Các cuộc điều tra của TCTK dựa theo phương pháp chi tiêu của hộ. Đây là những cuộc điều tra mẫu kết quả ước tính. Chính vài vậy kết quả điều tra của TCTK là cơ sở để xây dựng các chính sách giảm nghèo lớn. Phương pháp điều tra hộ nghèo của Bộ LĐTBXH cho phép xác định được tương đối chính xác những hộ nghèo nhất và do đó phân bố bất kỳ loại trợ giúp nào theo cách có lợi nhất cho người nghèo. Kết quả điều tra hộ nghèo của Bộ LĐTBXH là cơ sở xây dựng các chính sách giảm nghèo mang đặc thù vùng miền và đối với từng địa phương. Chính vì vậy đề tài chủ yếu vận dụng các tiêu chí nghèo và kết quả điều tra hộ nghèo qua các năm của Bộ LĐTBXH, Sở LĐTBXH làm cơ sở để tìm hiểu đói nghèo ở tỉnh Lai Châu.
27 trang |
Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 10614 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu vấn đề nghèo và giảm nghèo ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ớc, vì nó phụ thuộc vào sự phát triển KT - XH và các yếu tố văn hoá của từng quốc gia, từng vùng.
b. Tại hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội tổ chức tại Copenhagen, Đan Mạch năm 1995 đã đưa ra một định nghĩa cụ thể hơn về nghèo như sau: "Người nghèo là tất cả những ai mà thu nhập thấp hơn dưới 1 đô la (USD) mỗi ngày cho mỗi người, số tiền được coi như đủ mua những sản phẩm thiết yếu để tồn tại" [21].
c. Trong "Báo cáo về tình hình phát triển thế giới - Tấn công nghèo đói, năm 2000, WB thừa nhận quan điểm truyền thống hiện nay về đói nghèo: Đói nghèo "không chỉ bao hàm sự khốn cùng về vật chất (được đo lường theo một khái niệm thích hợp về thu nhập hoặc tiêu dùng) mà còn là sự hưởng thụ thiếu thốn về giáo dục và y tế". Báo cáo đã mở rộng quan niệm về đói nghèo khi tính đến cả nguy cơ dễ bị tổn thương, dễ gặp rủi ro của người nghèo. Báo cáo nêu bật "nghèo có nghĩa là không có nhà cửa, quần áo, ốm đau và không ai chăm sóc, mù chữ và không được đến trường". Báo cáo chỉ ra "người nghèo đặc biệt dễ bị tổn thương trước những sự biểu hiện bất lợi nằm ngoài khả năng kiểm soát của họ. Họ thường bị các thể chế của nhà nước và xã hội đối xử tàn tệ, bị gạt ra rìa và không có tiếng nói quyền lực trong các thể chế đó".
d. Để đánh giá rõ hơn mức độ nghèo, người ta chia nghèo thành 2 loại: Nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối.
* Nghèo tuyệt đối (nghèo thu nhập): Đo lường mức chi tiêu cần thiết để đảm bảo một người có thể mua được một lượng lương thực, thực phẩm tương đương 2100 - 2300 kcalo/người/ngày. Mức nghèo tuyệt đối là thước đo dễ lượng hoá để mô tả tình trạng đói nghèo.
* Khái niệm nghèo tương đối được Robert Mc Namara - nguyên Tổng giám đốc WB định nghĩa "Nghèo ở mức độ tương đối... là sống ở ranh giới ngoài cùng của tồn tại. Những người nghèo tương đối là những người phải đấu tranh để sinh tồn trong các thiếu thốn tồi tệ và trong tình trạng bỏ bê và mất phẩm cách vượt qua sức tưởng tượng mang dấu ấn của cảnh ngộ may mắn của giới trí thức chúng ta".
Mức nghèo tuyệt đối có phương pháp tính toán riêng nên ranh giới nghèo tuyệt đối được xác lập cụ thể. Ngược lại, ranh giới của nghèo tương đối rất khó xác định bởi không có một tiêu chuẩn chung áp dụng. Nó phụ thuộc chủ yếu vào tình hình phát triển KT - XH của từng quốc gia và mức độ quan tâm, điều chỉnh của chính quốc gia đó.
Như vậy nghèo tương đối không chỉ bao hàm mức thu nhập và tiêu dùng thấp mà còn bao gồm cả mức hưởng thụ thấp về giáo dục, y tế và các lĩnh vực khác của sự phát triển con người. Đặc biệt, nghèo tương đối còn đề cập đến "sự thiếu quyền lực và tiếng nói, cũng như tính chất dễ bị tổn thương và đe doạ của người nghèo" [10]. Trong những hoàn cảnh nhất định, họ không có tiếng nói chính trị, thậm chí còn bị tẩy chay sống biệt lập với xã hội.
Các quan niệm về nghèo đói nêu trên phản ánh 3 khía cạnh của người nghèo: i. Không được hưởng thụ những nhu cầu cơ bản ở mức tối thiểu dành cho con người. ii. Có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư. iii. Thiếu cơ hội lựa chọn, tham gia trong quá trình phát triển cộng đồng.
Một cách chung nhất thì nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư vì những lý do nào đó không được hưởng và thoả mãn những nhu cầu mà xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển KT - XH và phong tục tập quán của chính xã hội đó. Biểu hiện của việc không được hưởng và thoả mãn các nhu cầu cơ bản đó, là tình trạng thiếu ăn, thiếu nước sinh hoạt, suy dinh dưỡng, mù chữ, bệnh tật, môi trường suy thoái, tuổi thọ trung bình thấp, ít được tiếp cận với các dịch vụ xã hội.
1.1.1.2. Phương pháp tiếp cận và các tiêu chí đánh giá đói nghèo
a. Phương pháp tiếp cận
Chuẩn nghèo là thước đo mức sống của dân cư để phân biệt trong xã hội ai thuộc diện nghèo và ai không thuộc diện nghèo. Trải qua hơn một thế kỷ, trên thế giới đã hình thành 3 phương pháp tiếp cận chuẩn nghèo chủ yếu sau. Phương pháp dựa vào nhu cầu chi tiêu. Phương pháp dựa vào thu nhập thực tế. Phương pháp dựa vào đánh giá của người dân. Trong 3 phương pháp trên thì 2 phương pháp đầu được các quốc gia sử dụng khá phổ biến. [10].
b. Tiêu chí đánh giá đói nghèo
* Chỉ tiêu thu nhập
Thu nhập bình quân theo đầu người là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh được quy mô, trình độ phát triển kinh tế và mức sống của người dân trong một nước. Hiện nay trên thế giới tồn tại hai phương pháp tính toán chủ yếu của WB.
- Phương pháp Atlas (phương pháp theo tỉ giá hối đoái) [21]
WB phân ra làm 6 loại nước (là mức thu nhập năm 1990). Nước cực giàu: > 25.000 USD/năm. Nước giàu: 20.000 - < 25.000 USD/năm. Nước khá giàu: 10.000 - < 20.000 USD/năm. Nước trung bình: 2.500 - < 10.000 USD/năm. Nước nghèo: 500 - < 2.500 USD/năm. Nước cực nghèo: < 500 USD/năm.
Theo phương pháp đánh giá này, Việt Nam có thu nhập 1.064 USD năm 2009, khoảng 1.200 USD năm 2010 thuộc nhóm nước nghèo.
Tuy nhiên theo phương pháp trên, việc chuyển đổi thường bị sai lệch không phản ánh được tính ngang giá của sức mua. Do đó từ đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, Liên hợp quốc (LHQ) đã đề ra phương pháp tính bình quân thu nhập mỗi nước theo sức mua tương đương (PPP).
- Phương pháp sức mua tương đương (PPP)
Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi so sánh chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người giữa các nước, nhằm đưa ra chỉ tiêu định lượng so sánh giữa các nước bằng cách đưa đồng tiền của mỗi nước về một đơn vị đo lường thống nhất đồng USD.
WB sau nhiều cuộc điều tra trên toàn cầu đã đưa ra ngưỡng nghèo chung (theo PPP) [10]. Đối với các nước thu nhập thấp: < 1 USD/ngày. Đối với các nước thu nhập trung bình thấp : < 2 USD/người/ngày.
* Chỉ tiêu dinh dưỡng
Nhu cầu về dinh dưỡng là nhu cầu cơ bản và tối thiểu của con người để tồn tại, hoạt động và tái tạo sức lao động. Chỉ tiêu cơ bản nhất về lượng dinh dưỡng đưa vào cơ thể là lượng calo tiêu dùng hàng ngày. Để xây dựng một ngưỡng nghèo cần phải xác định nhu cầu tiêu dùng của toàn bộ dân số. Lượng dinh dưỡng 2.100 kcalo mà tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra dựa trên nhiều lần đánh giá, kiểm nghiệm.
Ngưỡng nghèo hay mức nghèo, là mức chi dùng tối thiểu, được xác định như tổng số tiền chi cho giỏ tiêu dùng trong thời hạn nhất định, bao gồm một lượng tối thiểu lương thực, thực phẩm và đồ dùng cá nhân cần thiết bảo đảm cuộc sống và sức khỏe một người ở tuổi trưởng thành và các khoản chi bắt buộc khác. WB xây dựng ngưỡng nghèo trên cơ sở xác định nhu cầu tiêu dùng về lương thực của con người. Cụ thể:
- Ngưỡng nghèo thứ nhất: Là số tiền cần thiết để mua số lượng lương thực. Lượng lương thực này phải đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng đủ 2100 kcalo cho mỗi người mỗi ngày (gồm 40 loại sản phẩm), được gọi là ngưỡng nghèo lương thực.
- Ngưỡng nghèo thứ hai: Bao gồm chi tiêu cho sản phẩm lương thực và phi lương thực gọi là ngưỡng nghèo chung.
Nghèo đói chịu tác động của nhiều nhân tố nên chưa thể coi 3 phương pháp trên là căn cứ để đánh giá mức độ giàu nghèo của một quốc gia. Vì vậy LHQ đã sử dụng chỉ số nghèo khổ Human Poverty Index (HPI). Các tính HPI dành cho các nước đang phát triển HPI -1 dựa vào chỉ số phát triển con người HDI.
Chỉ số HPI được tính theo công thức:
HPI = {1/3(P1 3+ P2 3 + P3 3 )}1/3
Trong đó P1: Xác xuất những người không thọ quá 40 tuổi (x 100)
P2: Tỉ lệ người lớn mù chữ
P3: Giá trị bình quân phi gia quyền của tỉ lệ người dân không tiếp cận bền vững với nguồn nước sạch (1) và tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng (2). (Giá trị bình quân phi gia quyền = 1/2 tỉ lệ (1) + 1/2 tỉ lệ (2)).
Giá trị HPI càng cao thì mức độ nghèo khổ càng lớn và ngược lại. Giá trị HPI của một nước nói lên rằng sự nghèo khổ của con người ảnh hưởng lên bao nhiêu phần dân số nước đó.
Hệ số GINI là thước đo được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu bất bình đẳng về phân phối thu nhập, hệ số này lượng hoá được mức độ bất bình đẳng về phân phối thu nhập, hệ số nhận giá trị biến thiên từ 0 đến 1. Chỉ số này càng lớn mức độ bất bình đẳng càng cao.
1.1.2. Quan niệm và tiêu chí đánh giá đói nghèo ở Việt Nam
1.1.2.1. Quan niệm về đói nghèo ở Việt Nam
Công cuộc xoá đói, giảm nghèo ở nước ta bắt đầu từ những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước. Trong nhận thức của người Việt Nam khi đề cập đến đói nghèo, mọi người đều hiểu rằng đó là tình trạng người dân cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, con cái không được học hành, ốm đau không có tiền chữa bệnh, nhà cửa tạm bợ...
Các tài liệu và các công trình nghiên cứu hầu hết các nhà nghiên cứu đều thống nhất với định nghĩa chung do Uỷ ban KT - XH Châu Á và Thái Bình Dương của LHQ (ESCAP) đưa ra tại hội nghị Băng Cốc - Thái Lan năm 1993.
Ngoài định nghĩa chung về đói nghèo, nước ta còn sử dụng rộng rãi hai định nghĩa về cơ bản cũng đều bắt nguồn từ WB.
- Nghèo đói lương thực, thực phẩm (tương đương với nghèo tuyệt đối, nghèo về thu nhập của WB).
- Nghèo đói chung (tương đương với nghèo tương đối, nghèo về con người).
Điểm khác biệt so với nhiều nước là bên cạnh khái niệm nghèo, chúng ta còn sử dụng khái niệm đói để phân biệt mức độ nghèo của một bộ phận dân cư. Đói là tình trạng một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức tối thiểu và thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống. Đó là những bộ phận dân cư hàng năm thiếu ăn, đứt bữa từ 1 đến 2 tháng, thường vay nợ của cộng đồng và thiếu khả năng chi trả.[21]
Hiện nay, tình trạng đói đã không được nhắc tới trong các văn kiện chính thức của Đảng từ năm 2001. Mặc dù vậy, cụm từ "xóa đói giảm nghèo" vẫn được sử dụng, chỉ một nội dung hẹp hơn là đấu tranh để giảm nghèo, tiến tới xoá nghèo.
* Chỉ số đánh giá
Dựa trên cách tiếp cận đói nghèo trên, thước đo sử dụng phổ biến để đánh giá nghèo khổ về thu nhập là đếm số người dưới chuẩn nghèo. Gọi là "chỉ số đếm đầu người" (HC - Headcount index). Từ đó xác định tỉ lệ nghèo (tỷ lệ đếm đầu - HCR).[5]
Tỉ lệ nghèo được tính bằng tỉ lệ phần trăm của dân số. Việc sử dụng chỉ số này là cần thiết để đánh giá tình trạng nghèo và những thành công trong mục tiêu "giảm nghèo" của quốc gia.
Khoảng cách nghèo là phần chênh lệch giữa mức chi tiêu của người nghèo với ngưỡng nghèo, tính bằng phần trăm so với ngưỡng nghèo. Khi so sánh các nhóm dân cư trong một nước, khoảng cách nghèo cho biết tính chất và mức độ của nghèo khổ khác nhau giữa các nhóm. [5]
1.1.2.2. Các tiêu chí đánh giá đói nghèo ở Việt Nam
a. Tiêu chí của Bộ lao động - Thương binh và xã hội
Căn cứ vào mức sống thực tế các địa phương, trình độ phát triển KT - XH, từ năm 1993 đến nay Bộ LĐTBXH đã 6 lần công bố tiêu chuẩn cụ thể cho hộ nghèo. Các tiêu chí này thay đổi theo thời gian điều tra cùng với sự thay đổi mặt bằng thu nhập quốc gia.
* Chuẩn nghèo giai đoạn 2006 - 2010 được áp dụng theo Quyết định số 170/2005/QĐ - TTg ngày 08 tháng 7 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010 quy định những người có mức thu nhập sau được xếp vào nhóm hộ nghèo:
- Thu nhập bình quân đầu người đối với khu vực nông thôn là dưới 200.000 đồng/người/tháng.
- Thu nhập bình quân đầu người đối với khu vực thành thị là dưới 260.000 đồng/người/tháng.
Tuy nhiên, với tình hình lạm phát như hiện nay chuẩn nghèo trên chưa đánh giá được đúng như thực tế. Chuẩn mực nghèo đói của Việt Nam vẫn còn cách quá xa so với chuẩn mực do Ngân hàng Thế giới đưa ra với ngưỡng 1 USD/người/ngày. Do đó Việt Nam cần phải nỗ lực hơn nữa trong công cuộc xoá đói giảm nghèo để xây dựng chuẩn nghèo tiến tới ngưỡng chung của Thế giới.
* Giai đoạn 2011 - 2015
Ngày 30/01/2011, dựa trên đề nghị của Bộ trưởng Bộ lao động - Thương binh và xã hội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã kí Quyết định số 09/2011/QĐ -TTg về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015. Theo quyết định này chuẩn hộ nghèo và hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015 như sau:
1. Hộ nghèo:
- Vùng nông thôn: Có mức thu nhập từ 400.000 đồng/người/tháng trở xuống.
- Vùng thành thị: Có mức thu nhập từ 500.000 đồng/người/tháng trở xuống.
2. Hộ cận nghèo
- Vùng nông thôn: có mức thu nhập từ 401.000 - 520.000 đồng/người/tháng.
- Vùng thành thị: có mức thu nhập từ 501.000 - 650.000 đồng/người/tháng.
* Một cách tiếp cận khác cũng thường được sử dụng để xem xét nghèo đói là chia dân cư thành các nhóm khác nhau (theo 5 nhóm). Nhóm 1/5 nghèo nhất là 20% dân số, gồm những người sống trong các hộ gia đình có mức thu nhập (chi tiêu) thấp nhất.[5]
* Các tiêu chuẩn nghèo khác
Theo cách đánh giá của Bộ LĐTBXH phạm vi đói nghèo có từng cấp khác nhau. Mỗi cấp thể hiện những đặc điểm riêng biệt về mức độ nghèo.
Hộ nghèo: Là hộ có mức thu nhập bình quân đầu người thấp hơn chuẩn nghèo. Trong hộ nghèo, lại có hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn, đây là các hộ gia đình dân tộc sống vùng dân tộc, miền núi, vùng sâu, vùng xa có mức thu nhập thấp hơn chuẩn nghèo. Các hộ này còn tồn tại "phong tục tập quán sản xuất mang nặng tính tự nhiên hái lượm" chủ yếu phát lương làm rẫy, tổng giá trị tài sản bình quân đầu người dưới 1 triệu đồng.[10]
Xã nghèo: Là xã có tỉ lệ hộ nghèo cao (> 25%), chưa đủ từ 3 trong 6 hạng mục cơ sở hạ tầng thiết yếu (bao gồm: chưa có đường ô tô đến trung tâm xã hoặc ô tô không đi lại được cả năm, số phòng học chỉ đáp ứng dưới 70% nhu cầu của học sinh hoặc phòng học tạm bằng tranh tre, nứa lá, chưa có trạm y tế hoặc có nhưng là nhà tạm, dưới 30% hộ sử dụng nước sạch, dưới 50% hộ sử dụng điện sinh hoạt...). Trong các xã nghèo, có các xã đặc biệt khó khăn - Đây là các xã được công nhận theo Quyết định số 135/1998/QĐ - TTg của Thủ tướng chính phủ.
Xã đặc biệt khó khăn: Xã đặc biệt khó khăn là xã đáp ứng 5 tiêu chí sau. Vị trí địa lý của xã ở xa trung tâm KT - XH, xa đường quốc lộ, giao thông đi lại khó khăn. Môi trường xã hội chưa phát triển, trình độ dân chí thấp, còn nhiều tập tục lạc hậu. Trình độ sản xuất còn lạc hậu, chủ yếu mang tính tự cung, tự cấp, công cụ thô sơ. Hạ tầng cơ sở chưa phát triển, chưa đủ các công trình thiết yếu như: điện, đường giao thông, trường học, trạm xá, nước sạch, chợ xã. Đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, mức sống thấp. [21]
Huyện nghèo: Là huyện có tỉ lệ hộ nghèo > 50%. Thống kê huyện nghèo là cơ sở để chính phủ có chính sách giảm nghèo thích hợp nhằm đưa các huyện nghèo có mức thu nhập trong những năm tới ngang bằng mức thu nhập của cả nước.
b. Chuẩn nghèo do Tổng cục thống kê ban hành
Về cơ bản chuẩn nghèo của Tổng cục thống kê được xác định dựa trên cách tiếp cận của WB, gồm 2 mức: Mức nghèo lương thực, thực phẩm và mức nghèo chung.
Mức nghèo lương thực, thực phẩm: Đây là chuẩn nghèo tính theo thu nhập bình quân đầu người/tháng.
Bảng 1.1. Chuẩn nghèo ở nước ta giai đoạn 1994 - 2008
Năm
Chuẩn nghèo (nghìn đồng)
Khu vực thành thị
Khu vực nông thôn
1994
102
76
1999
146
112
2004
163
124
2008
370
290
Nguồn: [10]
- Mức nghèo chung: Tổng cục thống kê dựa trên mức chi tiêu bình quân đầu người/tháng làm căn cứ đánh giá chuẩn nghèo.
+ Năm 1993: 96.700 đồng + Năm 2004: 173.000 đồng
+ Năm 1998: 149.000 đồng + Năm 2006: 213.000 đồng
+ Năm 2002: 160.000 đồng + Năm 2008: 280.000 đồng Nguồn: [10]
Như vậy các chuẩn nghèo thay đổi theo thời gian tuỳ thuộc vào tình hình phát triển kinh tế của quốc gia theo từng giai đoạn.
c. Vận dụng các chỉ tiêu đánh giá nghèo của Việt Nam vào tỉnh Lai Châu.
Các cuộc điều tra của TCTK dựa theo phương pháp chi tiêu của hộ. Đây là những cuộc điều tra mẫu kết quả ước tính. Chính vài vậy kết quả điều tra của TCTK là cơ sở để xây dựng các chính sách giảm nghèo lớn. Phương pháp điều tra hộ nghèo của Bộ LĐTBXH cho phép xác định được tương đối chính xác những hộ nghèo nhất và do đó phân bố bất kỳ loại trợ giúp nào theo cách có lợi nhất cho người nghèo. Kết quả điều tra hộ nghèo của Bộ LĐTBXH là cơ sở xây dựng các chính sách giảm nghèo mang đặc thù vùng miền và đối với từng địa phương. Chính vì vậy đề tài chủ yếu vận dụng các tiêu chí nghèo và kết quả điều tra hộ nghèo qua các năm của Bộ LĐTBXH, Sở LĐTBXH làm cơ sở để tìm hiểu đói nghèo ở tỉnh Lai Châu.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Vài nét về tình hình đói nghèo trên Thế giới
a. Nghèo tuyệt đối
WB mới đây đã công bố số liệu ước tính về số lượng người sống trong tình trạng nghèo cùng cực trên toàn cầu cũng như các nước đang phát triển. Ước tính này dựa trên cuộc điều tra về hộ gia đình được tiến hành tại 115 quốc gia. Số liệu áp dụng để điều chỉnh mức nghèo hiện nay cho các quốc gia nghèo nhất thế giới (theo PPP) là 1,25 USD/ngày thay thế cho ngưỡng nghèo 1 USD/ngày được áp dụng từ năm 1999. Tỉ lệ nghèo sống dưới 1,25 USD/ngày có sự thay đổi rõ rệt theo thời gian. Những năm đầu của thập niên 80, Thế giới có tới gần 1,9 tỉ người sống dưới đường nghèo (1 USD/ngày), sang đầu thập kỷ 90 tỉ lệ người nghèo giảm xuống còn 1,8 tỉ người, đến năm 2005 chỉ còn 1,4 tỉ người. Số người nghèo sống dưới mức 1,25 USD/ngày giảm hơn 1 nửa từ 50% năm 1981 xuống 21,7% năm 2005.
Các khu vực trên thế giới thời kỳ 1981 - 2005 đều có xu hướng giảm nghèo, kết quả đạt được lại khác nhau giữa các châu lục, khu vực, các nước.
Mức độ giảm nghèo mạnh mẽ nhất và cũng được coi là thành công nhất là khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, đây là nơi có tỉ lệ hộ nghèo cao nhất, chiếm 78% dân số (1981) đến năm 2005 giảm xuống còn 17%, tương đương với khoảng 750 triệu người thoát nghèo. Đặc biệt Trung Quốc với lỗ lực không ngừng cho một xã hội phát triển, chính phủ nước này đã giảm được 68% tỉ lệ nghèo, tỉ lệ nghèo năm 2005 là 16%.
Khu vực Nam Á, Nam Sahara châu Phi số người nghèo cũng giảm, Nam Á hiện nay còn khoảng 40% dân số sống dưới mức 1,25 USD/ngày. Nam Sahara tuy đạt được một vài thành tựu giảm nghèo song chưa bền vững, tỉ lệ người nghèo vẫn cao nhất so với các khu vực khác trên thế giới (50,9% năm 2005)
b. Nghèo tương đối
Nghèo tại Áo: Ngưỡng nguy cơ nghèo là 60% của thu nhập trung bình. Theo số liệu của Bộ Xã Hội ("Báo cáo về tình trạng xã hội 2003 - 2004"), trong năm 2003 có hơn 1 triệu người Áo có nguy cơ nghèo. Trong năm 2002 là 900.000 người hay 12%, năm 1999 là 11%. Theo đó, cứ 8 người có 2 người có thu nhập ít hơn 785 Euro/tháng. Phụ nữ có tỉ lệ nguy cơ nghèo cao hơn (14%).
Nghèo tại Mỹ: Theo số liệu của Cục điều tra dân số tháng 8/2005 ở Mĩ, con số những người có thu nhập dưới ngưỡng nghèo đã liên tiếp tăng lên đến lần thứ tư: 12,7% dân số (hay 37 triệu người) nghèo và đã tăng 0,2% so với năm trước đó. Một gia đình 4 người được coi là nghèo khi chỉ có thể chi tiêu ít hơn 19.310 USD/năm. Đối với những người độc thân thì ngưỡng này ở vào khoảng 9.650 USD.
c. Bất bình đẳng thu nhập hoặc tiêu dùng
Trong năm 2003, 20% dân số giàu nhất thế giới, chiếm 85% tổng thu nhập của thế giới, trong khi đó, 29% dân số nghèo nhất chỉ nhận được 1,4% thu nhập của toàn cầu.[5]
1.2.2. Vài nét về vấn đề nghèo và giảm nghèo ở Việt Nam
1.2.2.1. Một số thành tựu về xoá đói giảm nghèo
Công cuộc đổi mới được tiến hành từ năm 1986 đã mang lại những thay đổi nhiều mặt trong đời sống kinh tế - văn hoá - xã hội nước ta, nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, thu nhập bình quân đầu người không ngừng tăng, đời sống nhân dân được cải thiện.
Bảng 1.2. Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam giai đoạn 2000 - 2009
Năm
2000
2002
2004
2006
2008
2009
GDP/người (nghìn đồng)
5.689
6.736
8.783
11.694
17.445
19.278
Quy đổi USD
402
441
561
730
1.052
1.064
Nguồn: [15]
Năm 2009, GDP/người/năm đạt 1064 USD (khoảng 19,3 triệu đồng), vượt mốc 1000 USD dù chưa loại trừ yếu tố giảm giả. Theo WB nước có mức GDP/người/năm thấp hơn 875 USD/người/năm thuộc vào nhóm có thu nhập thấp, sau khi loại trừ yếu tố giảm giá thì Việt Nam vẫn có mức GDP bình quân đầu người vượt qua mức của nhóm nước có thu nhập thấp, chuyển thành nước có thu nhập trung bình thấp.[9]
Bên cạnh chỉ tiêu thu nhập, chi tiêu đời sống cũng là một tiêu chí đánh giá mức sống cao hay thấp của người dân. Tính chung cả nước, năm 2008 chi tiêu bình quân đầu người/tháng đạt 739.000 đồng (cao hơn 1,55 lần năm 2006). Trong đó chi tiêu cho đời sống 705.000 đồng chiếm 89%, mức chi tiêu cho đời sống ở khu vực thành thị tăng gấp 1,5 lần so với năm 2006 và gấp 2,01 lần khu vực nông thôn
Bảng 1. 3. Tỉ lệ nghèo của Việt Nam theo chuẩn quốc tế
Năm
Chi tiêu bình quân đầu người (theo đô la PPP/tháng)
Tỉ lệ dân số sống dưới mức
1 USD
PPP/ngày
2 USD
PPP/ngày
1990
41,7
50,8
87,0
1993
48,9
39,9
80,5
2002
78,7
13,6
55,8
2004
85,5
10,6
53,4
Nguồn: [2]
Tỉ lệ người nghèo, tính theo chuẩn quốc tế đã giảm liên tục từ 50% xuống còn hơn 10% năm 2004, năm 2005, do WB thay đổi ngưỡng nghèo 1,25 USD thay thế ngưỡng 1 USD - nên tỉ lệ này tăng cao.
Căn cứ vào chuẩn nghèo quốc gia đã ban hành, tỉ lệ hộ nghèo và tỉ lệ nghèo chung đều giảm. Xu hướng giảm diễn ra ở cả thành thị, nông thôn và các vùng. Như vậy dù chuẩn nghèo nào với chỉ tiêu thu nhập hay chi tiêu thì công cuộc xoá đói giảm nghèo đã đạt được nhiều kết quả. Tuy nhiên công tác xoá đói giảm nghèo vẫn chưa thực sự vững chắc khi hơn 48% dân số Việt Nam còn sống dưới mức 2USD/người/ngày.
Bảng 1.4. Nghèo đói ở Việt Nam qua các năm (đơn vị %)
Năm
Tỉ lệ hộ nghèo
Tỉ lệ nghèo chung
2004
18,1
19,5
2006
15,5
16,0
2008
13,4
14,5
Nguồn: [9]
Không những số lượng người nghèo giảm đi mà độ sâu của nghèo, được đo bằng chỉ số khoảng cách nghèo, cũng giảm xuống đáng kể, từ 18,4% năm 1993 xuống 3,5% năm 2008. Chỉ số khoảng cách nghèo giảm cho cả vùng nông thôn, thành thị, nhóm dân tộc thiểu số, các vùng địa lý.
Hình 1.1. Chỉ số khoảng cách nghèo giai đoạn 1993 - 2008
Nguồn: [9]
1.2.2.2. Bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam
Theo số liệu khảo sát mức sống dân cư qua các năm thì hệ số chênh lệch và thu nhập bình quân đầu người giữa nhóm hộ giàu nhất và nhóm hộ nghèo nhất là 9,0 lần. Trong vòng 10 năm, hệ số chênh lệch tăng 1,2 lần. Một chỉ số khác về khoảng cách giàu nghèo trong xã hội là tiêu chuẩn "40%" của WB. Tiêu chuẩn này xét tỉ trọng tổng thu nhập của 40% số hộ có thu nhập thấp nhất (nhóm 1 và nhóm 2) trong tổng thu nhập (của 5 nhóm). Nếu tỉ trọng này nhỏ hơn 12% thì bất bình đẳng là cao; nằm trong khoảng 12 - 17% là bất bình đẳng vừa; nếu lớn hơn 17% là tương đối bình đẳng. Số liệu thống kê cho kết quả: Tỉ trọng này của Việt Nam năm 1999 là 18,7% và năm 2008 là 15%. Trong 10 năm, sự chênh lệch về thu nhập giữa các nhóm hộ từ tương đối bình đẳng đang tiến dần về bất bình đẳng vừa. Tuy nhiên các chuyên gia Việt Nam nhận định, hệ thống an sinh xã hội nước ta không tác động giống nhau lên toàn bộ dân số, sự phát triển kinh tế kéo theo nâng cao an sinh xã hội nhưng không nâng mọi người lên một mức ngang nhau. "Các hộ trong nhóm 20% giàu nhất nhận được khoảng 40% lợi ích an sinh xã hội và các tác động tích cực từ tăng trưởng kinh tế. Trong khi đó, nhóm nghèo nhất chỉ nhận chưa tới 7%".
Hệ số Gini (G) là một chỉ số khác thể hiện sự bất bình đẳng hay bất bình đẳng trong xã hội. Hệ số G có trị số nằm trong khoảng từ 0 đến 1. Hệ số G càng lớn, bất bình đẳng càng cao.
Bảng 1.5. Hệ số Gini giai đoạn 1993 - 2008
Năm
1993
1998
2004
2006
2008
Cả nước
0,329
0,350
0,370
0,358
0,356
Thành thị
0,337
0,340
0,332
0,329
0,347
Nông thôn
0,278
0,240
0,310
0,301
0,307
Nguồn: [9]
So sánh sự bình đẳng hay bất bình đẳng ở Việt Nam với các nước khác trên thế giới, ta thấy hệ số Gini tương đương với một số nước Đông Nam Á nhưng lại thấp hơn một số nước Đông Á và tương đối thấp so với các nước phát triển. Hệ số này đang có xu hướng tăng qua các năm chứng tỏ sự bất bình đẳng ở nước ta đang lớn dần, khoảng cách giàu nghèo ngày càng mở rộng.
1.2.2.3. Phân hoá đói nghèo ở Việt Nam
a. Khu vực thành thị
Khu vực thành thị có tỉ lệ đói nghèo thấp hơn và mức sống trung bình cao hơn so với mức chung của cả nước. Tuy nhiên, mức độ cải thiện đời sống không đồng đều giữa các tầng lớp dân cư, một bộ phận người nghèo đô thị của nước ta công việc không ổn định, thu nhập thấp, một bộ phận khác do chuyển đổi cơ cơ cấu kinh tế, cổ phần hoá, cắt giảm lao động ở các công ty thuộc khu vực nhà nước đã dẫn đến thừa lao động, số lao động này phải chuyển sang làm các công việc khác với mức lương thấp hơn hoặc không tìm được việc làm và trở thành thất nghiệp. Họ gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống, phải chịu nhiều thiệt thòi, ít có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ xã hội, hơn thế nữa họ phải "chi trả cho các dịch vụ cơ bản như y tế, giáo dục ... ở mức cao hơn sơ với người dân có hộ khẩu".[10]
b. Khu vực nông thôn
Nông thôn là khu vực có lượng người nghèo đông nhất. Đặc điểm nổi bật ở nông thôn kinh tế chủ yếu là phát triển nông nghiệp, đất đai manh mún. Tỉ lệ hộ nghèo ở nông thôn năm 2008 vẫn cao chiếm 16,1% cao gấp 2,4 lần thành thị; 1,2 lần so với trung bình cả nước.
c. Theo các vùng
Nghèo đói có sự phân hoá giữa các vùng, 5 vùng có tỉ lệ hộ nghèo cao hơn mức trung bình của cả nước là Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Vùng Tây Bắc có tỉ lệ nghèo cao nhất cả nước 45,7% năm 2008, cao hơn rất nhiều so với các vùng còn lại.
Hình 1.2. Tỉ lệ hộ nghèo phân theo vùng năm 2008 (%). Nguồn: [9]
Thành quả kinh tế tác động đến mức độ giảm nghèo cũng khác nhau. Trong vòng 5 năm (2004 - 2008), Tây Bắc là vùng giảm tỉ lệ nghèo nhanh nhất (10,2%), đứng sau là Tây Nguyên (8,2%). Đông Nam Bộ là vùng có tỉ lệ ng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nghiên cứu vấn đề nghèo và giảm nghèo ở Việt Nam.doc