MỤC LỤC
TỔNG QUAN ĐỀ TÀI .1
I. Bối cảnh đề tài . 1
II. Mục đích . 2
III. Hướng nghiên cứu. 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT .4
I. Lập trình Java trong môi trường Web . 4
I.1. Một số khái niệm liên quan đến Web . 4
I.2. Kết nối cơ sở dữ liệu. 9
II. Mô hình phát triển ứng dụng Web . 11
II.1. Kiến trúc mô hình 1 . 11
II.2. Kiến trúc mô hình 2 (Model – View – Controller). 12
III. Ngôn ngữ mô hình hóa thống nhất (UML) . 12
III.1. Giới thiệu UML . 12
III.2. UML và các giai đoạn của chu trình phát triển phần mềm . 15
PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG . 17
I. Phân tích hiện trạng. 17
II. Phân tích chức năng của hệ thống . 29
II.1. Các tác nhân (actor) . 29
II.2. Usecase của admin. 29
II.3. Usecase của giáo viên . 34
II.4. Usecase của sinh viên . 36
III. Thiết kế . 39
III.1. Sơ đồ lớp (class diagram) . 39
III.2. Sơ đồ thành phần (component diagram). 43
III.3. Sơ đồ triển khai (deployment diagram) . 44
XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC . 45
I. Xây dựng chương trình . 45
I.1. Xây dựng dữ liệu . 45
I.2. Xây dựng giao diện . 56
I.3. Xây dựng gói theo mô hình MVC . 58
I.4. Các giải pháp . 61
II. Kết quả đạt được . 69
KẾT LUẬN . 75
I. Đánh giá kết quả . 75
I.1. Về mặt lý thuyết. 75
I.2. Về mặt chương trình . 75
II. Hướng phát triển . 76
II.1. Về mặt lý thuyết. 76
II.2. Về mặt chương trình . 76
86 trang |
Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 3295 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu xây dựng hệ thống website quản lý đào tạo tín chỉ cho đại học Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o hướng đối tượng được xây dựng bởi ba tác giả trên với chủ đích là:
- Mô hình hoá các hệ thống sử dụng các khái niệm hướng đối tượng.
- Thiết lập một kết nối từ nhận thức của con người đến các sự kiện cần mô hình hoá.
- Giải quyết vấn đề về mức độ thừa kế trong các hệ thống phức tạp, có nhiều ràng buộc
khác nhau.
- Tạo một ngôn ngữ mô hình hoá có thể sử dụng được bởi người và máy.
III.2. UML và các giai đoạn của chu trình phát triển phần mềm
III.2.1. Giai đoạn nghiên cứu sơ bộ
UML đưa ra khái niệm Use Case để nắm bắt các yêu cầu của khách hàng (người sử dụng). UML sử dụng biểu đồ Use case (Use Case Diagram) để nêu bật mối quan hệ cũng như sự giao tiếp với hệ thống.
Qua phương pháp mô hình hóa Use case, các tác nhân (Actor) bên ngoài quan tâm đến hệ thống sẽ được mô hình hóa song song với chức năng mà họ đòi hỏi từ phía hệ thống (tức là Use case). Các tác nhân và các Use case được mô hình hóa cùng các mối quan hệ và được miêu tả trong biểu đồ Use case của UML. Mỗi một Use case được mô tả trong tài liệu, nó sẽ đặc tả các yêu cầu của khách hàng: Anh ta hay chị ta chờ đợi điều gì ở phía hệ thống mà không hề để ý đến việc chức năng này sẽ được thực thi ra sao.
III.2.2. Giai đoạn phân tích
Giai đoạn phân tích quan tâm đến quá trình trừu tượng hóa đầu tiên (các lớp và các đối tượng) cũng như cơ chế hiện hữu trong phạm vi vấn đề. Sau khi nhà phân tích đã nhận biết được các lớp thành phần của mô hình cũng như mối quan hệ giữa chúng với nhau, các lớp cùng các mối quan hệ đó sẽ được miêu tả bằng công cụ biểu đồ lớp (class diagram) của UML.
Sự cộng tác giữa các lớp nhằm thực hiện các Use case cũng sẽ được miêu tả nhờ vào các mô hình động (dynamic models) của UML. Trong giai đoạn phân tích, chỉ duy nhất các lớp có tồn tại trong phạm vi vấn đề (các khái niệm đời thực) là được mô hình hóa. Các lớp kỹ thuật định nghĩa chi tiết cũng như giải pháp trong hệ thống phần mềm, ví dụ như các lớp cho giao diện người dùng, cho ngân hàng dữ liệu, cho sự giao tiếp, trùng hợp, v.v..., chưa phải là mối quan tâm của giai đoạn này.
III.2.3. Giai đoạn thiết kế
Trong giai đoạn này, kết quả của giai đoạn phân tích sẽ được mở rộng thành một giải pháp
kỹ thuật. Các lớp mới sẽ được bổ sung để tạo thành một hạ tầng cơ sở kỹ thuật: Giao diện người dùng, các chức năng để lưu trữ các đối tượng trong ngân hàng dữ liệu, giao tiếp với các
hệ thống khác, giao diện với các thiết bị ngoại vi và các máy móc khác trong hệ thống, .... Các lớp thuộc phạm vi vấn đề có từ giai đoạn phân tích sẽ được "nhúng" vào hạ tầng cơ sở kỹ thuật này, tạo ra khả năng thay đổi trong cả hai phương diện: Phạm vi vấn đề và hạ tầng cơ
sở. Giai đoạn thiết kế sẽ đưa ra kết quả là bảng đặc tả chi tiết cho giai đoạn xây dựng hệ
thống.
III.2.4. Giai đoạn xây dựng
Trong giai đoạn xây dựng (giai đoạn lập trình), các lớp của giai đoạn thiết kế sẽ được biến thành những dòng code cụ thể trong một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng cụ thể (không nên dùng một ngôn ngữ lập trình hướng chức năng!). Phụ thuộc vào khả năng của ngôn ngữ được sử dụng, đây có thể là một công việc khó khăn hay dễ dàng. Khi tạo ra các mô hình phân tích và thiết kế trong UML, tốt nhất nên cố gắng né tránh việc ngay lập tức biến đổi các mô hình này thành các dòng code. Trong những giai đoạn trước, mô hình được sử dụng để dễ hiểu, dễ giao tiếp và tạo nên cấu trúc của hệ thống; vì vậy, vội vàng đưa ra những kết luận về
việc viết code có thể sẽ thành một trở ngại cho việc tạo ra các mô hình chính xác và đơn giản.
Giai đoạn xây dựng là một giai đoạn riêng biệt, nơi các mô hình được chuyển thành code.
III.2.5. Thử nghiệm
Một hệ thống phần mềm thường được thử nghiệm qua nhiều giai đoạn và với nhiều nhóm thử nghiệm khác nhau. Các nhóm sử dụng nhiều loại biểu đồ UML khác nhau làm nền tảng cho công việc của mình: Thử nghiệm đơn vị sử dụng biểu đồ lớp (class diagram) và đặc tả lớp, thử nghiệm tích hợp thường sử dụng biểu đồ thành phần (component diagram) và biểu đồ cộng tác (collaboration diagram), và giai đoạn thử nghiệm hệ thống sử dụng biểu đồ Use case (use case diagram) để đảm bảo hệ thống có phương thức hoạt động đúng như đã được định nghĩa từ ban đầu trong các biểu đồ này.
III.2.6. Các thành phần của ngôn ngữ UML
Ngôn ngữ UML bao gồm một loạt các phần tử đồ họa (graphic element) có thể được kết
hợp với nhau để tạo ra các biểu đồ. Bởi đây là một ngôn ngữ, nên UML cũng có các nguyên tắc để kết hợp các phần tử đó.
Một số những thành phần chủ yếu của ngôn ngữ UML:
- Hướng nhìn (view): Hướng nhìn chỉ ra những khía cạnh khác nhau của hệ thống cần phải được mô hình hóa. Một hướng nhìn không phải là một bản vẽ, mà là một sự trừu tượng hóa bao gồm một loạt các biểu đồ khác nhau. Chỉ qua việc định nghĩa của một loạt các hướng nhìn khác nhau, mỗi hướng nhìn chỉ ra một khía cạnh riêng biệt của hệ thống, người ta mới có thể tạo dựng nên một bức tranh hoàn thiện về hệ thống. Cũng chính các hướng nhìn này nối kết ngôn ngữ mô hình hóa với quy trình được chọn cho giai đoạn phát triển.
- Biểu đồ (diagram): Biểu đồ là các hình vẽ miêu tả nội dung trong một hướng nhìn.
UML có tất cả 9 loại biểu đồ khác nhau được sử dụng trong những sự kết hợp khác nhau để cung cấp tất cả các hướng nhìn của một hệ thống.
- Phần tử mô hình hóa (model element): Các khái niệm được sử dụng trong các biểu
đồ được gọi là các phần tử mô hình, thể hiện các khái niệm hướng đối tượng quen thuộc. Ví dụ như lớp, đối tượng, thông điệp cũng như các quan hệ giữa các khái niệm này, bao gồm cả liên kết, phụ thuộc, khái quát hóa. Một phần tử mô hình thường được
sử dụng trong nhiều biểu đồ khác nhau, nhưng nó luôn luôn chỉ có một ý nghĩa và một
kí hiệu.
- Cơ chế chung: Cơ chế chung cung cấp thêm những lời nhận xét, bổ sung các thông
tin cũng như các quy tắc ngữ pháp chung về một phần tử mô hình; chúng còn cung cấp thêm các cơ chế để có thể mở rộng ngôn ngữ UML cho phù hợp với một phương pháp xác định (một quy trình, một tổ chức hoặc một người dùng).
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG
I. Phân tích hiện trạng
I.1. Tín chỉ
Tín chỉ là đơn vị dùng để đo lường khối lượng kiến thức và kết quả học tập đã tích lũy
được của sinh viên.
Một tín chỉ được qui định bằng 15 tiết học lý thuyết hoặc 30 tiết thảo luận trên lớp, bài tập, thí nghiệm hoặc 45 - 60 tiết thực tập, kiến tập, chuẩn bị khoá luận.
Như vậy, nếu trong một học kỳ có 15 tuần thực học thì tín chỉ là một tiết lý thuyết hoặc 2 tiết bài tập, thực hành, thảo luận hoặc 3 đến 4 tiết thực tập, kiến tập, chuẩn bị khoá luận trong một tuần và kéo dài trong suốt học kỳ.
Ðể tiếp thu được một tiết học lý thuyết trên lớp sinh viên cần khoảng 2 - 3 tiết chuẩn bị, một tiết học thực hành hoặc bài tập cần 1 - 2 tiết chuẩn bị. Một tiết học trên lớp được quy định là 45 phút.
I.2. Học phần
I.2.1. Định nghĩa
Học phần là khối lượng kiến thức tương đối trọn vẹn, thuận tiện cho người học tích lũy
trong quá trình học tập:
Mỗi học phần thực hành có khối lượng từ 1 đến 3 tín chỉ, mỗi học phần lý thuyết hoặc học
phần có cả lý thuyết và thực hành có khối lượng từ 2 đến 5 tín chỉ.
Một học phần phải được bố trí giảng dạy trọn vẹn và phân bố đều trong một học kỳ. Khoá luận hay đồ án tốt nghiệp là một học phần đặc biệt, có khối lượng tương đương 10 - 15 tín chỉ (cụ thể xem Điều 28).
Kiến thức trong mỗi học phần được thiết kế kiểu môđun theo từng môn học hoặc được kết cấu dưới dạng tổ hợp từ nhiều môn học thành một môn học mới. Mỗi học phần phải được ký hiệu bằng một mã riêng do trường qui định.
I.2.2. Các loại học phần
- Học phần bắt buộc là học phần chứa đựng những nội dung chính yếu của ngành hay nhóm ngành đào tạo, mà tất cả mọi sinh viên thuộc ngành hay nhóm ngành đào tạo đó đều phải theo học và tích luỹ được.
- Học phần tự chọn bắt buộc là học phần chứa đựng những mảng nội dung chính yếu
của ngành hay nhóm ngành đào tạo, mà sinh viên bắt buộc phải chọn một số lượng
xác định trong số nhiều học phần tương đương được quy định cho ngành đó.
- Học phần tự chọn tự do là học phần sinh viên có thể tự do đăng ký học hay không tùy
theo nguyện vọng.
Theo nội dung và tính chất tương đối giữa các mảng kiến thức, các học phần trên có thể
được chia ra:
- Học phần tiên quyết đối với học phần X là học phần bắt buộc sinh viên phải học trước học phần X và thi đạt mới được theo học học phần X.
Ký hiệu: Y X
- Học phần học trước đối với học phần X là học phần sinh viên phải học trước học
phần X mới được học học phần X, cho dù kết quả thi có thể không đạt.
Ký hiệu: Y X
- Học phần song hành đối với học phần X là học phần sinh viên có thể theo học đồng
thời với học phần X.
Ký hiệu:
Y SH X
- Học phần tích lũy là học phần có kết quả cuối cùng của học phần đạt từ điểm 5 trở
lên. Tổng số tín chỉ của các học phần này tính từ lúc bắt đầu khoá học đến thời điểm xét, gọi là số tín chỉ tích luỹ.
- Học phần tương đương đối với học phần X, là học phần có nội dung và thời lượng đáp ứng được yêu cầu của học phần X, cụ thể là có nội dung giống nhau từ 80% trở lên và có số tín chỉ tương đương hoặc lớn hơn.
I.3. Học kỳ, năm học
I.3.1. Học kỳ
Học kỳ là thời gian để sinh viên hoàn thành một số học phần của chương trình đào tạo.
Trong mỗi học kỳ có qui định khối lượng kiến thức tối thiểu bắt buộc sinh viên phải tích lũy.
I.3.2. Năm học
Năm học có tối thiểu 2 học kỳ chính:
- Một học kỳ chính có 15 tuần thực học, 1 tuần kiểm tra giữa kỳ và 3 tuần thi;
- Ngoài các học kỳ chính, tùy theo điều kiện, trường có thể tổ chức thêm học kỳ hè dành cho những sinh viên thi không đạt ở các học kỳ chính được đăng ký học lại và những sinh viên học giỏi có điều kiện kết thúc sớm chương trình đào tạo. Một học kỳ hè có
từ 4 đến 6 tuần thực học và một tuần thi.
I.4. Khóa học
Khoá học là thời gian để sinh viên hoàn thành chương trình đào tạo của một chuyên ngành đào tạo ở trình độ đại học hoặc cao đẳng. Thời gian của một khoá học, được quy định tuỳ thuộc vào bậc học và chuyên ngành đào tạo. Tuỳ theo khả năng và điều kiện học tập, sinh viên có thể rút ngắn hoặc kéo dài thời gian học tối đa như sau :
Bậc học
Thời gian
đào tạo
Số tín chỉ
tích luỹ tối đa
Thời gian rút ngắn tối đa
Thời gian
kéo dài tối đa
Ðại học
5 năm
260
3 học kỳ chính
5 học kỳ chính
Đại học
4,5 năm
235
2 học kỳ chính
4 học kỳ chính
Đại học
4 năm
180-210
2 học kỳ chính
4 học kỳ chính
Cao đẳng
3 năm
150
2 học kỳ chính
3 học kỳ chính
I.5. Lớp học
Bảng 5 – Chi tiết từng loại khóa học
I.5.1. Lớp học phần
Những sinh viên theo học cùng một học phần trong cùng một khoảng thời gian và cùng giảng viên, tạo thành một lớp học phần. Mỗi lớp học phần được ký hiệu bằng một mã số riêng
do trường quy định.
I.5.2. Lớp sinh hoạt
Những sinh viên cùng khoá tuyển sinh, đăng ký học cùng chuyên ngành đào tạo trong cùng một khoá đào tạo, được tổ chức thành lớp sinh hoạt. Lớp sinh hoạt có mã số riêng, được tổ chức tương đối ổn định từ đầu cho đến cuối khoá học.
I.6. Các loại điểm
I.6.1. Điểm bảo lưu, diểm tương đương
Sinh viên đã thi đạt yêu cầu một học phần hoặc học phần tương đương (xem mục 3.2.2) ở một trường nào đó trong thời gian không quá 5 năm, nếu muốn xin miễn học học phần đó, phải làm đơn kèm theo xác nhận (số tiết học, số tín chỉ và điểm) gửi về phòng Đào tạo của trường chậm nhất là 1 tháng trước khi thi kết thúc học phần. Nếu được chấp thuận thì học phần đó sẽ được điểm mà sinh viên đã đạt và kèm theo chữ bảo lưu (BL). Đối với học phần tương đương điểm học phần sẽ được ghi kèm ký hiệu (TĐ).
I.6.2. Các loại điểm khác
- Điểm trung bình chung học tập (ĐTBCHT) được tính theo mỗi học kỳ hoặc năm học.
ĐTBCHT được tính dựa theo điểm và số tín chỉ của tất cả các học phần mà sinh viên
đã đăng ký học và dự thi trong học kỳ (kể cả các học phần được đăng ký học lại), trừ
các học phần được bảo lưu và được miễn.
- Điểm trung bình chung tích lũy (ĐTBCTL) là điểm trung bình chung của tất cả các
học phần mà sinh viên đã đăng ký học và dự thi cũng như các học phần được bảo lưu
và tương đương được miễn tính từ đầu khoá học cho đến thời điểm xét.
- Điểm rèn luyện quy đổi (ĐRLqđ) là điểm quy đổi từ kết quả rèn luyện của sinh viên.
Theo Quy chế đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh, sinh viên các Trường Đại học,
Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp hệ chính quy ban hành theo Quyết định số
42/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 21/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, mức
quy đổi được tính như sau:
Kết quả rèn luyện
Điểm rèn luyện quy đổi
Rèn luyện đạt loại xuất sắc
1,0 điểm
Rèn luyện đạt loại tốt
0,8 điểm
Rèn luyện đạt loại khá
0,6 điểm
Rèn luyện đạt loại trung bình khá
0,4 điểm
Rèn luyện đạt loại trung bình
0,0 điểm
Rèn luyện loại yếu
-0,5 điểm
Rèn luyện loại kém
-1,0 điểm
Bảng 6 – Điểm rèn luyện quy đổi
- Điểm trung bình chung mở rộng (ĐTBCMR) bằng tổng điểm trung bình chung học tập và điểm rèn luyện quy đổi.
Cách tính điểm trung bình chung học tập, trung bình chung tích lũy và trung bình chung
mở rộng được quy định tại Điều 22 của Quy chế này.
I.7. Chương trình đào tạo
I.7.1. Nội dung đào tạo
Nội dung đào tạo trong toàn khoá học ở mỗi trình độ của từng chuyên ngành đào tạo được thể hiện thành chương trình đào tạo. Chương trình đào tạo của mỗi chuyên ngành đào tạo do các trường thành viên xây dựng trên cơ sở chương trình khung của Bộ Giáo dục & Ðào tạo qui định và được Giám đốc Ðại học Đà Nẵng phê duyệt. Chương trình khung gồm cơ cấu nội dung và số tín chỉ các học phần, thời gian đào tạo, tỷ lệ phân bổ thời gian đào tạo giữa khối kiến thức giáo dục đại cương và khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp, giữa lý thuyết và thực hành.
I.7.2. Chương trình đào tạo bao gồm 2 khối kiến thức
- Khối kiến thức giáo dục đại cương (GDĐC) gồm các học phần thuộc các lĩnh vực: khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên và toán, ngoại ngữ, giáo dục quốc phòng và giáo dục thể chất, nhằm trang bị cho sinh viên nền học vấn rộng để tiếp thu
tốt kiến thức chuyên môn, tạo tiềm lực cho người được đào tạo dễ dàng thích nghi với môi trường làm việc, tự cập nhật kiến thức trước tình hình phát triển nhanh của khoa học và công nghệ.
- Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp (GDCN) gồm các học phần cơ sở, ngoại ngữ phục vụ chuyên ngành và các học phần chuyên môn nhằm cung cấp cho người học những kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp ban đầu cần thiết.
I.7.3. Mỗi khối kiến thức có 2 nhóm học phần sau
- Nhóm học phần bắt buộc gồm những học phần chứa đựng những nội dung kiến thức chính yếu của ngành đào tạo, bắt buộc sinh viên phải học và chiếm khoảng 70 - 80% khối lượng kiến thức toàn khoá.
Nhóm học phần tự chọn gồm những học phần chứa đựng những nội dung cần thiết nhưng sinh viên được tự chọn để tích lũy đủ số tín chỉ qui định và chiếm khoảng 20 - 30% khối lượng kiến thức toàn khoá.
I.8. Quy tắc đánh mã
I.8.1. Mã trường
Mã trường: 1 ký tự, có dạng U
Mã
Ký hiệu in
Tên đơn vị
0
ĐHĐN
Cơ quan Đại học Đà Nẵng
1
ĐHBK
Đại học Bách khoa
2
ĐHKT
Đại học kinh tế
3
ĐHSP
Đại học Sư phạm
4
ĐHNN
Đại học Ngoại ngữ
5
CĐCN
Cao đẳng Công nghệ
Bảng 7 – Mã của một số trường thuộc ĐH Đà Nẵng
I.9. Mã khoa
Mã khoa: 3 ký tự, có dạng
- U: Mã trường.
U D D
- DD: Số thứ tự khoa trong trường.
Mã Khoa
Tên Khoa
Ghi chú
101
Khoa Cơ khí
102
Khoa Công nghệ thông tin
103
Khoa Cơ khí giao thông
104
Khoa Công nghệ Nhiệt- Điện lạnh
105
Khoa Điện
106
Khoa Điện tử Viễn thông
107
Khoa Hóa
108
Khoa Sư phạm kỹ thuật
109
Khoa Xây dựng Cầu Đường
110
Khoa Xây dựng Dân dựng & công
nghiệp
111
Khoa Xây dựng Thủy lợi - Thủy điện
112
Dự án đào tạo kỹ sư Việt-Pháp
113
Phòng Hành chính tổng hợp
114
Phòng Đào tạo & Công tác sinh viên
115
Tổ tài vụ
3xx
Khoa Toán – Đại học Sư Phạm
3xx
Khoa Lý – Đại học Sư Phạm
3xx
Khoa Hóa – Đại học Sư Phạm
3xx
Khoa Tâm lý - Giáo dục,ĐH Sư Phạm
2xx
Khoa Mác-Lênin Đại học Kinh tế
4xx
Khoa Ngoại ngữ chuyên ngành- Đại học
Ngoại Ngữ
4xx
Khoa Pháp - ĐH Ngoại Ngữ
0xx
Trung tâm Giáo dục Thể chất
601
Trung tâm Giáo dục Quốc phòng
Bảng 8 – Mã của các khoa
I.9.1. Mã ngành
U
D
D
Mã ngành: 5 ký tự, có dạng N S
- UDD: Mã khoa.
- N: Số thứ tự ngành trong khoa.
- S: Mã chuyên ngành (ngành chung thì S=0 ).
Mã ngành
Tên ngành
Thuộc khoa
10110
Cơ khí Chế tạo máy
Cơ khí
10120
Cơ điện tử
Cơ khí
10130
Cơ khí - Luyện - Cán thép
Cơ khí
10210
Công nghệ thông tin
Công nghệ thông tin
10220
Khoa học máy tính (Dự kiến)
Công nghệ thông tin
10230
Mạng máy tính (Dự kiến)
Công nghệ thông tin
10240
Công nghệ phần mềm (Dự kiến)
Công nghệ thông tin
10250
Tin học công nghiệp (Dự kiến)
Công nghệ thông tin
10310
Cơ khí động lực
Cơ khí Giao thông
10410
Công nghệ Nhiệt – Điện lạnh
Công nghệ Nhiệt- Điện lạnh
10420
Thiết bị năng lượng (Dự kiến)
Công nghệ Nhiệt- Điện lạnh
10430
Kỹ thuật nhiệt lạnh (Dự kiến)
Công nghệ Nhiệt- Điện lạnh
10510
Kỹ thuật điện
Điện
10520
Hệ thống điện (Dự kiến)
Điện
10530
Tự động hóa (Dự kiến)
Điện
10540
Điện công nghiệp (Dự kiến)
Điện
10610
Kỹ thuật Điện tử
Điện tử- Viễn thông
10620
Kỹ thuật Viễn thông
Điện tử- Viễn thông
10630
Kỹ thuật Máy tính
Điện tử- Viễn thông
10710
Công nghệ Thực phẩm
Hóa
10720
Công nghệ Sinh học
Hóa
10730
Công nghệ Hóa học
Hóa
10740
Công nghệ vật liệu - Silicat
Hóa
10750
Công nghệ vật liệu - Pôlyme
Hóa
10760
Công nghệ vật liệu - Điện hóa
Hóa
10770
Công nghệ hóa học - Dầu & Khí
Hóa
10780
Công nghệ Hóa in (Dự kiến)
Hóa
10790
Công nghệ Hóa nhuộm (Dự kiến)
Hóa
10711
Công nghệ hóa dược (Dự kiến)
Hóa
10810
Sư phạm Kỹ thuật Công nghiệp
Sư phạm Kỹ thuật
10820
Sư phạm kỹ thuật Điện - Điện tử
Sư phạm Kỹ thuật
10830
Sư phạm kỹ thuật Điện tử - Tin học
Sư phạm Kỹ thuật
10840
Sư phạm kỹ thuật Công nghệ thực phẩm
(Dự kiến)
Sư phạm Kỹ thuật
10850
Sư phạm kỹ thuật Cơ Điện tử (Dự kiến)
Sư phạm Kỹ thuật
10860
Sư phạm kỹ thuật Xây dựng (Dự kiến)
Sư phạm Kỹ thuật
10910
Xây dựng Cầu - Đường
Xây dựng Cầu đường
10920
Cầu - Hầm (Dự kiến)
Xây dựng Cầu đường
10930
Đường Ôtô và đường thành phố (Dự kiến)
Xây dựng Cầu đường
10940
Đường Ôtô và đường sân bay (Dự kiến)
Xây dựng Cầu đường
10950
Kỹ thuật Giao thông (Dự kiến)
Xây dựng Cầu đường
10960
Công trình Ngầm (Dự kiến)
Xây dựng Cầu đường
10970
Kiểm định chất lượng công trình GT (Dự
kiến)
Xây dựng Cầu đường
10980
Cầu đô thị (Dự kiến)
Xây dựng Cầu đường
10990
Vật liệu xây dựng (Dự kiến)
Xây dựng Cầu đường
11010
Xây dựng dân dụng và công nghiệp
Xây dựng Dân dựng & công
nghiệp
11020
Kiến trúc
Xây dựng Dân dựng & công
nghiệp
11030
Công nghệ Môi trường
Xây dựng Dân dựng & công
nghiệp
11040
Kỹ thuật đô thị (Dự kiến)
Xây dựng Dân dựng & công
nghiệp
11110
Xây dựng Thủy lợi - Thủy điện
Xây dựng TL-TĐ
11120
Kinh tế Xây dựng và Quản lý Dự án
Xây dựng TL-TĐ
11130
Cảng và Công trình ven bờ (Dự kiến)
Xây dựng TL-TĐ
11140
Công trình thủy điện (Dự kiến)
Xây dựng TL-TĐ
11150
Quản lý và Khai thác Tài nguyên nước (Dự
kiến)
Xây dựng TL-TĐ
11160
Xây dựng Cơ sở hạ tầng nông thôn (Dự
kiến)
Xây dựng TL-TĐ
11210
Sản xuất tự động
Dự án đào tạo kỹ sư Việt-Pháp
Bảng 9 – Mã của các ngành thuộc đại học Bách Khoa Đà Nẵng
Z
U
D
D
M
M
M
Mã học phần: 7 ký tự, có dạng
- UDD: Mã khoa quản lý học phần.
- MMM: Số thứ tự học phần trong khoa.
- Z: Đặc thù học phần (0 - HP chung toàn trường; 1 - HP chung toàn trường hệ (Cao
đẳng / trung cấp); 2 - HP chung cho một số ngành khác nhau; 3 - HP chuyên ngành ). Ví dụ: Một học phần có mã là 1010070 thì
- 3 ký số "101" đầu tiên: có nghĩa học phần này thuộc Khoa Cơ Khí.
- Số "007" tiếp theo: có nghĩa đây là học phần được đánh số thứ tự 007 trong Khoa đó.
- Ký số "0" cuối cùng: có nghĩa đây là học phần dạy cho toàn trường (ví dụ: các môn
Mác - LêNin).
I.9.3. Mã lớp sinh hoạt
Mã lớp: 10 ký tự, có dạng
- UDD: Mã khoa quản lý.
- NS: Ngành.
U D D N S K K L H C
- KK: Mã khoá học là 2 ký tự (2 số cuối) của niên khóa (vòng đời phần mềm có thể
khoảng vài chục năm).
- L: Số thứ tự lớp (Class) trong một khoa của niên khóa đó (bắt đầu từ 1 đến 9).
- H: Mã hình thức đào tạo (1- chính qui, 2- vừa học vừa làm, …).
- C: Cấp đào tạo (1- Đại học, 2- Cao đẳng, 3-Trung cấp). Ví dụ: Một lớp có mã là 1010420511 thì
- 3 ký số "101" tiếp theo: có nghĩa lớp này thuộc Khoa Cơ Khí của trường.
- 2 ký tự “04” là mã ngành Cơ khí chế tạo trong khoa cơ khí.
- 1 ký số "2" tiếp theo: có nghĩa đây là lớp sinh hoạt được đánh số thứ tự 2 trong Khoa
Cơ Khí của trường .
- 2 ký số "05" đầu tiên: có nghĩa lớp này thuộc khoá học vào trường năm 2005.
- Ký số "1" tiếp theo: có nghĩa lớp này thuộc hệ chính quy.
- Ký số "1" tiếp theo nữa: có nghĩa lớp này thuộc cấp đại học.
I.9.4. Mã lớp học phần
U
D
D
Mã lớp học phần: 11 ký tự, có dạng
M
M
M
Z K K S S
- UDDMMMZ: Mã môn học (xem giải thích phía trên).
- KK: Mã khóa học (2 số cuối của niên khóa).
- SS: Số thứ tự của lớp học phần.
I.9.5. Mã sinh viên
Mã sinh viên: 12 ký tự, có dạng
U D D N S L K K H C S S
- UDDNS: Mã ngành sinh viên đăng ký học.
- L: Số thứ tự lớp.
- KK: Khóa học (2 số cuối của niên khóa).
- H: Mã hình thức đào tạo (1- chính qui, 2- vừa học vừa làm, …).
- C: Cấp đào tạo (1- Đại học, 2- Cao đẳng, 3-Trung cấp).
- SS: Số thứ tự sinh viên trong lớp.
Ví dụ: một sinh viên có mã số 102101061115
Có nghĩa như sau:
- 10210 (tương ứng với UDDNS): sinh viên thuộc Ngành Công nghệ thông tin.
- 1 (tương ứng với L): lớp số 1.
- 06 (tương ứng với KK): khóa 2006 – 2011.
- 1 (tương ứng với H): hệ chính qui.
- 1 (tương ứng với C): cấp đào tạo - đại học
- 15 (tương ứng với SS): số thứ tự của sinh viên trong lớp sinh hoạt là 15.
I.10. Quy trình sinh viên đăng ký lớp học phần
Hiện tại, quá trình sinh viên đăng ký học một lớp học phần tiến hành bằng tay theo nhiều bước. Với các bước, sinh viên được phát tài liệu và giấy đăng ký đi kèm. Nếu quá trình đăng
ký có sự xung đột hoặc bất hợp lý thì phòng đào tạo sẽ tự điều chỉnh hoặc thông báo cho các sinh viên để chỉnh sửa.
I.10.1. Mô tả quy trình
Hình 7 – Quy trình sinh viên đăng ký lớp học phần
I.10.2. Diễn giải quy trình
Quy trình được thực hiện từng bước như sau:
Bước 1: Phòng đào tạo sẽ phát hành “Chương trình đào tạo khóa 2006 – 2011” vào đầu năm học. Tài liệu này là kế hoạch học tập của sinh viên của tất cả các ngành khóa 06. Tài liệu này bao gồm khung chương trình, danh sách các học phần, quan hệ các học phần, các quy định liên quan đến dạy, học, đánh giá và các vấn đề liên quan.
Bước 2: Phòng đào tạo sẽ phát hành “Sổ tay sinh viên” trước mỗi học kỳ cho sinh viên. Tài liệu này gồm tất cả các lớp học phần và chi tiết lớp học phần được dạy trong học kỳ đó. Các lớp học phần này được chia thành nhóm và mỗi nhóm tương ứng với một lớp niên chế. Trong tài liệu này, phòng đào tạo gợi ý cho sinh viên mỗi khoa nên đăng ký vào những nhóm nào cho hợp lý. Sinh viên sẽ dựa vào tài liệu này để chọn ra lớp học phần mà mình cần.
Bước 3: Phát hành mẫu đăng ký lớp học phần. Mẫu đăng ký này được phát theo từng lớp sinh hoạt. Mẫu đăng ký này là một bảng gồm nhiều dòng và nhiều cột. Cột đầu tiên là tên sinh viên của lớp, các cột tiếp theo tương ứng với các học phần có mở lớp trong học kỳ hiện hành. Sinh viên sẽ ghi mã lớp học phần (thực chất là mã nhóm) tại ô có học phần tương ứng cần đăng ký.
Bước 4: Sinh viên đăng ký và nộp lại cho phòng đào tạo. Sinh viên sẽ điền vào các ô
tương ứng mã nhóm lớp học mà mình cần đăng ký rồi nộp cho phòng đào tạo.
Bước 5: Kiểm tra điều kiện ràng buộc. Như ta đã biết, các học phần có quan hệ với nhau. Bước này kiểm tra học phần cần đăng ký liệu có cần phải học trước một số học phần khác hay không, nếu có thì sinh viên đó đã học hoặc đã vượt qua các học phần ràng buộc hay không. Nếu có sự xung đột nghĩa là sinh viên vẫn chưa học hoặc không thể vượt qua học phần ràng buộc thì phòng quy trình sẽ chuyển sang bước 6. Ngược lại, quy trình sẽ chuyển sang bước 7.
Bước 6: Thông báo lỗi cho sinh viên. Vì kế hoạch đào tạo của trường rất chặt chẽ nên, thông thường có rất ít sinh viên không đáp ứng yêu cầu về các ràng buộc học phần. Do đó, phòng đào tạo sẽ phát hành thông báo cho những sinh viên vẫn chưa đăng ký được và dán ở từng khoa. Sinh viên đọc được thông báo này sẽ liên hệ với phòng đào tạo để chỉnh sửa cho phù hợp. Nghĩa là sinh viên sẽ thực hiện lại bước 4.
Bước 7: Kiểm tra xung đột thời khóa biểu. Bước này kiểm tra liệu thời khóa biểu của sinh viên có bị xung đột hay không. Nghĩa là kiểm tra xem có hiện tượng trong cùng một thời điểm, sinh viên có học 2 lớp học phần khác nhau hay không. Nếu có xung đột thì tiến trình sẽ chuyển sang bước 6. Ngược lại tiến trình sẽ chuyển sang bước 8.
Bước 8: Kiểm tra số lượng từng lớp học phần. Khi đăng ký, sinh viên không hề biết được
có bao nhiêu người cùng đăng ký như mình vào một lớp học phần do đó sẽ có hiện tượng số sinh viên đăng ký vào lớp học phần vượt quá số lượng cho phép của lớp học phần đó. Nếu số lượng sinh viên đăng ký vượt quá số lượng cho phép thì tiến trình chuyển sang bước 9. Ngược lại, tiến trình sẽ chuyển sang bước 10.
Bước 9: Kiểm tra số lượng sinh viên vượt quá mức. Nếu số lượng không đáng kể thì phòng đào tạo sẽ phát hành thông báo và tiến trình sẽ quay lại bước 6.
Bước 10: Tự điều chỉnh số lượng. Tr
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LeVanMinhBaoCaoTotNghiepHeThongDangKyTinChi.doc
- LeVanMinhBaoCaoTotNghiepHeThongDangKyTinChi.pdf