Luận văn Nghiên cứu văn bản những tác phẩm mang tên Nguyễn Khắc Trạch hiện tàng trữ tại viện nghiên cứu Hán Nôm

MỤC LỤC

 

MỞ ĐẦU

Chương 1: VỀ VĂN BẢN NHỮNG TÁC PHẨM MANG TÊN NGUYỄN KHẮC TRẠCH HIỆN CÒN

1.1. Tình trạng văn bản

1.1.1. Tình trạng văn bản thơ

1.1.2. Đối chiếu các bản thơ độc lập là một vài nhận định bước đầu

1.2.1. Tình trạng văn bản văn, trướng văn, phú và bản tổng hợp

1.2.2. So sánh sự tương đồng, dị biệt và một vài nhận định bước đầu

1.3. Tiểu kết chương 1

Chương 2: AI LÀ TÁC GIẢ ĐÍCH THỰC CỦA NHÓM TÁC

PHẨM MANG TÊN NGUYỄN KHẮC TRẠCH

2.1. Những cứ liệu bên ngoài tác phẩm nói về bốn vị Cử nhân

Nguyễn Khắc Trạch dưới triều Nguyễn

2.2. Những thông tin về tác giả do chính tác phẩm mang tên Nguyễn Khắc Trạch cung cấp

2.3. Tiểu kết chương 2

Chương 3: SƠ BỘ TÌM HIỂU GIÁ TRỊ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA NHÓM TÁC PHẨM MANG TÊN NGUYỄN KHẮC TRẠCH

3.1. Sơ bộ tìm hiểu về nội dung

3.2. Nghệ thuật trong thơ văn Nguyễn Khắc Trạch

3.3 Tiểu kết chương 3

KẾT LUẬN CHUNG

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

 

 

 

doc200 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1459 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu văn bản những tác phẩm mang tên Nguyễn Khắc Trạch hiện tàng trữ tại viện nghiên cứu Hán Nôm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ện Quảng Xương được hơn hai năm, lại có lệnh vào Kinh cải bổ Hàn Lâm viện Thị độc, trước lúc ra đi ông cũng làm thơ lưu lại rồi mới lên đường, có những bài như: “Giản tòng học chư sinh”, “Giản huyện lại”, “Giản huyện lệ”... Nội dung chủ yếu của “Lưu giản” là những lời tâm sự với đồng liêu, những lời khuyên bảo, nhắn nhủ học trò trước khi ra đi, hoặc có khi là sự hồi ức về những kỉ niệm, bộc bạch những chí hướng, rồi sự lưu luyến chốn cũ khi cất bước ra đi…Ví như trong bài “Lưu giản phủ thú nhị thủ” ông nói: Hoàng đường bạch xá nhất thành trung(Sở quan, trường học ở trong một thành), Du học đồng du hoạn cánh đồng. (Cùng đi học xa, lại cùng làm quan xa). Thân nguyện vi long vân thượng hạ, (Bản thân đều nguyện làm rồng mây bay khắp chốn). Tích hoàn tự nhạn tuyết đông tây. (Dấu tích lại giống như chim nhạn và tuyết ở phía đông phía tây). Kí phi thiện sĩ hà phương chuyết, (Vốn chưa phải là ông quan giỏi, ngại gì sự vụng về) Vị thị thi công cảm yếm cùng. (Chưa phải là kẻ giỏi thơ, đâu giám gét cái nghèo) Bái phủng thiên gia tân vũ lộ, (Lạy bưng mưa móc mới ở chốn đế đô), Phi khâm do luyến Đức giang phong. (Khoác áo lên rồi vẫn còn lưu luyến gió sông Nguyệt Đức). Người ta thường có câu “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở, khi ta đi đất cũng hóa tâm hồn” là thế đó. Khoác áo ra đi mà vẫn còn lưu luyến gió sông Nguyệt Đức, sông Nguyệt Đức là khúc sông Cầu ở tỉnh Thái Nguyên chảy xuống các làng Nguyệt Đức và Như Nguyệt ở huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh, nay thuộc tỉnh Hà Bắc. 3. Tình cảm của Nguyễn Khắc Trạch đối với bạn bè. Vừa hay thơ, rộng điển bác, lại làm quan nhiều nơi, giữ nhiều chức vụ, nên bạn bè, đồng liêu, học trò của Nguyễn Khắc Trạch rất nhiều. Vì vậy, thơ thù họa, tặng tiễn, thơ chúc mừng, thăng chức, chúc mừng về hưu, mừng thọ, tạ đáp cũng nhiều. - Các bài thơ thù họa, tặng tiễn, trình gửi đối tượng chủ yếu là các quan chức, đồng liêu, các nhân vật cũng khá trọng yếu đương thời. Khi ông được sung kì phúc khảo ở trường thi Nam Định vào năm Đinh Mão (1867) và Mậu Thìn (1868), gồm các bài thù họa, tặng tiễn Giám sát Hoàng Tuấn Tạo, Giáo thụ Tô Ngọc Nữu, đồng viện Lê Doãn Thành, Giám sát Hồ Văn Duy, chủ khảo Ngụy Khắc Đản như các bài: “Họa đồng viện Tô Quận bác nguyên vận”, “Họa Hoàng giám sát lưu giản nguyên vận” “Tặng nội trường giám sát Hồ công nhị thủ”, “Đinh Mão đông Nam trường phúc viện ngâm trình phó chủ khảo Nguyễn Hữu Lập (Nghệ An Hoàng giáp), giám sát Hoàng”, “Mậu Thìn khoa sung Nam trường phúc khảo, trường trung tặng đồng viện Lê công Doãn Thành nhất thủ”, “Đại Nam trường nội ngoại quan hạ chính chủ khảo Ngụy Thám hoa công gia mẫu đăng thất thập thọ”… Có những lúc đang ốm nhưng vẫn tẩu bút viết tặng Hoàng Diệu đổi bổ phủ Lạng Giang “Mậu Thìn niên thập nhất nguyệt bản phủ tri phủ Hoàng (húy Diệu trúng Phó Bảng, kim Bắc ninh bố chánh) cải thụ Lạng Giang phủ bệnh trung tẩu bút kí tiễn”. Đến giữ chức Tri huyện huyện Quảng Xương, làm thơ tặng tiễn huyện doãn huyện Đông Sơn, Thái thú Ngô phủ Thiệu Hóa: “Kí tặng Thiệu Hóa phủ Ngô Thái thú quý đài”. Vào Kinh, làm thơ trình tặng Bùi Dị, Lê Cát, Ngô Trọng Tố, Hoàng Văn Bảng: “Thướng Bùi các lão tập cổ(1)”, “Tặng Công bộ chưởng ấn Lê Cát(2)”, “Tặng binh bộ chưởng ấn Ngô Trọng Tố(3)”, “Tặng Hộ bộ bị giáng văn Hoàng Văn Bảng(4)” vv. Khi về lại Sơn Tây, giữ chức Giáo thụ phủ Vĩnh Tường, và tham quân đánh phỉ ở các hạt tỉnh Sơn Tây cũng làm rất nhiều thơ tặng, tiễn như: “Tống lãnh binh quan hồi”, “Tặng Sơn Tây Bố chánh quan”, “Kí trình Vĩnh Tường phân phủ quyền biện Nguyễn đài”, “Sơn thành hốt tiếp tâm giao tuyên thứ Tán lí tôn công húy Môi lâm biệt phú tiễn”, “Chu trung đề tặng Tán lí công” vv. Nói chung thơ thù họa, tặng, tiễn, trình gửi rất nhiều, nhưng bao quát nội dung của những bài này: nếu thân thiết ngang hàng thì thể hiện tình cảm, chí hướng; nếu hơn tuổi, hơn vai vế thì tỏ sự mến mộ…Bài “Tặng Nam trường giám sát Hồ công nhất thủ” ông nói rằng: Thị ngã Hương khoa nhất bỉnh hành, (Là người nắm quyền chủ khảo trong kì thi Hương của ta), Tằng ư quyển diện kí phương danh.(Từng ghi phương danh trên quyển thi). Thượng lâm cửu tá thê ô thụ, (Cây vườn thượng uyển lâu nay chim quạ đã về nhờ đậu), Nam phố tân truyền tị mã thanh. (Vùng nam phố vừa vang tiếng ngựa về). Thiên hạ trung dung văn nguyệt đán, (Ung dung trong thiên hạ nghe lời bình phẩm), Án đầu Luận Ngữ thức bình sinh. (Sách Luận Ngữ để đầu giá để dễ xem hàng ngày). Đế đình phù nạch tri hà nhật, (Biết ngày nào mới được phò giúp ở chốn đế đô), Đồng viện tu tàm Thuấn Nhuế khanh. (Cùng viện mà hổ thẹn cho ông quan làng Thuấn Nhuế này.) Thơ tiễn bạn của ông nổi lên vẫn là thơ ông làm để tiễn Nguyễn Phát Khoa. Nguyễn Phát Khoa người trong nam nhưng ra làm quan ở ngoài bắc khá lâu, từng giữ chức Án sát ở Thanh Hóa rồi đổi bổ Thái thú phủ Quốc Oai. Phát Khoa cũng hay thơ phú, trọng hiền tài, liêm chính, bởi vậy mà hai tâm hồn đồng điệu giữa ông và Khắc Trạch đã gặp nhau. Khắc Trạch từng bình duyệt và nhuận sắc “Lịch hoạn thi phổ” của Phát Khoa. Còn “Tống Song Linh doãn tập Đường thập thủ”, là mười bài thơ “tập Đường” Khắc Trạch làm để tiễn Song Linh doãn Nguyễn Phát Khoa về kinh. Mặc dầu “tập Đường” là góp nhặt những câu thơ của các nhà thơ đời Đường lại thành một bài thơ. Nhưng theo lời cước chú ở cuối bài mười nói: “Cả mười bài xem ra chỉ có một ý: vui, khích lệ, cảm khái lúc chia tay mà rút cuộc là gặp nhau”, mười bài thơ với 80 câu thơ tổng hợp từ nhiều tác giả khác nhau, từ nhiều bài thơ khác nhau trong gần năm vạn bài thơ Đường, thế mà ông vẫn diễn tả được hết nỗi lòng mình với bạn như vui mừng, cảm khái, khích lệ, chia tay, gặp gỡ…Trong mười bài này có hai câu cuối nói rằng: Lưỡng địa hữu kì giai hảo dụng, (Đôi nơi hò hẹn đều được việc), Bích sơn như họa hựu phùng quân. (Non xanh như tạc, lại gặp ông). Thơ tiễn bạn đi, là chia tay, nhưng hai câu cuối này là lời hẹn ước gặp lại của ông đối với bạn. Quả thật sau đó, vào tháng 4 năm Giáp Tuất (1874) khi Khắc Trạch thăng Hàn lâm Thị độc, trên đường đi vào Kinh, khi qua huyện Minh Linh tỉnh Quảng Trị hỏi thăm về Phát Khoa, nghe tin Phát Khoa đang vào kinh nhận lệnh cải bổ Thái thú phủ Quốc Oai, Khắc Trạch mừng lắm, nên lại vịnh thơ và khẳng định câu “Bích sơn như họa hựu phùng quân” chính là lời sấm kí về sợ gặp gỡ giữa hai người, ông nói điều này trong bài “Quá Minh Linh huyện văn doãn hồi Kinh tín kí chi dĩ thất tuyệt”, trong đó viết: Trị Bình đạo thượng thản thanh vân, (Mây xanh bình thản trên đất đạo Trị Bình) Phỏng cựu tri hoàn đắc dị văn. (Hỏi thăm về người bạn cũ lại nghe tin lạ), Nhất cú tập Đường ưng thị sấm, (Một câu thơ tập Đường thế mà thành lời sấm), Bích sơn như họa hựu phùng quân. (Non xanh như tạc lại gặp ông). - Thơ cảm tạ bạn tặng quà cũng nhiều, như tạ ơn bạn tặng trà, tặng quạt, tặng lộc nhung: “Tạ Đan Phượng huệ Ô Long trà nhất thủ”, “Tạ sơn phòng chính sứ quan do tặng phiến nhất kiện”, “Tặng Phù Ninh huyện doãn do cai kính lộc nhục dữ liên tâm trà”… -Thơ chúc mừng và thay người khác chúc mừng thì càng phong phú. Mỗi khi các quan hay đồng liêu được trao trách nhiệm, hay trọng trách, họ có chuyện vui, được thăng chức, chiến thắng trở về; rồi thọ sáu mươi, bảy mươi…Nguyễn Khắc Trạch đều có thơ mừng, thậm chí còn làm thay người khác chúc mừng, ví như: “Hạ Thang Châu Đặng niết đài Cẩm Thủy khải hồi”, “Đại niết nha nghĩ hạ bản quan khải hồi”, “Đại Nông Cống huyện quan nghĩ hạ”, “Hạ Đông Sơn Thọ Vực lục khoa tú tài Nguyễn Phạm ông lục tuần thọ”, “Hạ thọ vực tú tài Nguyễn Huy ông lục thập thọ”. Có những khi ngay trong bữa tiệc ông “xuất khẩu thành thơ” thay người khác làm luôn bốn bài chúc mừng Đặng Văn Huấn thăng Tuần phủ sứ Ninh Bình: “Thang niết đại nhân thăng lĩnh Ninh Bình Tuần phủ sứ yến tịch thượng đại nghĩ tứ hạ thi”vv. Ông là người rất gần gũi với nhân dân, với làng quê, nên thơ chúc mừng còn dành cho cả những người dân bình thường, chúc mừng những việc cũng rất bình thường như đề thơ mừng nhà mới, mừng cụ trong thôn thọ năm lăm tuổi, mừng người hàng xóm lấy thêm vợ bé…như: “Đề thôn tẩu ngũ thập ngũ thọ”, “Hạ bản thôn thất bát tuần ông nhất thủ”, “Hí tặng lân nhân tiểu hôn chi khánh”, “Đề Tạ thị tân đường nhị thiên”vv. Nói chung, những bài thơ giao đãi, thù tạc, tặng tiễn, chúc mừng, cảm tạ về mặt nghệ thuật cũng không có nhiều đóng góp mới, tuy nhiên chúng lại rất có ý nghĩa về mặt lịch sử. Trước hết nó cho thấy cuộc sống rất phong phú, đầy chất thơ ca của tầng lớp văn nhân, nho sĩ đương thời. Thứ đến, những bài này “thi tự” (tiểu văn hoặc đoạn văn ngắn trước bài thơ) khá nhiều, cộng với nội dung trong thơ và cước chú, phụ chú, khi cần ta có thể tìm hiểu và biết thêm nhiều chi tiết cho tiểu sử của nhiều người khác. 4. Nguyễn Khắc Trạch đối với thiên nhiên. Từng đặt chân lên nhiều miền của đất nước, nên thơ Nguyễn Khắc Trạch viết về thiên nhiên, cảnh vật và các danh thắng của đất nước cũng khá nhiều. Năm Giáp Tuất (1874) trên đường từ huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa đi vào Kinh, những thắng cảnh, những địa danh trên đường đi đều được ông vịnh vào trong thơ. Như các bài: “Xuân quý vọng hậu nhất nhật quá Ngọc Giáp giang”, “Thập bát nhật dạ túc Yên Quỳnh kí nhật thử kiến kí Tĩnh thú”, “Thập cửu nhật Yên Kim đạo trung”, “Trảo Nha phố dạ phát kí hành”, “Hoành Sơn”, “Linh Giang”, …Trong đó có những bài tả cảnh đầy hào khí, như bài vịnh về dãy núi Hoành Sơn nằm ngang giữa hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình bây giờ: Lưỡng kì giới hạn nhất hoành sơn, (Một dãy núi nằm ngang làm ranh giới cho hai miền), Sơn thượng tân quan dữ cố thành. (Cửa ải mới và ngôi thành cũ đều ở trên núi). Hảo thị tiền triều phong hỏa địa, (Đây chỉ là nơi đốt lửa làm hiệu của triều đại trước), Thản nhiên kim nhật mã xa trình. (Ngày nay là con đường phẳng cho ngựa xe qua lại). Dục cùng thương hải yên ba diểu, (Muốn phóng tầm mắt tới tận cùng biển xanh, nơi sóng mây mờ mịt), Thí sổ cương loan thảo thụ bình. (Thử đếm xem có bao nhiêu cây cỏ trên thảm núi đồi). Khẩu tụng ngự thi tâm hội thắng, (Miệng đọc thơ ngự chế, lòng lĩnh hội được cảnh đẹp), Bích đề bất hạ kí danh nhân. (Thơ đề trên vách núi, không kịp ghi tên người sáng tác). Đầu năm Ất Hợi (1875), thời gian từ Kinh trở về, trọ tại nhà nghỉ bên cánh đồng Phù Lưu, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa, ông cũng làm rất nhiều thơ vịnh cảnh. Như ông nói trong câu thơ: “Tín đắc phong quang hàng xứ hảo, Dạ lai Tản Hát mộng ưng hi” (Cảnh ở quê người thực rất đẹp, nên khi đêm đến giấc mộng về núi Tản Viên, dòng sông Hát vơi đi), vậy nên cũng có khá nhiều bài vịnh danh thắng ở chốn này. Như bài: “Phù Lưu biệt thự Ất Hợi phùng xuân”, “Phù dã vịnh cảnh. Nc: Cảnh hữu Ngọc Nữ phong, Kim Đồng thạch, Tượng sơn, Kì Lân sơn, Mật sơn, Vi giang cập thôn hậu nhất trúc viên”, “Xuân hiểu vịnh vũ”, “Phù dã hí vịnh hùng thư nhị thủ”, “Lịch kí Viên khê hạ chu sơ dạ”, “Chu xuất Viên khê”, “Long Hạm độ vọng Chu phong”, “Chu phong”…. Khi về phủ nhận chức giáo thụ ở phủ Vĩnh Tường tỉnh Sơn Tây, ông cũng làm nhiều thơ vịnh cảnh. Nhưng khi về phủ Vĩnh Tường được ít lâu, bao nhiêu đau buồn nối tiếp ập đến gia cảnh nhà ông: mẹ mất, vợ mất, rồi con mất, nên thơ vịnh cảnh thời kì này thường tả cảnh để tả tình. Như mấy bài ngụ vịnh khi gặp cây mận nhỏ trong bờ rào, vịnh về cảnh xung quanh ngôi nhà mới, vịnh về mảnh vườn nhỏ khi xuân sang…: “Thuộc phiên tiểu lí diệc hoa đội trưởng dẫn ngã thứ chi nhân thành tam tuyệt”, “Vịnh môn tiền lí”, “Lí hoa thịnh khai”, “Hí vịnh lí giai nhân”, “Hí vịnh lí tiểu muội”, “Sơn đường”, “Tiểu viên phùng xuân”, “Cao trúc”, “Phiếm chu ngoạn nguyệt” …Trong đó, khi tả về cây mận nhỏ có những ý thơ rất bình dị, lời thơ rất nhịp nhàng như: Diệp sơ sơ thụ hựu ti ti, (Lá thì lưa thưa, cây lại thấp lè tè), Dưỡng tại thâm tùng nhân bất tri. (Lớn lên trong bụi rậm nên người chẳng biết). Tạc dạ đông quan tiền tống noãn, (Đêm qua chúa xuân ngầm đưa hơi ấm đến), Tây tường hốt thướng nhất hoa chi. (Tường phía tây bỗng nẩy một cành hoa) Hay ở mấy câu sau cũng nói về cây mận nhỏ nhưng đầy ẩn ý: Tiểu di hà sự thượng hàm kiều, (Gì nhỏ có việc gì mà còn e thẹn), Tối ngã hoa tình cửu tịch liêu. (Thực ra tình hoa của ta vắng vẻ đã lâu rồi). Dã hữu hợp hoan hoan vị hợp, (Cũng có hợp hoan nhưng rồi chỉ có hoan mà không hợp), Khởi vô tiêu hận hận nan tiêu. (Há không tiêu được hận vì hận này khó tiêu). Nói về cây mận nhỏ nhưng lại nói về tình duyên dang dở của mình, dưới bài này ông có chú: “Lúc bấy giờ ta dự định mua một người thiếp, lại có mấy cô đào nương muốn chung tình, ý của điều này ở trong câu ba câu bốn”. 5. Những nội dung khác. - Thơ vịnh sử, vịnh về những gương tiết liệt: Năm Nhâm Tuất (1862) trên đường đi vào kinh dự kì thi hội năm đó, trên quảng đường dài, để giết thời gian, Khắc Trạch đã đọc truyện về những gương tiết liệt triều Lê. Đọc đến mỗi tấm gương tiết liệt, ông đều có thơ về họ, như: Vũ Duệ, Ngô Hoán, Nguyễn Đình Viện, Nguyễn Viết Triệu, Lê Lạn, Trần Danh Án…Nói chung giá trị nổi bật của những bài này là đề cao khí tiết của kẻ sĩ, trọng người hiền tài đức độ, ngợi ca người quân tử. Bài vịnh về Vũ Duệ ông viết rằng: Thiếu phó cương trường thiết bất như: “Quan Thiếu phó là người gan dạ, sắt cũng không bằng”, Quốc nguy hà nhẫn độc an cư. (Nước nguy sao nỡ cứ ngồi yên). Song thân Long Đỗ li thành nhật, (Ngày chiếc thân rời xa thành Long Đỗ), Lưỡng lệ Lam Sơn yết miếu dư. (Thăm lăng miếu ở Lam Sơn mà hai hàng lệ chảy)… Tử diệc nhân đầu tướng bất hư. (Lúc chết, tướng công vẫn là người hàng đầu, thật không sai). Còn về thơ vịnh sử, cũng như nhiều nhà Nho khác, do chịu sự ảnh hưởng quá sâu đậm lịch sử, chế độ thi cử, văn hóa Trung Hoa nên các bài vịnh sử của ông chủ yếu là vịnh về các nhân vật, các điển tích điển cố trong Bắc sử. Như các bài: “Hạng Vương đầu”, “Hạng Vương tuấn mã”, “Khổng Tử mộng Chu Công”, “Hạp kiếm thụ Tào Bân”, “Tô Vũ nhạn thư”, “Nghiêm Quang túc”, “Đông Quách tiên sinh”, “Trương Lương đa bệnh”. “Trương Lương thiệt”, “Chu Công tam ác phát” “Xích Bích tiền hậu”, “Thái tổ khuyến Triệu độc thư” “Linh chiểu” “Đề Thiệu tử An lạc oa” “Phu tử hiền ư Nghiêu Thuấn”…Cũng có những bài vịnh về nam sử như: “Vịnh Mị Châu sự”…Nói chung thơ vịnh sử là thơ vịnh nhân vật, sự kiện, di tích lịch sử…nhưng chủ yếu là để ngôn chí, khiển hoài, có khi ngụ ý khen chê, nhằm nêu gương lịch sử để giáo hóa người đời. Ví như bài “Tô Vũ nhạn thư” vịnh về tiết tháo của Tô Vũ, đồng thời thể hiện sự ngưỡng mộ của mình đối với Tô Vũ. Tô Vũ người đời Hán, đi sứ Hung Nô, bị người Hung Nô giữ lại, vua Hung Nô là Thiền Vu bức Vũ phải hàng, Vũ không chịu, bị đưa đến Bắc Hải, bắt nuôi một con dê đực, và nói khi nào con dê đực sinh con mới được thả. Tô Vũ đã bền bỉ nuôi dê đến 19 năm mà không chịu khuất tiết. Trong bài thơ Khắc Trạch viết rằng: Hán tiết Hồ đê nhật tự niên, (Giữ tiết tháo với nhà Hán chăn dê đực không quản tháng ngày), Khởi tri quy nhạn hữu thư truyền. (Há biết chim nhạn về là có thư đến). Vân trình hảo trạng song phi dực, (Đường công danh vẫn tốt trên đôi cánh nhạn), Biên tín dao trì vạn lí tiên. (Tin từ biên giới xa ngàn dặm rong ruổi về). Lữ mộng vi li cùng hải ngoại, (Giấc mộng của kẻ lữ thứ vẫn chưa rời khỏi biển), Thiên nhan nhược tiếp thượng lâm biên. (Mặt trời như đón ở bên rừng). Hữu vô mạc vấn thư trung ngữ, (Không có ai không hỏi những lời trong thư), Bẩm bẩm anh hùng bỉnh sử biên. (Lẫm liệt anh hùng rạng sử xanh) Còn vịnh về các điển tích điển cố cũng vậy, phần lớn đều có khía cạnh nào đó thể hiện chí hướng, lòng ngưỡng mộ của mình đối với các nhân vật trong các tích chuyện. Ví như bài “Đề Thiệu Tử An lạc oa”, thể hiện lòng ngưỡng mộ của ông đối với thi hào Thiệu Ung đời Tống. Thiệu Ung tự xưng là An Lạc tiên sinh. Khi sống ẩn dật ở Tô Môn Sơn, ông đặt tên cho ngôi nhà của mình là “An lạc oa”. Về sau, khi dời đến phía nam cầu Thiên Tân-Lạc Dương, ông vẫn giữ tên nhà như cũ, hằng năm vẫn tự cày cấy để sinh sống. Sau này người ta dùng điển cố An Lạc oa để chỉ nơi ở hoặc hoàn cảnh sinh hoạt yên tĩnh, thoải mái. Còn Khắc Trạch đề thơ ở “Tổ yên vui ” này như sau: Thính bãi ngư tiều phỏng Thiệu oa, (Nghe tin nên đã bỏ cả đánh cá và kiếm củi đi hỏi thăm tổ yên vui của ông Thiệu), Oa danh An Lạc lạc như hà? (Tổ gọi là ‘Tổ yên vui’ không biết vui như thế nào). Thân cư bạch vĩ hoàng mao thế, (Thân thì ở trên cỏ lau trắng và cỏ gianh vàng), Lô đẳng sương tiền vũ hậu qua. (Trước nhà đầy sương sau mưa tạt). Thất đấu tường kiên dung tất ổn. (Phòng như cái đầu tường thấp ngang vai chân vẫn ung dung bước). Liễu phong đồng nguyệt thủ hoài đa, (Gió trên cây liễu, trăng trên cây ngô đồng giành được nhiều hoài bão). Bút hoa mặc nhiễm hồng hoa vũ, (Mực của bút hoa nhuộm mưa của hoa hồng), Liêu tặng thi hào nhất khúc ca. (Nhờ gửi tới thi hào một khúc ca) - Ông còn có kiểu thơ khá đặc biệt, đầu bài là một câu thơ có sẵn, hay một câu tục ngữ phong dao, như các bài “Vạn cổ thử giang san”, “Hoành sóc phú thi”, “Bắc song cao ngọa”, “Thiên căn nguyệt quật, Thiên căn nguyệt quật nhàn lai vãng”, “Chí thành như thần”, “Chí thành vô tức”, “Hàn bất lô thử bất phiến”, “Hiền hiền dịch sắc”, “Môn bạc Đông Ngô vạn lí thuyền”, “Ngũ kinh như dược phương”, “Ngũ tải thành đế nghiệp”, “Phú đắc hồng mao ngộ thuận phong”, “Phú đắc ỷ hồng trần phi tử tiếu”, “Phú đắc như xuyên phương chí”, “Phú đắc sổ điểm hoa mai”, “Phú đắc tế vũ thấp thanh lâm”, “Quắc thước tai thị ông”…Nói chung nội dung trong thơ làm theo thể này rất rộng, nhưng tựu trung lại vẫn là tỏ chí và cảm hoài. Như bài “Vạn cổ thử giang san”, ông lấy câu thơ cuối trong bài Tụng giá hoàn kinh sư của Trần Quang Khải để làm tiêu đề, nội dung thơ là sự cảm khái về giang sơn đất nước, trong đó có những câu như: Địa linh tự tín nhân đa kiệt, (Đất thiêng tự tin là người cũng nhiều hào kiệt), Thiên hiểm tằng tư tế vận gian. (Trời hiểm trở nên vận thế ở đây cũng gian nan). Hàm Tử Chương Dương hồi thủ xứ, (Chương Dương Hàm Tử quay nhìn lại), Anh hùng chí khí chính tương quan. (Chí khí anh hùng thực đều có tương quan). - Trong thơ còn có nhiều bài, nhiều câu thể hiện sự hiếu học, coi trọng văn chương. Khắc Trạch luôn quan niệm “thư trung hữu kim ngọc”, ông từng nói điều này trong bài “Đa văn dĩ vi phú”: Đa tích tu ngôn hóa thực cần,(Góp nhiều lời cao đẹp, của cải để vun trồng sự cần lao), Nho hà dĩ phú phú đa văn. (Nhà Nho giàu về cái gì, giàu ở chỗ nhiều văn). Lưỡng gian định tạng hung thành khố, (Hai gian tàng định ngực thành kho), Vạn quyển cao du thủ tự vân. (Muôn quyển đẹp dày tay tự xới). Uẩn quỹ bất phương hoài mĩ ngọc, (Hòm tráp để tích trữ không ngại gì cất ngọc đẹp), Chấp tiên ninh tiện mộ phù vân. (Cầm roi sao lại ngưỡng mộ sự phù vân). Mạc tương bần giả vi Nho bệnh, (Chớ có đem cái nghèo làm bệnh của nhà Nho), Thiên vạn thương tương kí điển phần. (Có muôn vàn hòm xiểng nên dành đựng sách). Sự hiếu học quý, trọng văn chương còn được thể hiện trong bài thơ ông làm dạy con nhân ngày đầu xuân, ông nói với con rằng: Thiều linh chí học tu chuyên nhất, (Tuổi trẻ nên chuyên cần để chí vào việc học) Hạ nhật cư nhàn mạc tụ tam. (Ngày nghỉ nhàn rỗi đừng có tụm năm tụm ba). Hữu nghĩa lí cao dư dục ứ,(Có lẽ phải thì của ngon vật lạ gì cha cũng cho ăn thỏa thích) Vị văn tự ẩm nhĩ đương hàm. (Vì văn chương mà uống rượu con cũng đáng được say). Đối với các quan ông khuyên rằng: Vi quan bất đắc nhất văn tiền. (Là một quan chức không nên cứ nhất nhất phải có tiền khi làm văn). Đối với học trò, ông nói với họ trong ngày thi rằng: Bất vị hành văn bất chú văn. (Không vì cái cân văn chương thì không làm được văn). Đối với bản thân, ông ra tuyên ngôn cho mình khi khai bút đầu năm: Trường bỉnh văn hành bất nguyện tha. (Mãi nắm cán cân văn chương không mong gì khác) - Ông yêu thơ, yêu văn bởi vì thơ văn còn là cái kho để ông cất vào đó những lời, những điều khó nói, khó giãi bày cùng ai, để bộc bạch tâm trạng của một người làm quan luôn phải xa nhà. Như chùm thơ Thống trung thiềm phát thập thủ (Mười bài thơ ghi lại những lời mê sảng nói ra trong khi đau), rồi bài Giải cừu... Trong đó cũng có những câu thể hiện phương châm sống của ông: Lưỡng thụ tài đào lưu thưởng khách, (Hai tay trồng đào để cho khách thưởng ngoạn), Nhất khiên hành lí khứ phiền thùy. (Một vai hành lí, chẳng muốn phiền ai). Có lúc cảnh sống của một ông thầy dạy học cũng hiện lên trong thơ với giọng điệu vừa chân thật vừa trào phúng: Hốt ức Phúc Hòa du hoạn nhật (Chợt nhớ đến những ngày du hoạn ở Phúc Hòa) Nhất bình nhất hạp nhất hàn chiên. (Một vò một hộp một chăn đơn). Cũng có khi cảnh sống của một ông giáo nghèo hiện lên trong thơ vừa trầm buồn vừa sinh động, trầm buồn vì cái nghèo và sự tiếc nuối thời gian của ông, sinh động bởi cuộc sống văn chương của gia đình ông: Phủ tường thị học chuyết đông dư, (Trường học trong phủ coi trọng việc học nhưng vẫn nghỉ cuối đông), Chuyển nhãn quang âm tịch hốt trừ.(Nháy mắt thời gian đã đến ngày cuối năm). Lưỡng tuế tòng giao nhân khứ nạp, (Hai năm nay lại theo nghề dạy học, người đến rồi đi), Nhất bần trường cộng ngã cư chư. (Một cái nghèo vẫn mãi ở với ta vậy ư)? Sinh lao tuyệt thiếu hà bô tế, (Súc vật hiến thần tuyệt không có lấy đâu ra nem để tế thơ), Mục túc thường không huống thục trư. (Rau mục túc thường chẳng có nói gì đến đậu cất trữ). Pháo cổ thanh trung kinh thụy khởi, (Trong tiếng pháo tiếng trống giật mình tỉnh giấc), Hô nhi điểm kiểm cựu niên thư. (Gọi con xét kiểm lại sách của năm qua). 3.2. Nghệ thuật trong thơ văn Nguyễn Khắc Trạch. 1. Về các văn thể mà tác giả đã sử dụng. -Với số lượng hơn 600 bài thơ, toàn là thơ chữ Hán, có thể nói Nguyễn Khắc Trạch có sở trường về thơ chữ Hán. Thứ nữa, trong hơn sáu trăm bài thơ này, chủ yếu thơ làm theo Đường luật, trong đó chỉ có khoảng 30 bài thơ thất ngôn tứ tuyệt, 4 bài ngũ ngôn, thất ngôn trường thiên, còn lại đều là thơ thất ngôn bát cú, như vậy ông cũng có sở trường về thể thơ này. Thể thơ thất ngôn ngôn bát cú (mỗi bài tám câu, mỗi câu bảy chữ) ở trong thơ Đường luật thì thể thơ này được coi là dạng cơ bản, vì từ đó có thể suy ra các dạng khác của thơ Đường luật. Thơ Đường luật là thể thơ lời có hạn, nhưng ý vô cùng, đầy âm hưởng dư ba, thường gây nên ở người đọc sự liên tưởng. Thơ Khắc Trạch là thơ trữ tình, trong đó ông chủ yếu thể hiện những cảm xúc của mình đối với nước, với dân, với quê hương, gia đình bè bạn, những suy tư về thế sự… vì vậy thể thơ này rất phù hợp với ông. Ví như bài “Thiên căn nguyệt quật”, hay bài “Thiên căn nguyệt quật nhàn lai vãng”. “Thiên căn nguyệt quật” chỉ hang trăng rễ trời, tức chỉ nơi mặt trời mặt trăng lặn, là nơi mặt trăng mặt trời đắp đổi qua ngày. Mặt trời mặt trăng đắp đổi qua ngày chính là phía tây. Khi đọc bài thơ, từ lớp nghĩa sự vật ban đầu thì ta thấy ông đang ca ngợi công năng của “thiên căn nguyệt quật”: Đồ do khởi xuất nhất âm dương, (Cơ đồ phát khởi chỉ từ mặt trăng và mặt trời), Căn quật huyền cơ nhận đắc tường (Hang trăng rễ trời, cái máy trời mầu nhiệm nên nhận biết rõ). Sau đó ông lại nói: Giá lí có lưu Trạch hỗ tàng. (Nơi ấy vốn là nơi Trạch ta qua lại đắp đổi qua ngày). Đến câu này mới thấy ông thể hiện quê hương bản quán của mình rất khéo, ông vốn người Sơn Tây, vùng núi phía tây là nơi ông sinh ra, lớn lên, ra đi làm quan ở nhiều nơi nhưng cuối cùng vẫn chỉ muốn quay về Sơn Tây. Cũng như mặt trăng, mặt trời, rong ruổi suốt ngày, tối lại trốn xuống dưới dãy núi phía Tây. Trong thơ ông, về niêm, luật, vần của thơ luật Đường nói chung và thể thơ thất ngôn bát cú nói riêng ông đi rất sát. Cũng có bài ông cố tình để lạc vần ở một câu, bài đó được chú: “Cô nhạn xuất quần” (cố tình để lạc vần ở một câu) - Khắc Trạch còn sở trường về thơ “Tập Đường” “Tập cổ”. Ông đã làm rất nhiều thơ “Tập Đường”, như chùm thơ gồm mười bài “Tập Đường thập thủ tống Song Linh doãn chi kinh”, rồi chùm thơ gồm ba bài “Liên đình hoàng chưởng trị thê tang thuật tam tuyệt tập”, và nhiều bài lẻ khác. Tập Đường là lối thơ rất độc đáo, làm theo lối chơi chữ, mà chỉ có những bậc điêu luyện hay thơ mới có thể làm được. Đây là lối thơ dùng những câu thơ có sẵn trong các bài thơ Đường (mỗi câu ở mỗi bài khác nhau) ghép lại thành một bài thơ mới hoàn chỉnh, đúng niêm luật, ý thơ liên hoàn theo một tiêu đề mới. Đời Đường được coi là thời kì rực rỡ phồn thịnh nhất về thơ ca trong nền văn học Trung Hoa. Trong ba trăm năm đời Đường, với khoảng 2000 nhà thơ, và trên 5 vạn bài thơ. Phải có trí nhớ siêu việt, trình độ uyên bác mới có thể sắp xếp được 80 mươi câu thơ Đường thành mười bài thơ liên hoàn trong chùm thơ tiễn Song Linh doãn, với đầy đủ ý, có vui, có khích lệ, có xa lìa, có gặp gỡ. Ở trong Từ nguyên không thấy giải thích “tập Đường”, nhưng lại có mục “tập cổ”. Trong này giải thích: “Tập cổ là tập hợp các câu thơ của người xưa lại thành thơ”. Như vậy “tập Đường” về cách thức cũng giống với “tập cổ” nhưng về phạm vi “tập cổ” rộng hơn. Các bài Tập cổ ông làm nhiều khi ở trong kinh như “Kinh trung muộn thuật tập cổ”, “Kinh trung tự miễn tập cổ”… 2. Thời gian và không gian trong thơ Nguyễn Khắc Trạch. - Thời gian nghệ thuật Trong tác phẩm của Nguyễn Khắc Trạch, thời gian chủ yếu được dùng làm phương tiện nghệ thuật để thể hiện nỗi lòng của một người làm quan xa nhà, trong lòng ngổn ngang bao nỗi nhớ nhung lo toan cho gia đình, quê hương, đất nước. Trong rất nhiều bài, ông đã ngồi nhẩm tính thời gian như thời gian của tuổi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docvh01 (3).doc
Tài liệu liên quan