Luận văn Nhận thức của người dân thạch thành đối với việc giữ gìn di tích lịch sử chiến khu Ngọc Trạo trong điều kiện kinh tế thị trường

MỤC LỤC

Lời cảm ơn

PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

IV. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU

V. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1. Không gian nghiên cứu

2. Thời gian nghiên cứu

VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Phương pháp phân tích tài liệu

2. Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi

3. Phương pháp quan sát

4. Phương pháp phỏng vấn sâu

5. Phương pháp sử lý số liệu

VII. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

1. Ý nghĩa khoa học

2. Ý nghĩa thực tiễn

VIII. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài

I. PHƯƠNG PHÁP LUẬN CHUNG

1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về văn hoá

2. Quan điểm Mác Xít về phép biện chứng duy vật

3. Các lý thuyết nghiên cứu

3.1. Lý thuyết xung đột giá trị

3.2. Lý luận xã hội về xã hội háo

3.3. Lý thuyết về vai trò

II. LỊCH SỬ VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1. Một vài nét các công trình nghiên cứu về các di tích lịch sử

2. Một vài nét các công trình nghiên cứu về nhận thức

III. CÁC KHÁI NIỆM CÔNG CỤ

1. Khái niệm về nhận thức

2. Khái niệm về người dân

3. Khái niệm về giữ gìn

4. Khái niệm về di tích lịch sử

5. Khái niệm về kinh tế thị trường

CHƯƠNG II: Tổ chức nghiên cứu

I. VÀI NÉT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

1. Vài nét về xã Ngọc Trạo - Thạch Thành - Thanh Hoá.

2. Vài nét về di tích lịch sử Chiến khu Ngọc Trạo

II. CÁCH TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG III. Kết quả ngiên cứu và bàn luận

1. Nhận thức của người dân Ngọc Trạo - Thạch Thành về việc giữ gìn di tích lịch sử Chiến khu Ngọc Trạo trong điều kiện kinh tế thị trường

1. Nhận thức của người dân Ngọc Trạo về quan niệm di tích lịch sử là một phần trong văn hoá truyền thống

2. Thái độ đánh giá của người dân về tầm quan trọng của viện giữ gìn di tích lịch sử chiến khu Ngọc Trạo

II SỰ BIỂU HIỆN NHẬN THỨC TRONG VIỆC GIỮ GÌN DI TÍCH LỊC SỬ

III. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN TRONG VIỆC GIỮ GÌN DI TÍCH LỊC SỬ

PHẦN III: Kết luận và khuyến nghị:

1. Kết luận

2. Khuyến nghị

Tài liệu tham khảo

Phần phụ lục

 

doc87 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2524 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nhận thức của người dân thạch thành đối với việc giữ gìn di tích lịch sử chiến khu Ngọc Trạo trong điều kiện kinh tế thị trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ị truyền thống, thành quả, thành tựu vật chất và tinh thần của cộng đồng dân tộc Việt Nam được lưu giữ trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, hun đúc nên tâm hồn, khí phách bản lĩnh của dân tộc Việt Nam. Con người Việt Nam làm rạng rỡ lịch sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam. Chính vì sự phong phú và đa dạng của văn hoá truyền thống mà mỗi người dân chúng ta với vốn sống vốn hiểu biết của mình có những nhận thức khác nhau về văn hoá truyền thống. Để hiểu hơn nữa quan niệm của người dân nhìn nhận về văn hoá truyền thống, tôi đã đi và tìm hiểu ở một địa bàn cụ thể. Đó là xã Ngọc Trạo - Huyện Thạch Thành - Tỉnh Thanh Hoá. Một xã có bề dày truyền thống lịch sử - văn hoá. Đặc biệt ở đây có di tích lịch sử văn hoá - Chiến khu Ngọc Trạo. Một trong những địa điểm lịch văn hoá quan trọng của tỉnh Thanh Hoá. Để tìm hiểu nhận thức của người dân về khái niệm văn hoá truyền thống chúng tôi đã đưa ra câu hỏi: Theo ông (bà) thì di tích lịch sử có phải là một phần trong văn hoá truyền thống không? kết quả thu được như sau: Biểu đồ 1: Quan niệm của người dân nông thôn về di tích lịch sử là một phần trong văn hoá truyền thống. Có Không 22.66% 77.34% Qua biểu đồ trên chúng ta thấy số người cho rằng di tích lịch sử là một phần trong văn hoá truyền thống chiếm tỷ lệ cao là 77,34% tương ứng là 116 người trả lời có. Trong khi đó số người trả lời không chiếm 22,66% tương ứng là 34 người: Qua đây chúng ta thấy có thể thấy người dân Ngọc Trạo đã có quan điểm đúng đắn về các giá trị văn hoá truyền thống, trong đó giá trị về di tích lịch sử là rất quan trọng. Di tích lịch sử không chỉ mang tong mình giá trị của văn hoá vật thể mà nó còn chứa đựng những gía trị phi vật thể. Di tích lịch sử - văn hoá Chiến khu Ngọc Trạo là một ví dụ sâu sắc và điển hình. Chiến khu không chỉ cho ta biết về nơi làm việc đầu tiên của đội du khích tỉnh Thanh Hoá mà điều đáng nói hơn đây là nơi thể hiện lòng biết ơn của thế hệ đi sau đối với sự cống hiến, hy sinh cao cả của các anh hùng, các chiến sỹ du khích Ngọc Trạo, là nơi để thế hệ ngày nay soi mình vào những tấm gương sáng đó để học tập rèn luyện mình. Những nhìn nhận đúng đắn về văn hoá truyền thống sẽ giúp cho người dân hiểu được ý nghĩa của các giá trị truyền thống. Từ đó người dân có ý thức hơn trong việc giữ gìn các giá trị truyền thống của Chiến khu Ngọc Trạo. Để hiểu hơn nữa về mức độ nhận thức của người dân về văn hoá truyền thống. Chúng tôi đi vào tìm hiêu nhận thức của người dân thành thị về quan niệm di tích lịch sử là một phần trong văn hoá truyền thống. Quan đây chúng ta có sự so sánh sem giữa hai khu vực địa lý khác nhau có trình độ kinh tế xã hội khác nhau thì có khác nhau trong nhận thức về văn hoá truyền thống không. Qua biểu đồ quan niệm của người dân thành thị về di tích lịch sử là một phần trong văn hoá truyền thống dưới đây ta sẽ có sự nhận định, đánh giá một cách chính sác hơn. Biểu đồ 2: Quan niệm của người dân thành thị về di tích lịch sử là một phần quan trọng trong văn hoá truyền thống. 27.4% 72.6% Chú giải: có không Qua biểu đồ trên chúng ta thấy có 72,6% số người cho rằng các di tích lịch sử là văn hóa truyền thống và chỉ có 27,9% số người trả lời di tích lịch sử không là văn hoá truyền thống qua đây chúng ta thấy đa số người dân phường đông thọ Thành Phố Thanh Hoá quan niệm các di tích lịch sử là một trong những giá trị quan trọng của văn hoá truyền thống. Qua các số liệu trên thì số người trả lời về câu hỏi chúng tôi đưa ra là gần như ngang bằng nhau. Do đó chúng ta có thể đánh giá rằng quan niệm của người dân giữ hai khu vực nông thôn và thành thị gần như nhau. Người dân nông thôn có trình độ phát triển dân trí học vấn thấp hơn người dân thành phố nhưng mức độ nhận thức cuả họ về di tích lịch sử về văn hoá truyền thống lại không có sự chênh lệch. Người dân nông thôn tuy trình độ trí thức chưa cao như họ cũng có hiểu biết cơ bản về văn hoá truyền thống và nguyên nhân chính dẫn đến vấn đè này là sự chân trọng, nâng niêu sự yêu mến văn hoá truyền thống của người dân nông thôn chịu tác động của nền kinh tế thị trường không mạnh như người dân thành thị. Họ được bao bọc trong một môi trường văn hoá lành mạnh, điều này đã góp phần vào việc người dân nông thôn rất tôn trọng các di tích lịch sử và coi đây là một trong những gía trị của văn hoá truyền thống. Còn người dana thành thị quan niệm về văn hoá truyền thống là các di tích lịch sử nhờ vào trình độ hiểu biết của họ. Người dân dù ở khu vực nông thôn hay thành thị thì đều đưa ra quan niệm đúng đắn khi coi các giá trị văn hoá lịch sử là một phần trong văn hoá truyền thống. Nói tới vấn đề này nguyên Thủ Tướng Phạm Văn Đồng đã viết "Nói tới văn hoá là nói tới một lĩnh vực vô cùng phong phú và rộng lớn, bao gồm tất cả những gì không phải là thiên nhiên mà có liên quan đến con người trong suốt quá trình tồn tại và phát triển, quá trình con người làm nên lịch sử". Như vậy các di tích lịch sử chính "là những gì liên quan tới con người trong suốt quá trình tồn tại và phát triển, quá trình con người làm nên lịch sử". Người dân đã có nhận thức hoàn toàn đúng đắn về khái niệm văn hoá truyền thống. Với ý thức giữ gìn các di tích lịch sử người dân đồng thời đang bảo vệ và tạo ra các giá trị văn hoá mới sẻ trở thành văn hoá truyền thống trong tương lai. Nói tóm lại người dân đã có ý thức sự hiểu biết về văn hoá truyền thống và các phạm trù của nó đa số người dân đã quan niệm đúng đắn khi cho rằng: di tích lịch sử là một trong những giá trị nằm trong văn hoá truyền thống. Qua đó có thể nhận thấy người dân đã có những nhận thức bước đầu về di tích lịch sử. Qua phân tích trên chúng ta thấy người dân đã có nhận thức đúng dắn khi quan niệm rằng di tích lịch sử là một phần của văn hoá truyền thống. Người dân đã hiểu đúng như vậy nhưng liệu họ có hiểu một cách đúng đắn về khái niệm di tích lịch sử là gì không? Những số liệu sau đây sẽ giúp chúng ta hiểu rõ vấn đề hơn. Biểu đồ 3: Nhận thức của người dân về khái niệm di tích lịch sử: Chú giải: 1. Những công trình có giá trị lịch sử. 2. Những đền thờ có giá trị lịch sử. 3. Những tác phẩm có giá trị lịch sử. 4. Những tài liệu có giá trị lịch sử. Qua biểu đồ trên chúng ta thấy rằng tỉ lệ người dân cho rằng di tích lịch sử là những công trình có giá trị lịch sử chiến 76,7%, tỉ lệ người dân cho rằng di tích lịch sử và những địa điểm có giá trị về lịch sử chiếm 58%, tương ứng ở phương án là những tác phẩm có giá trị lịch sử chiếm 18% và những tài liệu có giá trị lịch sử chiếm 22%. Qua đó chúng ta có thể khă ngr định rằng đa số người dân Thạch Thành đã có nhận thức đúng về khái niệm di tích lịch sử khi cho rằng di tích lịch sử là những công trình những địa điểm có giá trị lịch sử. Những nhận thức đúng đắn này sẽ giúp cho người dân hiểu được ý nghĩa quan trọng của các di tích lịch sử từ đó người dân sẽ chân trọng và có ý thức hơn trong việc giữ gìn và bảo vệ di tích lịch sử. Để hiểu hơn nữa về nhận thức của người dân về khái niệm di tích lịch sử chúng tôi còn tìm hiểu nhận thức của người dân thành thị về khái niệm này. Biểu đồ 4: Nhận thức của người dân thành thị về khái niệm di tích lịch sử: Chú giải: 1. Những công trình có giá trị lịch sử. 2. Những đền thờ có giá trị lịch sử. 3. Những tác phẩm có giá trị lịch sử. 4. Những tài liệu có giá trị lịch sử. Qua biểu đồ trên chúng ta thấy tỉ lệ người dân ở khu vực thành thị cho rằng di tích lịch sử là những công trình có giá trị lịch sử (85%) và di tích lịch sử là những địa điểm có giá trị lịch sử (70%). Tỉ lệ này cao hơn so với tỉ lệ người dân ở khu vực nông thôn. Qua đó chúng ta có thể khẳng định rằng đa số người dân ở khu vực thành thị đã có nhận thức đúng về khái niệm di tích lịch sử. Có sự chênh lệch nhỏ trong nhận thức giữa hai khu vực nông thôn và thành thị về khái niệm di tích lịch sử. Do đâu lại có sự chênh lệch này, đó là do người dân ở khu vực thành thị họ có điều kiện tiếp xúc nhiều hơn với các phương tiện thông tin đại chúng. Còn khu vực nông thôn các phương tiện thông tin đại chúng có phần hạn chế, đặc biệt là các loại sách báo thì người dân ở khu vực nông thôn ít được tiếp xúc. Nói tóm lại người dân đã có ý thức sự hiểu biết về khái niệm di tích lịch sử. Đa số người dân đã quan niệm đúng đắn khi cho rằng di tích lịch sử là tổng thể những công trình, địa điểm, những tài liệu có giá trị lịch sử đã được lưu giữ lại đúng như điều 28 luật di sản văn hoá qui định. 2- Thái độ đánh giá của người dân về tầm quan trọng trong việc giữ gìn di tích lịch sử Chiến khu Ngọc Trạo: Người dân Ngọc Trạo đã có những nhận thức về di tích lịch sử là một trong những giá trị văn hoá truyền thống, với nhận thức đúng đắn như vậy liệu người dân ở đây có cho rằng việc giữ gìn di tích lịch sử là quan trọng không? khi tôi đưa ra câu hỏi: "Ông, bà có cho rằng tham gia vào việc sửa chữa bảo tồn các di tích lịch sử là quan trọng không"? Kết quả được thể hiện qua biểu đồ sau: Biểu đồ 5: mức độ đánh giá về tầm quan trọng của việc giữ gìn di tích lịch sử của người dân. Quan trọng Ít quan Khụng quan trọng trọng Qua biểu đồ trên chúng ta thấy tỉ lệ người dân đánh giá trong việc giữ gìn di tích lịch sử là quan trọng chiếm tỉ lệ cao 90,6%. Trong khi đó tỉ lệ người dân trả lời không quan trọng chiếm rất thấp 2% và tỉ lệ người trả lời ít quan trọng chiếm 7,4%. Điều này cho thấy người dân Ngọc Trạo rất quan tâm và coi trọng việc tôn tạo, bảo vệ và giữ gìn các di tích lịch sử. Phần nào chứng tỏ người dân đã nhận thức được ý nghĩa của di tích và ý thức được trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ giữ gìn di tích lịch sử. Đa số người dân ở đây cho rằng giữ gìn di tích lịch sử là rất quan trọng vì nó thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, giáo dục thế hệ trẻ. Thông qua di tích thế hệ đi sau hiểu được lịch sử đấu tranh anh dũng của thế hệ đi trước, là tấm gương để họ soi vào mà học tập. Nhận thức của người dân đã có sự thay đổi tích cực hơn trước kia. Thời kỳ chiến tranh ở Ngọc Trạo xẩy ra nhiều hành vi phá hoại di tích như phá tường, bẻ cây cối trong di tích, chộm di vật… Nguyên nhân chính do chiến tranh dẫn đến đói nghèo, trình độ nhận thức của người dân còn thấp. Từ khi đất nước hoàn toàn giải phóng nhận thức của người dân Ngọc Trạo trong việc giữ gìn di tích lịch sử có sự thay đổi theo hướng tích cực. Người dân không còn có những hành vi phá hoại. Đặc biệt khi Ngọc trạo bước vào nền kinh tế thị trường, cuộc sống của người dân có nhiều khởi sắc. Chất lượng cuộc sống được nâng cao, trình độ dân trí được phát triển, điều đó góp phần nâng cao nhận thức của người dânm trong việc giữ gìn di tích lịch sử chiến khu. Khi được hỏi về ý thức của người dân trong việc giữ gìn di tích lịch sử người dân ở đây cho biết: "Người dân trong xã bây giờ ý thức cao lắm, không bao giờ để chính quyền phải nhắc nhở. Người lớn tuổi thì không nói làm gì, ngay cả lớp trẻ bây giờ chúng có chạy theo lối sông hiện đại nhưng đối với việc giữ gìn di tích lịch sử chiến khu chúng rất có ý thức". Qua đó chúng ta có thể thấy nhận thức của người dân ở các lứa tuổi đã được nâng cao hơn. Để có thể hiểu rõ hơn sự đánh giá của người dân Ngọc Trạo về mức độ quan trọng của việc giữ gìn di tích lịch sử tôi đi vào so sánh với sự đánh giá của người dân Phường đông thọ Thành phố Thanh Hoá. Đây là sự so sánh giữa hai vùng có sự phát triển kinh tế khác nhau. Vậy những khác biệt này có tạo nên sự khác biệt trong sự đánh gía về tầm quan trọng của việc giữ gìn di tích lịch sử không. Những số liệu trong biểu đồ dưới đây sẽ cho chúng ta thấy rõ hơn vấn đề này. Biểu đồ 6: So sánh mức độ đánh giá về tầm quan trọng của việc giữ gìn di tích lịch sử giữ người dân nông thôn và người dân thành thị. Chỳ giải : Nông thôn Thành thị Quan trọng Ít quan trọng Không quan trọng Qua biểu đồ trên chúng ta thấy mức độ trả lời quan trọng giữa hai khu vực nông thôn và thành thị có sự chênh lệch tuy nhiên sự chênh lệnh này là không đáng kể. Số người trả lời việc giữ gìn di tích lịch sử là quan trọng ở khu vực nông thôn chiến 90,6% trong khi đó số người trả lời tương ứng ở khu vực thành thị là 85,2%. Như vậy số người cho rằng giữ gìn di tích lịch sử là quan trọng ở khu vực nông thôn nhiều hơn ở khu vực thành thị. Ngược lại các phương án khống quan trọng, ít quan trong thì ở khu vực thành thị tỉ lệ người trả lời nhiều hơn ở khu vực nông thôn. Qua số liệu trên ta có thể đưa ra kết luận người dân ở khu vực nông thôn coi trọng việc giữ gìn di tích lịch sử hơn người dân ở khu vực thành thị. Tuy nhiên nếu xét một cách khác quan thì người dân ở cả hai khu vực nông thôn và thành thị đều ráat coi trọng việc giữ gìn và tôn tạo di tích lịch sử. Trên thực tế người dân đã có những nhận thức nhất định trong việc giữ gìn bảo vệ di tích lịch sử chiến khu Ngọc Trạo. Một câu hỏi được đặt ra là liệu rằng nhận thức đó có sự đòng đều giữa các lứa tuổi hay không. Sự chênh lệch về vốn sống, vốn kinh nghiệm và trình độ học vấn có ảnh hướng gì đến quá trình nhận thức giữa các lứa tuổi hay không. Qua bảng số liệu sau đây chúng ta sẽ hiểu rõ hơn. Biểu đồ 7: Tương quan giữa nhóm tuổi và nhận thức của người dân về sự đánh giá mức độ quan trọng của viêc giữ gìn di tích lịch sử. Qua biểu đồ trên chúng ta thấy số người trả lời về mức độ quan trọng của việc giữ gìn di tích lịch sử có sự tăng dần theo nhóm tuổi. Ở nhóm tuổi 20 - 30 chhién 85%, nhóm tuổi 31 - 40 93,8%, nhóm tuổi 41 - 50 là 95,4%, tương ứng ở nhóm tuổi 51 - 60 là 96,3% và chiếm tỉ lệ cao nhất là nhóm tuổi trên 60 chiếm 96,8%. Điều này cũng có thể dễ hiểu, những người dân ở độ tuổi cao là những người đã trải qua nhiều thăng trầm trong xã hội, họ đã sống và công hiến hết mình cho xã hội. Những kinh nghiệm và vốn sống đó đã dạy cho họ phải biết trân trọng và giữ gìn những thành quả mà thế hệ đi trước đã dày công xây dựng nên. Những người từ 60 tuổi trở lên là những người đã trải qua các cuộc chiến tranh, đứng trước sự sống và cái chất chỉ trong chốc lát và trong họ có người đã từng chứng kiến sự hy sinh của người thân, của đồng chí, đồng đội do đó họ luôn chân trọng giữ gìn và bảo vệ những thành quả mà cha ông chúng ta đã đánh đổi bằng cả xương máu. Trong các nhóm tuổi thì nhóm tuổi từ 20 - 30 mức độ nhận thức về tầm quan trọng của việc giữ gìn di tích lịch sử là thấp nhất. Nhóm tuổi thanh niên họ được sinh ra trong thời kỳ hoà bình, họ không phải trải qua những dây phút đấu tranh quyết liệt với quân giặc ngoài chiến trường để giành lấy sự sống. Họ không phải nằm gai nếm mật, không phải chịu cảnh đau đớn trước sự mất mát của đồng loại. Vì thế họ chưa có được sự đồng cảm để hiều và biết chân trọng hơn nữa những thành quả mà cha ông đã để lại. Ngoài ra thế hệ trẻ ngày nay còn được tiếp nhận và giao lưu với rất nhiều loại hình văn hoá nước ngoài đang du nhập vào nước ta trong điều kiện kinh tế thị trường. Họ dành rất ít thời gian để nhìn lại những giá trị văn hoá truyền thống. Đây là thực trạng chung về nhận thức của một lớp thế hệ trẻ trong thời buổi kinh tế thị trường, nó phản ánh một phần trái của nền kinh tế thị trường. Nhưng nếu chúng ta nhìn nhận một cách tổng thể, thì nhận thức của người dân về mức độ đánh giá tầm quan trọng của việc giữ gìn di tích lịch sử là rất cao. Tuy có sự chênh lệch nhỏ giữa các nhóm tuổi nhưng chỉ số nhận thức thấp nhất cũng chiếm 85% là khá cao. Trong thời đại kinh tế thị trường học vấn là một thang bậc, một tiêu trí quan trọng để đánh giá và nhìn nhận một con người. Trong thời đại của trí thức, của khoa học công nghệ và thông tin, học vấn rất được coi trọng. Trong nghiên cứu này tôi muốn đi vào tìm hiểu giữa học vấn và nhận thức về việc giữ gìn di tích lịch sử có mối liên hệ hay không. Bảng 1: Bảng tương quan giữa trình độ học vấn và sự đánh giá về tầm quan trọng trong việc giữ gìn di tích lịch sử. Phương án trả lời Trình độ học vấn Tiểu học THCS PTTH THCN/ CĐ/ ĐH Quan trọng 73,3% 91,2% 98,6% 100% ít quan trọng 20% 7,3% 1,5% Không quan trọng 6,7% 1,5% Qua bảng số liệu trên ta thấy có mối liên hệ phụ thuộc nhưng không thật sự chặt chẽ giữa học vấn và mức độ nhận thức về tầm quan trọng của việc giữ gìn di tích lịch sử. Trong phương án trả lời quan trọng đối với việc giữ gìn di tích lịch sử có sự chênh lệch giữa các trình độ học vấn khác nhau. Nhưng người có trình độ học vấn tiểu học tỉ lệ trả lời là thấp nhất chiếm 73,3%. Trong khi đó số người ở trình đọ học vấn THCN/ CĐ/ ĐH chỉ số này là 100%. Sự chênh lẹch này đã minh chứng cho mối liên hệ phụ thuộc tương đối chặt chẽ giữa học vấn và trình độ nhận thức. Các trình độ khác cũng có nhận thức khá cao trọng việc nhìn nhận về tầm quan trọng của việc giữ gìn di tích lịch sử. Nhóm học vấn THCS là 91,2%, Nhóm PTTH là 98,6%. Đây là những tỉ lệ khá cao phản ánh mức độ đánh giá của người dân trong việc giữ gìn di tích lịch sử chiến khu Ngọc Trạo. Nhóm người có trình độ học vấn tiểu học có mức độ đánh giá thấp nhất nhưng xét một cách tổng thể thì mức độ đánh giá này vẫn ở tầm cao là 73,3%. Sở dĩ có sự chênh lệnh giữa nhóm người có trình độ học vấn tiểu học và nhóm người có trình đọ học vấn CĐ/ ĐH nó xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Trong đó nguyên nhân quan trọng nhất là do trình độ hiểu biết, thẩm định giá trị của di tích lịch sử chiến khu Ngọc Trạo có sự khác nhau. Những người có trình độ học vấn cao có sự hiểu biết nhất định về giá trị của di tích. Những người có trình độ học vấn thấp thường nhìn nhận đánh giá di tích ở mức độ hẹp hơn. Khi tôi phỏng vấn sâu một người dân có trình độ học vấn đại học về sự đánh giá của họ đối với việc giữ gìn di tích lịch sử đã được họ trả lời như sau: "Tôi là một người dân chính gốc của quê hương Ngọc Trạo. Khi còn nhỏ do không hiểu biết về ý nghĩa quan trọng của chiến khu nên tôi và bọn trẻ con thường vào di tích leo chèo cây cối bẻ cành cây, viết và vẻ bậy lên tường của di tích. Khi lớn lên được học hành tôi mới hiểu được những giá trị quan trọng về mặt lịch sử của chiến khu Ngọc Trạo nên cảm thấy chân trọng chiến khu hơn và nhận thấy rằng mình phải có trách nhiệm trong việc giữ gìn và bảo vệ di tích lịch sử - văn hoá quan trọng này. Cũng với câu hỏi này như tôi hỏi người dân có trình độ học vấn tiểu học thì họ trả lời như sau: "Tôi cũng biết rằng chiến khu Ngọc Trạo là di tích lịch sử quan trọng và cần được giữa gìn bảo vệ. Tôi cũng tham gia vào hoạt động tôn tạo tu sửa chiến khu nhưng tôi nghĩ đây là việc làm của nhà nước, của các cấp chính quyền chứ không phải của người dân chúng tôi". Qua hai ý kiến trên chúng ta thấy giữa hai trình độ học vấn khác nhau thì cũng có sự khác nhau trong lối suy nghĩ và nhìn nhận vấn đề giữ gìn di tích lịch sử. Học thức nó đóng một vai trò quan trọng trong quá trình nhận thức của mỗi người dân. Ngày nay xã hội phát triển với tốc độ cao của khoa học kỹ thuật. Để theo kịp thời đại và có sự nhận thức đầy đủ về việc giữ gìn di tích lịch sử, đòi hỏi mỗi người dân phải nâng cao hơn nữa trình độ học vấn của mình. Ngọc Trạo cũng luôn quan tâm tới vấn đề giáo dục, hệ thống trường lớp được quan tâm đầu tư xây dựng, có chế đọ ưu đãi đối với cán bộ giáo viên. Hàng năm số học sinh tiểu học, THCS tỷ lệ lên lớp và đậu tốt nghiệp cao. Số học sinh giỏi hàng năm tăng, số học sinh đậu vào các trường cao đẳng, đại học cũng tăng lên. Qua những chỉ số đó có thể thấy trình độ học vấn của người dân ở đây hiện nay đã được nâng cao rõ rệt, cùng với đó là nâng cao về nhận thức giữ gìn di tích lịch sử. Vì có được sự quan tâm dạy giỗ của thầy cô giáo, của ông bà cha mẹ nên trẻ em ở đây dù rất hiếu động nhưng không còn những hành động phá hoại di tích. Nhận thức có mối quan hệ phụ thuộc với trình độ học vấn cuả người dân trong việc giữ gìn di tích lịch sử. Mối quan hệ đó cho ta thấy tầm quan trọng của học vấn trong xã hội ngày nay. Xem xét sự khác biệt về nhận thức, cần tìm hiểu về giới và nhận thức của học về tầm quan trọng của việc giữ gìn di tích lịch sử. Để ta có thể hiểu thêm nhận thức của họ có liên quan tỉ lệ với các giới khác nhau hay không? Vấn đề này thể hiện qua bảng sau: Bảng 2: Mối quan hệ giữa nhận thức và giới. Giữ gìn di tích lịch sử Giới tính Nam Nữ Quan trọng 94,1% 90,8% ít quan trong 4,4% 7,2% Không quan trọng 1,5% 2% Qua bảng số liệu trên chúng tấy có sự nhận thức về tầm quan trọng của việc giữ gìn di tích lịch sử có sự khác biệt, tuy nhiên sự khác biệt này là rất nhỏ. Giới nam chiếm 94,1% là nhận thức được vấn đề giữ gìn di tích lịch sử là quan trọng còn ở giới nữ con số này chiếm 90,8%. Nhưng xét một cách toàn diện thì nhận thức của cả giới nam và giới nữ về tầm quan trọng của việc giữ gìn di tích lịch sử là tương đối ngang nhau. Chúng ta có thể khẳng định rằng nhận thức của người dân Ngọc Trạo về việc giữ gìn di tích lịch sử là tương đối đầy đủ, khá đồng đều và tích cực. Người dân đánh giá cao trọng việc giữ gìn di tích lịch sử và đa số họ khẳng định đây là công việc rất quang trọng. Tuy có sự khác biệt trong nhận thức ở các nhóm người có trình độ học vấn khác nhau,các lứa tuổi khác nhau,giới tính khác nhau song sự chênh lệch đó là không đáng kể. .Để hiểu rõ hơn về nhận tức của người dân về vấn đề giữ gìn di tích lịch sử tôi còn đưa ra câu hỏi: Khi nhìn thấy những người dân có hành động phá hoại di tích lịch sử chiến khu ông bà sẽ phản ứng như thế nào? Kết quả thể hiện ở bảng sau: Bảng 3: Phản ứng của người dân khi nhìn thấy những người có hành động phá hoại di tích. TT Phản ứng Số lượng Tỉ lệ % 1 Nhắc nhở khuyên bảo người đó 58 38,6% 2 Báo cho BQL di tích có biện pháp sử lý 62 41.4% 3 Không làm gì cả 9 3.0% 4 ý khác 25 14% Qua bảng số liệu trên chúng ta thấy số đông người dân chọn phương án báo cho Ban phản lí di tích có biện pháp sử lý 41.4% và nhắc nhở khuyên bảo người đó những hành động phá hoại đến di tích 38.6%. Tỉ lệ người dân không làm gì cả khi thấy người khác có hành động phá hoại di tích chỉ chiếm 3% và số người có ý kiến khác là 14%. Số người chọn phương án "Báo cho Ban quản lý di tích có biên pháp xử lí" thì họ cho rằng: "Di tích lịch sử là một công trình quan trọng của cả tỉnh ta cho nên đối với những người có hành động phá hoại đến di tích thì chúng ta nên báo ngay cho Ban quan lí di tích để họ có biện pháp sử lí". Đối với những người này chúng ta nên nghiêm khắc dứt khoát sử lí ngay, không nên nhượng bộ họ thì lần sau họ sẽ không dám có những hành động này nữa. Những người chọn phương án "Nhắc nhở khuyên bảo người đó" thì họ lí giải rằng " Chúng ta chỉ nên nhẹ nhàng nhắc nhở khuyên bảo người ta không nên có những hành động phá hoại di tích nếu họ vẫn không nghe, cố tình phá hoại di tích thì sẽ báo cho Ban quản lí di tích sử lí họ". Như vậy, ta thấy rằng hầu nhết người dân đã có những phản ứng đúng đắn khi nhìn thấy những kẻ có hành động phá hoại đến di tích . Chúng ta chuyển sang xem xét về nhận thức của người dân hiện nay và trước đây trong việc tôn trọng giá trị truyền thống. Mỗi một thời kỳ khác nhau, các giá trị chuẩn mực cũng có sự tiếp nhận khác nhau. Trong nghiên cứu này tôi muốn đi vào so sánh nhận thức về việc tôn trọng giá trị truyền thống cuả người dân hiện nay so với nhận thức của người dân trước đây. Liệu trong hai thời kỳ có sự khác nhau về kinh tế, văn hoá chính trị, các giá trị truyền thống có được tôn trọng như hiện nay hay không. Để hiểu rõ vấn đề này tôi đã đưa ra câu hỏi: So với trước đây ông bà có nhận xét gì về việc tôn trọng giá trị truyền thống của người dân hiện nay? Kết qủa thể hiện trong biểu đồ sau: Biểu đồ 8: Mức độ tôn trọng giá trị truyền thống của người dân. Kém Như Hơn trước trước trước Biểu đồ trên cho ta thấy số người cho rằng việc tôn trọng giá trị truyền thống hiện nay "kém trước" chiếm tỉ lệ 20.7%. Số người trả lời là "như trước" chiếm 34.7% và số người cho rằng việc tôn trọng truyền thống hiện nay là "hơn trước" chiếm tỉ lệ cao nhất là 44.6%. Chúng ta tìm hiểu về sự đánh giá của người dân trong việc tôn trọng giá trị truyền thống hiện nay so với trước đây để thấy được ý thức giữ gìn di tích lịch sử chiến khu Ngọc Trạo của người dân hiện nay so với trước kia. Bởi vì di tích lịch sử chiến khu Ngọc Trạo là một giá trị thuộc về văn hoá truyền thống. Họ cho rằng ý thức giữ gìn văn hoá truyền thống nói chung và di tích lịch sử chiến khu Ngọc Trạo nói riêng của người dân hiện nay là cao hơn so với trước kia. Điều này cũng dễ hiểu. Trước đây nhân dân ta luôn phải sống trong thời kỳ chiến tranh liên miên nên đời sống nhân dân nghèo nàn, lạc hậu. Kể cả khi đất nước được hoàn toàn giải phóng thì những hậu quả mà chiến tranh để lại rất nặng nề. Cuộc sống nhân dân vẫn gặp rất nhiều khó khăn. Đã nghèo do đó người dân phải bươn trải để kiếm sống, họ không có nhiều thời gian cho các hoạt động văn hoá, giải trí vv..Nhà văn Nam Cao trong tác phẩm "Lão Hạc" của mình đã nêu ra một tuyên ngôn sống rất phù hợp và đúng đắn trong thực tế cuộc sống, ông viết "những người nghèo như những người có chiếc chân đau trong lòng họ chỉ nghỉ đến cái chân đau của mình mà không thể nghỉ đến cái khác". Hiện nay với sự tác động của nền kinh tế thị trường cuộc sống của người dân từng bước được cải thiện. Chất lượng cuộc sống đã được nâng lên rõ rệt, hộ nghèo đói đã từng bước giảm dần, trình độ của người dân ngày được nâng lên. Một sự thật là, khi tăng trưởng về kinh tế nhanh, bền vững thì sẽ kéo theo sự tăng trưởng mức sống, điều kiện sống tạo ti

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTLH (9).doc