Luận văn Nghiên cứu thực trạng rừng trồng sản xuất của huyện Định Hoá – Thái Nguyên và đề xuất các giải pháp phát triển

MỤC LỤC

Trang

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương I. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3

1.1 Trên thế giới 3

1.1.1. Những nghiên cứu về lập địa 3

1.1.2. Những nghiên cứu về giống 4

1.1.3. Những nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ 4

1.1.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của bón phân đến sinh trưởng và năng suất rừng trồng5

1.1.5. Nghiên cứu về chính sách, thị trường 5

1.2. Ở Việt Nam 7

1.2.1. Nghiên cứu về lập địa 8

1.2.2. Nghiên cứu về giống 9

1.2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp làm đất 10

1.2.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến năng suất rừngtrồng11

1.2.5. Nghiên ảnh hưởng của mật độ đến năng suất rừng trồng 13

1.2.6. Nghiên cứu về chính sách, kinh tế và thị trường 15

1.3. Đánh giá chung 16

Chương 2. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘIHUYỆN ĐỊNH HOÁ18

2.1. Điều kiện tự nhiên 18

2.1.1. Vị trí địa lý 18

2.1.2. Khí hậu, thuỷ văn 18

2.1.3. Đặc điểm địa hình 19

2.1.4. Tài nguyên đất đai 19

2.1.5. Hiện trạng đất đai và tài nguyên Rừng 21

2.2. Điều kiện kinh tế-xã hội 22

2.2.1. Dân số và lao động 22

2.2.2. Cơ cấu tổ chức ngành Lâm nghiệp của huyện Định Hóa 23

2.2.3. Giao thông và cơ sở hạ tầng 23

2.2.4. Văn hóa – giáo dục 24

2.2.5. Thu nhập và đời sống 24

Chương 3. MỤC TIÊU, ĐỐI TưỢNG, GIỚI HẠN, NỘI DUNG

VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU26

3.1. Mục tiêu nghiên cứu 26

3.1.1. Mục tiêu chung 26

3.1.2. Mục tiêu cụ thể 26

3.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 26

3.3. Nội dung nghiên cứu 27

3.3.1. Tìm hiểu quá trình phát triển rừng trồng sản xuất ở huyện Định Hóa27

3.3.2. Tổng kết đánh giá các mô hình rừng trồng sản xuất ở huyện Định Hoá27

3.3.3. Thị trường, chế biến và sử dụng lâm sản của huyện 27

3.3.4. Đánh giá ảnh hưởng của chính sách và thị trường tới phát

triển rừng trồng sản xuất ở huyện Định Hoá27

3.3.5. Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển trồng rừng sản xuất

ở huyện Định Hoá27

3.4. Phương pháp nghiên cứu 28

3.4.1. Quan điểm nghiên cứu và cách tiếp cận của đề tài 28

3.4.2. Phương pháp nghiên cứu tổng quát. 28

3.4.3. Phương pháp nghiên cứu cụ thể 29

Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 35

4.1. Tìm hiểu quá trình phát triển rừng trồng sản xuất 35

4.1.1. Các giai đoạn phát triển rừng trồng sản xuất 35

4.1.2. Nguồn vốn, mục tiêu và cơ cấu cây trồng rừng sản xuất ở Huyện Định Hóa36

4.1.3. Diện tích rừng trồng và rừng sản xuất ở huyện Đinh Hóa 39

4.2. Tổng kết đánh giá các mô hình trồng rừng sản xuất trong huyện 43

4.2.1. Loài cây 43

4.2.2. Các biện pháp kỹ thuật đã áp dụng trong các mô hình 45

4.2.3. Tình hình sinh trưởng và năng suất của các mô hình điển hình 48

4.2.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế-xã hội và môi trường của các mô hình điển hình.49

4.2.4.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế 49

4.2.4.2. Đánh giá về hiệu quả xã hội 54

4.2.4.3. Đánh gía hiệu quả môi trường 55

4.2.4.4. Đánh giá hiệu quả tổng hợp 56

4.3. Tình hình chế biến sử dụng gỗ và thị trường tiêu thụ sản phẩm. 57

4.3.1. Tình hình chế biến sử dụng gỗ 56

4.3.2. Thị trường lâm sản rừng trồng huyện Định Hoá-Thái Nguyên 59

4.4. Đánh giá ảnh hưởng của các chính sách và thị trường tới phát

triển rừng trồng sản xuất tại huyện Định Hoá60

4.4.1. Ảnh hưởng của các chính sách tới phát triển rừng trồng sản

xuất ở huyện Định Hóa60

4.4.2. Đánh giá ảnh hưởng của thị trường lâm sản đến phát triển rừng

trồng sản xuất huyện Định Hoá-Thái Nguyên81

4.5. Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển trồng RSX ở huyện Định Hoá.84

4.5.1. Những quan điểm và định hướng chung 84

4.5.2. Các giải pháp về kỹ thuật 85

4.5.3. Các giải pháp về chính sách và thể chế 87

4.5.4. Các giải pháp về kinh tế- xã hội 90

4.5.5. Các giải pháp về thông tin, tuyên truyền và phổ cập 91

Chương 5. KẾT LUẬN TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 94

5.1. Kết luận 94

5.1.1. Quá trình phát triển trồng rừng sản xuất ở huyện Định Hoá 94

5.1.2. Tổng kết đánh giá các mô hình rừng trồng sản xuất điển hình 94

5.1.3. Ảnh hưởng của chính sách tới phát triển rừng trồng sản xuất 95

5.1.4. Ảnh hưởng của thị trường tới phát triển rừng trồng sản xuất. 95

5.1.5. Một số giải pháp phát triển rừng trồng sản xuất ở huyện 96

5.2. Tồn tại 96

5.3. Kiến nghị 97

TÀI LIỆU THAM KHẢO 98

PHỤ LỤC

pdf126 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5406 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu thực trạng rừng trồng sản xuất của huyện Định Hoá – Thái Nguyên và đề xuất các giải pháp phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m trường Định Hóa:Bón lót 100g NPK 5:10:3 và bón thúc 100g NPK 5:10:3 9 Chăm sóc Năm 1: Chăm sóc 2 lần ( tháng 7 và tháng 11) Năm 2 và 3: chăm sóc 2 lần vào các tháng 4-5; 10-11. 10 Khai thác Khai thác trắng . Kết quả thống kê ở bảng 4.8 cho thấy: - Xử lý thực bì theo phương thức phát dọn toàn diện trước khi trồng 1 tháng; làm đất đào hố cục bộ sử dụng phương pháp thủ công theo đường đồng mức, kích thước hố 30x30x30cm cho hầu hết các loài cây. Đối với rừng trồng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 47 trồng rừng dự án 661, trong khi phát dọn còn giữ lại những loài cây bản địa tái sinh để phát triển rừng trồng hỗn loài. - Giống cây trồng: Trước năm 1998, các loài được trồng bằng cây con tạo ra từ hạt với nguồn giống xô bồ, chưa được cải thiện. Từ năm 1998 đến nay cây giống được kiểm soát kỹ càng hơn, sử dụng các giống đã được công nhận là giống TBKT như Keo Lai BV10; BV16 và BV32 sản xuất băng phương pháp giâm hom và phương pháp tạo cây con từ hạt. Keo tai tượng ST.51.01, tạo cây con từ hạt cũng có xuất xứ rõ ràng và đã được chọn lọc. Tuy nhiên, mới chỉ tập trung vào các loại giống Keo, còn các loài khác thì giống vẫn chưa được cải thiện như Mỡ… - Kỹ thuật trồng: chủ yếu trồng rừng bằng cây con có bầu, trồng vào đầu mùa mưa (vụ Hè-Thu). Cuốc hố quy định là 30cmx30cmx30cm nhưng thực tế chỉ đạt 25x25x25cm. Bón lót thường sử dụng loại phân NPK tổng hợp, bón lót mỗi hố 100g và bón thúc năm thứ 2: 100g. - Kỹ thuật chăm sóc: mỗi năm chăm sóc 2 lần, chủ yếu là phát dọn thực bì toàn diện, xới xáo quanh gốc mỗi năm 1 lần. vấn đề phòng chống sâu bệnh chưa được quan tâm. Nhìn chung, các biện pháp kỹ thuật đang được sử dụng tuy mới chỉ là những kỹ thuật cơ bản nhưng cũng đã cho thấy hoạt động trồng rừng sản xuất của huyện Định Hóa có những nỗ lực rõ rệt, chuyển dần từ quảng canh sang bán thâm canh hoặc thâm canh. Có thể thấy rõ bước chuyển này từ sau 1998, bắt đầu từ dự án trồng rừng sản xuất dự án 661. Về công tác giống, đã sử dụng các giống đã được chọn lọc và công nhận là giống TBKT và giống Quốc gia. Suất đầu tư trồng rừng cũng cao hơn từ khâu xử lý thực bì, làm đất, bón phân cho tới chăm sóc. Những nội dung kỹ thuật trồng rừng đang áp dụng hiện nay mới chỉ đáp ứng được những yêu cầu tối thiểu trong trồng rừng. Vấn đề này đặt ra một thách thức khá lớn cho trồng rừng sản xuất của huyện Định Hóa nói riêng và trồng rừng kinh tế nói chung, đòi hỏi phải có những nghiên cứu cụ thể hơn nữa để có thể áp dụng cho từng đối tượng loài cây và lập địa cụ thể sao cho có hiệu quả nhất. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 48 4.2.3. Tình hình sinh trưởng và năng suất của các mô hình điển hình. Kết quả điều tra cho thấy, trồng rừng sản xuất ở Định Hoá hiện nay mới chỉ tập trung vào các loài cây chủ yếu như: Keo lai, Keo tai tượng, Mỡ, với mục tiêu chính là cung cấp gỗ trụ mỏ, nguyên liệu giấy, dăm, bao bì,…Một số mô hình mới được triển khai trên diện hẹp và vẫn trong giai đoạn thử nghiệm như: Vối thuốc, Trám trắng, Dùng phấn,…với phương thức trồng thuần loài hay hỗn loài. Cũng từ khảo sát thực tế cho thấy trên địa bàn hiện có 3 mô hình đã có trữ lượng phổ biến và đang có xu hướng nhân rộng: + Keo lai trồng thuần loài (7 năm tuổi). + Mỡ thuần loài (10 năm tuổi). + Keo tai tượng thuần loài (8 năm tuổi). Các mô hình này đã có được vị trí và vai trò nhất định trong phát triển lâm nghiệp và kinh tế xã hội của huyện, do đó trong phạm vi nghiên cứu này sẽ đi sâu vào đánh giá hiệu quả của 03 mô hình này. Từ các số liệu điều tra và tính toán, kết quả về sinh trưởng cũng như trữ lượng cây đứng của các mô hình điển hình đã được tổng hợp ở bảng 4.9. Bảng 4.9. Sinh trưởng và đánh giá trữ lượng cây trồng STT Mô hình Tuổi cây Số cây/ha D1.3 (cm) Hvn (m) Dt (m) M (m3/ha) ∆M (m3/ha/năm) 1 Keo lai thuần 7 1723 12,13 17,15 2,36 166,82 23,80 2 Mỡ thuần 10 1330 12,09 16,74 2,45 128,26 12,09 3 Keo tai tượng thuần loài 8 1570 12,92 17,90 3,91 184,66 23,08 Qua kết quả bảng 4.9 cho thấy: Sinh trưởng đường kính của Keo lai thuần loài tuổi 7 có D1.3 = 12,13(cm). Mỡ trồng thuần loài tuổi 10 có D1.3= 12,09(cm), và Keo tai tượng tuổi 8 có D1.3= 12,92(cm). Sinh trưởng chiều cao của các loài cây trong mô hình cụ thể như sau: Keo lai có Hvn= 17,15(m), Mỡ thuần loài có Hvn= 16,74(m), Keo tai tượng có Hvn= 17,90(m). Thông qua các chỉ tiêu đường kính tán có thể dự đoán khả năng cải thiện điều kiện sinh thái môi trường bởi đây là nhân tố quyết định đến khả năng giữ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 49 nước của rừng. Sinh trưởng đường kính tán của loài Keo tai tượng là lớn nhất (3,91m). Mỡ trồng thuần loài có sức sinh trưởng đường kính tán là (2,45m) và Keo lai là (2,36m). Keo tai tượng vốn là loài có tán rộng nên khả năng sinh trưởng đường kính tán của Keo tai tượng lại cao hơn Keo lai. 4.2.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế-xã hội và môi trường của các mô hình điển hình. 4.2.4.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế. * Dự toán chi phí cho 1 ha rừng trồng của các mô hình Việc xác định kinh phí đầu tư cho một ha rừng trồng bao gồm các loại chi phí trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng trồng từ năm thứ nhất cho đến hết chu kỳ kinh doanh. Căn cứ vào định mức trồng rừng của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn, căn cứ vào quyết định số 149/1998-QĐ TTg ngày 21 tháng 8 năm 1998 của Thủ Tướng Chính phủ về việc phê duyệt dự án quy hoạch phát triển Lâm Nghiệp vùng gỗ trụ mỏ Đông Bắc đến năm 2010 từ nguồn vốn vay ưu đãi của Chính Phủ với lãi xuất 0.45%/tháng ( 5,4%/năm), căn cứ vào các số liệu, tài liệu thu thập từ thực tế sản xuất kinh doanh trồng rừng và nhiều tài liệu liên quan khác. Đề tài tiến hành tính tổng chí phí gồm cả lãi vay ngân hàng cho một ha rừng trồng cho cả 3 loài cây đến hết chu kỳ kinh doanh theo lãi xuất quy định nêu trên, kết quả được thể hiện tại bảng 4.10. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 50 Bảng: 4.10. Tổng chi phí 1 ha rừng trồng trong các mô hình đến hết chu kỳ kinh doanh Mô hình Năm Dự toán (đồng) Lãi xuất Số tháng Trả lãi (đồng) Cộng (đồng) Keo Lai 1 7,511,082 0,45% 84 2,839,188 10,350,270 2 1,599,948 0,45% 72 518,383 2,118,331 3 596,780 0,45% 60 161,131 757,911 4 100,000 0,45% 48 21,600 121,600 5 100,000 0,45% 36 16,200 116,200 6 100,000 0,45% 24 10,800 110,800 7 100,000 0,45% 12 5,400 105,400 Dự phòng 1,010,780 0,45% 12 54,582 1,065,362 Tổng 11,118,590 3,627,284 14,745,874 Mỡ 1 7,500,266 0,45% 120 4,050,143 11,550,409 2 2,147,408 0,45% 108 1,043,640 3,191,048 3 753,042 0,45% 96 325,314 1,078,356 4 100,000 0,45% 84 37,800 137,800 5 100,000 0,45% 72 32,400 132,400 6 100,000 0,45% 60 27,000 127,000 7 100,000 0,45% 48 21,600 121,600 8 100,000 0,45% 36 16,200 116,200 9 100,000 0,45% 24 10,800 110,800 10 100,000 0,45% 12 5,400 105,400 Dự phòng 1,110,716 0,45% 12 59,978 1,170,694 Tổng 12,211,432 5,630,275 17,841,707 Keo Tai tƣợng 1 7,810,616 0,45% 96 3,374,186 11,184,802 2 2,332,668 0,45% 84 881,748 3,214,416 3 818,302 0,45% 72 265,129 1,083,431 4 100,000 0,45% 60 27,000 127,000 5 100,000 0,45% 48 21,600 121,600 6 100,000 0,45% 36 16,200 116,200 7 100,000 0,45% 24 10,800 110,800 8 100,000 0,45% 12 5,400 105,400 Dự phòng 1,166,158 0,45% 12 62,972 1,229,130 Tổng 12,627,744 4,665,035 17,292,779 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 51 Qua bảng 4.10. cho thấy tổng dự toán chi phí cho 1 ha rừng trồng trong các mô hình đến hết chu kỳ kinh doanh như sau: Mô hình Keo lai tổng dự toán với chu kỳ 7 năm chi phí ít nhất là: 14,745,874đ/ha, tiếp đến là mô hình Keo tai tượng chu kỳ 8 năm là: 17,292,779đ/ha, chi phí cao nhất là mô hình Mỡ chu kỳ 10 năm là: 17,841,707đ/ha. * Dự toán thu nhập một ha rừng trồng trong các mô hình Căn cứ vào quyết định số 917QĐ/TCT – LN ngày 28/9/2006 của Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam về việc cấp phép khai thác rừng trồng kinh tế các đơn vị thuộc Tổng công ty Lâm nghiệp, căn cứ vào biểu tính phân loại sản phẩm và giá đơn vị thực tế của từng loại sản phẩm đính kèm văn bản số 488/CT-KT ngày 6/9/2004, để xây dựng tính thu nhập cho 1ha rừng trồng trong các mô hình và được tổng hợp ở bảng 4.11. Bảng 4.11. Bảng tính thu nhập cho 01ha rừng trồng của các mô hình Sản phẩm Đơn vị tính Số lượng Đơn giá (đồng) Thành tiền (đồng) I. Mô hình Keo lai thuần loài 166,82 - Trữ lượng gỗ cây đứng M3/ha 150,13 - Gỗ thương phẩm (72%) M3/ha 120,10 500.000 60,050,000 - Củi (18%) ster 30,03 75.000 2,252,250 Tổng thu 62,302,250 II. Mô hình Mỡ thuần loài 128,26 - Trữ lượng gỗ cây đứng M3/ha 109,02 - Gỗ thương phẩm (66%) M3/ha 84,65 650.000 55,022,500 - Củi (19%) ster 24,37 75.000 1,827,750 Tổng thu 56,850,250 III. Mô hình Keo tai tƣợng 184,66 - Trữ lượng gỗ cây đứng M3/ha 166,19 - Gỗ thương phẩm (75%) M3/ha 138,49 550.000 76,169,500 - Củi (15%) ster 27,7 75.000 2,077,500 Tổng thu 78,247,000 Từ kết quả dự toán tổng chi phí và thu nhập cho 1 ha rừng trồng trong 3 mô hình ở khu vực nghiên cứu được tổng hợp ở các bảng 4.11. Đề tài tiến hành cân đối thu chi cho 1ha rừng trồng và được tổng hợp ở bảng 4.12. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 52 Bảng 4.12. Bảng cân đối thu nhập và chi phí cho 1 ha rừng trồng trong các mô hình. (Đơn vị tính: đồng) Mô hình Tổng thu nhập Chi phí Cân đối (+,-) Tổng chi Chi khâu tạo rừng Chi khâu chặt hạ, thuế đất 1. Keo lai 62.302.250 25.254.974 14.745.874 10.509.100 37.047.276 2. Mỡ 56.850.250 25.473.107 17.841.707 7.631.400 31.377.143 3.Keo TT 78.247.000 28.926.079 17.292.779 11.633.300 49.320.921 Kết cấu bảng cân đối được diễn giải như sau: Tổng thu nhập được cộng từ tiền bán gỗ và củi khi khai thác, tổng chi phí bao gồm các chi phí khâu tạo rừng và chi phí khâu khai thác rừng, tiêu thụ tại bãi 1. Chi phí tạo rừng gồm: các chi phí từ công đoạn gieo ươm đến khi rừng trồng được khai thác và chi phí trả lãi vay ngân hàng. Chi phí khâu khai thác, tiêu thụ bãi một gồm: các chi phí thiết kế khai thác rừng, chặt hạ, vận xuất, xếp đống, bảo vệ gỗ, thuế đất, cộng các khâu trong chi phí này là 70.000đ/m3. Bằng phương pháp hạch toán trực tiếp, hay còn gọi là phương pháp hạch toán tĩnh, nếu cân đối bằng 0 thì công tác kinh doanh rừng trồng của các mô hình hoà vốn (tổng thu nhập bằng tổng chi phí), nếu lớn hơn 0 thì có lãi, cân đối nhỏ hơn 0 thì kinh doanh rừng trồng lỗ vốn. Kết quả tổng hợp ở biểu 4.12 cho thấy tất cả các mô hình kinh doanh đều có lãi, cụ thể mô hình Keo lai sau chu kỳ kinh doanh là 7 năm có lãi đạt 37,047,276(đồng/ha), mô hình Mỡ thuần loài 10 năm là 31,377,143(đồng/ha) và chu kỳ 8 năm với mô hình Keo tai tượng cho thu nhập cao nhất là là 49,320,921(đồng/ha). Ngoài phương pháp hạch toán trực tiếp nói trên, đề tài sử dụng phần mềm Exel để tính hiệu quả kinh doanh theo phương pháp động là phương pháp tính có quan tâm đến giá trị tiền tệ theo thời gian, xác định NPV, BCR, IRR kết quả được tổng hợp ở bảng 4.13. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 53 Bảng 4.13. Biểu dự đoán kết quả kinh tế cho 1 ha rừng trồng trong các mô hình Mô hình NPV (đồng) BCR (đồng/đồng) IRR (%) 1. Keo lai 26.466.972 2,58 33 2. Mỡ 18.927.658 2,28 19 3. Keo tai tượng 32.907.535 2,81 31 Số liệu tính toán ở bảng 4.13 ta thấy giá trị hiện tại thuần của các mô hình đề có (NPV)>0. Ở mô hình Keo lai thuần loài giá trị hiện tại thuần NPV=26.466.972(đồng), mô hình Keo tai tượng thuần loài có giá trị hiện tại thuần NPV =32.907.535(đồng) và mô hình Mỡ có NPV = 18.927.658(đồng). Như vậy, chu kỳ kinh doanh ở 3 mô hình trên chấp nhận được và thực tế người trồng rừng đã có lãi tại thời điểm khai thác. Tỷ lệ thu nhập trên chi phí (BCR) ở mô hình Keo lai đạt 2,58(đồng), mô hình Mỡ đạt 2,28(đồng) và mô hình Keo tai tượng đạt 2,81(đồng). Keo tai tượng là mô hình có giá trị thu nhập cao. Từ kết quả phân tích này cho thấy việc đầu tư vào các khâu tạo rừng và chăm sóc rừng ở giai đoạn đầu của chu kỳ kinh doanh là vấn đề cần phải được xem xét nghiêm túc. Đây là cơ sở quan trọng khi đề xuất các giải pháp kỹ thuật lâm sinh cũng như cách bón phân, chăm sóc rừng trồng, chọn giống, chọn loài. Tỷ xuất thu hồi vốn nội bộ (IRR) cho biết khả năng thu hồi vốn đầu tư, hay nó phản ánh mức độ quay vòng của vốn đầu tư trong nội bộ chu kỳ. Ở mô hình Keo lai tỷ suất thu hồi vốn nội bộ IRR đạt 33%, ở mô hình Mỡ tỷ suất thu hồi vốn nội bộ IRR đạt 19% và ở mô hình Keo tai tượng tỷ suất thu hồi vốn nội bộ IRR đạt 31%. Như vậy, ở cả 3 mô hình đều có tỷ suất thu hồi vốn nội bộ IRR lớn hơn lãi suất đầu tư ưu đãi (5,4%/năm) nên có hệ số an toàn nhất định để kinh doanh có lãi. Tuy nhiên, nếu xét hiệu qủa kinh tế của các mô hình trên thực tế thì hiệu quả của các mô hình sẽ cao hơn. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện, các hộ dân trồng rừng còn tự bỏ công lao động đầu tư vào các mô hình cao hơn dự đoán nên giá trị thực thu sẽ bao bồm cả tiền nhân công. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 54 4.2.4.2. Đánh giá về hiệu quả xã hội. Hiện nay trên thực tế có rất nhiều chỉ tiêu để đánh giá về hiệu quả xã hội của công tác trồng rừng như sau: - Một là đánh giá về mức độ chấp nhất của người dân đối với loài cây trồng (về khả năng đáp ứng nhu cầu trước mắt, khả năng đầu tư và áp dụng kỹ thuật), - Hai là hiệu quả giải quyết việc làm. - Ba là khả năng phát triển của rừng trồng được thể hiện thông qua chất lượng rừng trồng, năng xuất rừng trồng, thị trường tiêu thụ và giá trị hàng hóa bán ra thị trường. Thực tế cho thấy những mô hình rừng trồng nào đem hiệu quả kinh tế cao sẽ thu hút được người dân tham gia nhiều và đó là những mô hình có hiệu quả xã hội cao. Do giới hạn về điều kiện thực hiện đề tài nên việc đánh giá hiệu qủa xã hội ở đây chủ yếu thông qua hiệu quả giải quyết việc làm, nó thể hiện số công lao động đầu tư vào mỗi ha để thực hiện từ khâu trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng trong cả chu kỳ kinh doanh đến khi khai thác sử dụng. Nếu số ngày công lao động lớn thì hiệu quả giải quyết công ăn việc làm cao. Bên cạnh đó, thông qua biểu phỏng vấn hộ gia đình để đánh gia mức độ chấp nhận của người dân đối với loài cây trồng, số liệu được tổng hợp ở bảng 4.14. Bảng 4.14. Mức độ tham gia của người dân vào hoạt động lâm nghiệp Mô hình Mật độ trồng (cây/ha) Chu kỳ (năm) Tổng Công/chu kỳ Trung bình (công/ha/năm) Keo lai 2.220 7 239,8 34,20 Mỡ 2.220 10 281,8 35,22 Keo TT 2.220 8 278,7 27,87 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 55 Qua bảng 4.14 cho thấy, tổng số công lao động trên 1ha cho cả chu kỳ kinh doanh của mô hình Keo lai là 239,8 (công), mô hình Keo tai tượng là 278,7 (công) và mô hình có số công lao động lớn nhất là mô hình Mỡ trồng thuần loài là 281,8. Để đánh giá mức độ chấp nhận của người dân đối với 3 mô hình rừng trồng, đề tài đã phỏng vấn 25 hộ dân ở từng địa điểm mô hình cho thấy trên 93% người dân địa phương vẫn muốn trồng Keo tai tượng và Keo lai (chi tiết xem phụ biểu 08), nguyên nhân là do 2 loài này có khả năng sinh trưởng nhanh, chu kỳ kinh doanh ngắn, ở những nơi đất xấu Keo vẫn có khả năng sinh trưởng tốt. 4.2.4.3. Đánh giá hiệu quả môi trường. Hiệu quả bảo vệ môi trường sinh thái của rừng được thể hiện qua nhiều mặt như: bảo vệ đất, chống xói mòn, điều tiết nguồn nước, cải thiện điều kiện khí hậu,... trong phạm vi giới hạn của nghiên cứu này chỉ xem xét hiệu quả bảo vệ môi trường ở khía cạnh bảo vệ đất và chống sói mòn bề mặt. Các mô hình trồng rừng hầu hết là các loài cây mọc nhanh, đến năm thứ 3 bắt đầu giao tán, công việc chăm sóc, sới xáo cũng chỉ thực hiện đến năm thứ 3 là kết thúc, do đó tác dụng của lớp thảm tươi có khả năng hạn chế sói mòn bề mặt. Vật rơi rụng của thực vật là nguồn hữu cơ đáng kể trả lại cho đất. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Huy Sơn (1999) thì Keo tai tượng trồng với mật độ 1660cây/ha từ tuổi 6-8 có thể trả lại cho đất từ 10,1-10,9 tấn vật rơi rụng/ha/năm. Như vậy, ngoài việc cung cấp các chất dinh dưỡng cho đất nhờ phân huỷ vật rơi rụng, khối lượng lá lớn trên mặt đất cũng làm giảm tốc độ dòng chảy, hạn chế xói mòn rất lớn. Ngoài ra, rễ các loài Keo còn có khả năng cải thiện độ phì của đất. Cũng theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Huy Sơn (1999) rễ Keo tai tượng có thể cung cấp cho đất từ 34-76kg N/ha/năm. Như vậy, rõ ràng rừng trồng cũng có khả năng phòng hộ chống xói mòn đất khá hiệu quả cũng như khả năng cải thiện độ phì của đất khá rõ ràng. Hiệu quả phòng hộ có tác dụng bảo vệ của rừng đối với môi trường của các mô hình điển hình rừng trồng sản xuất tại huyện Định Hoá được trình bày trong bảng 4.15. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 56 Bảng 4.15. Điểm đo khả năng phòng hộ của các mô hình Mô hình ÔTC Điểm thành phần cơ giới Điểm độ dốc Điểm độ tàn che và độ che phủ Tổng điểm Đánh giá Keo lai 1 20 25 6 39 TB 2 20 20 8 32 TB 3 20 25 8 37 TB TB 20 25 8 37 TB Mỡ 1 20 25 8 37 TB 2 20 25 6 35 TB 3 20 25 4 46 Kém TB 20 25 8 37 TB Keo tai tượng 1 20 20 8 32 TB 2 20 20 8 27 Tốt 3 20 20 10 30 TB TB 20 20 8 32 TB Qua bảng 4.15 có thể thấy hiệu quả phòng hộ của các mô hình rừng trồng sản xuất tại huyện Định Hoá ở mức trung bình, sự sai khác về khả năng phòng hộ của từng ÔTC trong mỗi mô hình là không đáng kể, tuy nhiên nếu chỉ xét đến tiêu chí độ tàn che và độ che phủ thì mô hình rừng trồng Keo tai tượng có khả năng phòng hộ tốt nhất, do độ tàn che và che phủ của tán rừng Keo tai tượng lớn hơn các loài còn lại và độ dốc của khu trồng rừng nhỏ. Đối với mô hình trồng Mỡ thuần loài, các chỉ tiêu về cấp phòng hộ kém vì đường kính tán lá bình quân nhỏ (bảng 4.9) nên độ tàn che của cây Mỡ thấp, khả năng phòng hộ kém. 4.2.4.4. Đánh giá hiệu quả tổng hợp. Hiện nay có nhiều ý kiến đưa ra các tiêu chí đánh giá một cách tổng hợp các hiệu quả kinh tế, xã hội và sinh thái môi trường. Trong phạm vi nghiên cứu này, việc đánh giá hiệu quả tổng hợp thông qua một số chỉ tiêu thể hiện ở bảng 4.16. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 57 Bảng 4.16. Chỉ số hiệu quả tổng hợp của các mô hình Chỉ tiêu Tối ưu Trị số tối ưu Mô hình Keo lai Mỡ Keo TT NPV Max 32.907.535 26.466.972 18.927.658 32.907.535 BCR Max 2,81 2,58 2,28 2,81 IRR Max 33 33 19 31 CLĐ Max 281,8 239,8 281,8 278,7 Tổng chi phí Min 28.926.079 25.254.974 25.473.107 28.926.079 Tổng thu nhập Max 78.247.000 62.302.250 56.850.250 78.247.000 Cấp PH Min 32 37 32 37 Ect 1 0,83 0,79 0,89 Qua bảng 4.16 cho thấy, nhìn chung các mô hình rừng trồng tại huyện Định Hoá có chỉ số Ect không quá thấp. Mô hình rừng trồng Keo tai tượng thuần loài có hiệu quả cao nhất (Ect=0.89) tiếp đó đến mô hình Keo lai thuần loài (Ect=0.83) và mô hình Mỡ thuần loài (Ect=0,79) và kết quả này cũng phù hợp với tình hình phát triển trồng rừng sản xuất hiện nay của huyện Định Hoá. Như vậy, thông quả chỉ số Ect ta thấy rằng mô hình Keo tai tượng trồng thuần loài đạt được hiệu quả cao nhất với Ect=0,89 về kinh tế cũng như về mặt xã hộ và môi trường, cho nên cần được khuyến khích nhân rộng trong thời gian tới. 4.3. Tình hình chế biến sử dụng gỗ và thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm. 4.3.1. Tình hình chế biến sử dụng gỗ. - Ở huyện Định Hoá-Thái Nguyên hiện nay đa số các cơ sở sản xuất đều có quy mô nhỏ số lượng công nhân làm việc không nhiều, chủ yếu là hợp đồng theo thời vụ và công việc, kết quả điều tra khảo sát được thể hiện ở bảng 4.17. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 58 Bảng 4.17: Kết quả điều tra, khảo sát một số cơ sở chế biến và sử dụng gỗ rừng trồng của huyện Định Hoá-Thái Nguyên Một số thông tin và dữ liệu Nhà máy sản xuất ván dăm Thái Nguyên Xưởng chế biến lâm sản Định Hoá-Thái Nguyên Các xưởng tư nhân 1.Địa điểm Phường Lưu Xá- TPTN Thị trấn Chợ Chu - Định Hoá Tập trung tại thị trấn Chợ Chu và trên địa bàn các xã vùng thấp 2. Quy mô Quy mô lớn, đang mở rộng quy mô sản xuất Quy mô nhỏ chủ yếu xẻ ván, cắt khúc phân loại Quy mô nhỏ 3. Cơ sở vật chất Mặt bằng rộng, thiết bị hiện đại, bán cơ giới của Trung Quốc; đang xây dựng xưởng chế biến ván ép. Thiết bị nhỏ, bán cơ giới Mặt hàng sản xuất hẹp, thiết bị nhỏ 4.Lao động 50 Lao động thường xuyên và nhiều lao động thời vụ 8 Lao động thường xuyên và nhiều lao động thời vụ 3 – 5 lao động thường xuyên 5. Loại gỗ rừng trồng sử dụng Các loại Keo, Mỡ, Bạch đàn,... Các loại Keo, Mỡ, Trám, Lát,... Các loài keo, cây trồng phân tán,... cây ăn quả.. 6.Sản phẩm và tiêu thụ Ván dăm,sử dụng nội tỉnh và xuất ra các tỉnh khác Gỗ xẻ, gỗ tròn sử dụng tại chỗ và xuất ra các tỉnh khác. Đồ mộc gia dụng dạng sơ chế và tinh chế, tiêu thụ tại chỗ. 7.Khó khăn Tìm kiếm thị trường sản phẩm Nguồn nguyên liệu đầu vào không thường xuyên Đầu ra giá thành cao Kết quả tổng hợp ở bảng 4.17 cho thấy: - Các xưởng chế biến lâm sản trước đây thuộc quyền quản lý của lâm trường Định Hoá-Thái Nguyên hiện nay còn tồn tại nhưng chủ yếu làm chức năng sơ chế gỗ hoặc chế biến thô như xẻ ván bao bì, cốp pha... Ngoài ra, còn là nơi phân loại và trung chuyển lâm sản đi các nơi khác. Các xưởng tư nhân cũng khá phát triển, hầu hết được nâng cấp từ các hộ gia đình làm thợ mộc. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 59 - Trang thiết bị nhìn chung chưa hiện đại, chủ yếu là thiết bị nhỏ của Trung Quốc, các xưởng hoạt động hiện nay bán cơ giới. - Chủng loại gỗ rừng trồng được sử dụng khá phong phú, từ các loài Keo lá tràm, Mỡ , ...cho đến các loài cây trồng phân tán như Bồ đề, Muồng, Xoan ta, Lát hoa, cây ăn quả... - Nguồn nguyên liệu thô đã qua sơ chế phần lớn được thu mua bởi Công ty lâm sản Thái Nguyên và được chuyển ra khỏi địa phương. Các sản phẩm tinh chế từ gỗ rừng trồng nhìn chung rất ít, hầu hết được sơ chế, làm bao bì hoặc xẻ thành ván rồi xuất ra khỏi tỉnh hoặc đưa đi tinh chế ở nơi khác. Sản phẩm gỗ rừng trồng được sử dụng tại chỗ chủ yếu dưới dạng gỗ nhỏ và gỗ nhỡ. Vì vậy chỉ được dùng để chế biến một phần trong các sản phẩm của các xưởng chế biến như chân và khung bàn ghế, khung cánh cửa, các bộ phận khác như mặt bàn, mặt ghế...chủ yếu được sử dụng từ các sản phẩm khác như ván sợi ép. Bên cạnh đó nguyên liệu chưa qua sơ chế được cung cấp cho nhà máy ván dăm Thái Nguyên là tương đối lớn chủ yếu là gỗ Mỡ, Keo tai tượng và Keo lai. 4.3.2. Thị trường lâm sản rừng trồng huyện Định Hoá-Thái Nguyên Kết quả điều tra, khảo sát thị trường lâm từ sản rừng trồng sản xuất huyện Định Hoá-Thái Nguyên cho thấy có một số đặc điểm chung sau đây: - Thị trường lâm sản rừng trồng sản xuất ở huyện Định Hoá-Thái Nguyên phát triển chủ yếu không đồng đều giữa các vùng, những nơi thị trường phát triển mạnh là thị trấn Chợ Chu, khu đông dân cư và dọc đường , tỉnh lộ. Yếu tố chủ yếu chi phối thị trường lâm sản rừng trồng sản xuất là các cơ sở chế biến, xí nghiệp chế biến lâm sản lớn trong và ngoài tỉnh cũng như các cơ sở chế biến nhỏ sản xuất đồ dân dụng... - Thị trường gỗ nguyên liệu sản xuất ván bao bì và dân dụng không tập trung và thường được các tư thương, các cơ sở chế biến nhỏ thực hiện mua bán chủ yếu ở khu vực thị trấn Chợ Chu và những nơi gần đường giao thông. - Diện tích rừng trồng sản xuất phát triển đã kéo theo sự hình thành khá nhiều các cơ sở chế biến lâm sản quy mô nhỏ xuất hiện ở thị trấn và cả trong các xã. Các cơ sở chế biến lâm sản này đã góp phần giải quyết đầu ra cho RSX, tạo Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 60 thêm công ăn việc làm cho người dân địa phương, thúc đẩy trồng rừng - đây là vấn đề được Nhà nước đặc biệt quan tâm. - Đối với lâm sản ngoài gỗ, một lượng Trám quả và tre luồng, thường được các tư thương thu mua tiêu thụ trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Thị trường lâm sản ngoài gỗ nhìn chung cũng bình ổn, không sôi động do quy mô sản xuất là không lớn, toàn bộ được bán dưới dạng nguyên liệu thô hoặc qua sơ chế đơn giản. - Trước đây công tác trồng rừng và chế biến lâm sản đều do lâm trường Định Hoá-Thái Nguyên tổ chức thực hiện. Trong những năm đầu thực hiện công cuộc đổi mới, do có nhiều khó khăn nên các xí nghiệp, xưởng chế biến của lâm trường tuy vẫn tồn tại nhưng hoạt động cầm chừng, quy mô nhỏ, chủ yếu dựa vào các đơn đặt hàng. - Giá gỗ rừng trồng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, một trong những yếu tố đó là cự ly rừng trồng tới nhà máy, hiện nay phần lớn gỗ rừng trồng sau khai thác được Công ty lâm nghiệp Thái Nguyên thu mua và tiêu thụ. Sau đây là giá một số loại gỗ rừng trồng sản xuất. + Mỡ giá từ 900.000 – 2.500.000đồng/m3 tùy theo kích cỡ + Gỗ Keo giá từ 600.000 – 1.50

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdoc36.pdf
Tài liệu liên quan