Luận văn Nghiên cứu về xử lý tranh chấp có tổn thất chung trong hoạt động bảo hiểm hàng hải Việt Nam

MỞ ĐẦU. 5

Chương 1:TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT .7

1.1. Tổng quan.7

1.2. Cơ sở lý thuyết .7

1.2.1 Tổn thất chung và vai trò của qui tắc York - Antwerp trong phân chia

tổn thất chung.7

1.2.1.1Khái niệm tổn thất chung.7

1.2.1.2Vấn đề áp dụng qui tắc York - Anwerp trong phân chia tổn thất chung

.8

1.2.1.2.1 Qui định của pháp luật quốc tế .9

1.2.1.2.2 Qui định của pháp luật Việt Nam .10

1.2.2 Xác định và phân chia tổn thất chung theo qui tắc York - Antwerp.11

1.2.2.1 Xác định hành động tổn thất chung .11

1.2.2.1.1 Qui định chung.11

1.2.2.1.2 Các nguyên tắc xác định hành động tổn thất chung .11

1.2.2.2 Xác định tổn thất chung .13

1.2.2.2.1 Hy sinh tổn thất chung (General Average Sacrifice).13

1.2.2.2.2 Chi phí tổn thất chung (General Average Expenditures).15

1.2.2.2.3 Các khoản không được xem là tổn thất chung.19

1.2.2.3 Phân chia tổn thất chung .19

1.2.2.3.1 Một số nguyên tắc chung về phân chia tổn thất chung.20

1.2.2.3.2 Phương pháp phân chia tổn thất chung.24

1.2.2.4 Các tình huống phân chia tổn thất chung.29

1.2.2.5 Các Qui định khác.35

1.2.2.5.1 Khiếu nại tổn thất chung .35

1.2.2.5.2 Tiền lãi đối với những mất mát được cho phép là tổn thất chung 36

1.2.2.5.3 Xử lý khoản ký quỹ tiền mặt.36

1.2.2.5.4 Thời hiệu đóng góp tổn thất chung .37

1.3.Kết luận .372

Chương 2: HIỆN TRẠNG PHÂN CHIA TỔN THẤT CHUNG TRONG BẢO

HIỂM HÀNG HẢI VIỆT NAM.38

2.1.Giới thiệu về cơ cấu giải quyết phân chia tổn thất chung tại một số công ty

bảo hiểm lớn tại Việt Nam.38

2.2.Giới thiệu một số vụ giải quyết tổn thất chung tại Việt Nam. .41

2.3.Kết luận .82

Chương 3: GIẢI QUYẾT PHÂN CHIA TỔN THẤT CHUNG .83

3.1Qui định của pháp luật Việt Nam về phân chia tổn thất chung .83

3.2Giải quyết tổn thất chung theo pháp luật Việt Nam .84

3.2.1.Nguyên tắc tự do thỏa thuận .84

3.2.2.Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật.85

3.2.3.Cách thức giải quyết theo pháp luật Việt Nam .85

3.3 Quy trình giải quyết phân chia tổn thất chung .86

3.3.1 Chứng cứ bồi thường .86

3.3.2 Chứng từ được yêu cầu từ các chủ tàu.86

3.3.3 Chứng từ yêu cầu từ quyền lợi hàng hóa .88

3.3.4 Quyền lợi đóng góp và giá trị .88

3.3.5 Giải quyết theo sự phân bổ .90

3.3.6 Tổn thất chung cho tàu không có hàng .90

3.3.7 Bồi thường theo các hợp đồng bảo hiểm .92

3.3.8 Không có khả năng đi biển .92

3.4 Đánh giá chế định tổn thất chung trong bộ luật Hàng hải Việt Nam 2005

.96

3.5 Kết luận .97

KẾT LUẬN.97

KIẾN NGHỊ .98

TÀI LIỆU THAM KHẢO.99

CHÚ GIẢI.100

pdf101 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 513 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu về xử lý tranh chấp có tổn thất chung trong hoạt động bảo hiểm hàng hải Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àng Tính toán TTC được chấp nhận Tính toán TTC được chấp nhận Tỉ lệ TTC được khấu trừ từ khoản bảo đảm bằng tiền mặt Cân đối, hoàn lại phần còn dư Hoàn tất phân chia tổn thất chung Người cứu hộ tính toán chi phí cứu hộ 41 2.2. GIỚI THIỆU MỘT SỐ VỤ GIẢI QUYẾT TỔN THẤT CHUNG TẠI VIỆT NAM.  Vụ tàu “HOANG THINH 17” bị gãy bánh lái trên vùng biển Bình Thuận, Việt Nam ngày 03/01/2012 TÓM TẮT DIỄN BIẾN SỰ VIỆC Lúc 01 giờ 30 phút ngày 02/01/2012, sau khi nhận xong 2.241 tấn gạo bao (tấm và khoảng 200 tấn gạo cám), tàu “HOANG THINH 17” hành trình rời cảng Mỹ Thới, An Giang đi cảng Hải Phòng để trả hàng. Vào lúc 10 giờ 30 phút ngày 03/01/2012, khi tàu hành trình ngang qua vùng biển Bình Thuận vị trí tọa độ 10040‟200N và 108012‟300E, Thuyền Trưởng phát hiện tàu không nghe lái. Sau đó Thuyền trưởng cho giảm ga, dừng máy để kiểm tra. Nghi ngờ bánh lái bị sự cố, Thuyền Trưởng cho thuyền viên lặn xuống kiểm tra thì phát hiện bánh lái bị gãy, mất. Ngay lập tức Thuyền Trưởng cho thả neo trái để neo đậu tàu đồng thời thông báo cho Chủ tàu về sự cố. Ngày 04/01/2012, Công ty CP Hoàng Thịnh đã ký hợp đồng số 01/HĐ- 2012/BA-HT về việc lai kéo tàu “HOANG THINH 17” từ vị trí bị sự cố về khu neo Sao Mai, Vũng Tàu. Vào lúc 04 giờ 40 phút ngày 06/01/2012, tàu “SEA LION” (công suất máy 3.000HP) cập mạn, buộc dây với tàu “HOANG THINH 17” lai kéo tàu về Vũng Tàu. Trong quá trình lai kéo, tàu “HOANG THINH 17” nổ máy chính để hỗ trợ. Tàu “HOANG THINH 17” được lai kéo từ vị trí bị sự cố tại 10040‟200N và 108012‟300E về đến khu neo Sao Mai, Vũng Tàu an toàn vào lúc 08 giờ 45 phút ngày 07/01/2012. Ngày 07/01/2012, Thuyền Trưởng tàu “HOANG THINH 17” đã lập bản Công bố tổn thất chung gửi các bên liên quan. Ngày 08/01/2012, các bên liên quan đã có cuộc họp tại số 24 Tuệ Tĩnh, Vũng Tàu thống nhất về phương án sang tải hàng hóa cũng như chỉ định đơn vị phân bổ tổn thất chung. Từ lúc 13 giờ 00 phút đến 18 giờ 00 phút ngày 16/01/2012, tàu “HOANG THINH 17” được 02 tàu “PHÖ MỸ 05” và “BIỂN XANH 02” lai kéo từ khu neo Sao Mai về Thương Cảng an toàn để sang tải hàng hóa. 42 Vào lúc 09 giờ 00 phút ngày 17/01/2012, bắt đầu quá trình sang tải hàng hóa từ tàu “HOANG THINH 17” sang tàu “HOÀNG MINH 36” để tiếp tục vận chuyển ra Hải Phòng. Đến 21 giờ 00 phút ngày 21/01/2012, quá trình sang tải hàng hóa từ tàu “HOANG THINH 17” sang tàu “HOÀNG MINH 36” hoàn tất. LÝ GIẢI CỦA ĐƠN VỊ PHÂN BỔ TỔN THẤT CHUNG 1) Nguyên tắc xác định và phân bổ tổn thất chung Khi tàu “HOANG THINH 17” bị gãy, mất bánh lái trên vùng biển Bình Thuận ngày 03/01/2012, hàng hóa trên tàu là 2.241 tấn tịnh gạo đóng bao vận chuyển theo Giấy vận chuyển số 01/GVC ngày 28/12/2011. Ngày 08/01/2012, các bên liên quan đã có cuộc họp tại số 24 Tuệ Tĩnh, Vũng Tàu thống nhất về phương án sang tải hàng hóa cũng như chỉ định đơn vị phân bổ tổn thất chung. Ngày 08/06/2012, đại diện Chủ hàng – Công ty TNHH TM và Xây dựng Anh Tài và đại diện Chủ tàu – Công ty CP Hoàng Thịnh đã thống nhất chỉ định Công ty TNHH Giám định Bảo Định là đơn vị phân bổ tổn thất chung cho sự cố tàu “HOANG THINH 17” xảy ra vào ngày 03/01/2012. Như vậy, theo thỏa thuận của các bên, vụ tổn thất chung tàu “HOANG THINH 17” gãy, mất bánh lái trên vùng biển Bình Thuận ngày 03/01/2012 được xác định, phân bổ và giải quyết theo Chương XIV – Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2005. Nếu phát sinh các phạm trù mà Bộ luật Hàng hải chưa chi phối hoặc không rõ ràng sẽ được áp dụng theo tập quán Hàng hải. 2) Phân tích tình huống Căn cứ theo kết quả giám định hiện trường, chúng tôi cho rằng tàu “HOANG THINH 17” đã lâm vào tình trạng mất chủ động khi đang hành trình trên biển. Hành động lai kéo tàu về khu neo Sao Mai, Vũng Tàu sau đó lai kéo về Thương Cảng, Vũng Tàu sang tải hàng hóa sang tàu “HOANG MINH 36” là hành động tổn thất chung vì mục đích an toàn chung cho cả tàu và hàng hóa. 3) Chi phí tổn thất chung  Để cứu tàu và hàng hóa, Công ty CP Hoàng Thịnh đã phối hợp cùng Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (Đơn vị bảo hiểm thân tàu của tàu “HOANG 43 THINH 17”) tham gia chào giá lai kéo tàu từ vị trí sự cố về khu neo Sao Mai, Vũng Tàu. Sau khi tham khảo đơn giá lai kéo trên thị trường tại thời điểm sự cố, Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV đã giới thiệu đơn vị lai kéo - Công ty TNHH Phú Hưng để thực hiện lai kéo tàu “HOANG THINH 17” với chi phí 450.000.000 VNĐ (chưa bao gồm thuế GTGT) nhưng do những lý do riêng việc lai kéo không được thực hiện. Ngày 04/01/2012, Chủ tàu “HOANG THINH 17” thực hiện Hợp đồng với Công ty TNHH TM DV Đại lý tàu biển Bình An sử dụng tàu “SEA LION” công suất máy 3.000HP thực hiện việc lai kéo, bao gồm các công việc: tiếp cận, lai kéo tàu “HOANG THINH 17” từ vị trí bị sự cố 10039‟N và 108010‟E về khu neo Sao Mai, Vũng Tàu. Trong quá trình lai kéo, tàu “HOANG THINH 17” nổ máy chính hỗ trợ, tính toán theo suất tiêu hao nhiên liệu của tàu là 1.454,5 lít tương đương 32.000.000 VNĐ (chưa bao gồm thuế GTGT). Đây là chi phí bất thường, được thực hiện một cách có chủ ý và hợp lý vì an toàn chung nhằm cứu tàu và hàng thoát khỏi hiểm họa chung. Vì vậy, chi phí này được công nhận là chi phí tổn thất chung căn cứ Mục 1, Điều 213, Chương XIV, Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2005. Theo đánh giá của chúng tôi và thống nhất của chủ tàu, chi phí lai kéo hợp lý từ vị trí bị sự cố về khu neo Sao Mai, Vũng Tàu là 450.000.000 VNĐ (chưa bao gồm thuế GTGT).  Mặt khác, do yêu cầu của Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu về việc không cho phép sang tải tại khu neo Sao Mai, chủ tàu đã chủ động chào giá lai kéo tàu “HOANG THINH 17” về khu vực được quy định cho việc sang tải. Vì vậy, Công ty CP Hoàng Thịnh đã ký Hợp đồng thuê tàu lai của Công ty TNHH Dịch vụ hàng hải Long Hải số 01/S.D.M/2012 ngày 15/01/2012 để kéo tàu “HOANG THINH 17” về Thương Cảng, Vũng Tàu đồng thời do tàu mất chủ động, theo yêu cầu của Cảng vụ phải có tàu trực canh an toàn cho tàu “HOANG THINH 17” trong quá trình sang tải, di chuyển cẩu nổi phục vụ sang tải hàng hóa. Tổng chi phí theo hóa đơn số 0000404 và hóa đơn số 0002535 ngày 31/01/2012 là 176.000.000 VNĐ (chưa bao gồm thuế GTGT). 44 Chi phí hợp lý theo đánh giá của các bên liên quan là 168.768.750 VNĐ (chưa bao gồm thuế GTGT, trong đó: chi phí lai kéo về Thương Cảng là 78.768.750 VNĐ, chi phí kéo cẩu nổi phục vụ sang tải là 30.000.000 VNĐ và chi phí trực canh an toàn là 60.000.000 VNĐ). Thực hiện Hợp đồng trên, từ lúc 13 giờ 00 phút đến 18 giờ 00 phút ngày 16/01/2012, tàu “HOANG THINH 17” được 02 tàu “PHÖ MỸ 05” và “BIỂN XANH 02” lai kéo từ khu neo Sao Mai về Thương Cảng, Vũng Tàu an toàn để sang tải hàng hóa. Đơn vị phân bổ tổn thất chung thấy rằng việc Hợp đồng với Công ty TNHH Dịch vụ hàng hải Long Hải để lai kéo, di chuyển cẩu nổi, trực canh trong quá trình tàu “HOANG THINH 17” sang tải hàng hóa tại Thương Cảng, Vũng Tàu là hợp lý và cần thiết nhằm đảm bảo an toàn, tính chủ động của tàu trong suốt thời gian sang tải và phục vụ cho việc sang tải. Vì vậy chi phí trên được công nhận là chi phí tổn thất chung theo tập quán hàng hải, dẫn chiếu York - Antwerp 1974, quy tắc X, mục a “Khi tàu phải ghé vào một cảng hoặc nơi lánh nạn hoặc phải quay trở lại cảng hoặc nơi xếp hàng do có tai nạn, hy sinh hoặc các hoàn cảnh bất thường khác và việc này là cần thiết vì an toàn chung, các chi phí vào cảng hoặc nơi đó sẽ được thừa nhận là tổn thất chung”.  Quá trình sang tải hàng từ tàu “HOANG THINH 17” sang tàu “HOANG MINH 36” phát sinh chi phí nhân công dỡ 2.236 tấn gạo đóng bao. Theo hóa đơn số 0002535 ngày 31/01/2012 (do Chủ tàu cung cấp) số tiền được ghi nhận là 168.147.200 VNĐ (chưa có thuế GTGT). Tham chiếu mặt bằng chi phí bốc xếp trên thị trường tại thời điểm thực hiện và Công văn thống nhất ngày 12/01/2012 được xác nhận giữa BIDV với Chủ tàu, chi phí được chấp nhận là 70.000 VNĐ/tấn tương đương 156.520.000 VNĐ (chưa có thuế GTGT) và chi phí cầu bến là 6.702.000 VNĐ (chưa bao gồm thuế GTGT). Chi phí trên được công nhận là chi phí tổn thất chung theo tập quán hàng hải và York - Antwerp 1974, quy tắc X, mục b “Chi phí cho việc xếp hàng lên tàu hoặc dỡ hàng, chi phí cho nhiên liệu và các vật phẩm dự trữ, dù tại cảng hoặc nơi xếp hàng, ghé hay lánh nạn, sẽ được thừa nhận là tổn thất chung, khi việc xếp hoặc dỡ hàng 45 là cần thiết vì an toàn chung hoặc để sửa chữa các hư hại đối với tàu do hy sinh hoặc tai nạn gây ra”. Trong quá trình sang tải hàng hóa phát sinh thiếu hụt so với Phiếu vận chuyển 3,262 tấn gạo đóng bao (tương đương 32.690.000 VNĐ); đây không được coi là tổn thất chung mà chỉ được ghi nhận để tính toán giá trị hàng hóa chở trên tàu “HOANG THINH 17”.  Tham chiếu tập quán Hàng hải và theo York - Antwerp 1974, quy tắc XI, mục a “Lương và phụ cấp của thuyền trưởng, sĩ quan và đoàn thuỷ thủ đã chi một cách hợp lý và nhiên liệu và các vật phẩm dự trữ tiêu thụ trong thời gian kéo dài hành trình do tàu phải vào cảng hoặc nơi lánh nạn hay phải quay trở lại cảng hoặc nơi xếp hàng sẽ được thừa nhận là tổn thất chung khi các chi phí vào cảng hoặc nơi đó có thể được thừa nhận là tổn thất chung theo Qui tắc X(a)”. Như vậy từ thời điểm xảy ra sự cố (ngày 03/01/2012) đến khi tàu sang tải xong hàng hóa (21/01/2012) chi phí lương, phụ cấp thuyền viên được tính trong Tổn thất chung là 18 ngày tương đương 98.068.965 VNĐ và 6.650.000 VNĐ (căn cứ theo bảng đăng ký lương thuyền viên tàu “HOANG THINH 17” có xác nhận của chi cục thuế Tĩnh Gia, Thanh Hóa). 4) Phí phân bổ tổn thất chung Theo biểu phí phân bổ tổn thất chung ban hành kèm theo Quyết định số 57/PTM-PC ngày 20/08/1993 của Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thì đối với các vụ tổn thất chung có trị giá dưới 100.000 USD phí phân bổ tổn thất chung là 8%. Nhưng dựa trên các nguyên tắc và tính chất thực tế của quá trình phân bổ, các bên liên quan thống nhất phí phân bổ ở mức 30.000.000 VNĐ (chưa có thuế GTGT) cộng vào trị giá tổn thất chung để phân bổ cho các bên liên quan đóng góp. 5) Trị giá các tài sản đóng góp tổn thất chung  Theo bảng tính khấu hao tài sản cố định của Công ty CP Hoàng Thịnh năm 2011, giá trị còn lại của tàu “HOANG THINH 17” là 36.643.400.000 VNĐ, mức tính khấu hao theo tháng là 160.716.667 VNĐ. Như vậy, giá thực tế của 46 tàu tại thời điểm kết thúc hành trình (kết thúc việc dỡ hàng ngày 21/01/2012 tại Thương Cảng, Vũng Tàu) là: 36.643.400.000 VNĐ – 160.716.667 VNĐ = 36.482.683.333 VNĐ (Theo biên bản cuộc họp ngày 28/06/2012, để nhanh chóng thuận tiện cho việc xác định giá trị tàu, chủ tàu đề xuất phương án xác định giá trị dựa trên nguyên giá và thời gian khấu hao). Sau khi tàu hành trình được 34 giờ thì xảy ra sự cố, suất tiêu hao nhiên liệu cho máy chính 140 lít/giờ x 70% công suất tương đương 3.332 lít. Lượng nhiên liệu tiêu hao do nổ máy chính hỗ trợ tàu lai: 1.454,5 lít. Căn cứ theo Hóa đơn GTGT số 0001282 ngày 27/12/2011 xác định lượng nhiên liệu cấp cho tàu là 16.060 lít (đơn giá 22.000 VNĐ/lít). Do đó lượng nhiên liệu còn lại trên tàu đến khi tàu sang tải xong hàng là: 16.060 lít – 3.332 lít – 1.454,5 lít = 11.273,5 lít tương đương 248.017.000 VNĐ Chi phí khắc phục các hạng mục tổn thất thân vỏ theo đánh giá của Đơn vị giám định là 433.762.500 VNĐ. Căn cứ mục 1, Điều 214, Chương XIV, Bộ luật Hàng hải Việt Nam, tàu “HOANG THINH 17” đóng góp tổn thất chung theo trị giá: 36.482.683.333 VNĐ - 433.762.500 VNĐ + 248.017.000 VNĐ = 36.296.937.833 VNĐ (Giá trị cứu được tính tại thời điểm tàu được lai kéo về Thương Cảng, Vũng Tàu).  Hóa đơn GTGT số 0000120 ngày 29/12/2011 do Công ty TNHH TM & XD Anh Tài xuất cho Công ty TNHH DV TM Bắc Ninh xác định giá trị lô hàng chở trên tàu “HOANG THINH 17” là 20.961.200.000 VNĐ. Giá trị hàng hóa được cứu thoát khỏi hiểm họa chung (trừ đi phần thiếu hụt) là: 20.961.200.000VNĐ – 32.690.000 VNĐ = 20.928.510.000 VNĐ. Theo quy định tại Mục 1, Điều 214, Chương XIV, Bộ luật Hàng hải Việt Nam thì hàng hóa phải đóng góp tổn thất chung theo trị giá trên. PHẦN TÍNH TOÁN PHÂN BỔ TỔN THẤT CHUNG 1. Các tổn thất, chi phí thuộc tổn thất chung 47 Chi phí lai kéo tàu từ vị trí sự cố về khu neo Sao Mai, Vũng Tàu 450.000.000 VNĐ Chi phí dầu nổ máy chính hỗ trợ tàu lai 32.000.000 VNĐ Chi phí tàu lai kéo tàu về Thương Cảng 78.768.750 VNĐ Chi phí trực canh trong quá trình sang tải 60.000.000 VNĐ Chi phí kéo cẩu nổi về khu vực sang tải 30.000.000 VNĐ Chi phí nhân công bốc xếp 156.520.000 VNĐ Chi phí cầu bến 6.702.000 VNĐ Lương thuyền viên và phụ cấp 104.718.965 VNĐ Phí phân bổ tổn thất chung 30.000.000 VNĐ Tổng cộng: 948.709.715 VNĐ 2. Phân bổ tổn thất chung: TÀU: Trị giá tàu: 36.296.937.833 VNĐ đóng góp TTC 601.747.279 VNĐ HÀNG: Trị giá hàng: 20.928.510.000 VNĐ đóng góp TTC 346.962.436 VNĐ Tổng cộng: __________________ 57.225.447.833 VNĐ đóng góp TTC ________________ 948.709.715 VNĐ  Vụ tổn thất mắc cạn tàu “NASICO NAVIGATOR” xảy ra ngày 13/07/2008 tại đầu kênh Hà Nam, Hải Phòng, Việt Nam TÓM TẮT DIỄN BIẾN SỰ VIỆC Vào hồi 02 giờ 00 phút ngày 13/07/2008 tàu “NASICO NAVIGATOR” xếp xong 297Cont/ 409TEU tại cầu số 1 cảng Hải Phòng. Đến 09 giờ 45 phút Hoa tiêu lên tàu và 10 giờ 15 phút tàu rời cầu ra luồng dưới sự chỉ dẫn của Hoa tiêu ngoại hạng Trần Minh Tuấn. Đến 11 giờ 22 phút cùng ngày, khi tàu ngang phao 25 lối rẽ vào kênh Hà Nam, tại thời điểm đó hướng mũi tàu đang hướng vào kênh Hà Nam, tốc độ tàu khoảng 9 hải lý, Hoa tiêu cùng Thuyền Trưởng đang điều động tàu trong cabin (Buồng lái), Thuỷ thủ laí báo “Mất Điện Lái, hướng lái không nghe lái”, ngay lập tức Hoa tiêu lệnh “Lùi hết máy, Lái Zero”, đồng thời Thuyền Trưởng chạy 48 đến máy lái kiểm tra thấy máy lái trở lại hoạt động bình thường. Do chớn tới lớn, tàu đã lùi hết máy không phá được chớn, đến 11 giờ 25 phút cùng ngày tàu đã lao lên bãi cạn phía trước kênh Hà Nam tại vị trí φ= 20°48‟993N; λ= 106°50‟413E. 1. Tình trạng tổn thất và biện pháp khắc phục Công ty TNHH MTV Vận tải biển Nam Triệu đã thực hiện a. Tình trạng tổn thất tại thời điểm giám định Vào hồi 15 giờ 30 phút ngày 13/07/2008 chúng tôi có mặt tại cửa kênh Hà Nam luồng ra vào cảng Hải Phòng trên tàu “NASICO NAVIGATOR” tiến hành giám định tình trạng tổn thất mắc cạn tàu “NASICO NAVIGATOR”, kết quả giám định ghi nhận được như sau:  Tình trạng mắc cạn tàu “NASICO NAVIGATOR” tại cửa kênh Hà Nam: - Toàn bộ thân tàu nằm trên bãi cạn, mũi tàu hướng vào cửa kênh Hà Nam, lái tàu quay vào phía trong luồng Hải Phòng, Phao xanh số 25 nằm bên phải mũi tàu, cách mũi tàu khoảng 60m về phía thượng lưu luồng Hải Phòng - Kiểm tra mớn nước mũi lái sau khi tàu mắc cạn chi tiết như sau:  Mớn nước mũi Trái: 5.15M, Phải: 5.15M  Mớn nước giữa Trái: 5.75M, Phải: 5.75M  Mớn nước lái Trái: 6.40M, Phải: 6.40M - Kiểm tra nguồn cung cấp điện cho hệ thống lái không có dấu hiệu tổn thất Ghi chú: Theo khai báo của Thuyền Trưởng Nguyễn Anh Dũng, mớn nước trước khi tàu rời cảng mớn nước mũi: 6.68M; mớn nước lái: 7.90M; tàu trong trạng thái cân bằng không nghiêng.  Tình trạng thân vỏ đáy tàu “NASICO NAVIGATOR” sau khi kiểm tra. Vào hồi 13 giờ 00 ngày 23/07/2008, chúng tôi có mặt tại khu neo Hòn Dấu, Hải Phòng trên tàu “NASICO NAVIGATOR”, cùng với đại diện đăng kiểm chi cục10, Đại diện Công ty lặn Phương Đông tiến hành ghi nhận tình trạng đáy tàu, bánh lái, trục láp, chân vịt tàu “NASICO NAVIGATOR” do sự cố mắc 49 cạn ngày 13/07/2008 tại cửa kênh Hà Nam, Hải Phòng bằng hình ảnh quan sát trực tiếp trên vô tuyến do Công ty Cổ phần Phương Đông thực hiện bằng phương pháp quay Camera dưới nước. Kết quả ghi nhận được như sau:  Toàn bộ phần tôn đáy tàu “NASICO NAVIGATOR” trong tình trạng bình thường, không có dấu hiệu móp méo, thủng, các đường hàn trong tình trạng kín chắc, tại một số vị trí tôn đáy phần giữa thân tàu trong tình trạng bị xước sơn do quá trình tàu lai kéo đáy tàu bị xệt cạn.  Trục láp kín, không có dấu hiệu chảy dầu ra ngoài, tại cổ chân vịt và trục láp có dính lưới, thợ lặn đã tiến hành tháo gỡ phần lưới cuốn ra khỏi cổ trục láp.  Chân vịt trong tình trạng bình thường, không có dấu hiệu tổn thất  Bánh lái trong tình trạng bình thường, không có dấu hiệu tổn thất. b. Biện pháp khắc phục của Chủ tàu “NASICO NAVIGATOR” Căn cứ theo tình trạng mắc cạn tàu “NASICO NAVIGATOR” được ghi nhận như trên, tàu không thể tự ra cạn được. Chủ tàu đã liên hệ với các đơn vị cứu hộ để tìm cách đưa tàu ra cạn. Vào lúc 13 giờ 45 phút ngày 13/07/2008, Công ty TNHH một thành viên VT Biển Nam Triệu đã thuê tàu “DÃ TƢỢNG; MARINA 18” kéo tàu ra cạn, đến 14 giờ 40 phút công việc kéo tàu không đạt kết quả. Sau khi công việc kéo tàu ra cạn không đạt kết quả, Chủ tàu đã tiến hành thuê tàu lai “SAO VIỆT 01” kết hợp cùng tàu lai “DÃ TƢỢNG; MARINA 18” để kéo tàu ra cạn. Từ 15 giờ 10 phút cùng ngày tàu kéo “DÃ TƢỢNG; MARINA 18 và tàu kéo SAO VIỆT 01” tiếp tục kéo tàu “NASICO NAVIGATOR” ra cạn, đến 16 giờ 45 phút cùng ngày ngừng kéo vì nước thuỷ triều xuống quá nhanh, nước không đủ để đưa tàu ra cạn. Một giải pháp kết hợp với việc dùng tàu lai kéo để đưa tàu ra cạn, chủ tàu đã tiến hành thuê chuyển tải số lượng container nhất định ra khỏi tàu để giảm mớn nước đưa tàu ra cạn, vào hồi 10 giờ 30 phút ngày 14/07/2008 02 sà lan chở container HD-1014 và HD-1016 kết hợp với cần cẩu nổi “LÊ QUỐC 02” tiến hành cẩu 21container 20‟ có hàng ra khỏi tàu, đợi thuỷ triều đạt đến mức đỉnh nhất trong ngày dùng tàu lai kéo. Từ 12 giờ 15 phút ngày 14/07/2008 tàu kéo 50 “MARINA 18, TRANSVINA, DÃ TƢỢNG” tiến hành kéo tàu ra cạn, đến 16 giờ 45 phút cùng ngày công việc kéo tàu ra cạn tiếp tục không thành công. Sau khi công việc kéo cạn tàu “NASICO NAVIGATOR” không thành công, Chúng tôi đã yêu cầu chủ tàu (Công ty TNHH một thành viên VT Biển Nam Triệu) bằng công văn số 35/KNHH ngày14/07/2008, đề nghị Chủ tàu tính toán chuyển tải số lượng hàng ra khỏi tàu và căn chỉnh các két ballast tàu cho hợp lý trước khi dùng tàu kéo, kéo tàu ra cạn nhằm giảm thiểu chi phí cứu cạn và ảnh hưởng đến phần tôn đáy tàu do quá trình kéo cạn, tôn đáy tàu day trên nền chất đất tại khu vực tàu bị cạn. Đến 10 giờ 00 ngày 15/07/2008 sau khi tàu “NASICO NAVIGATOR” chuyển tải ra khỏi tàu tổng cộng 64container 20‟ (trong đó có 56container có hàng và 8container không hàng) sang 03 sà lan HD-1014; HD-1046; Nam Dương 68, Thuyền viên tàu căn chỉnh các két ballast. Từ 10 giờ 00 đến 14 giờ 35 phút ngày 15/07/2008, tàu kéo Marina 18, Transvina, HC-45; HC-43 kết hợp với máy tàu đã kéo tàu “NASICO NAVIGATOR” ra khỏi bãi cạn, trong khi tàu „NASICO NAVIGATOR” trượt ra khỏi bãi cạn đã va vào phao BĐ14. Sau khi tàu “NASICO NAVIGATOR” ra cạn an toàn, chủ tàu đã cho tàu quay về cầu cảng số1 cảng Hải Phòng xếp lại lên tàu 64 container 20‟đã chuyển tải ra khỏi tàu dưới sự hỗ trợ của tàu lai. Sau khi xếp lại số lượng hàng lên tàu chủ tàu tiếp tục cho tàu đi trả hàng tại TP.Hồ Chí Minh. Đến 13 giờ 00 ngày 23/07/2008 sau khi tàu trả xong hàng tại TP. Hồ Chí Minh tàu hành trình về tới khu neo Hòn Dáu, Hải Phòng. Chủ tàu tiến hành thuê công ty lặn Phương Đông lặn kiểm tra lại toàn bộ phần tôn vỏ đáy tàu, trục láp, chân vịt, bánh lái. Kết quả quay camera kiểm tra phần tôn vỏ đáy tàu, trục láp, chân vịt, bánh lái trong tình trạng bình thường, không có dấu hiệu tổn thất. 2. Nguyên nhân Căn cứ theo tình trạng mắc cạn, vị trí mắc cạn tàu “NASICO NAVIGATOR”, đồng thời tham khảo các tài liệu liên quan như nhật ký boong, nhật ký máy, 51 khai báo của sỹ quan Thuyền viên tàu. Chúng tôi có kết luận về nguyên nhân gây ra mắc cạn tàu “NASICO NAVIGATOR” như sau: Nguyên nhân gây ra mắc cạn tàu “NASICO NAVIGATOR” là do hệ thống điện cấp cho hệ thống lái điện thuỷ lực bị chập chờn, dẫn đến hệ thống máy lái không hoạt động ổn định. Khi hệ thống điện cấp cho hệ thống lái hoạt động không ổn định sẽ dẫn đến lái tàu không nghe lái, cộng với tốc độ tàu tại thời điểm bị sự cố đã đưa tàu trườn lên bãi cạn. 3. Chi phí khắc phục sự cố kéo cạn phía chủ tàu đƣa ra: Căn cứ theo tình trạng mắc cạn tàu “NASICO NAVIGATOR”, Căn cứ theo hợp đồng kinh tế về việc cung cấp dịch vụ tàu kéo số 02/LD/CPHH-CTNT ký ngày 13/07/2008 giữa Công ty TNHH một thành viên Vận tải biển Nam Triệu và chi nhánh Công ty Cổ phần Hàng Hải Hà Nội tại Hải Phòng; Căn cứ theo giấy yêu cầu tàu lai số 01,03,08-NAVIGATOR của Công ty TNHH một thành viên Vận Tải biển Nam Triệu, biên bản xác nhận thời gian kéo tàu của Công ty Cổ phần Hàng Hải – Hà Nội – Chi nhánh Hải phòng, Xí nghiệp cảng phòng ngày 13,14,15,16/07/2008 có xác nhận của đại diện tàu lai TRANSVINA, DÃ TƢỢNG, MARINA18, HC43, HC45, tàu SAO VIỆT và Thuyền trưởng tàu “NASICO NAVIGATOR” về thời gian kéo tàu ra khỏi bãi cạn, hộ tống tàu quay về cảng Hải Phòng chuyển tải hàng đã dỡ từ khu vực tàu bị cạn; Hợp đồng bốc xếp số HD140708-LQ ký ngày 14/07/2008 giữa Công ty TNHH một thành viên Vận Tải biển Nam Triệu với Công ty TNHH Lê Quốc về việc chuyển tải 64 Container 20‟ ra khỏi tàu nhằm phục vụ kéo tàu ra cạn, biên bản xác nhận số lượng container dỡ ra khỏi tàu ngày 16/07/2008; Giấy yêu cầu vận chuyển hàng hoá số 020708/TTD-NSC ngày 13/07/2008 của Công ty TNHH một thành viên Vận Tải biển Nam Triệu có xác nhận yêu cầu vận chuyển Công ty TNHH Vận tải Thương mại và Du lịch Hải Dương. Hợp đồng kinh tế về việc kiểm tra tình trạng đáy tàu “NASICO NAVIGATOR” ký ngày 21/07/2008 giữa Công ty TNHH một thành viên Vận Tải biển Nam Triệu và Công ty Cổ phần Phương Đông - Cẩm Phả, các hoá đơn chứng từ liên quan đến việc khắc phục tổn thất như hoá đơn dỡ hàng từ xà lan lên cảng và xà lan xuống tàu 52 “NASICO NAVIGATOR”, Phí neo chờ tại Bến Gót, Phí cầu bến, Chi phí khắc phục sửa chữa máy lái, chi phí tiêu hao nhiên liệu tàu phục vụ dãy cạn. Công ty TNHH một thành viên Vận tải biển Nam Triệu đã khiếu nại bồi thường tổng số tiền khắc phục sự cố thoát cạn bao gồm những hạng mục như sau: Stt Hạng mục Thành Tiền (VNĐ) 01 Thuê cẩu nổi dỡ hàng 298.400.000 02 Thuê tàu lai kéo cạn 401.799.000 03 Thuê xà lan chuyển tải hàng 38.857.143 04 Phí dỡ hàng từ xà lan lên cảng 20.424.000 05 Phí xếp dỡ hàng từ bãi lên tàu 20.424.000 06 Phí neo chờ tại Bến gót 788.655 07 Phí cầu bến, tàu lai, buộc cởi dây 2 lần 19.794.382 08 Phí tiêu hao nhiên liệu cho tàu trong khi thoát cạn 212.389.378 09 Phí thuê chuyên gia khắc phục sửa chữa máy lái 63.000.000 10 Phí quay Camera phần chìm vỏ tàu 100.000.000 11 Phí kiểm tra Đăng kiểm 2,095,238 TỔNG CỘNG 1.177.971.796 Bằng chữ: Một tỷ, một trăm bảy mƣơi bảy triệu, chín trăm bảy mƣơi mốt nghìn, bảy trăm chín mƣơi sáu đồng 4. Đánh giá của giám định Căn cứ theo tình trạng mắc cạn và biện pháp khắc phục sự cố sau khi đưa tàu “NASICO NAVIGATOR” ra khỏi bãi cạn tại cửa kênh Hà Nam, Hải Phòng. Dựa theo những hạng mục công việc và thời gian khắc phục sự cố, sau khi xem xét từng hạng mục khắc phục tổn thất phía chủ tàu đưa ra. Chúng tôi có ý kiến về chi phí liên quan đến sự cố mắc cạn tàu “NASICO NAVIGATOR” tại cửa kênh Hà Nam ngày 13/07/2008 như sau: 53 Stt Hạng mục Thành Tiền (VNĐ) Ghi chú 01 Thuê cẩu nổi dỡ hàng 143.720.000 Đề nghi xem chú thích mục A bên dưới 02 Thuê tàu lai kéo cạn 401.799.000 Đề nghị xem chú thích mục B bên dưới 03 Thuê xà lan chuyển tải hàng 23.040.000 Đề nghị xem chú thích mục C bên dưới 04 Phí dỡ hàng từ xà lan lên cảng 20.424.000 Đề nghị xem chú thích mục D bên dưới 05 Phí xếp dỡ hàng từ bãi lên tàu 20.424.000 Đề nghị xem chú thích mục D bên dưới 06 Phí neo chờ tại Bến gót 788.655 Đề nghị xem chú thích mục E bên dưới 07 Phí cầu bến, tàu lai, buộc cởi dây 2 lần 19.794.382 Đề nghị xem chú thích mục E bên dưới 08 Phí tiêu hao nhiên liệu cho tàu trong khi thoát cạn 114,763.215 Đề nghị xem chú thích mục G bên dưới 09 Phí thuê chuyên gia khắc phục sửa chữa máy lái 35.000.000 10 Phí quay Camera phần chìm vỏ tàu 55.000.000 Đề nghị xem chú thích mục H bên dưới 11 Phí kiểm tra Đăng kiểm Đề nghị xem chú thích mục I bên dưới TỔNG CỘNG 834.753.252 Bằng chữ: Tám trăm ba mƣơi bốn triệu, bảy trăm lăm mƣơi ba nghìn, hai trăm lăm mƣơi hai đồng 54  Chú thích A: Căn cứ theo tình trạng mắc cạn tàu “NASICO NAVIGATOR”, chúng tôi ghi nhận rằng việc Chủ tàu đã phải thuê cần cẩu nổi của Công ty TNHH Lê Quốc để chuyển tải số lượng Container nhất định ra khỏi tàu là cần thiết để làm giảm mớn nước của tàu nhằm đưa tàu ra cạn. Tuy nhiên trong trường hợp này, chúng tôi vẫn phải tính chi phí chuyển tải container theo biểu phí và dịch vụ tại cảng Hải Phòng đối với các chủ tàu, Đại lý vận tải biển Quốc tế về việc thuê cẩu nổi và di chuyển cần cẩu nổi ra vùng phục vụ chuyển tải container được áp dụng từ ngày 01/

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_nghien_cuu_ve_xu_ly_tranh_chap_co_ton_that_chung_tr.pdf
Tài liệu liên quan