MỤC LỤC
Chương 1 - TỎNG QUAN 4
1.1 Các khái niệm vẻ tính de bị tồn thương 4
1.1.1 Khái niệm chung-iTC tính de ton thương 4
1.1.2 Ton thương do lũ lụt 4
1.2 Sự cần thict của đánh giá tôn thương lũ 5
1.3 Tông quan về các nghiên cửu trong và ngoái nước 5
1.4 Đặc diem địa ỉỷ tự nhiên, kinh te - xà hội 6
1.4.1 Đặc diem địa lý tự nhiên 6
1.4.2 Đặc diem kinh tế - xà hội 7
1.5 Tĩnh hĩnh ’.-C lũ lụt vã những tồn thương do iã gày ra trong nh ững năm gằn
dãy trẽn lưu vục sông Thạch Hàn 7
Chưoụg 2 - co SỜ KHOA Học ĐÁNH GIÁ TÍNH DẺ BỊ TÔN THƯƠNG
DO Lữ . . 10
2.1 Phương phập 10
2.2 Xây dựng bán đồ nguy cơ lũ 11
2.2.1 Giói thiệu ’,4 mô hình NŨKE FLOOD 12
2.2.2 Xây dựng mạng lưới thủy lực cho ■'■úng nghiên cứu 12
2.2.3 Mạng thúy lực ket nối 1 chiều vã 2 chiêu 13
2.4 Xây dựng bán đồ nguy cơ vói các tằn suất 1% 15
Chưoug 3 - ĐÁNH GIÁ TÍNH DÈ TÓN THƯƠNG DO lữ GẲY RA TRÊN
HẠ LƯU LƯU VỰC SÓNG THẠCH HẰN TĨNH QUÁNG TRỊ 18
3.1 Điều tra khá nâng chống chịu cúa cộng đồng 18
3.2 Thánh lập bãn đồ tinh dễ bị tồn thương do lũ gây ra sũng hạ lưu lưu vực sõng
Bẽn Hai. Thạch Hàn tinh Quang Trị 18
KÉT LUẬN VÀ KIÉN NGHỊ 21
TAI LIỆU ỉ HAM KHaO 23
26 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 724 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu tính dễ bị tổn thương do lũ lụt tại hạ lưu sông Thạch Hãn, tỉnh Quảng trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trị”. Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ
sở khoa học, thực tiễn cho các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách xác định
chiến lược phát triển bền vững và đảm bảo an ninh xã hội. Bố cục luận văn bao
gồm:
Mở đầu
Chương 1: Tổng quan
Chương 2: Cơ sở khoa học để đánh giá tính dễ tổn thương do lũ
Chương 3: Đánh giá tính dễ tổn thương do lũ gây ra h ạ lưu lưu vực sông
Thạch Hãn, tỉnh Quảng Trị.
Kết luận
Tài liệu tham khảo
4
Chương 1 – TỔNG QUAN
1.1 Các khái niệm về tính dễ bị tổn thương
1.1.1 Khái niệm chung về tính dễ tổn thương
Định nghĩa được tính dễ bị tổn thương sẽ giúp ta biết được cách tốt nhất để
giảm thiểu chúng. Mục đích của việc đánh giá tính dễ bị tổn thương nhằm cung cấp
cho các nhà ra quyết định hay các bên liên quan về những lựa chọn nhằm giảm
thiểu ảnh hưởng của những mối nguy hiểm do lũ lụt [9]. Nghiên cứu tính dễ bị tổn
thương là để đưa ra những hành động chính xác có thể làm giảm thiểu thiệt hại do
thiên tai gây ra. Sự cần thiết của việc phân tích, đánh giá tính dễ bị tổn thương đã
được trình bày trong nhiều tài liệu khoa học [ 10, 13 - 16 ] với các khái niệm bao
gồm; tính dễ bị tổn thương tự nhiên, tính dễ tổn thương xã hội và những tổn thương
kinh tế.
1.1.2 Tổn thương do lũ lụt
Trong các định nghĩa về tính dễ bị tổn thương đề cập ở trên, có những định
nghĩa được đưa ra cho những hiện tượng thiên tai nhất định như: biến đổi khí hậu,
(IPCC, 1992, 1996, 2001) hay các hiểm họa môi trường (ISDR, 2004), nhưng trong
nghiên cứu này tác giả đi sâu vào hướng nghiên cứu tính dễ tổn thương do lũ lụt.
Khái niệm tính dễ bị tổn thương mà tác giả sử dụng dựa trên khái niệm của
UNESCO-ihe “ Tính dễ bị tổn thương là mức độ gây hại có thể được xác định trong
những những điều kiện nhất định thông qua tính nhạy, sự tổn thất và khả năng phục
hồi” [31].
Để tăng cường tính ứng dụng của các nghiên cứu trong thực tế, đặc biệt là
trong chủ động đánh giá tính dễ bị tổn thương do lũ thì Janet Edwards (2007) [15]
đã đưa ra một khái niệm nữa là bản đồ tính dễ bị tổn thương do lũ “là bản đồ cho
biết vị trí các vùng nơi mà con người, môi trường thiên nhiên, của cải gặp rủi ro do
các thảm hoạ có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như thiệt hại về người,
gây ô nhiễm môi trường”.
5
Khi định lượng được tính dễ bị tổn thương của một vùng nào đó thì nó s ẽ
cung cấp những thông tin cần thiết hỗ trợ trong việc ra quyết định nhằm chống lại
các mối nguy hiểm do lũ lụt gây ra mà xã hội phải hứng chịu.
1.2 Sự cần thiết của đánh giá tổn thương lũ
Trong những năm qua việc quản lý lũ bằng các phương án công trình như đê
và hồ chứa, được thiết kế với các trận lũ có tấn suất khác nhau đã chiếm ưu thế. Đây
là cách tiếp cận nhằm giảm thiên tai lũ, nghĩa là gi ảm xác suất xuất hiện, cường độ
lưu lượng lũ, cũng như giảm diện ngập lụt.
Nhưng trong thời gian gần đây đã có s ự phát triển quan trọng đó là chuyển
mục tiêu quản lý thiên tai sang quản lý rủi ro lũ, trong đó rủi ro lũ là những thiệt hại
do lũ lụt gây ra với một tần suất nhất định trong một khoảng thời gian xác định. Vì
thế, việc đánh giá những thiệt hại, tổn thương lũ cần được nghiên cứu một cách cẩn
trọng trong quản lý rủi ro lũ. Việc đánh giá thiệt hại, tổn thương lũ đang đạt được
những kết quả quan trọng phục vụ cho việc đưa ra các quyết định trong quản lý rủi
ro lũ thông qua các bước sau:;
Đánh giá tổn thương lũ
Bản đồ hóa tổn thương lũ
Quyết định tối ưu cho các phương án giảm nhẹ lũ
Đánh giá tài chính ngay sau lũ
1.3 Tổng quan về các nghiên cứu trong và ngoài nước
Trong khoảng 30 năm trở lại đây, thì tính d ễ bị tổn thương được các nhà
khoa học tập trung nghiên cứu nhiều trong các lĩnh v ực như: kinh tế - xã hội, môi
trường, tự nhiên, thiên taiTuy nhiên các nghiên cứu về tính dễ bị tổn thương do
ngập lụt thì mới được nghiên cứu trong những năm gần đây theo các cách tiếp cận
khác nhau như:
6
Trong nghiên cứu của Viet Trinh (2010) [27] về “Đánh giá rủi ro do lũ cho
lưu vực sông Thạch Hãn tỉnh Quảng Trị”, tác giả đã đánh giá rủi ro do lũ d ựa trên
bản đồ nguy cơ do lũ và b ản đồ tính dễ bị tổn thương, coi tính dễ tổn thương do lũ
là một hàm của bản đồ sử dụng đất và mật độ dân sốchưa xét đến khả năng chống
chịu của cộng đồng. Với cách tiếp cận này, Viet Trinh chỉ dựa trên mật độ giá trị
của các vùng khác nhau trong khu vực nghiên cứu, dựa trên giả thiết tính dễ bị tổn
thương của cộng đồng với cùng các điều kiện kinh tế xã hội là giống nhau.
1.4 Đặc điểm địa lý tự nhiên, kinh tế - xã hội
1.4.1 Đặc điểm địa lý tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Lưu vực sông Thạch Hãn nằm trong phạm vi từ 16 018 đến 16054 vĩ độ Bắc
và 106036 đến 107018 kinh độ Đông, thuộc tỉnh Quảng Trị; phía Bắc giáp với lưu
vực sông Bến Hải; phía Nam giáp với lưu vực sông Ô Lâu; phía Tây là biên giới
Việt - Lào và phía Đông là Biển Đông, với diện tích là 2.660km2, chiếm 56% diện
tích toàn tỉnh Quảng Trị, nằm trên địa bàn các huyện Triệu Phong, Gio Linh,
Dakrông, Cam Lộ ,thành phố Đông Hà, thị xã Quảng Trị, (hình 1) [7].
Hình 1. Khu vực nghiên cứu
7
1.4.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
a, Dân số và dân tộc
Theo Niên giám thông kê tỉnh Quảng Trị năm 2010, dân số trên lưu vực
khoảng 370.000 người. Dân số phân bố không đều đặc biệt có sự khác biệt lớn giữa
đồng bằng và miền núi. Mật độ dân số trung bình toàn tỉnh: 139người/km2, thành
phố Đông Hà 1140 người/km2, trong khi đó huyện miền núi Đakrông 30người/km2.
Dân cư trong vùng chủ yếu là người Kinh, sống tập trung ở đồng bằng ven biển, các
thị trấn. Số còn lại là các dân tộc ít người như người Sách, Thái, Dao, Vân Kiều,
Sào, Pa Cô tập trung chủ yếu ở Đakrông.
b, Văn hóa và giáo dục
So với mặt bằng dân trí chung của cả nước thì trình độ dân trí của Quảng Trị
đang ở mức trung bình, vùng sâu, vùng xa trình đ ộ dân trí thấp hơn. Các xã trong
vùng đồng bằng đã thực hiện tốt công tác xoá mù chữ. Lực lượng lao động vùng
nông thôn có tới 60% đã qua trình đ ộ văn hoá cấp cơ sở và 20% số lao động có
trình độ văn hoá phổ thông trung học. Ở vùng núi, tình trạng bỏ học còn phổ biến.
Tỷ lệ mù hoặc tái mù chữ còn cao.
1.5 Tình hình về lũ lụt và những tổn thương do lũ gây ra trong những năm gần
đây trên lưu vực sông Thạch Hãn
Quảng Trị là một trong các tỉnh duyên hải Miền Trung có đặc điểm về khí
hậu và địa hình phức tạp. Là nơi chịu ảnh hưởng của hầu hết các loại thiên tai
thường xảy ra ở Việt Nam nhưng với tấn suất cao hơn, mức độ ác liệt hơn như bão
lũ, ngập lụt. Mùa lũ ở đây đựơc chia làm 3 thời kỳ trong năm.
• Lũ tiểu mãn xảy ra vào tháng V, VI hàng năm. Tính chất lũ này nh ỏ, tập
trung nhanh, xảy ra trong thời gian ngắn, đỉnh lũ nhọn, lên xuống nhanh, thường
xảy ra trong 2 ngày nên ít ảnh hưởng đến đời sông dân cư, chủ yếu ảnh hưởng đến
sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
8
• Lũ sớm xảy ra vào tháng 6 đến đầu tháng IX hàng năm. Lũ này không có
tính chất thường xuyên nhưng lũ có t ổng lượng lớn hơn lũ ti ểu mãn, tập trung lũ
nhanh. Thời kỳ xảy ra lũ sớm thường bắt đầu vào thời kỳ triều bắt đầu cao. Do vậy
mực nước lũ cao hơn lũ tiểu mãn. Lũ này ít ảnh hưởng tới dân sinh mà chủ yếu là
ảnh hưởng tới nông nghiệp và thủy sản.
Nguồn Chi cục PCLB & TKCN tỉnh Quảng Trị
Hình 2: Những thiệt hại về kinh tế do lũ lụt gây ra trong những gần đây
Nguồn Chi cục PCLB & TKCN tỉnh Quảng Trị
Hình 3. Những thiệt hại về người do lũ lụt gây ra trong những năm gần đây
9
• Lũ chính vụ xảy ra từ trung tuần tháng IX đến cuối tháng XI đầu tháng XII
hàng năm. Đây là thời kỳ mưa lớn trong năm và lũ thời kỳ này có thể xảy ra lũ quét
sườn dốc gây đất đá lở hay ngập lụt ở hạ du. Lũ này thường đi liền với bão gây thiệt
hại lớn cho kinh tế xã hội, gây chết người và hư hỏng công trình, cơ sở hạ tầng. Lũ
kéo dài 5 – 7 ngày, đỉnh lũ cao, tổng lượng lớn. Do đó những tổn thất do lũ lụt gây
ra cho tỉnh Quảng Trị là đáng kể [6,7].
Đặc biệt trong những năm gần đây, do tăng trưởng kinh tế ngày càng nhanh
cùng với việc các trận lũ xuất hiện với cường độ ngày càng lớn làm cho những thiệt
hại về kinh tế - xã hội ngày càng tăng [2,8]. Mức độ thiệt hại do lũ lụt trên địa bản
tỉnh Quảng Trị được thể hiện trên hình 2 và hình 3. Với tình hình phát triển kinh tế
hiện tại thì với các trận lũ lớn thì ngư ời dân không thể khống chế hay làm giảm lũ
lụt mà chỉ có thể tránh và chủ động làm giảm mức thiệt hại do lũ gây ra . Do đó các
biện pháp phi công trình như; c ảnh báo lũ sớm, chủ động thu hoạch hoa màu khi có
lũ, lập các phương án ứng cứu khẩn cấp, nâng cao nhận thức của người dân về lũ
vvđóng vai trò ch ủ đạo trong công tác phòng chống lũ lụt trong tỉnh cũng như
trên các lưu vực sông.
10
Chương 2 - CƠ SỞ KHOA HỌC ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN
THƯƠNG DO LŨ
2.1 Phương pháp
Năm 2006, Villagra’n de Leo’n JC [28] đã đưa ra mối quan hệ giữa tính dễ
tổn thương lũ, sự lộ diện, tính nhạy và khả năng chống chịu qua công thức;
Trong khi đó UNESCO – ihe lại đưa ra một cách tính khác;
Tổn thương lũ = Sự lộ diện + Tính nhạy – Khả năng phục hồi (2)
Trong đó, sự lộ diện được hiểu như là các giá trị có mặt tại vị trí lũ lụt có thể
xảy ra. Những giá trị này có thể là hàng hóa, cơ sở hạ tầng, di sản văn hóa, con
người, nông nghiệphay sự lộ diện có thể được hiểu là mức độ phơi bày của tài
sản, con người nằm trong vùng nguy cơ lũ. Sự lộ diện phụ thuộc vào tần suất xuất
hiện con lũ, cường độ lũ và giá trị tài sản, con người có mặt tại đó.
Trong tình hình thực tế, rất khó khăn để đánh giá tính nhạy cảm, khả năng
phục hồi và khả năng đối phó một cách riêng biệt cho các cộng đồng, do
vậy những khía cạnh đó có thể được kết hợp thành khả năng chống chịu, khi đó tổn
thương lũ có thể tính như sau:
Tổn thương = Sự lộ diện – Khả năng chống chịu (3)
Nếu như sự lộ diện thể hiện sự phơi bày của tài sản, con người trước nguy cơ
lũ thì khả năng chống chịu lại đặc trưng cho các biện pháp mà con người sử dụng
trước thiên tai nhằm chống lại những thương tổn do lũ gây ra. Khả năng chống chịu
phụ thuộc vào sự nhận thức của cộng đồng, các biện pháp phòng chống lũ, sự hỗ trợ
của các cơ quan chức năng, công tác cảnh báo lũ, sự phục hồi sau lũ. Dựa trên công
thức (3) tác giả đã xây dựng khung tính toán tính tổn thương lũ (hình 4).
(1)
11
Hình 4. Các bước xác định tính tổn thương lũ
2.2 Xây dựng bản đồ nguy cơ lũ
Bản đồ nguy cơ lũ có thể được đánh giá thông qua các chỉ số cơ bản như bản
đồ ngập lụt, thời đoạn lũ, vận tốc lũ, xung lượng lũ (là tích của mực nước lũ và vận
tốc lũ), vật liệu trong dòng lũ (tr ầm tích, muối, các chất hóa học, nước thải và đất
đá) vvTrong các yếu tố đó thì độ sâu ngập lụt, vận tốc đỉnh lũ, thời gian ngập lụt
đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định các thiệt hại về lũ. Sự tích hợp giữa
độ sâu ngập và vận tốc đỉnh lũ thể hiện khả năng phá hủy các đối tượng trên vùng
mà lũ đi qua, ảnh hưởng trực tiếp đến các đối tượng như nhà cửa, các công trình,
tính mạng của người dân và sức khỏe của cộng đồng. Thời đoạn lũ hay thời gian
ngập lụt lại ảnh hưởng gián tiếp đến sự phá hủy như làm ngập úng hoa màu, gián
đoạn các hoạt động kinh tế xã hội, gây ô nhiễm, bệnh dịch vv Để đánh giá được
nguy cơ lũ trong vùng nghiên c ứu luận văn đã sử dụng bộ mô hình MIKE FLOOD
để mô phỏng lại các trận lũ trong lịch sử để hiệu chỉnh và kiểm định mô hình và qua
12
đó mô phỏng cho trận lũ với tần suất 1% . Dựa trên phương pháp chồng xếp bản đồ
độ sâu ngập, vận tốc lũ, thời gian ngập (kết quả đầu ra của mô hình MIKE FLOOD)
theo trọng số luận văn đã xây dựng bản đồ nguy cơ lũ ứng với tần suất lũ 1%.
2.2.1 Giới thiệu về mô hình MIKE FLOOD
Mô hình MIKE FLOOD được phát triển bởi Viện Thủy lực Đan Mạch (DHI)
thực chất là phần mềm liên kết giữa mô hình MIKE 11 và MIKE 21 đã đư ợc xây
dựng trước đó. Mô hình MIKE FLOOD thực hiện các kết nối giữa mô hình MIKE
11 (tính toán thủy lực mạng sông 1 chiều) với mô hình MIKE 21 (mô phỏng dòng
chảy nước nông 2 chiều theo phương ngang) bằng 4 loại kết nối [1,5]: a) kết nối tiêu
chuẩn: sử dụng khi một nhánh sông một chiều đổ trực tiếp vào vùng ngập 2 chiều;
b) kết nối bên: sử dụng khi một nhánh sông nằm kề vùng ngập, và khi mực nước
trong sông cao hơn cao trình b ờ thì sẽ kết nối với ô lưới tương ứng của mô hình 2
chiều; c) kết nối công trình (ẩn): sử dụng các dạng liên kết qua công trình; và d) kết
nối khô (zero flow link): là kết nối không cho dòng chảy tràn qua.
Bộ mô hình này có thể tích hợp nhiều mô đun khác nhau, nhưng trong khuôn
khổ luận văn chỉ sử dụng mô đun RR (mô hình mưa -dòng chảy NAM) để tạo dòng
chảy biên đầu vào cho mô hình thủy lực mạng sông (HD) kết hợp với mô hình thủy
lực 2 chiều MIKE 21. Giới thiệu và mô tả chi tiết về mô hình MIKE FLOOD và các
khả năng ứng dụng của mô hình có thể dễ dàng tìm thấy trong các tài liệu và nghiên
cứu gần đây [1,4].
2.2.2 Xây dựng mạng lưới thủy lực cho vùng nghiên cứu
Vùng hạ lưu sông Thạch Hãn có chế độ thủy văn phức tạp, chịu sự chi phối
của cả hệ thống sông Bến Hải (qua sông Cách Hòm) và Ô Lâu (qua sông Vĩnh
Định). Ngoài ra, hiện tượng ngập lụt trong khu vực còn chịu ảnh hưởng bởi mưa nội
đồng do vùng nghiên cứu có dải cát ven biển, các dải cát này chạy dọc từ Cửa Việt
đến bãi biển Mỹ Thuỷ có vai trò như m ột tuyến đê, do đó vùng đồng bằng phía
trong có dạng thung lũng sâu kẹp giữa các giải đồi thấp và các cồn cát ven dẫn tới
vùng này thường xuyên xảy ra hiện tượng ngập lụt khi có mưa lớn.
13
2.2.2.1 Mạng lưới thủy văn và sơ đồ mạng thủy lực 1 chiều (1D)
, tác giả
, chủ
.
5. Sơ đồ tính toán thủy lực trên 3 lưu vự
2.2.3 Mạng thủy lực kết nối 1 chiều và 2 chiều
a) Thiết lập miền tính hai chiều (2D) trong MIKE 21
14
Để đảm bảo được thời gian tính toán cho mô hình và miền tính toán 2 chiều
có thể bao quát được các trận lũ có tần suất lớn, đã ti ến hành xác định miền tính
toán 2D dựa trên việc mở rộng vùng ngập lụt trên cơ sở bản đồ ngập lụt năm 1999
do UNDP xây dựng vào năm 2004 (hình 6).
Hình 6. Giới hạn vùng tính toán 2 chiều
Từ bản đồ số hóa tỷ lệ 1/10.000 đã trích xuất các điểm cao độ được nhập trực
tiếp vào mô hình MIKE 21. Lư ới phần tử hữu hạn được sử dụng để rời rạc hóa khu
vực nghiên cứu. Trên khu vực bằng phẳng là đồng ruộng thì kích thư ớc các ô lưới
được chọn với các cạnh tam giác có chiều dài khoảng 150 ~ 200m. Nhằm thể hiện
được ảnh hưởng của các đối tượng là hệ thống đường giao thông, kênh tưới nổi, đê
bối... các ô lưới lân cận, các đối tượng này được chia nhỏ hơn (khoảng 30 ~ 40m)
15
như minh họa trên hình 7. Tóm lại, toàn bộ vùng nghiên cứu hai chiều được rời rạc
hóa thành 78234 ô lưới với 39772 nút.
Hình 7. Chia lưới tại khu vực nghiên cứu
2.4 Xây dựng bản đồ nguy cơ với các tần suất 1%
Dựa trên bộ thông số của mô hình đã đư ợc hiệu chỉnh và kiểm định với các
trận lũ lớn năm 2005 và năm 1999 tiến hành xây dựng bản đồ ngập lụt ứng với các
tần suất 1%, với số liệu đầu vào của mô hình đư ợc tính từ mưa thiết kế thông qua
mô hình mưa dòng chảy NAM. Các kết quả mô phỏng và xây dựng bản đồ ngập lụt,
vận tốc đỉnh lũ, thời gian ngập lụt.
16
Hình 8. Bản đồ thời gian ngập với tần suất 1%
Hình 9. Bản đồ nguy cơ lũ với tần suất 1%
17
Dựa trên trọng số của phương pháp tích hợp bản đồ, luận văn đã chia mức độ
nguy cơ lũ thành 5 mức theo thứ tự từ: rất thấp, thấp, trung bình, cao, rất cao. Trên
bản đồ nguy cơ lũ (hình 9) có thể thấy các xã Cam An, Gio Mai, Triệu Độ, Triệu
Hòa là những nơi có mức nguy cơ lũ cao nhất, bởi đây là những nơi có vận tốc dòng
lũ lớn và có thời gian ngập lụt kéo dài, do đó những nơi này có thể sẽ là nơi nguy
hiểm nhất đối với người và của. Tuy nhiên mức độ tổn thương do lũ t ại các vùng
này có thể sẽ ở mức thấp nếu như khả năng chống chịu của họ tốt. Để đánh giá được
khả năng chống chịu của cộng đồng thì ngoài việc phân tích các số liệu dân số, kinh
tế, tác giả còn tiến hành điều tra khảo sát thực địa tại vùng nghiên cứu và được
trình bày chi tiết trong chương 3.
18
Chương 3 - ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ TỔN THƯƠNG DO LŨ GÂY
RA TRÊN HẠ LƯU LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN TỈNH
QUẢNG TRỊ
3.1 Điều tra khả năng chống chịu của cộng đồng
Khả năng chống chịu hay khả năng thích nghi thể hiện qua các giải pháp mà
con người sử dụng trước, trong hoặc sau thiên tai để đối phó với các hậu quả bất lợi
và là một hàm của các yếu tố xã hội [28]. Để định lượng hóa được khả năng chống
chịu của hệ thống (hay vùng nghiên cứu) luận văn đã ti ến hành phân tích số liệu
kinh tế xã hội (mật độ dân số, khu dân cư tập trung, ), ngoài ra tác giả còn tiến
hành khảo sát thực địa và điều tra để từ đó định tính hóa khả năng chống chịu của
các cộng đồng dân trong vùng nguy cơ lũ.
Cuộc điều tra được thực hiện vào đầu tháng 6 năm 2011 tại những vùng chịu
ảnh hưởng nhiều của lũ lụt dựa vào bản đồ nguy cơ lũ được xây dựng cho vùng hạ
lưu lưu vực sông Thạch Hãn trước đó. Phiếu điều tra chứa 11 câu hỏi giải quyết các
vấn đề sau: khả năng nhận thức của người dân với lũ lụt, công tác cảnh báo lũ, các
biện pháp phòng ngừa, khả năng phục hồi của các hộ gia đình sau lũ, s ự hỗ trợ của
các cơ quan chức năng đối với các hộ gia đình.
3.2 Thành lập bản đồ tính dễ bị tổn thương do lũ gây ra vùng hạ lưu lưu vực
sông Bến Hải, Thạch Hãn tỉnh Quảng Trị
Trong nghiên cứu này, bản đồ tổn thương lũ được xây dựng dựa trên các bản
đồ: sự lộ diện các đối tượng trước lũ, nguy cơ lũ và sử dụng đất. Từ bản đồ sử dụng
đất được cung cấp bởi Sở Tài nguyên và Môi trường tinh Quảng Trị năm 2010 với
hơn 70 loại đất khác nhau, tác giả đã phân loại và nhóm thành 6 loại: đất trống, đất
rừng, đất nông nghiệp, đất nhà ở nông thôn, đất ở đô thị và đất công cộng (hình10).
19
Hình 10. Bản đồ sử dụng đất tại vùng nghiên cứu
Mức độ tổn thương của lũ lụt với các nhóm sử dụng đất cho thấy: nhóm đất
sử dụng các công trình công cộng như trường học, bệnh viện, nhà chống bão lũ, các
khu hành chính, đường giao thông vv là những nơi dễ bị tổn thương nhất bởi đây
là nơi tập trung nhiều dân cư đến tránh lũ và là trung tâm của các hoạt động cứu trợ.
Nếu như đường giao thông, nơi tập trung dân cư bị ngập thì người dân sẽ bị cô lập
dẫn đến tổn thương do lũ sẽ tăng lên rất nhiều. Nhóm đất nhà ở đô thị và nông thôn
ít bị tổn thương hơn so với đất công cộng những vẫn ở mức cao và trung bình do
nhà ở của người dân là nơi tập trung tài sản của cả gia đình bao gồm cả lương thực,
vật nuôi và các thiệt bị dân dụng khác và khi bị ngập lụt thì những nhà ở đô thị bị
thiệt hại nhiều hơn những nhà ở nông thôn do họ có nhiều tài sản hơn.
20
Hình 11. Bản đồ tổn thương do lũ vùng hạ lưu lưu vực sông Thạch Hãn
Do đó để giảm những tổn thương do lũ gây ra ngoài các bi ện pháp giảm
thiểu nguy cơ lũ thì các bi ện pháp phòng tránh đóng vai trò quan tr ọng. Những
người dân sống trong vùng thường xuyên bị ngập lụt họ phải làm quen với lũ, “sống
chung với lũ” và th ực hiện các biện pháp nhằm làm giảm những tổn thương về
người và của do lũ gây ra.
Bản đồ tính dễ tổn thương lũ đư ợc thành lập dựa trên bản đồ nguy cơ lũ có
tần suất 1%, bản đồ hiện trạng sử dụng đất 2010 và khả năng chống chịu của cộng
đồng như hiện tại, do đó có thể thấy được những nơi dễ bị tổn thương khi xuất hiện
lũ tấn suất 1%, từ đó các biện pháp ứng phó ứng phó với lũ như nâng cao công tác
dự báo lũ, khả năng nhận thức của cộng đồng với lũ, tăng cường các hoạt động cứu
trợ khi có lũsẽ làm giảm thiểu những rủi ro do lũ gây ra.
21
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Nghiên cứu tính dễ tổn thương di lũ trên lưu v ực sông Thạch Hãn có vai trò
quan trọng trong công tác quản lý tổng hợp rủi ro do lũ. Hệ thống sông Thạch Hãn
tỉnh Quảng Trị là nơi thường xuyên chịu ảnh hưởng của lũ lụt. Hàng năm trên lưu
vực này xảy ra 3 -4 trận bão với cường suất lớn và lưu vực thường xuyên bị ngập lụt
gây ra những thiệt hại lớn cả về người và của làm ảnh hưởng tới sự phát triển kinh
tế - xã hội của vùng. .
2. Luận văn đã tổng quan được các khái niệm và các phương pháp đánh giá tính
dễ tổn thương do lũ qua các nghiên cứu trong và ngoài nước. Từ đó, đã lựa chọn
phương pháp tiếp cận đánh giá tổn thương lũ cho lưu v ực sông Thạch Hãn thông
qua xây dựng bản đồ tính dễ tổn thương do lũ.
3. Đã áp dụng thành công mô hình MIKE FLOOD đ ể xây dụng các bản đồ diện
ngập lũ, vận tốc dòng lũ và th ời gian ngập lũ. Ap dụng thành công phương pháp
chồng xếp bản đồ theo trọng số để xây dựng nên bản đồ nguy cơ lũ . Vùng có nguy
cơ lũ cao nhất thuộc các xã: Cam An, Gio Mai, Triệu Độ, Triệu Hòa.
4. Khảo sát thực địa về điều tra khả năng chống chịu của cộng đồng tại 32 điểm
tại hạ lưu lưu vực sông Thạch Hãn cho thấy năng lực chống chịu với lũ của người
dân địa phương khác nhau giữa các vùng. Người dân ở xã Gio Mai có khả năng
chống chịu cao nhất bởi họ có sự nhận thức cao với lũ lụt và chủ động trong các tác
phòng tránh lũ. Tuy nhiên quá trình khảo sát mới chỉ ở dạng đơn giản (32 phiếu
điều tra) và luận văn đánh giá tính dễ tổn thương do lũ m ới chỉ dừng lại ở cấp đơn
vị hành chính cấp xã, chưa đi sâu vào đánh giá tổn thương do lũ cho từng đối tượng
cụ thể trong vùng nguy cơ lũ . Trong những nghiên cứu tiếp theo tác giả sẽ tập trung
nghiên cứu sâu hơn về tính dễ tổn thương do lũ c ủa các đối tượng trong vùng nguy
cơ lũ và có những đánh giá khách quan hơn về khả năng chống chịu của cộng đồng
tại vùng nghiên cứu
5. Nghiên cứu đã đánh giá tính dễ tổn thương trong vùng nghiên cứu dựa trên
việc thành lập bản đồ tính dễ tổn thương do lũ. Bản đồ này là sự kết hợp giữa các
bản đồ bản đồ nguy cơ lũ, b ản đồ sử dụng đất và bản đồ thể hiện khả năng chống
22
chịu của cộng đồng bằng phương pháp chồng xếp bản đồ theo trọng số. Đây là
hướng nghiên cứu còn khá mới và cho kết quả khả quan. Các xã thuộc vùng trũng
thường bị cô lập khi xảy ra lũ lụt như Cam An, Triệu Độ, Triệu Đại hay các vùng có
sự phát triển nhanh về kinh tế như thị trấn Cửa Việt, thị trấn Ái Tử, thị xã Quảng Trị
mà chủ quan trong công tác phòng tránh lũ bão thì có m ức độ tổn thương lũ cao
nhất trong vùng.
6. Qua nghiên cứu đánh giá tính dễ tổn thương do lũ tại hạ lưu sông Thạch Hãn
tỉnh Quảng Trị tác giả đưa ra những kiến nghị sau:
a. Nâng cao năng lực cảnh báo và dự bão lũ lụt tại địa phương bằng cách;
hoàn thiện phương pháp dự báo và cảnh báo lũ, tăng cường hệ thống quan
trăc, phương thức truyền tin trên lưu vực,
b. Thường xuyên tổ chức tập huấn nâng cao năng lực đối phó với với thiên
tai nói chung và lũ lụt nói riêng cho cán bộ quản lý và cộng đồng dân cư.
c. Nâng cao sự nhận thức của người dân đối với lũ l ụt thông qua các hội
thảo, phương tiện truyền thông về các biện pháp phòng tránh thiên tai.
d. Tổ chức các hội thảo để trao đổi kinh nghiệm phòng chống thiên tai giữa
các vùng.
e. Tăng cường các biện pháp công trình và phi công trình phòng tránh lũ
như: xây dựng các bản đồ ngập lụt, bản đồ tổn thương do lũ, xây dựng nhà
tránh lũ, đường tránh lũ
f. Hệ thống hóa và phân cấp công tác quản lý để đảm bảo các quy hoạch
phát triển, quy chuẩn xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và khu dân
cư trong vùng thường xuyên bị thiên tai phù hợp với tiêu chuẩn phòng,
chống bão, lũ, thiên tai của từng vùng.
g. Cần xây dựng qũy bảo hiểm con người và tài sản trước lũ lụt để các hộ gia
đình nhanh chóng khắc phục các hậu quả do lũ lụt gây ra.
23
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng việt
1. Trần Ngọc Anh, (2011), Xây dựng bản đồ ngập lụt hạ lưu các sông Bến Hải và
Thạch Hãn, tỉnh Quảng Trị.Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và
Công nghệ Tập 27, số 1S, tr. 1-8.
2. Ban chỉ huy PCLB & TKCN tỉnh Quảng Trị UBND tỉnh Quảng Trị,( 1998 –
2010), Báo cáo tổng kết công tác PCLB & Giảm nhẹ thiên tai .
3. Nguyễn Tiền Giang, Trần Ngọc Anh, Nguyễn Thanh Sơn, Trần Anh
Phương, Ngô Chí Tuấn , Nguyễn Đức Hạnh (2009), Đánh giá hiện trạng và dự
báo nguy cơ ô nhiễm nguồn nước do nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ tỉnh
Quảng Trị.Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội. Khoa học Tự nhiên và
Công nghệ, T.25 số 1S – 2009, tr 35-45. Hà Nội.
4. Đặng Đình Khá (2009), Ứng dụng mô hình MIKE FLOOD tính toán mức độ
ngập lụt khu vực Bắc Thường Tín, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Khoa
học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.
5. Vũ Đức Long, Trần Ngọc Anh, Hoàng Thái Bình và Đặng Đình Khá 2010, Giới
thiệu công nghệ dự báo lũ hệ thống sông Bến Hải và Thạch Hãn sử dụng mô
hình MIKE 11. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công
nghệ Tập 26, số 3S, 397.
6. Nguyễn Thanh Sơn (2006), Quy hoạch tổng hợp tài nguyên nước tỉnh Quảng
Trị đến 2010 Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội. Khoa học Tự nhiên
và Công nghệ, T.XXII, số 2B PT – 2006, tr. 139-148, Hà Nội
7. Ngô Chí Tuấn, Trần Ngọc Anh, Nguyễn Thanh Sơn, (2009), Cân bằng nước hệ
thống lưu vực sông Thạch Hãn tỉnh Quảng Trị bằng mô hình MIKE
BASIN. Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội. Khoa học Tự nhiên và
Công nghệ, T.25 số 3S – 2009, tr 535 -541. Hà Nội.
8. UBND tỉnh Quảng Trị (2006) - Báo cáo
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luanvanthacsi_chuaphanloai_34_467_1870078.pdf