Luận văn Nhân vật và cốt truyện trong truyện ngắn lê Minh Khuê

MỞ ĐẦU 4

1. L{ do chọn đề tài 4

2. Lịch sử vấn đề 5

3. Đối tượng, mục đích và phạm vi nghiên cứu 9

4. Phương pháp nghiên cứu 9

5. Cấu trúc luận văn 10

Chương 1: KHÁI LƯỢC VỀ NHÂN VẬT, CỐT TRUYỆN VÀ SÁNG TÁC CỦA LÊ MINH KHUÊ 11

1.1. Khái lược về nhân vật và cốt truyện 11

1.1.1. Khái lược về nhân vật 11

1.1.2. Khái lược về cốt truyện 13

1.2. Sáng tác của Lê Minh Khuê 15

1.2.1. Tiểu sử Lê Minh Khuê 15

1.2.2. Hành trình sáng tác 15

1.3. Quan điểm sáng tác17

Chương 2: NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN LÊ MINH KHUÊ 22

2.1. Loại hình nhân vật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê 22

2.1.1. Nhân vật tỏa sáng 24

2.1.2. Nhân vật tha hóa 34

2.1.3. Nhân vật bi kịch 44

2.1.4. Nhân vật chức năng 49

2.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê

2.2.1. Nghệ thuật khắc họa ngoại hình, hành động nhân vật

2.2.2. Nghệ thuật thể hiện nội tâm nhân vật

2.2.3. Ngôn ngữ nhân vật

pdf57 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 737 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nhân vật và cốt truyện trong truyện ngắn lê Minh Khuê, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngưỡng cửa, Hợp trong Bên kia đường, Duyên trong Khoảnh khắc của số phận, Mi trong Cơn mưa cuối mùa v.v. Tóm lại nhân vật loại hình là kiểu nhân vật tiêu biểu mà Lê Minh Khuê có dụng { xây dựng trong những tác phẩm ở thời kz đầu. Nhân vật thể hiện bằng những chi tiết khá chân thực và sinh động của đời sống. Nhân vật có tính cách cao đẹp của con người Việt Nam đang trong thời điểm lịch sử có nhiều biến cố vĩ đại của dân tộc. Những nhân vật không có những uẩn khúc, những khoảng tối trong tâm hồn.. Họ sống ngay thẳng, trong sáng như một tấm gương. Họ có phẩm chất đẹp từ đầu đến cuối truyện. Tính cách của họ không bị thay đổi, xấu đi trong môi trường, hoàn cảnh. Họ là những nhân vật theo khuôn mẫu chung của thời đại mà nhiều nhà văn lớp trước đã thể hiện trong tác phẩm của mình như cụ Mết, Mai, TNú trong Rừng xà nu, Lãm, Nguyệt trong Mảnh trăng cuối rừng, chị Sứ trong Hòn Đất v.v. 2.1.1. Nhân vật tỏa sáng 2.1.1.1. Nhân vật tỏa sáng trong thời chiến Thời chiến tranh chống Mỹ khốc liệt, gian nguy chồng chất gian nguy, con người phải đối mặt với bom, đạn và cái chết bất cứ lúc nào. Nhân vật trong tác phẩm của Lê Minh Khuê phải có bản lĩnh và phẩm chất tuyệt vời để vượt qua. Họ vững vàng kiên định về l{ tưởng, dám xả thân để thực hiện l{ tưởng đó. Họ nguyện đi vào cái chết, không màng tới lợi ích của bản thân. Họ lạc quan, tin tưởng vào ngày chiến thắng của cả dân tộc. Họ có tình yêu trong sáng thủy chung.....Ở mỗi con người trong mỗi tác phẩm có những nét phẩm chất riêng làm thành bức tranh chung của con người thời chiến. Họ là những anh giải phóng quân, anh pháo thủ, người lính thông tin, anh lái xe tăng, cô liên lạc hoặc thanh niên xung phong hoặc những chàng trai cô gái lái xe vượt Trường Sơn, những y, bác sĩ... Lê Minh Khuê đã tạo dựng được những nhân vật ngời sáng như vầng hào quang tỏa sáng trong thời chiến làm xúc động bao người đọc. Người đọc nhớ mãi Hiền trong truyện Mẹ. Cô gái ở mặt trận cùng con Hoàng Ngọc Hải - một trung úy chỉ huy đại đội ở cao điểm Trà Rồng. Chị có chồng là trung tá cũng ở mặt trận. Như vậy một gia đình có ba người ở mặt trận đang ngày đêm chiến đấu vì độc lập tự do. Đẹp và vinh quang biết chừng nào. Nhưng đẹp hơn là suy nghĩ và hành động của Hiền khi đứa con trai duy nhất hy sinh. Mùa khô 1967, khi Hải chạy sang phía Bắc cao điểm “bị vùi xuống hố bom ngay chỗ mỏm núi chìa ra”. Nhận được tin sét đánh ấy, Hiền không thể giữ được bình tĩnh như ngày thường “mặt bà trắng bệch” bà “gục mặt vào hai bàn tay một lúc lâu”. Người y sĩ nơi chiến trường từng cứu được bao nhiêu đồng đội nhưng không thể cứu được con mình nên rất đau đớn. Xác Hải bị vùi ở chỗ đoàn xe ra chiến trường đi qua. Đã hai tiếng toàn bộ lực lượng tìm kiếm vẫn chưa thấy xác Hải. Nhưng nếu quyết định thông đường cho xe đi qua thì hy vọng tìm được xác của anh sẽ tắt. Lúc ấy không ai nỡ làm như vậy đối với đồng đội với người anh hùng như Hải. Tình huống thật khó xử xe đang ở bên phía Bắc cần đi gấp, xác Hải lại chưa thấy, mọi người chưa biết tính thế nào. Bỗng người mẹ nuốt nỗi đau trong lòng dứng dậy và nói rành rọt: “Nghe bác đây này, Quân, cháu ra lệnh cho anh em thông xe đi chứ. Xe đang chờ hả? phải, thông xe đó. Thôi, đừng phản đối...Dù sao thì em nó đã hy sinh rồi, cháu nghe chưa? Bác lên đó bây giờ đây, còn cháu thì làm việc đi, nghe bác nói chưa? Thông xe ngay”. Quyết định ấy, lựa chọn thật khắc nghiệt, làm ứa máu trái tim người mẹ. Mẹ đã đặt nhiệm vụ chung lên trên tình cảm riêng của mình khiến sự hy sinh của Hải thêm một lần { nghĩa nữa. Anh không mất, anh được hồi sinh trong lòng mẹ, đồng đội và đất nước. Đây chính là vẻ đẹp tâm hồn, sức mạnh { chí nghị lực với những hy sinh lặng thầm của người mẹ khi đối diện với cái chết của đứa con thương yêu nhất. Cô Sim trong truyện Con sáo nhỏ của tôi hồn nhiên, nhí nhảnh như một “con sáo nhỏ của tôi, con sáo yêu qu{ của tôi”. Đó là lời ghi nhật k{ của Hoàng, giáo viên văn hóa của đơn vị gọi Sim một cách trùi mến. Cô gái có nhiều hành động trẻ con, ngây thơ đến độ “được yêu mà không biết”. Thế như trong thử thách cam go cô bé lại có tinh thần thép, có hành động cao cả. Cô tự nhận mình “làm cục nam châm biết đi”, “chạy qua bãi bom dài gần một cây số” để hút bom. Cô tự nguyện đi vào cái chết một cách thanh thản, nhẹ nhàng. Đây không phải là bột phát mà là sự phát sáng của tâm hồn phẩm chất đẹp của người con gái ngây thơ trẻ con ấy. Cô vẫn hồn nhiên nói:“Em chết thì được, chứ con sáo mà chết ấy à, còn ra thể thống gì?”. Các cô Nho, Thao, Định trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi là những đội viên trinh sát mặt đường ở một cao điểm mà sự ác liệt của cuộc chiến đang diễn ra từng giờ nhưng họ vẫn hoàn thành nhiệm vụ. Nơi cao điểm, máy bay địch ráo riết trên đầu, bắn và thả bom, tiếng nổ ùng oàng, đất đai tung lên bắn ra xung quanh nghe tiếng ào ào. Khói đen bốc lên thành những cột lớn. Một ngày hàng tốp máy bay địch cứ trà đi trà lại bắn phá, thả bom. Không chỉ diễn ra một ngày mà diễn ra nhiều ngày nhiều tháng. Sau những đợt thả bom, bắn phá, các chị lại phá bom, lật đất, san đường. Các chị làm trong khung cảnh khắc nghiệt thế đó. Phải nói rằng các chị gan dạ, dũng cảm vô cùng bình tĩnh và sáng suốt vô cùng. Đối mặt với nguy hiểm, với tử thần các chị khi phá bom cũng nghĩ đến cái chết nhưng cái chết đối với các chị là “mờ nhạt”[27, tr.37] mà vẫn nghĩ đến nổ bom, “còn nhiều quả chưa nổ” [27, tr.25]. Ta thấy ở họ một phẩm chất của một thế hệ coi thường hiểm nguy, sẵn sàng hy sinh cho l{ tưởng cao đẹp. Nho, Thao bị thương bị đất vùi, nhưng vẫn say sưa, ngày cũng như đêm, lao vào gian khổ nguy hiểm một niềm phấn khích vui vẻ. Họ chia sẻ, yêu thương nhau như ruột thịt. Họ sống lạc quan, mơ ước và khao khát vào tương lai hạnh phúc của dân tộc đất nước. Họ nghĩ đến ngày mai sau chiến tranh sẽ làm y sĩ, làm nghề thêu, ca sĩ.... Sau những lần phá bom về lại cười đừa, lại hát, lại nhớ đến người yêu, lại lang thang về miền k{ ức để nhớ tuổi thơ, nhớ Hà Nội. Ở mỗi cô gái vẫn có cái chung và cái riêng: Nho thích thêu thùa, Thao chăm chép bài hát, Định thích ngắm mình trong gương, thích ngồi bó gối, thả hồn theo dòng hồi tưởng. Mặc dù vậy, họ vẫn dùng xẻng đào đất dưới quả bom, thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom nghe tiếng sắc lạnh đến gai người như cứa vào da thịt. Tuy có lúc rùng mình nhưng họ vẫn giục nhau “Nhanh lên một tí!”[27, tr.36]. Cả ba người đều nghĩ như Phương Định “Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ đang theo dõi mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới” [27; tr. 35]. Đó là những con người tự trọng, dũng cảm biết nhường nào. Sau những khoảnh khắc nguy hiểm, họ lại thư giãn, bình tĩnh đến lạ thường. Các cô sống trong hang sao mà lạc quan thế. Bên ngoài 30 độ, chui vào hang là sà ngay đến một thế giới khác. "Cái mát lạnh làm toàn thân run lên đột ngột. Rồi ngửa cổ uống nước trong ca hay bi đông. Nước suối pha đường. Xong thì nằm dài trong nền ẩm lười biếng nheo mắt nghe ca nhạc từ cái bán dẫn nhỏ mà lúc nào cũng có pin đầy đủ. Có thể nghe, có thể nghĩ lung tung....hình như sắp mở chiến dịch lớn” [27, tr.25]. Có thể nói Thao, Nho, Định tiêu biểu cho thế hệ thanh niên thời đại chống Mỹ đã tỏa ngời trên trang truyện của nhà văn. Nguyên trong Bạn bè tôi từng tâm sự: “Bạn bè tôi đã mang tuổi thanh xuân đời mình như trân trọng cầm trên tay một trái cây đang độ ngọt ngào, đặt vào nơi cần thiết. Gian khổ không lường hết được. Nhưng bảo chúng tôi hãy thôi đi, quay về ôm lấy một vài nhàn nhã, đứa nào, đứa nào trong chúng tôi chịu”. Rõ ràng lớp thanh niên như anh đã nhận rõ vai trò vị trí của tuổi trẻ, trách nhiệm dâng hiến cho Tổ quốc nên tự nguyện, săn sàng, chiến đấu giải phóng dân tộc. Họ không ngại gian khổ, không bằng lòng với cuộc sống nhàn hạ vô vị mà phải sống cho ra sống. Những chiến sĩ lái xe, đồng đội của Nguyên đã cứu một đoàn xe bị bom chặn ở cửa rừng. Họ không thể không cầm được nước mắt khi mở bật một cửa xe, thấy một thân người bị cháy đen vẫn ngồi ở tư thế dấm ga. Trong chiến trường phải tổn thất, phải có sự hy sinh, nhưng có sự hy sinh nào đẹp bằng. Người lái xe ra tiền tuyến chết trong tư thế tiến lên. Cái chết đã tạc dáng hình anh thành “dáng đứng Việt Nam”. Họ, những người lái xe, nhìn đồng đội hy sinh, nhìn con đường mở ra trước mắt, càng thấy sự nỗ lực, hy sính của biết bao nhiêu người mà nghĩ suy trách nhiệm của mình: “Con đường thế hệ đi trước mở cho chúng tôi, hôm nay bon Mỹ đang làm mọi cách chặn lại. Thế thì đi thôi. Đã đến lúc chúng mình bắt tay vào làm việc của những người đi trước”. Những chiến sĩ trong Con trai của những người chiến sĩ chiến đấu ở trên biển thật oanh liệt. Máy bay Mỹ vẫn lao xuống. Con tầu của các chiến sĩ hải quân bị trúng đạn thủng, nhiều khoang nước tràn vào, con tầu không cơ động được. Một số chiến sĩ hy sinh anh dũng song các khẩu pháo còn lại vẫn kiên cường nhả đạn, nã vào đầu giặc lái. “Những đường đạn ở các khẩu đội quyết liệt làm mặt biển như bị xé rách ra vì tiếng động sắt thép”. Giữa khói lửa và những cột nước bao kín con tầu, “những đường đạn vẫn xé rách khói lửa lao lên, lao lên mãi”. Trong Cao điểm mùa hạ, “một đại đội làm nhiệm vụ thông đường cho xe ra trận phải chịu 46 trận bom trong một đêm. Nhưng ai cũng hiểu rằng những người hy sinh nhiều nhất còn ở trước ta, họ ở ngoài mặt trận, nơi đang giáp mặt ngày đêm với kẻ thù”. Qu{, Nhân, Hiếu trong Nhiệt đới gió mùa ở tiểu đoàn ba quân chủ lực bị sa vào tay giặc vẫn kiên trung với cách mạng, không khuất phục trước sự tra tấn dã man của kẻ thù. Qu{ đã hy sinh không hề tiết lộ mảy may những gì mà địch mong đợi. Nhâm thấy kẻ thù khoét mắt Hiếu đau đớn nằm dưới sàn xi măng, anh không giữ được bình tĩnh “dùng toàn thân lao vào cái gã đứng bên kia bàn”[30, tr.47]. Tên Phong rút súng bắn vào trán, Nhâm ngã xuống“mắt nhằm chằm chằm vào người đại đội trưởng quằn quại trên sàn. Cái nhìn ấy không thể khép lại khi Nhâm chết”[30, tr.47]. Con mắt không khép, vẫn nhìn người chỉ huy của mình như gửi gắm niềm tin, truyền thêm sức mạnh cho Hiếu trong lúc đối đầu với kẻ thù không có vũ khí trong tay. Ôi cái nhìn ấy, làm xúc động bao người đọc. Hiếu ở Hà Nội, con thày giáo Cơ, là đại đội trưởng tiểu đoàn ba chủ lực tham chiến ở Quảng Trị bị sa vào tay giặc sắp bị thẩm vấn. Trước lúc thẩm vấn, anh cùng Nhâm được “gã thượng sĩ đưa cái áo cầu vai của lính thông tin Bắc Việt”[30, tr.41] cho mặc. Áo còn loang máu, Hiếu cầm áo “ấp vào ngực rồi mặc vào”[30, tr.42]. Cử chỉ đó thể hiện sự nhớ thương, lòng cảm phục, song về lĩnh vực tâm linh anh mong “linh hồn người ấy được chở che. Hiếu vững tâm đứng lên”[30, tr.42] trước khi đưa ra thẩm vấn. Cái nhìn đầu tiên đối với kẻ tra hỏi mình là Phong, thằng em cùng cha khác mẹ, Hiếu đã nhận ra và nghĩ chuyện gì sẽ xẩy ra trong việc gặp gỡ kz quặc này. Phong hờ hững, thờ ơ chủ động nói chức vụ, đơn vị của Hiếu nhưng không biết anh là “đội quân đặc biệt đã lật tẩy một thằng nằm vùng của chúng nó”[30, tr.44]. Hắn nói với Hiếu “cần anh hợp tác”[30, tr.44], câu nói gọn rõ thông tin song nhẹ và lạnh. Rồi hắn nói tiêp:“Anh đại đội trưởng tiểu đoàn ba chủ lực trung sĩ Qu{ đã khai trước khi chết”[30, tr.44], Hiếu “thờ ơ hờ hững” [30, tr.44] trước câu hỏi của hắn. Hắn lại tiếp: “khai chức vụ đồng đội không có gì xấu, không khai chúng tôi cũng biết, tôi vẫn cảm phục anh ấy”[30, tr.44]. Hắn lại tiếp:“là đại đội trưởng uy tín....là con nhà trí thức tiếng nói của anh có hiệu lực trong quân ngũ, Anh chỉ cần đọc lời hiệu triệu cán binh tiểu đoàn, anh quay súng quy hàng Quốc gia ly khai Bắc Việt anh sẽ được đưa về Sài Gòn sống như một thanh niên trí thức. lời hiệu triệu đã thảo sẵn”[30, tr.44]. Hiếu càng nhìn càng nghĩ, anh đã hiểu “thằng này chuyên nghiệp máu lạnh”[30, tr.45] và “chẳng là chỉ cần Hiếu đọc lời hiệu triệu đồng đội mà thằng Mỹ cũng phải ngồi đây?”[30, tr.45] lúc ấy thằng Mỹ “dân chuyên nghiệp máu lạnh”[30, tr.45], “nói tiếng Việt có dấu rõ rang”[30, tr.45]. Điều này quan trọng với anh với cả chúng tôi Anh chỉ cần đọc chậm, hết tờ giấy này thu âm xong là anh thoát. Hiếu nhớ những đêm mưa rừng chiếc OV10 bay rè rè phát ra cái thứ tiếng không khác lời triệu hồi của bọn chúng “Các anh, em đồng đội tôi xin đảm bảo”[30, tr.45] và “sẽ được đối xử tử tế như tôi”[30, tr.45]. Anh thấy bản chất hèn hạ của chúng và chuẩn bị câu trả lời. Để lay động làm chuyển { Hiếu chúng cho bọn tay chân trong phòng tra hỏi “quay cái cao su vun vút”[30, tr.45] để uy hiếp. Hiếu bật tiếng nói đầu tiên và “cũng như quyết định một lời hứa với chính mình: Tôi không đọc lời hiệu triệu mà các ông soạn sẵn. Nếu tôi nói với lính của tôi chỉ có thể bảo họ hãy chiến đấu”[30, tr.46], Hiếu nói như quát: “đừng lải nhải vô ích” [30, tr.46], Phong lại từ phòng tối hỏi ra: “tên tiểu đoàn, tên tiểu đoàn trưởng, lương thực, vũ khí”[30, tr.46], Hiếu cho nó là “hỗn xược”[30, tr.46] và trả lời “tụi này là lính chiến cấp trên bảo đánh đâu là đánh muốn biết tinh thần chiến đấu của Bắc Việt ra sao không liên lạc với mấy ông Trung ương ở Hà Nội? Cái đó không bí mật họ trả lời ngay”[30, tr.46]. Lúc này thằng Pat vứt báo: “quát bằng cái giọng lạnh như kim khí”; “mất thời gian quá. Nào! đi làm đi!”[30, tr.46] . Lệnh Xlăng phát ra, bọn tay chân “lấy con dao biệt kích nhọn hoắt” [30, tr.46] chúng “thọc mũi dao vào một bên mắt khoét một vòng rồi hất một cục như hòn bi cùng với da thịt dính theo xuống nền xi măng”[30, tr.46]. Ra khỏi phòng thẩm vấn, tên “Phong nhặt cái cục thịt đẫm máu trong có con mắt của Hiếu cho vào túi ni lông như giữ tang vật”[30, tr.47] rồi nói với Hiếu một cách tàn nhẫn: “Thế là huề nhá, anh Hiếu. Tôi xin một mắt của anh đền cho mẹ tôi”[30, tr.47]. Hắn đã trả thù cho mẹ như hắn đã hứa với mẹ Viết, làm tròn phận sự của kẻ bên kia chiến tuyến. Qua cuộc phỏng vấn, tra tấn này ta thấy được nhân cách phẩm giá sáng ngời của Hiếu. Nhưng Hiếu còn nét đẹp nữa là: Hòa bình, Phong bị bắt cải tạo, Hiếu lúc đầu cũng có { trả món nợ ấy, làm cho Phong thấm và hồi tâm chuyển {. Song với tấm lòng, nhân văn cao cả anh đã khép lại quá khứ, khép lại thù oán mở ra con đường sống cho Phong - kẻ đã lấy đi một con mắt của Hiếu. Có thể nói, có nhiều tấm gương sáng ngời trong chiến tranh chống Mỹ song để cân đối các phần trong luận văn, tôi chỉ nêu và phân tích một số nhân vật tiêu biểu. Họ là những đốm lửa phát sáng trong đời sống hiện thực, là những ngôi sao lấp lánh trên bầu trời Việt Nam ở thời “ra ngõ gặp anh hung”. 2.1.1.2. Nhân vật tỏa sáng trong đời thường Những chàng trai, cô gái, những người lao động bình thường lại lập chiến tích trên mặt trận mới, một mặt trận không kém phần cam go và vinh quang. Những người mặc áo lính, nay bước vào công việc mới với tinh thần mới cùng toàn dân làm chủ mình, làm chủ xã hội và thiên nhiên. Họ lại tỏa sáng trên những trang truyện của Lê Minh Khuê. Những con người đó là những người bình thường có nhân cách phẩm chất đẹp. Chị kỹ sư trong truyện Căn nhà bên kia đồi, không an phận, không chỉ biết lo cho gia đình, lo cho chồng con mà biết hy sinh, biết sống xứng đáng, biết vượt lên khó khăn để trở thành người kỹ sư giỏi, được mọi người yêu mến khâm phục. Bà giáo, vợ chồng “tôi” trong truyện Dòng sông, ghét lối sống mải miết cuống cuồng chạy theo đam mê vật chất và nhận rõ giá trị của cuộc sống đích thực, cuộc sống có { nghĩa. Trong truyện Trong làn gió heo may, ông Tưởng sống đối lập với loại người bon chen, sống gấp gáp ở xung quanh. Đến cuối đời ông vẫn day dứt một điều: Ông không cứu được chiếc xe chở hóa chất trong chiến tranh. Vì day dứt đó ông đối diện với cái chết, chầm chậm đến với ông. Cái chết gần đến với mình, ông vẫn giấu vợ con, sống vui, âm thầm chịu đựng. Cái nghĩ của một con người tin tưởng vào sự tồn tại cái đẹp. Cái đẹp làm cho nhựa cây đời xanh tươi mãi mãi. Trong truyện Dòng sông, nhân vật “tôi” nghĩ về cô chú làm nghề giáo thời anh học: “Cô chú tôi vẫn cặm cụi làm việc quên mình, trong khi ở chung quanh, người ta đã quan niệm khác về cách sống mới. Biết bao thế hệ học trò đã ảnh hưởng lòng tốt, lương tâm trong sạch của ông bà”[29, tr.229]. Trong truyện Quà biển, nhân vật Phương khi đi dạo với cô gái, em của đồng đội mình thì nghĩ về công việc của chính mình:“Anh tốt nghiệp trường kỹ thuật quân sự. Ra đảo vài năm rồi về đất liền. Chắc là theo binh nghiệp cho đến già. Anh thấy cũng phải thôi. Trong quân ngũ mình không phải đôn đáo đi lo từng chi tiết cho cuộc đời. Mình xác định là mắt xích của một cỗ máy lớn. Cứ thế mà đi tiếp thôi”[31, tr.30]. Một người có tri thức vào quân ngũ, tự nguyện ra công tác ở đảo xa yên tâm ở trong quân ngũ và cho mình là “mắt xích của một cỗ xe lớn. Cứ thế mà đi thôi”. Một người như anh thật đẹp. Truyện Đầu máy hơi nước, bác sĩ Thống mà các cô gái đồng nghiệp tặng cho cái tên “Thống gàn”. Anh không cùng gia đình đi Hà Lan. Anh ở lại xây dựng đất nước. Anh không thích đồ ngoại, không thích công tác ở nơi đô hội, thích sống bình dân. Anh xin lên công tác tại vùng đất đỏ bạt ngàn cà phê. Ở nơi đố dân nghèo, tốt bụng và cần anh. Anh tâm niệm: “Những con người nhỏ bé đen đủi, không giận ông bác sỹ. Họ biết nên giận ai, nên thương ai. Những con người như hạt cát. Những đứa trẻ ai thương thật lòng nhận biết ngay. Thống tìm được nơi để đặt lòng tốt. Thời buổi kz quặc, ai có lòng tốt đề như người ngoài hành tinh. Thống đi lại như cá trong nước ở đây. Đất sạch trời trong không bụi lắm” [31, tr.101, 102]. Có lần anh đi tập huấn ở Hà Nội về, ông Phúc người bạn vong niên nói: “Tưởng ra Hà Nội giữ anh rồi”. Thống điềm tĩnh trả lời:“Em cũng mê Hà Nội. Nhưng loanh quanh vài tuần thấy rõ ở đây người ta cần mình hơn. Ở chỗ đông người mà không có ai cần mình, chán thì ít, tủi thì nhiều, như cô dâu bị chê không còn nguyên anh ơi” [31, tr. 97]. Chả thế mà Thống đi tập huấn lâu về, ai cũng mong cũng đợi anh về. Mong đợi của họ như mong người thân vậy. Gấp trang truyện lại ta ngẫm nghĩ hai chữ biệt danh “Thống gàn” và lời tự nhận của anh:“Trương Đình Thống bình dân như chúng sinh”[31, tr.98]. Vâng “gàn” mà đẹp, “bình dân” mà cao quí. Đó là lời khen của độc giả đối với anh. Trong truyện Cuộn dây nhân vật cầm tìm về với mẹ già. Anh gặp lại hình ảnh đẹp, trong trẻo của cô thiếu nữ láng giềng. Từ đó anh quyết định ở lại lập nghiệp tại quê nhà. Ở quê với { nghĩ muốn đứng ra bảo vệ cô gái trước nguy cơ tấn công của những kẻ chán ngán của những kẻ ăn chơi ở chốn phồn hoa, muốn nếm thử cái “của ngon vật lạ ở chốn thôn quê”. Ý nghĩ, mong muốn được che chở, bảo vệ cô gái của anh đáng trân trọng. Bà Tuy là hình ảnh người phụ nữ, tần tảo, chịu thương, chịu khó sống tình nghĩa nhân hậu, giầu đức hy sinh “cái đức hy sinh tự nhiên như trời sinh cô ra để sống cho người khác”. Là con ông Tú, sống không nhàn vẫn tất tả lao động. Bà lo cho cha mẹ, cưu mang những đứa cháu của người em cùng cha khác mẹ. Bà mở lòng đón đứa con riêng của chồng để chăm sóc, vỗ về, yêu thương “Cô đã khóc vì thương cho thân phận con chồng ăn mặc rách rưới”. Bà vẫn tần tảo chắt chiu “gây dựng được đời sống yên ấm cho mấy mẹ con”. Mặc dù vất vả, cay đắng nhưng khi mang hài cốt của Thắng về bên mẹ bà thấy thanh thản. Có thể nói, đó là nét đẹp của người phụ nữ, người vợ, người mẹ Việt Nam. Hình ảnh gây cảm động, thương xót một đời người trong Một đời. Bà Hòa trong Xóm nhỏ dịu dàng nhân hậu, bà chăm sóc yêu thương cho đứa cháu “ruột rà máu mủ”, bỏ cả số tiền dành dụm sửa sang nhà cửa cho cháu ở, đi làm thêm để có tiền lo ăn cho cháu. Bà vất vả đến nỗi “cái lưng còng xuống” nhưng bà vẫn thấy “mình còn hạnh phúc hơn hai mẹ con người đàn bà ăn xin không nhà cửa”. Thủy trong Mờ mờ nhân ảnh chăm lo cho các em, với { chí vươn lên khiến cho nhân vật “tôi” ngỡ ngàng. Cô miệt mài ôn luyện để thi đỗ đại học, học ở thành phố luôn giữ cho tâm hồn trong sạch. Thủy đã tát vào mặt lão chủ khi lão giở trò và nói: “Em không ngán chết. Khổ mấy thì khổ....em leo lên cái nhà năm tầng chung cư nhảy xuống cho tan thây”. Thủy đã làm thay đổi nhân vât “tôi” và khiến nhân vật ấy phải khâm phục bởi tâm hồn trong sáng, thánh thiện của chị. Nhân vật Cầm trong Qua vườn là đến trường giống như một bà tiên trong cổ tích. Cầm trò chuyện khuyên nhủ Việt làm cho Việt thay đổi. Việt từ con người chán sống, phế thân thành một người có ích, yêu đời và hiểu giá trị cuộc sống. Cuối tác phẩm Cầm “biến mất”. Người đọc cứ băn khoăn: liệu cuộc sống có những người con gái như vậy không? hay là hư ảo? Dù cô Cầm rất hiếm hoi trong cuộc sống song nó là mầm thiện và đưa con người đến niềm tin và hy vọng. Thắng, Na trong Làng xi măng là những con người trong sáng, thánh thiện biết nỗ lực vươn lên. Na tật nguyền sống có { nghĩa, sống chân thật. Na thương bà và biết bà là người duy nhất gìn giữ gia phong của nhà: “Còn bà, tối bố phải về đúng giờ. Mẹ ăn cơm phải thưa con mời bà, dù thưa xong có dài đôi mắt ngu{t, bà cũng biết nhưng cho qua. Thằng Roi bán xe máy lấy tiền đi hát karaoke cũng phải lến lút”. Na chọn nghề sư phạm cho cuộc sống sạch ít bụi bặm. Em không ra gì vẫn mong em thay đổi. Thắng luôn đứng về phía Na, bảo vệ cho Na và đi bộ đội coi đó là nơi l{ tưởng để anh cống hiến. Nghĩa, Dân trong Câu chuyện tác thành là những con người sống cho ta đáng học tập. Nghĩa xấu xí, Dân vì mẹ ốm không có tiền chữa. Dân phải lấy Nghĩa để có tiền chữa cho mẹ. Nghĩa biết vậy nhưng cô vẫn chăm sóc mẹ ở bệnh viện vì nghĩ mình là con dâu và cô chăm sóc cho chồng “sẵn sàng dọn dẹp nhà cửa”. Dần dần ngày tháng trôi qua Dân mới phát hiện được vẻ đẹp của Nghĩa ẩn náu bên trong cái vỏ bọc xấu xí. Dân thấy mình may mắn, không phải vì gia tài kếch sù của ông bố vợ để cho hai vợ chồng mà vì người vợ như Nghĩa sống phải đạo, chân tình, yêu thương chồng. Thời đại mới, cuộc sống mới, con người mới thật đa diện. Lê Minh Khuê cổ vũ cho cái mới, cái đẹp. Cái đẹp trong lao động, trong lẽ sống và nhân cách làm người. Những cái đẹp đó như những sa vàng lấp lánh trong cuộc sống. Tuy không nhiều song nó đã góp phần khẳng định những con người mới rạng ngời trong công cuộc xây dựng phát triển đất nước 2.1.2. Nhân vật tha hóa Ta thấy con người là một thực thể sinh học - xã hội, vì vậy trong con người gồm hai mặt thống nhất hài hòa nhau: mặt tự nhiên, mặt xã hội. Phát triển hoàn thiện con người phải chú { hai mặt đó. Nếu quá thiên lệch về một trong hai mặt này tức là phá vỡ sự cân bằng trong quan hệ giữa chúng dẫn đến nguy cơ tha hóa con người. Khi phần tự nhiên lẫn át phần xã hội con người sẽ sống theo bản năng thấp hèn, mộng mị, thú tính. Ngược lại quá coi trọng phần xã hội, coi nhẹ phần tự nhiên, con người sẽ biến thành cỗ máy vô hồn, duy l{. Thực tế lịch sử phát triển của nhân loại cho thấy xã hội càng có nhiều biến động phức tạp thì nguy cơ con người biến thành cái khác, thành sinh vật khác càng lớn. Con người sẽ không còn là mình, không được là mình, sẽ gây nên bi kịch cho xã hội, cho người khác và cho chính bản thân. Trong nền văn học thế giới, nhân vật tha hóa đã xuất hiện từ lâu, có nhiều nhân vật sống mãi và gắn liền với tên tuổi nhà văn như Juyliêng Xoren trong Đỏ và Đen của Xtăngđan, Rebecca trong Hội chợ phù hoa của M.Thacơrê, Raxcônnhicôp trong Tội ác và trừng phạt của Đôxtôiepxki, Raxtinhắc trong Tấn trò đời của Banzắc....Ở Việt Nam, nhân vật tha hóa xuất hiện cùng với trào lưu văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930 - 1945 với các tên tuổi: Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao. Từ năm 1945 đến 1975 các nhà văn không có điều kiện để xây dựng loại hình nhân vật này. Sau 1975, nhất là từ giai đoạn đổi mới, nhân vật tha hóa có sự xuất hiện trở lại ở nhiều cây bút văn xuôi, trong đó có Lê Minh Khuê. Khảo sát các truyện của nhà văn viết sau 1975 ta thấy số lượng loại nhân vật này khá nhiều. Đây cũng là dụng { của nhà văn. Nhân vật tha hóa trong các truyện ngắn của tác giả xuất hiện ở nhiều thành phần xã hội, nhiều tầng lớp, giai cấp khác nhau với tầng bậc cấp độ tha hóa. Nhà văn liên tục đặt nhân vật trong những tình huống đầy cám dỗ, sa ngã trong danh giới mong manh, để từ đó phát hiện ra bản chất của nhân vật. Có loại tha hóa do chính nhân vật, có loại do tình thế đưa lại, có loại do hoàn cảnh bắt buộc. Có kẻ thì ham vật chất, tiền bạc, quyền lực; có kẻ mới chớm hư hỏng còn có khả năng thức tỉnh; có kẻ thì nhuộm đen hoàn toàn, chỉ là con thú đội lốt người. Nhà văn khai thác mảng đề tài náy thật mới và bằng cách viết mạnh bạo, sắc lạnh đã làm bật dậy những thân phận, những tính cách có góc cạnh và chiều sâu tâm l{. Gấp trang truyện lại ta vẫn thấy bóng dáng nhân vật như đang tính toán, ôm hận trong phút sa ngã trước ma lực của đồng tiền, vật chất, quyền lực. Nhân vật tha hóa trong truyện Lê Minh Khuê ở nhiều thành phần xã hội, tầng lớp giai cấp: Thắng trong

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf02050004689_7583_2003054.pdf
Tài liệu liên quan