Luận văn Đánh giá phát triển bền vững làng nghề truyền thống thuộc xã Tam hiệp, huyện Phúc thọ, thành phố Hà Nội

LỜI CẢM ƠN. I

BẢNG KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT. IV

MỞ ĐẦU .1

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .3

1.1 Tổng quan về khu vực nghiên cứu. 3

1.1.1 Vị trí địa lý. 3

1.1.2 Địa hình địa thế. 4

1.1.3 Khí hậu . 4

1.1.4 Điều kiện kinh tế xã hội xã Tam Hiệp. 5

1.2 Phát triển bền vững trên thế giới. 7

1.2.1 Định nghĩa phát triển bền vững . 7

1.2.2 Nội dung cơ bản phát triển bền vững. 7

1.3 Phát triển bền vững ở Việt Nam. 9

1.3.1 Tình hình phát triển bền vững ở Việt Nam. 9

1.3.2 Tính bền vững mô hình làng nghề truyền thống . 10

1.3.3 Quan niệm về tính bền vững mô hình làng nghề truyền thống. 11

1.4 Hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững. 19

1.4.1. Bộ tiêu chí của Hội đồng phát triển bền vững của Liên hợp quốc. 19

1.4.2 Bộ chỉ số đánh giá phát triển bền vững về tài nguyên môi trường ở Việt

Nam. 22

1.4.3 Xây dựng bộ tiêu chí phát triển bền vững làng nghề truyền thống xã

Tam Hiệp. 29

CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

2.1 Các bƯớc tiếp cận thực hiện nghiên cứu.

2.2 Đối tƯợng và các phƯơng pháp nghiên cứu

pdf40 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 505 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá phát triển bền vững làng nghề truyền thống thuộc xã Tam hiệp, huyện Phúc thọ, thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áo dục: Xã có một trường trung học cơ sở, một trường tiểu học và ba trường mầm non khang trang sạch đẹp tạo điều kiện tốt cho các em học tập. Trường mầm non: Gồm 14 phòng học ở rải rác 04 điểm tại các thôn. Tổng diện tích khuôn viên điểm đặt lớp là 2133m2 ( Tam Hiệp ,2012) không đủ chỗ cho các cháu hoạt động, vui chơi. Các điểm trường thôn chưa có phòng chức năng, kho thực phẩm, nhà bảo vệ, nhà xe, sân chơi. Trường tiểu học: Xã có 01 trường tiểu học tập trung, tổng diện tích khuôn viên là 9.033m2, với 29 phòng học, trong đó còn tốt 21 phòng, xuống cấp 08 phòng (Tam Hiệp, 2012). Trường trung học cơ sở: Xã có 01 trường THCS, tổng diện tích khuôn viên 7000m 2. Trường có 24 phòng học và 06 phòng chức năng ( Tam Hiệp, 2012). * Y tế: Diện tích khuôn viên là 1914m2, có 12 phòng, trong đó còn tốt 05 phòng, có 10 giường bệnh ( Tam Hiệp, 2012). Trang thiết bị còn thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu khám, chữa bệnh, cũng như đẩy mạnh các hoạt động y tế dự phòng của nhân dân trong xã. 7 Chỉ đạo thực hiện hiệu quả các chương trình y tế quốc gia, chăm sóc sức khoẻ nhân dân; tổ chức khám và điều trị cho 3.114 lượt người, khám BHYT 422 lượt người; cho uống vitamin A đạt 100% số cháu trong độ tuổi; tổ chức tiêm vacxin viêm gan B cho 730 đối tượng. Phối hợp kiểm tra công tác VS ATTP, đẩy mạnh công tác phòng, chống và ngăn chặn dịch bệnh mùa hè; phun thuốc tiêu độc khử trùng kịp thời nên không có dịch bệnh xảy ra. * Văn hóa: Toàn xã có tới 19 di tích lịch sử, văn hóa, trong đó có 8 di tích đã được xếp hạng (2 cấp tỉnh, TP và 5 cấp quốc gia). Đặc biệt, đình Mỹ Giang là ngôi đình cổ thờ vị tướng công Đỗ Năng Tế, thầy dạy học của Hai Bà Trưng. Không chỉ vậy, Tam Hiệp cũng là địa phương còn lưu dấu nhiều nét đẹp truyền thống “cây đa, giếng nước, sân đình” từng gắn bó với người Việt qua nhiều tháng năm thăng trầm lịch sử 1.2 Phát triển bền vững trên thế giới 1.2.1 Định nghĩa phát triển bền vững PTBV là sự phát triển nhằm đáp ứng những nhu cầu hiện tại mà không tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai. ( World Commission on Environment and Development – Uỷ Ban Môi Trường và Phát triển Thế Giới, 1987:43) 1.2.2 Nội dung cơ bản phát triển bền vững Mối quan hệ giữa 3 yếu tố này có thể được mô hình hoá như sau: Phát triển bền vững 8 Định hướng Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam xác định mục tiêu tổng quát phát triển bền vững là đạt được sự đầy đủ về vật chất, sự giàu có về tinh thần và văn hóa, sự bình đẳng của các công dân và sự đồng thuận của xã hội, sự hài hòa giữa con người và tự nhiên, phát triển phải kết hợp chặt chẽ, hợp lý được ba mặt là phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. Mục tiêu của phát triển bền vững về kinh tế là đạt được sự tăng trưởng ổn định với cơ cấu kinh tế hợp lý, đáp ứng được yêu cầu nâng cao đời sống nhân dân, tránh được sự suy thoái hoặc đình trệ trong tương lai, tránh để lại gánh nặng nợ nần lớn cho các thế hệ mai sau. Mục tiêu phát triển bền vững về xã hội là đạt được kết quả cao trong việc thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm chế độ dinh dưỡng và chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng được nâng cao, mọi người đều có cơ hội được học hành và có việc làm, giảm tình trạng đói nghèo, giảm các tệ nạn xã hội, nâng cao mức độ công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các thành viên và giữa các thế hệ trong một xã hội, duy trì và phát huy tính đa dạng và bản sắc văn hóa dân tộc, không ngừng nâng cao trình độ văn minh về đời sống vật chất tinh thần. Mục tiêu của phát triển bền vững về môi trường là khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý và kiểm soát có hiệu quả ô nhiễm môi trường, bảo vệ tốt môi trường sống, bảo vệ các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển và bảo tồn sự đa dạng sinh học, khắc phục suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường.  Tình hình thực hiện PTBV trên thế giới: o Nghèo đói: o Thế giới hiện nay còn 1,2 tỉ người có mức thu nhập dưới 1 đôla mỗi ngày ( 24% dân số thế giới), 2,8 tỉ người dưới 2 đôla/ngày ( 51%). o Hơn 1 tỉ người ở các nước kém phát triển không có nước sạch và phương tiện vệ sinh. o Mục tiêu toàn cầu: Trong giai đoạn 1990-2015 giảm một nửa số người có thu nhập dưới 1 đôla/ngày.  Thất học: 9 o 2/3 số người mù chữ là nữ. o Thế giới vẫn còn 113 triệu trẻ em không được đi học  Sức khoẻ: o Mỗi năm có 11 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị chết. o 1/3 số người chết ở các nước đang phát triển có nguyên do từ nghèo đói. o Mỗi năm có 3 triệu người chết vì HIV/AIDS, trong đó 0,5 triệu là trẻ em: mỗi ngày có 8000 người: 10 giây có 1 người chết.  Quan hệ kinh tế quốc tế: o Nhiều nước đang phát triển đã phải chi trả nợ cho các nước phát triển nhiều hơn tổng số mà họ thu được từ xuất khẩu và viện trợ phát triển. o 1980-1982: 47 tỉ đô la đã chuyển từ các nước giàu đến các nước nghèo. o 1983-1989: 242 tỉ đô la đã chuyền từ các nước nghèo đến các nước giàu. 1.3 Phát triển bền vững ở Việt Nam 1.3.1 Tình hình phát triển bền vững ở Việt Nam Việt Nam đã sớm tham gia vào tiến trình chung của thế giới trong việc xây dựng Chương trình Nghị sự 21. Năm 1992, đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh Tr ái đất về Môi trường và Phát triển ở Rio de Janero ( Braxin) đã ký Tuyên bố chung của thế giới về môi trường và phát triển, Chương trình Nghị sự 21 toàn cầu, cam kết xây dựng Chiến lược PTBV quốc gia và chương trình nghị sự địa phương. Năm 2004, Việt Nam đã phê chuẩn Chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường thời kỳ đến 2010 và định hướng đến 2020. Việt Nam cũng đã tham gia nhiều cam kết quốc tế nhằm bảo vệ môi trường và phát triển xã hội. Năm 2000, Việt Nam cam kết thực hiện các Mục tiêu thiên nhiên kỷ của thế giới. Số nợ hiện nay của Việt Nam so với các nước khác cho thuộc loại cao và chưa tới giới hạn nguy hiểm. Song số nợ đó đang tăng lên nhanh chóng và sẽ có nguy cơ đe doạ tính bền vững của sự phát triển trong tương lai, nhất là khi vốn vay chưa được sử dụng có hiệu quả. Bên cạnh đó về mặt xã hội được sự đầu tư của Nhà nước tăng. Một hệ thống luật pháp đã được ban hành đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn và phù hợp hơn với yêu cầu. Đời sống nhân dân cả thành thị và nông thôn được cải thiện. Về mặt môi trường, xét về độ an toàn của môi trường Việt Nam đứng cuối bảng trong 10 số 8 nước ASEAN, và xếp thứ 98 trên tổng sô 117 nước đang phát triển. Việt Nam đã có nhiều nỗ lực nhằm khắc phục những hậu quả môi trường do chiến tranh để lại. Nhiều chính sách quan trọng về quản lý, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường đã được xây dựng và thực hiện trong những năm gần đây. 1.3.2 Tính bền vững mô hình làng nghề truyền thống Làng nghề truyền thống Khái niệm làng nghề truyền thống ( LNTT) được khái quát dựa trên hai khái niệm làng nghề và nghề truyền thống nêu trên. “ Làng nghề truyền thống là làng nghề có truyền thống được hình thành từ lâu đời”. Như vậy LNTT là loại hình làng nghề đã hình thành, tồn tại và phát triển lâu đời trong lịch sử, trong đó hoạt động kinh tế chủ yếu gồm có một hoặc nhiều nghề thủ công truyền thống, là nơi hội tụ các nghệ nhân và đội ngũ thợ lành nghề, là nơi có nhiều hộ gia đình chuyên làm nghề truyền thống lâu đời, giữa họ có sự liên kết, hỗ trợ nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.Họ có cùng tổ nghề và đặc biệt các thành viên luôn ý thức tuân thủ những ước chế xã hội và gia tộc. Các LNTT được hình thành từ lâu đời, trải qua thử thách của thời gian nhưng vẫn được duy trì và phát triển, được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Trong các LNTT thường có đại bộ phận dân số làm nghề cổ truyển hoặc một vài dòng họ chuyên làm nghề theo kiểu cha truyền con nối, nghĩa là việc dạy nghề được thực hiện bằng phương pháp truyền nghề.  Tiêu chí công nhận làng nghề truyền thống Theo quy định tại Thông tư 116/2006/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, LNTT phải đạt tiêu chí làng nghề và có ít nhất một nghề truyền thống theo quy định. Đối với những làng chưa đạt tiêu chuẩn của tiêu chí công nhận làng nghề nêu trên nhưng có ít nhất một nghề truyền thống được công nhận thì cũng được công nhận là LNTT. Phân biệt làng nghề mới và làng nghề truyền thống: Làng nghề mới là những làng có ngành nghề phát triển trong những năm gần đây, chủ yếu do sự lan toả từ làng nghề truyền thống hoặc do sự du nhập trong quá trình hội nhập giữa các vùng và giữa các nước. Ngay các làng nghề truyền thống cũng có sự đan xen giữa nghề mới và nghề truyền thống. 11 1.3.3 Quan niệm về tính bền vững mô hình làng nghề truyền thống Muốn đi đúng hướng bản chất và mục tiêu của phát triển bền vững trước hết chúng ta cần nắm được khái niệm về phát triển cũng như mối quan hệ giữa tự nhiên, kinh tế với con người trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của loài người. Xã hội loài người không ngừng phát triển qua các nền văn minh và các chế độ xã hội. Phát triển kinh tế xã hội là “quá trình nâng cao điều kiện sống vật chất và tinh thần của người dân bằng phát triển lực lượng sản xuất, thay đổi quan hệ sản xuất, quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa”. Nhưng, quá trình này lại là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự suy giảm các nguồn tài nguyên thiên nhiên, làm giảm chất lượng của môi trường. Nếu phát triển không gắn với bảo vệ môi trường thì phát triển sẽ dần suy thoái. Còn nếu không có phát triển kinh tế thì bảo vệ môi trường sẽ thất bại. Như vậy, giữa con người, phát triển và môi trường có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại với nhau. Như vậy khái niệm về phát triển bền vững LNTT không thể tách rời khái niệm về phát triển bền vững. Hay “ Phát triển bền vững làng nghề truyền thống chính là quá trình phát triển sản xuất, kinh doanh của các LNTT. Nhằm thoả mãn nhu cầu đa dạng và ngày càng phát triển của thế hệ hiện tại. Mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai.” Thực chất phát triển bền vững LNTT về kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế, năng suất lao động trong thời gian dài. Về xã hội là nâng cao chất lượng cuộc sống, mức sống, trình độ dân trí và các giá trị đạo đức của làng nghề. Về môi trường là hạn chế ô nhiễm, bảo vệ môi trường. Như vậy, phát triển bền vững LNTT là một nội dung trong chiến lược phát triển bền vững mà Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra. Hoạt động làng nghề chính là một thực thể gắn liền với phát triển bền vững. Như vậy có thể thấy, một LNTT sẽ phát triển bền vững nếu đảm bảo 3 yếu tố: Kinh tế - Xã hội – Môi trường. 1.3.3.1 Nội dung phát triển bền vững về lĩnh vực xã hội Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng về phát triển bền vững xã hội. Đầu tư của nhà nước cho các lĩnh vực xã hội ngày càng tăng, trong đó đặc biệt ưu tiên đầu tư cho xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, phòng chống các tệ nạn xã hội. 12 a. Tính công bằng: Công bằng xã hội là một trong những nguyên tắc cơ bản của phát triển bền vững, trong đó con người và chất lượng cuộc sống họ được coi là vấn đề trọng tâm. Tính công bằng bao gồm mức công bằng và tính toàn diện của các nguồn lực phân bổ, các thời cơ được tạo ra và quyết định được thực hiện. Đồng thời bao gồm cả việc cung cấp các cơ hội việc làm và các dịch vụ xã hội như giáo dục, y tế và luật pháp. Vấn đề quan trọng này có liên quan đến thành tựu đạt được của công bằng xã hội như: xoá đói giảm nghèo, phân phối thu thập và việc làm, vấn đề giới tính, dân tộc, tuổi tác.. Vấn đề nghèo đói: Các chỉ tiêu trong bộ chỉ tiêu chủ yếu đã bao quát hết các vấn đề về nghèo đói, chênh lệch thu nhập và thất nghiệp. Chúng phản ánh các vấn đề cần ưu tiên hàng đầu đối với các quốc gia và cộng đồng quốc tế. Các chỉ tiêu này được sử dụng rộng rãi, là thước đo được kiểm nghiệm kỹ càng, hỗ trợ một hữu hiệu cho việc thiết lập các mục tiêu phát triển. Tăng cường và đa dạng hoá các nguồn lực để xoá đói giảm nghèo, phát huy nội lực là chính, kết hợp sử dụng có hiệu quả các nguồn lực hợp tác quốc tế để đẩy nhanh xoá đói giảm nghèo. Vấn đề bình đẳng giới: Tại Hội nghị Phụ nữ thế giới lần thứ 4 đã kêu gọi bài trừ sự phân biệt về kinh nghiệm làm việc khi tuyển dụng lao động và đối với lĩnh vực việc làm, mục tiêu chung là làm thế nào để cả nam giới và phụ nữ kiếm được việc làm bảo đảm và lâu dài. Nâng cao chất lượng dân trí, tăng cường vai trò gia đình và bình đẳng giới nhằm góp phần nâng cao chất lượng dân số về thể chất, trí tuệ và tinh thần. b. Y tế Sức khoẻ và phát triển bền vững có mối liên hệ mật thiết với nhau. Cung cấp nước sạch và cải thiện điều kiện vệ sinh, dinh dưỡng đầy đủ và an toàn lương thực, điều kiện sống không bị ô nhiễm, kiểm soát được dịch bệnh và tiết cận với tất cả các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ góp phần nâng cao sức khoẻ cho người dân. Phát triển không thể đạt được hoặc không ổn định khi tỷ lệ người dân có sức khoẻ kém và không được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cao. Vì vậy môi trường trong sạch là rất quan trọng cho sức khoẻ của nhân dân. 13 Trong những năm qua, công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Mạng lưới y tế cơ sở được củng cố và phát triển. Công tác phòng bệnh và phòng chống dịch chủ động đã được triển khai mạnh mẽ. Nhiều bệnh dịch nguy hiểm đã được khống chế và đẩy lùi như dịch tả, dịch hạch và bệnh sốt rét. Hệ thống y dược cổ truyền được củng cố và phát triển, đã phát huy tác dụng tích cực trong việc điều trị các bệnh thông thường và nhiều bệnh mãn tính khác nhau với chi phí thấp, phù hợp với người nghèo và nhân dân vùng nông thôn miền núi. Tốc độ tăng trưởng nhanh ở đô thị có thể vượt ngoài tầm nỗ lực của xã hội trong việc bảo vệ môi trường và đáp ứng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ. Ô nhiễm không khí và ô nhiễm nước ở khu vực đô thị làm gia tăng nhanh chóng bệnh tật và tử vong. Các chỉ tiêu thuộc các chủ đề khác trong khuôn khổ các vấn đề khác cũng có mối liên quan chặt chẽ với sức khoẻ con người. Đó là các chỉ tiêu về mức độ ô nhiễm không khí ở các khu đô thị, diện tích nhà ở bình quân đầu người và mức độ sử dụng thuốc trừ sâu trong nông nghiệp. Giáo dục là một quá trình lâu dài suốt đời, là một quy tắc cơ bản tiên quyết để đạt được phát triển bền vững. Nó xuyên suốt tất cả lĩnh vực của Chương trình Nghị sự 21, là yếu tố có ý nghĩa đặc biệt trong vấn đề đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của con người. Trong khuôn khổ của Phát triển bền vững, chủ đề về giáo dục đưa ra những chỉ tiêu chủ yếu để đánh giá cấp đào tạo đạt được và tỷ lệ xoá mù chữ ở người trưởng thành. Đó là hai trong những chính sách chủ chốt của một quốc gia có liên quan đến giáo dục cơ bản. d.Chủ đề nhà ở Không gian sống là một trong những thành phần cần thiết của phát triển bền vững. Tính sẵn có của chỗ ở về căn bản góp phần đảm bảo an toàn, công bằng hơn, năng suất hơn và các khu định cư lành mạnh hơn. Điều kiện sống thiếu thốn liên quan đến việc đói nghèo, sức khoẻ kém, vô gia cư, sự đào thải của xã hội, gia đình bất ổn và bạo lực, bất ổn xã hội. Để đánh giá về nhà cửa và điều kiện sống, bộ chỉ tiêu chủ yếu của phát triển bền vững đã sử dụng chỉ tiêu diện tích nhà ở bình quân đầu người làm thước đo chủ yếu cho việc đánh giá quá trình phát triển về khía cạnh chất lượng nhà ở. 14 e.Chủ đề an ninh Xã hội văn minh,quản lý tốt, nền dân chủ dựa vào việc đẩy mạnh công lý như một điều kiện cơ bản cho ổn định xã hội, an ninh, hoà bình, nhân quyền và cho sự phát triển bền vững dài hạn. Một môi trường ổn định và an toàn là cần thiết để thực hiện các mục tiêu xoá đói nghèo, đầu tư kinh tế, quản lý môi trường, bình đẳng giớiMột hệ thống pháp luật đã được ban hành phù hợp với yêu cầu đổi mới của đất nước trong tình hình mới như Bộ Luật dân sự, Luật lao động, Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật Giáo dục.. f.Dân số Dân số là một chỉ tiêu quan trọng về phát triển bền vững cho những nhà hoạch định chính sách xem xét mối quan hệ qua lại giữa con người, nguồn lực, môi trường và phát triển. Biến động dân số là một dấu hiệu quan trọng khi các nước cố gắng để xoá đói nghèo, đạt được những tiến bộ kinh tế, tăng cường bảo vệ môi trường và hướng đến một nền sản xuất và tiêu dùng bền vững. Mức khả năng sinh sản ổn định hơn có thể có tác động tích cực đáng kể đến chất lượng cuộc sống. Đô thị hoá trở thành một xu hướng chi phối sự gia tăng và phân bố dân cư. Tốc độ gia tăng nhanh dân số và di cư có thể dẫn tới điều kiện sống không đảm bảo và gây sức ép đối với môi trường đặc biệt là khu vực sinh thái. 1.3.3.2 Nội dung phát triển bền vững về tài nguyên – môi trường. Môi trường và phát triển bền vững là một vấn đề có tính cấp thiết liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực và xuyên suốt nhiều thời đại. Quản lý môi trường, bảo vệ, cải thiện môi trường, sử dụng hợp lý các yếu tố môi trường và các điều kiện thuận lợi của môi trường nhằm phục vụ sự tồn tại và phát triển kinh tế - xã hội loài người là những nội dung quan trọng trong hoạt động hiện nay và mai sau của toàn nhân loại. Một xã hội phát triển bền vững là một xã hội phát triển về mặt kinh tế với một nền môi trường trong lành và xã hội văn minh. Xã hội phát triển bền vững dựa trên một hệ thống cấu trúc quan hệ biện chứng giữa kinh tế - môi trường – xã hội, hệ thống này hoạt động theo các nguyên lý, các quy luật vận động của tự nhiên, kinh tế và xã hội. 15 a) Không khí Nhờ khí quyển sạch, sự sống nói chung và con người nói riêng đã tồn tại và phát triển liên tục qua hàng triệu năm. Trong mấy trăm năm gần đây, môi trường nói chung và khí quyển nói riêng đang bị ô nhiễm ngày càng nhanh do chính những hoạt động của con người gây ra. Các vấn đề khí quyển ưu tiên hàng đầu ( thay đổi khí hậu, suy giảm tầng ozone, axít hoáv.v) ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, đa dạng sinh học và hệ sinh thái,tác động lâu dài, quy mô toàn cầu đến thế hệ tương lai. Bộ chi tiêu phát triển bền vững chủ yếu gồm chỉ tiêu liên quan đến bầu khí quyển: Khí thải nhà kính, khí thải tiêu dùng và mức độ tập trung ô nhiễm không khí xung quanh khu vực đô thị. Đó là các chỉ tiêu tiêu biểu cho các thước đo động lực; là điểm quan trọng trong việc tiếp cận các chính sách để phát triển bền vững. Ba chỉ tiêu này quan hệ chặt chẽ với các chủ đề khác như đất ( đất rừng và đô thị), mô hình sản xuất và tiêu dùng ( năng lượng sử dụng và vận tải). b)Đất Đất đai không chỉ bao gồm khoảng không tự nhiên, địa mạo mà còn bao gồm đất trồng, khoáng sản tích tụ, nước và các thảm động thực vật. Việc sử dụng đất không đúng sẽ ảnh hưởng mạnh đến các tài nguyên cũng như bầu khí quyển và hệ sinh thái biển. Đất đai ngày càng trở lên khan hiếm do nhu cầu ngày càng tăng của con người, đặc biệt đất màu mỡ cho nông nghiệp và cho việc bảo tồn hệ sinh thái. Mức độ sử dụng đất và sự thay đổi che phủ cảnh báo sự ổn định và tính mềm dẻo của hệ sinh thái, ví dụ như cảnh báo toàn cầu và sự phá vỡ vòng tuần hoàn nito toàn cầu. Thoái hoá đất là xu thế phổ biến đối với nhiều vùng rộng lớn ở Việt Nam, đặc biệt vùng đồi núi, nơi tập trung ¾ quỹ đất. Các dạng thoái hoá đất chủ yếu là: xói mòn, rửa trôi, mất chất hữu cơ, khô cạn và sa mạc hoá, ngập úng, lũ. c)Nước sạch Nước sạch là rất cần thiết cho cuộc sống của con người, hệ sinh thái và phát triển kinh tế. Nó đáp ứng lượng nước sinh hoạt của nhân dân, cho nhu cầu của sản 16 xuất nông nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp, phương pháp chữa bệnh bằng nước, nghề hàng hải và giải trí. Các chỉ tiêu về nước sạch trong bộ chỉ tiêu chủ yếu thể hiện được hai tiêu chuẩn quan trọng là số lượng và chất lượng. Sự cạn kiệt tài nguyên nước phản ánh nhu cầu về nước của một số quốc gia và chỉ ra nguy cơ khan hiếm nước của quốc gia đó. Thước đo về nhu cầu oxi sinh học và sự tập trung của FC lần lượt cho thấy hai khía cạnh quan trọng của sức khoẻ con người và sự trong lành của hệ sinh thái. Ba chỉ tiêu đó rất có ý nghĩa về mặt chính sách và là một công cụ cơ bản ở cấp quốc gia. d)Đa dạng sinh học Đa dạng sinh học là cơ sở của sự sống còn và phát triển của nước ta, để đáp ứng các nhu cầu hàng ngày của nhân dân ta hiện nay và cả trong tương lai. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên này đang xuống cấp một cách nghiêm trọng, làm tổn hại đến khả năng phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Đa dạng sinh học có một giá trị không thể thay thế được về mặt văn hoá và giáo dục, nhưng quan trọng hơn cả là có giá trị đặc biệt về khoa học và ứng dụng trong thực tiễn như trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, y tế. Tính đa dạng sinh học không chỉ thể hiện ở sự phong phú về chủng loại mà còn là sự đa dạng về gen trong các loài và sự phong phú giữa cộng đồng các loài, môi trường sống và các hệ sinh thái. Đa dạng sinh học về gen, loài và các hệ sinh thái đóng góp các sản phẩm và dịch vụ thiết yếu cho cuộc sống của con người. Các chỉ tiêu đa dạng sinh học được lựa chọn đo diện tích các hệ sinh thái them chốt được lựa chọn, mức độ phong phú của các loài và tỷ lệ khu vực đực bảo vệ ( bảo tồn) so với tổng diện tích. 1.3.3.3 Nội dung phát triển bền vững về kinh tế. a. Cơ cấu kinh tế Thương mại và đầu tư là các nhân tố quan trọng tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững. Việc cải thiện khả năng thâm nhập thị trường, chuyển giao công nghệ và các nguồn tài chính, cắt giảm nợ nhằm hỗ trợ các nước đang phát triển đạt được các mục tiêu của phát triển bền vững hiện nay đang còn tranh cãi. Nghèo đói, 17 khai thác tài nguyên thiên nhiên, hoạt động sản xuất và tiêu dùng đều có liên quan mật thiết với tăng trưởng kinh tế và các yêu cầu để tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng kinh tế phải đảm bảo công bằng xã hội và không ảnh hưởng đến môi trường sinh thái là một thách thức rất to lớn. GDP đầu người là một trong những thước đo cơ bản của tăng trưởng kinh tế, trong khi đó tỷ lệ vốn đầu tư trog GDP cho thấy nguồn lực tài chính sẵn có của quốc gia nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, cán cân thương mại về hàng hoá và dịch vụ cho thấy đổ mở và hoặc các tồn tại của một nền kinh tế. b. Mẫu hình sản xuất và tiêu dùng Mẫu hình sản xuất và tiêu dùng không bền vững, đặc biệt ở các nước phát triển, là những nguyên nhân chủ yếu làm suy giảm nguồn tài nguyên thiên nhiên và huỷ hoại môi trường toàn cầu. Vì vậy sự thay đổi để có nhiều lối sống bền vững hơn cần phải có sự phối hợp giữa các quốc gia, nỗ lực của các tổ chức chính phủ, nhà sản xuất và người tiêu dùng. Điều đó đòi hỏi tiêu dùng ít hơn nhiên liệu vật liệu và cần phải nhấn mạnh tầm quan trọng của nguồn và công nghệ khoa học về năng lượng, và sự cam kết mạnh mẽ hơn đám ứng nhu cầu của những người nước nghèo. Một số chỉ tiêu chủ yếu như mức năng lượng tiêu dùng hàng năm trên đầu người, được nghiên cứu kỹ và thường được sử dụng ở cấp quốc gia. Chỉ tiêu về mức độ sử dụng năng lượng được bao hàm 5 phương pháp luận sau: - Mức độ sử dụng năng lượng – ngành thương mại và dịch vụ - Mức độ sử dụng của ngành vận tải - Mức độ sử dụng của ngành vận tải - Mức độ sử dụng của người dân - Mức độ sử dụng của ngành sản xuất - Năng lượng sử dụng để tạo ra 1 đơn vị GDP 1.3.3.4 Nội dung phát triển bền vững về thể chế a. Khung khổ thể chế Luật pháp thích hợp và các công cụ chính sách hữu hiệu là những điều kiện tốt để phát triển bền vững. Sự thống nhất của xã hội, kinh tế và các yếu tố môi 18 trường là nét đặc trưng quan trọng phổ biến của mỗi thể chế. Việc thực thi các chiến lược phát triển bền vững toàn diện và các hiệp ước quốc tế phải góp phần phát triển kinh tế xã hội, cải thiện môi trường sống và giảm bớt những mối xung đột tiềm tàng giữa các quốc gia. Các chỉ tiêu nòng cốt của vấn đề thể chế chỉ rõ thiện chí của quốc gia và cam kết để chuyển đổi từ một cách tiếp cận từng phần đứt đoạn sang quá trình phát triển bền vững chính thống và nhất quán. Những nước thử nghiệm đã đưa ra hai chỉ tiêu là Chiến lược phát triển bền vững của quốc gia và sự thực thi các Cam kết toàn cầu để phân tích các vấn đề chủ chốt của các quyết định thống nhất và các quy ước quốc tế. Cả hai chỉ tiêu trên đều tương đối dễ xây dựng và phản ánh một cách toàn diện các hoạt động liên quan thể chế nhằm thúc đẩy phát triển bền vững. b. Năng lực thể chế Để phát triển theo mô hình bền vững thì đòi hỏi quốc gia đó phải có tiềm lực vững mạnh về nhân lực và vật lực. Tiềm lực của quốc gia có thể đo được qua: con người, khoa học công nghệ, cơ cấu tổ chức, thể chế và nguồn lực tự nhiên. Năng lực thể chế tăng khả năng lập kế hoạch, thực hiện và giám sát trong quá trình phát triển bền vững. Tiềm lực càng lớn thì sẽ giúp hoàn thiện các kỹ năng cộng đồng, khả năng để đưa ra các câu hỏi trọng yếu, đánh giá các lựa chọn chính sách, các cách tiếp cận; đánh giá đúng sự thúc ép và các giới hạn. Năng lực thể chế là một công cụ rất có ý nghĩa

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf01050003316_561_2002984.pdf
Tài liệu liên quan