MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.3
MỤC LỤC .4
MỞ ĐẦU.7
1. Lý do chọn đề tài. 7
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề . 7
1.1.Sơ lược vấn đề nghiên cứu địa danh trên thế giới. 7
1.2.Nghiên cứu địa danh ở Việt Nam . 8
1.3.Nghiên cứu địa danh ở Tiền Giang. 10
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu. 11
5. Mục đích nghiên cứu . 12
6. Phương pháp nghiên cứu . 12
6.1.Phương pháp thu thập và xử lý tư liệu . 12
6.2.Phương pháp thống kê, phân loại, miêu tả . 13
6.3.Phương pháp so sánh, đối chiếu. 13
6.3.1.So sánh, đối chiếu đồng đại. 13
6.3.2.Phương pháp điền dã . 13
Chương 1: NHỮNG TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN . 15
1.1.Những tiền đề lý luận. 15
1.1.1.Định nghĩa địa danh . 15
1.1.2. Đối tượng nghiên cứu của địa danh học. 17
1.1.3. Phân loại địa danh . 18
1.2. Những tiền đề thực tiễn. 21
1.2.1. Vài nét về lịch sử và địa giới hành chính tỉnh Tiền Giang. 21
1.2.2. Tổng quan về địa lí, kinh tế, xã hội. 27
1.2.2.1. Địa lí Tiền Giang . 27
1.2.2.2. Kinh tế - xã hội Tiền Giang. 30
1.2.3. Đặc điểm dân cư. 32
1.2.4. Đặc điểm ngôn ngữ . 34
1.2.5. Kết quả thu thập và phân loại địa danh ở tỉnh Tiền Giang. 35
1.2.5.1. Phân loại theo đối tượng . 35
1.2.5.2. Phân loại theo nguồn gốc ngữ nguyên. 36
1.2.5.3. Phân loại theo số lượng âm tiết . 36
Chương 2: CẤU TẠO VÀ CHUYỂN BIẾN CỦA ĐỊA DANH TỈNH TIỀN
GIANG.392.1. Cấu tạo của địa danh tỉnh Tiền Giang. 39
2.1.1. Phương thức cấu tạo của địa danh tỉnh Tiền Giang . 39
2.1.1.1. Phương thức tự tạo. 40
2.1.1.2. Phương thức chuyển hóa. 53
2.1.2. Đặc điểm cấu tạo của địa danh tỉnh Tiền Giang . 56
2.1.2.1. Danh từ chung và tên riêng . 56
2.1.2.2. Thành tố chung . 59
2.1.2.3. Giải thích một vài danh từ chung và thành tố chung trong địa danh ở tỉnh Tiền
Giang . 60
2.1.2.4. Về mặt cấu tạo địa danh tỉnh Tiền Giang. 62
2.1.3. Tiểu kết. 66
2.2. Chuyển biến của địa danh tỉnh Tiền Giang. 67
2.2.1. Một số nguyên nhân làm biến đổi địa danh. 67
2.2.1.1. Nguyên nhân bên ngoài ngôn ngữ. 67
2.2.1.2. Nguyên nhân bên trong địa danh. 70
2.2.2. Đặc điểm chuyển biến của địa danh tỉnh Tiền Giang . 72
2.2.2.1. Đặc điểm chuyển biến của địa danh chỉ địa hình . 72
2.2.2.2. Đặc điểm chuyển biến của địa danh hành chính . 74
2.2.2.3. Đặc điểm chuyển biến của địa danh chỉ công trình xây dựng. 81
Chương 3 : NGUỒN GỐC – Ý NGHĨA CỦA MỘT SỐ ĐỊA DANH TỈNH TIỀN
GIANG VÀ GIÁ TRỊ PHẢN ÁNH HIỆN THỰC. 87
3.1. Nguồn gốc – ý nghĩa của một số địa danh tỉnh Tiền Giang. 87
3.1.1. Một số địa danh có nguồn gốc rõ ràng. 87
3.1.2. Một số địa danh có nguồn gốc, ý nghĩa còn đang tranh cãi. 90
3.1.3. Một số địa danh là truyền thuyết, sự tích . 92
3.2. Giá trị phản ánh hiện thực. 94
3.2.1. Phản ánh về lịch sử. 95
3.2.2. Phản ánh về địa lý . 96
3.2.3. Phản ánh về ngôn ngữ . 97
3.2.3.1. Tiếng dân tộc. 97
3.2.3.2. Từ ngữ địa phương. 98
3.2.3.3. Từ ngữ lịch sử. 98
3.2.4. Phản ánh về văn hóa. 100
3.2.5. Phản ánh hoạt động kinh tế. 103
3.2.5.1. Tên chợ. 103
3.2.5.2. Tên nghề nghiệp và sản phẩm . 107
3.2.6. Phản ánh hoạt động giao thông. 1073.2.6.1. Địa danh phản ánh phương thức hoạt động giao thông . 107
3.2.6.2. Tên các công trình giao thông . 107
3.2.7. Phản ánh hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng. 109
3.2.7.1. Địa danh gắn với hoạt động tôn giáo . 109
3.2.7.2. Địa danh gắn với hoạt động tín ngưỡng. 111
3.2.8. Phản ánh hoạt động quân sự . 111
3.2.9. Phản ánh hoạt động giáo dục và vui chơi giải trí. 113
3.2.9.1. Địa danh phản ánh hoạt động giáo dục. 113
3.2.9.2. Địa danh phản ánh hoạt động vui chơi giải trí . 114
3.2.10. Phản ánh văn học. 114
KẾT LUẬN. 118
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 121
PHỤ LỤC . 128
153 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 573 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Những đặc điểm của địa danh tỉnh Tiền Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ắt, vàm, xẽo, kinh, rạch, sông, giồng,
gò.
Trong loại địa danh chỉ địa hình, chúng tôi chú ý nhiều hơn về tên sông, rạch bởi vì
tên sông “là một trong những tài liệu ngôn ngữ cổ xưa nhất” và “có thể vẽ lại bản đồ khu
vực cư trú của các giống người cổ” [Hoàng Thị Châu, 1964: 94].
2.2.2.1.1. Về nguồn gốc
Địa danh chỉ địa hình ở Tiền Giang chủ yếu có nguồn gốc thuần Việt tập trung ở địa
danh chỉ kinh, rạch như kinh Dọc (Long Tiên – CL), kinh Nhỏ (Phú Kiết – CG), rạch Ruộng
(Tam Bình – CL), rạch Đào (Hiệp Đức – CL), rạch Vách (Tân Phú – GCT), rạch Cầu Dừa
(Mỹ Phước Tây – CL),Bên cạnh đó, cũng có địa danh Hán Việt nhưng loại này chiếm số
lượng không nhiều trong địa danh chỉ địa hình như: kinh Long Điền (Mỹ Long – CL), kinh
Long Hải (GCT), rạch Long Bình (GCT),Và một số địa danh có nguồn gốc từ tiếng nước
ngoài như: kinh Champeaux (Tân Thành – GCĐ), kinh Sallicette (Bình Phực Nhứt –
CG)Hay địa danh có nguồn gốc từ tiếng dân tộc như rạch Ba Rài (ttr. Cai Lậy) có nguồn
gốc từ tiếng Khmer, Baray – tiếng Khmer có nghĩa là hồ nước ngọt; rạch Tha La thì Tha La
có nguồn gốc từ tiếng Khmer có nghĩa là giảng đường của nhà vua. Đồng thời, ta cũng thấy
loại địa danh hỗn hợp nằm rải rác trong địa danh chỉ địa hình như: xẽo Vàm Giồng (Tân
Thới – GCT), ao Vàm Láng (Vàm Láng – GCĐ), kinh Xáng Cụt (tp. MT), kinh Bưng Môn
(Mỹ Quí – CL),
2.2.2.1.2. Đặc điểm chuyển biến
Trước hết, cần thấy rằng địa danh chỉ địa hình thường ra đời rất sớm, tồn tại lâu dài,
ít có sự biến đổi như các loại địa danh khác.
Địa danh chỉ địa hình ở tỉnh Tiền Giang thể hiện được nét đặc trưng của vùng đất
Nam Bộ với tên các dòng chảy như: tắt, xẽo, kinh, rạch, sông,...; tên các dạng địa hình như:
giồng, gò, bàu, cù lao, cồn
Tên gọi các đối tượng địa lý này chủ yếu được đặt dựa vào tên cây cỏ (54 địa danh
như giồng Dứa, giồng Sung, rạch Cây Đa, xẽo Tre), tên người địa phương (67 địa danh,
như kinh Bà Thơ, kinh Bà Trà, kinh Ông Chủ, kinh Ông Dưng, rạch Bà Lý, rạch Ông
Bồi), tên cầm thú (16 địa danh như kinh Cống Trâu, láng Chim, rạch Cò, rạch Cóc, rạch
Kiến). Ngoài ra, loại địa danh này còn được đặt theo tên các công trình xây dựng (kinh
Đường Bộ, rạch Cầu) hay vật thể có nhiều ở địa phương (gò Cát)
Nhiều địa danh chỉ địa hình đã chuyển hóa lẫn nhau, kết quả là địa danh mới có thể
giữ nguyên dạng của địa danh cũ hoặc thêm một vài yếu tố mới. Trước hết là cùng một cái
tên nhưng lại được dùng cho nhiều loại đối tượng như: vàm Cổ Lịch → rạch Cổ Lịch (Hòa
Hưng – CB), kinh Thủ Ngữ → rạch Thủ Ngữ (Hậu Thành – CB), xẽo Vàm Giồng → rạch
Vàm Giồng (Vĩnh Hựu – GCT),Một số địa danh mới xuất hiện là do danh từ chung
chuyển hóa sang: xẽo Tre → rạch Xẽo Tre (Thiện Trí – CB), bưng Môn → kinh Bưng Môn
(Mĩ Quí – CL),
Cũng có trường hợp địa danh chỉ địa hình mang nhiều tên gọi nhưng khác biệt nhau ở
âm đầu, âm cuối hoặc phần vần hay thanh điệu. Chính sự khác biệt này đã làm người ta hiểu
sai về ý nghĩa của địa danh đó. Có thể lấy ví dụ về ngã ba Chân Chim. Địa danh này còn có
tên gọi khác là ngã ba Chim Chim. Nhưng thực ra, tên gọi Chân Chim mới đúng vì khu vực
này có nhiều cỏ Chân Chim nên dân gian gọi là lộ Chân Chim.
Một nguyên nhân nữa đã được nhắc đến ở trên là quá trình in ấn, vẽ bản đồ có thể
làm thay đổi vỏ ngữ âm của địa danh chỉ địa hình. Tác giả Nguyễn Kiên Trường cho rằng
địa danh bị ghi sai có nhiều lí do: “a. Phương tiện chữ viết không thể truyền đạt được cấu
tạo ngữ âm; b. Người ghi không biết tiếng địa phương hoặc không được đào tạo về lĩnh vực
ngữ âm học; c. Dân địa phương không biết gì về ý nghĩa của địa danh mà họ thừa hưởng,
nhiều khi địa danh đó khác rất xa về hình thức và cách phát âm so với nguồn gốc, trong khi
có tình trạng thường được chấp nhận: “dù sai vẫn được dùng”; d. Nguyên tắc thể hiện địa
danh không nhất quán; đ. Nguyên nhân in ấn”[1996: 156]. Nhìn chung, địa danh trên một
số bản đồ của tỉnh Tiền Giang trước năm 1975 thường ít sai lệch hơn so với những bản đồ
hiện nay. Có thể là do lực lượng cán bộ trẻ ở tỉnh Tiền Giang là dân di cư từ nơi khác đến
đây không lâu, và không biết tiếng địa phương. Cũng có thể do người tham gia làm bản đồ
không được trang bị những kiến thức về ngữ âm một cách bài bản
Như vậy, ngoài việc cho thấy nét quần cư đặc trưng của vùng đất phương Nam, cụ
thể ở Tiền Giang, người dân chủ yếu sống ở ven sông rạch, những nơi có gò, giồng caothì
loại địa danh chỉ địa hình còn mang tính dân gian, tính nguyên sơ nhiều hơn so với các loại
địa danh khác.
2.2.2.2. Đặc điểm chuyển biến của địa danh hành chính
Theo thống kê, Tiền Giang có 1156 địa danh hành chính, đứng sau các từ ấp, khu
phố, phường, xã, huyện, thị trấn, thị xã, thành phố.
Không giống với địa danh chỉ địa hình vốn có lịch sử hình thành lâu đời và phần lớn
tồn tại vững bền từ đời này qua đời khác, địa danh hành chính ra đời muộn hơn, chịu sự qui
định của các chính sách nhà nước và có sự biến đổi phức tạp do nhiều nguyên nhân như tùy
thuộc vào chế độ chính trị khác nhau, tùy thuộc vào sự biến động dân số và đất đai cùng
những điều kiện khách quan khác (thiên tai, chiến tranh).
2.2.2.2.1. Về nguồn gốc
a. Phần lớn địa danh hành chính ở Tiền Giang có nguồn gốc là các từ Hán Việt và
thuần Việt.
Có 325 địa danh hành chính là thuần Việt, tập trung nhiều ở đơn vị ấp (210 địa
danh), khu phố (92 địa danh), phường (16 địa danh). Tuy nhiên, loại này chủ yếu được cấu
tạo theo số đếm. Ví dụ: khu phố Một (p.2 – tp. MT), phường Ba (tp. MT), ấp Tám (Mỹ
Thành Nam – CL), ấp Cây Bàng (Tân Thành – GCĐ), ấp Cầu Muống (Tân Thành –
GCĐ),Còn địa danh hành chính mang yếu tố Hán Việt có 714 địa danh, tập trung nhiều ở
đơn vị ấp (552 địa danh), xã (148 địa danh). Một số tên Hán Việt hiện nay là ấp Phú Hưng
(Phú Quý – CL), xã Phú Quý (CL), huyện Tân Phước, thị trấn Vĩnh Bình (GCT),
Ngoài ra, còn có 117 địa danh hỗn hợp theo nhiều cách kết hợp khác nhau như: ấp
Khu phố Cầu Xéo (Hậu Thành – CB), ấp Mỹ Chánh 4,5 (Hậu Mỹ Bắc A – CB), ấp Mỹ
Tường A, B (Hậu Mỹ Trinh – CB), ấp Rạch Bàu (Tân Điền – GCĐ), ấp Rạch Trắc (Mỹ
Phước Tây – CL), ấp Kinh 12 (Mỹ Phước Tây – CL),
b. Giống như những tỉnh khác thuộc vùng Nam Bộ, Tiền Giang cũng sử dụng hàng
loạt mỹ tự Hán Việt phổ biến để đặt tên làng như An, Bình, Tân, Long, Mỹ, Vĩnh... Cụ thể,
năm 1836, tỉnh Định Tường có 18 thôn bắt đầu bằng chữ An, 46 thôn bắt đầu bằng chữ
Bình, 31 thôn bắt đầu bằng chữ Mỹ, 9 thôn bắt đầu bằng chữ Long, 25 thôn bắt đầu bằng
chữ Tân, 6 thôn bắt đầu bằng chữ Vĩnh [Địa chí Tiền Giang, 2005: 57-79]. Như vậy, có thể
thấy các làng bắt đầu bằng chữ An, Bình, Mỹ, Tân chiếm số lượng nhiều hơn so với các thôn
bắt đầu bằng những mỹ tự khác. Đặc biệt, địa danh bắt đầu bằng chữ Bình có tần số xuất
hiện cao nhất với mong ước có một cuộc sống bình an, lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió
trong mọi phương diện của cuộc sống. Kế đến là địa danh bắt đầu bằng chữ Tân để cho biết
đây là vùng đất mới. Nhìn chung, địa danh làng nào, thôn nào cũng mang một cái tên rất
đẹp, thể hiện mong ước ổn định, thiện mỹ, phát đạt, bền vững của người dân.
Và không chỉ thời Nguyễn, mà ngày nay, rất nhiều địa danh hành chính ở Tiền Giang
vẫn dùng các yếu tố Tân (mới lập, bắt đầu), Bình (yên ổn, bằng phẳng), An (bình yên), Mỹ
(đẹp), Vĩnh (lâu dài), Phú (giàu có), Long (con rồng, thịnh vượng, to lớn), Phước (tốt lành,
may mắn). Cụ thể như sau: có 129/1156 địa danh mang yếu tố Tân, 128/1156 địa danh
mang yếu tố Mỹ, 126/1156 địa danh mang yếu tố Bình, 51/1156 địa danh mang yếu tố An
và rất nhiều những địa danh mang yếu tố Lợi, Phú, Phát, Hưng, Hòa, Thuận,
c. Về số lượng âm tiết, khảo sát trong địa bạ Tiền Giang năm 1836, ta thấy tất cả
địa danh hành chính đều có từ hai đến ba âm tiết và không có địa danh nào đơn tiết. Số
lượng địa danh ba âm tiết với các yếu tố thường thấy ở cuối địa danh như Đông, Tây, Trung,
Hạ, Thượngcàng về sau càng xuất hiện ít dần. Chẳng hạn năm 1836 có 60 địa danh, năm
1936 có 34 địa danh và hiện nay chỉ có 25 địa danh. Nguyên nhân là do địa bàn Tiền Giang
xưa kia chia ra khá phức tạp với nhiều lần tách nhập khác nhau, nhiều tên làng được nhập
chung lại với nhau, nhiều tên làng bị mất đi. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện nay, trong
số 1156 địa danh hành chính đã có 242 địa danh đơn tiết là số thứ tự. Và số lượng địa danh
ba âm tiết trở lên có xu hướng tăng dần nhưng chủ yếu có yếu tố cuối là các chữ cái hay số
thứ tự như: xã Bình Hòa A, B (Tam Bình – CL), xã Mỹ Hưng A, B (Mỹ Đức Đông – CB),
xã Hậu Phú 1,2,3 (Hậu Mỹ Bắc A – CB),
Như vậy, việc sử dụng số thứ tự để đặt địa danh hành chính xuất hiện ngày càng
nhiều trong địa danh ở Tiền Giang bởi sự biến động dân số diễn ra trong thời gian dài và
không ngừng thay đổi. Khi chưa nghĩ ra được cái tên thích hợp, chính quyền buộc phải dùng
tạm những con số để đặt tên cho những khu phố, ấp, phườngSố lượng các địa danh ba âm
tiết có sự thay đổi theo từng thời kỳ, và hiện nay càng ngày càng tăng lên.
2.2.2.2.2. Đặc điểm chuyển biến
Theo cuốn Địa chí Tiền Giang – tập 1, vào thời Nguyễn, giữa thế kỷ XVIII, công
việc khai hoang hoàn chỉnh, các đơn vị trang, trại, ấp, nậucó khuynh hướng kết hợp hoặc
nâng lên thành đơn vị hành chính cơ sở theo đúng nghĩa. Thời bấy giờ qui định có ba loại
làng:
- Làng lớn (đại thôn) gọi là xã
- Làng vừa (trung thôn) gọi là thôn
- Làng nhỏ (tiểu thôn) gọi là ấp, lân, phường, giáp, mạn, nậu
Làng lớn (xã) chia ra hai hoặc ba làng vừa (thôn). Làng vừa (thôn) chia ra nhiều làng
nhỏ (lân hoặc ấp).
Địa danh hành chính thay đổi dưới triều Nguyễn theo đúng nguyên tắc tổ chức hệ
thống hành chính đã có sẵn từ trước ở miền Trung: đơn vị hạ tầng cơ sở (nậu, điếm, sóc,
thuộc, bang, lân, ấp, giáp, phường, thôn, xã) lên tổng, huyện, phủ, đạo, dinh, trấn, tỉnh
[Nguyễn Đình Tư, 2008: 111]. Ở Tiền Giang cũng vậy, ban đầu là dinh Trường Đồn, kế đến
là trấn Định Tường (1808) và sau đó là tỉnh Định Tường (1836).
Do nhiều nguyên nhân khác nhau, địa danh hành chính tỉnh Tiền Giang đã không
ngừng thay đổi theo thời gian. Trong đó, có một nguyên nhân bắt nguồn từ quá trình khai
hoang lập nghiệp. Sống trên vùng đất mới, họ đã gặp nhiều khó khăn như thiên nhiên khắc
nghiệt, nhiều loại thú dữ luôn rình rập, lại thêm trộm cướp khá nhiều mà con người đi khai
hoang gần như lẻ loi. Đó là lý do khiến nhiều gia đình ở hai, ba đời mà không định cư. Ngay
cả khi người dân sống tập trung lại với nhau thành xóm, ấp, thôn, xã, do tình hình sản xuất
và đời sống, làm ăn được thì trụ lại, không làm ăn được thì chuyển đi nên nhiều làng phải
xiêu tán, việc đó lặp đi lặp lại nhiều lần và tên làng cũng nhiều lần thay đổi.
Dưới đây là một vài nguyên nhân khác:
a. Đổi tên vì nhà cầm quyền cải tổ lại đơn vị hành chính
Chính điều này đã dẫn đến sự tách – nhập hay sự diệt vong của hàng loạt địa danh
hành chính. Theo thống kê tháng giêng năm Mậu Thìn niên hiệu Gia Long thứ 7 (1808),
trấn Định Tường gồm 1 phủ, 3 huyện, 6 tổng, 313 thôn và 1 ấp [Địa chí Tiền Giang, 2005:
26]. Và theo địa bạ tỉnh Định Tường hoàn tất ngày mồng 3 tháng 6 năm Minh Mạng thứ 17
(1836), tỉnh Định Tường có 1 phủ Kiến An, 3 huyện, 15 tổng và 234 thôn [Địa chí Tiền
Giang, 2005: 29]. So sánh số tổng, số thôn giữa các năm trên đã có sự thay đổi. Ta thấy số
tổng tăng lên 9, số thôn giảm từ 313 đơn vị còn 234 đơn vị, nguyên nhân là do sự sáp nhập
của một số thôn, làng nhỏ lại với nhau.
Thực dân Pháp sau khi chiếm Gia Định và Định Tường thì vào ngày 25/2/1862 đã
ban hành Nghị định là Pháp vẫn tiếp tục sử dụng bộ máy hành chính của nhà Nguyễn từ cấp
tổng trở xuống, chỉ sắp xếp lại bộ máy cấp tỉnh và cấp phủ, huyện. Theo báo cáo của quân
viễn chinh Pháp thì vào năm 1863, tỉnh Định Tường có 2 phủ, 4 huyện, 19 tổng và 230 thôn.
Ngày 5/7/1867, Thống đốc Nam Kỳ ban hành Nghị định thực hiện cuộc sửa đổi toàn
xứ, thực hiện chính sách trực trị, bỏ cấp phủ, huyện, chỉ giữ cấp trung gian là tổng và cấp cơ
sở là xã, thôn nhưng thống nhất gọi là làng. Ngày 20/12/1899, Toàn quyền Đông Dương ban
hành Nghị định đổi các hạt Tham biện thành tỉnh kể từ ngày 1/1/1900. Và khi đó, tỉnh Tiền
Giang cũ có 2 tỉnh mới là tỉnh Gò Công và Mỹ Tho. Sau thời gian thực hiện chính sách trực
trị không thành công, thực dân Pháp bắt buộc phải lập cấp quận làm trung gian giữa tỉnh và
tổng, làng. Lúc đó, có sự ra đời của các quận Cai Lậy, An Hóa, Cái Bè, Bến Tranh, Châu
Thành, Chợ Gạo, Gò Công. Từ khi Pháp cai trị đến năm 1945, nhiều tổng, làng, xã ở Tiền
Giang có nhiều sự biến đổi. Tổ chức hành chính ngày càng chặt chẽ hơn, nhà cầm quyền
Pháp đã cho sáp nhập một số làng với nhau thành xã có quy mô lớn để giảm bớt số ban hội
tề vào cuối thập niên 20. Chẳng hạn như hai làng Mỹ Hậu và Long Điền nhập thành xã Mỹ
Long ngày 24/10/1925; hai làng Đạo Ngạn và Thạnh Trị nhập thành xã Đạo Thạnh ngày
24/11/1932; hai làng Tân Thuận và An Đức nhập thành xã Thuận Đức ngày 24/10/1925
Để đặt tên các đơn vị hành chính, người ta thường dựa vào một trong các yếu tố cấu
thành tên gốc, thực tế ta thấy tên huyện được đặt dựa theo tên phủ rồi tên tổng được đặt dựa
theo tên huyện. Ví dụ năm 1863 tỉnh Định Tường có 2 phủ (Kiến An và Kiến Tường), 4
huyện. Tên huyện dựa vào chữ cái đầu tiên của tên phủ để đặt, cụ thể như sau: phủ Kiến An
có 2 huyện Kiến Hưng và Kiến Hòa, phủ Kiến Tường có 2 huyện Kiến Phong và Kiến
Đăng. Và tên của tổng lại dựa vào một trong hai chữ cái cấu thành tên huyện để đặt ví như
huyện Kiến Phong có 4 tổng và tên 4 tổng này được đặt dựa trên chữ Phong trong tên
huyện, gồm có tổng Phong Hòa, Phong Phú, Phong Thạnh, Phong Nẫm. Và ngày nay, ta
cũng thường thấy hiện tượng dùng yếu tố đầu hoặc sau của tên huyện/xã để làm yếu tố đầu
của tên xã/ấp. Chẳng hạn như huyện Tân Phước có 12 xã, trong đó có 5 xã bắt đầu bằng chữ
“Tân” (Tân Hòa Đông, Tân Hòa Tây, Tân Hòa Thành, Tân Lập 1, Tân Lập 2) và 1 xã bắt
đầu bằng chữ “Phước” (Phước Lập); xã Mỹ Phong (tp. MT) có 8 ấp trong đó có 7 ấp bắt đầu
bằng chữ “Mỹ” (Mỹ Lương, Mỹ Phú, Mỹ Hòa, Mỹ Hưng, Mỹ An, Mỹ Lợi, Mỹ Thạnh); xã
Bình Phú (CL) có tất cả 11 ấp thì 11 ấp này đều bắt đầu bằng chữ “Bình” (Bình Ninh, Bình
Hưng, Bình Thạnh, Bình Đức, Bình Thới, Bình Sơn, Bình Long, Bình Phong, Bình Trị,
Bình Quới, Bình Tịnh); hay xã Hội Xuân (CL) có 10 ấp, trong đó có 5 ấp bắt đầu bằng chữ
“Hội” (Hội Nhơn, Hội Nghĩa, Hội Lễ, Hội Trí, Hội Tín) và 5 ấp bắt đầu bằng chữ “Xuân”
(Xuân Quang, Xuân Sắc, Xuân Kiểng, Xuân Hòa, Xuân Điền).
Một phương thức chủ yếu được nhà cầm quyền sử dụng để đặt tên các đơn vị hành
chính là ghép các yếu tố Hán Việt. Có những cách ghép phổ biến như sau:
Ghép các thành tố đầu của các địa danh: Đạo Thạnh (Đạo Ngạn + Thạnh Trị), Trung
An (Trung Lương + An Đức Đông), Mỹ Long (Mỹ Hậu + Long Điền), Long Bình Điền
(Long Thạnh + Bình Hạnh + Điền Trang),
Ghép các thành tố cuối của các địa danh: Phước Thạnh (An Phước + An Thạnh),
Hưng Thuận (Mỹ Hưng + Mỹ Thuận), Thuận Đức (Tân Thuận + An Đức),
Ghép các thành tố đầu của địa danh này với các thành tố cuối của địa danh kia: Nhơn
Hội (Nhơn Hòa + An Hội), Bình Đức (Bình Tạo + Thuận Đức), Bình Trưng (Bình Sơn +
Phong Trưng),
Ghép các thành tố cùng một chữ đầu tên giống nhau rồi thêm số từ chỉ số lượng vào
trước chữ ấy: Tam Bình (Bình Chánh + Bình Chánh Đông + Bình Chánh Trung), Song Bình
(Bình Hài + Bình Thạnh),
Muốn lập thêm tổng mới, xã mới, thôn mới tách từ tổng, xã, thôn cũ và muốn giữ
nguồn gốc cũng như để tránh trùng tên, người ta thường thêm vào sau tên tổng, xã, thôn cũ
ấy từ Đông, Tây, Nam, Bắc, Thượng, Trung, Hạ, Nhất, Nhì, Tamhoặc thêm vào chữ cái
A, B, C hay số đếm 1,2,3Ví dụ: Theo Đại Nam nhất thống chí và Phương Đình Dư địa
chí (của Nguyễn Siêu), vùng Gò Công (lúc đó thuộc huyện Tân Hòa, phủ Tân An, tỉnh Gia
Định) có 4 tổng là: Hòa Đồng Thượng, Hòa Đồng Hạ, Hòa Lạc Thượng, Hòa Lạc HạỞ
Nhật Bản, ta cũng tìm thấy thành phố Tokyo và Kyoto, viết theo hệ thống Hán tự Kanji của
Nhật Bản nghĩa là Đông Kinh và Tây Kinh, tức là kinh thành phía đông và kinh thành phía
tây của kinh đô nơi nhà vua ngự trị.
Bên cạnh đó, đối với trường hợp phải hợp thôn thì thôn mới sẽ là tên một thôn đã sáp
nhập. Ví dụ: vào khoảng năm 1892, An Thái Tây và An Thái Trung nhập làm một thành An
Thái Trung; vào ngày 2.9.1905, nhập Định Hòa vào Long Định và lấy tên là Long Định
Trên đại thể, hệ thống địa danh hành chính tỉnh Tiền Giang có tính chất đối xứng
nhau. Nếu một địa danh theo kiểu sau: ấp Ba A (Đạo Thạnh – tp. MT), ấp Bình Hòa A
(Song Bình – CG) được ra đời thì theo nguyên tắc cũng sẽ có một địa danh ấp Ba B (Đạo
Thạnh – tp. MT), ấp Bình Hòa B (Song Bình – CG) xuất hiện ngay sau đó. Có 77 trường
hợp địa danh hành chính xuất hiện theo kiểu chữ cái A, B, C và 242 trường hợp có số đếm ở
cuối địa danh thường tập trung ở ấp, khu phố, phường. Trong số những trường hợp có số
đếm và chữ cái ở cuối thì ở đơn vị ấp có 3 trường hợp địa danh có chữ cái ở cuối đến C,
thường chỉ có A,B; có 2 trường hợp địa danh có số thứ tự đến 3, thường là đến 2 nhưng
cũng có trường hợp số thứ tự cao đối với những ấp đi kèm sau đó là những số đếm mà
không có tên gọi và duy nhất một trường hợp số thứ tự nhiều nhất lên đến 17 (các ấp thuộc
xã Long Trung – CL như ấp 1 đến ấp 8, ấp 11, ấp 12, ấp 14 đến ấp 17). Ví dụ 3 trường hợp
địa danh có chữ cái tới C là: ấp Lương Phú A, B, C (Lương Hòa Lạc – CG), Phú Thạnh A,
B, C (Phú Kiết – CG), Phú Khương A, B, C (Phú Kiết – CG); 2 trường hợp địa danh có số
thứ tự đến 3 là: Hậu Phú 1,2,3 (Hậu Mỹ Bắc A – CB), Hòa Thơm 1,2,3 (ttr. Tân Hòa –
GCĐ). Một số ít địa danh có các từ “Trung, Hạ, Thượng” hoặc chữ cái hay số đếm nằm ở
cuối hiện nay đã mất tính chất đối xứng. Chẳng hạn như ở xã Bình Phan (CG) có ấp Bình
Thọ Thượng mà không có ấp Bình Thọ Hạ; ở xã Xuân Đông (CG) có ấp An Lạc Thượng mà
không có ấp An Lạc Hạ; ở xã Long Định (CT) có ấp Long Hòa B mà không có ấp Long Hòa
A; ở xã Tân Điền (GCĐ) có ấp Bắc, ấp Bắc 2 mà không có ấp Bắc 1; ở xã Đông Hòa (CT)
có ấp Ngươn A mà không có ấp Ngươn B, có ấp Tây B mà không có ấp Tây A
b. Nguyên nhân chuyển hóa địa danh
Có khoảng 20 địa danh hành chính được tạo thành do quá trình chuyển hóa từ địa
danh chỉ địa hình. Tuy chiếm số lượng nhỏ nhưng loại này lại cho thấy nét đặc trưng dân dã
trong cách đặt tên của địa danh tỉnh Tiền Giang. Theo mô hình “địa hình + tên cây” hay “địa
hình + tên thú”, ta thấy có những địa danh như: ấp Giồng Keo (Phú Thạnh – GCT), ấp Gò
Lức, ấp Gò Táo (Tân Đông – GCĐ), ấp Gò Xoài (Tân Trung – GCĐ), ấp Gò Me (Bình Ân –
GCĐ), ấp Kênh Nhiếm (Phú Thạnh – GCT),Có 13 địa danh hành chính đặt theo tên
người, đa số chỉ xuất hiện trong đơn vị ấp, không thấy trong các đơn vị hành chính khác
như: ấp Bà Lắm (Phú Thạnh – GCT), ấp Bà Từ (Phú Tân – GCĐ), ấp Ông Gồng (Tân Đông
– GCĐ), ấp Ông Non, Ông Cai (Tân Trung – GCĐ),
Kết quả của quá trình chuyển hóa trong nội bộ một loại địa danh khiến cho hàng loạt
địa danh hành chính ở Tiền Giang có sự trùng lặp lẫn nhau. Chẳng hạn có xã Tân Phong
cũng có ấp Tân Phong (CL), có huyện Chợ Gạo cũng có thị trấn Chợ Gạo (CG)Hay
huyện Cai Lậy, có tên ấp Tân Hòa ở xã Tân Phú, cũng có ấp Tân Hòa ở xã Tân Hội; huyện
Cái Bè vừa có tên ấp Phú Hòa thuộc xã Phú Quý, vừa có tên ấp Phú Hòa thuộc xã Nhị
QuýCó thể sự trùng tên này là do những yếu tố Hán Việt thể hiện tâm tư nguyện vọng của
người dân thì có hạn trong khi nhu cầu đặt tên làng xã lại khá nhiều; cũng có thể đây là cách
người dân lưu giữ tên làng của mình khi di cư đến vùng đất mới. Sự trùng tên trong địa danh
hành chính còn cho thấy những địa danh Hán Việt tuy mang ý nghĩa tốt đẹp nhưng lại
không phản ánh được những đặc điểm của làng xã, vì vậy nó có thể đặt cho bất cứ làng nào
cũng được.
c. Nguyên nhân biến đổi ngữ nghĩa
Như chúng ta thấy chữ Long xuất hiện nhiều trong địa danh Tiền Giang (61 địa
danh). Trong quan niệm của dân gian, Long tượng trưng cho sự cao quý thiêng liêng, Long
còn mang ý nghĩa thịnh vượng, to lớn. Có người cho rằng chữ Long ban đầu có ý nghĩa là
thịnh nhưng có lúc lại được hiểu là rồng trong quan hệ với hai chữ “Gia Long”. Theo Diệp
Đình Hoa, Phan Đình Dũng vấn đề lý thú là sự khác biệt giữa cách viết Nôm và cách hiểu
thông thường. “Chữ Long ở đây được viết với kí tự Long, theo niên hiệu Gia Long. Có một
số người hiện nay vẫn có thể viết và hiểu cách ghi theo kí tự này, thì họ viết Long là lên,
giải thích là nguyên nghĩa lên, nhưng ý tứ vẫn là rồng. Trong dân gian, họ không cần biết
đến kí tự thì họ vẫn kiên trì và giải thích thoải mái, long có nghĩa là rồng. Ý đồ khuôn vào
sự thống nhất của tầng lớp thống trị chỉ được dân chúng tuân thủ một cách hình thức, nhưng
về mặt nội dung họ vẫn hiểu là rồng” [1998: 28].
d. Đọc chệch âm
Ở đây có hai trường hợp:
Trường hợp thứ nhất là đọc chệch âm do kiêng húy, tức tránh phạm húy. Về vấn đế
này, chúng tôi cho rằng nó chỉ xảy ra ở một số ít trường hợp. Ví dụ kiêng tên Nguyễn Hữu
Cảnh hoặc hoàng tử Cảnh (con Gia Long), các địa danh có từ “cảnh” được đổi thành
“kiểng” như Kiểng Phước (xã thuộc huyện Gò Công Đông); hay kiêng tên bà Hồ Thị Hoa,
vợ vua Minh Mạng mà đổi “hoa” thành “huê” hoặc “bông”, ví dụ: chợ Hàng Bông (tp.
MT)
Trường hợp thứ hai, một số địa danh hành chính bị đọc chệch âm có nguyên nhân
chính là thuộc về ngôn ngữ học trên hai phương diện phương ngữ và ngữ âm. Đó là những
địa danh sau: làng Bình Phương (quận Chợ Gạo) nói trại thành làng Bình Phang, cầu Xoài
Hột nói thành cầu Sài Hột hay Xài Hột (Bình Đức – CT)
đ. Đổi tên do viết sai chính tả dẫn đến hiểu sai ý nghĩa
Ngã ba Chim Chim thuộc xã Đông Hòa, huyện Châu Thành. Chim Chim là con lộ
nối tỉnh lộ 25 với quốc lộ Đông Dương (nay là quốc lộ 1A). Âm gốc của địa danh này là
ngã ba Chân Chim vì khu này có nhiều cỏ chân chim nên dân gian gọi là lộ Chân Chim
nhưng lâu ngày nói trại thành Chim Chim và dẫn đến việc người đời sau hiểu đây là con lộ
có nhiều con chim hay nhiều loài chim đến trú ngụ. Hay rạch Hóc Đùn (Đạo Thạnh – tp.
MT) được hiểu theo nghĩa của từ “hóc”: con rạch nhỏ, hẻm hóc và từ “đùn”: có nghĩa là dồn
lại, ngoằn ngoèo như con trùng, con rắn. Nhưng lâu ngày người ta gọi là rạch Hóc Động hay
Hóc Đùng thì ý nghĩa của nó lại không được hiểu như cũ.
2.2.2.3. Đặc điểm chuyển biến của địa danh chỉ công trình xây dựng
Tiền Giang có 860 địa danh chỉ công trình xây dựng với 10 tiểu loại: đường, tỉnh lộ,
quốc lộ, cầu, cống, chợ, bến xe, bến đò, bến phà, công viên. Trong đó, tên cầu là nhiều nhất
với 337 địa danh, tên đường 201 địa danh, tên chợ 160 địa danh.
Tên cầu và tên chợ ở Nam Bộ chiếm số lượng nhiều hơn các miền khác của đất nước.
Do hệ thống giao thông, sông ngòi, kinh rạch khá dày đặc nên ở Tiền Giang có nhiều cây
cầu được xây dựng để phục vụ cho việc đi lại, buôn bán cho người dân. Còn về tên chợ thì
theo Đại Nam nhất thống chí, vào giữa thế kỷ XIX, Nam Bộ có 93 chợ lớn, nhỏ. Ở Tiền
Giang, có nhiều chợ hình thành rất sớm và khá trù mật như chợ Mỹ Tho, chợ Dinh, chợ
Giữa, chợ Giồng, chợ Gạo, chợ Trung Lương, chợ Long Định, chợ Cái Bè Trong đó, ta
thấy chợ Mỹ Tho là khu chợ sầm uất nhất, là trung tâm mua bán và giao dịch lớn nhất ở
Tiền Giang. Tiếp đến là loại chợ đầu mối như Chợ Gạo là một trung tâm mua bán gạo vào
cuối thế kỷ XVIII (theo Phủ biên tạp lục của Lê Quí Đôn). Một số nơi tập trung đặc sản nổi
tiếng của địa phương, các lái đến thu mua nhiều dần dần hình thành nên những tên chợ như
chợ Trung Lương (mận hồng đào), chợ Long Định (vú sữa Lò Rèn), chợ Cái Bè (cam mật),
chợ An Hữu (ổi xá lị), chợ Nhị Quý (nhãn),Như vậy, để đáp ứng nhu cầu trao đổi hàng
hóa giữa các thôn làng, các địa phương với nhau, nhiều loại chợ khác nhau đã ra đời. Có
nhiều chợ được đặt tên do nó được đặt gần một công trình nào đó như chợ Dinh (Đồng Sơn
– GCT) có khoảng năm 1831 – 1841 vì bấy giờ có dinh của tri phủ, tri huyện đóng gần đó.
Có nhiều chợ mà ngày nay tên đã thay đổi như chợ Giồng Ông Huê (GCT). Sở dĩ chợ có tên
là chợ Giồng Ông Huê vì chợ nằm trên giồng đất của nhà phú hộ tên Huê, ông lập ra chợ
này nên có tên gọi như vậy. Về sau, người ta gọi tắt là chợ Giồng. Chợ Giồng xưa nay nổi
tiếng với món bánh giá. Có chợ mất đi tên cũ theo thời gian hình thành tên mới như chợ
Đình Thung do ông Cai Đình Thung lập ra. Ngôi chợ này ngày nay thuộc xã Vĩnh Kim
(CT). Dân gian quen gọi chợ Giữa vì nó nằm phía trong chợ Rạch Gầm và từ đó tên chợ
Đình Thung không còn sử dụng nữa. Chợ Giữa là cái nôi của nghệ thuật đàn ca tài tử với
những tài danh một thời như Phan Hiển Đạo, Trần Quang Diệm, Nguyễn Tri
Khươngđồng thời cũng là quê hương của Giáo sư Tiến sĩ Trần Văn Khê. Năm 1940, Chợ
Giữa là nơi xảy ra sự kiện lịch sử đẫm máu trong cuộc Nam Kỳ khởi nghĩa.
Hiện nay, còn có chợ tự phát vào buổi chiều để phục vụ cho nhu cầu công nhân đi
làm về như chợ chiều Chồm Hổm (gần khu công nghiệp ở xã Bình Đức - CT), chợ cầu Kinh
Xáng (Bình Đức – CT) hay chợ đêm Mỹ Tho (tp. MT) hoạt động từ tối đến đêm
Tuy nhiên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2011_11_07_4987655066_8888_1872688.pdf