MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN .3
MỤC LỤC .4
MỞ DẦU.7
1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .7
2.LỊCH SỬ VẤN ĐỀ.8
3.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .10
4.ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN.11
5.KẾT CẤU LUẬN VĂN .12
CHƯƠNG 1: CUỐC ĐỜI, TƯ TƯỞNG VÀ SỰ NGHIÊP SÁNG TÁC CỦA LỖ
TẤN.15
1.1.THỜI ĐẠI VÀ THÂN THỂ: .15
1.1.1.Thuở ấu thơ.15
1.1.2.Tuổi trưởng thành .19
1.2. TƯ TƯỞNG VĂN NGHỆ.22
1.2.1.Các giai đoạn phát triển tư tưởng .22
1.2.2.Các giai đoan phát triển tư tưởng văn nghệ.23
1.2.3.Tư tưởng văn nghệ tiến bộ.28
1.3.SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC: .32
1.3.1.Khối lượng sáng tác đồ sộ .32
1.3.2.Tác phẩm vì con người.33
CHƯƠNG 2 : THÂN PHẬN CON NGƯỜI BẤT HẠNH TRONG TÁC PHẨM
CỦA LỖ TẤN.36
2.1.NGƯỜI NÔNG DÂN BẤT HẠNH.36
2.1.1.Người nông dân muốn làm nô lệ .38
2.1.2.Người nông dân tạm được làm nô lệ .43
111 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 1730 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nhân vật bất hạnh trong truyện ngắn Lỗ Tấn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ược câu danh ngôn bình thường “một chín một mười đó”, nó đã
đưa lại cho ông nguồn an ủi mỏng manh của bản thân. Trước đây, khi thấy các bậc lão thành uy
hiếp bọn thanh niên ông ta cũng giận, nhưng bây giờ ông ta lại nói: "Lớp trẻ này mai sau có
con có cháu thì rồi cũng lại lên mặt như thế thôi!" [6,179]. Thế là ông ta không bực dọc nữa,
cách nghĩ của ông theo kiểu "phép thắng lợi tinh thần" của A.Q. Để an phận, Phương Huyền
Xước không bao giờ dám mở miệng đòi hỏi một điều gì, kể cả khi người ta vu cho ông là bị
54
chứng thần kinh, ông cũng chẳng dám hò hè. Ông ngậm miệng để mong được sống yên thân,
nhưng sự đời vốn dĩ không đơn giản như thế. Cuộc sống cơm áo hàng ngày không để ông yên.
Chỉ nhờ sự đấu tranh đến vỡ đầu chảy máu của đồng nghiệp mà Phương Huyền Xước mới nhận
được một số tiền lương ít ỏi. "Nhưng ông ta vẫn còn lại một số nợ khá lớn chưa thanh toán
được". "Lúc bấy giờ, cả những ông quan thanh liêm cũng dần dần cho rằng thiếu tiền thì
không thể khổng đòi được"[10,tr. 80], và Phương Huyền Xước "tự nhiên" cảm thấy đồng tình
với bên giáo giới. Phương Huyền Xước không còn dám nói đến cái triết lí sống "một chín một
mười" nữa. Thực ra, trong thâm tâm, ông ta cũng bất bình với chính quyền, cũng ấm ức trước
những bất công mà xã hội đánh vào quyền lợi của bản thân mình. Chỉ vì thái độ cầu an, sĩ diện
hão mà ông sợ hãi, bỏ rơi những đồng nghiệp vì quyền lợi chung mà đấu tranh khổ sở. Có thể
nói, Phương Huyền Xước là nhân vật có tình cách điển hình cho loại trí thức mơ hồ trước cuộc
đời, có lối sống nặng về "chủ nghĩa cá nhân" ích kỷ. Tuy ông ta cũng bất bình với xã hội cũ,
thấy những chuyện trái tai gai mắt cũng bực dọc, nhưng ông ta không có dũng khí chống lại cái
xã hội xấu xa đó. Ông ta muốn sống yên thân nên đã tìm cho mình một thứ triết lí tiêu cực để tự
an ủi. Đó chính là thứ triết lý của kẻ vô tâm, không phân biệt phải trái. Đó là câu "cũng một
chín một mười như nhau cả". Nhân vật Phương Huyền Xước cũng giống những nhân vật khác
thuộc tầng lớp trí thức mới. Tuy nhiên họ đã không thể có được cuộc đời bình thường của một
con người. Cuộc sống khốn khó đã đẩy họ vào ngõ cụt và tương lai của họ cũng mờ mịt như
đêm đen. Đó cũng chính là ý nghĩa xã hội mà Lỗ Tấn đề cập tới ương hầu hết các truyện ngắn
của mình. Qua truyện ngắn Lỗ Tấn dựng lên nhiều bức tranh, nhiều loại người, nhiều mẫu
người bất hạnh khác nhau để người đọc có thể hiểu được cuộc sống và con người trong xã hội
phong kiến Trung Quốc.
Một nhân vật khác nữa là Lã Vi Phủ trong truyện ngắn "Trong quán rượu". Khác với nhân
vật Phương Huyền Xước, Lã Vi Phủ đã từng là một con người sống có lý tưởng và bản lĩnh.
Trước đây, anh đã từng cùng mọi người đứng lên chống phong kiến, kêu gào cải cách xã hội.
Khi cách mạng Tân hợi sụp đổ, những người trí thức như Lã Vi Phụ cũng như bong bóng hết
hơi và tàn lụi rất nhanh. Anh ta đã lấy hình ảnh con ruồi để nhận xét về mình "Hễ có cái gì kinh
động là bay vù đi ngay, bay quành được một vòng bé tị lại trở về đậu vào chỗ cữ và nhắc nhở
anh ta"[10,tr.l98]. Sự mệt mỏi đã hiện lên trên khuôn mặt gầy tóp, tiều tụy. Chính anh ta cũng
55
công nhận rằng: "bây giờ tôi như thế đấy: bội bác lấy lệ, à uôm xong thổi. Có lúc chính toi đã
nghĩ: các bạn cữ thấy tôi e có khỉ không nhận tôi là bạn nữa." [6,tr.l82]. Chỉ với vài nét tác giả
đã miêu tả được trạng thái tinh thần của một Lã Vi Phủ hiện tại khác xưa. Có điều anh vẫn còn
muốn sống, cho nên phải làm cái việc "gõ đầu trẻ", dạy chúng những là: "tử viết, thi vấn" Công
việc mà anh ta cảm thấy thật chẳng khác gì: "những chuyện chán ngắt, tào lao " và "chỉ cần
qua loa cho xong". Vậy là, cuộc đời của Lã Vi Phủ cũng chẳng khác gì một cuộc đời thừa, luẩn
quẩn đầy chán chường vô vị. Tuy anh ta vẫn có chút nuối tiếc đối với quá khứ: Anh ta nghĩ:
"Xưa kia chúng mình có bao nhiêu dự định, nhưng cuối cùng đành để đời mình buông xuôi
trước hiện tại" [6,tr.83]. Nỗi bất hạnh của Lã Vi Phủ là chỗ đó. Anh ta đã từng là một thanh
niên có tài năng và trí tuệ trong thời kỳ Ngũ Tứ, đã từng là người giác ngộ cách mạng đầu tiên,
vậy mà, bây giờ anh đành để những những thế lực đen tối đánh bại và biến thành một người bi
quan, thất vọng như thế. Lã Vi Phủ không thể nào đứng lên, không thể nào vực dậy trước thế
lực thù địch.
Một nhân vật trí thức bất hạnh nữa là Ngụy Liên Thù trong truyện ngắn "Con người cô
độc". Là một nhân vật có nguồn gốc xuất thân từ xã hội phong kiến, Ngụy Liên Thù đã sớm
nhận ra bản chất của giai cấp này và đã đấu tranh chống lại nó chính vì Ngụy Liên Thù là
người sớm tiếp thu những tư tưởng mới cho nên xã hội cũ đã không chịu dung nạp anh. Điều
này có thể thấy rất rõ trong đoạn đối thoại giữa nhân vật xứng "tôi" trong truyện với một người
bà con họ gần với Ngụy Liên Thù và ngay cả trong quang cảnh đám mạ bà nội anh ta. Cho nên
thật hợp lí khi Ngụy Liên Thù trở thành "Con người cô độc". Thất nghiệp, nghèo đói, cô độc đã
khiến anh cam chịu khuất phục, ra làm quan. Đó là những thứ trước đây Ngụy Liên Thù khinh
ghét, nguyền rủa. Nhưng giờ đây anh đã phải phục tùng và phải bắt tay vào hợp tác. Ngược lại
những gì mà trước đây anh tôn thờ nâng niu thì nay anh lai phải giày xéo lên và xa lánh nó.
Hận thù, cô độc. phẫn uất đã dẫn anh đến với kết cục bi thảm và chết trong thầm lặng, cô đơn.
Ngụy Liên Thù trong truyện ngắn "Người cô độc" là tri thức cùng thời với Lã Vi Phủ trong
truyện ngắn "Trong quán rượu". Giống như Lã Vi Phủ, Ngụy Liên Thù là một trí thức có ít
nhiều tín nghĩa hiểu biết. Anh ta đã từng ôm ấp nhiều mộng đẹp muốn cải cách xã hội. Bằng
cách viết báo đấu tranh không kiêng nể ai, anh ta đã bị người ta ngấm ngầm quật lại, làm cho
mất việc, không còn ai giúp được mình. Nhân vật xưng "tôi", thường qua lại với anh trong
56
truyện cũng phải bó tay. Trong thư gửi cho bạn, anh ta không giấu diêm sự thật. Anh ta nói:
"Nửa năm nay, tôi chẳng khác gì người ăn xin, mà thực tế thì cũng có thể nói được là đã ngửa
tay ăn xin rồi" [6,tr.l88]. Suốt cuộc đời cô độc và bế tắc, cuối cùng anh ta xoay lưng lại để trả
thù đời. Ngụy Liên Thù đã làm cố vấn cho sư trưởng họ Đỗ. Thực chất là đi ngược lại con
đường xưa nay anh đã đi để làm tay chân dưới trướng cho bọn quân phiệt phản động lúc bấy
giờ. Trong thư gửi cho Thân Phi (nhân vật "tôi" trong truyện), Ngụy Liên Thù có phần hể hả
khi nói rằng: "Tất cả những gì xưa kia tôi thù ghét, phản đối, bây giờ tôi làm hết. Tất cả những
gì xưa kia tôi sùng bái, chủ trương, bây giờ tôi bỏ hết". Tuy nhiên, Ngụy Liên Thù đã đau đớn
nhận ra thất bại của mình giữa lúc mà "thời vận" đang mỉm cười với anh. Lỗ Tấn viết: "Anh
nằm yên lặng giữa đông "mũ, áo, cân, đai" lỡ cỡ, cồng kềnh, mắt nhắm, miệng mím, mép nhếch
như mỉm cười, lạnh lùng nhìn cái thây ma buồn cười ấy". Rốt cuộc, con người sống không có
tương lai ấy đã chết trong cô quạnh. Có thể nói Ngụy Liên Thù cũng đại diện cho loại nhân vật
tự "kéo kén Tuy nhiên mục đích của anh ta không phải là để yên thân như Phương Huyền Xước
hay Lã Vi Phủ. Cách sống cô độc, buông thả, trả thù đời chính là một bi kịch tinh thần lớn nhất
của người trí thức. Ngòi bút hiện thực cửa Lỗ Tấn vừa đau đớn, xót xa nhưng cũng vừa nghiêm
khắc phê phán lối sống bi quan. xa rời thực tế và sai lầm của họ. Lỗ Tấn đã không ngần ngại
vạch ra những sai lầm trong cách sống và phương pháp đấu tranh của những người trí thức như
Ngụy Liên Thù và Tử Quân. Những người trí thức này tuy có lí tưởng sống, muốn làm cách
mạng nhưng họ chưa thật sự quyết tâm phục vụ lợi ích của nhân dân, lại ảo tưởng nên thường
chủ quan, lãng mạn. Trước thất bại, họ thường bi quan và dễ dàng đầu hàng. Ngoài những
nguyên nhân trên, còn một nguyên nhân nữa mà tác giả không nhắc đến nhưng ai cũng có thể
nhận ra rằng sự thất bại của họ là do họ hành động cô độc, chưa hòa mình được vào cuộc đấu
tranh cách mạng của quần chúng. Qua các nhân vật trên Lỗ Tấn chỉ ra rằng nhược điểm, khuyết
điểm rất phổ biến của tầng lớp trí thức "bậc trung" trong xã hội phong kiến thời bấy giờ. Ngòi
bút của ông biến hoa', cách kể chuyện mạch lạc, nhân vật "người kể chuyện" (tôi) là đặc điểm
xây dựng nhân vật điển hình loại này. Tuy không nhiều nhưng các nhân vật trì thức mà tác giả
miêu tả đều có cá tính, dù cá tính có lúc "đậm" có lúc "nhạt"...
57
2.2.3.Người trí thức giác ngộ
Tác phẩm "Nhật ký người điên" đã vạch trân sâu sắc và đả kích mãnh liệt vào bản chất
của xã hội phong kiến Trung Quốc, thể hiện rõ tình hình cách mạng của phong trào văn hóa
mới sau cách mạng Tân hợi. Người điên trong " Nhật ký người điên " của Lỗ Tấn là một nhân
vật tư tưởng đặc sắc. Thông qua nhân vật "người điên", Lỗ Tấn đã kết tội, lột trần bản chất "ăn
người " của nền văn hóa cũ, đồng thời diễn tả hết chân tướng pho lịch sử đẫm máu hàng nghìn
năm của xã hội phong kiến. Trung Quốc là một đất nước có lịch sử ăn thịt người đúng về cả
nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Người ta không khỏi rùng mình khi hình dung đến những cảnh đổi
con cho nhau ăn trong thời kỳ lịch sử kéo dài hơn ba ngàn năm của xã hội phong kiến Trung
quốc. "Nhật ký người điên" -như tên gọi của nó là những trang nhật ký của một người bị mắc
chứng bệnh bách hại cuồng: một chứng bệnh lúc nào cũng thấy người ta bức hại mình, ăn thịt
mình. Xung quanh anh ta, cả không gian, con người loài vật đều trở nên vô cùng đáng sợ.
Trong khóe mắt người điên chỉ có một bầu trời "tối âm u không biết ngày hay đêm", mọi người
xung quanh không khác gì "ma quái, thú dữ". Hơn thế, anh ta luôn luôn cảm thấy lời nói của
những kẻ vây quanh mình "toàn thuốc độc". Và anh ta kết luận tất cả bọn chúng đúng là quân
"ăn thịt người" không hơn không kém với: "Tâm địa như sư tử, hèn nhát như thỏ, xảo trá như
cáo chồn". Người điên đã đọc thấy cả một pho sử đẫm máu của dân tộc mình, đó là: "quyển sử
không có năm tháng, trên mỗi trang đều viết ngoạn ngoéo mấy chữ nhân nghĩa, đạo đức".
Nhưng như thế thì đã có gì đáng nói? Lỗ Tấn để cho nhân vật tự kể: "Xem kĩ cho tới nửa đêm,
mới nhìn trong khe chữ thấy cả quyển đều chép mấy chữ "ăn thịt người" [6,tr.11]. Đó chính là
xã hội Trung Quốc dưới ách thống trị của bọn phong kiến trong ba bốn ngàn năm nay. Và
Người điên đã chẳng khó khăn gì để nhận ra sự giả dối của xã hội, nơi mà bốn ngàn năm nay
khi nào cũng diễn ra cảnh "ăn thịt người". Một xã hội mà người dân nghèo luôn bị bóc lột, bị sỉ
nhục, thậm chí còn "bị ăn thịt" nữa. Người dân không những bị “tri huyện cùm kẹp”, bị "cường
hào tát tai", bị "bọn nha dịch cướp vợ" mà còn bị "bọn chủ nợ bức chết bố mẹ" và "người tá
điền bị nạn đói hoành hành", "người thì bị ăn hết tim gan". Thông qua hành động và suy nghĩ
của người điên, Lỗ Tấn đã đả kích chế độ gia tộc và lễ giáo phong kiến lỗi thời, lạc hậu đồng
thời đã kích cả bộ máy của chế độ phong kiến câu kết với chính quyền địa chủ phong kiến, xây
dựng trên sự bóc lột ruộng đất với chế độ tôn pháp gia tộc và văn hóa phong kiến. Vậy "người
58
điên" trong truyện thực chất là ai? "Người điên" thật ra không phải là điên mà anh ta chính là
người giác ngộ trước, bị kẻ chưa giác ngộ vu cho là mất trí, để dễ bề hãm hại. Xã hội Trung
Quốc thời bấy giờ theo Lỗ Tấn hình dung là "một ngôi nhà bằng sắt, không có cửa sổ. Trong
đó có nhiều người đang ngủ say và không bao lâu sẽ chết ngạt". Bằng nhân vật "Người điên
"cùng với ngòi bút thiên tài của mình Lỗ Tấn đã vẽ được toàn cảnh bức tranh điển hình của xã
hội phong kiến Trung Quốc, trong đó, chế độ gia tộc và lễ giáo phong kiến không tách rời chế
độ bóc lột ruộng đất. "Ông anh" trong truyện không chỉ là một người gia trưởng áp bức em, mà
cũng là một tên địa chủ bóc lột tá điền. Rồi thì cụ cố Cựu với cuốn sổ ghi nợ mấy mươi đời,
ông Triệu với con chó xù... cho đến bọn thống trị chính cống: quan huyện, nha lại. Rõ ràng
chúng không chỉ là người đại diện cho chế độ gia tộc, cho lễ giáo phong kiến, mà là nhân vật
chính của xã hội phong kiến áp bức, bóc lột. Người ăn thịt người, chuyện xưa và chuyện nay
được người điên nhắc đến một cách lẫn lộn, từ chuyện "Đổi con cho nhau ăn", đến chuyện kẻ
ăn thịt người ngày nay là đám dân thôn Lang Sói, là cụ Hà đến xem mạch và gần nhất lại chính
là anh ruột của mình. Tất cả những chi tiết được sắp xếp một cách lộn xộn chứa đựng những
dụng ý của tác giả. Người điên đã nghĩ "Đứa em gái mình bị ông anh ăn thịt". "Vị tất ông ta đã
không đem thịt nó trà trộn với các thức ăn rồi dấu điếm đi, đưa cho mọi người ăn. Vị tất, trong
lúc vô ý mình đã chẳng ăn vài miếng thịt của đứa em gái ta...". "Mình là kẻ có truyền thống ăn
thịt người trên bốn ngàn năm". Áp lực sợ hãi, hoảng loạn đè nặng, người điên đã kêu lên: "Các
người hãy thay đổi ngay đi, thành tâm mà thay đổi ngay đi. Các người phải biết rằng tương lai
người ta không dung thứ những kẻ ăn thịt người đâu...". "Hãy cứu lấy trẻ em !" Đó chính là
tiếng kêu đơn độc của một con người chân chính với mong muốn cứu lấy những tâm hồn trong
sáng và những giá trị đạo đức đích thực của dân tộc. Nhưng đó cũng là một tiếng kêu của một
người bất lực vì nó đơn độc giữa những thế lực phong kiến. Cũng có thể chính vì thế mà có
cảm giác là hình ảnh của người điên trong "Nhật ký người điên", ít nhiều gần với dáng dấp của
một Khuất Nguyên thời xa xưa. Cho nên, giữa một biển người mê muội, anh ta bị cho là điên.
Vậy cứu lấy trẻ em bằng cách nào đây ? "Người điên", một chiến sĩ đơn độc liệu có thể làm gì
đề cứu lấy vận mệnh của dân tộc khi anh ta đang bị cô lập ? Có thể nói thông qua hình thức
sáng tạo nhân vật "Người điên", Lỗ Tấn đã đả kích mạnh mẽ vào chế độ phong kiến độc ác. Đó
là một chế độ tàn bạo được xây dựng bằng áp bức bóc lột, tồn tại trên xương máu và nước mắt
của nhân dân lao động. Truyện ngắn Nhật ký người điên viết ra như để minh họa cho kết luận
59
đó. Trong "phát súng đầu tiên cửa nền văn học hiện đại Trung Quốc này" Lỗ Tấn đã mượn lời
người điên "Một chiến sĩ dân chủ bắt đầu thức tỉnh" tố cáo xã hội phong kiến cổ hủ Trung
Quốc. Không một chút nhân nhượng, Lỗ Tấn đã mựợn lời của nhân vật chính để nói lên cái yêu
cầu căn bản của cách mạng thời đó: "Các người hãy thực tâm mà thay đổi đi. Nên biết rằng sau
này người ta không dung thứ cho những kẻ ăn thịt người nữa đâu". Câu truyện chứa đựng một
tình cảm nhân đạo sâu sắc, thức tỉnh người đọc lúc bấy giờ nhận ra kẻ thù của nhân dân lao
động chính là chế độ phong kiến thối nát. Hình tượng "Người điên" trong tác phẩm là một sự
độc đáo và cũng là sự dự báo thiên tài của Lỗ Tấn.
Có một trí thức đáng quý nhưng có số phận bất hạnh nữa, đó là Hạ Du trong tác phẩm
"Thuốc". Là nhân vật tác giả xây dựng để ám chỉ nữ sĩ Thu Cận, một nhà cách mạng cuối đời
Thanh, bị hại sau Từ Tích Lân. Thu Cận và Từ Tích Liên đều là người Thiệu Hưng cùng quê
với Lỗ Tấn, cùng lưu hộc ở Nhật Bản với Lỗ Tấn. Lỗ Tấn đã từng học y khoa với mong muốn
lấy đó để đưa Trung Quốc vào con đường cường thịnh. Nhưng một hôm nhân xem một cuốn
phim thời sự về cuộc chiến tranh Nga -Nhật, ông thấy trên màn ảnh một người Trung Quốc làm
trinh sát cho nước Nga, bị quân Nhật chém đầu để thị uy, chung quanh toàn là người Trung
Quốc thờ ơ đứng xem đồng bào mình bị chém giết. Sự việc này đã tác động rất mạnh đến Lỗ
Tấn, khiến cho ông hiểu ra rằng. "phàm là người dẩn một nước mà ngu si, nhu nhược, dà thân
thể có khỏe mạnh đến đâu chăng nữa cũng chỉ có thể làm "kẻ thị chúng" (người bị giết để làm
gương cho kẻ khác) và "kẻ bàng quan" mà thôi". Do đó, theo ý ông, chỉ có văn nghệ là dụng cụ
sắc bén nhất để thay đổi tinh thần "quốc dân tính "của người Trung Quốc. Có thể cho rằng,
"Thuốc" là một tác phẩm thể hiện rõ nhất tiêu chí sáng tác này của Lỗ Tấn. Trong tác phẩm
"Thuốc", Lỗ Tấn không những chỉ miêu tả thế lực đen tối của phong kiến và trạng thái lạc hậu
của xã hội mà ông còn nêu lên sự mê muội của quần chúng nhân dân. Truyện ngắn "thuốc" như
tên truyện đã trực tiếp gợi lên, là câu chuyện của những người tìm thuốc, bán thuốc và "ăn"
thuốc. Con bệnh là một đứa bé bị bệnh lao. Người bán thuốc, thật kì lạ lại là một tên đao phủ.
Vị thuốc ở đây chính là máu người. Nhưng máu của ai ? Là máu của Hạ Du, một người cách
mạng vừa bị xử chém. Câu chuyện thật ghê rơn, nhưng nó phản ánh đúng thực tế của đất nước
Trung Quốc cách đây gần một thế kỉ. Đó là thời gian mà sự ngu muội chế ngự trong nếp nghĩ
lạc hậu của người dân cho rằng máu người có thể chữa khỏi bệnh lao. Trong tác phẩm "Thuốc"
60
người ta không chỉ thấy mỗi căn bệnh lao của "thằng Thuyên", mà còn thấy cả một không khí
bệnh hoạn bao trùm lên xã hội Trung Quốc. Nơi mà từ tên cai ngục, đến lão Hoa Thuyên,đều là
những kẻ thật "đáng thương". Vào mùa thu, khi mà những kẻ thống trị đem tù nhân đi chém,
thì cũng là dịp để những kẻ mê muội nhưng nhanh chân và may mắn kiếm được "thuốc" máu.
Vậy mà, dù đã được ăn chiếc bánh bao tẩm máu nướng thơm phưng phức, "thằng Thuyên" vẫn
lăn ra chết. Và rồi lại vào một buổi sáng mùa thu, trên một bãi tha ma, với những nấm mộ dày
khít, được ví như "bánh bao nhà giàu ngày mừng thọ", cỏ hai bà mẹ cùng xuất hiện. Đó là
người đàn bà có người con đã bị xử chém vào mùa thu năm trước và bà Hoa Thuyên, người đã
mua máu của nhà cách mạng đó để làm thuốc cho con mình. Cũng có thể nói rằng, nếu có
thuốc chữa trị kịp thời, thì cả hai người con đang nằm dưới mồ kia sẽ không chết. Trong tác
phẩm này Lỗ Tấn đã nói lên sự mê muội của nhân dân, bên cạnh đó ông cũng bóc trần những
nhược điểm cơ bản của cuộc cách mạng Tân hợi: "Cách mạng của quốc dân cần phải có sự
thay đổi lớn ở nông thôn. Cách mạng Tân hợi không có sự thay đổi này, cho nên thất bại". Họ
làm cách mạng mà không có đường lối phương châm đúng đắn. Cái chết của những chiến sĩ
cách mạng như Hạ Du đã trở nên vô nghĩa. Chẳng phải sau khi Hạ Du bị xử chém, người dân
vẫn mua máu của nhà cách mạng để làm thuốc đó sao? Người ta thờ ơ, diễu cợt sau cái chết
của anh. Thật là chua xót. Nhà văn Mỹ Edgar Snow đã nhận xét về truyện ngắn này như sau
"Thuốc cũng giống như hàng loạt tác phẩm khác của Lỗ Tấn đã mô tả một nỗi bi ai mang màu
sắc triết lí, đố là người Trung Quốc vì dốt nát, ngu muội mà thất bại và lâm vào tình thế thất
vọng". Tuy nhiên hình ảnh vòng hoa, "hoa trắng lẫn hoa hồng xen nhau nằm khoanh trên nấm
mộ khum khum " của Hạ Du lại chính là biểu tượng của tinh thần lạc quan, tin tưởng vào cách
mạng của tác giả. Nó cũng chứng tỏ ngọn lửa đấu tranh vẫn âm ỉ lan rộng, không thể dập tắt.
Điều đó chứng tỏ là "Lỗ Tấn không hề tỏ ra bi quan trước thế lực đen tối. Tựu chung, ông vẫn
là người lạc quan trong lịch sử. Trong tác phẩm, ông đã có ý thức bỏ đi những chồ u ám, thêm
vào đấy đôi nét tươi vui, báo hiệu rằng nhân dân nhất định sẽ sống một cuộc đời mới mẻvà hợp
lí chưa từng có bao giờ". Tác phẩm cũng đồng thời ca ngợi tinh thần anh dũng bất khuất trước
cái chết của người cách mạng (ở trong tù, Hạ Du khuyên người cai ngục làm phản, bị người cai
ngục đánh lại. Nhưng Hạ Du vẫn không oán giận y, bảo người cai ngục "đáng thương, đáng
thương" vì y không giác ngộ). Ngoài việc phân tích sai lầm của những nhà cách mạng và phê
phán sự ngu muội của quần chúng, tác phẩm còn mang ý nghĩa tưởng nhớ và ca tụng đối với
61
những chiến sĩ của thời đại Tân Hợi, miêu tả cụ thể quan hệ giai cấp và bộ mặt của cuộc sống
xã hội Trung Quốc trong thời kỳ này. Trong truyện ngấn "Thuốc ",cái tiến bộ và cái lạc hậu,
con người mới và con người cũ, cách mạng và phản động đan xen vào nhau. Hình tượng Hạ Du
đẹp đẽ và cũng đầy bi kịch rất đáng thương.
Còn có một trí thức nữa bị xem là "người điên". Đó là người điên trong "Trường minh
đăng". Vào một ngày mùa xuân, không gian u ám trùm lên cả thôn Cát Quang mà không chỉ có
không gian thôi, lòng người trong thôn cũng vậy. Tất cả chỉ tại một người điên mà tác giả miêu
tả: “có khuôn mặt vuông vàng khè, vận cái áo dài xanh rách tươm, chỉ có hai con mắt to mà
dài, dưới cặp lông mày rậm, ánh lên hơi khang khác, nhìn ai là cứ nhìn chằm chặp, không
chớp, mà lại có vẻ đau xót, giận dữ, nghi ngờ, sợ hãi”. Nhưng hắn muốn gì mà "cả thôn Cát
Quang bỗng náo động hẳn lên" Chả là sau bao nhiêu nắm im ắng, bỗng dưng hôm nay hắn lại
phát điên nằng nặc đòi tắt cho được ngọn "Trường minh đăng". Cây đèn ấy là do vua Lương
Võ thắp lên, cứ thế truyền lại đời này qua đời khác mà chưa bao giờ dứt. Cái hồi loạn Trường
Mao cũng không tắt. Tác giả mỉa mai: "Vậy mà bây giờ anh ta lại đòi thổi đi. Cái cây đèn ấy,
nó là tượng trưng cho quyền lực của các cụ trong thôn, xưa nay" ai đi qua cũng muốn nhìn một
tí và tấm tắc khen. Hơn thế nếu nó tắt đi thì cả thôn Cát Quang "sẽ sụt xuồng thành biển", mà
dân trong thôn sẽ biến thành cá hết. Cho nên chẳng lạ gì khi cả thôn, từ các cụ có máu mặt
trong làng đến những đứa trẻ đều hoảng hốt và nhìn người điên như một kẻ không biết điều,
một đứa cháu bất hiếu. Lỗ Tấn viết truyện ngắn này vào năm 1925, nghĩa là sau truyện ngắn
"Nhật ký người điên" ra đời một thời gian rất dài. Nếu như năm 1918, khi viết "Nhật ký người
điên", Lỗ Tấn chỉ dừng lại ở mức nguyền rủa những kẻ ăn thịt người và khuyên chúng nên sám
hối đi, thi sau bảy năm, trong truyện ngắn này, ông đã cho người điên không chỉ thổi tắt mà còn
đốt cả ngôi đền. Ngôi đền mà trong đó chứa ngọn đèn tượng trưng cho sự lạc hậu, cổ hủ, tượng
trưng cho một xã hội "ăn thịt người". Điều đó cho thấy tư tưởng của tác giả đã thay đổi và tinh
thần cách mạng trong ông ngày càng cao. Vậy người điên là ai và tại sao lại muốn tắt đi ngọn
đèn kia? Đó là kẻ vốn xuất thân từ một gia đình phong kiến mà "Ông nội hắn ta ngày trước
cũng ra cầm triện rồi". Hơn nữa tác giả nhấn mạnh "hồi xây đền, cha ông hắn ta cũng có quyên
góp nhiều". "Vậy anh ta không phải là đứa con bất hiếu là gì?" Đúng vậy, người điên chính là
một đứa con bất hiếu, nhưng là đứa con bất hiếu của chế độ phong kiến. Nói rõ hơn, người điên
62
thực chất không phải điên, mà là người sớm giác ngộ. Suy nghĩ và hành động dứt khoát của
anh ta khiến cho những kẻ có thể bị mất quyền lợi trở nên sợ hãi. Chính vì vậy, chúng cho anh
ta là một kẻ ngỗ nghịch. Khi giết không được thì chúng tìm cách lừa bịp anh. "Chẳng phải là
trước kia hắn ta cũng đã phát điên một lần rồi à ? Y như bây giờ. Hồi đó bố hắn vẫn còn sống,
lập mưu lừa hắn, mới trị bệnh khỏi đấy chứ!". Nhưng "người điên" bây giờ không còn là người
điên ngày xưa, cũng khổng phải là "người điên" vào năm 1918 nữa. Tuy anh ta biết rằng, "Dù
có thổi cho tắt đèn đu những cái kia, những cái ông mặt xanh ba đầu, sáu tay vẫn còn. Nhưng
bây giờ tạm thời chỉ có cách là cứ thổi cho tắt đèn đi đã". Anh ta đã trở nên kiên quyết hơn,
không gì có thể lay chuyển được nữa. Sự phản ứng quyết liệt của anh được thể hiện trong câu:
“Tôi phải tự thổi lấy”. Câu chuyện kết thúc bằng thái độ dứt khoát của người điên và sự bàng
hoàng của các cụ Quách, cụ Tứ cũng như dân thôn Cát Quang. Điều đó cho thây tinh thần và
phong trào cách mạng Trung Quốc đã lên cao. Hình ảnh người điên kiên quyết đòi thổi tắt ngọn
đèn, đồng thời đã khang định rõ được quan điểm sáng tác của Lỗ Tấn. Đó cũng chính là quan
điểm giúp chúng ta phân biệt được ông với các nhà văn thời trước và cùng thời. Trong tác
phẩm của mình, Lỗ Tấn đã phủ định toàn diện và triệt để xã hội cũ, lễ giáo và chế độ phong
kiến, coi đó là một chế độ người ăn thịt người. Tác phẩm của ông mang tính chiến đấu và cách
mạng cao cũng chính vì lẽ đó. Vì vậy, hình tượng "người điên" trong truyện thực chất là loại
nhân vật trí thức có tâm huyết, ưu thời mẫn thế luôn trăn trở trước sự nguy nan của con người
lớn lao hơn là vận mệnh tương lai của đất nước, của dân tộc, luôn mong muốn đấu tranh cho
một lý tưởng nhân đạo cao đẹp, vì dân tộc.
Trên đây là những nhân vật bất hạnh tiêu biểu trong truyện ngắn đặc sắc của Lỗ Tấn. Tuy
nhiên những con người bất hạnh này là điển hình cho thân phận, cuộc đời, nỗi đau và nỗi bất
hạnh phổ biến trong xã hội Trung Quốc thời Lỗ Tấn. Mác dù cảnh ngộ khác nhau nhưng sự bất
hạnh của họ thể hiện ở hai mặt là bất hạnh về vật chất thể xác và bất hạnh về tinh thần. Theo Lỗ
Tấn, sự bất hạnh về thể chất rết đáng thương, đáng đau lòng nhưng bất hạnh về tinh thần, ý
thức và tâm linh mới là sự tổn thất, đáng thương hơn. Dưới ngòi bút của Lỗ Tấn, con người bất
hạnh không giống nhau nhưng từ người nông dân vô học đến người trí thức có học đều bất
hạnh. Theo Lỗ Tấn những người bất hạnh đó ai cũng đáng thương và ai cũng đáng giận.
63
2.3.NGƯỜI PHỤ NỮ BẤT HẠNH
Từ lâu hình ảnh người phụ nữ đã trở thành nhân vật trung tâm, một đề tài mới lạ, một
mảnh đất đầy lôi cuốn đối với các nhà văn, nhà thơ. Đặc biệt dưới mắt Lỗ Tấn, ngươi phụ nữ
Trung Quốc hiện lên với bao đớn đau, bất hạnh. Họ là những nạn nhân của xã hội phong kiến
bất công, tàn bạo thời bấy giờ. Nhân vật phụ nữ trong tác phẩm Lỗ Tấn, mỗi người một số
phận, một nỗi đau riêng nhưng đều chịu chung số phận đau khổ thiệt thòi. Họ bị trói buộc bởi
lễ giáo phong kiến dưới các tầng áp bức: chính quyền, tộc quyền, thần quyền và phụ quyền. Lỗ
Tấn đã ph
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2013_01_23_7586373342_5134_1869315.pdf