MỤC LỤC.iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ .viii
LỜI MỞ ĐẦU . 1
CHƯƠNG 1 - CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH. 4
1.1. Cơ sở lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh.4
1.1.1. Khái niệm cạnh tranh .4
1.1.2. Các công cụ cạnh tranh .6
1.1.3. Khái niệm năng lực cạnh tranh.8
1.2 Các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.11
1.2.1. Các yếu tố bên ngoài .11
1.2.2. Các yếu tố bên trong.16
1.3. Các tiêu chí và phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
.19
1.3.1. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp .19
1.3.2. Các công cụ sử dụng cho đánh giá năng lực cạnh tranh .26
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1. 29
CHƯƠNG 2 – THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG
TY TNHH PHƯƠNG MINH. 30
2.1. Khái quát về Công ty TNHH Phương Minh.30
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty TNHH Phương Minh. .30
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty TNHH Phương Minh.30
2.1.3 Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty TNHH Phương Minh .32
2.1.4. Các lĩnh vực hoạt động của Doanh nghiệp. .33
2.1.5. Tổng quan về Kết quả kinh doanh của công ty.36
2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Phương Minh .38
120 trang |
Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 559 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu và đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Phương Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vì vậy cần xây dựng chính sách hỗ trợ giáchophân
khúc này. Phân khúc khách hàng có thu nhập thấp chiếm tỷ trọng khá nhỏ, đối với
những khách hàng này cần xây dựng chính sách cung cấp máy tính và các thiết bị
công nghệ giá rẻ kèm chính sách hỗ trợ giá cho họ.
- 44 -
Hình 2.3. Biểu đồ cơ cấu độ tuổi của khách hàng sử dụng sản phẩm CNTT và dịch
vụ đi kèm
(Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế của tác giả tại Ninh Bình 12/2013)
Độ tuổi của khách hàng sử dụng sản phẩm CNTT và dịch vụ đi kèm phần lớn
nằm trong khoảng từ 20 – 50 tuổi. Với độ tuổi này thì nhu cầu về hình thức mẫu mã
sản phẩm được coi trọng. Vì vậy cần quan tâm đến các sản phẩm hợp thời trang và
nhiều tính năng khi xây dựng chiến lược kinh doanh đa dạng hóa sản phẩm.
Hình 2.4. Biểu đồ cơ cấu giới tính của khách hàng sử dụng sản phẩm CNTT và dịch
vụ đi kèm.
- 45 -
(Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế của tác giả tại Ninh Bình 12/2013)
Giới tính khách hàng sử dụng sản phẩm CNTT và dịch vụ đi kèm tại Ninh
Bình chủ yếu là Nam, vì vậy khi xây dựng chiến lược kinh doanh sản phẩm cần
quan tâm nhiều hơn đến mẫu mã sản phẩm phù hợp với đàn ông.
¾ Xét về chính sách giá
Qua khảo sát chính sách giá của các công ty cung cấp các sản phẩm CNTT
trên thị trường Ninh Bình 12/2013 (ở đây tác giả chỉ chọn ra các nhà cung cấp lớn
trên địa bàn và là đối thủ cạnh tranh chính của Phương Minh để nghiên cứu và so
sánh) được thể hiện dưới bảng sau:
Bảng 2. 3. Kết quả khảo sát chính sách giá của các công ty cung cấp sản phẩm
CNTT trên địa bàn Ninh Bình 12/2013
Giá cước
Tổng
phiếu
Điểm
Điểm
trung
bình
Phương Minh 300 1087 3,6
Hoàng Minh 300 866 2,9
Thái Sơn 300 800 2,7
Khác 300 594 2,0
(Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế của tác giả tại Ninh Bình 12/2013)
Kết quả điều tra cho thấy chính sách giá củaHoàng Minh và Thái Sơn đang
khá cao. Trong khi Hoàng Minh và Thái Sơn với chiến lược tập trung vào phân
khúc khách hàng có thu nhập cao, chiến lược của Phương Minh chiếm ưu thế với
phân khúc khách hàng có thu nhập trung bình và thu nhập thấp, phù hợp với khả
năng chi tiêu của đại đa số người dân Ninh Bình. Phương Minh với chính sách bán
hàng giá gốc, bán lẻ rẻ như bán buôn và các chính sách về giá ưu đãi đã thực sự gây
ấn tượng với khách hàng.
Hiện tại Phương Minh đang có chính sách giá rất đa dạng và linh hoạt hơn
hẳn các công ty khác.
- 46 -
Bởi vì, với người mua, giá của các sản phẩm cạnh tranh là “Giá tham khảo”
quan trọng nhất. Doanh nghiệp thật khó có thể bán ra một sản phẩm với giá cao hơn
một khi khách hàng biết rằng có một sản phẩm tương tự đang được bán với giá rẻ
hơn. Hạ giá thành không có nghĩa là mua được giá rẻ và lại bán với giá rẻ, giá cả
khi đến được tay người tiêu dùng không đơn thuần là ngang bằng như lúc doanh
nghiệp mua vào hoặc giá thành sau sản xuất sản phẩm bởi hàng hóa còn chịu rất
nhiều tác động từ phía thị trường, từ phía các đối thủ cạnh tranh, từng khu vực, địa
lý, công tác quản lý và lưu chuyển của doanh nghiệp và một tác động không nhỏ với
hàng hóa nữa đó là các hình thức, các quy định của pháp luật do Nhà nước ban hành.
Để khuyến khích khách hàng trong việc mua và thanh toán, Phương Minh có
thể điều chỉnh mức giá cơ bản của mình theo hình thức chiết giá và bớt giá. Chiết
giá cho số lượng mua lớn, giảm giá cho những người mua mà khối lượng trong một
lần mua hoặc tính trong một thời gian nhất định lớn. Loại chiết khấu này nhằm
khuyến khích người mua gia tăng khối lượng của mỗi hợp đồng.
¾ Xét về hệ thống phân phối
Khi thị trường Ninh Bình nóng lên với ngày càng nhiều công ty kinh doanh
máy tính nhỏ lẻ, Phương Minh đã có chiến lược mở rộng hệ thống kênh phân phối
xuống các địa bàn ở dưới các huyện và mở rộng ra các vùng lân cận.
Hiện nay ngoài 2 điểm bán chính là 2 siêu thị trên trục đường chính của tỉnh Ninh
Bình với lợi thế về mặt giao thông, thuận tiện đi lại, Phương Minh còn có kênh bán
hàng dự án. Với những chính sách ưu đãi đối với khách hàng đặc biệt là khách hàng
doanh nghiệp, hiện tại Phương Minh đã và đang thiết lập được mối quan hệ khá tốt
với sở Giáo dục tỉnh Ninh Bình, Sở kế hoạch đầu tư, và khá nhiều doanh nghiệp
trên địa bàn tỉnh. Qua đó Phương Minh có thể tiếp cận dễ dàng hơn với các trường
THCS, THPT, tiểu học, mầm non trên địa bàn, đây là một trong những lợi thế cạnh
tranh so với các công ty khác cùng cung cấp sản phẩm và dịch vụ tin học trên địa
bàn tỉnh.
Ngoài ra Phương Minh luôn cập nhật thông tin bán hàng qua kênh Online
trên website. Khách hàng có thể truy cập vào website của công ty và lựa chọn các
- 47 -
sản phẩm theo ý muốn với sự hỗ trợ tư vấn thường trực của nhân viên kinh doanh
và chăm sóc khách hàng. Tại đây khách hàng có thể nghiên cứu kỹ hơn các chính
sách ưu đãi mà Phương Minh dành cho khách hàng. Kênh bán hàng này hiện nay
đã trở thành khá phổ biến trên thị trường.
Trong khi đó các công ty cùng kinh doanh trên địa bàn tỉnh hiện vẫn tồn tại dưới
hình thức bán hàng tại cửa hàng là chủ yếu.
Bảng 2.4. Kết quả khảo sát hệ thống phân phối của các công ty kinh doanh sản
phẩm CNTT trên địa bàn Ninh Bình 12/2013
Hệ thống phân phối Tổng phiếu Điểm
Điểm
trung
bình
Phương Minh 300 1166 3,9
Hoàng Minh 300 987 3,3
Thái Sơn 300 912 3,0
Khác 300 800 2,7
(Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế của tác giả tại Ninh Bình 12/2013)
Phương Minh, Thái Sơn và Hoàng Minh hoạt động lâu năm trên thị trường
nên đã xây dựng được hệ thống đại lý rộng khắp và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của
khách hàng so với các công ty còn lại. Ở khảo sát trên cho thấyThái Sơn và Phương
Minh đang được khách hàng đánh giá mức độ cao nhất về hệ thống phân phối hàng
hóa, Hoàng Minh được đánh giá kém hơn nhưng không đáng kể. Qua đó cho biết để
tăng cường năng lực cạnh tranh trên thị trường, Phương Minh cần phải có chính
sách về hệ thống phân phối tốt hơn nữa, nếu không sẽ có nguy cơ bị Thái Sơn và
Hoàng Minh vượt lên.
¾ Đánh giá chất lượng sản phẩm và dịch vụ:
Qua khảo sát và tổng hợp ý kiến đánh giá của khách hàng về chất lượng sản
phẩm, dịch vụ CSKH của các công ty cung cấp sản phẩm CNTT trên địa bàn tỉnh
Ninh Bình, ta có bảng sau:
Quy tắc tính điểm như sau: Rất kém được 1 điểm. kém được 2 điểm, bình thường
được3 điểm, tốt được 4 điểm, rất tốt được 5 điểm. :
- 48 -
Bảng 2.5. Kết quả khảo sát chất lượng sản phẩm CNTT của các công ty cung
cấp SP CNTT trên địa bàn Ninh Bình 12/2013
Chất lượng
SP Tổng phiếu Điểm
Điểm trung
bình
Phương Minh 300 1137 3,8
Hoàng Minh 300 1120 3,7
Thái Sơn 300 1002 3,3
Khác 300 829 2,8
(Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế của tác giả tại Ninh Bình 12/2013)
Theo kết quả khảo sát thì Phương Minh được xem là công ty cung cấp sản
phẩm CNTT có chất lượng đảm bảo nhất trên thị trường Ninh Bình, tiếp đến là
Hoàng Minh và Thái Sơn. Điều này cũng phản ánh mức độ tín nhiệm và tin tưởng
của khách hàng vào sản phẩm và thương hiệu của các công ty. Qua đó cho thấy
Phương Minh cần cố gắng hơn nữa trong việc nhập hàng để duy tri và phát huy
điểm
Bảng 2.6. Kết quả khảo sát chất lượng dịch vụ CSKH của các công ty cung cấp
SP CNTT trên địa bàn Ninh Bình 12/2013
Chất lượng
dịch vụ Tổng phiếu Điểm
Điểm trung
bình
Phương Minh 300 1055 3,5
Hoàng Minh 300 996 3,3
Thái Sơn 300 894 3,0
Khác 300 621 2,1
(Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế của tác giả tại Ninh Bình 12/2013)
Từ bảng kết quả điều tra cho thấy hiện nay Phương Minh đang được khách
hàng Ninh Bình đánh giá cao nhất về chất lượng dịch vụ so với các công ty khác
trên cùng địa bàn, tuy nhiên mức độ hài lòng về dịch vụ chăm sóc khách hàng của
Hoàng Minh và Thái Sơn cũng rất cao. Điều này cho thấy Phương Minh cần phát
huy hơn nữa và không ngừng nâng cao dịch vụ CSKH để luôn đứng vị trí dẫn đầu.
- 49 -
Bảng 2.7. Kết quả khảo sát chương trình quảng cáo khuyến mại của các công
ty cung cấp sản phẩm CNTT trên địa bàn tỉnh Ninh Bình 12/2013
Quảng cáo
khyến mại Tổng phiếu Điểm
Điểm
trung
bình
Phương Minh 300 1056 3,5
Hoàng Minh 300 945 3,2
Thái Sơn 300 922 3,1
Khác 300 772 2,6
(Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế của tác giả tại Ninh Bình 12/2013)
Các chương trình quảng cáo của công ty Phương Minh trong thời gian qua được
xem là có sức hút khách hàng nhất, tiếp đó là công ty Hoàng Minh và Thái Sơn.
Một phần do công ty dám mạnh dạn đưa ra chương tình mang tính đột phá sau một
thời gian dài đứng ngoài quan sát thị trường. Tuy nhiên các chương trình khuyến
mại của các doanh nghiệp như Hoàng Minh và Thái Sơn cũng rất ấn tượng và hấp
dẫn với khách hàng.
¾ Phân tích tài chính
Khả năng tài chính của Phương Minh được thể hiện ở khả năng tài chính tự
có, hiệu quả sử dụng vốn, khả năng huy động các nguồn vốn cho phát triển kinh
doanh của Công ty.
Sức mạnh về vốn và tài chính của Phương Minh là tiêu chí để các đối tác tin
tưởng. Khả năng về vốn và tài chính được coi là một trong những tiêu chuẩn để
đánh giá doanh nghiệp mạnh hay yếu. Sức mạnh về vốn và tài chính có vai trò như
thế nào đối với khả năng của Công ty trên thị trường? Trước hết nó cho phép Công
ty tiến hành các biện pháp, chính sách Marketing đòi hỏi sự tốn kém, nó đảm bảo
chi phí cho Công ty để thu thập các thông tin cần thiết phục vụ cho quá trình kinh
doanh và đấu thầu. Thứ hai, nó cho phép Công ty mua sắm, nhập các loại máy móc,
trang thiết bị, công nghệ hiện đại để tăng sức cạnh tranh. Thứ ba, nó tạo sự tin
tưởng cho chủ đầu tư đối với Công ty khi biết mình làm ăn với đối tác có khả năng
tài chính đủ mạnh để đảm bảo thực hiện mối quan hệ hợp đồng giữa hai bên... Từ
đó, công ty có thể phát triển nhanh chóng.
- 50 -
Bảng tổng kết Tài sản và Nguồn vốn của Công ty qua 3 năm 2011-2013
Bảng 2.8. Bảng cân đối kế toán
ĐVT: VNĐ
TÀI SẢN 2011 2012 2013
A. Tài sản ngắn hạn 2.390.970.354 3.586.968.117 3.554.811.924
I Tiền 970.731.402 1.502.281.296 1.425.173.244
1 Tiền mặt 3.304.095 9.675.558 47.068.572
2
Tiền gửi ngân
hàng 967.427.307 1.492.605.738 1.378.104.672
II
Các khoản phải
thu ngắn hạn 1.247.077.602 1.808.856.411 1.767.950.961
1
Phải thu của khách
hàng 1.247.077.602 1.808.856.411
1.767
.950.961
III Hàng tồn kho 61.294.500 74.962.530 107.884.749
1 Hàng hóa 61.294.500 74.962.530 107.884.749
IV
Tài sản ngắn hạn
khác 111.866.850 200.867.880 253.802.970
1
Thuế giá trị gia
tăng được khấu trừ 64.952.400 137.941.950 146.850.450
2
Tài sản ngắn hạn
khác 46.914.450 62.925.930 106.952.520
B. Tài sản dài hạn 3.072.870.000 5.067.781.050 5.515.471.950
I Tài sản cố định 2.577.000.000 4.230.943.200 4.643.520.600
- Nguyên giá 2.674.950.000 4.365.795.750 4.838.483.850
-
Giá trị hao mòn
lũy kế 97.950.000 134.852.550 194.963.250
II
Tài sản dài hạn
khác 495.870.000 836.837.850 871.951.350
1 Tài sản dài hạn 495.870.000 836.837.850 871.951.350
- 51 -
khác
Tổng tài sản 5.463.840.354 8.654.749.167 9.070.283.874
Nguồn vốn
A. Nợ phải trả 966.682.950 1.845.384.426 1.189.155.393
I. Nợ ngắn hạn 966.682.950 1.845.384.426 1.189.155.393
1 Vay ngắn hạn 751.800.000 1.652.856.000 961.962.642
2
Phải trả cho người
bán 167.962.950 82.963.500 137.596.392
4
Thuế và các khoản
phải nộp cho Nhà
Nước 46.920.000 109.564.926 89.596.359
B. Vốn chủ sở hữu 4.497.157.404 6.809.364.741 7.881.128.481
I. Vốn chủ sở hữu 4.497.157.404 6.809.364.741 7.881.128.481
1
Nguồn vốn đầu tư
của Chủ sở hữu 3.380.686.962 5.356.930.683 6.943.688.523
2
Các quỹ khác
thuộc vốn chủ sở
hữu 1.116.470.442 1.452.434.058 937.439.958
Tổng nguồn vốn 5.463.840.354 8.654.749.167 9.070.283.874
( Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán)
* Tỷ suất tài trợ
Nguồn vốn chủ sở hữu
Tỷ suất tài trợ =
Tổng nguồn vốn
x 100
- 52 -
Bảng 2.9. Tỷ suất tài trợ
Chỉ tiêu 2011 2012 2013
Nguồn vốn chủ sở
hữu
4.497.157.404
6.809.364.741
7.881.128.481
Tổng nguồn vốn
5.463.840.354
8.654.749.167
9.070.283.874
Tỷ suất tài trợ (%) 82,31 78,68 86,89
Bảng 2.3 cho thấy trong Doanh nghiệp, nguồn vốn chủ sở hữu so với tổng
nguồn vốn qua 3 năm có sự biến đổi: năm 2011 chỉ chiếm 82,31%. năm 2012 chiếm
78,68%. năm 2013 chiếm 86,89%. Như vậy nguồn vốn của doanh nghiệp chủ yếu là
vốn chủ sở hữu. doanh nghiệp ít phụ thuộc vào nguồn vốn từ bên ngoài. và do đó
nếu tình hình bên ngoài có biến động về nguồn vốn thì khả năng khủng hoảng của
doanh nghiệp sẽ không quá lớn. doanh nghiệp sẽ không bị ảnh hưởng nhiều.
* Vòng quay của vốn lưu động (n) và thời gian của một vòng luân chuyển
Tổng doanh thu thuần
n (vòng) =
Vốn lưu động bình quân
Bảng 2.10. Vòng quay vốn lưu động và thời gian của một vòng luân chuyển
Chỉ tiêu 2012 2013
Tổng doanh thu thuần 13.703.362.941 12.807.678.945
Vốn lưu động đầu năm 2.390.970.354 3.586.968.117
Vốn lưu động cuối năm 3.586.968.117 3.554.811.924
Vốn lưu động bình quân 2.988.969.236 3.570.890.021
n (số vòng) 4,58 3,59
Thời gian của một vòng quay 78,52 100,37
Dựa vào bảng 2.10 ta thấy:
Số vòng quay vốn lưu động của Doanh nghiệp trong năm 2012 là hơn 4
vòng/năm. tương đương với 78 ngày cho 1 vòng quay; còn năm 2013 thì vòng quay
- 53 -
vốn lưu động là hơn 3 vòng/năm. tương đương với khoảng 100 ngày cho một vòng
quay.
Chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của năm 2012 và 2013 là khá cao. tốc độ
quay vòng vốn của Doanh nghiệp là tương đối nhanh. trong đó năm 2012 doanh
nghiệp sử dụng vốn lưu động hiệu quả hơn. tốc độ quay vòng vốn là nhanh hơn so
với năm 2013
Tỷ suất thanh toán hiện hành (TT)
Tổng tài sản lưu động
TT%=
Tổng số nợ ngắn hạn
x 100
Bảng 2.11. Tỷ suất thanh toán hiện hành
Chỉ tiêu 2011 2012 2013
Tổng số tài sản lưu động 2.390.970.354 3.586.968.117 3.554.811.924
Tổng số nợ ngắn hạn 966.682.950 1.845.384.426 1.189.155.393
TT(%) 247,34 194,38 298,94
Từ bảng 2.11 ta thấy: Khả năng thanh toán hiện hành của doanh nghiệp ở cả
3 năm có nhiều biến động: năm 2011 là 247,34% nhưng đến năm 2012 thì khả
năng thanh toán nợ của doanh nghiệp lại giảm xuống còn 194,38% điều đó cho thấy
năm 2012 tình hình vay nợ của doanh nghiệp tăng lên trong khi dó tài sản lưu động
tăng không đáng kể làm cho khả năng thanh toán của doanh nghiệp giảm xuống.
Đến năm 2013 mặc dù tình hình kinh tế trong nước có nhiều biến động ảnh hưởng
đến nhiều doanh nghiệp không trả được nợ tuy nhiên Phương Minh lại có khả năng
thanh toán hiện hành tăng hơn so với năm 2012, đạt 298,94% tăng 104,56% so với
năm 2012. Qua đó ta thấy năm 2013 số tài sản lưu động của doanh nghiệp tuy có
giảm hơn so với 2012 nhưng số nợ ngắn hạn của doanh nghiệp lại giảm xuống đáng
kể và vì thế doanh nghiệp vẫn có khả năng thánh toán số nợ ngắn hạn.
- 54 -
Tỷ suất thanh toán tức thời
Tổng số vốn bằng tiền
Tỷ suất thanh toán tức thời =
Tổng số nợ ngắn hạn
Bảng 2.12. Tỷ suất thanh toán tức thời
Chỉ tiêu 2011 2012 2013
Tổng số vốn bằng tiền 970.731.402 1.502.281.296 1.425.173.244
Tổng số nợ ngắn hạn 966.682.950 1.845.384.426 1.189.155.393
Tỷ suất thanh toán tức thời 1,00 0,81 1,20
Bảng 2.12 cho thấy trong 3 năm 2011, 2012 và 2013 thì tỷ suất thanh toán
tức thời năm 2013 là cao nhất.
Tổng số vốn bằng tiền của Phương Minh trong năm 2013 là giảm 5,3% so
với năm 2012, tương đương 77.108.052VNĐ. tổng số nợ ngắn hạn 2013 giảm so
với năm 2012 khoảng 35,56% tương đương với giảm 656.229.033VNĐ. do vậy
khả năng thanh toán tức của Phương Minh năm 2013 cao hơn so với năm 2012.
Năm 2012 tổng số vốn bằng tiền của Doanh nghiệp tăng so với năm 2011.
khoảng 54,76% tương đương 531.549.894VNĐ. nhưng đi kèm với đó là tổng số nợ
ngắn hạn tăng vọt so với năm 2011. khoảng 90.90% tương đương 878.701.476
VNĐ do vậy khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp trong năm 2012 thấp
hơn so với năm 2011.
Phương Minh đang áp dụng chiến lược quản lý vốn thận trọng. Khả năng
thanh toán nhanh của Phương Minh tăng. Năm 2013 tốc độ quay vòng của vốn
chậm hơn năm 2012 nhưng nhìn chung năm 2013 và năm 2011 khả năng thanh toán
công nợ tức thời của doanh nghiệp là tương đối khả quan. riêng năm 2012 tỷ suất
thanh toán nhỏ hơn nhưng tốc độ quay vòng của vốn lưu động của doanh nghiệp
cao hơn hẳn so với năm 2013 và 2011 do vậy khả năng thanh toán công nợ của
doanh nghiệp không quá khó khăn nếu như phải chi trả các khoản nợ bằng tiền.
- 55 -
Doanh nghiệp vẫn đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và chi trả các
khoản phát sinh cần thanh toán ngay.
Tỷ lệ khoản phải thu so với phải trả
Bảng 2.13. Tỷ lệ khoản phải thu so với phải trả
Chỉ tiêu 2011 2012 2013
Khoản phải thu 1.247.077.602 1.808.856.411 1.767.950.961
Khoản phải trả 966.682.950 1.845.384.426 1.189.155.393
Tỷ lệ phải thu/ Phải trả 1,29 0,98 1,49
Qua bảng 2.13 ta thấy: Tỷ lệ các khoản phải thu so với khoản phải trả trong 3
năm là khác nhau.
Trong đó năm 2013 và năm 2011 khoản phải thu đều lớn hơn các khoản phải
trả. riêng năm 2012 tỷ lệ khoản phải thu trên khoản phải trả là gần bằng nhau.
Chứng tỏ đơn vị không chiếm dụng vốn của các doanh nghiệp khác.
Khả năng sinh lợi của Doanh nghiệp
Bảng 2.14. Mức doanh lợi của công ty TNHH Phương Minh
Chỉ tiêu 2011 2012 2013
1.Tổng lợi nhuận kế toán
trước thuế 305.382.381 483.629.022 339.887.391
2.Lợi nhuận sau thuế thu
nhập doanh nghiêp 219.875.313 348.212.898 244.718.922
3.Vốn chủ sở hữu 4.497.157.404 6.809.364.741 7.881.128.481
4.Tổng chi phí kinh doanh 9.316.271.136 13.505.775.075 12.731.484.693
5.Tổng doanh thu 9.469.310.856 13.799.962.680 12.897.964.698
6.Lợi nhuận sau thuế/Vốn
chủ sở hữu 4,90% 5,10% 3,10%
7.Lợi nhuận sau
thuế/Tổng doanh thu 2,30% 2,50% 1,90%
8.Lợi nhuận trước
thuế/Chi phí kinh doanh 3,30% 3,60% 2,70%
- 56 -
Bảng 2.14 Cho thấy:
Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu năm 2013 giảm so với năm 2012 là 0,02,
tương ứng với giảm 39,22%. Năm 2012 so với năm 2011 tăng 0,002 tương ứng với
tăng 4,08%
Lợi nhuận sau thuế/Tổng doanh thu năm 2013 giảm 0,006 so với năm 2012,
tương ứng với 24%. Năm 2012 so với năm 2011 tăng 0,002 tương ứng với tăng
8,7%.
Lợi nhuận trước thuế/Chi phí kinh doanh năm 2013 giảm 0,009 so với năm
2012, tương ứng với 25% . Năm 2012 so với năm 2011 tăng 0,003, tương ứng tăng
9,09%.
Giá trị các chỉ tiêu mức doanh lợi trong 3 năm cũng khá nhỏ cho thấy khả
năng sinh lợi của doanh nghiệp cũng không cao bởi vốn đầu tư cũng như chi phí bỏ
ra khá lớn so với lợi nhuận thu về được.
¾ Nguồn nhân lực
Trong thời gian qua, Phương Minh đã quan tâm tới công tác cán bộ, công tác
đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Phương Minh ban hàng quy chế bổ nhiệm,
miễn nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ, xây dựng tiêu chuẩn cán bộ và triển khai xây
dựng quy hoạch cán bộ, hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý trong lĩnh vực đào tạo
và phát triển nguồn ngân lực. Tập trung đào tạo nâng cao kỹ năng lãnh đạo cho đội
ngũ cán bộ mới được bổ nhiệm, chuẩn bị kỹ lưỡng nội dung, chương trình, tăng
cường đào tạo đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực kinh doanh, bán hàng online, bán
hàng trực tiếp, bán hàng doanh nghiệp, bán hàng đại lý, nâng cao năng lực tổ
chức để đáp ứng yêu cầu thực tế của từng phòng ban.
Từ lúc Phương Minh thành lập đến nay đội ngũ lao động của công ty ngày
càng tăng lên và cho đến nay số lượng lao động hiện tại là:
9 Thạc sỹ ngành Kinh tế: 1 người
9 Thạc sỹ ngành CNTT: 2 người
9 Cử nhân kinh tế : 7 người
9 Kỹ sư Điện tử và Tin học: 13 người
- 57 -
9 Trung cấp kỹ thuật: 12 người
Đặc điểm tuyển nhân viên của Phương Minh là công ty thường tuyển các sinh
viên mới ra trường, có năng lực, lớp trước dìu lớp sau, đội ngũ trưởng thành qua
công tác. Công ty Phương Minh có lực lượng lao động trình độ tay nghề tương đối
cao, tuỳ theo thời điểm và nhu cầu ở từng dự án cụ thể mà mỗi đơn vị trong công ty
tuyển dụng, ký hợp đồng theo hình thức đào tạo, thử việc hay dài hạn.
Trong quá trình hoạt động, công ty luôn chú ý đến đào tạo và phát triển con
người. Năm 2012, Phương Minh có 35 thành viên trong đó có 20% là nữ và 80% là
nam.
Bảng 2.15. Bảng cơ cấu lao động của Công ty
2010 2011 2012
Số lượng Tỉ lệ (%)
Số
lượng Tỉ lệ (%)
Số
lượng Tỉ lệ (%)
Tổng số LĐ 22 100 28 100 35 100
Giới tính
Nam 19 86% 23 82% 28 80%
Nữ 3 14% 5 18% 7 20%
Trình độ
Trên ĐH 2 9% 2 7% 3 9%
ĐH + CĐ 11 50% 14 50% 20 57%
Trung Cấp 9 41% 12 43% 12 34%
Tuổi
20 – 35 17 77% 22 79% 29 83%
36 – 50 3 14% 4 14% 4 11%
51 – 60 2 9% 2 7% 2 6%
(Nguồn: Phòng hành chính – công ty TNHH Phương Minh)
Công ty liên tục đầu tư cho công nghệ và chuyên môn, do vậy trình độ của
các thành viên trong công ty giữ được ở mức khá cao và luôn luôn ổn định 9% trên
đại học, 57% đại học và cao đẳng.
Cùng với việc nâng cao trình độ cho người lao động, bằng cách thường
xuyên tổ chức lớp đào tạo về sản phẩm, dịch vụ do công ty tự tổ chức, lãnh đạo
công ty còn có các chính sách hỗ trợ cho người lao động gặp khó khăn. Phương
Minh có chính sách thưởng cho phòng ban hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, điều này
kích thích cán bộ nhân viên làm việc hăng say, tuy nhiên công ty vẫn chưa có những
- 58 -
giải thưởng nóng cho những sáng kiến mới có tính ứng dụng cao của nhân viên,
điều này làm hạn chế đi phần nào sức sáng tạo trong công việc. Ngoài ra ở môi
trường làm việc của Phương Minh, mỗi cán bộ nhân viên thường làm các công việc
dập khuôn như đã chỉ định theo yêu cầu từ cấp trên, nhân viên ít được quyền làm
chủ theo tư duy hoặc phương thức riêng của mình để hoàn thành nhiệm vụ được
giao, đây có thể coi là việc lãng phí chất xám của công ty.
Ngoài ra các thành viên trong công ty đôi khi chưa phối hợp thật sự ăn ý giữa
các phòng ban do còn phụ thuộc nhiều vào các quy định và nguyên tắc trong công
việc, điều này cũng làm ảnh hưởng tới năng suất lao động của toàn công ty.
¾ Thương hiệu
Trong môi trường cạnh tranh ngày nay, công ty kinh doanh nào cũng muốn
khách hàng nghĩ ngay đến thương hiệu của mình đầu tiên khi được nhắc tới. Khách
hàng lựa chọn sản phẩm và dịch vụ của công ty nào phụ thuộc rất nhiều vào thương
hiệu của công ty.
Ngay từ khi mới thành lập, Phương Minh luôn tâm niệm khách hàng mới
chính là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của công ty. Chính vì vậy trong
những năm qua Phương Minh liên tục đưa ra những chính sách cam kết về chất
lượng, dịch vụ hướng tới người tiêu dùng. Phương Minh được khách hàng đánh giá
cao với các chính sách bán hàng. Từ đó tạo nên sự khác biệt hóa cho doanh nghiệp.
Siêu thị máy tính Phương Minh hiện đang là thương hiệu khá uy tín trong lòng
khách hàng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
Theo khảo sát đánh giá trên 300 khách hàng khi tham gia hội chợ triển lãm bán
hàng công nghệ tổ chức ở Ninh Bình, tác giả đã thu thập được kết quả và tổng kết
trong bảng đánh giá dưới đây (bảng 2.16).
Cách tính điểm cho mỗi phiếu như sau: Phiếu xếp thứ 1 tương ứng 4 điểm,
phiếu xếp thứ 2 tương ứng 3 điểm, phiếu xếp thứ 3 tương ứng 2 điểm, phiếu xếp thứ
4 tương ứng 1 điểm.
- 59 -
Bảng 2.16. Kết quả đánh giá mức độ uy tín của thương hiệu
Thương
hiệu Tốt Khá tốt
Bình
thường
kém tin
cậy
Hệ số
điểm
tương
ứng
4 3 2 1
Tổng
phiếu
Điểm
Điểm
trung
bình
189 81 28 2 300Phương
Minh 63% 27% 9% 1% 100%
1057
3,5
79 186 33 2 300Hoàng
Sơn 26% 62% 11% 1% 100%
942
3,1
31 25 224 20 300Thái
Sơn 10% 8% 75% 7% 100%
667
2,2
1 8 15 276 300Khác
0% 3% 5% 92% 100%
334
1,1
Tổng
phiếu 300 300 300 300
(Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế của tác giả tại Ninh Bình 12/2013)
Qua số liệu điều tra mức độ uy tín của thương hiệu cho thấy Phương Minh,
Hoàng Sơn là những thương hiệu được khách hàng đánh giá cao so với các thương
hiệu khác, trong đó Phương Minh là thương hiệu đang được khách hàng Ninh Bình
đánh giá cao nhất với mức 63% số phiếu bình chọn thương hiệu tốt, trong khi đó
Hoàng Sơn đang được đánh giá thương hiệu ở mức khá tốt (với 62 phiếu bình chọn
ở mức này) và Thái Sơn được khách hàng đánh giá là thương hiệu bình thường (với
75% phiếu bình chọn). Từ số liệu này ta có thể thấy Phương Minh đang có lợi thế
cạnh tranh hơn Hoàng Sơn và cạnh tranh hơn hẳn Thái Sơn về mặt uy tín thương
hiệu, tuy nhiên đây chỉ là đánh giá giữa các thương hiệu đang kinh doanh trên thị
trường Ninh Bình nên để tạo lợi thế cạnh tranh mạnh hơn nữa Phương Minh cần có
biện pháp dài hạn, nhằm quảng bá và khẳng định thương hiệu trên thị trường ngành.
¾ Ma trận IFE (Ma trận đánh giá các yếu tố môi trường nội bộ) của công
ty TNHH Phương Mính
Tổng hợp từ các yếu tố phân tích kể trên, tác giả đưa ra ma trận đánh giá sau:
- 60 -
Cách thức lập ma trận như sau:
Tiến hành tham khảo ý kiến, phỏng vấn các chuyên gia trong ngành qua hình
thức: gửi bảng câu hỏi qua email, fax, gọi điện thoại.
Nội dung các yếu tố trong bảng câu hỏi được rút ra từ nội dung phân tích các
yếu tố bên trong ở phần trước. Mức độ quan trọng của mỗi yếu tố được tính từ 0,00
– 1,00, tổng cộng các mức độ quan trọng bằng 1,00.
Đối với việc cho điểm cho các yếu tố, phần lớn dựa vào các kết quả phân
tích và đánh giá của tác gi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 000000273646_4335_1951429.pdf