MỞ ĐẦU . 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. SƠ LƯỢC VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN TỈNH THÁI NGUYÊN . 4
1.1.1. Vị trí địa lý .4
1.1.2. Khí hậu.4
1.1.3. Điều kiện địa hình. 5
1.1.4. Tài nguyên khoáng sản . 7
1.1.5. Tài nguyên đất . 8
1.1.6. Tài nguyên nước . 11
1.1.6.1. Tài nguyên nước mặt . 11
1.1.6.2. Tài nguyên nước ngầm. 12
1.2. THỰC TRẠNG VỀ KINH TẾ- XÃ HỘI VÙNG NÔNG NGHIỆP NÔNG
THÔN TỈNH THÁI NGUYÊN. 12
1.2.1. Tình hình sử dụng đất đai . 10
1.2.2. Tình hình phát triển sản xuất nông lâm nghiệp. 10
1.2.2.1.Trồng trọt. 11
1.2.2.2. Chăn nuôi . 14
1.2.2.3. Lâm nghiệp. 14
1.2.3. Thực trạng dân cư vùng nông thôn. 15
1.3. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ Ở THÁI NGUYÊN . 15
1.3.1. Thông tin chung về làng nghề . 15
1.3.2. Thực trạng phát triển các ngành nghề chế biến chè tỉnh Thái Nguyên . 18
90 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 605 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu vấn đề môi trường của làng nghề chế biến chè và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
não, kích thích phổi và gây dị ứng.
- Hóa chất 2.4D: Là thuốc diệt cỏ thuộc nhóm Axit Phenoxy axetic, có
tác dụng như hocmon đối với cây trồng. Thuốc hấp thu qua da, hô hấp và thải qua
nước tiểu theo cơ chế vận chuyển tích cực. Trên thực nghiệm nếu dùng kéo dài
gây giảm trọng lượng cơ thể, giảm số lượng bạch cầu, hồng cầu, huyết sắc tố.
- Wofatox: Tên khác Methy Parathion Metaphos, Metacide. Tên hóa học 0,0
dymethy 0-4-nitrophenyl photphothiorate. Phân tử lượng: 263. Đay là hóa chấ t
thuộc nhóm Phospho – hữu cơ. Wofatox có tác dụng tốt, đạt hiệu quả cao đối
với các loài sâu hại khác nhau như sâu đục thân, rầy xanh đuôi đen, bọ xít xanh, bọ
xít hôi, bọ trĩ, sâu cuốn lá, bướm rệp lá, bọ nhảy. Wofatox 50EC là hoá chất cấm sử
dụng tại Việt Nam.
Luận văn thạc sỹ
Trần Thế Long 31 K17-Khoa học Môi trường
- Regent: Tên hoạt chất: Fipronil. Tên thương mại: Regent 5SC, 0,2G,
800G. Tác dụng đối với loại sâu hại: sâu đục thân, rầy nâu, bọ xít xanh, bọ trĩ, sâu
cuốn lá, kiến, nhện, sâu keo, sâu leo.
- Aminre: Tên hoạt chất: Imidaclorid. Tên thương mại: Adinre 50EC. Đặc
điểm là thuốc thế hệ mới có tính lưu dẫn cực mạnh đặc trị rầy nâu, rầy xanh, bọ
trĩ, rệp, sâu vẽ bùa trên cây lá, cam, quýt, vải và cây chè.
Hình 3.1. Một số loại thuốc trừ sâu được bày bán tại xã
Tân Cương, TP Thái Nguyên, 05/2013
Luận văn thạc sỹ
Trần Thế Long 32 K17-Khoa học Môi trường
3.1.2.2 Sử dụng phân hóa học
Theo số liệu điều tra trong phiếu phỏng vấn của các hộ dân trong làng nghề
chế biến chè Tân Cường là 80kg lân/sào và 50 kg đạm/sào cho mỗi lứa chè (mỗi
năm chè có từ 7-8 lứa hoặc là tính theo kg chè khô: 2 tạ phân/30 kg chè khô). Như
vậy lượng phân bón cho cây chè một năm là khá lớn. Nếu người dân trồng chè sử
dụng là cho cây chè được sử dụng tùy tiện không có kiểm soát về số lượng dẫn tới
dư thừa lượng phân bón và lượng phân bón này sẽ thấm vào đất gây ô nhiễm môi
trường đất.
Hình 3.2: Phân bón hữu cơ được bày bán ở xã Tân Cương, 05/2013
3.1.3. Chất thải trên đồng
Hình ảnh thường thấy trên các cánh đồng, ruộng chè ở nông thôn nói chung
và ở làng nghề chè Tân Cương nói riêng là bao bì, nylon của hóa chất BVTV, phân
bón thường được sử dụng xong vứt luôn tại chỗ. Việc này dẫn tới ảnh hưởng rất xấu
tới môi trường [6]. Một số công trình nghiên cứu đã chỉ ra sự tồn lưu hóa chất
BVTV trong đất, nước, không khí, trong cây trồng và cả trong thực phẩm, hậu quả
đã ảnh hưởng xấu đến động vật đặc biệt là con người.
Tác dộng đến môi trường không khí
Luận văn thạc sỹ
Trần Thế Long 33 K17-Khoa học Môi trường
Không khí có thể bị ô nhiễm do hóa chất BVTV dễ bay hơi, thậm chí
không bay hơi như các loạ i c lo -hữu cơ sẽ bay hơi trong điều kiện khí hậu
thời tiết nóng. Ở các vùng nhiệt đới, khoảng 90 % hóa chất BVTV phospho
hữu cơ có thể bay hơi. Các thuốc diệt cỏ cũng bị bay hơi nhất là trong quá trình
phun thuốc. Tuy nhiên theo hiện nay có ít bằng chứng về tiếp xúc với
HCBVTV trong không khí gây ảnh hưởng nghiêm trọng lên sức khỏe con người
trừ những nơi mà hóa chất BVTV được sử dụng trong những khu vực bị quây kín,
thông khí không được thông thoáng hoặc khi sử dụng ở nồng độ cao [6].
Tác động đến môi trường đất
T h e o t à i l i ệ u [ 6 ] c ó tới 50 % lượng h ó a c h ấ t BVTV được phun
để bảo vệ mùa màng hoặc được sử dụng diệt cỏ đã phun không đúng vị trí cần
phun . Một vài h ó a c h ấ t BVTV nhóm clo hữu cơ có thể tồn tại trong đất nhiều
năm, khó bị phân hủy nên có thể gây ô nhiễm đất lâu dài.
Tác động đến môi trường nước
Nguồn nước có thể bị ô nhiễm bởi việc đổ các hóa chấ t BVTV
thừa sau khi phun xong. Đổ nước rửa dụng cụ sau khi phun xuống hồ ao. Cây
trồng được phun hóa chấ t BVTV, sự rò rỉ, xói mòn từ đất đã xử lý bằng hóa
chấ t BVTV hoặc hóa chấ t BVTV s a l ắ n g từ không khí bị ô nhiễm.
3.1.4. Hiện trạng quản lý chất thải trên ruộng chè
Hiện nay, dù đã được nhiều cơ quan chức năng khuyến cáo nhưng công tác
quản lý môi trường tại các cánh đồng trồng chè tại xã Tân Cương hầu như chưa có
chuyển biến. Hiện tượng thải bỏ vỏ bao bì hóa chất BVTV, bao bì phân hóa học
vẫn rất phổ biến (hình 3.6).
Luận văn thạc sỹ
Trần Thế Long 34 K17-Khoa học Môi trường
Hình 3.3: Rác phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật trên đất chè ở xã Tân
Cương 5/2013
Qua hình ảnh ở trên ta có thể thấy việc quản lý chất thải trên ruộng chè là
hoàn toàn bỏ ngỏ, phụ thuộc hoàn toàn vào người dân. Nếu ý thức họ tốt thì việc
quản lý chất thải trên ruộng chè mới tốt. Hiểu đầy đủ về tác dụng của sử dụng hóa
chấ t BVTV thấp. Hầu hết mọi người chỉ biết tác dụng hóa chấ t BVTV dùng để
diệt sâu bệnh. Chính vì vậy người dân thường có suy nghĩ họ phải dùng nhiều
thuốc mới có khả năng diệt sâu bệnh, làm cho sâu bệnh chết ngay do vậy họ
thường phối hợp từ hai hoặc nhiều loại thuốc. Đây là một suy nghĩ không tốt
thường có ở người dân. Việc phối hợp thuốc có thể gây tương tác làm mất tác
dụng của thuốc, mặt khác làm cho sâu bệnh dễ nhờn và kháng với thuốc, đương
nhiên giá thành sẽ cao lên. Mặt khác các sinh vật có ích bị tiêu diệt, do vậy làm
mất cân bằng sinh thái, sâu bệnh ngày càng phát triển hơn; như vậy người dân
lại càng dùng thuốc nhiều và mạnh hơn nên càng làm cho môi trường bị ô nhiễm
hơn [6].
3.2. HIỆN TRẠNG CHÊ BIẾN CHÈ VÀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG Ở
LÀNG NGHỀ CHÈ TÂN CƯƠNG
3.2.1. Phương pháp chế biến
Quy trình sản xuất chè xanh
Theo tài liệu [7] chè xanh được chế biến như sau.
Kỹ thuật sản xuất chè xanh bằng bằng phương pháp sao
Luận văn thạc sỹ
Trần Thế Long 35 K17-Khoa học Môi trường
(i) Sao diệt men
- Sử dụng nhiệt độ cao để phá hủy hệ thống enzym có trong nguyên liệu chè.
Do đó, đình chỉ sự oxy hóa các chất nhất là tanin, giữ màu xanh tự nhiên và vị chát
của nguyên liệu.
- Làm bay hơi một phần nước của nguyên liệu, làm giảm áp lực trương nở
của tế bào, do đó lá chè trở nên mềm dịu, thuận lợi cho quá trình vò chè.
- Làm bay đi mùi hăng ngái của nhiên liệu, bước đầu tạo mùi thơm cho chè
xanh.
Yêu cầu kỹ thuật
- Diệt men đầy đủ và đều đặn trong khối nguyên liệu, độ ẩm còn lại từ 59-
63%. Sau khi sao nguyên liệu có mùi thơm không bị cháy khét và có màu vàng
sáng.
- Trên mặt lá hơi dính, mùi hăng mất đi.
- Nhiệt độ và thời gian diệt men: nhiệt độ trong khối nguyên liệu 800C, nhiệt
độ của chảo sao là 3500C. Ở những điều kiện này thì thời gian sao khoảng 5-6 phút.
Cần chú ý không đưa nhiệt độ chảo sao lên cao hơn 3500C vì chè dễ bị cháy và sao
không đều (do nhiệt độ của khối chè tăng quá đột ngột).
- Lượng nguyên liệu cho vào chảo sao từng mẻ: lượng nguyên liệu cho vào
chảo sao phụ thuộc dung tích chảo sao. Nếu quá ít so với dung tích chảo sao thì
nhiệt độ khối nguyên liệu khó đảm bảo 800C do bị đảo nhiề, nguyên liệu chè tiếp
xúc nhiều với chảo nên dễ bị cháy. Ngược lại, nếu lượng nguyên liệu quá nhiều so
với dung tích chảo thì chè dễ bị diệt men không đều. Thực nghiệm cho thấy nếu
đường kính chảo 85-95 cm thì lượng nguyên liệu cho vào chảo là 8 kg.
(ii) Vò và sàng tơi
Luận văn thạc sỹ
Trần Thế Long 36 K17-Khoa học Môi trường
- Vò để làm dập tế bào của lá chè làm dịch chè thoát ra bề mặt để sau khi sấy
sẽ làm cho cánh chè bóng hơn và sau khi pha nước, dịch chè chuyển vào pha nước
dễ dàng hơn. Yêu cầu độ dập thấp hơn chè đen vì chè xanh có thể pha nhiều lần.
- Vò làm cho cánh chè xoăn chặt và giảm thể tích.
- Sàng để tránh cho chè vò khỏi vón cục và còn có tác dụng làm nguội chè,
tránh oxy hóa xảy ra.
Các phương pháp vò chè và sàng tươi
- Vò thủ công: vò trực tiếp bằng tay hoặc cho chè vào bao, đặt trên bàn có
nhiều gờ nghiêng để vò, thời gian vò từ 20-30 phút.
- Vò bằng máy vò: có thể sử dụng máy vò trong sản xuất chè đen để vò
nhưng chỉ vò mở. Nên kết hợp vò, sàng chè với phân loại, phần chè kích thước nhỏ
đem đi sấy ngay, phần chè to đem vò lại ngay để tránh quá trình oxy hóa bởi không
khí.
(iii) Sấy vò chè
- Sử dụng nhiệt độ cao để làm bay đi một phần ẩm, từ đó thuận lợi cho việc
bảo quản và cố định ngoại hình chè sau khi vò.
- Nhằm phát huy hương thơm và tạo màu.
Các phương pháp sấy
- Sấy bằng máy sấy: Thường người ta sử dụng thiết bị sấy kiểu băng tải như
trong sản xuất chè đen, ngoài ra có thể sấy chè trong tủ sấy hoặc thùng sấy.
- Sấy bằng chảo sao: chè vò được sao trong chảo tới khi độ ẩm còn lại từ 3-
5%. Phương pháp này cho năng suất thấp, chè vụn nát nhiều, màu nước không được
xanh nhưng có ưu điểm là sợi chè xoăn, thẳng, có mùi thơm dễ chịu.
- Sấy bằng máy sấy và sao kết hợp: phương pháp này có nhiều ưu điểm hơn
cả, chất lượng tốt hơn so với hai phương pháp sấy trên thường được tiến hành theo
ba bước.
Luận văn thạc sỹ
Trần Thế Long 37 K17-Khoa học Môi trường
Quy trình sản xuất chè đen
Trong qui trình sản xuất chè đen, người ta tận dụng triệt để enzym có trong
nguyên liệu. Nước chè pha có màu đỏ nâu, vị đậm, cánh chè có màu đen tự nhiên.
Chè đen được nhiều nước trên thế giới ưa chuộng.
Tùy theo chất lượng chè đen mà người ta chia sản phẩm chè đen thành các
cấp loại khác nhau. Theo TCVN, chè đen được phân thành các cấp loại như OP,
Hình 3.4: Quy trình sản xuất chè đen theo phương pháp cổ điển
BOP, FBOP, PS, P, BPS, F và DUST. Có yêu cầu kỹ thuật cụ thể cho từng
loại.
Luận văn thạc sỹ
Trần Thế Long 38 K17-Khoa học Môi trường
Hiện nay, có hai phương pháp sản xuất chè đen:
Phương pháp cổ điển:
Điều chỉnh quá trình sinh hóa nhờ tác dụng của enzym có sẳn trong nguyên
liệu. Phương pháp này có nhược điểm là thời gian chế biến dài và chất lượng sản
phẩm không cao.
Phương pháp mới:
Phương pháp này vẫn chưa được nhiều nơi áp dụng. Cơ sở của phương pháp
này là việc điều chỉnh quá trình sinh hóa không chỉ nhờ enzym có trong nguyên liệu
mà còn có quá trình nhiệt luyện nên sử dụng triệt để hoạt tính của enzym.
Các công đoạn chủ yếu của phương pháp này gồm: làm héo, vò và sàng chè
vò, lên men, sấy khô, tinh chế (gồm sàng phân loại và đấu trộn).
Hình 3.5. Máy vò chè
Luận văn thạc sỹ
Trần Thế Long 39 K17-Khoa học Môi trường
Hình 3.6: Thiết bị sấy chè
3.2.2. Các vấn đề môi trường ở làng nghề chế biến chè Quyết Thắng xã Tân
Cương
3.2.2.1. Hiện trạng sản xuất tại xưởng chế biến
Hiện trạng chế biến chè tại doanh nghiệp Tân Cương-Hoàng Bình
Khu vực Tân Cương là khu vực trồng, chế biến chè đặc trưng cho tỉnh Thái
Nguyên. Với một vùng nguyên liệu trồng chè lớn, Tân Cương đã đang và sẽ là vùng
trồng chè chất lượng cao của tỉnh Thái Nguyên. Tận dụng được điều này nhà máy
chế biến chè Tân Cương-Hoàng Bình đang dần khẳng định thương hiệu chè Tân
Cương Thái Nguyên với các sản phẩm đưa ra thị trường bao gồm chè xanh, chè túi
đóng gói mang nhãn hiệu chè Tân Cương.
- Nhà máy chè Tân Cương dùng nguyên liệu đầu vào là chè đã được xao thu
mua từ các hộ dân trong xã Tân Cương. Quy trình sản xuất được trình bày dưới đây:
Luận văn thạc sỹ
Trần Thế Long 40 K17-Khoa học Môi trường
Thông số công nghệ dây chuyền sản xuất chè Nhà máy Tân Cương-Hoàng
Bình như sau:
(i) Máy xao chè dùng nguyên liệu là củi, 1h xao được từ 5-6 tạ chè;
1tháng lượng củi tiêu thụ là 2 tấn. Độ ồn máy xao chè từ 70-80 dBA,
đây là độ ồn tương đối cao lâu dài người lao động sẽ mắc các bệnh
nghề nghiệp như điếc, nhức đầu.
(ii) Máy sấy chè chạy điện nhiệt độ duy trì trong máy là từ 100-1200C. 1 ca
(8h) máy sáy được 1,5 tấn chè.
(iii) Máy đóng gói chè: mỗi giờ máy đóng gói được 50 túi chè.
Hình 3.7: Sơ đồ quy trình sản xuất chè ở xã Tân Cương
Xỉ than, khói
Phơi nắng và hong héo
Vò chè
Sao chè
Sấy chè
Thành phẩm
Nguyên liệu
Xỉ than, khói
Than, củi
Than, củi
Nhiệt độ mặt trời
Máy vò chè Tiếng ồn
Luận văn thạc sỹ
Trần Thế Long 41 K17-Khoa học Môi trường
Máy sao chè Máy sấy chè
Máy sàng chè
Máy đóng gói chè
Hoa nhài nguyên liệu Củi nhiên liệu
Hiện trạng sản xuất chè tại các hộ dân tại xã Tân Cương
Tại các hộ dân, quy trình sản xuất chè thô sơ hơn, chủ yếu là dùng thủ công
và một số máy móc như máy xao chè, máy sấy chè. Sơ đồ quy trình sản xuất được
Luận văn thạc sỹ
Trần Thế Long 42 K17-Khoa học Môi trường
trình bày ở dưới đây: Nguyên liệu Phơi nắng và hong héo vò chè sao chè
sấy chè chè thành phẩm.
Máy vò chè
Sao chè tại hộ dân ở xã Tân Cương
Máy sấy chè Chè thành phẩm
3.2.3.2. Chất thải và những thứ không liên quan tới chất thải trong quá trình
chế biến chè và tác động môi trường
Tại các hộ dân
Trong sơ đồ quy trình sản xuất chè từ: Nguyên liệu Phơi nắng và hong
héo vò chè sao chè sấy chè chè thành phẩm.
Quá trình vò chè:
Máy vò chè là máy cơ học, nên tạo ra tiếng ồn. Tuy nhiên do quy mô sản
xuất hộ gia đình nên tác động tới sức khỏe là nhẹ. Tác động đến cơ quan thính giác:
tiếng ồn làm giảm độ nhạy cảm, tăng ngưỡng nghe, ảnh hưởng đến quá trình làm
việc và an toàn. Tác động đến các cơ quan khác:
Luận văn thạc sỹ
Trần Thế Long 43 K17-Khoa học Môi trường
Hệ thần kinh trung ương: Tiếng ồn gây kích thích hệ thần kinh trung ương,
ảnh hưởng đến bộ não gây đau đầu, chóng mặt, sợ hãi, giận dữ vô cớ.
Hệ tim mạch: làm rối loạn nhịp tim, ảnh hưởng tới sự hoạt động bình thường
của tuần hoàn máu, làm tăng huyết áp.
Dạ dày: làm rối loạn quá trình tiết dịch, tăng axit trong dạ dày, làm rối loạn
sự co bóp, gây viêm loét dạ dày. Tiếng ồn ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng của
người lao động.
Quá trình sao và sấy chè:
Quá trình sao và sấy chè tạo ra chất thải rắn là xỉ than, khí than như CO,
CO2, SO2. Ngoài ra trong sấy chè còn tạo ra bụi chè. Như vậy quá trình sao và sấy
chè tạo ra khí thải (CO, CO2, SO2), bụi (bụi chè) và chất thải rắn.
Tác động của bụi
- Độ trong sạch của không khí là một trong những tiêu chuẩn quan trọng
cần được khống chế trong các không gian điều hoà và thông gió. Tiêu chuẩn này
càng quan trọng đối với các đối tượng như bệnh viện, phòng chế biến thực phẩm,
các phân xưởng sản xuất đồ điện tử, thiết bị quang học
Bụi là những phần tử vật chất có kích thước nhỏ bé khuếch tán trong
môi trường không khí.
Khi trong không khí có các chất độc hại chiếm một tỷ lệ lớn thì nó sẽ có
ảnh hưởng đến sức khỏe con người: ảnh hưởng đến hệ hô hấp, thị giác và chất
lượng cuộc sống. Đặc biệt đối với đường hô hấp, hạt bụi càng nhỏ ảnh hưởng của
chúng càng lớn, với cỡ hạt 0,5 ÷10µm chúng có thể thâm nhập sâu vào đường hô
hấp nên còn gọi là bụi hô hấp. Mức độ tác hại của mỗi một chất tùy thuộc vào
bản chất của bụi, nồng độ của nó trong không khí, thời gian tiếp xúc của con
người, tình trạng sức khỏe, kích cỡ hạt bụi.
- Kích thước càng nhỏ thì càng có hại vì nó tồn tại trong không khí lâu và
khả năng thâm nhập vào cơ thể sâu hơn và rất khó khử bụi. Hạt bụi lớn thì khả
Luận văn thạc sỹ
Trần Thế Long 44 K17-Khoa học Môi trường
năng khử dễ dàng hơn nên ít ảnh hưởng đến con người.
- Về bản chất: Bụi có 2 nguồn gốc hữu cơ và vô cơ. Nói chung bụi vô cơ
có hại hơn bụi hữu có vì thường có kích thước nhỏ hơn và có số lượng lớn hơn,
thường gặp hơn trong thực tế.
Tuy nhiên do quy mô sản xuất hộ gia đình nên các tác động tới sức khỏe là
nhẹ.
Tại các cơ sở sản xuất quy mô công nghiệp
Tại các cơ sở sản xuất, việc sản xuất nên các tác động từ vò chè, sao và sấy
chè tới sức khỏe công nhân là đáng kể nếu không có biện pháp bảo hộ lao động.
- Trong nhà máy lượng bụi chè phát sinh trong quá trình sao, sàng phân loại
chè, đóng gói có thể gây các bệnh về hô hấp cho người lao động, đặc biệt là bụi trà
rất mịn và rất dễ xâm nhập vào cơ thể người có thể gây ảnh hưởng đến đường hô
hấp. Ngoài ra, cũng như phần lớn các làng nghề, nhiên liệu chủ yếu phục vụ sản
xuất là than, củi. Với nhu cầu nhiên liệu rất lớn, bụi, khí thải sinh ra do đốt nhiên
liệu than củi là nguồn gây ô nhiễm chính tới môi trường không khí.
- Lượng nước thải của các nhà máy chế biến chè hầu như không có. Một số
nhà máy chè ở Sông Công dùng than để sấy chè thì lượng xỉ than sau khi sấy nếu
không được thu gom xử lý triệt để sẽ là nguồn gây ô nhiễm.
3.2.4. Kết quả phân tích ô nhiễm đất, nước một số khu vực làng chè
Một số kết quả phân tích ô nhiễm đất một số khu vực làng chè được thể hiện
trong Bảng 3.1 dưới đây [13]
Bảng 3.1: Kết quả phân tích đât (đơn vị: mg/kg đất khô, trừ giá trị pH)
Ký
hiệu
mẫu
Ngày lấy
mẫu pH Mùn Tổng P
Tổng
N Zn Cd Pb As
Tổng
hoạt
chất
BVTV
Clo-hữu
cơ
MDPY
-01 5/5/2011 5.7 0.7 6011.9 57.9 84.0 0.55 37.05 3.2 KPH
Luận văn thạc sỹ
Trần Thế Long 45 K17-Khoa học Môi trường
MDPY
-02 5/5/2011 5.4 0.91 5858.4 85.1 77.5 2.65 52.15 7.8 KPH
MDPY
-03 6/5/2011 6.0 2.46 10925.9 50.2 31.0 4.4 40.6 3.95 KPH
MDPB
-04 9/5/2011 6.2 0.88 3823.7 66.9 42.0 4.45 17.4 9.1 KPH
MDPB
-05 6/5/2011 6.4 0.39 3171.1 63.1 44.0 10.95 44.1 7.0 KPH
MDPB
-06 6/5/2011 5.8 0.62 6587.8 74.7 68.0 0.4 23.65 7.1 KPH
MDSC
-07 5/5/2011 5.3 1.44 5666.5 57.9 60.5 0.65 31.3 11.75 KPH
MDSC
-08 5/5/2011 6.1 0.98 3439.8 42.5 35.0 3.4 22.65 10.15 KPH
MDSC
-09 6/5/2011 6.0 0.75 5244.2 72.1 64.5 9.1 42.25 8.56 KPH
MDTP
-10 12/5/2011 6.0 1.04 2288.1 41.2 13.0 <0,25 31.7 7.63 KPH
MDTP
-11 12/5/2011 6.2 0.55 2633.6 45.1 40.5 <0,25 37.5 11.02 0.0005
MDTP
-12 12/5/2011 5.7 1.13 6035.1 43.8 <5 <0,25 11.5 7.92 0.0002
MDĐ
HY-13 12/5/2011 5.4 0.28 6111.8 47.6 11.5 <0,25 33.8 7.86 KPH
MDĐ
HY-14 9/5/2011 6.3 1.08 6280.7 63.1 24.5 1.1 42.8 11.52 KPH
MDĐ
HY-15 9/5/2011 6.5 1.01 7125.3 24.5 91.0 4.85 28.55 10.33 KPH
MDV
N-16 10/5/2011 5.2 1.69 4860.3 99.2 66.0 1
142.6
5 12.66 KPH
MDV
N-17 10/5/2011 5.4 0.99 2902.3 83.7 22.0 5.25 21.5 18.33 KPH
MDV
N-18 10/5/2011 5.9 0.65 6664.6 50.2 76.0 1.6 35.0 21.78 KPH
MDPL
-19 9/5/2011 5.3 2.42 9735.9 81.1 44.5 <0,25 35.1 10.57 0.0008
MDPL
-20 9/5/2011 6.7 1.11 5781.6 33.5 57.5 1 49.3 11.03 KPH
MDPL
-21 9/5/2011 6.8 1.77 7739.6 85.0 97.5 0.75 92.85 15.66 0.0005
MDĐ
T-22 6/5/2011 6.2 1.24 4591.5 29.6 57.5 0.8 64.8 224.9 KPH
MDĐ
T-23 6/5/2011 5.6 1.35 10565.1 41.2 44.0 0.5 31.0 27.62 KPH
MDĐ
T-24 6/5/2011 5.7 1.16 6165.5 73.4 88.5 0.5 82.05 31.58 KPH
MDĐ
HO-25 11/5/2011 6.0 2.05 7893.1 61.8 135.0 0.5 42.1 8.56 KPH
MDĐ
HO-26 11/5/2011 5.4 0.37 3938.9 24.5 90.0 10.75 23.0 13.05 KPH
MDĐ
HO-27 11/5/2011 5.6 1.19 4706.7 56.6 46.0 2.35 18.85 18.21 KPH
QCVN
03:2008/BTNMT - - - - 200 2 70 12 -
Ghi chú: Đơn vị tính: mg/kg đất khô; kí hiệu mẫu in nghiêng vượt quy chuẩn cho phép
Luận văn thạc sỹ
Trần Thế Long 46 K17-Khoa học Môi trường
Nguồn: Báo cáo Đề án bảo vệ và cải thiện môi trường nông nghiệp nông thôn đến năm 2020 trên
địa bàn tỉnh Thái Nguyên, Viện Môi trường và Phát triển Bền vững, 2011[13].
Vị trí thu mẫu đất
Ký hiệu
điểm thu
mẫu
Đất ruộng xã Tiên Phong, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
(21o23'13,2''N; 105o55'00,5''E) MDPY-01
Đất ruộng xã Trung Thành, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
(21o20'46,8''N; 105o52'09,8''E) MDPY-02
Đất chè nhà bà Đỗ Thị Sửu, xóm Phúc Tài, xã Phúc Thuận, huyện
Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên (21o27'33,5''N; 105o45'38,5''E) MDPY-03
Đất ruông trồng hoa màu, xóm Vực Giang, xã Tân Hòa, huyện Phú
Bình, tỉnh Thái Nguyên (21o28'20,9''N; 106o00'79,4''E) MDPB-04
Đất ruông trồng hoa màu, xóm Đồng Tiến 2, xã Tân Khánh, huyện
Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên (21o31'50,8''N; 105o57'69,1''E) MDPB-05
Đất mầu, xóm Trại, xã Nhã Lộng, huyện Phú Bình, tỉnh Thái
Nguyên (21o28'31,8''N; 105o56'62,8''E) MDPB-06
Đất ruộng, xã Vinh Sơn, thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên
(21o28'14,7''N; 105o48'92,5''E) MDSC-07
Đất ruộng, xã Bình Sơn, thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên
(21o30'43,4''N; 105o48'29,2''E) MDSC-08
Đất trồng chè, xóm Ao Giang, xã Bá Xuyên, thị xã Sông Công, tỉnh
Thái Nguyên (21o30'46,4''N; 105o49'22,9''E) MDSC-09
Đất trồng chè, xã Phúc Xuân, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái
Nguyên (21o34'19,5''N; 105o45'18,6''E) MDTP-10
Đất trồng chè , xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái
Nguyên (21o38'05,3''N; 105o48'52,1''E) MDTP-11
Đất trồng chè, xóm Đầu Thuần, xã Thịnh Đức, thành phố Thái
Nguyên, tỉnh Thái Nguyên (21o32'35,4''N; 105o47'93,7''E) MDTP-12
Đất trồng rau xóm Ngọc Lâm, xã Linh Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh
Thái Nguyên (21o36'027''N; 105o 51'473''E) MDĐHY-13
Đất ruộng trồng hoa màu xóm Phúc Thành, xã Hóa Trung, huyện
Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên (21o39'185N;105o50'941''E) MDĐHY-14
Đất chè và đất trồng hoa màu, xóm Sông Cầu 3, xã Hóa Thượng,
huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên (21o39'420''N; 105o48'670''E) MDĐHY-15
Đất ruộng xã Lâu Thượng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
(21o44'04,9''N; 106o01'47,3''E) MDVN-16
Đất ruộng xóm Làng Cao, xã Phú Thượng, huyện Võ Nhai, tỉnh
Thái Nguyên (21o45'20,4''N; 106o05'42,8''N) MDVN-17
Đất ruộng xã Dân Tiến, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
(21o40'01,5''N; 106o07'47,4''E) MDVN-18
Đất ruông chè, xã Vô Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên MDPL-19
Luận văn thạc sỹ
Trần Thế Long 47 K17-Khoa học Môi trường
(21o41'00,4''N; 105o46'01,1''E)
Đất ruộng, xã Yên Lạc, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên
(21o46'28,3''N; 105o45'45,2''E) MDPL-20
Đất ruộng, xã Phấn Mễ, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên
(21o40'26,5''N; 105o44'09,8''E) MDPL-21
Đất ruộng, xã Yên Lãng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
(21o41'31,5''N; 105o31'28,7''E) MDĐT-22
Đất trồng chè, xóm Đồng Tiến, xã La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh
Thái Nguyên (21o38'54,2''N; 105o33'41,1''E) MDĐT-23
Đất ruộng, xã Tân Linh, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
(21o39'42,1''N; 105o39'37,3''E) MDĐT-24
Đất ruộng thôn Bản Nhọn, xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa, tỉnh
Thái Nguyên (21o49'67,9''N; 105o33'47,7''E) MDĐHO-25
Đất ruộng, xã Quy Kỳ, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên
(21o57'48,7''N; 105o39'04,0''E) MDĐHO-26
Đất ruộng xóm Thẩm Tang, xã Trung Lương, huyện Định Hóa, tỉnh
Thái Nguyên (21o51'34,7''N; 105o35'38,9''E) MDĐHO-27
Nhận xét: Từ bảng kết quả trên có thể nhận thấy rằng
- Nồng độ kẽm kim loại trong các mẫu đất phân tích dao động từ 11.5-97.5
mg/kg. Giá trị này vẫn thấp hơn giá trị quy định trong QCVN 03:2008/BTNMT
(Zn: 200 mg/kg).
- Nồng độ Cd dao động trong khoảng từ 0.25-10.95 mg/kg. Giá trị này cao
hơn giá trị quy định trong QCVN 03:2008/BNTMT (Cd: 2.0 mg/kg). Các mẫu phân
tích có giá trị nồng độ Cd cao hơn quy định là MDPY 02, MDPY-03(đất chè Phổ
Yên), MDPY-04, MDPY-05; MDSC-08, MDSC-09 (đất chè thị xã sông Công, giá
trị phân tích là 9.1 mg/kg); MĐHY-15; MDVN-17; MDĐHO-26; MDĐHO-27.
- Nồng độ As trong các mẫu phân tích dao động trong khoảng từ 3.2-31.58
mg/kg (Giá trị này cao hơn giá trị quy định trong QCVN 03:2008/BTNMT, As: 12
mg/kg). Các mẫu phân tích có giá trị nồng độ As cao hơn quy định là MDVN-16,
MDVN-17, MDVN-18, MDPL-21, MDĐT-22, MDĐT-23 (đất chè huyện Đại Từ),
MDĐT-24.
- Có 4/21 điểm phát hiện được hàm lượng tổng hóa chất BVTV Clo-hữu cơ ở
mức từ 0.0002 đến 0.0008 mg/kg. Các điểm này nằm ở các xã Tân Cương, xã Thịnh
Đức – TP Thái Nguyên; các xã Tức Tranh, Phấn Mễ – huyện Phú Lương. Đây là
hàm lượng còn khá thấp so với Tiêu chuẩn cho phép của Hà Lan đối với tồn lưu hóa
chất BVTV Clo-hữu cơ trong dất (trong QCVN 03:2008/BTNMT không có quy
định về tồn lưu hóa chất BVTV).
Luận văn thạc sỹ
Trần Thế Long 48 K17-Khoa học Môi trường
Bảng 3.2: Kết quả quan trắc nước ngầm (nước dưới đất) tại các vùng trồng chè
ở tỉnh Thái Nguyên
Kí hiệu Ngày As Cd Zn Mn Fe NO3-N NH4-N
Tổng hóa
chất
Clo-hữu
cỏ
E.coli
NNPY-01 5/5/2011 <0,005
<0,00
05 <0,05 0.22 2.72 1.06 0.061 KPH KPH
NNPY-02 5/5/2011 <0,005
<0,00
05 <0,05 0.23 2.1 1.17 <0,006 KPH KPH
NNPY-03 6/5/2011 <0,005
<0,00
05 <0,05 0.17 0.24 0.14 <0,006 KPH KPH
NNPB-04 9/5/2011 <0,005
<0,00
05 <0,05 0.53 1.50 0.7 <0,006 KPH KPH
NNPB-05 6/5/2011 <0,005
<0,00
05 <0,05 0.64 1.51 0.27 <0,006 KPH KPH
NNPB-06 6/5/2011 <0,005
0.000
5 <0,05 0.23 0.50 20.01 <0,006 KPH KPH
NNSC-07 5/5/2011 <0,005
0.000
6 0.050 0.19 0.26 7.41 <0,006 KPH KPH
NNSC-08 5/5/2011 <0,005
0.000
6 0.054 0.19 0.26 4.96 <0,006 KPH KPH
NNSC-09 6/5/2011 <0,005
<0,00
05 <0,05 0.63 0.23 7.89 <0,006 KPH KPH
NNTP-10 12/5/2011
<0,
005
<0,00
05 <0,05 0.02 0.13 2.03 <0,006 KPH KPH
NNTP-11 12/5/2011
<0,
005
0.000
7 0.09 0.23 0.85 1.67 <0,006 KPH KPH
NNTP-12 13/5/2011
<0,
005
0.000
7 0.08 0.20 0.84 0.1 <0,006 KPH KPH
NNĐHY-
13
12/5/201
1
<0,
005
0.000
7 0.06 0.40 2.50 14.38 <0,006 KPH KPH
NNĐHY-
14 9/5/2011
<0,
005
0.000
7 0.07 0.39 2.51 5.67 <0,006 KPH KPH
NNĐHY-
15
12/5/201
1
<0,
005
<0,00
05 <0,05
<0,
02 0.15 7.32 <0,006 KPH KPH
Luận văn thạc sỹ
Trần Thế Long 49 K17-Khoa học Môi trường
Ghi chú: Đơn vị tính mg/L; KPH: Không phát hiện được.
Nguồn: Đề án bảo vệ và cải thiện môi trường nông nghiệp nông thôn đến năm 2020
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, Viện Môi trường và Phát triển Bền vững, [11].
Hộp 2: Vị trí thu mẫu nước ngầm Ký hiệu mẫu
Tại nhà ông Nguyễn Vă
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luanvan_tranthelong_2013_0792_1869482.pdf