương đối bằng phẳng, đới mặt bằng rộng là điều kiện thuận lợi cho xu hướng phát triển giống loài ưu thế. Kết quả khảo sát cũng ghi nhận tại các khu vực này quần xã san hô thể hiện rõ các giống ưu thế như Acropora và Montipora phân bố trên vùng rộng lớn, kéo theo đó quần xã có tính đa dạng loài thấp. Ngược lại các khu vực rạn san hô quy mô rạn không lớn nhưng cấu trúc nền đáy có sự phân chia 4 đới rõ ràng phù hợp với sinh thái nhiều loài san hô chúng thường có tính đa dạng loài cao hơn như các khu vực Nam Phú Quý và Đông Hòn Tranh. Các khu vực khác hình thái rạn đơn giản hoặc phân bố hẹp, số loài giao động trong khoảng 49 đến 81 loài. So sánh số liệu khảo sát đa dạng thành phần loài san hô của đề tài với số liệu khảo sát của Latypov, 1995 đề tài đã ghi nhận thêm được 61 loài và 4 giống san hô cứng phân bố tại ven biển Phú Quý. Cho đến nay, có rất ít công trình nghiên cứu về thành phần loài san hô cứng ở ven đảo Phú Quý, nghiên cứu của Latypov (1995), ghi nhận được 134 loài san hô trong đó có 130 loài san hô cứng, và chỉ thực hiện trên số lượng mặt cắt rất hạn chế (4 mặt cắt), từ đó có thể khẳng định: kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học quan trọng và đầy đủ nhất về thành phần loài san hô ở ven đảo Phú Quý. So sánh số liệu nghiên cứu quần xã san hô cứng ven đảo Phú Quý với các khu vực rạn san hô điển hình thuộc vùng biển Đông Nam Bộ bảng 8 cho thấy đa dạng thành phần loài san hô ven bờ Phú Quý có số lượng loài thấp hơn các khu vực khác và chỉ cao hơn Hòn Cau, tuy nhiên cho đến nay quần xã rạn san hô Phú Quý có tần xuất nghiên cứu ít nhất. Bảng 10. Đa dạng thành phần loài san hô cứng vùng biển Đông Nam Bộ Địa Điểm Họ Giống Loài Nguồn tham khảo Vịnh Nha Trang 15 64 351 Đỗ Văn Khương, 2008 Nam Yết 15 52 219 Đỗ Văn Khương, 2008 Hòn Cau 48 134 Võ Sĩ Tuấn, 1996 Côn Đảo 15 55 210 Đỗ Văn Khương, 2008 Phú Quý 14 55 191 Kết quả nghiên cứu Vùng biển Việt Nam có khí hậu nhiệt đới thuận lợi cho san hô phát triển, đặc biệt khu vực ven biển vùng Trung Bộ và Đông Nam Bộ nước biển trao đổi mạnh, nhiệt độ nước biển trong năm luôn lớn hơn 200C, ít bị ảnh hưởng của các cửa sông. Với tính đa dạng thành phần giống loài của Phú Quý cùng với các đảo Nam Yết, Nha Trang và Côn Đảo có thể coi là trung tâm đa dạng sinh học quần xã san hô cứng bậc nhất toàn vùng biển Việt Nam. 3.2.2. Danh sách thành phần loài san hô cứng và phân bố mặt rộng Bảng 11. Danh sách thành phần loài san hô cứng và phân bố ven đảo Phú Quý * (Dấu thể hiện loài mới ghi nhận được tại các khu vực ven đảo Phú Quý so với tài liệu khảo sát của Latypov, 1995). Stt Tên loài Phân bố theo khu vực nghiên cứu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Fam. Astrocoenniidae 1 Stylocoeniella guentheri (B-Smith, 1980) + + Fam. Pocilloporiidae 2 Pocillopora damicornis (Linnaeus, 1758 + + + + 3 Pocillopora eydouxi (Edw. et H, 1860) + + + + 4 Pocillopora verrucosa (Ell. et Sol, 1786) + + + + 5 Seriatopora caliendrum (Ehrenberg, 1834) + 6 Seriatopora hystrix (Dana, 1846) + + 7 Stylophora pistillata (Esper, 1797) + + + 8 Stylophora sp* + + Fam. Acroporidae 9 Acropora acuminata (Verrill, 1864)* + + + + + + + 10 Acropora aspera (Dana, 1846)* + + + + 11 Acropora austera (Dana, 1846)* + + + + + 12 Acropora brueggmanni (Brook, 1893)* + + + 13 Acropora corymbosa (Lam, 1983)* + + + 14 Acropora cuneata (Dana, 1846)* + + + + + + + 15 Acropora cytherea (Dana, 1846) + + + + 16 Acropora danai (Edw. et H, 1860) + + + + 17 Acropora digitifera (Dana, 1846) + + + + + + 18 Acropora divaricata (Dana, 1846) + + + + + 19 Acropora echinata (Dana, 1846)* + + + + 20 Acropora formosa (Dana, 1846) + + + + + + + 21 Acropora gemmifera (Brook, 1892)* + + + + 22 Acropora granulosa ( M.E. & H., 1850 ) + + + 23 Acropora hillae (Wells,1955)* + + + + + 24 Acropora humilis(Dana, 1846) + + + + 25 Acropora hyacinthus (Dana, 1846) + + + + 26 Acropora latistella (Brook, 1892)* + + + 27 Acropora lutkeni (Crossland, 1952)* + + + + + + + 28 Acropora millepora (Ehrenberg, 1834) + + + 29 Acropora monticulosa (Brüggemann, 1879)* + + + + + + 30 Acropora nasuta (Dana, 1846) + + 31 Acropora nobilis (Dana, 1846)* + + + + + + 32 Acropora palifera (Lamarck, 1816) + + + + 33 Acropora palmerae (Wells, 1954)* + + 34 Acropora pulchra (Brook 1891) + + + + 35 Acropora robusta (Dana, 1846) + + + + + + 36 Acropora valenciennesi (MED & H, 1816)* + + + 37 Acropora vaughani (Wells (1954) + + + + + + + + + 38 Astreopora listeri (Bernard, 1896)* + + + 39 Astreopora myriophthalma (Lamarck, 1816) + 40 Astreopora ocellata (Bernard, 1896) + + + + 41 Montipora aequituberculata (Bernard, 1897)* + + + + + + + + 42 Montipora caliculata (Dana, 1846) + + + + + 43 Montipora danae (M. Edwards & Haitne, 1851)* + + + + 44 Montipora digitata (Dana, 1846) + + + + + + + 45 Montipora efflorescens (Bernard, 1896)* + + 46 Montipora foliosa (Pallas, 1766) + + + + + 47 Montipora gracilis (Bernard, 1896)* + + 48 Montipora hispida (Dana, 1846) + + + + + 49 Montipora hoffmeisteri (Wells, 1954)* + + + 50 Montipora informis (Bernard, 1897)* + + + + + + 51 Montipora millepora (Crossland, 1952)* + + + + 52 Montipora monasteriata ((Forsskål, 1775)* + + + + 53 Montipora peltiformis (Bernard, 1896)* + + + + + 54 Montipora spongodes (Bernard, 1896) + + + + 55 Montipora tuberculosa (Lamarck, 1816)* + + + + 56 Montipora turgescens (Bernard, 1897) + + + + + 57 Montipora undata (Bernard, 1897) + + + 58 Montipora venosa (Ehrenberg, 1834)* + + + + + 59 Montipora verrucosa (Lamarck, 1816) + + + + + + + + Fam. Poritidae 60 Alveopora allingi (Hoffmeister, 1925) + + + 61 Alveopora catalai (Wells, 1968) + + 62 Alveopora fenestrata(Lamarck, 1816)* + + + 63 Goniopora columna (Dana, 1846) + + + 64 Goniopora djiboutiensis (Vaughan, 1907) + + + 65 Goniopora lobata (M.E. & H., 1851) + 66 Goniopora tenuidensis (Quelch, 1886) + + + + + 67 Goniopora savigngi (Dana, 1846)* + + + 68 Goniopora stokesi (M. Edwards & Haime, 1851) + + + 69 Porites australiensis (Vaughan, 1918) + + + + + + 70 Porites cumulatus( Nemenzo, 1955)* + + + + + + 71 Porites cylindrica (Dana, 1846) + + + 72 Porites lichen (Dana, 1846) + + + + + + 73 Porites lobata (Dana, 1846) + 74 Porites lutea (M. Edwards & Haime, 1860)* + + + + 75 Porites mayeri (Vaughan, 1918) + + + 76 Porites monticulosa (Crossland, 1952)* + + + + + + 77 Porites murrayensis (Vaughan, 1918) + + + 78 Porites nigrescens (Dana, 1846) + + + + 79 Porites vaughani (Crossland, 1952) + + + + + + + + + Fam. Siderastreidae 80 Coscinarea columna (Dana, 1846) + 81 Coscinarea exesa (Dana, 1846) + 82 Psammocora contigua (Ehrenberg, 1834) + + + 83 Psammocora digitata (M. Edwards & Haime, 1851) + + + 84 Psammocora superficialis (Gardiner, 1898)* + + Fam. Agariciidae 85 Coeloseris mayeri (Vaughan, 1918) + + 86 Leptoseris explanulata (Yabe & Sugiyama, 1941) + + + + 87 Leptoseris mysetoseroides (Wells, 1954) + + 88 Leptoseris yabei (Pillai and Scheer, 1976) + + + 89 Pachyseris rugosa (Lamarck, 1801) + + + + 90 Pachyseris speciosa (Dana, 1846) + + + 91 Pavona cactus (Lamarck, 1801) + + + + + 92 Pavona clavus (Dana, 1846) + 93 Pavona decussata (Dana, 1846)* + + + + + 94 Pavona varians (Verrill, 1864)* + 95 Pavona venosa (Wells, 1954) + + + + + Fam. Fungiidae 96 Cycloseris patelliformis (Boschma, 1923) + + + + 97 Diaseris distorta (Michelin, 1842) + 98 Fungia echinata (Pallas, 1766) + + + + + 99 Fungia fungites (Linnaeus, 1758) + + + 100 Fungia paumotensis (Stutchbury, 1833) + + 101 Fungia scutaria (Lamarck, 1801) + + + + + 102 Herpolitha limax (Eschscholtz, 1825) + + + + + 103 Herpolitha weberi (Horst, 1921)* + + + + + + 104 Podabacea crustacea (Pallas, 1766) + + + 105 Polyphyllia talpina (Lamarck, 1801) + + + + + + 106 Sandalolitha robusta (Quelch, 1886) + Fam. Oculinidae 107 Galaxea astreata (Lamarck, 1816) + + 108 Galaxea fascicularis (Lamarck, 1816) + + Fam. Pectiniidae 109 Echinophyllia aspera (M.EDW.& H.1860) + + + + + + + 110 Echinophyllia echinata (Saville-Kent, 1871) + + 111 Echinophyllia echinoporoides (Veron&Pichon, 1979) + + + + + + + 112 Mycedium elephantotus (PALLAS 1766) + + + 113 Oxypora lacera (Verrill, 1864) + + 114 Pectinia alcicornis (Saville-Kent, 1871)* + + + + 115 Pectinia lactuca (Saville-Kent, 1871) + + + 116 Pectinia paeonia (Dana, 1846) + + + + + Fam. Mussidae 117 Acanthastrea echinata (Dana, 1846) + + + + + 118 Acanthastrea hemprichii (Vaughan 1918)* + + + 119 Acanthastrea hillae (Wells, 1955) + + + + + + 120 Lopophyllia corymbosa (Forskål, 1775) + + + + 121 Lopophyllia costata (Dana, 1846) + + 122 Lopophyllia hatthaii (Yabe & Sugiyama, 1936) + 123 Lopophyllia hemprichi (Ehrenberg, 1834) + + + 124 Lopophyllia robusta (Ehrenberg, 1834)* + + + + + 125 Scolymia vitiensis (Brüggemenn 1877) + + + 126 Symphyllia radians (M.EDW.& H.1860) + + + 127 Symphyllia recta (Dana, 1846) + + + + 128 Symphyllia valenciennesi (M. Edw. and Haime, 1849) + + + + Fam. Merulinidae 129 Hydnophora exesa (Pallas, 1766) + + + 130 Hydnophora microconos (Lamarck, 1801) + + 131 Hydnophora rigida (Dana, 1846) + + + 132 Merulina ampliata (ELL.& SOL. 1786) + + 133 Merulina scabricula (Dana, 1846)* + + + Fam. Faviidae 134 Barabatoia amicorum (M. Edw & Haime, 1850)* + + + + + 135 Caulastrea echinuata (M. Edw & Haime, 1849)* + + 136 Caulastrea tumida (Matthai, 1928) + + 137 Cyphastrea chancidicum (Forskål, 1775) + + + + 138 Cyphastrea microphthalma (Lamarck, 1801)* + + + + 139 Cyphastrea serailia (Forskål, 1775) + + + + 140 Diploastrea heliopora (Lamarck, 1816) + + + + + + + 141 Echinopora gemmacea (Lamarck, 1816)* + + 142 Echinopora hirsutissima (M. Edw. and Haime, 1849)* + 143 Echinopora lamellosa (Esper, 1795) + 144 Favia favus (Forskål, 1775) + + + + + + + + 145 Favia helianthoides (Wells, 1954)* + + + + + 146 Favia laxa (KLUNZINGER 1879)* + + + + 147 Favia matthai (Vaughan, 1918) + + + + + 148 Favia maxima (Veron&Pichon, 1977) + + + + + 149 Favia sp + + + + 150 Favia pallida (Dana, 1846) + + + + + 151 Favia rotumana (Gary, 1899)* + + + + 152 Favia rotundata (Veron and Pichon, 1977)* + + + 153 Favia speciosa (Dana, 1846) + + + + + + 154 Favia veroni (Moll & Borel-Best, 1984)* + + + + + + + 155 Favites abdita (Ellis & Solander, 1786) + + + + + 156 Favites chinensis (Verrill, 1866) + + + + 157 Favites complanata (Ehrenberg, 1834) + + + + + 158 Favites flexuosa (Dana, 1846) + + + + 159 Favites halicora (Ehrenber

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluanvanthacsi_dinhdangword_203_3422_1869866.doc
Tài liệu liên quan