Luận văn Nghiên cứu việc xây dựng và phát triển mô hình hệ thống thông tin y tế tại Việt Nam

MỤC LỤC

MỤC LỤC . 1

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT . 4

DANH MỤC CÁC BẢNG . 7

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ . 8

PHẦN MỞ ĐẦU . 9

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG Y TẾ VIỆT NAM 12

1.1 Đặt vấn đề 12

1.2 Mô hình tổ chức của cơ quan Bộ Y tế . 13

1.3 Tổng quan hệ thống thông tin y tế Việt Nam . 14

1.3.1 Hiện trạng của thông tin y tế công . 14

1.3.1.1 Hiện trạng . 14

1.3.1.2 Chính sách của Chính phủ về thông tin y tế công . 15

1.3.2 Các vấn đề chủ yếu trong lĩnh vực thông tin y tế . 17

1.3.3 Hiện trạng hạ tầng cơ sở và trang thiết bị y tế của e-Health . 18

1.3.4 Kết luận . 19

1.4 Tổng quan về các chức năng nghiệp vụ của Hệ thống thông tin y tế . 19

1.4.1 Tổng quan về quy trình dịch vụ y tế . 20

1.4.2 Quản lý bệnh nhân 20

1.4.2.1 Đăng ký bệnh nhân . 20

1.4.2.2 Bảo hiểm y tế . 20

1.4.2.3 Chi phí điều trị 21

1.4.2.4 Quản lý giường bệnh 21

1.4.3 Khám chữa bệnh . 21

1.4.3.1 Điều trị cấp cứu . 21

1.4.3.2 Điều trị bệnh nhân nội trú . 21

1.4.3.3 Xét nghiệm y khoa . 22

1.4.4 Quản lý . 22

1.4.4.1 Tài chính . 22

1.4.4.2 Quản lý mua sắm 23

1.4.4.3 Nguồn nhân lực . 23

1.4.5 Tổng quan về các dịch vụ liên quan khác . 23

1.4.5.1 Thống kê y tế . 23

1.4.5.2 Hồ sơ bệnh án . 23

1.4.5.3 Thuốc và vật tư y tế 24

1.4.5.4 Dinh dưỡng . 24

1.4.6 Tổng kết . 242

1.5 Những yêu cầu chia sẻ thông tin . 25

1.6 Nhu cầu chia sẻ thông tin . 26

1.6.1 Điều trị bệnh nhân . 26

1.6.2 Quản lý . 26

1.6.3 Bảo hiểm . 27

1.6.4 Chia sẻ thông tin . 27

CHƯƠNG 2: KINH NGHIỆM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH

HỆ THỐNG THÔNG TIN Y TẾ TỪ CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN TRÊN

THẾ GIỚI

28

2.1 Bài học kinh nghiệm từ Hàn Quốc . 28

2.1.1 Bối cảnh 28

2.1.2 Chiến lược thông tin y tế . 29

2.1.2.1 Thực thi hệ thống quản lý y tế cho toàn dân 29

2.1.2.2 Cải thiện chất lượng và hiệu quả của các dịch vụ y tế . 29

2.1.2.3 Đảm bảo hiệu lực chính sách y tế công . 29

2.1.2.4 Thiết lập cơ sở hạ tầng của các tiêu chuẩn thông tin, quản lý

sự phát triển và quá trình thực hiện 29

2.1.2.5 Thúc đẩy phát triển bệnh án điện tử hướng tới hệ thống y tế

không cần giấy tờ 30

2.1.3 Các hiệu quả mang lại . 30

2.2 Bài học kinh nghiệm từ Hoa Kỳ . 31

2.2.1 Bối cảnh 31

2.2.2 Chiến lược thông tin y tế . 31

2.2.3 Kế hoạch thực hiện . 32

2.2.4 Hiệu quả mang lại . 33

2.3 Bài học kinh nghiệm từ Vương Quốc Anh . 33

2.3.1 Bối cảnh 33

2.3.2 Chiến lược phát triển CNTT y tế . 34

2.3.3 Kết quả đạt được . 34

2.3.4 Hiệu quả mang lại . 35

2.4 Kết quả thu được qua những bài học trên 35

pdf90 trang | Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 11/09/2024 | Lượt xem: 58 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu việc xây dựng và phát triển mô hình hệ thống thông tin y tế tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
triển EHR (Hồ sơ y tế điện tử) và PHR (Hồ sơ y tế cá nhân) Hiện trạng Phát triển hệ thống U- Health bằng việc nâng cấp IT Thiết lập các tiêu chuẩn để cung cấp phúc lợi khám chữa bệnh cho cả nước Hệ thống EHR để chia sẻ thông tin y tế. Bảng 2.2. Sự so sánh hệ thống y tế ở mỗi quốc gia - Các quốc gia trong những bài học kinh nghiệm trên đang mở rộng đầu tư cho e- Health bởi vì e-Health là hệ thống giúp nâng cấp các dịch vụ y tế chất lượng cao. - Ở Hàn Quốc, các bệnh viện đang đặt trọng tâm vào công tác quản lý nhằm đạt được hiệu quả cao, thêm vào đó hệ thống e-Health thì đang chiếm ưu thế hơn trong việc cải thiện công tác quản lý trong bệnh viện. - Ở Hoa Kỳ, Chính phủ cố gắng mở rộng phúc lợi của các dịch vụ y tế cho toàn quốc và cũng cân nhắc kỹ lưỡng về việc chia sẻ thông tin giữa các cơ quan y tế. - Ở Vương quốc Anh, Chính phủ thực thi bảo hiểm cho cả nước; tiêu tốn nhiều ngân sách quốc gia. Vì vậy Chính phủ cố gắng thiết lập chính sách nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn ngân sách eo hẹp cho công cuộc cải thiện chất lượng các dịch vụ y tế. - Cả ba quốc gia trên đều có riêng chính sách y tế riêng; tuy nhiên vấn đề chung và phổ biến ở cả 3 quốc gia là chính sách xây dựng e-Health và đầu tư một lượng ngân sách khổng lồ cho việc thúc đẩy sự phát triển e-Health của quốc gia. Thêm vào đó, những quốc gia trên đều nỗ lực hơn trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ y tế và phân phối hiệu quả của ngân sách y tế. 37 CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT TRIỂN KHAI MÔ HÌNH HỆ THỐNG THÔNG TIN Y TẾ VIỆT NAM 3.1 Định hướng xây dựng hệ thống thông tin y tế Việt Nam Tất cả Chính phủ/Bộ Y tế trên thế giới đều cố gắng cung cấp dịch vụ y tế chất lượng cao đến người dân. Để thực hiện điều này Chính phủ / Bộ Y tế cần xây dựng các bệnh viện mới, xây dựng đội ngũ nhân viên y tế và cải thiện các cơ sở y tế hiện tại. Mặc dù sức khỏe người dân là quan trọng nhất, nhưng ngân sách quốc gia thì hạn hẹp. Nếu chỉ đơn giản là xây dựng các bệnh viện mới và cải thiện các cơ sở y tế cũng không thể giải quyết tất cả các vấn đề. Mô hình hệ thống thông tin bệnh viện sẽ bổ sung và hỗ trợ những giới hạn này. Thông qua hệ thống thông tin y tế, Chính phủ có thể đạt được hiệu quả và đồng thời giảm được ngân sách đầu tư, tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ y tế và cung cấp cho người dân các dịch vụ y tế tốt hơn. Như đã đề cập ở trên, vấn đề cấp bách hiện nay của Việt Nam là thực thi và mở rộng quy mô của hệ thống thông tin bệnh viện. Nhưng nếu chỉ đơn giản thực thi một vài mô đun của HIS hay là thực hiện triển khai hệ thống thông tin bệnh viện đơn độc mà không chú trọng đến vấn đề tích hợp hay là kết nối với các ứng dụng khác, thì việc thực thi này cũng không đem lại hiệu quả. Mội vài bệnh viện đã từng trải qua tình trạng trên. Vì vậy khi bệnh viện chuẩn bị thực thi hệ thống thông tin bệnh viện trong tương lai, thì bệnh viện nên cân nhắc những vấn đề sau: Định hướng Tóm tắt Dễ dàng tiếp cận thông tin bệnh viện  Vấn đề quan trọng nhất trong các dịch vụ thông tin y tế là mọi người đều có thể sử dụng thông tin y tế. Tất cả thông tin y tế nên được cung cấp bởi các nhân viên y tế trong khuôn khổ cho phép. Mọi người dân và bệnh nhân nên được hưởng các dịch vụ y tế tốt hơn thông qua giảm thiểu các chi phí không cần thiết.  Người dân và bệnh nhân có thể kết nối cổng thông tin điện tử của bệnh viện thông qua internet để có thể đặt chỗ. Bác sĩ có thể truy xuất được thông tin của bệnh 38 nhân bao gồm hình ảnh đồng thời để cải thiện nghiệp vụ khám chữa bệnh.  Thông tin về số lượng giường trống, số lượng bệnh nhân nội trú và ngoại trú có thể được tiếp cận trực tuyến đều hỗ trợ tốt cho công tác quản lý của bệnh viện và việc ra quyết định của Chính phủ/Bộ Y tế. Hiệu quả của bệnh viện  Các nguồn cung hiện nay của các bệnh viện thiếu việc so sánh với nhu cầu vì thế khó có thể có được dịch vụ y tế chất lượng cao. Và điều này cũng làm tiêu tốn rất nhiều kinh phí cũng như thời gian cho việc xây mới các bệnh viện và mở rộng đội ngũ nhân viên y tế nhằm hóa giải các vấn đề một cách đơn giản nhất.  Dĩ nhiên, đây không phải là giải pháp cơ bản nhưng cũng đủ để giảm bớt tình trạng hiện nay, những quy trình nghiệp vụ không cần thiết cũng nên được cải tiến để giảm thiểu thời gian chờ đợi của bệnh nhân. Cũng vì thế mà nhiều bệnh nhân sẽ được phục vụ trong khoảng thời gian nhất định.  Chúng ta không nên mong đợi hiệu quả đáng kể thông qua cải thiện việc liên lạc với bệnh nhân. Toàn diện hiệu quả của bệnh viện như hiệu quả các dịch vụ, kiểm soát hàng tồn kho, minh bạch tài chính, hỗ trợ các giao dịch bảo hiểm trực tuyến với bảo hiểm có thể cung cấp cho bệnh nhân các lợi ích cuối cùng. Chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ của bệnh viện  Ở hầu hết các nước phát triển, hệ thống thông tin bệnh viện được phát triển dựa trên thuộc tính nghiệp vụ duy nhất của bệnh viện. Vì thế nếu bệnh viện khác cũng muốn thực thi hệ thống thông tin, tất cả hệ thống nên được thiết kế và xây dựng lại. Và đây cũng chính là 39 vấn đề gây ra lãng phí ngân sách của quốc gia.  Vì vậy, quy trình nghiệp vụ phổ biến được trích ra thông qua việc loại bỏ các quy trình nghiệp vụ không hiệu quả và việc thiết kế quy trình nghiệp vụ chuẩn của bệnh viện nên được chia sẻ với các bệnh viện khác nhằm mục tiêu giảm chi phí thực thi khi mở rộng mô hình. Dĩ nhiên điều này có thể làm giảm khoảng cách khác biệt của nghiệp vụ ở các bệnh viện khác nhau. Bảng 3.1. Định hướng Dựa trên những định hướng trên, các mô hình ý tưởng trung và dài hạn cho hệ thống thông tin y tế của Việt Nam được trình bày như sau: Hình 3.1. Mô hình khái niệm của hệ thống thông tin y tế Việt Nam Thiết lập ý tưởng của các hệ thống thông tin y tế thì rất là khó khăn bởi vì tiêu tốn rất nhiều thời gian, sự nỗ lực và ngân sách. Một vài vấn đề cần được cân nhắc kỹ lưỡng để thực hiện thành công các tiến trình phát triển hệ thống. 3.1.1 Thiết lập hạ tầng cơ sở cơ bản Trong hệ thống y tế hiện đại, điều quan trọng nhất là mọi người có thể nhận được sự giúp đỡ của hệ thống y tế bất cứ lúc nào, bất cứ nơi nào. Nhưng chúng ta không thể xây dựng tất cả các bệnh viện và nâng cấp đội ngũ nhân viên y tế khi cần thiết. Chúng 40 ta nên bổ sung nó thông qua mạng lưới thông tin y tế toàn quốc. Hơn nữa, xem xét đặc tính địa lý Việt Nam thì thật là khó khăn để tăng cường tiếp cận thông qua internet. Tuy nhiên, chúng tiêu tốn rất nhiều ngân sách và thời gian vì hệ thống thông tin y tế nên được thực thi từng bước một, đồng thời với việc thiết lập hạ tầng cơ sở mạng toàn quốc. Thông qua phương pháp này chúng ta có thể nhân đôi hiệu quả của hệ thống thông tin y tế. Bên cạnh việc thiết lập cơ sở hạ tầng mạng lưới toàn quốc, tăng cường kết nối các máy tính cá nhân và thúc đẩy sử dụng Internet cũng rất quan trọng. Nếu người dân chưa chuẩn bị tinh thần sử dụng hệ thống thông tin, thì việc thiết lập hạ tầng cơ sở sẽ trở thành vô nghĩa ngay cả khi Chính phủ cung cấp các dịch vụ thông tin tốt nhất. Trong khi thực thi hệ thống thông tin y tế, kế hoạch có hệ thống cần được xem xét để thúc đẩy việc sử dụng máy tính và Internet để mọi người có thể sử dụng các dịch vụ này một cách hiệu quả. 3.1.2 Tiếp thu kinh nghiệm từng bước Nhiều quốc gia đã có kinh nghiệm phát triển hệ thống thông tin y tế quốc gia thử nghiệm và các vấn đề gặp phải do nhiều lý do khác nhau. Những vấn đề phát sinh ngoài dự kiến như lịch sử, văn hóa, và môi trường kinh tế ngay cả khi họ chuẩn bị các kế hoạch rất chu đáo và tỉ mỉ. Việt Nam chưa có kinh nghiệm tốt về việc thực hiện hệ thống thông tin quốc gia và hơn nữa đây là lần đầu Việt Nam nỗ lực thực hiện hệ thống thông tin y tế quốc gia. Vì vậy, nếu không có rất nhiều sự giúp đỡ từ nước ngoài, Việt Nam sẽ vẫn còn tiếp xúc với nhiều rủi ro. 3.1.3 Khó khăn trong việc đảm bảo nguồn kinh phí Hiệu quả đạt được từ việc thực hiện hệ thống thông tin bệnh viện là rất lớn đủ để trang trải các chi phí đầu tư tuy nhiên việc xây dựng một hệ thống thông tin bệnh viện vẫn rất tốn kém. Và việc cân nhắc các điều kiện kinh tế hiện tại của Việt Nam không đủ bảo đảm nguồn kinh phí. Vì thế hệ thống IDC (Trung tâm dữ liệu internet) có lẽ là một trong những lựa chọn tốt nhất hơn là gây ra sự hồi quy của hệ thống thông tin bệnh viện trong khi cố gắng mở rộng khi không thực tế. IDC nhằm để nâng cấp môi trường tính toán. IDC cung cấp dịch vụ thông tin để tổ chức lại phí dịch vụ không nằm trong môi trường tính toán cá nhân. Đây cũng có thể là sự thay thế tốt hơn cho tình trạng hiện tại của Việt Nam. 41 Tốt nhất là chúng ta nên bắt đầu với tất cả những phần cần thiết. Vì vậy chúng ta cần nắm rõ những vấn đề có thể xảy ra và chuẩn bị các biện pháp đối phó. Tiếp đó, chúng ta từng bước mở rộng các giới hạn của ứng dụng để tránh được những thử nghiệm khác và các lỗi xảy ra, hơn là làm tất cả cùng một lúc. 3.1.4 Đề xuất kế hoạch phát triển hệ thống thông tin y tế tại Việt Nam Trong quá trình điều tra môi trường và các điều kiện khác nhau, chúng tôi đề xuất rằng Việt Nam nên thực thi hệ thống thông tin y tế từng bước như sau: Mục tiêu Các đối tượng chính Giai đoạn 1  Kiểm tra khả năng của hệ thống thông tin y tế  Thành lập một cơ sở cho việc mở rộng trong tương lai  Thiết kế CPOE  Thực thi CPOE ở bệnh viện mục tiêu  Phân tích và giải quyết các vấn đề  Kiểm tra áp dụng cho việc mở rộng và xem lại cơ sở hạ tầng CNTT. Giai đoạn 2  Việt Nam thực hiện hệ thống thông tin tiêu chuẩn bệnh viện  Thực thi VHIS I ở bệnh viện đã được thực thi CPOE ở giai đoạn 1.  Kiểm tra áp dụng cho mô hình mở rộng Giai đoạn 3  Mở rộng VHIS I  Thực thi VHIS II cho các bệnh viện đa khoa nhỏ và vừa  Mở rộng VHIS I ở 3 bệnh viện mục tiêu với quy mô 500 giường bệnh.  Thực thi VHIS II cho các bệnh viện đa khoa nhỏ hơn với quy mô 200 giường.  Cung cấp dịch vụ VHIS II cho 10 bệnh viện với 1 máy chủ và hệ thống mạng nội bộ Intranet.  Kiểm tra các áp dụng của IDC Giai đoạn 4  Thực thi dịch vụ thông tin y tế cho toàn quốc.  Hoàn thiện hệ thống thông tin y tế Việt Nam.  Thực thi IDC (Internet Data Center)  Thực thi cơ sở dữ liệu trung tâm và cung cấp dịch vụ cho thông tin y tế công cộng và thông tin phòng chống bệnh Bảng 3.2. Mục tiêu và đối tượng chính trong việc phát triển hệ thống thông tin y tế Điều này có thể là tốt hơn cho tất cả các bệnh viện tại Việt Nam để chạy hệ thống thông tin của mình nhưng nó không thể ở giai đoạn ban đầu của việc đưa vào hệ thống thông tin bởi vì các vấn đề liên quan đến ngân sách và sự sẵn sàng của IT. Bệnh viện 42 đa khoa có nhiều khoa và có nhiều bệnh nhân nội trú và ngoại trú vì thế việc cải thiện hiệu quả nghiệp vụ sẽ mang lại lợi ích rất lớn thông qua hệ thống thông tin y tế. Vì thế chúng ta có thể đề nghị rằng nên thực thi HIS ở bệnh viện Trung Ương và kế đến là bệnh viện cấp tỉnh với khoảng 500 giường và cuối cùng là mở rộng xuống bệnh viện cấp quận huyện với quy mô khoảng 200 giường ở giai đoạn 3. Bệnh viện cấp quận, huyện thông thường có khoảng 100 giường và có ít khoa, số lượng bệnh nhân ít, vì thế quy trình nghiệp vụ cũng đơn giản hơn ở các bệnh viện lớn. Vì vậy VHIS (Vietnam Health Information System) cần có 2 phiên bản: - VHIS I: chủ yếu được thực thi ở các bệnh cấp Trung Ương và cấp tỉnh với quy mô lớn hơn 500 giường. - VHIS II: chủ yếu được cài đặt và mở rộng cho các bệnh viện đa khoa cấp quận, huyện với quy mô khoảng 200 giường, phiên bản thu gọn của VHIS I. Trong trường hợp bệnh viện có hơn 500 giường, loại ASP (Application Service Provider – Nhà cung cấp dịch vụ ứng dụng) có thể là một giải pháp thay thế sẽ cân nhắc đến quy mô kinh tế như chia sẻ phần cứng và mạng máy tính ngoại trừ các ứng dụng phần mềm. Dĩ nhiên, bệnh viện có thể có phòng IT và hệ thống thông tin tốt. Trong trường hợp bệnh viện đa khoa trên dưới 100 giường (có khoảng 609 bệnh viện, theo số liệu thống kê của Bộ Y tế vào năm 2008), hệ thống SaaS (Software As A Service - phần mềm như một dịch vụ) được cân nhắc sử dụng, bệnh viện có thể sử dụng hệ thống thông tin chỉ bằng kết nối internet. SaaS cung cấp mọi thứ bao gồm phần cứng, phần mềm và mạng máy tính. 3.2 Phạm vi thực hiện Mục tiêu của hệ thống thông tin là đảm bảo sự tiện lợi và mang lại hiệu quả đến mọi người dân có thể sử dụng dịch vụ y tế chất lượng cao mọi lúc, mọi nơi. Cũng vì mục tiêu trên, cần có sự chuẩn bị chu đáo hệ thống dịch vụ y tế để có thể cải thiện hiệu quả của nghiệp vụ trong bệnh viện, cải thiện chất lượng dịch vụ y tế thông qua tăng cường trao đổi thông tin điện tử với các bệnh viện khác, đáp ứng linh hoạt các yêu cầu từ sức khỏe của người tiêu dùng và sự thay đổi của môi trường. Hệ thống thông tin nâng cao cũng cung cấp môi trường làm việc thuận tiện, mọi người có thể làm việc một cách thông minh và sáng tạo hơn là lặp đi lặp lại những 43 công việc đơn giản. Cụ thể là hệ thống giúp nâng cao giá trị nghiệp vụ thông qua việc giảm thiểu thời gian thực hiện những công việc đơn giản như ghi chép, gửi, tính toán, yêu cầu thông tin, v.v và kết quả dẫn đến việc nâng cao chất lượng dịch vụ y tế. Hệ thống thông tin bệnh viện chuẩn có thể hỗ trợ dịch vụ y tế nâng cao. Như đã đề cập ở trên CPOE (Computerized Physician’s Order Entry) chính là cốt lõi của HIS sẽ được thực thi ở giai đoạn 1. Hình 3.2. Cấu hình của hệ thống thông tin bệnh viện chuẩn 44 Các chức năng chính của CPOE (Computerized Physician’s Order’s Entry) được trình bày chi tiết trong bảng sau: Chức năng chủ yếu Diễn giải Hướng dẫn/ đăng ký và thanh toán viện phí  Hướng dẫn bệnh nhân ngoại trú, thanh toán chi phí bệnh nhân ngoại trú, điều trị bệnh nhân ngoại trú, chi phí hàng ngày, v.v  Đăng ký nhập viện, đăng ký trẻ em sơ sinh, chuyển hay thay đổi  Các loại biểu mẫu phân tích dữ liệu đầu vào/dữ liệu đầu ra  Thanh toán viện phí cho xuất viện, hay hóa đơn tạm thời. Điều trị y khoa  Tạo ra các phiếu/toa thuốc chung, quản lý toa thuốc và bệnh.  Quản lý chi tiết điều trị, quản lý ngày ra yêu cầu.  Lịch trình nhập viện và đặt chỗ cho bệnh nhân ngoại trú đầu vào. Điều dưỡng bệnh nhân ngoại trú  Xác nhận tiến trình điều trị, thay đổi lịch trình xét nghiệm kiểm tra.  Quản lý các yêu cầu bổ sung đầu vào và đặt chỗ cho bệnh nhân ngoại trú.  Tạo các báo cáo như số liệu thống kê hàng ngày/hàng tháng. Điều dưỡng khu vực (Trẻ em mới sinh/ chuyển phòng)  Quản lý các biểu hiện của bệnh nhân và tiếp nhận các yêu cầu.  Yêu cầu điều dưỡng đầu vào, quản lý hồ sơ điều dưỡng, quản lý xuất viện của bệnh nhân.  Quản lý chuyển phòng và thay đổi khoa, thay đổi chế độ dinh dưỡng.  Quản lý trẻ sơ sinh / sách cung cấp cho trẻ. Giải phẫu/gây mê  Quản lý tình trạng của phòng giải phẫu, quản lý đặt chỗ giải phẫu.  Quản lý các yêu cầu đầu vào của giải phẫu,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_nghien_cuu_viec_xay_dung_va_phat_trien_mo_hinh_he_t.pdf
Tài liệu liên quan