MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
MỞ ĐẦU . 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI . 3
1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU . 3
1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ DẠY HỌC . 4
1.2.1. Khái niệm học. 4
1.2.2. Các phương thức học của con người . 5
1.2.3. Các cơ chế học của con người . 6
1.2.4. Khái niệm dạy. 10
1.2.5. Các phương thức dạy . 10
1.2.6. Các quy luật học tập. 12
1.3. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ DẠY HỌC. 13
1.3.1. Kiến thức nền. 13
1.3.2. Hứng thú học tập. 13
1.3.3. Trí nhớ. 16
1.3.4. Phương pháp dạy học . 24
1.3.5. Phương tiện dạy học . 27
1.3.6. Bài tập và việc sử dụng bài tập hóa học . 29
1.3.7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập . 32
1.4. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN HS YẾU MÔN HÓA HỌC THPT 45
1.4.1. Khái niệm học sinh yếu . 45
1.4.2. Những biểu hiện học sinh yếu . 46
1.4.3. Những nguyên nhân dẫn đến học sinh học yếu môn Hóa . 46
1.5. THỰC TRẠNG HỌC SINH YẾU Ở MỘT SỐ TRƯỜNG THPT TP.HCM 48
1.6. TỔNG QUAN VỀ CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC LỚP 10 THPT . 52
1.6.1. Hệ thống lý thuyết hoá học lớp 10 cơ bản . 521.6.2. Chuẩn kiến thức và kĩ năng môn hóa học lớp 10 cơ bản . 53
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 . 63
CHƯƠNG 2: NHỮNG BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG HỌC SINH YẾU MÔN HÓA
LỚP 10 THPT. 65
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC XÂY DỰNG CÁC BIỆN PHÁP . 65
2.1.1. Các kiến thức và quy luật của triết học duy vật biện chứng. 65
2.1.2. Các kiến thức về giáo dục học . 68
2.1.3. Các kiến thức về tâm lí học. 68
2.1.4. Đặc điểm tâm sinh lí về lứa tuổi của học sinh . 69
2.1.5. Nội dung, cấu trúc và chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Hóa học 10 THPT69
2.2. CÁC BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG HỌC SINH YẾU MÔN HÓA 10 THPT. 69
2.2.1. Biện pháp 1: Lấp lỗ hổng và hệ thống hóa kiến thức . 69
2.2.2. Biện pháp 2: Sử dụng các quy luật trí nhớ. 70
2.2.3. Biện pháp 3: Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực. 71
2.2.4. Biện pháp 4: Sử dụng các phương tiện dạy học . 71
2.2.5. Biện pháp 5: Gây hứng thú học tập . 71
2.2.6. Biện pháp 6: Sử dụng bài tập một cách có hiệu quả. 72
2.2.7. Biện pháp 7: Chốt trọng tâm, bám sát chuẩn kiến thức và kĩ năng . 73
2.2.8. Biện pháp 8: Có kế hoạch bồi dưỡng cho học sinh suốt năm học. 73
2.3. VẬN DỤNG CÁC BIỆN PHÁP TRONG MỘT SỐ BÀI LÊN LỚP HÓA HỌC 10
THPT . 74
2.3.1. Giáo án bài số 1: LUYỆN TẬP CHƯƠNG 4. 75
2.3.2. Giáo án bài số 2: KHÁI QUÁT VỀ NHÓM HALOGEN. 78
2.3.3. Giáo án bài số 3: CLO. 81
2.3.4. Giáo án bài số 4: HIĐRO CLORUA - AXIT CLOHIĐRIC – MUỐI CLORUA. 83
2.3.5. Giáo án bài số 5: AXIT SUNFURIC – MUỐI SUNFAT . 86
2.3.6. Giáo án bài số 6: HIDRO SUNFUA – LƯU HUỲNH ĐIOXIT – LƯU HUỲNH TRIOXIT 89
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 . 93
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM. 94
3.1. MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM . 94
3.2. NHIỆM VỤ THỰC NGHIỆM . 94
3.3. ĐỐI TƯỢNG THỰC NGHIỆM. 943.4. TIẾN HÀNH THỰC NGHIỆM . 95
3.5.PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM . 95
3.6. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM. 98
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 . 105
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 110
PHỤ LỤC
127 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 531 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Những biện pháp bồi dưỡng học sinh yếu môn hóa lớp 10 trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trình bày phần bài
làm của mình lên bảng. Khi em thứ nhất trả lời xong, giáo viên yêu cầu em thứ 2 rồi thứ 3
trình bày, giải thích lại phần bài làm của mình.
- Ngoài những câu hỏi ngắn gọn, giáo viên nên sử dụng bài tập để kiểm tra. Việc giải
bài tập cho phép kiểm tra sự chuẩn bị lý thuyết của học sinh, kiểm tra kỹ năng áp dụng kiến
thức đã học vào thực tiễn. Khi kiểm tra kiến thức tốt nhất là không những dùng những bài
tập tính toán mà còn dùng các bài tập thí nghiệm nữa.
Giáo viên có thể áp dụng hình thức cùng lúc gọi 2-3 học sinh như đã nêu trên. Trong
khi một em nhận câu hỏi, một em khác giải bài tập tính toán, một em giải bài tập thí
nghiệm.
b. Kiểm tra vấn đáp theo nhóm tổ:
• Mục đích: Rèn luyện hình thức làm việc theo nhóm, rèn luyện tinh thần đoàn
kết, tinh thần lao động tập thể.
• Hình thức tổ chức:
- Giáo viên chia lớp ra thành 3- 4 tổ theo số lượng dãy bàn trong lớp.
- Tổ chức bốc thăm cho từng tổ lên kiểm tra hoặc từng cặp tổ thi với nhau.
• Kiểm tra từng tổ:
- Giáo viên đọc câu hỏi cho cả tổ hội ý trong một phút, sau đó giáo viên chỉ định một
học sinh trong tổ trả lời. Sau khi học sinh đó trả lời xong, giáo viên cho các học sinh khác
trong tổ bổ sung ý kiến.
- Cuối cùng giáo viên nhận xét hoặc yêu cầu các tổ khác nhận xét rồi cho điểm. Điểm
này sẽ được ghi cho cả tổ. Thang điểm bao gồm hai phần:
+ Trả lời đúng nội dung.
+ Hoạt đông tập thể tốt, tích cực, các thành viên đều tham gia ý kiến.
- Cứ như vậy giáo viên đọc lần lượt các câu hỏi đã chuẩn bị sẵn.
• Thi vấn đáp giữa hai tổ:
- Giáo viên đọc câu hỏi, tổ nào giơ tay trước thì sẽ dành được quyền ưu tiên trả lời. Tổ
còn lại có quyền trả lời hoặc bổ sung cho câu trả lời của tổ kia.
- Giáo viên chấm điểm cho từng tổ và tổng kết vào cuối tháng, lấy một cột điểm
miệng.
- Yêu cầu: Tất cả các thành viên phải tích cực.
1.3.7.4. Kiểm tra việc thực hiện những bài tập về nhà
Một trong những dạng kiểm tra kết quả học tập hoá học là kiểm tra các bài làm viết ở
nhà và vở học. Trong cuốn “Giáo dục và giáo dưỡng”, N.K. Krupskaia đã viết như sau: “Ra
bài tập về nhà làm chỉ có ích khi có kiểm soát việc hoàn thành các bài tập và chất lượng
hoàn thành các bài tập này.”
Cách tiến hành
- Vào đầu tiết học đi vòng quanh lớp học xem qua vở một lượt tổng quát.
- Kiểm tra vở các học sinh gọi lên hỏi miệng.
- Kiểm tra vở sau tiết học (Tốt nhất là chọn từ 2-3 quyển vở trong mỗi tiết học)
- Gọi một em lên bảng hoặc đứng tại chỗ hỏi về bài làm ở nhà.
- Hỏi tất cả học sinh theo các câu hỏi có trong bài viết ở nhà, hoặc ra bài kiểm tra ngắn
theo nội dung bài viết cho về nhà làm. Nên thay đổi các biện pháp kiểm tra theo nội dung
bài làm và sự chuẩn bị của học sinh.
- Cần yêu cầu những học sinh nào không chuẩn bị bài làm ở nhà phải báo cáo lí do vào
đầu tiết học với giáo viên. Nếu trong giờ học phát hiện những học sinh nào không chuẩn bị
bài làm mà không có nguyên nhân chính đáng thì giáo viên buộc phải cho họ điểm kém.
Vài kinh nghiệm về việc kiểm soát bài làm ở nhà
- Đầu tiết học, giáo viên yêu cầu học sinh mở vở rồi đi vòng quanh lớp, xem qua bài làm
ở nhà của học sinh. Sau khi xem qua vở cũng cần gọi một, hai học sinh lên bảng và yêu cầu
họ viết đáp số hoặc giải bài tập, các học sinh khác soát lại bài làm của mình và nếu cần thì
chữa bài. Trong một vài trường hợp có thể đề nghị một em đọc kết quả bài làm viết tại chỗ,
còn các học sinh khác soát vở và sửa chỗ sai trong bài làm của mình. Cần biểu dương cho
điểm những học sinh tích cực tham gia chữa bài làm ở nhà.
- Để làm cho lớp hoạt động, giáo viên đề nghị các học sinh đổi vở cho nhau và chữa bài
làm ở nhà. Nếu bài làm ở nhà là sơ đồ và hình vẽ, thì giáo viên giới thiệu cho lớp xem một
vài bài làm tốt và một hoặc hai bài làm kém, đồng thời chỉ cho học sinh thấy những chỗ
chưa đạt và biểu dương những bài tốt nhất. Để luyện cho học sinh ghi chép có hệ thống cần
kiểm tra vở viết đều đặn.
- Việc dùng các phương tiện kĩ thuật như máy đèn chiếu cũng giúp đỡ nhiều cho việc
chữa bài làm ở nhà. Tốt nhất là sử dụng đèn chiếu để chữa các bài làm khó. Khi chiếu trên
màn ảnh bài làm của học sinh, giáo viên đề nghị phân tích, giảng giải bài làm. Tác động của
tập thể học sinh khi kiểm sóat bài làm ở nhà bằng cách sử dụng đèn chiếu không những
nâng cao chất lượng kiến thức của học sinh, tiết kiệm được thời gian cho giáo viên, mà còn
có tác dụng giáo dục.
- Giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách ghi chép và trình bày vở sao cho khoa học và
sạch đẹp. Cần phải có một cột điểm chấm tập cho học sinh vào cuối mỗi kì. Khi cho điểm
tổng kết về việc ghi vở, không những cần chú trọng đến tính chính xác và chất lượng ghi
chép, mà còn chú ý cả đến trình độ ghi chép thành thạo, kĩ năng chép sạch và cẩn thận, vẽ
đúng các hình cần thiết. Cần tuyên dương và giới thiệu cho cả lớp những quyển vở ghi chép,
làm bài cẩn thận đầy đủ, sạch đẹp để cho cả lớp noi gương.
- Các giáo viên kiểm soát có hệ thống bài làm ở nhà và vở học sẽ có thêm tài liệu về
những sai sót trong công việc của học sinh, và có thể sửa những chỗ chưa đạt trong công tác
trước đây của bản thân bằng cách ra các bài tập bổ sung. Đôi khi những kết quả bài làm ở
nhà đòi hỏi giáo viên phải xây dựng lại kế hoạch dạy học cho tiết học tiếp theo.
1.4. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN HS YẾU MÔN HÓA HỌC THPT
1.4.1. Khái niệm học sinh yếu
Theo Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ
thông, ban hành kèm theo Quyết định số: 40/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 10 năm 2006
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định [14 ]:
Điều 13. Tiêu chuẩn xếp loại học kỳ và xếp loại cả năm
1. Loại giỏi, nếu có đủ các tiêu chuẩn dưới đây:
a) Điểm trung bình các môn học từ 8,0 trở lên, trong đó: đối với học sinh THPT chuyên
thì điểm môn chuyên từ 8,0 trở lên; đối với học sinh THCS và THPT không chuyên thì có
1 trong 2 môn Toán, Ngữ văn từ 8,0 trở lên;
b) Không có môn học nào điểm trung bình dưới 6,5.
2. Loại khá, nếu có đủ các tiêu chuẩn dưới đây:
a) Điểm trung bình các môn học từ 6,5 trở lên, trong đó: đối với học sinh THPT chuyên thì
điểm môn chuyên từ 6,5 trở lên; đối với học sinh THCS và THPT không chuyên thì có 1
trong 2 môn Toán, Ngữ văn từ 6,5 trở lên.
b) Không có môn học nào điểm trung bình dưới 5,0.
3. Loại trung bình, nếu có đủ các tiêu chuẩn dưới đây:
a) Điểm trung bình các môn học từ 5,0 trở lên, trong đó: đối với học sinh THPT chuyên thì
điểm môn chuyên từ 5,0 trở lên; đối với học sinh THCS và THPT không chuyên thì có 1
trong 2 môn Toán, Ngữ văn từ 5,0 trở lên.
b) Không có môn học nào điểm trung bình dưới 3,5.
4. Loại yếu: điểm trung bình các môn học từ 3,5 trở lên và không có môn học nào điểm
trung bình dưới 2,0.
5. Loại kém: các trường hợp còn lại.
6. Nếu ĐTB học kì hoặc ĐTB cả năm đạt mức quy định cho từng loại nói tại các khoản 1,
2, 3, 4, 5 Điều này, nhưng do ĐTB của 1 môn học thấp hơn mức quy định cho loại đó nên
học lực bị xếp thấp xuống thì được điều chỉnh như sau:
a) Nếu ĐTB học kì hoặc ĐTB cả năm đạt mức loại G nhưng do ĐTB của 1 môn học phải
xuống loại TB thì được điều chỉnh xếp loại K.
b) Nếu ĐTB học kì hoặc ĐTB cả năm đạt mức loại G nhưng do ĐTB của 1 môn học phải
xuống loại Y hoặc kém thì được điều chỉnh xếp loại TB.
c) Nếu ĐTB học kì hoặc ĐTB cả năm đạt mức loại K nhưng do ĐTB của 1 môn học phải
xuống loại Y thì được điều chỉnh xếp loại TB.
d) Nếu ĐTB học kì hoặc ĐTB cả năm đạt mức loại K nhưng do ĐTB của 1 môn học phải
xuống loại kém thì được điều chỉnh xếp loại Y.
Như vậy, theo qui định của Bộ GD và ĐT học sinh loại yếu là học sinh có điểm trung
bình các môn học từ 3,5 trở lên và không có môn học nào điểm trung bình dưới 2,0.
Tuy nhiên trong luận văn này chúng tôi dùng khái niệm “học sinh yếu” với nghĩa chỉ
các học sinh có học lực dưới trung bình – bao gồm các học sinh loại yếu và loại kém theo
qui định của Bộ GD và ĐT.
1.4.2. Những biểu hiện học sinh yếu
Dựa vào kinh nghiệm của bản thân và trao đổi với đồng nghiệp, chúng tôi xin nêu một số
biểu hiện của học sinh yếu như sau:
- Thường lúng túng khi giáo viên hỏi bài.
- Hay rụt rè, nhút nhát.
- Dễ bị chi phối, không tập trung.
- Ít khi giơ tay phát biểu,
- Khả năng diễn đạt kém.
- Kiểm tra thường điểm số thấp so với các bạn trong lớp.
- Kết quả học tập cuối năm yếu.
1.4.3. Những nguyên nhân dẫn đến học sinh học yếu môn Hóa
• Chúng tôi đã trao đổi với một số giáo viên về việc học môn hóa của các em để tìm ra
nguyên nhân dẫn đến học yếu môn hóa học. Sau đây là một số ý kiến của các thầy cô:
- Cô Đinh Thị Tuyết Nga - gv Trường THPT Võ Trường Toản: Các em học yếu do
không chịu học lý thuyết, bị mất căn bản từ cấp 2.
- Cô Trần Thị Thúy Nga - gv Trường THPT Lý Tự Trọng: Học sinh về nhà không học
bài, không ôn lại các kiến thức đã học trên lớp, do lượng kiến thức quá nhiều, giờ luyện tập
lại ít.
- Thầy Lương Công Thắng - gv Trường THPT Đông Du: Chương trình nặng, quá
nhiều kiến thức, học sinh lười học, giáo viên chưa thu hút được học sinh, nhiều học sinh có
khả năng tư duy chưa cao.
- Cô Lương Thị Hương - gv Trường THPT Nguyễn Huệ: Học sinh lười học công thức,
không chịu học bài ở nhà, không chịu khó giải bài tập.
- Thầy Trương Đăng Thái - gv Trường THPT Hòa Bình – Bà Rịa: Học sinh mất căn
bản từ cấp 2, lên lớp không tập trung nghe giảng, lười giải lại các bài tập mẫu, không thuộc
các công thức tính toán.
• Khi tâm sự với một số học sinh yếu môn hóa học chúng tôi thu nhận được những lời
giãi bày dưới đây:
- Em Võ Ngọc Tú-10A10 - THPT Lý Tự Trọng: Em không học bài ở nhà, trong lớp
không chú ý nghe giảng.
- Em Nguyễn Hoàng Quân - 10A3 - THPT Lý Tự Trọng: Em hay bị dồn bài, bài tập
quá nhiều, phải học các môn khác, giáo viên hay cho điểm 0 làm em nản, chán học.
- Em Bùi Ngọc Tú -10A7 - THPT Võ Trường Toản: Do em chậm hiểu, cô giảng không
hiểu, nửa mơ, nửa màng, có quá nhiều lý thuyết, quá nhiều dạng bài tập, học thuộc nhiều
nhưng lại mau quên, cố học nhưng nhét không hết.
- Em Nguyễn Aí Xuân -10A7 - THPT Võ Trường Toản: Những bài toán nhiều dạng
khác nhau, dễ nhầm lẫn, thầy cô giảng có nhiều chỗ khó tiếp thu, không làm nhiều bài tập,
thiếu chú ý trong giờ học, học yếu ít được thầy cô kèm cặp.
- Một số học sinh khác: Nhiều bài toán em chưa hiểu, các phương trình nhiều, dễ lẫn
lộn, chưa quen với các dạng bài toán, chậm hiểu, khó nhớ các phản ứng, hay quên công thức
và các phản ứng, áp lực thi cử, lười học lý thuyết, làm bài tập, ham chơi, hay ngủ trong giờ
học, không biết phân biệt các chất và điều kiện phản ứng.
• Tổng hợp các ý kiến trên, chúng tôi chia ra các loại nguyên nhân dẫn đến học sinh
học yếu môn Hóa là:
1/ Về phía bản thân học sinh
- Năng lực trí tuệ: kém thông minh, chậm phát triển, trí nhớ kém, chậm hiểu.
- Phẩm chất nhân cách: lười biếng, thiếu quyết tâm.
- Quan điểm sống: phó mặc, ỷ nại gia đình.
- Thái độ học tập: Không thích và ngại học môn hóa.
- Kiến thức nền bị hỏng.
- Phương pháp học tập nói chung và phương pháp học tập môn hóa nói riêng yếu.
- Học thêm nhiều, không tiêu hóa hết kiến thức.
- Sức khỏe không tốt hoặc có vấn đề trục trặc..
2/ Về điều kiện học tập
- Tài liệu thiếu, ít sách tham khảo.
- Dụng cụ học tập chưa được đáp ứng đầy đủ.
- Chương trình quá tải.
- Kinh tế gia đình có khó khăn, phải phụ giúp gia đình nên ít thời gian học bài.
3/ Ảnh hưởng của môi trường – gia đình – xã hội
- Sự quan tâm của gia đình ít, một số gia đình có quan tâm nhưng chưa có phương
pháp phù hợp.
- Hoạt động của trường, lớp, đoàn, hội có tính tích cực nhưng chưa đủ sức hấp dẫn,
thu hút với học sinh yếu.
- Sự tác động tiêu cực của bạn bè, học sinh yếu không có khả năng làm chủ bản thân,
dễ bị bạn bè rủ rê, vui chơi đàn đúm.
- Các ảnh hưởng tiêu cực của xã hội
4/ Về phía thầy cô
- Một số thầy cô chưa đủ năng lực chuyên môn cũng như năng lực sư phạm.
- Giáo viên dạy không trọng tâm, ôm đồm nhiều thứ, không bám sát chuẩn kiến thức
và kĩ năng, học sinh không nắm được bài sinh ra bi quan, chán nản.
- Một số giáo viên chưa thật sự tâm huyết với nghề, buông lỏng việc quản lí học sinh,
xử lý chưa kịp thời những biểu hiện sa sút của học sinh.
- Giáo viên còn chạy theo thành tích, không biết hoặc không quan tâm đến khó khăn
học tập của học sinh.
- Một số giáo viên nhiệt tình, muốn học sinh học tốt lại thiếu phương pháp, lúng túng
không biết làm thế nào để học sinh khá hơn
1.5. THỰC TRẠNG HỌC SINH YẾU Ở MỘT SỐ TRƯỜNG THPT TP.HCM
Chúng tôi đã khảo sát 440 học sinh về tình hình học tập môn Hóa ở các trường: THPT
Võ Trường Toản, THPT Nguyễn Huệ, THPT Lý Tự Trọng, THPT tư thục Đông Du và thu
được kết quả như sau:
Bảng 1.3. Ý kiến của HS về sự yêu thích đối với việc học môn hóa học
Mức độ Số lượng Phần trăm
Rất thích 60 13,6%
Thích 161 36,6%
Bình thường 205 46,6%
Không thích 14 3,2%
Bảng 1.4. Mức độ yêu thích của HS đối với việc giải bài tập môn hóa học
Mức độ Số lượng Phần trăm
Rất thích 30 6,8%
Thích 117 26,6%
Bình thường 256 58,2%
Không thích 37 8,4%
Bảng 1.5. Mức độ yêu thích của HS đối với các môn học tự nhiên
Mức độ/
Bộ môn
Thích Bình thường Không thích
Số lượng Phần trăm Số lượng Phần trăm Số lượng Phần trăm
Toán 204 46,4% 117 40,2% 59 13,4%
Lý 134 30,5% 230 52,3% 76 17,2%
Hóa 181 41,1% 212 48,2% 47 10,7%
Sinh 161 36,6% 217 49,3% 62 14,1%
Qua bảng 1.3. ta thấy có khoảng 50,2% tổng số HS thích học môn hóa, 46,6% học sinh
học môn hóa một cách bình thường và 3,2% là không thích.
Bảng 1.4. và bảng 1.5. cho thấy chỉ có khoảng 41,1% học sinh thích học môn hóa và
33,4% học sinh thích giải bài tập hóa học. Số học sinh cảm thấy việc học môn hóa cũng
bình thường như các môn tự nhiên khác chiếm 58,9% và có đến 66,6% học sinh không thích
làm bài tập.
Điều này chứng tỏ các em chưa thực sự yêu thích việc học môn hóa. Vì vậy vai trò của
người giáo viên rất quan trọng, dạy các em như thế nào để thu hút sự chú ý của học sinh,
làm các em yêu thích môn học hơn.
Bảng 1.6. Khả năng hiểu lý thuyết và vận dụng giải bài tập hóa học của HS
Khả năng/
Nội dung
Đúng Sai Không ý kiến
Số
lượng
Phần
trăm
Số
lượng
Phần
trăm
Số
lượng
Phần
trăm
Hiểu lý thuyết 338 76,8% 40 9,1% 62 14,1%
Dễ vận dụng 224 50,9% 120 27,5% 96 21,8%
Không hiểu lý thuyết 89 20,2% 246 55,9% 105 23,9%
Không biết vận dụng 95 21,6% 236 53,6% 109 24,8%
Mặc dù đa số học sinh đều hiểu lý thuyết (76,8%) và biết cách vận dụng vào giải bài
tập (50,9%), nhưng số học sinh không hiểu và không biết cách vận dụng lý thuyết vào giải
bài tập vẫn còn chiếm một tỉ lệ tương đối là 20,2% và 21,6%.
Bảng 1.7. Ý kiến của HS về việc chuẩn bị bài trước khi lên lớp
Ý kiến/
Nội dung
Đúng Sai Không ý kiến
Số
lượng
Phần
trăm
Số
lượng
Phần
trăm
Số
lượng
Phần
trăm
Coi sơ qua 337 76,6% 79 18% 24 5,4%
Không đọc 93 21,1% 288 65,5% 59 13,4%
Đọc trước và gạch dưới
những phần chưa hiểu 113 25,7% 169 38,4% 158 35,9%
Theo bảng 1.7. ta thấy rất ít học sinh chịu khó đọc và nghiên cứu bài học trước khi lên
lớp (chiếm 25,7%), nhiều học sinh chỉ xem sơ qua bài (76,6%), một số khác lại không đọc
và không quan tâm đến việc chuẩn bị bài (34,5%). Đây cũng là một trong những nguyên
nhân khiến cho việc tiếp thu và vận dụng kiến thức của học sinh không đạt kết quả tốt.
Bảng 1.8. Mức độ tập trung chú ý của HS khi thầy cô giải bài tập hóa học
Mức độ
Thường xuyên Ít Hầu như không
Số
lượng
Phần
trăm
Số
lượng
Phần
trăm
Số
lượng
Phần
trăm
Hoàn toàn không chú ý 45 10,2% 255 58% 140 31,8%
Chú ý giả tạo 42 9,5% 207 47% 191 43,5%
Chăm chú theo dõi, quan sát 300 68,2% 115 26,1% 25 5,7%
Tập trung cao độ 169 38,4% 219 49,8% 52 11,8%
Số học sinh thường xuyên tập trung theo dõi khi thầy cô hướng dẫn giải bài tập không
nhiều (38,4%). Đa số các em có chú ý, nhưng chỉ trong một khoảng thời gian, số còn lại hầu
như hoàn toàn không tập trung chú ý.
Bảng 1.9. Những khó khăn của HS khi giải bài tập hóa học
(5: khó khăn nhất, 1: ít khó khăn nhất)
Nội dung/ Mức độ 1 2 3 4 5
Không nắm được lý thuyết 45,7% 25,5% 17,3% 3,6% 7,9%
Không định được hướng giải 23,2% 28,2% 23% 8,9% 16,7%
Không liên hệ được dữ kiện và yêu
cầu của đề 27,5% 27,3% 20,5% 10,9% 13,8%
Không có hệ thống bài tập tương tự 36,6% 22% 20,2% 7,3% 13,9%
Không đủ thời gian 23,4% 22% 13,4% 7,3% 33,9%
Khi giải bài tập, học sinh luôn cảm thấy không đủ thời gian. Tuy nhiên chúng ta có thể
thấy nguyên nhân sâu xa khiến cho học sinh mất nhiều thời gian là do không nắm lý thuyết,
không liên hệ được các dữ kiện của đề, không được rèn luyện với những bài tập tương tự
nên không định được hướng giải, từ đó các em cảm thấy lúng túng và khó khăn khi giải bài
tập hóa học.
Từ bảng 1.9 cho thấy yếu tố khó khăn nhất của HS là các em không đủ thời gian để
giải được bài tập.
Bảng 1.10. Cách giải quyết của HS khi gặp một bài tập khó
Cách giải quyết Đúng Sai Không có ý kiến
Mày mò suy nghĩ tìm cách giải 56,4% 16,6% 27%
Tranh luận với bạn bè 65,9% 16,8% 17,3%
Mở sách giải, sách có bài tập liên quan 48,4% 34,8% 16,8%
Không cần quan tâm 8,2% 67,7% 24,1%
Có 56,4% học sinh mày mò suy nghĩ tìm cách giải, 65,9% học sinh tranh luận với bạn
bè, 48,4% học sinh mở sách giáo khoa, sách tham khảo, sách có bài tập liên quan. Kết quả
trên cho thấy đa số học sinh đều có cách giải quyết tích cực khi gặp một bài tập khó, và
thông thường các em hay trao đổi với nhau để tìm ra hướng giải cho bài tập hơn là tự mày
mò hoặc dùng đến sách giải.
Bảng 1.11. Ý kiến về việc hướng dẫn của GV trong tiết bài tập hóa học
Rất thường xuyên
Thường
xuyên
Không thường
xuyên
Không
sử dụng
Gọi HS (đã giải ở nhà) lên bảng giải 27,3% 40,2% 25,9% 6,6%
Sửa bài tập lên bảng 43,4% 40,9% 13,2% 2,5%
Hướng dẫn sơ lược sau đó gọi HS
lên bảng giải 32% 46,6% 18% 3,4%
Phân tích bài tập từng bước, hướng
dẫn HS cùng giải 33% 38,6% 22,5% 5,9%
Qua bảng kết quả trên, ta thấy trong tiết bài tập, giáo viên thường gọi học sinh (đã giải
bài tập ở nhà) lên bảng, hoặc chính giáo viên sửa bài tập hoặc chỉ hướng dẫn sơ lược cho
học sinh. Hầu như đa số giáo viên ít chịu phân tích kĩ bài tập theo từng bước, rồi hướng dẫn
học sinh cùng giải. Điều đó cũng khiến nhiều học sinh yếu kém theo dõi không kịp, dẫn đến
việc khó hiểu bài và chán nản khi giải bài tập.
Tóm lại: Qua kết quả điều tra chúng ta có thể rút ra một số kết luận sau:
- Chỉ có khoảng 41,1% học sinh thích học môn hóa và 33,4% học sinh thích giải bài tập hóa
học. Số học sinh cảm thấy việc học môn hóa cũng bình thường như các môn tự nhiên khác
chiếm 58,9% và có đến 66,6% học sinh không thích làm bài tập.
- Rất ít học sinh chịu khó đọc và nghiên cứu bài học trước khi lên lớp (chiếm 25,7%), nhiều
học sinh chỉ xem sơ qua bài (76,6%), một số khác lại không đọc và không quan tâm đến
việc chuẩn bị bài (34,5%). Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho việc tiếp
thu và vận dụng kiến thức của học sinh không đạt kết quả tốt.
1.6. TỔNG QUAN VỀ CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC LỚP 10 THPT [15]
1.6.1. Hệ thống lý thuyết hoá học lớp 10 cơ bản
Chương 1: Nguyên tử
Bài 1. Thành phần nguyên tử
Bài 2. Hạt nhân nguyên tử. Nguyên tố hóa học. Đồng vị
Bài 3. Luyện tập: Thành phần nguyên tử
Bài 4. Cấu tạo vỏ nguyên tử
Bài 5. Cấu hình electron nguyên tử
Bài 6. Luyện tập: Cấu tạo vỏ nguyên tử
Chương 2: Bảng tuần hoàn và định luật tuần hoàn
Bài 7. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Bài 8. Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hóa học
Bài 9. Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học. Định luật tuần hoàn
Bài 10. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Bài 11. Luyện tập chương 2: Bảng tuần hoàn, sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron
của nguyên tử và tính chất của các nguyên tố hóa học
Chương 3: Liên kết hóa học
Bài 12. Liên kết ion – Tinh thể ion
Bài 13. Liên kết cộng hóa trị
Bài 14. Tinh thể nguyên tử và tinh thể phân tử
Bài 15. Hóa trị và số oxi hóa
Bài 16. Luyện tập: Liên kết hóa học
Chương 4: Phản ứng oxi hoá – khử
Bài 17. Phản ứng oxi hóa – khử
Bài 18. Phân loại phản ứng trong hóa học vô cơ
Bài 19. Luyện tập: Phản ứng oxi hóa – khử
Bài 20. Bài thực hành số 1. Phản ứng oxi hóa – khử
Chương 5: Nhóm Halogen
Bài 21. Khái quát về nhóm Halogen
Bài 22. Clo
Bài 23. Hidro clorua, axit clohidric và muối clorua
Bài 24. Sơ lược về hợp chất có oxi của clo
Bài 25. Flo – Brom – Iot
Bài 26. Luyện tập: Nhóm Halogen
Bài 27. Bài thực hành số 2. Tính chất hóa học của khí clo và hợp chất của Clo
Bài 28. Bài thực hành số 3. Tính chất hóa học của brom và iot
Chương 6: Oxi – Lưu huỳnh
Bài 29. Oxi – Ozon
Bài 30. Lưu huỳnh
Bài 31. Bài thực hành số 4. Tính chất của oxi và lưu huỳnh
Bài 32. Hidro sunfua – Lưu huỳnh dioxit – Lưu huỳnh trioxit
Bài 33. Axit sunfuric – Muối sunfat
Bài 34. Luyện tập: Oxi và lưu huỳnh
Bài 35. Bài thực hành số 5. Tính chất các hợp chất của lưu huỳnh
Chương 7: Tốc độ phản ứng – Cân bằng hóa học
Bài 36. Tốc độ phản ứng hóa học
Bài 37. Bài thực hành số 6. Tốc độ phản ứng hóa học
Bài 38. Cân bằng hóa học
Bài 39. Luyện tập: Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học
1.6.2. Chuẩn kiến thức và kĩ năng môn hóa học lớp 10 cơ bản [15]
CHƯƠNG 1: NGUYÊN TỬ
Bài 1: THÀNH PHẦN NGUYÊN TỬ
A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng
Kiến thức
Biết được:
− Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ nguyên tử mang điện tích âm ; Kích
thước, khối lượng của nguyên tử.
− Hạt nhân gồm các hạt proton và nơtron.
− Kí hiệu, khối lượng và điện tích của electron, proton và nơtron.
Kĩ năng
− So sánh khối lượng của electron với proton và nơtron.
− So sánh kích thước của hạt nhân với electron và với nguyên tử.
B. Trọng tâm
− Nguyên tử gồm 3 loại hạt: p, n, e (kí hiệu, khối lượng và điện tích)
Bài 2: HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ - NGUYÊN TỐ HÓA HỌC – ĐỒNG VỊ
A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng
Kiến thức
Hiểu được:
− Nguyên tố hoá học bao gồm những nguyên tử có cùng số đơn vị điện tích hạt nhân.
− Số hiệu nguyên tử (Z) bằng số đơn vị điện tích hạt nhân và bằng số electron có trong nguyên
tử.
− Kí hiệu nguyên tử: AZX. X là kí hiệu hoá học của nguyên tố, số khối (A) là tổng số hạt proton
và số hạt nơtron.
− Khái niệm đồng vị, nguyên tử khối và nguyên tử khối trung bình của một nguyên tố.
Kĩ năng
− Xác định số electron, số proton, số nơtron khi biết kí hiệu nguyên tử ngược lại.
− Tính nguyên tử khối trung bình của nguyên tố có nhiều đồng vị.
B. Trọng tâm
− Đặc trưng của nguyên tử là điện tích hạt nhân (số p) ⇒ nếu có cùng điện tích hạt nhân (số p)
thì các nguyên tử đều thuộc cùng một nguyên tố hóa học, khi số n khác nhau sẽ tồn tại các đồng vị.
− Cách tính số p, e, n và nguyên tử khối trung bình.
Bài 4. CẤU TẠO VỎ NGUYÊN TỬ
A. Chuẩn kiến thức kĩ năng
Kiến thức
Biết được:
- Các electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân nguyên tử không theo những quỹ
đạo xác định, tạo nên vỏ nguyên tử.
- Trong nguyên tử, các electron có mức năng lượng gần bằng nhau được xếp vào một lớp (K, L,
M, N).
- Một lớp electron bao gồm một hay nhiều phân lớp. Các electron trong mỗi phân lớp có mức
năng lượng bằng nhau.
- Số electron tối đa trong một lớp, một phân lớp.
Kĩ năng
Xác định được thứ tự các lớp electron trong nguyên tử, số phân lớp (s, p, d) trong một lớp.
B. Trọng tâm
- Sự chuyển động của các electron trong nguyên tử.
- Lớp và phân lớp electron.
Bài 5. CẤU HÌNH ELECTRON CỦA NGUYÊN TỬ
A. Chuẩn kiến thức kĩ năng
Kiến thức
Biết được:
- Thứ tự các mức năng lượng của các electron trong nguyên tử.
- Sự phân bố electron trên các phân lớp, lớp và cấu hình electron nguyên tử của 20 nguyên tố
đầu tiên.
- Đặc điểm của lớp electron ngoài cùng: Lớp ngoài cùng có nhiều nhất là
8 electron (ns2np6), lớp ngoài cùng của nguyên tử khí hiếm có 8 electron (riêng heli có 2
electron). Hầu hết các nguyên tử kim loại có 1, 2, 3 electron ở lớp ngoài cùng. Hầu hết các nguyên
tử phi kim có 5, 6, 7 electron ở lớp ngoài cùng.
Kĩ năng
- Viết được cấu hình electron nguyên tử của một số nguyên tố hoá học.
- Dựa vào cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử suy ra tính chất hoá học cơ bản (là
kim loại, phi kim hay khí hiếm) của nguyên tố tương ứng.
B. Trọng tâm
- Thứ tự các mức năng lượng của các electron trong nguyên tử.
- Sự phân bố electron trên các phân lớp, lớp và cấu hình electron nguyên tử.
- Đặc điểm cấu hình của lớp electron ngoài cùng.
CHƯƠNG 2. BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC VÀ ĐỊNH LUẬT TUẦN
HOÀN
Bài 7. BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC
A. Chuẩn kiến thức kĩ năng
Kiến thức
Biết được:
- Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
- Cấu tạo của bảng tuần hoàn: ô, chu kì, nhóm nguyên tố (nhóm A, nhóm B).
Kĩ năng
Từ vị trí trong bảng tuần hoàn của nguyên tố (ô, nhóm, chu kì) suy ra cấu hình electron và
ngược lại.
B. Trọng tâm
- Ô nguyên tố.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhung_bien_phap_boi_duong_hoc_sinh_yeu_mon_hoa_lop_10_trung_hoc_pho_thong_2512_1925642.pdf