Luận văn Những giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng ngoại thương Vinh

Mục lục

Lời mở đầu 1

Chương 1: Những vấn đề chung về rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng thương mại 3

I. Ngân hàng thương mại. 3

1. Khái niệm về Ngân hàng thương mại 3

2. Chức năng của Ngân hàng thương mại 4

2.1. Chức năng trung gian tín dụng 4

2.2. Chức năng trung gian thanh toán 5

2.3. Chức năng tạo tiền 6

3. Vai trò của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường 6

3.1. Đối với sản xuất và lưu thông hàng hóa 6

3.2. Đối với việc điều hòa và lưu thông tiền tệ 7

4. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại 8

4.1. Hoạt động huy động vốn 8

4.2. Hoạt động cho vay 9

II. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại 9

1. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại 9

2. Các loại rủi ro của ngân hàng thương mại 10

2.1. Rủi ro tín dụng 10

2.1.1. Rủi ro ở khâu huy động vốn 10

2.1.2. Rủi ro ở khâu cho vay 11

2.2. Rủi ro thanh toán 11

2.3. Rủi ro lãi suất 12

2.4. Rủi ro hối đoái 13

3. Đo lường rủi ro của ngân hàng 13

III. Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng và biện pháp phòng chống rủi ro tín dụng 15

1. Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng 16

2. Các biện pháp phòng chống rủi ro tín dụng 17

Chương 2: Thực trạng về hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại Chi nhánh ngân hàng ngoại thương Vinh 21

I. Khái quát về hoạt động của chi nhánh ngân hàng ngoại thương vinh 21

1. Lịch sử hình thành và phát triển của Chi nhánh ngân hàng ngoại thương Vinh 22

2. Tình hình hoạt động của Chi nhánh ngân hàng ngoại thương Vinh 24

2.1. Tình hình chung 24

2.2. Công tác huy động vốn 25

2.3. Công tác sử dụng vốn 27

2.4. Hoạt động bảo lãnh 29

2.5. Công tác kế toán 29

2.6. Thanh toán XNK và kinh doanh dịch vụ 30

II. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Chi nhánh ngân hàng ngoại thương Vinh 32

1. Thực trạng hoạt động tín dụng 32

2. Thực trạng và tình hình giải quyết nợ quá hạn tại Chi nhánh ngân hàng ngoại thương Vinh 33

2.1. Tình hình nợ quá hạn 33

2.2. Tình hình giải quyết nợ quá hạn 34

3. Kết quả đạt được từ việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh ngân hàng ngoại thương Vinh 35

4. Những tồn tại trong việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương vinh 36

III. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại Chi nhánh ngân hàng ngoại thương Vinh 37

1. Nguyên nhân từ phía người vay 37

2. Nguyên nhân từ phía ngân hàng 38

3. Nguyên nhân khách quan 40

IV. Hậu quả của rủi ro tín dụng đối với nền kinh tế nói chung và Chi nhánh ngân hàng ngoại thương Vinh nói riêng 41

1. Đối với nền kinh tế 41

2. Đối với ngân hàng 41

Chương 3: Những giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh ngân hàng ngoại thương Vinh 43

I. Ý nghĩa của việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh ngân hàng ngoại thương Vinh 43

1. Ý nghĩa của việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh ngân hàng ngoại thương Vinh 43

2. Phương hướng, mục tiêu, nhiệu vụ của Chi nhánh ngân hàng ngoại thương Vinh trong năm 2005 và những sắp tới 44

II. Một số biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh ngân hàng ngoại thương Vinh 45

1. Xây dựng một quy trình xét duyệt cho vay khoa học và hợp lý 46

1.1. Thẩm định dự án 46

1.2. Đánh giá khách hàng 47

1.3. Cải tiến thủ tục cho vay 52

2. Phân tán rủi ro 52

3. Nâng cao trình độ cán bộ tín dụng 53

4. Các giải pháp đối với nợ quá hạn 54

III. Một số giải pháp hỗ trợ 54

1. Kiến nghị đối với người vay vốn 54

2. Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước 55

3. Kiến nghị đối với Chính phủ và các nghành có liên quan 56

IV. Một số kiến nghị về những giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng ngoại thương Vinh 57

Kết luận 59

 

doc63 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1536 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Những giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng ngoại thương Vinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đồng, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó khu vực trung ương tăng 16%, ngoài quốc doanh tăng 19,9% so với cùng kỳ năm 2003. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 17,3% so với cùng kỳ năm 2003, cao nhất từ trước đến nay. Tổng lượng khách du lịch tăng 7%, doanh thu ước tăng 22,4% so với cùng kỳ. Tuy nhiên giá trị kim nghạch xuất khẩu hàng hoá trên địa bàn chỉ bằng 92,7% so với cùng kỳ. Nhìn chung tốc độ phát triển kinh tế đã đồng đều song chưa thật bền vững. Một số doanh nghiệp thua lỗ kéo dài vẫn chưa có hướng giải quyết, nhiều doanh nghiệp nhà nước làm ăn còn kém hiệu quả. Công tác chuyển đổi sở hữu các doanh nghiệp nhà nước và việc tổ chức lại sản xuất với đầu tư, đổi mới công nghệ triển khai còn chậm, một số doanh nghiệp thua lỗ nặng nên sau khi cổ phần hoá không tổ chức sản xuất tiếp. Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh có tăng trưởng nhưng chưa có nhiều doanh nghiệp đạt quy mô lớn. Từ những thuận lợi và khó khăn thực tế, được sự chỉ đạo của Ngân hàng ngoại thương Việt nam. Chi nhánh Ngân hàng ngoại thương Vinh đã chú ý quan tâm quản trị nguồn vốn, tích cực mở rộng các loại hình và đối tượng cho vay, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ kinh doanh… trên cơ sở các phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Triển khai áp dụng các dịch vụ Ngân hàng hiện đại nhằm cung ứng cho khách hàng nhiều thuận lợi khi sử dụng. Do vậy, trong năm qua các chỉ tiêu hoạt động của chi nhánh Ngân hàng ngoại thương Vinh đều đạt và vượt kế hoạch đề ra. 2.2. Công tác huy động vốn Bên cạnh các sản phẩm huy động vốn truyền thống như: Mở tài khoản tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi VNĐ và ngoại tệ, Chi nhánh Ngân hàng ngoại thương Vinh còn triển khai các dịch vụ thanh toán thẻ Tín dụng quốc tế (Visa Card, MasTer Card, JCB Card, VietComBank Card…), thẻ ghi nợ CONNECT 24, lắp đặt thêm máy rút tiền tự động… nhằm thu hút thêm nhiều tài khoản tiền gửi. Đây là hoạt động thể hiện được thế mạnh của chi nhánh Ngân hàng ngoại thương Vinh, ở trên một địa bàn có mức thu nhập bình quân dân cư thấp so với cả nước với sự cạnh tranh của gần 10 ngân hàng thương mại khác. Đồng thời với việc thực hiện các chính sách lãi suất linh hoạt, chi phí dịch vụ cạnh tranh, đầu tư trang thiết bị hiện đại, áp dụng thành công hệ thống ngân hàng bán lẻ (Silver Lake)... Chi nhánh Ngân hàng ngoại thương Vinh rất chú trọng đến việc nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, đặc biệt là tác phong, thái độ phục vụ tận tình, tác nghiệp nhanh chóng, chính xác của cán bộ giao dịch với khách hàng nên ngày càng thu hút được nhiều khách hàng đến gửi tiết kiệm và mở tài khoản giao dịch tại Chi nhánh. Do vậy, nguồn vốn huy động tại chỗ của Chi nhánh liên tục tăng trưởng cao. Cụ thể: Năm 2002 tổng số vốn huy động đạt 1.368,714 tỷ đồng. Tổng vốn huy động năm 2003 đạt được 1.278,083 tỷ đồng, chỉ đạt được 93,44% so với thời điểm 31/12/2002, chiếm 24,33% vốn trên địa bàn. Sở dĩ có kết quả như vậy là do nguồn vốn chi nhánh huy động từ Ngân hàng trung ương ít hơn năm 2002 chỉ bằng 7% so với năm 2002. Tuy nhiên nguồn vốn huy động từ khách hàng vẫn tăng 10,2% do Ngân hàng phát hành nhiều đợt kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi VNĐ với lãi suất cao. Chứng tỏ công tác huy động vốn của ngân hàng đã tốt hơn trước rất nhiều, ngân hàng có thể tự chủ động được nguồn vốn kinh doanh tránh phụ thuộc lớn vào trụ sở chính. Tổng vốn huy động năm 2004 đạt 1.462 tỷ đồng, tăng 14,3% so với năm 2003. Cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng được thể hiện trong bảng sau: (Bảng 1) Bảng 1: Cơ cấu nguồn vốn Theo tỷ giá: 12/2002: 1 USD = 15.787 VNĐ 12/2003: 1 USD = 15.581 VNĐ 12/2004: 1 USD = 15.810 VNĐ Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/02 31/12/03 31/12/04 So sánh 03/02 (%) So sánh 04/03 (%) Tổng nguồn vốn HĐ 1.368.714 1.278.803 1.462.000 - 6,56 + 14,3 Huy động từ TT LNH 319.562 22.657 2.000 - 93 - 91 Huy động từ KH 1.049.152 1.256.146 1.460.000 + 19,7 + 16,2 - Đồng VN 155.059 357.738 453.000 + 130,7 + 52 + TG KKH 64.789 105.485 146.000 + 132 + 38,4 + TGCKH 90.270 252.253 397.000 + 197,4 + 57,4 - Ngoại tệ 894.903 898.408 917.000 + 0,39 + 2,07 + TGKKH 52.176 30.772 47.430 + 41 + 54 + TGCKH 842.727 867.636 869.570 + 3 + 0,2 (Nguồn tài liệu: Số liệu báo cáo từ kết quả hoạt động kinh doanh năm 2002, 2003, 2004 của Ngân hàng ngoại thương Vinh) 2.3. Công tác sử dụng vốn Hoạt động kinh doanh tín dụng vẫn dữ vai trò chủ đạo trong hoạt động của chi nhánh Ngân hàng ngoại thương Vinh. Để thực hiện chủ trương định hướng của Ban lãnh đạo “Năm 2004 là năm tăng cường kiểm tra, kiểm soát nâng cao chất lượng tín dụng”, chi nhánh Ngân hàng ngoại thương Vinh đã thực hiện nhiều hoạt động nhằm nâng cao chất lượng tín dụng. Trong năm 2004, đồng thời với việc tăng trưởng tín dụng, chi nhánh Ngân hàng ngoại thương Vinh đã chú trọng áp dụng và hoàn thiện các giải pháp nâng cao quản trị tín dụng như: Hoàn thiện kỹ năng xác định giới hạn tín dụng để đảm bảo xác định sát và đầy đủ giới hạn tín dụng cho hầu hết khách hàng là doanh nghiệp, quản trị lãi suất và quản trị thanh khoản nhằm đảm bảo tính an toàn hiệu quả và phát triển bền vững trong hoạt động, thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về cho vay, bảo lãnh, coi trọng và nâng dần tỷ trọng dư nợ cho vay có tài sản đảm bảo bằng tài sản trong tổng dư nợ. Tăng tỷ trọng đầu tư cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đẩy mạnh công tác kiểm tra kiểm soát nhằm nâng cao chất lượng tín dụng. Trong những năm qua hoạt động cho vay của Ngân hàng có nhiều khởi sắc, dư nợ của Ngân hàng được tăng cao, chất lượng dư nợ được nâng lên rõ rệt, rủi ro được giảm thiểu. Năm 2002 doanh số cho vay đạt 1.300 tỷ đồng, dư nợ cho đến ngày 31/12/02 vay đạt 602 tỷ đồng. Năm 2003 doanh số cho vay đạt 1.800 tỷ đồng, tăng 38,5% so với cùng kỳ năm 2002, dư nợ cho vay đến ngày 31/12/03 đạt 800 tỷ đồng tăng 33% so với cùng kỳ năm 2002. Năm 2004 doanh số cho vay đạt 2.500 tỷ đồng, tăng 39% so với cùng kỳ năm 2003, dư nợ cho vay đến ngày 31/12/04 đạt 1.100, tăng 37,5% so với cùng kỳ năm 2003. (Bảng2) Bảng 2: Tình hình dư nợ của CNNHNT Vinh Theo tỷ giá: 12/2002: 1 USD = 15.787 VNĐ 12/2003: 1 USD = 15.581 VNĐ 12/2004: 1 USD = 15.810 VNĐ Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 31/12/2002 31/12/2003 31/12/2004 Số tiền % TDN Số tiền % TDN Số tiền % TDN 1. Theo thành phần KT 602 100 800 100 1100 100 - KT quốc doanh 416 69 490 61,25 400 36,36 - KT ngoài quốc doanh 186 31 310 38,75 700 63,64 2. Phân theo kỳ hạn 602 100 800 100 1100 100 - Cho vay ngắn hạn 480 80 695 87 760 69,1 - Cho vay trung và DH 122 20 105 13 340 30,9 3. C.vay theo loại tiền 602 100 800 100 1100 100 - Cho vay nội tệ 458 76 576 72 720 65,45 - Cho vay ngoại tệ 144 24 224 28 380 34.55 (Nguồn tài liệu: Số liệu báo cáo từ kết quả hoạt động kinh doanh năm 2002, 2003, 2004 của Ngân hàng ngoại thương Vinh) Trong năm 2004, Ngân hàng đã mạnh dạn cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhờ đó mà dư nợ cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng cao. Chi nhánh Ngân hàng ngoại thương Vinh đã tiến hành cho vay ngoài Quốc doanh gồm 121 đơn vị dư nợ đạt 700 tỷ đồng chiếm 63,64% trên tổng dư nợ. Trong tổng dư nợ cho vay khu vực ngoài quốc doanh bao gồm: - Cho vay liên doanh nước ngoài : 2 đơn vị, dư nợ 180 tỷ chiếm 25,7% trên tổng dư nợ. - Cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh gồm 119 đơn vị, dư nợ 467 tỷ đồng chiếm 66,7% trên tổng dư nợ. - Cho vay tư nhân ước đạt 15 tỷ đồng chiếm 2,1% tổng dư nợ. - Dư nợ cho vay cầm cố chứng từ có giá 38 tỷ đồng chiếm 5,43% tổng dư nợ. Dư nợ cho vay trung và dài hạn cũng tăng cao do đầu năm Ngân hàng đã giải ngân 12 triệu USD cho Công ty Mía đường Nghệ An Tate & Lyle; giải ngân 25 tỷ đồng đầu tư dự án BOT cho Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông 4, đầu tư các cơ sở hạ tầng… 2.4. Hoạt động bảo lãnh Doanh số phát hành bảo lãnh thực hiện cả năm 2004 là 43 tỷ đồng/120 món tương đương với kỳ cùng năm trước, với số dư bảo lãnh còn 45,375 tỷ đồng. Chất lượng bảo lãnh nhìn chung đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định, không để xảy ra rủi ro. Mục đích bảo lãnh chủ yếu là: Bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán mua hàng trả chậm…Doanh số bảo lãnh tăng đã giúp đỡ các doanh nghiệp có đủ điều kiện thực hiện và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. 2.5. Công tác kế toán - Công tác kế toán thanh toán: Tính đến cuối năm 2004, chi nhánh có trên 7000 tài khoản tiền gửi thanh toán cá nhân VNĐ giao dịch với tổng số vốn huy động bình quân 17.500 triệu đồng, 1000 tài khoản tiền gửi thanh toán doanh nghiệp với tổng số dư 143.534 triệu đồng, tăng 250% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là nguồn vốn huy động với chi phí thấp, tạo ra lợi thế cho chi nhánh có thêm điều kiện để giảm lãi suất đầu ra của chi nhánh. Bên cạnh thế mạnh về công nghệ, tinh thần thái độ phục vụ tốt của đội ngũ thanh toán viên, các chính sách ưu tiên khách hàng, giảm phí… đã thực sự thu hút được nhiều khách hàng mới đến giao dịch với Ngân hàng. Đồng thời quản lý 4000 tài khoản tiền vay của các tổ chức kinh tế và cá nhân với dư nợ bình quân gần 1000 tỷ đồng, hàng năm thực hiện 38.000 giao dịch rút vốn và trả nợ vay, nhưng với tinh thần trách nhiệm cao, cán bộ công nhân viên Chi nhánh đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, xử lý các nghiệp vụ chính xác, kịp thời được khách hàng tín nhiệm. Khối lượng thanh toán nội bộ năm 2004 đạt 47.000 món với số tiền 1.650.000 triệu đồng, bù trừ 5.00 món với số tiền 830.000 triệu đồng, chi trả trên 150 tỷ đồng chuyển đến từ các ngân hàng khác. Hàng ngày thực hiện trung bình 700 giao dịch. Việc thanh toán luôn đảm bảo chính xác, nhanh gọn, kịp thời. - Công tác kế toán tài chính: Công tác kế toán tài chính đã thực sự phản ánh kịp thời hoạt động kinh doanh của chi nhánh, đảm bảo thực hiện đầy đủ và chính xác việc hạch toán kế toán tiền gửi, tiền vay của khách hàng. Tham mưu cho ban lãnh đạo về quản trị vốn, quản trị thanh khoản. Chấp hành đúng văn bản chế độ Nhà nước và quy chế tài chính nội nghành, quản trị vốn, xây dựng cơ bản, chi tiêu mua sắm tiết kiệm, hiệu quả, quản lý tốt tài sản Ngân hàng. Thực hiện tốt vai trò kiểm soát tài chính đơn vị. Thực hiện kịp thời đầy đủ báo cáo tài chính định kỳ hàng tháng, quý, năm phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế với NSNN. Công tác bảo quản và lưu giữ chứng từ kế toán đều được thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, đúng quy trình, quy định. Chi nhánh thường xuyên thực hiện rà soát, kiểm tra chứng từ, sổ sách kế toán thông qua công tác kiểm tra thường xuyên của bộ phận kiểm tra nội bộ nhằm giúp cho ban lãnh đạo kịp thời bổ sung những sai sót trên các chứng từ, đảm bảo chi nhánh hoạt động đúng pháp luật, an toàn và hiệu quả. 2. 6. Thanh toán xuất nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ Tổng doanh số thanh toán XNK của Ngân hàng đạt 40,92 triệu USD trong đó: - Thanh toán nhập khẩu: Đạt 34,97 triệu USD (Thanh toán bằng L/C đạt 25,6 triệu USD, thanh toán TTR và nhờ thu 9,37 triệu USD). Nội dung thanh toán chủ yếu là nhập khẩu nguyên liệu, máy móc thiết bị, xe máy, phụ tùng, phương tiện vận tải, phương tiện phục vụ sản xuất như: sắt thép, nhựa, hàng điện tử… - Thanh toán xuất khẩu: Đạt 5,95 triệu USD (Thanh toán bằng L/C đạt 3,81 triệu USD, thanh toán TTR và nhờ thu 2,14 triệu USD). Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu vẫn là nông, lâm như: dầu nhựa, chè, gạo, thủ công mỹ nghệ… - Nhận và chi trả kiều hối: Trong năm 2004 tiền chuyển đến và chi trả kiều hối đạt 18,5 triệu USD gồm trên 13.500 món. Nguồn vốn này đã góp phần quan trọng cho chi nhánh trong việc đáp ứng ngoại tệ cho các doanh nghiệp thanh toán tiền nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, máy móc thiết bị… đồng thời là cầu nối của Ngân hàng với nhiều đối tượng dân cư toàn tỉnh. Ngoài ra, dịch vụ này còn tạo ra nguồn thu dịch vụ đáng kể và làm tăng thêm nguồn vốn huy động cho chi nhánh. Để đạt được kết quả trên, cán bộ Ngân hàng đã có nhiều cố gắng trong việc tư vấn chuyển tiền, cải tiến quy trình nghiệp vụ, tài khoản hóa hồ sơ khách hàng, đảm bảo chi trả nhanh chóng, an toàn, chính xác nên đã thu hút được nhiều khách hàng chuyển tiền qua chi nhánh. - Phát hành và thanh toán thẻ: Thẻ tín dụng quốc tế: Năm 2004 chi nhánh Ngân hàng ngoại thương Vinh đã phát hành được 46 thẻ Vietcombank Visa và Vietcombank Master với tổng hạn mức tín dụng 1,943 tỷ đồng nâng tổng số thẻ tín dụng quốc tế chi nhánh đã phát hành lên 121 thẻ. Doanh số thanh toán thẻ tín dụng quốc tế (Master, Visa, Amex, Diners Club, JBC) đạt 121.056 USD. Thẻ ghi nợ nội địa ATM- Connect 24, dịch vụ Ngân hàng tự động VCB - ATM và mạng lưới cơ sở chấp nhận thanh toán thẻ: Trong năm 2004 chi nhánh Ngân hàng ngoại thương Vinh đã lắp đặt thêm 3 máy ATM, đưa con số máy ATM trên địa bàn lên 5 máy, phục vụ khách hàng trong giao dịch cả ngày nghỉ. Cùng với việc đầu tư máy móc, thiết bị và công nghệ, chi nhánh đã chủ động tiếp thị và quảng bá sản phẩm nên đã thu hút được nhiều khách hàng cá nhân đến mở tài khoản và sử dụng dịch vụ thanh toán thẻ ATM - Connect 24 của Vietcombank. Đặc biệt chiến dịch giảm 50% phí phát hành thẻ Connect 24 cho sinh viên. Trong năm 2004 chi nhánh đã phát hành được 3.800 thẻ, nâng tổng số thẻ đã phát hành đến nay lên 6.000 thẻ. Đến nay, phần lớn tài khoản tiền gửi thanh toán cá nhân đã sử dụng dịch vụ thẻ Connect 24 qua máy ATM. Doanh số rút tiền và thanh toán thẻ đạt trên 110 tỷ đồng, với số dư bình quân trên tài khoản tiền gửi thanh toán cá nhân trên tài khoản tiền gửi thanh toán cá nhân trên 18 tỷ đồng. Ngoài ra, cùng với việc trang bị máy ATM, chi nhánh còn trang bị thêm 16 máy thanh toán thẻ tín dụng quốc tế và thẻ Connect 24 EDC cho các khách sạn, cửa hàng, nhà hàng lớn trên địa bàn có mở tài khoản tại Chi nhánh, mở rộng mạng lưới máy thanh toán thẻ trên địa bàn đạt 25 máy, giúp khách hàng chi tiêu hàng hoá, dịch vụ thanh toán thẻ. - Hoạt động kinh doanh ngoại tệ: Doanh số mua ngoại tệ đạt 128 triệu USD (trong đó: mua của Ngân hàng ngoại thương Việt nam 38,8 triệu, mua khách hàng 89,2 triệu) tăng 60% so với năm 2003. Doanh số bán ngoại tệ đạt 128 triệu USD (trong đó: bán cho Ngân hàng ngoại thương Việt nam 36,6 triệu USD, bán cho khách hàng 91,4 triệu USD) tăng 60% so với năm 2003. II. Thực trạng rủi ro tín dụng tại cnnhnt Vinh 1. Thực trạng hoạt động tín dụng Công tác tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng ngoại thương Vinh trong thời gian qua phát triển trên mọi lĩnh vực như: đầu tư ngắn hạn, trung, dài hạn. Tốc độ tăng trưởng tín dụng đều qua các năm. Năm 2002 doanh số cho vay đạt 1.300 tỷ đồng, dư nợ cho đến ngày 31/12/02 vay đạt 602 tỷ đồng. Năm 2003 doanh số cho vay đạt 1.800 tỷ đồng, tăng 38,5% so với cùng kỳ năm 2002, dư nợ cho vay đến ngày 31/12/03 đạt 800 tỷ đồng tăng 33% so với cùng kỳ năm 2002. Năm 2004 doanh số cho vay đạt 2.500 tỷ đồng, tăng 39% so với cùng kỳ năm 2003, dư nợ cho vay đến ngày 31/12/04 đạt 1.100, tăng 37,5% so với cùng kỳ năm 2003. Để đạt được kết quả như trên Ngân hàng đã tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nâng cao chất lượng tín dụng. Việc quản trị rủi ro cũng được Ngân hàng chú trọng hoàn thiện bằng các biện pháp như: xác định hạn mức tín dụng cho các doanh nghiệp, quản trị lãi suất và quản trị thanh khoản nhằm đảm bảo tính an toàn hiệu quả và phát triển bền vững trong hoạt động.. Nhờ đó mà tỷ lệ nợ quá hạn của Ngân hàng không ngừng được giảm xuống. Điều đó được thể hiện qua bảng sau: (Biểu 3) Biểu 3: Công tác tín dụng tại CNNHNT Vinh Theo tỷ giá: 12/2002: 1 USD = 15.787 VNĐ 12/2003: 1 USD = 15.581 VNĐ 12/2004: 1 USD = 15.810 VNĐ Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu 31/12/03 31/12/04 So sânh % Số dư Nợ % NQH Số dư Nợ % NQH 1. Theo thành phần KT 800 0,35 1100 0,3 - 0,05 - KT quốc doanh 490 0,33 400 0,2 - 0,13 - KT ngoài quốc doanh 310 0,39 700 0,36 - 0,03 2. Phân theo kỳ hạn 800 0,35 1100 0,3 - 0,05 - Cho vay ngắn hạn 695 0, 37 760 0,35 - 0,05 - Cho vay trung và DH 105 0,19 340 0,18 - 0,01 3. C.vay theo loại tiền 800 0,35 1100 0,3 - 0,05 - Cho vay nội tệ 576 0,42 720 0,38 - 0,04 - Cho vay ngoại tệ 224 0,18 380 0, 13 - 0,05 (Nguồn tài liệu: Số liệu báo cáo từ kết quả hoạt động kinh doanh năm 2002, 2003, 2004 của Ngân hàng ngoại thương Vinh) 2. Thực trạng và tình hình giải quyết nợ quá hạn tại chi nhánh Ngân hàng ngoại thương Vinh 2.1. Tình hình nợ quá hạn Hoạt động tín dụng là hoạt động sinh lời chủ yếu của Ngân hàng. Tuy nhiên cũng như các nghành nghề khác, lợi nhuận luôn gắn liền với rủi ro và mạo hiểm. Trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, hiệu qủa sử dụng vốn của khách hàng có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng. Rủi ro trong hoạt động tín dụng luôn là vấn đề bức xúc mà Ngân hàng cần phải xem xét và giải quyết. Nguồn vốn Ngân hàng huy động đã có thì việc sử dụng vốn sao cho đạt hiệu quả cao nhất cũng đồng nghĩa với việc giảm thiểu được rủi ro có thể xảy ra. Trong quá trình hoạt động của mình chi nhánh Ngân hàng ngoại thương Vinh chưa phải đối mặt với hiện tượng khách hàng rút vốn ồ ạt dẫn đến mất khả năng thanh toán. Tuy vậy trong hoạt động tín dụng CNNHNT Vinh không phải không gặp phải những rủi ro và rủi ro ở chi nhánh tập trung vào các khoản nợ quá hạn. Nợ quá hạn đang là vấn đề nan giải của mọi Ngân hàng không chỉ riêng CNNHNT Vinh. Trong những năm qua du nợ cho vay của Ngân hàng ngoại thương Vinh luôn được tăng cao: Năm 2002 tổng dư nợ cho vay đạt 602 tỷ đồng, năm 2003 đạt 800 tỷ đồng và đến năm 2004 đạt được 1100 tỷ đồng. Bên cạnh đó việc giải quyết nợ quá hạn của CNNHNT Vinh cũng đạt được những kết quả đáng khích lệ cụ thể: Năm 2002 tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng dư nợ của Chi nhánh chiếm 2,2%; Năm 2003 tỷ lệ này giảm xuống còn 0,35 %; Năm 2004 tỷ lệ này giảm xuống còn 0,3%. Có thể thấy được trong những năm qua tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh NHTN Vinh đã không ngừng giảm xuống. Để đạt được những thành tích đó Ngân hàng đã chú trọng áp dụng và hoàn thiện các biện pháp quản trị rủi ro tín dụng, quản trị lãi suất và thanh khoản…Ngân hàng đã nâng dần tỷ trọng các khoản vay có đảm bảo bằng tài sản, tăng cường đầu tư cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có quy mô vừa và nhỏ. Tuy đã đạt được những kết quả đó nhưng Ngân hàng cũng phải tăng cường giải quyết các khoản nợ quá hạn đang còn tồn đọng. 2.2. Tình hình giải quyết nợ quá hạn Trong năm 2004, dư nợ quá hạn của chi nhánh khoảng 3,3 tỷ đồng chủ yếu là nợ quá hạn của công ty cổ phần XNK Thuỷ sản Nghệ an (2,8 tỷ đồng). Ngân hàng đang tiến hàng theo dõi tình hình kinh doanh để sớm đưa ra biện pháp xử lý kịp thời. Nợ tồn đọng tại chi nhánh Ngân hàng ngoại thương Vinh cũng đang được gấp rút giải quyết: - Đối với nợ tư nhân cá thể: số tiền nợ tồn đọng từ những năm 1995 – 1996 và hầu hết các con nợ chây ỳ, không chịu trả nợ và cũng không chịu bàn giao tài sản thế chấp cho Ngân hàng để phát mại thu hồi nợ. Chi nhánh đã khởi kiện nhiều trường hợp tại toà án nhân dân các cấp song các cơ quan pháp luật thực thi việc xét xử và thi hành án không triệt để nên kết quả xử lý thu hồi nợ còn chậm và còn nhiều vướng mắc. Trong năm 2004, chi nhánh NHNT Vinh đã thu 2.100 triệu đồng (trong đó thu từ bán tài sản 1.174 triệu đồng). - Đối với nợ tồn đọng doanh nghiệp: Trong năm 2004 chi nhánh nhận bàn giao khách sạn Thanh Bình tổng trị giá 23,9 tỷ là tài sản thế chấp của công ty XNK và dịch vụ tổng hợp, ngoài ra Chi nhánh thu 1.160 triệu đồng và 90 ngàn USD của Công ty Du lịch Nghệ an và công ty Thương mại đầu tư xây dựng 424. 3. Kết quả đạt được trong việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHNT Vinh Có thể nói trong những năm gần đây chi nhánh NHNT Vinh có tỷ lệ nợ quá hạn thấp. Tỷ lệ này không ngừng giảm xuống qua các năm hoạt động của Ngân hàng: Năm 2002 tỷ lệ này là 2,2%, năm 2003 là 0,35%, năm 2004 là 0,3 %. Các món nợ khó đòi đã được Ngân hàng từng bước thu hồi, các khoản nợ quá hạn trong những năm gần đây của Ngân hàng đều là những khoản nợ có khả năng thu hồi. Sở dĩ có được như vậy là do các doanh nghiệp có nợ quá hạn với Ngân hàng đều là những doanh nghiệp có quan hệ lâu dài hoặc đã được các cán bộ thẩm định kỹ. Vì vậy khả năng gây ra rủi ro cho Ngân hàng được giảm xuống. Để đạt được những kết quả như trên là do: - Nguyên tắc của Ngân hàng là chưa hiểu biết, nắm vững quá trình sản xuất kinh doanh và tư cách của khách hàng thì chưa cho vay vốn. Theo nguyên tắc này Ngân hàng xử lý nhu cầu vay vốn của khách hàng vay vốn truyền thống nhanh chóng và đảm bảo an toàn tín dụng. Ngược lại, đối với khách hàng mới vay vốn Ngân hàng lần đầu thì Ngân hàng phải tiến hành các bước thẩm định thận trọng và kỹ càng về tình hình tài chính, tư cách pháp nhân…Vì vậy trong thời gian qua khách hàng có quan hệ với Ngân hàng luôn tăng nhưng không xảy ra tình trạng lừa đảo, chiếm đoạt vốn của Ngân hàng. - Tuy trong thời gian gần đây việc cho vay bằng thế chấp của Ngân hàng có tăng lên. Tuy vậy, ngân hàng không lấy đây làm điều kiện kiên quyết để cho vay mà chỉ là biện pháp để hạn chế bớt rủi ro khi khách hàng gặp rủi ro trong kinh doanh. Ngân hàng vẫn lấy việc thẩm định dự án kinh doanh của khách hàng làm cơ sở của việc cho vay. - Một thành công lớn trong hoạt động của Chi nhánh NHNT Vinh để giảm bớt rủi ro trong hoạt động của mình cũng như thu hút nhiều khách hàng là việc Ngân hàng đã đề ra và thực thi chính sách khách hàng. Để mở rộng và tạo niềm tin cho khách hàng đối với Ngân hàng, đa dạng hoá sản phẩm để phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng, cải tiến quy trình nghệp vụ, thái độ phục vụ khách hàng cũng được nâng lên. Ngân hàng tiến hành đa dạng hoá trong đầu tư nên hạn chế được rủi ro trong hoạt động. 4. Những tồn tại trong việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng ngoại thương Vinh Công tác cho vay của Ngân hàng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, cho vay ngắn hạn còn cao so với tỷ lệ nợ quá hạn của các khoản cho vay khác, điều này gây khó khăn cho Ngân hàng trong việc thu hồi nợ. Tình trạng này đã tồn tại qua nhiều năm nhưng Ngân hàng chưa tìm ra biện pháp hữu hiệu nhằm giải quyết. Về nợ khó đòi cũng đang là ghánh nặng đối với hoạt động kinh doanh tín dụng của Ngân hàng do bị ảnh hưởng nặng nề của việc đầu tư không có hiệu quả từ các năm trước để lại. Việc xử lý của Ngân hàng bằng phát mại tài sản thế chấp, xử lý để thu hồi vốn còn chậm, ít có hiệu quả vì: hồ sơ pháp lý để xử lý nợ qúa hạn, tài sản xiết nợ thiếu, không có trị giá hoặc không đủ cơ sở pháp lý để giải quyết. Nhiều trường hợp đủ cơ sở pháp lý nhưng giá trị thị trường của tài sản thế chấp hoặc xiết nợ thấp hơn món nợ nên không xử lý được. Mặt khác Ngân hàng còn mắc phải tình trạng khách hàng không bàn giao tài sản để phát mại do tài sản thế chấp có liên quan đến nhiều bên. Như vậy, những tồn tại này đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng và để lại hậu quả khắc phục lâu dài cho Ngân hàng. III. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại cNNHNT vinh 1. Nguyên nhân từ phía người vay - Năng lực của khách hàng yếu kém Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay sự cạnh tranh trong kinh doanh diễn ra rất gay gắt. Trong khi các doanh nghiệp nước ta còn bị hạn chế về vốn. Để hoạt động được các doanh nghiệp phải vay vốn của Ngân hàng. Nhưng trong điều kiện canh tranh ngày càng cao của các doanh nghiệp về chất lượng, mẫu mã sản phẩm… nên nhiều doanh nghiệp không thể đứng vững được dẫn đến làm ăn thua lỗ, kéo theo đó là không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng nên dẫn đến rủi ro cho các Ngân hàng do không thu hồi được vốn cho vay. - Năng lực của người điều hành Muốn điều hành được sản xuất kinh doanh thành công, người điều hành phải biết quản lý kinh doanh. Tuy nhiên ở nước ta hiện nay việc đào tạo đội ngũ người làm quản trị kinh doanh, làm giám đốc mới được nhà nước chú trọng, việc đào tạo đội ngũ này của nhà nước ta cũng còn nhiều vấn đề bất cập do đó trình đọ thực sự của đội ngũ cán bộ chưa cao. Trong điều kiện hội nhập kinh tế như hiện nay nhiều cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp đã không thể thích nghi được dẫn đến doanh nghiệp làm ăn không có hiệu quả, thua lỗ, phá sản… và không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng. - Rủi ro do thiếu thông tin Trong nền kinh tế thị trường, việc quản lý kinh doanh không thể thiếu thông tin, nó được coi là công cụ cho việc điều hành các doanh nghiệp. Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay nhưng thực tế các doanh nghiệp nước ta lại hoạt động trong tình trạng thiếu thông tin dẫn đến các doanh nghiệp không nắm bắt được nhu cầu thị trường, chủng loại, mẫu mã sản phẩm… Vì vậy không tránh khỏi những quyết định sai lầm và làm cho doanh nghiệp gặp phải những khó khăn dẫn đến làm ăn không có hiệu quả, thua lỗ. - Rủi ro do khả năng cạnh tranh còn kém Phần lớn các doanh nghiệp nước ta hiện nay khả năng cạnh tranh còn kém do chúng ta yếu về vốn, công tác điều hành kém, khả năng nắm bắt thông tin kém…Do đó, nhiều doanh nghiệp nước ta không thể tồn tại được trong nền kinh tế thị trường mở như hiện nay. - Rủi ro do tư cách người vay kém Không ít những chủ doanh nghiệp hoặc cá nhân vay vốn ngân hàng không chỉ kém về năng lực quản lý, điều hành kinh doanh mà còn có tư cách vay vốn k

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doca9.doc
Tài liệu liên quan