LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ, BẢNG, BIỂU
MỞ ĐẦU.1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TRA, THANH TRA THUẾ.6
1.1. Vai trò, chức năng của kiểm tra, thanh tra trong hoạt động quản trị . 6
1.1.1. Khái niệm, mục đích và vai trò của công tác kiểm tra, thanh tra .6
1.1.2. Các nguyên tắc trong hoạt động kiểm tra, thanh tra .7
1.1.3. Chức năng của kiểm tra, thanh tra .9
1.1.4. Phân loại kiểm tra, thanh tra.9
1.1.5. Vị trí của kiểm tra chất lượng trong vòng tròn Deming (PDCA).10
1.2. Lý luận cơ bản về thuế và các hoạt động kiểm tra, thanh tra thuế . 12
1.2.1. Lý luận cơ bản về thuế .12
1.2.1.1. Khái niệm và căn cứ phân loại thuế.12
1.2.1.2. Các loại thuế cơ bản áp dụng ở các nước trên thế giới và ở Việt Nam . 13
1.2.1.3 Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường .15
1.2.2. Các lý luận cơ bản về kiểm tra, thanh tra thuế .18
1.2.2.1. Khái niệm về kiểm tra, thanh tra thuế.18
1.2.2.2. Mục tiêu của kiểm tra, thanh tra thuế .21
1.2.2.3. Nguyên tắc kiểm tra, thanh tra thuế.21
1.2.2.4. Vai trò của kiểm tra, thanh tra thuế .22
1.2.3. Các hình thức và nội dung về kiểm tra, thanh tra thuế: .23
1.2.3.1. Các hình thức kiểm tra, thanh tra thuế:.23
1.2.3.2. Nội dung kiểm tra, thanh tra thuế .27
1.2.3.3. Quy trình kiểm tra, thanh tra thuế.28
1.2.3.4. Tổ chức kiểm tra, thanh tra thuế.29
138 trang |
Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 611 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra thuế tại cục thuế tỉnh Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
4 tỷ đồng, đạt 104% dự toán, bằng 97,3% thực hiện
năm 2010. Số thu tập trung tại một số doanh nghiệp có số nộp lớn như: Công ty Bia
và nước giải khát Hạ Long 36 tỷ; Công ty TNHH một thành viên kinh doanh nước
sạch Quảng Ninh 6,4 tỷ; Công ty TNHH MTV nước khoáng và TMDV 14 tỷ; Công
ty cổ phần xây dựng số 2 Quảng Ninh 12 tỷ. (Trích báo cáo tổng kết năm 2011).
* Năm 2012: Cục thuế tỉnh Quảng Ninh không hoàn thành dự toán cấp trên
giao cho do rất nhiều nguyên nhân khách quan. Triển khai thực hiện nhiệm vụ thu
NSNN năm 2012 trong điều kiện kinh tế thế giới và trong nước tiếp tục diễn biến
phức tạp, cùng với bối cảnh chung của cả nước, kinh tế trên địa bàn tỉnh Quảng
Ninh gặp nhiều khó khăn và tiềm ẩn nhiều rủi ro, thị trường thu hẹp, sức mua giảm
mạnh. Hoạt động SXKD của các doanh nghiệp lớn, đặc biệt là ngành than chiếm tỷ
trọng lớn trong tổng thu NSNN gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh, sản
lượng hàng tồn kho lớn, sản xuất than sạch giảm 7,4%, than tiêu thụ giảm 13,1% so
với cùng kỳ; các ngành sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng sản xuất và tiêu thụ
giảm, thị trường bất động sản trầm lắng; số doanh nghiệp ngừng nghỉ, giải thể tăng,
tương đương với số doanh nghiệp phát sinh năm 2012 là những yếu tố tác động ảnh
hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và kết quả thu
NSNN trên địa bàn.
Tổng thu trên địa bàn 13.571,6 tỷ đồng, đạt 85% dự toán UBND tỉnh giao,
bằng 97,9% so với thực hiện năm 2011; trong đó các khoản thu tính cân đối 12.950
tỷ đồng, đạt 83% dự toán pháp lệnh, 101,6% so với thông báo số 442/TB-BTC ngày
27/11/2012 của Bộ Tài chính; bằng 95% so với thực hiện năm 2011.
Nguyên nhân chủ yếu số thu không đạt dự toán và giảm so với cùng kỳ là do
hụt thu từ khối DNNN Trung ương (than, điện, xi măng), thuế NQD, tiền sử dụng
đất, lệ phí trước bạ, thuế TNCN, thuế bảo vệ môi trường, cụ thể như sau:
DNNN trung ương: Dự toán 9.361,7 tỷ đồng; thực hiện 7.079,7 tỷ đồng (hụt
2.282 tỷ đồng), đạt 75,6% dự toán bằng 88% so với cùng kỳ năm 2011; trong đó:
+ Tập đoàn Than: dự toán 8.529 tỷ, thực hiện 6.486 tỷ đồng (hụt thu 2.043 tỷ
đồng); đạt 76% dự toán, bằng 87,3% so với thực hiện năm 2011. Nguyên nhân là do
Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội
Học viên: Trần Thị Hảo 58
sản lượng than xuất khẩu và tiêu thụ nội địa giảm so với kế hoạch, giá bán than cho
điện không tăng so với kế hoạch từ đầu năm.
+ Điện: dự toán 340 tỷ đồng, thực hiện 196 tỷ đồng (hụt thu 144 tỷ đồng), đạt
57,6% dự toán, bằng 85% so cùng kỳ. Nguyên nhân là do giá bán điện cho tập đoàn
điện lực thấp, một số dự án điện vẫn đang trong giai đoạn đầu tư nên số thuế phát
sinh phải nộp thấp hoặc chưa phát sinh số phải nộp.
+ Xi măng: dự toán 140 tỷ đồng, thực hiện 24 tỷ đồng (hụt thu 116 tỷ đồng),
đạt 17% dự toán, bằng 55% so với thực hiện năm 2011. Nguyên nhân là do hàng
tồn kho lớn, các doanh nghiệp xuất khẩu Clinke nên không phát sinh thuế GTGT.
- Thuế TNCN: dự toán 619 tỷ đồng, thực hiện 538 tỷ đồng (hụt thu 81 tỷ
đồng), đạt 87% dự toán, bằng 116% so với thực hiện năm 2011. Nguyên nhân là do
sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp trọng điểm giảm so với kế hoạch,
đồng thời từ tháng 01/7/2012 được miễn thuế TNCN bậc 1 theo Nghị quyết số
29/2012/QH-13 ngày 21/6/2012 của Quốc Hội.
- Thuế bảo vệ môi trường: dự toán 1.204 tỷ đồng, thực hiện 819 tỷ đồng, hụt
thu 385 tỷ đồng, đạt 68% dự toán. Nguyên nhân chủ yếu là do sản lượng than và
xăng dầu tiêu thụ giảm so với kế hoạch.
+ Có 9/16 khoản thu, sắc thuế không đạt dự toán giao, trong đó có 6 khoản thu
lớn không đạt dự toán là: khu vực DNNN Trung ương đạt 75,6% dự toán, Thuế
NQD đạt 86% dự toán, Tiền sử dụng đất đạt 69% dự toán, Thuế TNCN đạt 87% dự
toán, Lệ phí trước bạ đạt 68% dự toán, Thuế bảo vệ môi trường đạt 68% dự toán.
+ Có 7/16 khoản thu có mức tăng trưởng so với cùng kỳ, trong đó: Thu từ khu
vực DNQD địa phương tăng 38,6%; thu từ khu vực DN có vốn ĐTNN tăng 35%;
thu từ khu vực CTN-NQD tăng 6,8%; thuế TNCN tăng 16%; phí, lệ phí tăng
81.5%...;(Trích báo cáo tổng kết năm 2012).
2.2.2. Công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT, công tác quản lý nợ thuế
2.2.2.1. Công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT
Thực hiện quản lý thuế theo mô hình chức năng, Cục thuế Quảng Ninh đã tập
trung vào một số chức năng chủ yếu như: Tuyên truyền pháp luật và hỗ trợ cho
Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội
Học viên: Trần Thị Hảo 59
NNT; quản lý kê khai và kế toán thuế; quản lý nợ và xử lý nợ đọng thuế; kiểm tra,
thanh tra thuế. Theo đó, cán bộ công chức thuế đã được bố trí, sắp xếp lại, đào tạo
và đào tạo lại để nâng cao trình độ chuyên sâu trong từng lĩnh vực. Các chức năng
quản lý thuế cơ bản gồm:
- Tuyên truyền giáo dục pháp luật thuế và hỗ trợ người nộp thuế.
- Xử lý tờ khai và kế toán thuế
- Quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế
- Kiểm tra, Thanh tra thuế
Sơ đồ 2.3: Quy trình quản lý thuế theo cơ chế NNT tự kê khai - tự nộp thuế
Thực hiện quản lý thuế theo mô hình chức năng, nhiều năm qua công tác
Tuyên truyền và Hỗ trợ NNT ở Cục thuế Quảng Ninh đã được xem là một trong
những nhiệm vụ trọng tâm mang tính chất dịch vụ công, bởi vì thông qua công tác
tuyên truyền làm cho NNT và người dân hiểu được bản chất của thuế; cung cấp,
hướng dẫn cho NNT các thông tin, hiểu biết về nội dung các chính sách thuế, các
quy trình nghiệp vụ, các thủ tục về thuế; tạo lập mối quan hệ bình đẳng, thân
thiện giữa cơ quan thuế và NNT theo hướng NNT là người được phục vụ, là khách
CƠ QUAN THUẾ
Kiểm tra
thanh tra thuế
Quản lý nợ thuế
và cưỡng chế
thu thuế
Người nộp thuế
Kho bạc,
ngân hàng
Tuyên truyền
Pháp luật Thuế và
hỗ trợ NNT
Kê khai và Kế
toán thuế
Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội
Học viên: Trần Thị Hảo 60
hàng của cơ quan thuế và cơ quan thuế là người phục vụ đáng tin cậy của NNT, cơ
quan thuế và NNT là người bạn đồng hành trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối
với Nhà nước. Kết quả thực hiện công tác Tuyên truyền và hỗ trợ NNT ở Cục thuế
Quảng Ninh trong thời gian qua:
Công tác tuyên truyền, hỗ trợ đối tượng nộp thuế luôn được xác định là một
trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành, do đó đã giúp cho doanh nghiệp chủ
động và tự chịu trách nhiệm trong việc khai thuế, nộp thuế đầy đủ, chính xác, kịp
thời vào NSNN; hạn chế và loại bỏ những vi phạm pháp luật thuế do thiếu hiểu biết
của người nộp thuế. Đồng thời giúp cho cán bộ thuế hiểu và thực hiện và hướng dẫn
NNT thực hiện đúng chính sách, pháp luật thuế.
Cục thuế tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, hỗ trợ NNT và
cộng đồng xã hội dưới nhiều hình thức như tuyên truyền thông qua báo, tạp chí, đài
phát thanh truyền hình, thư điện tử; mở chuyên mục thuế trên cổng thông tin điện tử
của tỉnh, báo Quảng Ninh và báo Quảng Ninh điện tử; xây dựng hộp thư thoại tự
động hỗ trợ ĐTNT; Thường xuyên theo dõi và hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện sử
dụng miễn phí phần mềm hỗ trợ khai thuế. Triển khai thực hiện và duy trì cơ chế
“một cửa” trong việc giải quyết các thủ tục hành chính. Tập trung tuyên truyền, phổ
biến, hướng dẫn kịp thời các vấn đề phát sinh, góp phần đưa chính sách sách thuế đi
vào cuộc sống. Đã phối hợp với cơ quan thông tin đại chúng, các ngành, các cấp
liên quan phổ biến, tuyên truyền rộng rãi đến quần chúng nhân dân về những quy
định của Luật Quản lý thuế, Luật thuế thu nhập cá nhân, Nghị định số 51/2010/NĐ-
CP của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa dịch vụ, Luật thuế sử dụng đất
phi nông nghiệp... Tổ chức tôn vinh, khen thưởng người nộp thuế tại địa phương,
khuyến khích việc thực hiện tốt chính sách pháp luật thuế.
Duy trì trang Website của Cục Thuế (nội bộ và Internet) nhằm cung cấp
thông tin của ngành thuế, đăng tải chính sách thuế mới, văn bản giải đáp vướng mắc
về thuế phục vụ tốt người nộp thuế. Tăng cường đăng tin, bài trên phương tiện
thông tin đại chúng, cập nhật thường xuyên đầy đủ, kịp thời, tập trung tuyên truyền
hướng dẫn chính sách thuế mới, các nội dung sửa đổi, bổ sung, việc miễn, giảm, gia
Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội
Học viên: Trần Thị Hảo 61
hạn nộp thuế theo Nghị quyết của Chính phủ, khai thuế qua mạng; tiến hành điều tra
nhu cầu hỗ trợ của người nộp thuế; Thực hiện tốt công tác phối hợp với Sở Tư pháp,
Sở Tài chính và ban ngành liên quan để đưa nội dung tuyên truyền về chính sách
thuế, hướng dẫn chính sách pháp luật thuế, pháp lệnh giá đối với NNT hoạt động
kinh doanh tàu du lịch trên vịnh Hạ Long và hỗ trợ pháp lý cho các doanh nghiệp.
Tổ chức hội nghị đối thoại chính sách thuế với người nộp thuế, hội nghị quán triệt
chính sách về hóa đơn khi mua, bán hàng hóa dịch vụ; triển khai Tuyên ngôn ngành
thuế tại cơ quan Cục thuế và toàn ngành.
Bảng 2.3: Bảng tổng hợp công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế
Năm
Số lần tổ chức
tập huấn, HN
đối thoại NNT
Hướng dẫn chính
sách thuế, thủ tục
hành chính
Trả lời và tư vấn
trực tiếp qua điện
thoại
Trả lời bằng văn
bản
2010 53 3.683 DN 3.786 lượt 201 lượt
2011 86 5.235 DN 4.232 lượt 412 lượt
2012 124 6.524 DN 2.494 lượt 331 lượt
(Nguồn: Cục thuế tỉnh Quảng Ninh)
Năm 2012 hệ thống tuyên truyền, hỗ trợ của Cục Thuế đã tiếp nhận 33.503
hồ sơ thuế các loại; thực hiện đăng 189 tin, bài trên các phương tiện thông tin đại
chúng; sữa chữa, làm mới 18 panô tuyên truyền về thuế; cấp, phát miễn phí cho
người nộp thuế 14.240 tài liệu, ấn phẩm tuyên truyền về thuế; hỗ trợ cho 4.507 lượt
người nộp thuế (trong đó: tại cơ quan thuế 2.013 lượt; qua điện thoại 2.494 lượt);
ban hành 331 văn bản trả lời chính sách thuế, đảm bảo 100% văn bản trả lời đúng
thời gian quy định; Hướng dẫn chính sách thuế và thủ tục hành chính cho 6.524 lượt
DN. Thực hiện hướng dẫn quyết toán thuế TNCN và kê khai thuế đăng ký qua
mạng internet, hỗ trợ qua email cho 20.624 lượt.
2.2.2.2. Công tác Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế
Thực hiện quản lý thuế theo cơ chế tự khai, tự nộp, Cục thuế Quảng Ninh đã
triển khai đồng bộ nhiều biện pháp nhằm xử lý dứt điểm nợ cũ, giảm thiểu nợ mới
Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội
Học viên: Trần Thị Hảo 62
phát sinh và xử lý nghiêm các trường hợp chây ỳ; đồng thời áp dụng các biện pháp
cưỡng chế nợ theo luật để thu hồi nợ thuế.
Công tác quản lý nợ thuế đã được Cục Thuế đặc biệt quan tâm đảm bảo thu
hồi kịp thời số nợ thuế vào ngân sách, hạn chế thấp nhất tình trạng nợ thuế mới phát
sinh, chống thất thu ngân sách. Cục thuế Quảng Ninh đã triển khai thực hiện nhiều
biện pháp quản lý nợ thuế, từ việc giao chỉ tiêu thu nợ thuế đến việc triển khai thực
hiện đồng bộ các biện pháp quản lý đôn đốc thu hồi nợ thuế; tham mưu cho UBND các
huyện, thị xã, thành phố thành lập Ban chỉ đạo đôn thu nộp NSNN trong đó có công tác
đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế. Thành lập các đoàn đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế, tập
trung vào các doanh nghiệp có số thuế nợ lớn, kéo dài, doanh nghiệp kinh doanh cơ sở
hạ tầng có dự án sử dụng đất. Trong đó tập trung vào các biện pháp: Theo dõi chặt chẽ
diễn biến nợ thuế, phân loại nợ thuế để tổ chức mời các doanh nghiệp có số thuế nợ lớn
lên làm việc đôn đốc thu hồi nợ thuế. Ban hành 100% thông báo tiền thuế nợ và phạt
chậm nộp; trích tiền gửi tại ngân hàng; thu hồi thông qua công tác hoàn thuế, thu hồi
nợ thuế qua bên thứ 3. Phối hợp chặt chẽ với ban ngành trong công tác đôn đốc nợ
thuế; Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin để theo dõi tình hình và tiến độ thu
nợ phục vụ cho công tác chỉ đạo thu kịp thời. Thông báo các trường hợp đã hết thời
gian gia hạn nộp thuế theo quy định của pháp luật.
Năm 2012 đã thực hiện 3.937 cuộc điện thoại; tổ chức mời 289 đơn vị lên cơ
quan thuế làm việc để đôn đốc thu hồi nợ thuế; Thu thập thông tin thu hồi nợ thuế,
ban hành công văn gửi 10 đơn vị đề nghị phối hợp thu qua bên thứ 3; Xử lý phạt
chậm nộp đối với 2.689 lượt người nộp thuế, số tiền phạt chậm nộp 16,4 tỷ đồng;
Ban hành 398 thông báo về việc sẽ áp dụng biện pháp cưỡng chế nợ thuế; 355
Quyết định cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền gửi tại Ngân hàng và đã thu được
10,9 tỷ đồng. Trong năm 2012 đã thu nợ được trên 1.429 tỷ đồng, trong đó thu tiền
thuế nợ thuế từ năm 2011 chuyển sang là 315 tỷ đồng. Đến 31/12/2012 số nợ thuế
toàn ngành trừ nợ khó thu và nợ chờ xử lý là 596,124 tỷ đồng, bằng 4,4% số thu
năm 2012 và tăng 11% so với tổng số nợ năm 2011.
Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội
Học viên: Trần Thị Hảo 63
Bảng 2.4: Tình hình nợ đọng thuế
TT Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Tiền thuế
(triệu
đồng)
Tỷ
trọng
(%)
Tiền thuế
(triệu
đồng)
Tỷ
trọng
(%)
Tiền thuế
(triệu
đồng)
Tỷ
trọng
(%)
Tổng số thuế nợ đọng 548.822,7 100.0 538.668,6 100.0 705.027,0 100.0
1 Nợ có khả năng thu 460.740,0 84,0 436.755,9 81,1 596.124,3 84,6
2 Nợ khó thu 45.085,7 8,2 63.099,9 11,7 73.668,0 10,4
3 Nợ chờ xử lý 35.759,3 6,5 38.146,1 7,1 20.447,3 2,9
4 Nợ chờ điều chỉnh 7.237,7 1,3 648,7 0,1 14.787,4 2,1
(Nguồn: Cục thuế tỉnh Quảng Ninh)
2.3. Tổng quan công tác kiểm tra, thanh tra thuế tại Cục thuế tỉnh Quảng Ninh
Xác định công tác thanh tra, kiểm tra thuế là một trong những nhiệm vụ
trọng tâm nên ngay từ đầu năm, Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh đã triển khai giao kế
hoạch thanh tra, chỉ tiêu kiểm tra cho các đơn vị theo đúng kế hoạch và chỉ tiêu
được giao; thường xuyên rà soát, theo dõi tiến độ thực hiện để bổ sung điều chỉnh
đẩy nhanh kế hoạch thanh tra kiểm tra. Tổ chức thực hiện tốt công tác khai thác, thu
thập thông tin phục vụ thanh tra theo các chuyên đề như: Chống chuyển giá; hoạt
động kinh doanh Gas, taxi, kinh doanh khách sạn, nhà hàng ăn uống; kinh doanh
hàng tạm nhập tái xuất, doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển khách du lịch trên
Vịnh Hạ Long.
Rà soát, bố trí, cơ cấu lại nguồn nhân lực thực tế, tập trung lực lượng từ các
bộ phận khác tăng cường cho công tác thanh tra, kiểm tra. Tập trung tiến hành thanh
tra, kiểm tra đối với các ngành nghề, lĩnh vực có rủi ro cao, tiềm ẩn khả năng thất
thu thuế lớn như: doanh nghiệp lỗ liên tục (từ 2 năm trở lên); doanh nghiệp lỗ
nhưng vẫn mở rộng sản xuất kinh doanh; doanh nghiệp có số lỗ vượt vốn chủ sở
hữu, doanh nghiệp có hoàn thuế lớn, doanh nghiệp có số thuế âm liên tục 3 tháng
lớn nhưng không đề nghị hoàn thuế, doanh nghiệp đầu tư lớn, doanh nghiệp chấp
Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội
Học viên: Trần Thị Hảo 64
hành không tốt chế độ hoá đơn chứng từ, doanh nghiệp liên doanh, liên kết, doanh
nghiệp hưởng ưu đãi thuế...
Thu thập các thông tin liên quan đối với các đơn vị kinh doanh vận tải hành
khách, vận tải taxi, kinh doanh nhà hàng, khách sạn, du lịch lữ hành để phục vụ cho
công tác thanh tra, kiểm tra thuế. Đôn đốc các doanh nghiệp xây dựng tỉnh ngoài
thực hiện đăng ký, khai nộp thuế theo quy định.
Tăng cường công tác đối chiếu xác minh hoá đơn, phát hiện và xử lý kịp thời
đối với các trường hợp sử dụng hoá đơn bất hợp pháp khai khấu trừ thuế và hạch
toán chi phí nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật thuế của người nộp thuế.
Tăng cường công tác rà soát, giám sát hồ sơ khai thuế, kịp thời phát hiện các trường
hợp có nghi vấn, có dấu hiệu trốn thuế, gian lận thuế để tổ chức thanh tra, kiểm tra
tại doanh nghiệp.
Trong những năm qua, tổng số các doanh nghiệp đã được thực hiện kiểm tra,
thanh tra đều có các cuộc thanh tra theo chuyên đề về:
- Hoạt động kinh doanh nhà nghỉ, tầu du lịch, lưu trú trên vịnh Hạ Long;
- Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài liên tục lỗ nhưng vẫn đầu tư mở rộng,
thanh tra để giải quyết hoàn thuế, quản lý thu thuế nhà thầu, thuế xây dựng cơ bản
tỉnh ngoài;
Qua công tác thanh tra, kiểm tra đã đạt được nhiều kết quả, ngày càng
chuyên sâu chuyên nghiệp. Thông qua thanh tra, kiểm tra đã giúp các doanh nghiệp
được thanh tra, kiểm tra nhận thức được trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp
đối với việc thực hiện pháp luật về thuế.
Trong quá trình thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra chấp hành pháp luật
thuế các Đoàn thanh tra, kiểm tra đã thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các bước công
việc từ khâu phân tích, lựa chọn, đề xuất nội dung, hình thức, phạm vi thanh tra
kiểm tra đến các bước tiến hành thanh tra, kiểm tra tại cơ quan thuế, tại doanh
nghiệp... theo quy định; hồ sơ đầy đủ, chặt chẽ; chất lượng thanh tra, kiểm tra được
nâng cao; kết quả thanh tra, kiểm tra được báo cáo và đề xuất xử lý kịp thời, đầy đủ,
đúng chính sách.
Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội
Học viên: Trần Thị Hảo 65
Bảng 2.5: Tình hình thực hiện kế hoạch kiểm tra, thanh tra năm 2010-2012
Chỉ
tiêu
Năm
Số DN
đang quản lý đầu năm
Số đơn vị kiểm tra,
thanh tra theo KH
được phê duyệt
Số DN đã kiểm tra, thanh tra
hoàn thành trong năm
DN
NN
DN
ĐTNN
DN
NQD
Cộng Kiểm
tra
Thanh
tra
Cộng Kiểm
tra
Thanh
tra
Cộng Tỷ lệ
Hthành
A 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
2010 445 71 2.189 2.705 429 48 477 429 48 477 100%
2011 459 80 2.032 2.571 605 75 680 605 134 739 109%
2012 468 84 2.253 2.805 856 96 952 778 253 1.031 108%
Nguồn: Cục thuế tỉnh Quảng Ninh
Trên cơ sở giám sát hồ sơ khai thuế, yêu cầu giải trình bổ sung, kê khai điều
chỉnh cũng đã góp phần làm tăng thu NSNN, bên cạnh đó cũng làm cơ sở để đưa
vào diện thanh tra, kiểm tra đối với những ngành nghề có rủi ro cao về thuế. Từ đó
phân hạng rủi ro, đánh giá doanh nghiệp để đưa vào lập kế hoạch kiểm tra, thanh tra
hàng năm được đảm bảo chính xác, khách quan đảm bảo trọng tâm, tránh lãng phí
nguồn lực.
Kết quả phản hồi từ NNT thông qua đơn thư khiếu nại, tố cáo về thuế cũng
được Cục thuế tỉnh Quảng Ninh quan tâm giải quyết đúng mức. Công tác này được
giao cho phòng Kiểm tra nội bộ của Cục thuế thực hiện, thông qua những thông tin
phản hồi thu được từ công tác tiếp công dân, công tác giải quyết khiếu nại tố cáo
hoặc thông qua các cuộc đối thoại với NNT.
Bảng 2.6: Kết quả tiếp nhận và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo về thuế:
Năm
Đơn thư tố cáo Đơn thư khiếu nại về thuế
Số tiếp nhận
được
Số đã giải
quyết
Số tiếp nhận
được
Số đã giải
quyết
Năm 2010 - - 8 8
Năm 2011 - - 5 5
Năm 2012 1 1 5 5
Nguồn: Cục thuế tỉnh Quảng Ninh
Trong năm 2010 đến 2012 chỉ có 01 đơn thư tố cáo về thuế với nội dung về tố
Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội
Học viên: Trần Thị Hảo 66
cáo công chức kiểm tra thuế có hành vi gây khó khăn cho người nộp thuế, có thái
độ không đúng mực trong việc xử lý vi phạm về thuế qua công tác kiểm tra quyết
toán thuế tại đơn vị. Cục thuế đã tiến hành điều tra, xác minh sự việc và kết quả đơn
thư đó có cả phần đúng và phần sai. Qua đây Cục thuế kiên quyết xử lý kiểm điểm
nghiêm túc đối với cán bộ nêu trên và cũng đưa ra những biện pháp đối với những
cán bộ nếu có tái phạm.
Đối với đơn thư khiếu nại chủ yếu là các đơn khiếu nại về nghĩa vụ chấp hành
tiền sử dụng đất khi có thông báo. Qua công tác giải quyết đơn thư, Cục thuế cũng
đã giải thích rõ cho NNT về quyền và nghĩa vụ, về căn cứ xác định tiền thuế phải
nộp, đa só sau đó NNT hiểu ra và đã rút đơn khiếu nại.
Qua công tác giải quyết đơn thư khiếu nại về thuế, điều quan tâm nhất là phải
giải quyết đúng thời gian quy định, bố trí những cán bộ có năng lực, trách nhiệm
vào vị trí này để tránh trường hợp khiếu kiện kéo dài gây bức xúc cho NNT và cũng
là nơi để nhìn nhận và điều chỉnh lại năng lực và hành vi của cán bộ thuế cho đúng.
2.4. Phân tích thực trạng công tác kiểm tra, thanh tra thuế tại Cục thuế tỉnh Quảng
Ninh
2.4.1. Quy trình kiểm tra, thanh tra thuế
Nhận thức thanh tra, kiểm tra thuế là một chức năng cực kỳ quan trọng trong
công tác quản lý thuế. Vì vậy, Tổng cục Thuế đã chú trọng xây dựng hệ thống thanh
tra, kiểm tra thuế trong phạm vi cả nước, từ Tổng cục Thuế đến Cục thuế các tỉnh
đều có bộ phận thanh tra thuế và kiểm tra thuế chuyên trách, các Chi cục thuế đều
có Đội Kiểm tra thuế. Lực lượng thanh tra ngày càng được tăng cường cả về số
lượng và nâng cao chất lượng.
Xây dựng và ngày càng hoàn thiện các quy trình thanh tra, kiểm tra thuế; chỉ
đạo công tác thanh tra, kiểm tra thuế trong toàn hệ thống; đã tăng cường phối hợp
với các cơ quan có liên quan như Quản lý thị trường, Hải quan, Kho bạc Nhà nước,
các cơ quan Pháp luật để tổ chức thanh tra xử lý các vi phạm về thuế, thu hồi tiền
hoàn thuế bị gian lận.
Thực hiện công cuộc cải cách và hiện đại hóa ngành thuế nói chung và công
Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội
Học viên: Trần Thị Hảo 67
tác kiểm tra, thanh tra thuế nói riêng. Năm 2004 hoạt động kiểm tra, thanh tra thực
hiện theo quy trình 1322/TCT-HTQT, năm 2005-2006 theo quy trình 1166/QĐ-
TCT. Đến năm 2007 Luật quản lý thuế có hiệu lực từ ngày 01/7/2007 đã chi phối
quy trình thực hiện kiểm tra, thanh tra thuế năm 2007. Các quy định về kiểm tra,
thanh tra thuế của Tổng cục thuế trong giai đoạn này bao gồm công văn 530/TCT-TTr
ngày 23/01/2007, Quyết định 528/QĐ-TCT ngày 29/5/2008 và quyết định 460/QĐ-
TCT ngày 05/5/2009 của Tổng cục thuế. Cục thuế tỉnh Quảng Ninh luôn thực hiện
nghiêm túc, đúng quy định các quy định, quy trình đã được Tổng Cục thuế ban
hành.
Qua thực hiện kiểm tra, thanh tra thuế theo cơ chế tự khai tự nộp tại Cục thuế
Quảng Ninh đã có những chuyển biến tích cực so với cơ chế chuyên quản khép kín
trước đây, cụ thể:
- Quy định rõ ràng hơn từng bước công việc gắn với trách nhiệm của từng bộ
phận, từng người tham gia quy trình đã tạo nên sự chuyên môn hóa trong công việc
và phù hợp với trình độ của từng cán bộ, hạn chế được tình trạng thông đồng giữa
ĐTNT và cán bộ thuế.
- Áp dụng kỹ thuật thu thập thông tin, dữ liệu, phân tích, đánh giá rủi ro để lựa
chọn chính xác hơn đối tượng cần kiểm tra, thanh tra thuế.
- Chú trọng khâu lập kế hoạch và chuẩn bị trước khi tiến hành kiểm tra, thanh
tra nhằm đảo bảo việc kiểm tra, thanh tra tại cơ sở kinh doanh mất ít thời gian,
nguồn lực nhất và hiệu quả nhất.
- Tăng cường hoạt động kiểm soát, đánh giá chất lượng kiểm tra, thanh tra.
- Nâng cao vai trò của Tổng cục thuế trong việc lập kế hoạch kiểm tra, thanh tra,
phân tích rủi ro và chỉ đạo thực hiện kiểm tra, thanh tra theo cơ chế tự khai tự nộp.
- Chuyển đổi từ cơ chế kiểm tra, thanh tra nhằm vào tất cả các ĐTNT sang cơ
chế kiểm tra, thanh tra theo mức độ vi phạm về thuế, gian lận về thuế.
- Chuyển từ việc thanh tra theo diện rộng sang thanh tra theo hệ thống tiêu
thức lựa chọn đi vào chiều sâu mức độ vi phạm.
- Chuyển từ hoạt động kiểm tra, thanh tra chủ yếu tiến hành tại cơ sở kinh
Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội
Học viên: Trần Thị Hảo 68
doanh sang kiểm tra, thanh tra chủ yếu tại cơ quan thuế nên đã hạn chế trình trạng
gây phiền hà cho ĐTNT so với cơ chế chuyên quản khép kín trước đây.
- Chuyển từ kiểm tra, thanh tra toàn diện sang kiểm tra, thanh tra theo chuyên
đề, theo nội dung vi phạm.
2.4.2. Công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra thuế
Mục tiêu: Công tác lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra là một khâu quan trọng
trong công tác thanh tra, kiểm tra của ngành thuế, công việc này được tiến hành vào
khoảng quý 4 hàng năm nhằm đạt được các mục tiêu:
- Phân bổ và sử dụng hiệu quả nguồn lực thanh tra, kiểm tra
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra
- Khuyến khích sự tuân thủ tự nguyện của đối tượng nộp thuế
Mục đích của cơ quan thuế là quản lý hệ thống thuế một cách công bằng và
hiệu quả sao cho người nộp thuế hiểu rõ nghĩa vụ và thực hiện đúng nghĩa vụ về
thuế. Các mục tiêu đề ra là nâng cao tính chấp hành của người nộp thuế, duy trì
nguồn thu cho ngân sách và giảm chi phí quản lý. Tuy nhiên, để cân bằng giữa
nguồn lực và kết quả công tác quản lý thuế, các cơ quan thuế phải lựa chọn phương
pháp quản lý để đảm bảo hiệu quả quản lý thuế cao nhất, tối đa số thuế thu được
cho NSNN với chi phí và nguồn lực thấp nhất và đảm bảo khả năng tuân thủ pháp
luật thuế của NNT một cách tốt nhất.
Nguyên tắc: Tránh trùng lắp đối tượng kiểm tra, thanh tra trong cùng một niên
độ khi các cơ quan cấp trên đã có kế hoạch thanh tra (như: Bộ tài chính, Thanh tra
chính phủ..)
- Ưu tiên đưa vào kế hoạch kiểm tra, thanh tra các đối tượng như: có số thu
lớn, doanh thu bất thường, các ngành nghề đặc thù, kinh doanh nghiều ngành nghề
đa dạng và có nhiều chi nhánh....
- Đối tượng nộp thuế đưa vào lập kế hoạch kiểm tra, thanh tra hàng năm phải
dựa trên cơ sở tờ khai thuế được lựa chọn kỹ lưỡng và sử dụng dữ liệu để phân tích,
so sánh.
Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội
Học viên: Trần Thị Hảo 69
Yêu cầu: Sát với thực tế hiện tại của tỉnh, nguồn nhân lực hiện có của Cục thuế
và theo chương trình công tác định hướng của ngành thuế.
Việc xây dựng một kế hoạch thanh tra, kiểm tra là yêu cầu cần thiết của ngành
thuế và phải do Tổng cục Thuế phối hợp với Cục thuế xây dựng và thực hiện theo
để đạt được kết quả chung tốt nhất về
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 000000273012_7069_1951777.pdf