MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Mục lục
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU.3
1. Lí do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu.3
2. Lịch sử vấn đề .4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .15
4. Phương pháp nghiên cứu .16
5. Đóng góp của luận văn .17
6. Kết cấu của luận văn .17
PHẦN NỘI DUNG.18
Chương 1: Khái quát về vùng đất và con người Bến Tre .18
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển .18
1.2. Đặc điểm vùng đất và con người .25
Chương 2: Khái quát về diện mạo văn học dân gian Bến Tre .37
2.1. Diện mạo văn học dân gian Bến Tre qua tư liệu .37
2.1.1. Nhận xét tình hình chung.37
2.1.2. Quá trình chọn lọc tác phẩm.41
2.2. Diện mạo văn học dân gian Bến Tre dưới góc độ cơ cấu và phân bố
thể loại.56
2.3. Diện mạo văn học dân gian Bến Tre qua các hình thức sinh hoạt .61
2.3.1. Qua lễ hội dân gian .61
2.3.2. Qua tín ngưỡng địa danh.62
161 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 1112 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian bến tre qua một số thể loại tiêu biểu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uyền thuyết này thường có kết cấu lạ, ít mô típ, tình tiết ngắn, chủ yếu là các
sự kiện, lời kể. Có thể nơi đây là vùng đất mới, những lưu dân đến đây khai
phá chưa tích lũy được nhiều vốn sống nên sự lắng tụ các lớp văn hóa trong
một văn bản truyền thuyết địa danh chưa nhiều và phong phú như các truyện
cùng loại của người Việt ở vùng Đồng bằng Sông Hồng. Điều này GS. Đỗ
Bình Trị từng nhấn mạnh: Tất cả sự đa dạng của những hoàn cảnh sống (lịch
sử, xã hội, sinh hoạt,), nguồn gốc của những địa danh khác nhau, đã dẫn
đến sự thay đổi mô típ cốt truyện bền vững trong truyền thuyết địa danh [127;
52].
Cũng có thể thấy truyền thuyết địa danh nơi đây thường ít có căn cứ về
mặt lịch sử qua việc sử dụng mô típ xã hội và ý nghĩa xã hội toát lên từ câu
chuyện (Sự tích chùa Trà Nồng). Song, dù ở dạng cấu trúc nào thì ta cũng
nhận thấy truyền thuyết địa danh vùng đất Bến Tre cũng đều gắn với nhu cầu
định danh vùng đất, gắn liền với tâm thức xác lập địa vực cư trú qua mô típ
đất thiêng hiện lên ở phần kết thúc của hầu hết câu chuyện. Cùng với một số
mô típ khác xuất hiện trong các truyện kể, ta có thể khẳng định được sức sống
của thể loại vùng đất này. Vấn đề này TS. Hồ Quốc Hùng từng lưu ý: Cho dù
một truyện chưa đảm bảo về mặt phong cách cổ điển, nhưng dạng thức tồn tại
này cũng nói lên được một phần nào sức sống của thể loại [52; 85].
3.1.3. Truyền thuyết lịch sử
So với các tiểu loại khác thì truyền thuyết lịch sử trên vùng đất Bến Tre
phát triển khá phong phú với 09 truyện kể. Trong số này có thể thấy rõ, nổi
bật nhất là các truyền thuyết về người anh hùng trong đấu tranh chống giặc
ngoại xâm với 05 truyện kể. Xin đi vào khảo sát cụ thể nhóm truyền thuyết
xoay quanh chủ đề này.
Trước hết, có thể thấy những truyền thuyết này nằm trong khung kết
cấu chung của truyền thuyết anh hùng dân tộc. Lộ trình cốt truyện đó được
TS. Hồ Quốc Hùng khái quát như sau: Gốc tích người anh hùng Công
trạng người anh hùng Chung cục người anh hùng [55; 20]. Tuy nhiên
so với truyền thuyết về người anh hùng dân tộc thì bộ phận truyền thuyết về
người anh hùng trong truyền thuyết Bến Tre có khác biệt đáng kể làm nên đặc
trưng riêng cho truyền thuyết vùng đất này. Nếu như ở hầu hết truyền thuyết
về người anh hùng dân tộc, yếu tố thần kì xuất hiện khá đậm nét thì ở bộ phận
truyền thuyết về người anh hùng chống vùng đất Bến Tre hầu như vắng bóng
yếu tố thần kì. Gốc tích, lại lịch của người anh hùng ở đây không gắn với
những chi tiết kì lạ như truyền thuyết anh hùng dân tộc mà thay vào đó
thường là lời giới thiệu về danh tánh, quê hương. Có thể thấy rõ một số biểu
hiện cụ thể:
- Trịnh Viết Bàng được kể “là người thôn Định Tường tổng Hòa
Thinh, tỉnh Định Tường” [144; 81]
- “Phan Tôn, Phan Liêm quê ở Kiến Hòa, là con của cụ Phan Thanh
Giản, một đại thần triều Nguyễn” [12; 138]
- “Lê Quang Quang tự Kế (có người gọi là Lê Tán Kế), sinh tại làng
Mỹ Chánh, huyện Bảo An, phủ Hoằng An, tỉnh Vĩnh Long (nay là xã
Mỹ Chánh, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre)” [12; 143]
- “Phan Ngọc Tòng (1818 -1868) còn được gọi là Phan Tòng, Phan
Công Tòng; quê ở làng An Bình Đông, tổng Bảo An, huyện Ba Tri
(nay là xã An Đức, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre)” [12; 144]
Cũng cần nói thêm là đa phần các nhân vật ở đây đều là những con
người xuất thân từ tầng lớp lao động bình thường trong xã hội, đó là những
người anh hùng nông dân được truyền tụng trong dân gian.
Sự thiếu vắng yếu tố thần kì đó còn được thể hiện trong phần nói về
công trạng của người anh hùng. Ở những truyền thuyết này, ta thấy kì tài của
người anh hùng không được kể bằng những chi tiết kì ảo kiểu roi sắt, ngựa sắt
như anh hùng Thánh Gióng mà thường được kể bằng những chi tiết ngắn gọn
hơn và khá gần gũi với thực tế.
Lí giải cho sự khác thường của truyền thuyết về nhân vật lịch sử ở đây,
chúng tôi cho rằng, Bến Tre là vùng đất mới, truyền thuyết về người anh hùng
trên vùng đất này xuất hiện ở giai đoạn muộn khi mà trình độ tư duy con
người phát triển thêm một bước mới, vậy nên những yếu tố thần kì ít xuất
hiện trong truyền thuyết này cũng là điều phù hợp với tiến trình phát triển của
nó. Ngoài ra, cũng chính vùng đất Bến Tre mới hình thành và phát triển từ thế
kỉ XVII, những lưu dân đến đây lập nghiệp chưa tích lũy được nhiều các lớp
văn hóa để có thể ảo hóa các nhân vật lịch sử đến mức độ hoàn hảo. Vì vậy
cho nên, hầu như người anh hùng trong truyền thuyết Bến Tre hiện lên với
nguyên vẹn dáng vẻ cuộc đời của họ. Chẳng hạn người anh hùng Phan Ngọc
Tòng được kể: “Năm 1867, quân Pháp chiếm Bến Tre, phong trào kháng
Pháp nổi lên khắp nơi trong tỉnh. Vốn là một ông giáo làng, Phan Ngọc Tòng
đứng ra tập hợp dân chúng, tổ chức chống Pháp và được cử làm Đốc binh”
[12; 144]. Cũng chính vì vậy mà ở truyền thuyết về nhân vật lịch sử vùng đất
Bến Tre ta cũng thấy thường là tình tiết không nhiều, toàn bộ câu chuyện chỉ
xoay quanh một vài sự kiện, lời kể. Chẳng hạn công trạng của Phan Ngọc
Tòng được gói gọn qua hai tình tiết: Phan Ngọc Tòng đứng ra tập hợp dân
chúng trong vùng; Phan Ngọc Tòng chỉ huy tấn công vào cứ điểm của giặc.
Như vậy, ta có thể khái quát kết cấu của truyền thuyết nhân vật lịch sử
ở Bến Tre thành dạng chung như sau:
Danh tánh, bản quán người anh hùng Hành trạng người anh
hùng
Chung cục người anh hùng
Truyền thuyết về người anh hùng ở Bến Tre ít tình tiết và thiếu vắng
yếu tố thần kì, tuy nhiên không vì vậy mà nó trở nên kém hấp dẫn. Trước hết
có thể thấy nhóm truyền thuyết này lôi cuốn người đọc bởi mô típ biệt tài khi
diễn tả hành trạng của người anh hùng. Đây cũng là mô típ khá phổ biến trong
của nhóm truyền thuyết về người anh hùng ở vùng đất Nam Bộ. Truyền
thuyết về Trịnh Viết Bàng kể rằng ông là người có sức mạnh và võ nghệ tinh
thông từng tiêu diệt nhiều tên tay sai của giặc. Khi bị bắt “Vốn có sức mạnh
hơn người lại võ nghệ cao cường nên mặc dù tay bị trói, ông vẫn dùng chưng
đá gãy cổ hai tên lính Pháp khi tàu vừa ra giữa sông” [114; 82]. Lê Quang
Quang, Phan Ngọc Tòng, cũng là người có võ nghệ tinh thông đứng ra lãnh
đạo nghĩa quân và gây ra nhiều tổn thất cho giặc.
Đất Bến Tre vốn đồng hoang rừng rậm, những thế hệ lưu dân đến khai
phá, định cư phải làm cuộc tuyên chiến để giành lãnh địa của heo rừng, cọp
dữ. Có lẽ chính hoàn cảnh khắc nghiệt đó đã dần hình thành và tôi luyện cho
con người Bến Tre những tài năng đặc biệt, những năng lực khác thường và
những hành động xuất chúng mà truyền thuyết nơi đây đã khắc họa rõ nét và
sinh động.
Sức hấp dẫn của nhóm truyền thuyết về người anh hùng lịch sử trên
vùng đất Bến Tre còn được thể hiện qua những tình tiết biểu hiện tinh thần
chiến đấu của người anh hùng. Những người anh hùng trong truyền thuyết nơi
đây được nhắc nhớ và tôn vinh ngoài những biệt tài, chiến công còn là bởi
tinh thần chiến đấu ngoan cường và bất khuất của họ. Đó là những con người
quyết tâm thà hi sinh chứ chẳng chịu lùi bước. Có thể dễ dàng thấy được
những tình tiết đó trong tất cả truyền thuyết. Chẳng hạn cuộc khởi nghĩa của
Phan Liêm, Phan Tôn được kể: Phan Liêm và Phan Tôn bố trí cẩn thận. Đến
đầu canh tư, sau tiếng pháo lệnh, nghĩa quân hò reo xông vào nơi cư trú của
quân địch. Địch hốt hoảng bắn xối xã. Nhưng Phan Liêm và Phan Tôn vẫn
giữ vũng tinh thần, dẫn quân và đi đầu, tiến vào nơi lửa đạn [12; 139]. Tinh
thần chiến đấu này xứng đáng được tôn vinh, xứng đáng là tấm gương được
nhắc nhớ và để các thế hệ noi theo. Có lẽ đó cũng chính là yếu tố tạo nên sức
sống lâu bền cho những truyền thuyết trên vùng đất này. Rộng hơn, nó còn
lan tỏa sang những vùng lân cận khác và cả vùng Nam Bộ.
Từ những biểu hiện cụ thể đó cho thấy những truyền thuyết về người
anh hùng lịch sử này được nhân dân kể lại trong niềm ngưỡng mộ và tôn vinh
sâu sắc. Điều này còn được biểu hiện rõ ràng hơn qua cách kết thúc truyện tức
phần chung cục của người anh hùng với sự xuất hiện của mô típ thiêng hóa.
Người anh hùng trong truyền thuyết nơi đây sau khi hy sinh được nhân dân
thờ phụng để tôn kính, nhắc nhớ và giáo dục các thế hệ con cháu. Lê Quang
Quang Sau khi bị giặc sát hại, nhân dân đã lập miếu thờ. Hiện nay mộ ông
được xây bằng đã ong nằm tại làng Mỹ Chánh, huyện Ba Tri. Hàng năm vào
ngày 11 tháng Giêng âm lịch, dân địa phương đã làm lễ giỗ ông. () Lễ giỗ
có hàng nghìn người tham dự [12; 144]. Đặc biệt hơn, ở truyền thuyết này,
người anh hùng Lê Quang Quang còn được kể đậm dấu ấn truyền thuyết qua
mô típ lạ hóa. Hãy nghe kể: Tục truyền, thủ cấp ông đựng trong giỏ tre vẫn
mở mắt trừng trừng. Một tên tay sai thấy vậy, buông lời đùa cợt liền bị hồn
linh của ông văn cổ, khiến hắn phải phủ phục để van xin [12; 144]. Một dị
bản khác kể lại đầy sức hấp dẫn: “Ồ, quái lạ thay, cái đầu đã trắng bạch.
Máu đã khô, nhưng tại sao hai mắt mở trao tráo và trợn tròn xoe? Râu cằm
vảnh lên y như kẻ tức giận phẫn uất. Cả bọn sợ hãi,vội vàng đậy nắp lại rồi
riu ríu khiêng đi không một ai còn dám bàn luận! Có lẽ đầu trong giỏ không
bằng lòng danh từ “giặc” bọn lính đã gán cho mình chăng?...” [96; 366].
Qua mô típ này, ta càng thấy rõ lòng ngưỡng mộ và tôn vinh của nhân dân đối
với người anh hùng.
Từ những khảo sát trên đây, có thể nói bộ phận truyền thuyết lịch sử ở
Bến Tre phát triển khá mạnh mà tiêu biểu nhất là nhóm truyền thuyết về
người anh hùng trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Ở nhóm truyền
thuyết này, người anh hùng chiến trận hiện lên qua lòng ngưỡng mộ và tôn
vinh sâu sắc của nhân dân mà những mô típ như mô típ biệt tài, mô típ thiêng
hóa, mô típ lạ hóa góp phần thể hiện rõ điều đó. Dù nằm trong khung kết cấu
chung của kiểu truyền thuyết về người anh hùng nhưng nhóm truyền thuyết
này ở Bến Tre cũng có một số biểu hiện khác biệt mang tính đặc trưng riêng
của vùng đất. Điều đó được thể hiện ở chỗ nhóm truyền thuyết này được kể
một cách khá gần gũi với hiện thực, những tình tiết, yếu tố ảo hóa, thần kì
xuất hiện không nhiều. Đó có thể là nguyên tắc cấu tạo riêng của truyền
thuyết địa phương này.
3.1.4. Truyền thuyết sáng tạo văn hóa
Nhóm truyền thuyết về sáng tạo văn hóa trên vùng đất Bến Tre cũng
phát triển khá mạnh với 08 truyện kể. Nhìn chung, nhóm truyền thuyết này có
nội dung xoay quanh những sự kiện lịch sử cụ thể và những nhân vật có vai
trò đối với cộng đồng cư dân của vùng đất. Nếu như nhóm truyền thuyết lịch
sử có nội dung tập trung kể về người anh hùng chiến trận thì nhóm truyền
thuyết sáng tạo văn hóa này chủ yếu kể về những con người có công lớn
trong công cuộc khai hoang, mở mang vùng đất. Nhân vật trong nhóm truyền
thuyết này vừa mang dáng dấp nhân vật anh hùng lại vừa có xu hướng hòa tan
vào cộng đồng. Đó thường là những con người hiện lên với tài năng xuất
chúng và có đóng góp lớn trong công cuộc khai hoang mở cõi. Ở đây ta bắt
gặp hai anh em Bảy Giao, Chín Quỳ vốn người lực lưỡng, võ nghệ cao cường,
có thể đục vách, trèo tường để lấy tiền bạc của bọn nhà giàu chia cho người
nghèo khó. Đặc biệt hơn, họ đem tài nghệ cao cường của mình ra hạ thủ heo
rừng, cọp dữ để mọi người có thể khai phá vùng đất và làm ăn sinh sống (Bảy
Giao, Chín Quỳ). Ta còn bắt gặp Ông Gốc có thể đuổi cọp, diệt sấu: vì bà con
trong làng còn sợ cọp nên mỗi khi đi rừng ông đều cầm cán mác gõ vào gốc
cây để la cọp, cọp nghe hoảng sợ và tránh xa ông Khi mảnh đất được khai
phá rộng ra, bà con phát hiện ra một lối mòn. Ông lần theo và gặp một cái
đìa trong đó có một con sấu to đang đẻ. Ông dùng mác giết chết sấu, từ đó
sấu không dám vào đây nữa [114; 74 – 75]. Đó còn là những con người có
khả năng thuần dưỡng hay thậm chí là đỡ đẻ cho cọp (Truyện nghĩa hổ, Bà
mụ cọp). Cũng có những nhân vật không có tài năng xuất chúng hay khả năng
đặc biệt đó, tuy nhiên ý chí và nghị lực của họ cũng xứng đáng được ngọi ca
như những người anh hùng có công lao lớn trong công cuộc mở mang bờ cõi
(Ông già Ba Tri).
Như chúng tôi đã trình bày trước đó, có lẽ chính điều kiện khó khăn,
khắc nghiệt của vùng đất đã góp phần hình thành nên những tính cách, tài
năng của con người nơi đây mà nhóm truyền thuyết về sáng tạo văn hóa này
góp phần tô điểm sinh động thêm.
Tuy nhiên, nét nổi bật nhất dễ nhận thấy ở bộ phận truyền thuyết này là
những tình tiết biểu hiện không gian hoang sơ của vùng đất. Có thể nói bức
tranh thiên nhiên hoang sơ này đã tạo nên một không gian nghệ thuật đặc
trưng, ấn tượng và mang dấu ấn rất riêng. Truyền thuyết Bà mụ cọp kể rằng:
Trước kia ở Thới Lai có một con giồng rậm rạp và có rất nhiều cọp vì vậy
dân làng gọi là giồng Ông Hổ. Nhiều lần cọp từ con giồng này vào làng rình
bắt heo, có khi bắt cả người để ăn thịt [114; 72]. Không gian đó trong truyền
thuyết Bảy Giao, Chín Quỳ còn đậm đặc hơn: Hồi ấy ở Cồn Tàu còn chưa
được khai phá, nữa cồn trên còn là cây gừa nữa cồn dưới thì là dừa nước,
cây mọc chi chit rậm rạp như rừng. Ở đó có một vị thần rất thiên có hai bộ hạ
là hổ và heo hoành hành trong vùng [114; 69]. Cũng trong dạng thức đó,
Truyện Ông Gốc kể: Lúc này vùng cù lao An Hóa còn là nơi rừng rậm, bao
quanh là sông Ba Lai và sông Cửa Đại. Phía ngoài xa là biển Đông. Ngang
dọc trong cù lao là những kênh rạch chằng chịt. Rừng rậm kéo dài với những
cây sao, cây gừa, cây sống rắn. Dưới sông là cá sấu, trên bờ là cọp dữ [114;
74]. Không gian hoang sơ này còn được mô tả qua hoạt động của muông thú
khá đậm đặc. Truyền thuyết Cá Ông Nam hải tướng quân kể rằng cá Ông
luôn sẵn lòng cứu vớt ngư dân khỏi tai nạn. Những như dân luôn biết ơn và
thờ cúng cá Ông bởi vì Nhiều lần họ được cá Ông giúp đỡ trong lúc biển
động mạnh, ghe đánh cá của họ suýt chìm. Họ cầu cứu cá Ông thì ít phút sau
cá Ông hiện đến. Cá Ông kê lưng đỡ thuyền họ lướt qua song gió hãi hùng
[96; 356]. Truyện nghĩa hổ kể rằng, cọp có thể làm nhiều việc giúp con
người: Ở nhà cọp trông nom mẹ và em gái. Cọp thường vào rừng bắt thú đem
về bán kiếm tiền đủ chi trong nhà [114; 76]. Truyện Bà mụ cọp kể cọp đi bắt
heo rừng để đền ơn cho bà.
Như vậy không gian hoang sơ ở đây cũng đã góp phần cho thấy sự
hiểm trở, hoang vu của vùng đất khi con người mới đặt chân đến đây khai
phá. Trong khó khăn và nguy hiểm đó, con người càng bộc lộ nhiều phẩm
chất và năng lực tuyệt vời. Điều đáng nói hơn không gian nghệ thuật này đã
tái hiện một không khí lịch sử, xã hội khá tiêu biểu của vùng đất mới.
Về mặt kết cấu, có thể thấy bộ phận truyền thuyết này thường được kể
theo công tức quen thuộc: danh tánh Bản quán Sự nghiệp
Thí dụ danh tánh của một số nhân vật trong các truyện được kể:
- Ngày xưa ở làng Cả Sê, bây giờ thuộc tỉnh Tiền Giang có hai anh
em ruột, một người tên là Bảy Giao, một người tên là Chín Quỳ.
Cha mẹ mất sớm chỉ để lại vài mẫu ruộng xấu. (Bảy Giao, Chín
Quỳ) [114;69].
- Trong số những người đến đây lập nghiệp có ông Võ Hữu Vai người
miền Trung lánh giặc vào đây. (Truyện Ông Gốc) [114; 74].
- Ở trong làng có một bà mụ giỏi, nổi tiếng cả vùng. (Bà mụ cọp)
[114;72].
Như vậy, qua một số biểu hiện về cốt truyện và không gian nghệ thuật
tiêu biểu, ta thấy truyền thuyết về sáng tạo văn hóa trên vùng đất Bến Tre đã
tái hiện không khí lịch sử một thời khẩn hoang gian lao nguy hiểm nhưng
cũng đáng tự hào của cá thế hệ cha ông. Trong quá trình đó con người nơi đây
luôn mang trong mình tâm thức, ý chí khai thác, quy hoạch vùng đất, hình
ảnh đó xứng đáng được lưu truyền trong niềm tôn kính và ngưỡng mộ của
nhân dân.
3.2. Những đặc điểm cấu trúc và giá trị nội dung của thể loại cổ
tích
So với truyền thuyết thì bộ phận truyện cổ tích không phong phú bằng.
Tuy nhiên với 14 đơn vị truyện kể, thể loại này đã khẳng định được sự tồn tại
và phát triển khá mạnh và tiêu biểu. Khảo sát 14 đơn vị truyện cổ tích này,
chúng tôi nhận thấy có 01 truyện cổ tích thần kì với đề tài về sự đấu tranh và
ước mơ của nhân dân về một xã hội công bằng và tốt đẹp. Còn lại là 12 truyện
kể thuộc cổ tích sinh hoạt và 01 truyện thuộc cổ tích loài vật. Hai bộ phận này
tập trung vào đề tài chủ yếu là phê phán sự độc ác, xấu xa của các tầng lớp
thống trị và giáo huấn con người những chuẩn mực đạo đức, những đức tích
tốt đẹp trong gia đình và ngoài xã hội. Ở mỗi bộ phận đều có biểu hiện kết
cấu riêng mang tính đặc trưng của vùng đất. Sau đây, xin đi vào khảo sát hai
tiểu loại tiêu biểu: truyện cổ tích thần kì và truyện cổ tích sinh hoạt.
3.2.1. Truyện cổ tích thần kì
Trước hết, xin nói về trường hợp khá đặc biệt là truyện cổ tích thần kì
Quả bí vàng. Trong dòng chảy của văn học dân gian Việt Nam thì loại cổ tích
thần kì hầu như vắng bóng ở vùng đất phương Nam. Tuy nhiên ở vùng đất
Bến Tre, ta bắt gặp một chuyện kể có típ truyện về người mồ côi khá tiêu
biểu, gần giống với kiểu truyện Tấm Cám của dân tộc và khá phổ biến trên
thế giới. Đó cũng chính là lí do mà chúng tôi đi sâu vào khảo sát truyện kể
này nhằm lột tả một số biểu hiện riêng của thể loại cổ tích trên vùng đất Bến
Tre.
Câu chuyện kể về quá trình lao động và đấu tranh của cô gái mồ côi tên
Trắng. Trãi qua biết bao khổ ải, cuối cùng với lòng thật thà, sự siêng năng
Trắng đã được đền đáp bằng cuộc sống hạnh phúc. Những nhân vật đại diện
cho cái ác là mẹ con mụ dì ghẻ cuối cùng đã bị trừng trị đích đáng. Như vậy
về mặt đề tài, rõ ràng câu chuyện là quá trình đấu tranh giành lại công bằng
của người dân lao động nghèo vốn luôn bị hắt hủi và khinh rẽ. Có Thể thấy rõ
hơn trường hợp này qua típ truyện và một số mô típ tiêu biểu trong mối tương
quan với truyện cổ tích Tấm Cám của dân tộc.
Thứ nhất, về típ truyện:
Trước hết, ta thử tìm hiểu về các nhân vật và mối quan hệ, xung đột
chính của các nhân vật trong truyện Quả bí vàng. Truyện có các nhân vật sau:
người chồng, người vợ cả, người vợ lẽ, Trắng và Đen. Trong đó, nhân vật
người chồng hầu như không đóng vai trò gì quan trọng trong câu chuyện,
nhân vật người vợ cả cũng không có vai trò quan trọng trong kết cấu câu
chuyện do mất sớm. Như vậy ba nhân vật chính trong truyện là người vợ lẽ,
Trắng – con người vợ cả và Đen – con người vợ lẽ. Từ việc phân tích các
tuyến nhân vật trên, ta có thể thấy rõ các mối quan hệ, xung đột chính của các
nhân vật như sau: quan hệ dì ghẻ - con chồng (người vợ lẽ - Trắng), quan hệ
con riêng - con riêng (Trắng - Đen). Ta có thể hình dung qua bảng tóm tắt
sau:
Nhân vật Các mối quan hệ, xung
đột chủ yếu
- Người chồng (không có
vai trò gì trong truyện)
- Người vợ cả (chết sớm)
- Người vợ lẽ
- Trắng (con vợ cả)
- Đen (con vợ lẽ)
- Dì ghẻ – con chồng
- Con riêng – con riêng
Việc phác hoạ về nhân vật và các mối quan hệ, xung đột chủ yếu trong
truyện cho ta hình dung bước đầu về típ truyện của truyện Quả bí vàng.
Dường như, truyện có cùng cốt kể với kiểu truyện Tấm Cám khá phổ biến ở
Việt Nam và trên thế giới. Thử so sánh cấu trúc cốt truyện của Truyện Quả bí
vàng với truyện Tấm Cám (bảng kể của Nguyễn Đổng Chi trong Kho tàng
truyện cổ tích Việt Nam, tập 4, NXB Khoa học xã hội) [15; 360], ta sẽ thấy rõ
hơn vấn đề:
Truyện
Cấu trúc
Quả bí vàng Tấm Cám
Nhân vật
- Người chồng (không
có vai trò quan trọng
trong truyện)
- Người vợ cả (chết
sớm)
- Người vợ lẽ
- Trắng (con vợ cả)
- Đen (con vợ lẽ)
- Người chồng (chết
sớm, không có vai trò
quan trọng trong truyện)
- Người vợ cả (chết
sớm)
- Người vợ lẽ
- Tấm (con vợ cả)
- Cám (con vợ lẽ)
Quan hệ, xung đột
- Dì ghẻ – con chồng
- Con riêng – con riêng
- Dì ghẻ – con chồng
- Con riêng – con chung
Như vậy, ta thấy rằng truyện Quả bí vàng có cấu trúc, kiểu truyện
giống với truyện Tấm Cám. Theo đó cả hai truyện cùng có kết cấu như sau:
Con chồng
Vợ lẽ
Con đẻ
Qua việc khảo sát cấu trúc (nhân vật và các mối quan hệ, xung đột chủ
yếu) và kết cấu của truyện trên ta có thể kết luận rằng truyện cổ tích Quả bí
vàng có cùng típ truyện với truyện cổ tích Tấm Cám khá quen thuộc, tức là
típ truyện người mồ côi, với chủ đề mối xung đột dì ghẻ con chồng.
Thứ hai, các môtip chủ yếu:
Khảo sát truyện cổ tích Quả bí vàng, chúng tôi thấy truyện có ba mô
típ cơ bản sau: mô típ con vật thiêng có phép màu, mô típ báu vật thần kì (mô
típ ban thưởng) và mô típ bắt chước không thành công (mô típ trừng phạt)
Mô típ con vật thiêng có phép màu
Mô típ con vật thiêng có phép mầu cũng là một mô típ thường thấy
trong truyện cổ tích nói chung và trong những truyện cổ tích thuộc típ truyện
người mồ côi nói riêng. Trong nhiều truyện, mô típ này có vai trò chuyển tiếp
đặc biệt giúp nhân vật chính diện đạt được những ước mơ của mình. Chẳng
hạn như con chim thần trong truyện Cây khế giúp cho nhân vật người em thay
đổi cuộc đời của mình, trở nên giàu có; con vượn thần kì trong truyện Anh
em mồ côi (dân tộc Ka Dong) giúp nhân vật chính chiến thắng được ông cậu
gian tham và giành được hạnh phúc Ngoài ra các con vật thiêng có phép
mầu này còn tiếp sức cho nhân vật chính diện trong quá trình đấu tranh với
địch thủ, đồng thời giúp cho nhân vật giành lấy phần thưởng cuối cùng dễ
dàng hơn. Có khi những con vật thiêng có phép mầu cho nhân vật của cải, vật
chất để họ thay đổi cuộc đời nghèo khó của mình, có khi giúp sức trực tiếp
hoặc cho nhân vật những báo vật thần kì khác, hay những điều kiện cốt yếu
để nhân vật thực hiện ước mơ của mình.
Trong truyện Quả bí vàng, con vật thiêng có phép mầu là một con
chim ưng mầu nhiệm. Trắng là một cô gái mồ côi hiền lành, siêng năng, bị mẹ
con mụ dì ghẻ hành hạ, đánh đập. Một hôm, mẹ con mụ dì ghẻ bảo Trắng
xuống giếng sâu bắt ếch cho cha ăn để trị bệnh. Thương cha, Trắng lội xuống
giếng sâu, không ngờ mẹ con mụ dì ghẻ độc ác lấp giếng lại để giết Trắng.
Thế nhưng, Trắng đã được chim ưng giúp đỡ. Sau khi được Trắng cứu ra khỏi
nhà mụ phù thuỷ, chim ưng đã cỗng Trắng bay ra khỏi giếng, chim ưng còn
hoá phép ra cho Trắng một cái nhà nhỏ và giường chiếu đầy đủ. Sau đó chim
ưng cho Trắng một hạt bí để trồng. Bằng sự cần cù, siêng năng, cuối cùng
Trắng đã được đền đáp. Cây bí đã cho quả, và trong quả ấy toàn là vàng bạc,
châu báu, từ đó Trắng trở nên giàu có và sung sướng.
Như vậy, có thể nói mô típ con vật thiêng có phép màu là sự khẳng
định cho tư tưởng của dân gian “ở hiền gặp lành”. Sự xuất hiện của con vật
thiêng cũng chính là một phần thưởng xứng đáng cho người lương thiện,
siêng năng.
Mô típ báu vật thần kì
Giống như mô típ con vật thiêng có phép màu, mô típ báu vật thần kì
cũng thể hiện tính đa dạng và phong phú của nó ở các tộc người khác nhau
trên dãi đất Việt trong từng chủ đề của truyện cổ tích. Nếu như mô típ con vật
thiêng có phép màu xuất hiện trực tiếp và có thể giúp trực tiếp cho con người
thì mô típ báu vật thần kì cũng có chức năng như vậy. Khác chăng, mô típ báu
vật thần kì ít khi xuất hiện như tư cách một con người thật sự: nói năng, đi
đứng, kết bạn với con người được. Báu vật thần kì là một công cụ có khả
năng kì lạ, mang lại sức mạnh để con người chiến thắng hoặc ban cho con
người những của cải, vật chất. Báu vật thần kì có khi là cây cỏ thần kì: lá cây
hồi sinh đã giúp cho hai em mồ côi cưới được con gái chúa bản, trở thành
người giàu có sang trọng ( truyện Đứa trẻ mồ côi); cây tre trăm đốt với lời
chú thần kì đã giúp anh Khoai trừng trị lão phú hộ và cưới được người vợ
xinh đẹp (truyện Cây tre trăm đốt).
Mô típ báu vật thần kì trong truyện Quả bí vàng là hệ quả của mô típ
con vật thiêng có phép màu trước đó. Trong truyện Quả bí vàng, mô típ báu
vật thần kì là một dây bí và quả bí thần kì. Theo lời của chim ưng, Trắng đem
hạt bí trồng và chăm sóc cần cù. Dây bí cho một quả to, Trắng đem quả bổ ra
không ngờ bên trong quả bí toàn là vàng óng ánh. Và như thế dây bí thần kì ở
đây đã trực tiếp ban cho Trắng một phần thưởng xứng đáng. Dây bí thần kì ở
trong truyện là một vật gắn bó bó với đời sống hàng ngày của con người nơi
vùng đát mới. Qua đó, ta cũng thấy rằng trong tâm thức của con người đi khai
hoang mở đất luôn gắn với những vật chất bình dị hàng ngày, những vật chất
có thể nuôi sống họ. Phải chăng trong cuộc sống của cư dân nơi đây ước mơ
về một cuộc sống no đủ, dư thừa là điều mà họ luôn tâm niệm?
Như vậy, mô típ báu vật thần kì là sản phẩm của trí tưởng tượng gắn
liền với cuộc sống sinh hoạt, lao động hằng ngày của con người, phản ánh đời
sống tâm linh vô cùng sinh động và phong phú của họ. Những phương tiện
thần kì ấy là vừa có thể là phương tiện để họ sinh sống, vừa là phần thưởng để
họ đạt được ước mơ cháy bỏng của mình, vừa là công cụ đắc lực giúp họ
chiến thắng. Nó phản ánh ước mơ của người xưa là có đủ sức mạnh và có đủ
phương tiện kì diệu để giành lại quyền sống và hạnh phúc chính đáng cho
mình. Nó còn là duyên cớ để dẫn dắt câu chuyện phát triển và đi đúng đích
mà nghệ nhân dân gian đã đặt ra.
Mô típ bắt chước không thành công
Mô típ bắt chước không thành công thuộc môtip trừng phạt trong
truyện cổ tích. Sự trừng phạt cái ác trong truyện cổ tích thường là trừng phạt
bằng cái chết. Môtip trừng ph
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2013_01_19_4159707593_1031_1869264.pdf