Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mở đầu 1
Chơng I. điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội
của cụm công nghiệp Phú Lâm – Bắc Ninh 3
1.1 Điều kiện tự nhiên 3
1.2 Điều kiện khí hậu 4
1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội 4
CHƯƠNG 2 : HIệN TRạNG SảN XUấT GIấY TạI CƠ Sở SảN
XUấT GIấY BìNH MINH – phú lâm – bắc ninh 8
2.1 Thông tin chung 8
2.2 Công nghệ sản xuất 10
2.2.1 Công đoạn nghiền bột giấy 13
2.2.2 Công đoạn nghiền xay 14
2.2.3 Công đoạn xeo giấy 15
2.2.4 Công đoạn tạo sản phẩm 15
CHƯƠNG 3. TáC ĐộNG CủA SảN XUấT Tới MÔI TRƯờNG 16
3.1. Tác động đến môi trờng không khí 16
3.2. Tác động đến môi trờng đất 17
3.3. Tác động đến môi trờng nớc 18
Chơng IV. Các phơng pháp xử lý nớc thảI
ngành công nghiệp giấy 19
4.1. Các thông số đánh giá chất lợng nớc thải 19
4.1.1. Độ pH 19
4.1.2. Độ oxi hoà tan (DO) 19
58 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 25/02/2022 | Lượt xem: 341 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu xử lý nước thảI từ sản xuất giấy táI chế tại công ty Bình Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trung hoà hay không và tính lượng hoá chất
cần thiết trong quá trình xử lý đông keo tụ và khử khuẩn.
Sự thay đổi trị số pH làm thay đổi các quá trình hoà tan hoặc keo tụ,
làm tăng, giảm vận tốc của các phản ứng hoá sinh xảy ra trong nước.
4.1.2. Độ oxi hoà tan (DO)
Nồng độ ôxi hoà tan trong nước rất cần cho vi sinh vật hiếu khí bình
thường oxi hoà tan trong nước khoảng 8 - 10 mg/l chiếm 70 - 80% khí ôxi bão
hoà. Mức oxi hoà tan trong nước tự nhiên và nước thải phụ thuộc vào mức độ
ô nhiễm hữu cơ, vào hoạt động của thủy sinh, các hoạt động hoá sinh, hoá học
và vật lý của nước.
Trong môi trường nước bị ô nhiễm nặng ôxi được dùng nhiều cho quá
trình hoá sinh và xuất hiện hiện tượng thiếu oxi trầm trọng.
Phân tích chỉ số oxi hoà tan (DO) là một lượng những chỉ tiêu quan
trọng đánh giá sự ô nhiễm của nước và giúp ta đề ra các phương pháp xử lý
thích hợp.
4.1.3. Hàm lượng các chất rắn trong nước
Tổng chất rắn được xác định bằng trọng lượng khô phần còn lại sau khi
cho bay hơi 11 mẫu nước trên bếp cách thủy rồi sấy ở 1030C cho tới khi trọng
lượng không đổi.
+ Chất rắn lơ lửng ở dạng huyền phù (cặn lơ lửng): Hàm lượng các chất
huyền phù là trọng lượng khô của chất rắn còn lại trên giấy lọc sợi thủy tinh,
khi lọc 11 mẫu nước pha qua phễu lọc Gooch rồi sấy ở 1050C tới trọng lượng
không đổi.
20
+ Chất rắn hoà tan (DS): Hàm lượng chất rắn hoà tan chính là hiệu số
của tổng chất rắn với chất rắn huyền phù.
+ Chất rắn bay hơi (VS): Hàm lượng chất rắn bay hơi trong nước thường
biểu thị cho chất hữu cơ có trong nước. Nó là trọng lượng mất đi khi nung chất
rắn huyền phù (SS) ở 5500C trong khoảng thời gian xác định, thời gian nung
phụ thuộc vào bản chất nước đem nung.
+ Chất rắn có thể lắng: là số ml phần chất rắn của 11 mẫu nước đã lắng
xuống đáy phễu sau khoảng thời gian xác định.
4.1.4. Độ mầu
Nước thải thường có màu nâu, đỏ nâu hoặc đen được phân làm 2 dạng:
+ Mầu thực do các chất hoà tan hoặc dạng keo
+ Mầu biểu kiến là mầu của các chất lơ lửng trong nước tạo lên.
Có nhiều phương pháp xác định mầu của nước nhưng người ta thường
dùng phương pháp so mầu với dung dịch chuẩn Clorophantinat coban.
4.1.5. Độ đục
Độ đục của nước thải do các hạt lơ lửng, các chất hữu cơ phân hủy hoặc
do giới thủy sinh gây ra. Độ đục làm giảm khả năng truyền ánh sáng trong
nước, ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của các vi sinh vật tự dưỡng trong
nước. Vi sinh vật có thể bị hấp thụ bởi các chất rắn lơ lửng sẽ gây khó khăn
khi khử khuẩn.
Độ đục có thể đo bằng máy đo mầu quang điện với kính lọc mầu đỏ có
bước sáng 580 - 602 nm.
4.1.6. Tổng chất huyền phù T.S.S
Các chất huyền phù là các chất rắn tồn tại lơ lửng trong nước thời gian
tương đối dài. Chúng bao gồm các phần tử có kích thước khoảng từ 10-1 cm
đến 10-4 cm và có tỷ trọng xấp xỉ tỷ trọng của nước. Các chất huyền phù làm
tăng độ đục nước nên có thể loại chúng ra khỏi nước bằng các phương pháp xử
lý cơ học như lắng, đọng, lọc hoặc keo tụ.
21
4.1.7. Chỉ số BOD (nhu cầu oxi hóa sinh hóa)
Nhu cầu oxi sinh hoá (BOD) là lượng oxi cần thiết để oxi hoá các chất
hữu cơ có trong nước thải bằng sinh vật (chủ yếu vi khuẩn) hoạt sinh, hiếu khí.
Quá trình này được gọi là quá trình oxi hóa sinh học.
Tóm tắt quá trình: Chất hữu cơ + O2 CO2 + H2O
Vi sinh vật Tế bào mới (tăng sinh khối)
Quá trình này đòi hỏi thời gian dài ngày, vì phụ thuộc vào bản chất của
chất hữu cơ, vào các chủng vi sinh vật, nhiệt độ của nước, cũng như một số
chất có độc tính trong nước.
Bình thường 70% nhu cầu O2 được sử dụng trong 5 ngày đầu 20% trong
5 ngày tiếp theo và 99% ở ngày thứ 20 và 100% ở ngày thứ 21.
Xác định BOD được dùng rộng rãi trong kỹ thuật môi trường để:
+ Tính gần đúng lượng oxi cần thiết oxi hóa các chất hữu cơ để phân
hủy có trong nước thải.
+ Làm cơ sở tính toán kích thước các công trình xử lý.
+ Xác định hiệu suất xử lý của một số quá trình.
+ Đánh giá chất lượng nước sau khi xử lý được phép thải vào các nguồn
nước hoàn toàn chất hữu cơ bằng phương pháp sinh học, mà chỉ xác định
lượng oxi cần thiết trong năm ngày đầu ở nhiệt độ 200C trong bóng tối, trong
phòng tối để tránh quá trình quang hợp trong nước. Chỉ số này gọi là BOD5
chỉ số này được dùng hầu hết ở các nước trên thế giới.
Trong nước thải có hàm lượng chất hữu cơ lớn lượng oxi hoà tan không
đủ đáp ứng cho 5 ngày đầu ở 200C . Để xác định BOD5 thường dùng phương
pháp pha loãng mẫu nước bằng cách bổ sung vào một số chất khoáng và làm
bão hoà oxi hoà tan.
4.1.8. Chỉ số COD (nhu cầu oxi hoá)
Nhu cầu oxi hoá học (COD) là lượng oxi cần thiết cho quá trình oxi hoà
tan toàn bộ các chất hữu cơ có trong nước thành CO2 và H2O.
22
Để xác định COD người ta thường sử dụng một chất oxi hoá mạnh
trong môi trường axít. Chất oxi hoá thường dùng K2Cr207.
Phản ứng oxy hóa:
Ag2S04, t0
Chất hữu cơ + K2Cr2O7 + H+ CO2 + H2O + 2Cr2- + 2K+
Trong trường hợp các nguồn nước thải không có chất độc và tương đối
ổn định về thành phần nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp thực phẩm
ta có thể xác định một hệ số chuyển đổi từ COD ra BOD và ngược lại vì vậy
có thể sử dụng giá trị phép đo COD là chỉ số chất hữu cơ bị phân hủy trong
quá trình xử lý nước thải.
4.1.9. Hàm lượng Nitơ
Nitơ có trong nước thải thường ở trong hợp chất Protein và các sản
phẩm phân hủy: amôn, nitrat, nitrit. Chúng có vai trò quan trọng trong hệ sinh
thái nước. Mối quan hệ giữa BOD5 và N, P có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình
thành và khả năng oxi hoá của bùn hoạt tính.
Trong quá trính xử lý nước thải người ta cần xác định các chỉ số N-
NH3, NO3-NO2, để đánh giá mức độ và giai đoạn phân huỷ chất hữu cơ trong
nước thải đồng thời đề ra phương pháp khử nitrat nếu quá lượng cho phép và
đồng thời tạo điều kiện cho các vi khuẩn phản nitrat hoá hoạt động chuyển iôn
về Nitơ phân tử.
4.1.10. Hàm lượng Photpho
Photpho tồn tại ở trong nước với các dạng H2PO4-, HPO4-, PO3-4, các
pholyphosphat như Na3(PO3)6 và photphate hữu cơ. Đây là nguồn dinh dưỡng
cho thực vật dưới nước, gây ô nhiễm và góp phần thúc đẩy hiện tượng phú
dưỡng ở các thủy vực. Trong nước thải ta cần xác định hàm lượng P tổng số để
xác định tỷ số BOD5 : N : P nhằm chọn kỹ thuật bùn hoạt tính thích hợp cho
quá trình xử lý. Ngoài ra cũng nên xác lập tỉ số giữa P và N đánh giá mức dinh
dưỡng có trong nước.
23
4.1.11. Vi sinh vật trong nước thải
Vi sinh vật trong nước thải chiếm đa số về loài và số cá thể trong tập
đoàn sinh vật của nước thải. Nước thải càng bẩn càng phong phú vi sinh vật,
chủ yếu là vi khuẩn. Vi khuẩn đóng vai trò đặc biệ quan trọng các quá trình
phân hủy các chất hữu cơ có trong nước. Chúng có ý nghĩa rất lớn trong hệ
sinh thái của trái đất. Tuỳ thuộc vào phương thức dinh dưỡng vi khuẩn được
làm 2 nhóm: dị dưỡng và tự dưỡng.
a) Vi khuẩn dị dưỡng: sử dụng các chất hữu cơ làm nguồn cơ chất
cácbon và năng lượng trong các quá trình sinh tổng hợp. Phân hủy các chất
hữu cơ ở vi khuẩn được mô tả như sau:
- ở vi khuẩn hiếu khí
Chất hữu cơ + O2 CO2 + H2O + năng lượng
- ở vi khuẩn kỵ khí hay hiếm khí (anaerobic):
Chất hữu cơ + NO3 CO2 + N2 + năng lượng
Chất hữu cơ + SO4 CO2 + H2O + năng lượng
Chất hữu cơ axit hữu cơ + CO2 + SO2 + CH4 + năng
lượng
Năng lượng được giải phóng trong quá trình biến đổi hoá sinh được sử
dụng vào tổng hợp tế bào mới, phát triển tăng sinh khối và một phần thoát ra ở
dạng nhiệt.
b) Vi khuẩn tự dưỡng (autrophic) có khả năng oxy hoá chất vô cơ để thu
năng lượng và sử dụng CO2 làm nguồn cácbon cho các quá trình sinh tổng
hợp. Trong nhóm này có vi khuẩn nitrit hoá, vi khuẩn lưu huỳnh, vi khuẩn sắt.
c) Hệ vi sinh vật đường ruột và vi sinh vật gây bệnh trong nước thải:
Trong công tác giám sát ô nhiễm, người ta thường dùng vi sinh vật chỉ
thị. Chỉ cần xác định chỉ thị ta có thể kết luận nước có bị nhiễm phân hay
không và nước có thể có hoặc không có những vi sinh vật gây bệnh đường
ruột.
24
Có 3 nhóm vi sinh vật chỉ thị ô nhiễm phân:
- Nhóm Coliform đặc trưng là Escherichia coli (E.coli).
- Nhóm Streptococci đặc trưng là Streptpcoccus faecalis.
- Nhóm Clostridia khử sunfit đặc trưng là Clostridium perfringens.
Trong 3 nhóm này thì E.coli hay được dùng nhất. Xác định E.coli và kết
quả thể hiện bằng 2 cách tính: chuẩn coli (là số ml nước có một tế bào E.coli)
và chỉ số coli (là số tế bào có trong 1ml nước).
4.2. Các phương pháp xử lý nước thải
4.2.1. Một số nguyên tắc khi tiến hành xử lý nước thải.
Trước hết phải xem nước thải từ các công đoạn công nghệ có những đặc
điểm nào cần quan tâm đặc biệt để tránh pha loãng không cần thiết và không
có lợi. Do vậy cần phải thực hiện nguyên tắc sau:
- Nước làm mát thiết bị (nếu không tham gia vào chu trình hở), nước
mưa không ô nhiễm được thải vào hệ thống riêng hoặc có thể tái sử dụng.
Nước mưa bị ô nhiễm đưa đến trạm xử lý.
- Nước thải có nồng độ nhiễm bẩn cao hay có chất ô nhiễm đặc biệt
được thu gom riêng biệt (nước chứa xianua (CN), cromat, nước muối...). Cần
có biện pháp xử lý riêng hoặc cục bộ cho loại nước thải này.
- Nước thải chứa chất có giá trị hoặc có thể dùng lại được xử lý sơ bộ
trước khi trộn với các nước ô nhiễm khác.
- Dòng thủy lực và dòng ô nhiễm khi có biến động quá lớn được điều
chỉnh bằng:
- Có bể chứa nước mưa khi giông bão, có bể đặt phân nhánh để chứa
nước ô nhiễm ban đầu vào giờ cao điểm. Từ các bể này tuỳ theo mức độ sẽ
điều chỉnh vào hệ thống xử lý.
- Bể đồng nhất hoá hay bể trộn nước dự trữ trong một vài giờ, có khi tới
một ngày. ở đây nước thải qua phân xưởng hoặc phải được đồng nhất, tránh
các đỉnh ô nhiễm cao làm sai lệch chế độ làm việc của hệ thống và thiết bị.
25
- Các bể dự phòng thường bỏ trống để chứa nước thải thô trong trường
hợp nước có đặc tính bất thường (có độc tính) hay nước thải trong quá trình xử
lý phải thiết lập một công đoạn phía sau. Cả hai chức năng này có thể gộp lại
thành một bể chứa. Thời gian dự trữ phải được vài ngày.
4.2.2. Xử lý riêng biệt các loại nước thải.
Thu hồi giá trị của sản phẩm phụ lẫn vào nước (tuyển nổi thu hồi bột
giấy trong các nhà máy giấy tái chế).
Hoặc là xử lý nước thải bằng biện pháp riêng lẻ hơn (khử sunfat bằng
oxit đó dùng trong việc lọc nước). Hoặc là loại bỏ độc hại (crom, dung môi,
sunfua) cần thiết trước khi xử lý sinh học. Hoặc bằng các tối ưu hoá quy trình
xử lý sinh học: metan hoá công đoạn trước đối với nước thải đặc (BOD5 >
2000) sau khi xử lý hiếu khí. Xử lý hoá lý, tuỳ thuộc vào yêu cầu cụ thể ta có
thể đưa công đoạn hoá lý vào hệ thống thành công đoạn trung gian trước xử lý
sinh học hay ở giai đoạn kết thúc với các mục đích:
- Kết tủa kim loại hoặc muối độc hại.
- Loại bỏ nhũ tương.
- Làm trong, đồng thời làm giảm BOD5 dạng keo và COD tương ứng.
pH trong xử lý hoá lý cần khống chế trong vùng tương đối hẹp. Tuỳ theo bản
chất của quá trình (kết tủa, kết tinh, hấp thụ hay kết bông) sẽ thực hiện trogn
các thiết bị lắng lọc khác nhau.
+ Thiết bị lắng có nạo vét cặn.
+ Thiết bị tuyển nổi để loại bỏ dầu, sợi và chất mầu.
+ Thiết bị lắng màng mỏng dùng để kết tủa hidroxit.
+ Thiết bị lọc với vật liệu hạt cho nước chứa ít dầu (nhà máy tinh luyện
hay cán thép).
Tuỳ vào từng trường hợp cụ thể, xử lý có thể tiến hành đồng thời với các
quá trình.
+ Trung hoà
26
+ Oxi hoá - khử
+ Xử lý sinh học: Nước thải sau khi xử lý sơ bộ, có thể qua công đoạn
xử lý hoá lý, còn một lượng chất rắn lơ lửng SS nào đó, BOD5 chủ yếu ở dạng
hoà tan, tỷ số: COD/BOD5 < 2.
Nếu có giá trị 2 vẫn có thể đưa vào xử lý sinh học nhưng nên có công
đoạn kị khí, hoặc một công đoạn hoá lý bổ sung khác.
- Tỷ lệ BOD5 : N : P ít khi bằng 100 : 5 : 1. Vì vậy, phải thường xuyên
hiệu chỉnh nồng độ N và P trong nước thải.
- Nồng độ muối vô cơ cao thường xuyên và sự thay đổi nhanh chóng
của chúng có thể làm rối loạn cả quá trình, đặc biệt là sinh học.
- Tuổi bùn cao thường có lợi cho tính ổn định và hiệu quả của phương
pháp. Cần lưu ý pH và nhiệt độ ở các công đoạn, giữ chúng đúng yêu cầu duy
trì sự ổn định.
Cần bổ sung giống vi khuẩn để tạo bùn hoạt tính được tốt và giữ nồng
độ bùn thích hợp trong các công đoạn hoặc phương pháp khác nhau.
Các giải pháp khác nhau được sử dụng để xử lý sinh học:
- Kỹ thuật bùn hoạt tính trong các aeroten và ao hồ hiếu khí.
- Màng sinh học cố định vi khuẩn hiếu khí.
4.2.3. Xử lý nước thải bằng phương pháp keo tụ
Trong quá trình lắng cơ học chỉ tách được các hạt chất rắn huyền phù
có kích thước lớn > 10mm, còn các hạt nhỏ hơn ở dạng keo không thể lắng
được. Ta có thể làm tăng kích thước các hạt nhờ tác dụng tương hỗ giữa các
hạt phân tán liên kết vào các tập hợp hạt để có thể lắng được. Muốn vậy, trước
hết cần trung hoà điện tích của chúng, sau là liên kết chúng với nhau. Quá
trình trung hoà điện tích các hạt được gọi là quá trình đông tụ, còn quá trình
tạo thành các bông lớn từ các hạt nhỏ gọi là keo tụ.
Các hạt lơ lửng trong nước đều mang điện tích âm hoặc dương. Các hạt
có nguồn gốc silic và các hợp chất hữu cơ mang điện tích âm, các hạt hidroxit
27
sắt và hidroxit nhôm mang điện tích dương. Khi thế điện động của nước bị
phá vỡ, các hạt mang điện tích này sẽ liên kết lại với nhau thành các tổ hợp
các phần tử, nguyên tử hay các ion tự do. Các tổ hợp này chính là các hạt bông
keo. Có hai loại bông keo: loại kị nước và loại ưa nước. Loại ưa nước thường
ngậm thêm các phần tử nước cùng vi khuẩn, virut. Loại keo kị nước đóng vai
trò chủ yếu trong công nghệ xử lý nước nói chung và xử lý nước thải nói
riêng.
Có chất đông keo tụ thường dùng trong mục đích này là các muối sắt
hoặc muối nhôm hoặc hỗn hợp của chúng. Các muối nhôm gồm có:
Al2(SO4)3.18H2O.
Trong số này dùng phổ biến là Al2(SO4)3 vì chất hoà tan tốt trong nước,
giá rẻ và hiệu quả đông tụ cao ở pH = 5 : 7,5
Các muối sắt có ưu điểm hơn so với muối nhôm trong việc làm đông tụ
các chất lơ lửng của nước vì:
- Tác dụng tốt hơn ở nhiệt độ thấp.
- Khoảng pH tác dụng rộng hơn.
- Tạo kích thích và độ bền bông keo lớn hơn.
- Có thể khử được mùi vị khi có H2S.
Nhưng muối sắt cũng có nhược điểm: chúng tạo thành phức hoà tan có
mầu làm cho nước có mầu.
Dùng phèn thì phản ứng phosphat kết lắng như sau:
Al2(SO4)3 + PO-34 2 AlPO4 + 3 SO-24
pH tối ưu = 5,6 : 8
Đây là phản ứng khử P trong nước thải.
Dùng vôi để khử các muối bicacbonat, cacbonat, phosphat và magiê.
Dùng muối clorua hoặc sunfat sắt (III) để loại phosphat:
FeCl3 + H2O + PO-34 FePO4 + 3 Cl- + H2O
28
Dùng natri aluminat để loại bỏ phosphat:
Na2Al2O4 + PO-34 + H2O 2 AlPO4 + NaOH + OH-
Những chất kết lắng thành bùn và trong bùn có chứa nhiều hợp chất khó
tan. Việc sử dụng làm phân bón cần phải xem xét, cân nhắc, vì bùn này có thể
làm cho cây trồng khó tiêu.
4.2.4. Hấp phụ
Phương pháp hấp phụ dùng để loại hết các chất bẩn hoà tan vào trong
nước mà phương pháp xử lý sinh học cũng như các phương pháp khác không
loại bỏ được với hàm lượng rất nhỏ. Thông thường đây là các hợp chất hoà tan
có độc tính cao hoặc các chất có mùi, vị và mầu rất khó chịu.
Các chất hấp phụ thường dùng là: than hoạt tính, đất sét hoạt tính,
silicagen, keo nhôm, một số chất tổng hợp hoặc chất thải trong sản xuất, như
tro xỉ, mạt sắt... Trong số này than hoạt tính được dùng phổ biến nhất. Than
hoạt tính có hai dạng bột và dạng hạt đều được dùng để hấp phụ. Các chất hữu
cơ, kim loại nặng và các chất mầu dễ bị than hấp phụ. Lượng chất hấp phụ tuỳ
thuộc vào khả năng hấp thụ của từng chất và hàm lượng chất bẩn có trong
nước. Phương pháp này có thể hấp phụ được 58 - 95% các chất hữu cơ và mầu.
Các chất hữu cơ có thể bị hấp phụ được tính đến là phenol, alkylbenzen,
sulfonic axit, thuốc nhuộm các chất thơm. Do có những ứng dụng than hoạt
tính hấp phụ thủy phân và những thuốc nhuộm khó phân huỷ, nhưng tốn kém
làm cho quá trình không kinh tế. Để loại bỏ kim loại nặng, các chất hữu cơ, vô
cơ độc hại người ta dùng than bùn để hấp phụ và nuôi bèo tây trên mặt hồ.
4.2.5. Tuyển nổi
Phương pháp tuyển nổi dựa trên nguyên tắc: Các phân tử phân tán trong
nước có khả năng tự lắng, nhưng có khả năng kết dính các bọt khí nổi lên trên
mặt nước.
Sau đó người ta tách các bọt khí cùng các phần tử dính vào ra khỏi
nước. Thực chất đây là quá trình tách bọt hoặc làm đặc bọt. Trong một số
29
trường hợp, quá trình này cũng được dùng để tách các chất hoà tan như các
chất hoạt động bề mặt.
Phương pháp tuyển nổi được áp dụng vào để xử lý nước thải. Quá trình
được thực hiện nhờ thổi không khí thành bọt nhỏ vào trong nước thải. Các khí
dính vào các hạt lơ lửng lắng và nổi lên trên mặt nước. Khi nổi lên các bọt khí
tập hợp thành bông hạt đủ lớn, rồi tạo thành một lớp bọt chứa nhiều các hạt
bẩn.
Tuyển nổi dùng để tách các hạt lơ lửng không tan và một số chất keo
hoặc hoà tan ra khỏi pha lỏng. Kĩ thuật này có thể sử dụng trong xử lý nước
thải của các lĩnh vực như công nghiệp dệt, thuộc da, giấy...
Tuyển nổi có thể đặt ở giai đoạn xử lý sơ bộ trước khi xử lý cơ bản. Bể
tuyển nổi có thể thay thế cho bể lắng, trong dây truyền nó có thể đứng trước
sau bể lắng, đồng thời có thể ở giai đoạn xử lý bổ sung sau xử lý cơ bản.
Có hai hình thức tuyển nổi với:
- Sục khí ở áp suất khi quyển gọi là tuyển nổi bằng không khí
- Bão hoà không khí ở áp suất khí quyển sau đó thoát khí ra khỏi nước ở
áp suất chân không gọi là tuyển nổi chân không.
4.2.6. Trao đổi ion
Thực chất của phương pháp trao đổi ion là một quá trình trong đó các
ion trên bề mặt của chất rắn trao đổi ion với ion có cùng điện tích trong dung
dịch khi tiếp xúc với nhau. Các chất này gọi là ionit. Chúng hoàn toàn không
tan trong nước.
Phương pháp này được dùng làm sạch trong đó có nước thải loại ra khỏi
các ion kim loại như Zn, Cu, Ni, Pb, Hg... Cũng như các hợp chất chứa asen,
phospho, xianua và cả chất phóng xạ. Phương pháp này phổ biến để làm mềm
nước, loại các ion Ca+2 và Mg+2 ra khỏi nước cứng.
4.2.7. Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học hiếu khí
4.2.7.1. Cơ sở của phương pháp
30
Cơ sở của phương pháp là dựa trên hoạt động sống của vi sinh vật, chủ
yếu là vi khuẩn dị dưỡng hoại sinh để phân hủy các chất hữu cơ gây nhiễm
bẩn trong nước thải. Các vi sinh vật sử dụng các hợp chất hữu cơ, các chất
dinh dưỡng (N và P) và một số chất khoáng làm nguồn dinh dưỡng và tạo ra
năng lượng. Quá trình dinh dưỡng làm cho chúng sinh sản, phát triển tăng số
lượng tế bào ( tăng sinh khối ) đồng thời làm sạch các chất hữu cơ hòa tan
hoặc các hạt keo phân tán nhỏ.
Như vậy, quá trình hoạt động của vi sinh vật cho kết quả là các chất hữu
cơ gây nhiễm bẩn được khoáng hóa và trở thành những chất vô cơ, các chất
khí đơn giản và nước.
Cho đến nay người ta đã xác định rằng, các vi sinh vật có thể phân hủy
được hầu hết các chất hữu cơ trong thiên nhiên và nhiều hợp chất hữu cơ tổng
hợp. Tuy nhiên, có nhiều chất hữu cơ dễ bị phân hủy bởi vi sinh vật nhưng
cũng có chất hoàn toàn không bị phân hủy hay bị phân hủy rất chậm.
4.2.7.2. Giai đoạn phát triển của vi sinh vật.
- Giai đoạn tiềm phát: Vi sinh vật chưa thích nghi được với môi trường
hoặc đang biến đổi để thích nghi. Đến cuối giai đoạn này tế bào vi sinh vật
mới bắt đầu sinh trưởng. Các tế bào mới tăng về kích thước nhưng chưa tăng
về số lượng.
X = X0
Trong đó :
X0 : Mật độ tế bào ở thời gian t = 0.
X : Mật độ tế bào ở thời gian t.
Tốc độ sinh trưởng của tế bào : = 0
- Giai đoạn luỹ tiến: Vi sinh vật phát triển với tốc độ riêng không đổi.
Sau một thời gian nhất định, tổng số tế bào cũng như trọng lượng của tế bào
tăng lên mạnh mẽ theo cấp số nhân.
31
Trong giai đoạn này tốc độ sinh trưởng của tế bào tỷ lệ thuận với X.
Ta có phương trình : = max
Trong đó :
max : Tốc độ tăng trưởng riêng lớn nhất.
= .dt = max (t2 – t1)
Với tg = (t2 – t1) : Thời gian sinh trưởng gấp đôi tế bào, được xác
định với X2 = 2 X1.
= max .tg tg = =
- Giai đoạn chậm dần: Tốc độ tăng sinh khối giảm dần do chất dinh
dưỡng của môi trường cạn kiệt hoặc do trong môi trường tích tụ các sản phẩm
ức chế được sinh ra trong quá trình chuyển hóa chất trong tế bào vi khuẩn. X
tiếp tục tăng nhưng lại giảm.
- Giai đoạn ổn định: Số lượng tế bào sống được giữ ở mức không đổi
nghĩa là số lượng tế bào chết đi tương đương với số lượng tế bào mới được
sinh ra. Tính chất sinh lý của tế bào vi sinh vật bắt đầu thay đổi, cụ thể là
cường độ trao đổi chất giảm đi rõ rệt.
Mật độ tế bào đạt tới giá trị cực đại. Sự sinh trưởng ngừng lại ngay cả
khi các tế bào vẫn còn nguyên hoạt động chuyển hóa nào đó.
- Giai đoạn suy tàn: Tốc độ sinh sản giảm đi rõ rệt và dần dần ngừng
hẳn dẫn đến số lượng tế bào sống giảm đi rất nhanh và bắt đầu có hiện tượng
tự hủy. Nguyên nhân chủ yếu là do nguồn thức ăn trong môi trường đã cạn, sự
tích luỹ sản phẩm trao đổi chất có tác động ức chế và đôi khi tiêu diệt cả vi
sinh vật.
32
Hình 4.1 Đường cong sinh trưởng của tế bào
AB - Giai đoạn tiềm phát;
BC - Giai đoạn phát triển luỹ tiến;
CD - Giai đoạn chậm dần;
DE - giai đoạn cân bằng (ổn định) hoặc giai đoạn dừng;
EF - Giai đoạn suy tàn.
4.2.7.3. Cơ chế phân hủy các chất hữu cơ nhờ vi sinh vật
Cơ chế quá trình phân hủy các chất hữu cơ nhờ vi sinh vật gồm 3 giai
đoạn: Ôxy hóa (phân hủy) chất hữu cơ ; tổng hợp tế bào (đồng hóa) và tự ôxy
hóa (hô hấp nội bào).
- Giai đoạn ôxy hóa (phân hủy) chất hữu cơ
Vi sinh vật sử dụng oxy để chuyển hóa các chất hữu cơ thành các sản
phẩm oxy hóa, giai đoạn này sinh năng lượng và vi sinh vật sử dụng năng
lượng này để tổng hợp tế bào mới.
33
- Giai đoạn tổng hợp tế bào mới (đồng hóa).
Vi sinh vật sử dụng chất hữu cơ, oxy, các chất dinh dưỡng ( N và P ) các
nguyên tố vi lượng và năng lượng từ quá trình oxy hóa để tổng hợp nên tế bào
mới.
- Giai đoạn tự oxy hóa ( hô hấp nội bào )
Giai đoạn này xảy ra đồng thời với giai đoạn tổng hợp tế bào mới.
Hợp chất bị oxy hóa trước tiên là hydratcacbon và một số chất hữu cơ
khác. Tuy nhiên để phân hủy được các chất hữu cơ này thì vi sinh vật phải có
khả năng tổng hợp enzim tương ứng. Tinh bột, đường rất dễ bị phân hủy bởi vi
sinh vật. xenllulo và các chất béo bị phân hủy muộn hơn và tốc độ phân hủy
cũng chậm hơn.
4.2.7.4. Điều kiện nước thải xử lý bằng phương pháp sinh học
Để nước thải có thể xử lý hiệu quả bằng phương pháp sinh học thì nước
thải phải thỏa mãn các điều kiện sau:
+ Không có chất độc làm chết hoặc ức chế hoàn toàn hệ vi sinh vật
trong nước thải. Trong số các chất phảI chú ý đến hàm lượng các kim loại
nặng và muối của chúng.
+ Chất hữu cơ trong nước thải phải là cơ chất dinh dưỡng nguồn cacbon
và năng lượng cho vi sinh vật. Các hợp chất hidratcacbon, protein, lipit hòa tan
thường là cơ chất dinh dưỡng rất tốt cho vi sinh vật.
+ Nước thải đưa vào xử lý sinh học có 2 thông số đặc trưng là COD và
BOD5. Tỷ số 0,5.
4.2.7.5 Bể phản ứng sinh học hiếu khí - aeroten
Xử lý nước thải bằng aeroten được nhà khoa học người Anh đề xuất từ
năm 1887, nhưng đến năm 1914 thì mới được áp dụng trong thực tế và tồn tại,
phát triển rộng rãi cho đến ngày nay. Quá trình hoạt động sống của quần thể
vi sinh vật trong aeroten thực chất là quá trình nuôi vi sinh vật trong các bình
34
phản ứng sinh học hay các bình lên men thu sinh khối. Sinh khối vi sinh vật ở
trong công nghệ vi sinh thường từ một giống thuần chủng, còn trong xử lý
nước thải là quần thể sinh vật chủ yếu là vi khuẩn có sẵn trong nước thải.
a. Đặc điểm và nguyên lý làm việc của aeroten.
* Đặc điểm:
Bể phản ứng sinh học hiếu khí - aeroten là công trình bê tông hình khối
chữ nhật hoặc hình tròn cũng có trường hợp người ta chế tạo các aeroten bằng
sắt thép hình khối trụ. Thông dụng nhất hiện nay là các bể aeroten hình khối
chữ nhật. Nước thải chảy qua suốt chiều dài của bể và được sục khí, khuấy
đảm nhằm tăng cường lượng oxi hoà tan và tăng cường quá trình oxi hoá chất
bẩn hữu cơ có trong nước.
Quá trình xử lý hiếu khí, các vi sinh vật sinh trưởng ở dạng huyền phù.
Quá trình làm sạch trong aeroten diễn ra theo mức dòng chảy qua của hỗn hợp
nước thải và bùn hoạt tính được sục khí. Việc sục khí ở đây đảm bảo yêu cầu
của quá trình: làm nước được bão hoà oxy và duy trì bùn hoạt tính ở trạng thái
lơ lửng.
Trong quá trình oxy hoá các chất hữu cơ trong nước thải, lượng bùn
hoạt tính tăng lên tạo nên lượng bùn dư. Một phần bùn được tuần hoàn trở lại,
phần khác được đưa về bể xử lý bùn dư.
Nếu nước thải có BOD lớn (BOD > 150 mg/l) và có các chất độc hại đối
với vi sinh vật thì cần phải tái sinh bùn hoạt tính bằng cách thổi khí cho chúng
sau khi tuần hoàn lại và trước khi tiếp xúc với nước thải hoặc phải xử lý nước
thải trong aeroten nhiều bậc.
Tốc độ sử dụng oxy hoà tan phụ thuộc vào các yếu tố sau: tỷ số giữa
lượng chất dinh dưỡng và
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_nghien_cuu_xu_ly_nuoc_thai_tu_san_xuat_giay_tai_che.pdf