Luận văn Nghiên cứu tích hợp các vấn đề môi trường và các yếu tố biến đổi khí hậu vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - Xã hội tỉnh hà tĩnh đến năm 2020 nhằm phát triển bền vững

Lời cam đoan.i

Lời cảm ơn.ii

Mục lục .i

Danh mục chữ viết tắt.i

Danh mục bảng.i

Danh mục hình.iii

MỞ ĐẦU.1

1. Lý do chọn đề tài.1

2. Mục tiêu của luận án .3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .4

4. Luận điểm bảo vệ .7

5. Điểm mới của luận án .7

6. Ý nghĩa của luận án.8

7. Bố cục của luận án .9

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.9

1.1. Sự cần thiết phải xem xét các vấn đề môi trƯờng và biến đổi khí hậu

trong các chính sách phát triển kinh tế - xã hội .10

1.1.1. Yêu cầu phát triển bền vững.10

1.1.2. Tích hợp môi trường và biến đổi khí hậu góp phần nâng cao hiệu

quả của công tác bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và

phát triển bền vững kinh tế - xã hội .12

1.2. Thực hiện tích hợp môi trƯờng và biến đổi khí hậu.14

1.2.1. Tích hợp môi trường và biến đổi khí hậu trên thế giới .14

1.2.2. Tích hợp môi trường và biến đổi khí hậu tại Việt Nam.16

1.3. Chỉ tiêu tích hợp môi trƯờng và biến đổi khí hậu.22

pdf60 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 707 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu tích hợp các vấn đề môi trường và các yếu tố biến đổi khí hậu vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - Xã hội tỉnh hà tĩnh đến năm 2020 nhằm phát triển bền vững, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thích ứng cần được xem xét và đưa vào vào kế hoạch của ngành BĐKH hay nói cách khác là tích hợp, lồng ghép vào các chính sách, kế hoạch phát triển. Tích hợp góp phần giảm nhẹ các tác động tiềm tàng của BĐKH đến các mặt của đời sống kinh tế và xã hội do đã có các giải pháp để thích ứng với sự thay đổi của khí hậu toàn cầu và chủ động có các giải pháp giảm nguồn hải thải, tăng bể hấp thụ cacbon [Trần Thục, 2011]. Việc tích hợp góp phần phòng ngừa, xem xét trước các yếu tố môi trường, BĐKH trong các quyết định phát triển KT-XH; vì vậy, các quyết định này có thể mang tính khả thi và phù hợp hơn trong bối cảnh hiện nay và tương lai. Hoàng Văn Thắng [2012], cho rằng tích hợp vấn đề BĐKH vào quá trình xây dựng và thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển góp phần tăng thêm nguồn lực tài chính và nhân lực cho hoạt động ứng phó với BĐKH, từ đó xây dựng được một xã hội có khả năng chống chịu được với BĐKH. Mai Trọng Nhuận [2011] nhấn mạnh đến lợi ích của việc tích hợp nhằm nâng cao nhận thức của các bên, các chủ thể liên quan. Việc tích hợp góp phần nâng cao nhận thức của các chủ thể có liên quan (bao gồm cán bộ nhà nước và người dân, doang nghiệp) trong việc BVMT. Nhận thức của họ, đặc biệt là chiều sâu tư duy về môi trường và BĐKH, do đó các vấn đề nhận thức BVMT trở nên gần gũi, gắn kết mật thiết với hành vi hàng ngày của từng chủ thể trong quá trình sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ, sinh hoạt của mình. Tóm lại, với nhiều ý kiến khác nhau, các ý kiến này đều nhấn mạnh lợi ích, tầm quan trọng của việc tích hợp và đều cho rằng cần thiết phải thực hiện tích hợp môi trường vào các chính sách phát triển KT-XH. Tích hợp nhằm đảm bảo sự phát triển hài hòa giữa kinh tế, xã hội và BVMT, thích ứng với BĐKH, nhằm mục tiêu chung là PTBV. 14 1.2. THỰC HIỆN TÍCH HỢP MÔI TRƢỜNG VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 1.2.1. Tích hợp môi trƣờng và biến đổi khí hậu trên thế giới Trong các hoạt động cụ thể cũng như chính sách vĩ mô chung, Ngân hàng Thế giới (WB) đều xác định ưu tiên tích hợp các vấn đề môi trường. Việc tích hợp được áp dụng trong quá trình thiết kế các chương trình, dự án; đồng thời khuyến khích các mối liên kết giữa môi trường và các biện pháp kinh tế vĩ mô. WB giới thiệu các chính sách môi trường và quy trình để tích hợp quản lý môi trường tốt hơn vào các hoạt động của mình đồng thời với các chương trình hỗ trợ phát triển về môi trường để giúp các nước tích hợp môi trường vào quá trình phát triển đất nước [Barry, 2011]. Chiến lược Môi trường của WB nhấn mạnh việc tích hợp môi trường trong việc cho vay thông qua phương pháp tiếp cận liên ngành giải quyết các vấn đề môi trường. Như vậy theo các chức năng, hoạt động, chính sách tích hợp môi trường của WB đã phần nào tác động, ảnh hưởng đến các hoạt động và dự án tại các quốc gia. Tuy nhiên, các hoạt động này chủ yếu chỉ được thực hiện thông qua các dự án cụ thể mà chưa có tác động lớn đến các chính sách vĩ mô quốc gia. Quy định cụ thể hơn đối với việc tích hợp các vấn đề môi trường trong các chính sách, Cơ quan Phát triển Quốc tế Australia (AusAID) nhận ra rằng môi trường và BĐKH đe dọa hiệu quả các chương trình viện trợ của AusAID ở châu Á và Thái Bình Dương nếu nó không được tích hợp tốt hơn. Đồng thời AusAID chuyển sang phương thức viện trợ mới để đảm bảo các vấn đề môi trường và BĐKH được tích hợp ngay từ đầu. Các hoạt động chính của quá trình này bao gồm: Kiểm tra nội dung về môi trường trong các hoạt động của AusAID và xác định cơ hội áp dụng phương thức viện trợ mới; Xây dựng chương trình đào tạo mới để tăng cường sự hiểu biết về sự liên quan của môi trường và BĐKH cho một chương trình hỗ trợ thành công và nâng cao hiệu quả của hệ thống quản lý môi trường; Cập nhật hướng dẫn môi trường của AusAID; hỗ trợ xác định vấn đề BĐKH và môi trường khi xây dựng đề xuất dự án [Climate Change Working Group, 2010]. So sánh với WB tổ chức này đã có các bước đi cụ thể hơn trong chính sách tích hợp. Vấn đề môi trường được yêu cầu bắt buộc ngay từ đầu. Đồng thời, tổ chức này cũng đã chú trọng đến tăng cường năng lực cho việc tích hợp, một nội dung hết sức quan trọng trong quá trình tích hợp. 15 Tương tự Úc, Chính phủ Thụy Điển nhìn nhận việc tích hợp môi trường khá sớm trong các chính sách đối ngoại. Vấn đề tích hợp đã được hướng dẫn và áp dụng bài bàn và mang tính khoa học cao. Thụy Điển đã giao cho Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế Thụy Điển (SIDA) xây dựng chính sách về môi trường và BĐKH trong hợp tác phát triển với Thụy Điển. Hệ thống quản lý môi trường của SIDA được thiết lập, trong đó có xem xét các khía cạnh BĐKH và môi trường trong hợp tác song phương và đa phương. SIDA đã xây dựng một báo cáo phân tích về các phương pháp/ hướng dẫn về môi trường và BĐKH như là một phần của tích hợp giảm nghèo, với mục đích để hỗ trợ tích hợp các vấn đề biến đổi môi trường và khí hậu trong các dự án hợp tác phát triển của Thụy Điển. Các phân tích nhằm thông báo cho SIDA các nước đối tác, các cơ quan tài trợ khác và các bên liên quan về các mối liên kết quan trọng giữa môi trường, BĐKH và giảm nghèo và làm thế nào để giảm nghèo và PTBV với môi trường có thể được hòa giải [Barry, 2011]. Trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin, SIDA cũng đã phát triển một phần mềm hỗ trợ cán bộ chương trình lồng ghép môi trường, bao gồm các dịch vụ HST, giảm thiểu rủi ro thiên tai và BĐKH. Một chương trình đào tạo linh hoạt về môi trường và BĐKH đã được phát triển để phục vụ cho thảo luận phát triển năng lực của quốc gia hoặc khu vực. Đề xuất tích hợp mang tính khái quát so với các tổ chức nêu trên, Cơ quan đánh giá môi trường Hà Lan (PBL) luôn xem xét liên kết các khía cạnh môi trường với vấn đề phát triển. Do đó, PBL chọn sử dụng một quan điểm tích hợp trong ba lĩnh vực PTBV (con người - trái đất - lợi nhuận) để có thể phân tích và khám phá những xu hướng dài hạn. Cách tiếp cận này cho phép phân tích tác động của các chính sách cụ thể về phát triển con người như đói nghèo, y tế và giáo dục và các mối liên hệ với môi trường. Có thể nói Hà Lan đã chú trọng đến tích hợp môi trường và đã có tiếp cận gắn kết các chính sách ngành cụ thể hướng tới mục tiêu PTBV [Kates, 2005]. Nhấn mạnh vai trò các bên liên quan và các chính sách ngành Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã vạch ra kế hoạch lồng ghép BĐKH cho các chính phủ. Nghiên cứu này đã thúc đẩy lồng ghép BĐKH vào chính sách phát triển với sự tham gia đầy đủ của các cơ quan địa phương, điều này là rất quan trọng để thúc đẩy thêm một bước tích hợp BĐKH vào kế hoạch phát triển. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các hành động cần thiết để giải quyết vấn đề BĐKH sẽ được đồng thuận mạnh mẽ hơn và có hiệu quả hơn nếu nó giúp giải quyết các vấn đề phát triển địa 16 phương, chẳng hạn như việc cung cấp các dịch vụ cơ bản, năng lượng, an ninh lương thực và việc làm. Tiếp cận đánh giá thách thức trong quá trình tích hợp và đề xuất giải pháp, năm 2007, IIED phối hợp với một loạt các đối tác khu vực và quốc gia đưa ra sáng kiến để đánh giá những thách thức của lồng ghép môi trường và nhằm phát triển một phương pháp tiếp cận theo hướng xem xét vấn đề môi trường có liên quan đến các quyết định của các tổ chức đó nhằm định hướng chính sách phát triển quốc gia, ngành, địa phương, quy định, kế hoạch, đầu tư và hành động. Đồng thời, nhằm tìm kiếm giải pháp giải quyết những thách thức trong việc lồng ghép môi trường và để thêm nhấn mạnh cho các nỗ lực hiện có, IIED đã thành lập nhóm lãnh đạo chủ chốt và người ra quyết định từ các bên liên quan khác nhau. Nội dung chủ yếu là kiểm tra những nội dung lồng ghép môi trường trong bối cảnh quốc gia, xác định các phương pháp được sử dụng, xem xét các thuận lợi và khó khăn, đưa ra khuyến nghị [Barry, 2011]. Như vậy, tích hợp môi trường và BĐKH là nội dung quan trọng, được nhiều tổ chức quốc tế song phương và đa phương đặt lên làm mục tiêu hàng đầu trong các chính sách phát triển trên thế giới. T y theo định hướng chiến lược mà các tổ chức này có các đầu tư và định hướng cụ thể khác nhau như mối liên kết giữa đói nghèo và môi trường, môi trường và ĐDSH, môi trường và dịch vụ HST, ĐMC... Phương pháp, cách thức tích hợp cũng tương đối phong phú, đa dạng như điều chỉnh chính sách, tập huấn, nghiên cứu chuyên sâu, áp dụng thí điểm hoặc xây dựng các bộ công cụ tích hợp. Đặc biệt, cách tiếp cận của WB là thiết lập ưu tiên môi trường trong quá trình thiết kế các chương trình, dự án; khuyến khích các mối liên kết giữa môi trường và các biện pháp kinh tế vĩ mô nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và đạt được tăng trưởng bằng cách tập trung vào quản lý tốt hơn nguồn lực là cách tiếp cận ưu việt, đảm bảo việc lồng ghép được thực hiện ngay từ đầu. 1.2.2. Tích hợp môi trƣờng và biến đổi khí hậu tại Việt Nam 1.2.2.1. Thực hiện tích hợp môi trường và biến đổi khí hậu trong các chính sách quốc gia a) Chính sách chung về tích hợp Nghiên cứu luận án cho thấy Chiến lược và Kế hoạch Quốc gia lần thứ hai về Giảm nhẹ và Quản lý thiên tai giai đoạn 2001 - 2010 là chính sách được tích hợp nội 17 dung BĐKH sớm nhất. Cam kết chính trị về lồng ghép BĐKH vào chính sách phát triển lần đầu tiên được thể hiện rõ ràng trong Chương trình Mục tiêu quốc gia về ứng phó với BĐKH. Theo quy định của văn bản này, tất cả các chính sách và chiến lược mới đều phải tích hợp nội dung BĐKH. Một trong những nội dung ưu tiên hàng đầu của Chương trình là lồng ghép BĐKH vào việc xây dựng và thực hiện các kế hoạch phát triển KT-XH của các ngành và các địa phương theo hướng bền vững. Có thể thấy nhận thức về vai trò lồng ghép và luật hóa các quy định lồng ghép BĐKH vào các chính sách của Việt Nam được thực hiện khá đầy đủ và sớm so với các quốc gia trong khu vực. Tuy nhiên, nghiên cứu sâu, đầy đủ hơn về các quy định đối với trình tự, thủ tục cũng như các công cụ lồng ghép thì vẫn chưa được đề cập chi tiết. Việc tích tích hợp nội dung BĐKH vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH chung và vào các chính sách này chỉ mới giai đoạn đầu của quá trình thực hiện [Trần Thục, 2012]. Thuật ngữ “biến đổi khí hậu” chưa được nhắc đến trong Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010, Chiến lược Quốc gia về Bảo vệ môi trường đến 2010 và tầm nhìn đến 2030 và Chiến lược toàn diện về Tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo [Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2002]. Thuật ngữ này chỉ mới xuất hiện một lần trong Kế hoạch phát triển KT-XH giai đoạn 2006-2010. Tương tự, mặc d Chương trình Nghị sự về PTBV của Việt Nam (Agenda 21) coi BĐKH là một trong chín ưu tiên của PTBV tài nguyên thiên nhiên và môi trường, chủ đề BĐKH được trình bày vô c ng sơ lược và chủ yếu tập trung vào khía cạnh thích ứng với BĐKH. Các Chiến lược phát triển KT-XH, xóa đói giảm nghèo, phát triển của ngành/địa phương thường không xét đến BĐKH mà chỉ chú trọng đến rủi ro của khí hậu ở hiện tại. Ngay cả khi nội dung BĐKH đã được đề cập trong các chiến lược thì thường thiếu các hướng dẫn thực hiện. Trong những năm gần đây, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách về BĐKH như Khung ma trận chính sách năm 2014 thuộc Chương trình Hỗ trợ ứng phó BĐKH (SP-RCC), Kế hoạch hành động quốc gia về BĐKH giai đoạn 2012 - 2020, Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH giai đoạn 2012 - 2015, Đề án Phát triển các đô thị Việt Nam ứng phó với BĐKH giai đoạn 2013 - 2020, đặc biệt là Chiến lược quốc gia về BĐKH [Thủ tướng, 2011a, 2011b]. Văn bản này được đánh giá là một trong những quy định tương đối đầy đủ về việc tích hợp vấn đề BĐKH vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch được nêu trong Chiến lược quốc gia về BĐKH. 18 Theo quy định văn bản này yêu cầu: (1) Rà soát, điều chỉnh các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH của các Bộ, ngành, địa phương trên cơ sở khoa học, hiệu quả kinh tế và tính đến các yếu tố rủi ro, bất định của BĐKH và nước biển dâng; và (2) Lồng ghép vấn đề BĐKH trong các quy hoạch, kế hoạch phát triển KT- XH v ng, địa phương; điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật thiết kế công trình, cơ sở hạ tầng dựa trên các kịch bản BĐKH. Thực hiện từng bước để đến năm 2030, hoàn thiện và ổn định các khu kinh tế bền vững, chống chịu an toàn với BĐKH. Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH giai đoạn 2012 - 2015 cũng đề ra nhiệm vụ xây dựng và hướng dẫn thực hiện bộ khung tiêu chuẩn lồng ghép BĐKH vào các chiến lược, chương trình, quy hoạch và kế hoạch phát triển KT- XH cho giai đoạn sau năm 2015. So với các văn bản nêu trên, quy định văn bản này khá đầy đủ, chi tiết, quy định cụ thể đối với việc lồng ghép BĐKH. Văn bản này có thể được xem như là cơ sở cho việc hình thành và phát triển bộ công cụ lồng ghép, tích hợp BĐKH và môi trường. Tuy nhiên, trong văn bản này vẫn chưa quy định trường hợp áp dụng việc tích hợp môi trường, BĐKH đối với bắt đầu quá trình xây dựng chính sách hay là tích hợp vào các chính sách đã được ban hành. b) Đánh giá môi trường chiến lược Đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) là một trong những công cụ nhằm mục đích lồng ghép những vấn đề môi trường vào chính sách, kế hoạch, chương trình và đánh giá mối quan hệ tương quan với các vấn đề kinh tế và xã hội. Luật BVMT [Quốc hội, 2014] quy định, ĐMC là việc phân tích và dự báo các tác động đến môi trường của dự án chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển trước khi phê duyệt nhằm đảm bảo mục tiêu PTBV. Mục đích chính của ĐMC là lồng ghép các vấn đề về môi trường trong quá trình xây dựng QHTT, đồng thời hỗ trợ cho việc ra quyết định được minh bạch và có sự tham gia của các bên liên quan. ĐMC là giải pháp hữu hiệu để tích hợp vấn đề BĐKH trong quá trình xây dựng các quy hoạch phát triển Tăng Thế Cường, 2014]. ĐMC giúp phân tích, đánh giá tác động của BĐKH đến các quy hoạch phát triển và tác động của các quy hoạch phát triển đến BĐKH; thông qua đó đề xuất các biện pháp thích ứng và giảm nhẹ cần được tích hợp trong quy hoạch phát triển. Công cụ ĐMC được áp dụng bắt buộc ở 19 Việt Nam và nhiều nước trên thế giới để lồng ghép các vấn đề về môi trường vào quá trình xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và tạo điều kiện để việc ra quyết định được minh bạch và có sự tham gia [Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2011]. Với công cụ ĐMC, quá trình xây dựng CQK sẽ xem xét vấn đề môi trường và BĐKH ở khía cạnh liên ngành và đưa ra các viễn cảnh tác động tổng hợp và chiến lược. Từ đó, các nhà xây dựng CQK sẽ thảo luận về các phương án thay thế khác nhau trước khi đưa ra các quyết định chiến lược. ĐMC đã gắn kết được các vấn đề môi trường và các nguyên tắc của tính bền vững vào quá trình xây dựng chính sách và CQK. Tuy nhiên, thực tế thực hiện ĐMC ở Việt Nam cho thấy, việc lồng ghép môi trường và BĐKH trong quá trình xây dựng CQK vẫn còn nhiều hạn chế. ĐMC chỉ mới cân nhắc đến các vấn đề về môi trường, trong khi các vấn đề về BĐKH còn rất mờ nhạt. BĐKH chỉ là một trong nhiều yếu tố về môi trường nên mức độ cân nhắc, tính toán đến yếu tố BĐKH trong quá trình đưa ra quyết định còn chưa nhiều, thậm chí đây còn được coi là một vấn đề phụ và ưu tiên các mục tiêu về phát triển KT-XH. Ngoài ra, công cụ ĐMC chỉ mới được coi như là một bộ phận thêm vào, có ảnh hưởng ở mức độ nhất định đến các nội dung của CQK, ĐMC vẫn chưa phải là yếu tố tiên quyết để thay đổi nội dung của CQK. ĐMC vẫn ưu tiên các giải pháp nhằm hạn chế tác động của BĐKH hơn là thay đổi các nội dung của CQK có tác động xấu đến môi trường nói chung và BĐKH nói riêng. 1.3.2.2. Thực hiện tích hợp môi trường và biến đổi khí hậu trong các ngành, vùng và các địa phương a) Đối với các ngành Những lĩnh vực chính của ngành NN&PTNT như nông nghiệp, lâm nghiệp, lâm thu sản, thu lợi và hạ tầng nông thôn có liên quan đều là các đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất của BĐKH. Kết quả nghiên cứu của luận án cho thấy Bộ NN&PTNT là một trong những ngành quan tâm đến việc lồng ghép của ngành khá sơm, Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của ngành NN&PTNT giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn 2050 đã được xây dựng. Đồng thời, ngày 28/3/2011, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT ban hành Chỉ thị số 809/CT-BNN-KHCN về việc Lồng ghép BĐKH vào xây dựng, thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án phát triển ngành NN&PTNT, giai đoạn 2011-2015. Trong các văn bản này, đã quy định trách nhiệm, sự 20 tham gia các bên trong quá trình lồng ghép đối với ngành nông nghiệp. Đồng thời văn bản quy định thời điểm tích hợp BĐKH được thực hiện trong qua trình xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện chiến lược quy hoạch và kế hoạch, đề án, dự án đối với tất cả các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thu sản, thu lợi và hạ tầng nông thôn trên phạm vi cả nước [Bộ NN&PTNT, 2011]. Tuy nhiên, hướng dẫn áp dụng các chỉ tiêu cụ thể, quy trình tích hợp các chỉ tiêu này vào các lĩnh vực, phương pháp cách thức thực hiện và nguồn lực tích hợp lại chưa quy định. Bên cạnh đó, một số ngành khác đã bước đầu quan tâm đến công tác tích hợp môi trường, BĐKH của ngành. Chiến lược phát triển dịch vụ GTVT được phê duyệt năm 2014 có quan điểm thân thiện với môi trường và mục tiêu hạn chế gia tăng ô nhiễm trong hoạt động GTVT. Ngoài ra, trong lĩnh vực năng lượng, mặc d chưa có chính sách nào được lồng ghép nội dung BĐKH, tuy nhiên trong những năm vừa qua Việt Nam đã xây dựng được một số chiến lược và kế hoạch đồng thuận với mục tiêu giảm phát thải. D mục đích ban đầu của những chiến lược và kế hoạch này là an ninh năng lượng, nhưng chúng cũng đồng thời mang lại những lợi ích cho việc giảm thiểu tác động của BĐKH. Trong lĩnh vực quy hoạch đô thị ở Việt Nam, khâu quy hoạch và thực hiện phần lớn là quá trình từ trên xuống trong khi các cấp chính quyền thành phố đóng vai trò quan trọng trong việc ra quyết định sử dụng đất vì họ có chức năng kiểm soát không gian theo địa giới hành chính. Cục Phát triển đô thị [2015] đã đưa ra một khung quy hoạch đô thị chống chịu với BĐKH cho Việt Nam và đã được áp dụng cho ba thành phố lớn là Đà Nẵng, Quy Nhơn và Cần Thơ. Tuy nhiên, khung này chưa nêu rõ những điểm tích hợp cũng như vấn đề cần tích hợp. Tóm lại, một số ngành bị tác động hoặc có ảnh hướng lớn đến môi trường, BĐKH đã bước đầu có các động thái tích hợp các vấn đề môi trường, BĐKH vào các chính sách của ngành. Tuy nhiên, các quy định cụ thể, có tính xuyên suốt, áp dụng đồng bộ cùng với quy trình tích hợp theo các bước cụ thể được đánh giá thông qua các chỉ tiêu phù hợp vẫn chưa được thực hiện. Ngoài ra, đối với các chính sách ngành đã ban hành, các quy định rà soát, điều chỉnh các nội dung về môi trường, BĐKH trong các chính sách này lại càng hạn chế. Phương pháp, cách thức tích hợp vẫn còn thiếu. 21 b) Đối với các vùng Trong thời gian qua, Chính phủ đã có nhiều quyết định phê duyệt QHTT cũng như quy hoạch phát triển một số ngành của v ng như (1) các quy hoạch ngành: Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch v ng đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2020; (2) QHTT của các v ng như v ng Đồng bằng sông Hồng, vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng kinh tế trọng điểm v ng Đồng bằng sông Cửu Long, v ng Đông Nam Bộ, vùng Tây Nguyên. Theo quy định của Luật BVMT [Quốc hội, 2005], các quy hoạch này phải thực hiện ĐMC song song với quá trình lập và phê duyệt quy hoạch; điều đó có nghĩa là các hoạt động định hướng triển khai trong quy hoạch có các dự báo về tác động môi trường có thể xảy ra và đã có các giải pháp để giảm thiểu tác động. Các ĐMC đang ở giai đoạn ban đầu, các quy hoạch này có xem xét đến các yêu tố môi trường và BĐKH như đề cập đến các mục tiêu về xử lý chất thải, nước sạch và vệ sinh môi trường, xử lý nước thải. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc thực hiện ĐMC cho các chính sách chưa hiệu quả, các nội dung về môi trường và BĐKH chưa được áp dụng, giám sát thực hiện một cách đẩy đủ. Hơn nữa, bản thân trong các quy hoạch ngành này, các nội dung liên quan đến môi trường, BĐKH vẫn chưa được xem xét đầy đủ, chỉ đề cấp sơ sài một phần trong quan điểm, mục tiêu của chính sách. c) Đối với các địa phương Thời gian qua nội dung môi trường, BĐKH đã được xem xét trong các QHTT của các địa phương. Theo quy định của Luật BVMT 2005, các quy hoạch này phải thực hiện ĐMC song song với quá trình lập và phê duyệt quy hoạch. Tuy nhiên, thực tế thực hiện rất khác nhau. Hiện nay, các tỉnh, thành phố đã thực hiện xong QHTT giai đoạn 2001 – 2010, đã ban hành QHTT giai đoạn 2010 - 2020. Tuy nhiên, trong các quy hoạch này, vấn đề môi trường đưa ra còn thiếu và nặng tính hình thức. Các cơ quan chuyên môn về môi trường chỉ đưa ra ý kiến góp ý khi các quy hoạch này được thẩm định và chuẩn bị phê duyệt. Thực tế thời gian qua cho thấy, tại Việt Nam việc tích hợp môi trường vào chính sách cấp tỉnh, thành phố mới đang mới bắt đầu của quá trình thực hiện, hiện 22 chưa có nhiều nghiên cứu, nguồn lực về vấn đề này, đặc biệt là Hà Tĩnh. Việc tích hợp chưa được xem xét một cách đầy đủ, vì vậy đối với các quy hoạch đã ban hành cần thiết có rà soát, điều chỉnh, cập nhật các nội dung môi trường, BĐKH thông qua các chỉ tiêu cũng như quy trình tích hợp phù hợp. 1.3. CHỈ TIÊU TÍCH HỢP MÔI TRƢỜNG VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 1.3.1. Bộ chỉ tiêu phát triển bền vững Các chỉ tiêu PTBV (Indicators of Sustainable Development) là công cụ để đo lường mức độ đạt được các mục tiêu PTBV [United Nations, 2007]. Các chỉ tiêu này thường được phân loại theo lĩnh vực (với 4 nhóm là kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế) hoặc theo tính chất (chỉ tiêu trạng thái, chỉ tiêu mục tiêu hay mục đích, chỉ tiêu áp lực, chỉ tiêu ảnh hưởng và chỉ tiêu hưởng ứng). Hiện nay, đã có mười hai tổ chức và phương án đánh giá định tính và định lượng PTBV [Kates, 2015]. Ngoài ra, có các nghiên cứu chú trọng sâu hơn đến các vấn đề cụ thể như Chỉ số thịnh vượng gồm 88 chỉ tiêu của Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN), Chỉ số Bền vững Môi trường của Diễn đàn Kinh tế thế giới cũng bao gồm 68 chỉ tiêu, 65 chỉ tiêu của Nhóm Bối cảnh toàn cầu. Năm 2000, Hội đồng PTBV Liên hợp quốc (UN/CSD) đã đưa ra áp dụng Bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững về môi trường của các nước, gồm 5 chủ đề chính, 21 chỉ thị và 76 biến số, đã bao quát về tài nguyên, môi trường, sinh thái, thể chế, xã hội (Chi tiết tại Phụ lục 3 của Luận án). Kể từ năm 2001 đến năm 2005, hàng năm UN/CSD đều có phát hành Bảng chỉ thị đánh giá tính bền vững về môi trường của các nước, với thang bậc xếp loại thứ hạng vị trí cao - thấp cụ thể giữa các quốc gia và các nhóm khu vực quốc gia. Việc tính toán thang điểm của Chỉ thị đánh giá tính bền vững về môi trường (ESI) được thực hiện theo Hình 1.2. Các chỉ tiêu do UN/CSD đề xuất có tính chất hướng dẫn chung cho toàn cầu, tuy nhiên UN/CSD cũng như các nhóm nghiên cứu đều cho rằng t y theo đặc thù của từng nước, từng địa phương có thể sàng lọc và xây dựng bộ chỉ tiêu riêng phù hợp với điều kiện thực tế của mối quốc gia, mỗi địa phương [United Nations, 2007]. Tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Bộ chỉ tiêu giám sát, đánh giá PTBV địa phương giai đoạn 2013 - 2020 với 43 chỉ tiêu cụ thể (gồm 28 chỉ tiêu chung, 15 chỉ tiêu đặc th theo v ng); trong đó có 31 chỉ tiêu chính và 12 chỉ tiêu khuyến khích sử dụng [Thủ tướng, 2013b]. 23 Hình 1.2. Mô hình thiết kế cấu trúc khối tính toán thang điểm của chỉ số đánh giá tính bền vững về môi trường Nguồn: [United Nations, 2007] Tháng 8 năm 2015, có 193 đất nước đã đồng ý với Các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs), là một tập hợp các chỉ tiêu liên quan đến tương lai phát triển quốc tế từ năm 2015 đến năm 2030 do Liên hợp quốc đề ra để thay cho các Mục tiêu Phát triển Thiên niên k đã hết hạn vào cuối năm 2015. SDGs gồm có 17 mục tiêu và 169 chỉ tiêu cụ thể, trong đó có nhiều mục tiêu liên quan trực tiếp đến vấn đề môi trường và BĐKH như mục tiêu thứ 6, mục tiêu thứ 11, mục tiêu 13, mục tiêu 14, mục tiêu 15. Việt Nam đã có các cam kết và hoạt động mạnh mẽ nhằm triển khai thực hiện thành công Chương trình nghị sự 2030 và các mục tiêu phát triển bền vững [Văn phòng Agenda 21, 2016]. Các mục tiêu và chỉ tiêu này sẽ được xem xét, cân nhắc trong quá trình đề xuất bộ chỉ tiêu tích hợp, đảm bảo phù hợp với cấp tỉnh và thực tế tại Hà Tĩnh. 1.3.2. Các chỉ tiêu môi trƣờng và biến đổi khí hậu trong các chính sách quốc gia Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI về Chiến lược phát triển KT-XH giai đoạn 2011 - 2020 đã đặt ra một số chỉ tiêu nhằm cải thiện môi trường và chủ động ứng phó với BĐKH, bao gồm: T lệ che phủ rừng đạt 45%; Hầu hết dân cư thành thị và nông thôn được sử dụng nước sạch và hợp vệ sinh; Các cơ sở sản xuất kinh doanh mới thành lập phải áp dụng công nghệ sạch hoặc trang bị các thiết bị giảm ô nhiễm, xử lý chất thải; Trên 80% các cơ sở sản xuất kinh doanh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf01050003406_1_5433_2002703.pdf
Tài liệu liên quan