Luận văn Nghiên cứu thành phần loài, đặc trưng phân bố của mối (insecta: isoptera) tại khu vực Hà Nội

MỞ ĐẦU.1

CHưƠNG 1.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU .3

1.1. Tình hình nghiên cứu mối trên thế giới .3

1.2. Tình hình nghiên cứu mối tại Việt Nam.9

1.3. Tình hình nghiên cứu mối tại khu vực Hà Nội .14

CHưƠNG 2.17

THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.17

2.1. Thời gian, địa điểm nghiên cứu .17

2.2. Khái quát đặc điểm tự nhiên, xã hội của khu vực Hà Nội .17

2.1.1. Vị trí địa lý .17

2.1.2. Địa hình, địa mạo .17

2.1.3. Khí hậu.19

2.1.4. Thủy văn .19

2.1.5. Thổ nhưỡng.20

2.1.6. Tài nguyên sinh vật .21

2.1.7. Kinh tế xã hội.22

2.2. Phương pháp nghiên cứu .23

2.2.1. Phương pháp thu mẫu.23

2.2.1.1. Phương pháp thu mẫu định tính.23

2.2.1.2. Phương pháp thu mẫu định lượng.25

2.2.2. Phương pháp định loại mẫu vật.27

2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu .28

CHưƠNG 3.30

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .30

3.1. Thành phần loài mối tại khu vực Hà Nội .30

3.3. Cấu trúc thành phần loài mối theo nhóm chức năng .45

pdf83 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 601 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu thành phần loài, đặc trưng phân bố của mối (insecta: isoptera) tại khu vực Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hông thuận lợi cho xây dựng do có hiện tƣợng tích nƣớc ngầm, nƣớc mặt, sụt lún, nứt đất, sạt lở, trôi trƣợt dọc sông, cấu tạo nền đất yếu. Phần lớn diện tích đất trên địa bàn Thủ đô Hà Nội thuộc loại màu mỡ, có giá trị cao cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau, đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp. Theo phân loại phát sinh, đất Hà Nội gồm 5 nhóm chính với 14 đơn vị dƣới nhóm, trong đó có 2 nhóm phân bố ở địa hình đồng bằng và một nhóm nhỏ ở khu vực đồi núi thấp Sóc Sơn. - Nhóm đất cát có diện tích 106,1 ha, chiếm 0,1% diện tích tự nhiên (DTTN) của thành phố. - Nhóm đất phù sa có diện tích lớn nhất - 23.533,3 ha (25,6% DTTN), đƣợc hình thành do quá trình bồi tụ của phù sa sông. Trong nhóm đất phân hoá thành 7 loại với đặc tính khác biệt nhƣng vẫn giữ đƣợc bản chất của phù sa sông Hồng là độ phì cao, các chất tổng số cũng nhƣ dễ tiêu cao hơn so với các loại đất trong cùng 21 nhóm ở các đồng bằng khác. Đặc biệt là đất phù sa trung tính, ít chua có diện tích chiếm ƣu thế với 14.289,7 ha, chiếm 15,5% DTTN, tạo thành trọng điểm canh tác rau và cây thực phẩm, do có lợi thế về thành phần cơ giới nhẹ, thoát nƣớc, có phản ứng trung tính và độ phì tự nhiên cao. - Nhóm đất xám bạc màu có diện tích 14.289,7 ha, chiếm 15,5% DTTN, phân bố ở địa hình lƣợn sóng nhẹ và các bậc thềm sông. Đất đã bị thoái hoá về vật lý và hoá học, nghèo sét, thành phần cơ giới nhẹ, độ phì thấp. Những nơi địa hình thấp, đọng nƣớc giàu hữu cơ, giàu sét hơn, đất ngập nƣớc, hình thành đất xám glây. - Nhóm đất đỏ vàng có diện tích 5.790,0 ha, chiếm 6,3% DTTN, bao gồm đất hình thành từ sản phẩm phong hoá đá gốc, tầng mỏng và đất hình thành từ phù sa cổ, có độ phì khá hơn so với đất xám bạc màu. - Nhóm đất dốc tụ có diện tích 44,2 ha, chiếm 0,05% DTTN. Khác với các nhóm đất nói trên, nhóm đất này hình thành do các sản phẩm phong hoá từ cao xô xuống nơi có địa hình thung lũng nên độ phì của đất rất khác biệt. 2.1.6. Tài nguyên sinh vật Hà Nội có một số kiểu hệ sinh thái đặc trƣng nhƣ hệ sinh thái vùng núi ở Ba Vì, đặc trƣng bởi VQG Ba Vì, hệ sinh thái gò đồi và hệ sinh thái hồ, hệ sinh thái nông nghiệp, hệ sinh thái đô thị... Trong đó, các kiểu hệ sinh thái rừng vùng núi, vùng gò đồi và hồ có tính đa dạng sinh học cao hơn cả. Thảm thực vật trồng chi ếm đại bộ phận DTTN của thành phố, bao gồm những kiểu thảm: - Lúa nƣớc ở vùng đồng bằng bãi bồi và bậc thềm sông. - Các quần xã cây trồng hàng năm - rau màu, cây cảnh ở đồng bằng và cả vùng đồi núi. - Các quần xã cây trồng lâu năm gồm cây ăn quả, chè, dâu tằm, cây cho vật liệu xây dựng và bóng mát; Rừng trồng ở khu vực đồi núi huyện Sóc Sơn, Xuân Mai, Quốc Oai... Công viên với tập đoàn cây bóng mát, cây cảnh trong các khu vực đã đô thị hoá. Về cơ bản, thảm thực vật khu vực Hà Nội đã thay đổi maṇh trong vài trăm năm gần đây . Với đất đai phì nhiêu và những cây trồng vật nuôi đặc sản, nền nông nghiệp vùng ngoại thành Hà Nội có tiềm năng to lớn để phát triển theo định hƣớng nông nghiệp phục vụ đô thị. 22 Khu hệ thực vật, động vật trong các hệ sinh thái đặc trƣng của Hà Nội khá phong phú và đa dạng. Cho đến nay, đã thống kê và xác định có 655 loài thực vật bậc cao, 569 loài nấm lớn (thực vật bậc thấp), 595 loài côn trùng, 61 loài động vật đất, 33 loài bò sát - ếch nhái, 103 loài chim, 40 loài thú, 476 loài thực vật nổi, 125 loài động vật không xƣơng sống thuỷ sinh, 118 loài cá, 48 loài cá cảnh nhập nội). Trong số các loài sinh vật, nhiều loài có giá trị kinh tế, một số loài quý hiếm có tên trong Sách Đỏ Việt Nam. Hà Nội có 48 công viên, vƣờn hoa, vƣờn dạo ở các quận nội thành với tổng diện tích là 138 ha và 377 ha thảm cỏ. Ngoài vƣờn hoa, công viên, Hà Nội còn có hàng vạn cây bóng mát thuộc 67 loại thực vật trồng trên các đƣờng phố. Hệ thống cây xanh đƣờng phố Hà Nội rất đa dạng và phong phú. Trong đó có 25 loài đƣợc trồng tƣơng đối phổ biến. Thƣờng gặp là các loài: bằng lăng, sữa, phƣợng vĩ, săng đào, lim, xẹt, xà cừ, sấu, muồng đen, sao đen, long nhãn, me v.v.. 2.1.7. Kinh tế xã hội Các thống kê trong lịch sử cho thấy dân số Hà Nội tăng nhanh trong nửa thế kỷ gần đây. Vào thời điểm năm 1954, khi quân đội Việt Minh tiếp quản Hà Nội, thành phố có 53 nghìn dân, trên một diện tích 152 km². Đến năm 1961, thành phố đƣợc mở rộng, diện tích lên tới 584 km², dân số 91.000 ngƣời. Năm 1978, Quốc hội quyết định mở rộng thủ đô lần thứ hai với diện tích đất tự nhiên 2.136 km², dân số 2,5 triệu ngƣời.Tới năm 1991, địa giới Hà Nội tiếp tục thay đổi, chỉ còn 924 km², nhƣng dân số vẫn ở mức hơn 2 triệu ngƣời. Trong suốt thập niên 90, cùng việc các khu vực ngoại ô dần đƣợc đô thị hóa, dân số Hà Nội tăng đều đặn, đạt con số 2.672.122 ngƣời vào năm 1999. Sau đợt mở rộng địa giới gần đây nhất vào tháng 8 năm 2008, thành phố Hà Nội có 6,233 triệu dân và nằm trong 17 thủ đô có diện tích lớn nhất thế giới. Theo kết quả cuộc điều tra dân số ngày 1 tháng 4 năm 2009, dân số Hà Nội là 6.451.909 ngƣời, dân số thống kê năm 2010 là 6.913.161 ngƣời. Mật độ dân số trung bình của Hà Nội là 1.979 ngƣời/km². Mật độ dân số cao nhất là ở quận Đống Đa lên tới 35.341 ngƣời/km², trong khi đó, ở những huyện ngoại thành nhƣ Sóc Sơn, Ba Vì, Mỹ Đức, mật độ dƣới 1.000 ngƣời/km². Về cơ cấu dân số, theo số liệu 1 tháng 4 năm 1999, cƣ dân Hà Nội và Hà Tây chủ yếu là ngƣời Kinh, chiếm tỷ lệ 99,1%. Các dân tộc khác nhƣ Dao , Mƣờng, Tày chiếm 0,9%. Năm 2009, ngƣời Kinh chiếm 98,73 % dân số, ngƣời Mƣờng 0,76 % 23 và ngƣời Tày chiếm 0,23 %. Năm 2009, dân số thành thị là 2.632.087 chiếm 41,1%, và 3.816.750 cƣ dân nông thôn chiếm 58,1%. 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp thu mẫu 2.2.1.1. Phương pháp thu mẫu định tính Điều tra thu thập vật mẫu mối đƣợc thực hiện theo tuyến dựa theo phƣơng pháp của Nguyễn Đức Khảm (1976) [14]. Mỗi tuyến khảo sát kéo dài từ 1 đến 3 km, đƣợc thực hiện qua các sinh cảnh khác nhau: rừng nguyên sinh, rừng thứ sinh, rừng trồng và trảng cây bụi (Hình 2). Chúng tôi cũng tiến hành thu mẫu qua các độ cao khác nhau ở vùng núi và vùng đồi trên các đai độ cao: <400 m; 400 – 700 m; 700 – 1000 m và >1000m. Ở khu vực thành phố, mẫu mối đƣợc thu theo các tuyến dọc theo cây hai bên đƣờng. Ngoài ra, chúng tôi cũng tiến hành thu mẫu tại các vƣờn hoa, công viên trong khu vực thành phố. Cách thức thu mẫu: Tìm những nơi có dấy hiệu của mối nhƣ đƣờng mui trên thân cây, các cành cây, gốc cây mục, thảm mục cũng nhƣ trong các tổ nổi, tổ trên cây (Hình 3, A,B). Dụng cụ thu mẫu bao gồm các dụng cụ đào bới (xẻng, tuốc nơ vít, bay), panh mềm, hộp nhựa, dao, ống nhựa đựng mẫu có nút đậy, giấy ghi etyket, sổ nhật kí thu mẫu, máy GPS. Ngoài ra các loài thuộc nhóm mối gỗ khô (Kalotermitidae) nhƣ Neotermes, Cryptotermes, và Glyptotermes thƣờng làm tổ hoàn toàn trong cành hoặc thân cây, do đó chúng tôi dùng dao tách rời các thớ gỗ để thu nhặt mẫu vật. Tại mỗi vị trí thu mẫu sử dụng hộp nhựa để đựng tạm thời những mẩu gỗ bị hại đã lật lên hoặc giữ mối đƣợc tách ra từ cành, thân cây mục, tránh không cho mối bò mất. Sau đó mẫu sẽ đƣợc thu nhặt bởi panh mềm và đƣợc cố định trong các lọ nhựa nhỏ chứa sẵn cồn 70%, có nắp đậy kín, trong đó có etyket ghi địa chỉ và đặc điểm nơi thu mẫu vật. 24 A B C D E F Hình 2.2. Một số sinh cảnh thu mẫu mối trong khu vực Hà Nội (Nguồn: Nguyễn Văn Quảng, 2010) (A. Sinh cảnh rừng nguyên sinh; B. Sinh cảnh rừng thứ sinh; C,D. Sinh cảnh rừng trồng; E, F. Công viên và vườn hoa trong thành phố) 25 Thu tất cả các cá thể mối đang có mặt trên cây sống, cành cây mục, trong các tổ. Ở các vị trí thu mẫu, chúng tôi cố gắng thu đầy đủ các đẳng cấp: mối lính, mối thợ, mối non. Mối lính là đẳng cấp đƣợc sử dụng chủ yếu trong công tác định loại nên đƣợc ƣu tiên trong quá trình thu thập mẫu. Mẫu vật chỉ có ý nghĩa phân loại khi có mối lính. Đặc biệt, có một số loài có nhiều hơn một loại mối lính, do đó cần cố gắng thu đƣợc đầy đủ các dạng hình thái của chúng. Ngoài ra, chúng tôi còn ghi lại những đặc điểm đặc trƣng về sinh cảnh cũng nhƣ điều kiện môi trƣờng tại địa điểm thu mẫu trong nhật ký thu mẫu, nhằm phục vụ cho công tác phân tích về sau. 2.2.1.2. Phương pháp thu mẫu định lượng Chúng tôi đã tiến hành thu mẫu định lƣợng tại các sinh cảnh thuộc khu vực núi Luốt, Xuân Mai, Chƣơng Mỹ, Hà Nội. Có 4 kiểu sinh cảnh đƣợc lựa chọn khác biệt nhau bởi mức độ tác động của con ngƣời thể hiện bằng đặc trƣng của các thảm thực vật trong đó. Cụ thể: - Sinh cảnh Rừng trồng hỗn tạp (RTHT) gồm các loại cây trồng nhƣ keo tai tƣợng, keo lá chàm, thông, phi lao, bạch đàn và một số cây trồng thân gỗ khác. Cây có chiều cao trung bình từ 5 đến 7m và khép tán tốt. - Sinh cảnh Rừng trồng thuần loại (RTTL) đƣợc trồng chỉ một loại cây hoặc keo hoặc phi lao. Cây trong loại rừng này cũng có chiều cao và khép tán giống nhƣ sinh cảnh rừng trồng hỗn tạp. - Sinh cảnh Trảng cỏ (TC) không có cây trồng thân gỗ. - Sinh cảnh Đồi chè (ĐC) trong khu vực canh tác nông nghiệp. Thu mẫu định lƣợng đƣợc tiến hành theo phƣơng pháp của Davies (1997), Eggleton et al. (1997) [43] và Jones et al. (1997) [36]. Tại mỗi sinh cảnh nghiên cứu chúng tôi tiến hành thu mẫu theo đai. Mỗi đai có chiều dài 100m và rộng 2m, đƣợc chia thành 20 ô nhỏ bằng nhau, có diện tích 5m x 2m. Các ô có thể đƣợc đặt ở các vị trí ngẫu nhiên nhằm tăng khả năng bắt gặp các loài mối trong khu vực nghiên cứu. 26 A B C D Hình 2.3. Thu thập mẫu vật mối ngoài tự nhiên (Nguồn: Nguyễn Văn Quảng , 2011) (A,B: Thu mẫu định tính; C,D: Thu mẫu định lượng ) Thu mẫu đƣợc tiến hành trong toàn bộ ô, ở tất cả các loại môi trƣờng sống có khả năng có mối: ở trên bề mặt đất tới độ sâu 5cm, trong các đống mùn bã ở gốc cây, gỗ chất. gốc cây, cành cây và các nhánh nhỏ, bề mặt đá, trong tổ mối (các tổ ngầm, ụ nổi, các tổ carton) và lên đến độ cao 2m trên cây (Hình 2.3, C,D). Thời gian thu mẫu trong mỗi ô nhỏ kéo dài 30 phút (nếu 2 ngƣời thu mẫu) và 1 giờ (1 ngƣời thu). Các mẫu thu đƣợc trong từng ô nhỏ đƣợc định hình tƣơng tự nhƣ thu 27 mẫu định tính và đƣợc bảo quản riêng rẽ. Sau đó mẫu vật đƣợc chuyển về lƣu trữ tại phòng thí nghiệm để phục vụ cho công tác định loại phân tích. 2.2.2. Phương pháp định loại mẫu vật Chúng tôi đã tiến hành phân tích các mẫu vật thu đƣợc trong quá trình điều tra do chúng tôi tiến hành, đồng thời chúng tôi cũng đƣợc phép sử dụng các mẫu do các cán bộ của nhóm nghiên cứu mối thu thập trong các đợt điều tra trƣớc đây lƣu trữ tại phòng thí nghiệm. Các dụng cụ phân tích mẫu đƣợc chúng tôi sử dụng nhƣ: kính lúp hai mắt có trắc vi thị kính để đo kích thƣớc cơ thể mối, panh mềm, đĩa petri, lam kính, giấy thấm mềm, kim mũi mác. Mẫu vật đƣợc quan sát dƣới kính phân tích, xác định các đặc điểm hình thái của mối, đồng thời đo đạc kích thƣớc các bộ phận của mối dựa theo hƣớng dẫn trong tài liệu của Roonwal (1969) [44]. Do mẫu vật đƣợc cố định bằng cồn, thƣờng cứng và khó đặt ở các vị trí thích hợp trong quá trình phân tích, chúng tôi đã sử dụng giấy thấm ƣớt làm đệm để dễ dàng hơn cho việc chỉnh sửa tƣ thế mẫu, thuận lợi cho quan sát các đặc điểm. Kết quả đo đạc, quan sát đặc điểm đặc trƣng của các mẫu đƣợc ghi lại trong sổ phân tích. Các tài liệu định loại chủ yếu đƣợc chúng tôi sử dụng là: - Động vật chí Việt Nam – tập 15 – chuyên khảo về Mối của Nguyễn Đức Khảm (2007) [15]. - Khoá định loại mối vùng Đông phƣơng của Ahmad (1958) [31]. - Mối Thái Lan của Ahmad (1965) [32]. - Mối Malaysia của Thapa (1982) [47], Tho (1992) [48]. - Khu hệ mối của Trung Quốc của Huang Fusheng et al.(2000) [34]. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng một số các tài liệu, khóa định loại khác nhằm mục đích tham khảo. Một số mẫu do không thu đƣợc mối lính, chúng tôi đã tiến hành định loại đến giống, chủ yếu dựa vào đặc điểm hình thái hàm trên mối thợ theo các tài liệu của Ahmad (1950 ) [33] và Sands (1998) [46]. 28 2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu Để tính toán chỉ số đa dạng của các khu vực nghiên cứu chúng tôi sử dụng một số chỉ số đa dạng sinh học để tính toán kết quả nghiên cứu: + Chỉ số đa dạng Shanon – Weiner: nhằm xác định lƣợng thông tin hay tổng lƣợng trật tự (hay bất trật tự) có trong một hệ thống. Chỉ số Shanon - Weiner đƣợc tính bằng cách lấy số lƣợng cá thể của một đơn vị phân loại chia cho tổng số các thể trong mẫu, sau đó nhân với logarit của tỷ số đó. Tổng các đơn vị phân loại cho chỉ số đa dạng Công thức tính 𝐻′ = − 𝑛𝑖 𝑁 𝑙𝑜𝑔𝑒 𝑛𝑖 𝑁 𝑠 𝑖=1 Trong đó: H’: chỉ số đa dạng loài S: số lƣợng loài N: số lƣợng cá thể trong toàn bộ mẫu ni: số lƣợng cá thể của loài i Hai thành phần của sự đa dạng đƣợc kết hợp trong hàm Shanon – Weiner là số lƣợng loài và tính bình quân của sự phân bố các cá thể giữa các loài. Do vậy, số lƣợng loài càng cao thì chỉ số H’ càng lớn và sự phân bố các cá thể giữa các loài càng ngang bằng nhau thì cũng gia tăng chỉ số đa dạng loài đƣợc xác định thông qua hàm số Shanon – Weiner. Từ kết quả tính toán có thể nhận xét về mức độ đa dạng theo các cấp sau đây: - Nếu chỉ số đa dạng > 3: Đa dạng ở mức cao. - Nếu chỉ số đa dạng từ 1 – 3: Đa dạng ở mức khá. - Nếu chỉ số đa dạng < 1: Đa dạng kém và rất kém. + Chỉ số đa dạng Margalef (chỉ số d): là chỉ số đƣợc sử dụng rộng rãi để xác định tính đa dạng hay độ phong phú về loài, chỉ cần biết đƣợc số loài và số lƣợng cá thể trong mẫu đại diện của quần xã. Chỉ số Margalef đƣợc tính bằng cách lấy số loài của đợt thu mẫu chia cho logarit của tổng số cá thể thu đƣợc, theo công thức: 29 d = (S – 1)/logN Trong đó: S: số loài trong mẫu N: tổng số cá thể d: chỉ số đa dạng Margalef + Chỉ số tƣơng đồng Bray – Curtis: Sự tƣơng đồng về thành phần loài giữa các khu vực nghiên cứu đƣợc xác định bằng chỉ số tƣơng đồng Bray – Curtis, theo công thức: 𝐵𝐶𝑖𝑗 = 100 × 1 − 𝑛𝑖𝑘 − 𝑛𝑗𝑘 𝑛𝑖𝑘 − 𝑛𝑗𝑘 Trong đó: BCij: chỉ số tƣơng đồng Bray – Curtis giữa mẫu i và mẫu j. nik: số cá thể của loài k trong mẫu i njk: số cá thể của loài k trong mẫu j Chỉ số Bray - Curtis giữa các khu vực nghiên cứu càng cao thì mức độ tƣơng đồng càng lớn. Các số liệu, kết quả trung bình, đồ thị đƣợc tính toán bằng phần mềm Microsoft Excel 2007. Chỉ số đa dạng đƣợc tình toán nhờ phần mềm Primer V.6. 30 CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Thành phần loài mối tại khu vực Hà Nội Kết quả phân tích 347 mẫu mối thu đƣợc từ 2010 – 2012 tại khu vực Hà Nội đƣợc trình bày trong Bảng 3.1. Chúng tôi đã ghi nhận đƣợc 63 loài mối thuộc 21 giống, 7 phân họ và 3 họ có mặt trong khu vực nghiên cứu. Bảng 3.1. Thành phần loài mối tại khu vực Hà Nội STT Tên khoa học Số loài Tỉ lệ % KALOTERMITIDAE ENDERLIN Kalotermitinae Froggatt 7 11,11 Cryptotermes Banks 1 1,59 1 Cryptotermes domesticus Haviland Glyptotermes Froggatt 5 7,94 2 Glyptotermes almorensis (Gardner) 3 Glypyotermes montanus Kemner + 4 Glyptotermes satsumensis (Masumura) 5 Glyptotermes ceylonicus (Holmgren) + 6 Glyptotermes longnanensis Gao et Zhu + Neotermes Holmgren 1 1,59 7 Neotermes tuberogular Xu et Han + RHINOTERMITIDAE LIGHT Coptotermitinae Holmgren 8 12,70 Coptotermes Wasmann 8 12,70 8 Coptotermes formosanus Shiraki 9 Coptotermes ceylonicus Holmgren 10 Coptotermes travians (Haviland) 31 STT Tên khoa học Số loài Tỉ lệ % 11 Coptotermes curvignathus Holmgren 12 Coptotermes emersoni Ahmad 13 Coptotermes dimorphus Xia et He 14 Coptotermes minutus Li et Huang 15 Coptoterems gestroi Wasmann Heterotermitinae Froggatt 6 9,52 Reticulitermes (Holmgren) 6 9,52 16 Reticulitermes affinis Hsia et Fan + 17 Reticulitermes flaviceps (Oshima) 18 Reticulitermes chinensis Snyder 19 Reticulitermes setous Li et Xiao + 20 Reticulitermes fukiensis Light + 21 Reticulitermes solidimandibulas Li et Xiao + TERMITIDAE WESTWOOD Macrotermitinae Kemner 20 31,75 Macrotermes Holmgren 6 9,52 22 Macrotermes annandalei (Silvestri) 23 Macrotermes barneyi Light 24 Macrotermes guangxiensis Han 25 Macrotermes orthognathus Ping et Xu 26 Macrotermes chebalingensis Ping et Xu 27 Macrotermes sp Odontotermes Holmgren 10 15,87 28 Odontotermes yunnanensis Tsai et Chen 29 Odontotermes malabaricus Holmgren 30 Odontotermes assmuthi Holmgren 31 Odontotermes hainanensis Light 32 Odontotermes formosanus Shiraki 33 Odontotermes angustignathus Tsai et Chen 34 Odontotermes giriensis Roonwal and Chhotani 35 Odontotermes proformosanus Ahmad 32 STT Tên khoa học Số loài Tỉ lệ % 36 Odontotermes latigula Snyder 37 Odontotermes maesodensis Ahmad Hypotermes Holmgren 3 4,76 38 Hypotermes sumatrensis Holmgren 39 Hypotermes makhamensis Ahmad 40 Hypotermes obscuriceps Wassman Microtermes Wasmann 1 1,59 41 Microtermes pakistanicus Ahmad Termitinae Sjostedt 10 15,87 Dicuspiditermes Krishna 1 1,59 42 Dicuspiditermes garthwaitei (Gardner) Pericapritermes Silvestri 4 6,35 43 Pericapritermes nitobei Shiraki 44 Pericapritermes tetraphilus Silvestri 45 Pericapritermes sermarangi Holmgren 46 Pericapritermes latignathus (Holmgren) Procapritermes Holmgren 3 4,76 47 Procapritermes sowerbyi Light 48 Procapritermes mushae Oshima et Maki + 49 Procapritermes minutus Haviland + Pseudocapritermes Kemmer 2 3,17 50 Pseudocapritermes sinensis Ping et Xu 51 Pseudocapritermes planimentus (Yang, Zhu et Huang) Amitermitinae Kemner 2 3,17 Euhamitermes Holmgren 1 1,59 52 Euhamitermes hamatus Holmgren Microcerotermes Silvestri 1 1,59 53 Microcerotermes bugnioni Holmgren Nasutitermitinae Hare 10 15,87 Nasutitermes Dudley 4 6,35 33 STT Tên khoa học Số loài Tỉ lệ % 54 Nasutitermes curtinasus He 55 Nasutitermes medoensis Tsai et Huang 56 Nasutitermes sinensis Gao et Tian 57 Nasutitermes tiangtongensis Zhou et Xu Bulbitermes Emerson 1 1,59 58 Bulbitermes prabhae Krishna Peribulbitermes Li 1 1,59 59 Peribulbitermes dinghuensis Li Havilanditermes Light 1 1,59 60 Havilanditermes atripennis (Haviland) Ahmaditermes Akhtar 1 1,59 61 Ahmaditermes perisinuosus Li et Xiao Aciculioiditermes Ahmad 2 3,17 62 Aciculioiditermes holmgreni Ahmad 63 Aciculioiditermes sarawakensis Ahmad Tổng 63 100 +: loài bổ sung cho khu hệ mối Việt Nam (so với Nguyễn Đức Khảm, 2007) [15] Trong số 21 giống mối có mặt trong khu vực Hà nội, giống có số lƣợng loài nhiều nhất là Odontotermes Holmgren với 10 loài, chiếm 15,87% tổng số loài. Kém hơn một loài là giống Coptotermes Wasmann với 8 loài (12,7% tổng số loài). Tiếp theo là giống Reticulitermes (Holmgren) và Macrotermes Holmgren, mỗi giống có 6 loài (9,52%), giống Glyptotermes Froggatt có 5 loài (7,94%). Các giống có 4 loài, chiếm 6,35% là Pericapritermes Holmgren và Nasutitermes Dudley. Giống Procapritermes Holmgren và Hypotermes Holmgren có 3 loài, chiếm 4,76% tổng số loài trong khu vực nghiên cứu. Cùng có 2 loài (3,17%) là giống Pseudocapritermes Kemmer và Aciculioiditermes Ahmad. Có tới 10 giống mỗi giống chỉ có 1 loài (1,59%), đó là các giống Cryptotermes Banks, Neotermes Holmgren, Microtermes Wasmann, Dicuspiditermes Krishna, Euhamitermes Holmgren, Microcerotermes Silvestri, Bulbitermes Emerson, Peribulbitermes Li, Havilanditermes Light, Ahmaditermes Akhtar. 34 Nhƣ vậy nếu tính theo số lƣợng loài thì 2 giống Odontotermes và Coptotermes là các giống chiếm ƣu thế trong khu vực nghiên cứu (Bảng 3.1). Phân tích thành phần các phân họ, kết quả đƣợc trình bày trong Bảng 3.2 và Hình 3.4. Chúng tôi thấy trong số 7 phân họ, Macrotermitinae Kemner là phân họ chiếm ƣu thế về số lƣợng loài, có tới 20 loài, bằng khoảng 1/3 số loài điều tra, tƣơng đƣơng với 31,75% tổng số loài trong khu vực nghiên cứu. Đứng thứ hai là phân họ Termitinae Sjostedt và Nasutermitinae Hare mỗi phân họ có 10 loài, chiếm Bảng 3.2. Số lượng loài và giống mối của các phân họ tại khu vực nghiên cứu STT Tên khoa học Số loài Số giống sl % sl % KALOTERMITIDAE ENDERLEIN 1 Kalotermitinae Froggatt 7 11,11 3 14,29 RHINOTERMITIDAE LIGHT 2 Coptotermitinae Holmgren 8 12,70 1 4.76 3 Heterotermitinae Froggatt 6 9,52 1 4,76 TERMITIDAE WESTWOOD 4 Macrotermitinae Kemner 20 31,75 4 19,05 5 Termitinae Sjostedt 10 15,87 4 19,05 6 Amitermitinae Kemner 2 3,17 2 9,52 7 Nasutitermitinae Hare 10 15,87 6 28,57 ∑ 63 100 21 100 15,87% số loài, tiếp theo là phân họ Coptotermitinae Holmgren có 8 loài, (12,7%), phân họ Kalotermitinae Froggatt 7 loài (11,11%), phân họ Heterotemitinae Froggatt có 6 loài (9,52%). Phân họ Amitermitinae Kemner có số lƣợng loài ít nhất so với 35 các phân họ khác trong khu vực, 2 loài chiếm 3,17% tổng số loài điều tra. Nhƣ vậy, số lƣợng loài có trong các phân họ giao động khá lớn từ cao nhất (20 loài) đến thấp nhất (2 loài). Nếu xếp theo số loài giảm dần thì thứ tự của các phân họ đƣợc thể hiện nhƣ sau: Macrotermitinae > Termitinae ; Nasutermitinae > Coptotermitinae > Kalotermitinae > Heterotemitinae > Amitermitinae (Hình 3.4). Hình 3.1 Tỉ lệ % số loài của các phân họ mối trong khu vực Hà Nội Khi xem xét số lƣợng các giống có trong phân họ chúng tôi thấy thứ tự của các phân họ có sự thay đổi đáng kể, không tƣơng đồng với thứ tự đƣợc sắp xếp dựa theo số lƣợng các loài có trong phân họ. Mức độ dao động của số giống giữa các phân họ trong khoảng từ 6 giống (cao nhất) đến 1 giống (thấp nhất). Cụ thể: Nasutitermitinae Hare là phân họ đứng đầu về số lƣợng giống (6 giống, tƣơng ứng với 28,57% tổng số giống), đều có 4 giống chiếm 19,05% là các phân họ Macrotermitinae Kemner và Termitinae Sjostedt. Tiếp theo là phân họ Kalotermitinae Froggatt (3 giống, 14,29%) và phân họ Amitermitinae Kemner (2 giống, 9,52%). Hai phân họ Coptotermitinae Holmgren và Heterotermitinae Froggatt là những phân họ có số giống ít nhất, đều chỉ có 1 giống chiếm 4,76%. Theo thứ tự giảm dần của số lƣợng giống, lần lƣợt các phân họ đƣợc sắp xếp nhƣ sau: Nasutitermitinae > Macrotermitinae, Termitinae > Kalotermitinae > Amitermitinae > Coptotermitinae, Heterotermitinae. Kalotermitinae 11% Coptotermitinae 13% Heterotermitinae 9% Macrotermitinae 32% Termitinae 16% Amitermitinae 3% Nasutitermitinae 16% 36 Nhƣ vậy những phân họ phong phú về số lƣợng loài chƣa hẳn đã là những phân họ phong phú về số lƣợng giống và ngƣợc lại. Trong 3 họ mối có mặt tại khu vực nghiên cứu, họ Termitidae Enderlein (còn gọi là họ mối đất) có số lƣợng loài lớn nhất là với 42 loài (chiếm 65,63% tổng số loài) 16 giống (chiếm 76,19% tổng số giống). Họ Coptotermitidae Light (họ mối gỗ ẩm) chỉ gồm 15 loài (23,81%), nhƣng chỉ gồm 2 giống là Coptotermes và Reticulitermes (9,52%). Họ Kalotermitidae Westwood (họ mối gỗ khô) chỉ gồm 7 loài (11,11%) thuộc 3 giống (14,29%) (Cryptotermes, Glyptotermes và Neotermes). Nhƣ vậy họ mối đất chiếm ƣu thế cả về số lƣợng loài và số lƣợng giống so với 2 họ còn lại. Bảng 3.3. Cấu trúc thành phần họ mối khu vực Hà Nội Họ Số loài Số giống Số giống tƣơng ứng với số loài sl % sl % 1 2-4 5-7 8-10 Kalotermitidae (Mối gỗ khô) 7 11,11 3 14,29 2 1 Rhinotermitidae (Mối gỗ ẩm) 14 22,22 2 9,52 1 1 Termitidae (Mối đất) 42 66.67 16 76,19 8 6 1 1 ∑ 63 100 21 100 10 6 3 2 Tỉ lệ % 47,6 28,6 14,3 9,5 Xem xét số lƣợng giống có cùng chung số loài, kết quả trình bày ở Bảng 3.3 còn cho thấy, trong số 3 giống có mặt trong họ mối gỗ khô (Kalotermitidae) có 2 giống chỉ có 1 loài và 1 giống có số loài nằm trong khoảng 5-7 loài, trong khi ở họ mối gỗ ẩm (Rhinotermitidae) có 2 giống có số loài nằm trong khoảng 5 đến 10 loài (giống Reticulitermes 6 loài, Coptotermes 8 loài). Phần lớn số giống trong họ mối 37 đất (Termitidae) có số giống nằm trong khoảng từ 1 đến 4 loài (trong đó có 8 giống chỉ có 1 loài, 6 giống có 2-4 loài) chỉ có 2 giống có từ 5-10 loài. Nếu tính chung cho cả 3 họ mối trong khu vực điều tra chúng tôi nhận thấy có 10 giống (chiếm 47,62% tổng số giống đƣợc phát hiện tại khu vực Hà Nội) chỉ có một loài; có 6 giống có từ 3 đến 4 loài (28,57%) và 3 giống có 5 - 7 loài (14,29%), và chỉ có 2 giống có số lƣợng loài lớn (8 - 10 loài) chiếm số lƣợng khá nhỏ trong tổng số giống ghi nhận tại khu vực nghiên cứu, 9,52%. Qua đó có thể thấy phần lớn số giống mối có số loài tƣơng đối ít. Tính chung trong khu vực nghiên cứu thì mỗi giống có khoảng 3 loài. Khi so sánh với các kết quả nghiên cứu mối đƣợc Nguyễn Đức Khảm và cs. (2007) tổng hợp trong cuốn “Động vật chí Việt Nam” – chuyên khảo về mối [15], thành phần loài mối chúng tôi thu đƣợc tại khu vực Hà Nội bằng 62,4% tổng số loài, 63,6% số giống so với khu hệ mối toàn Việt Nam (Bảng 3.4). Tại khu vực này, chúng tôi cũng tìm thấy 3/4 số họ và 7/8 số phân họ mối phân bố ở Việt Nam. Dẫn liệu thu đƣợc cho thấy mối khu vực Hà Nội có tiềm năng đa dạng cao. Ngoài ra khi đối chiếu với tài liệu của Nguyễn Đức Khảm và cs.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluanvanthacsi_chuaphanloai_179_9675_1870041.pdf
Tài liệu liên quan