Luận văn Những hình thức thưởng phạt trong truyện cổ tích Việt Nam

Mô típ “ phương tiện thần kì” là mô típ quen thuộc trong truyện cổtích

Việt Nam cũng nhưtruyện cổtích thếgiới nhất là những truyện cổtích thần

kì và những câu chuyện có kết thúc có hậu. Sựxuất hiện báu vật thần kì là

một điều hết sức ngẫu nhiên trong cổtích. Nếu không có mô típ này, cổtích

sẽkhông có hấp dẫn nữa và câu chuyện có phần nào đó trởnên lạc điệu với

thếloại tựsựdân gian này. Hơn thếnày mô típ này bắt rễtừtrong cội nguồn

văn hóa của từng dân tộc. Mô típ “ phương tiện thần kì” là cởsở đểdẫn nhân

vật từmay mắn này đến may mắn khác chiến thắng từng bước đối thủvà

giành hạnh phúc mĩmãn cuối cùng. Mô típ này bao gồm hai biến thể: mô típ

“ báu vật thần kì” và “ Con vật thiêng có phép”.

pdf172 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4323 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Những hình thức thưởng phạt trong truyện cổ tích Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của người phụ nữ và người con út trong gia đình mới là người có quyền thừa kế và giữ gìn bếp lửa gia đình. Do đó, người mẹ luôn muốn đi theo và luôn muốn bảo vệ hạnh phúc cho con mình. Thứ hai, nó phản ánh mơ ước, khát vọng mãnh liệt của dân gian. Bởi lịch sử bao giờ cũng khách quan và mang tính biểu hiện. Con người với tư cách là cá thể nên không thể chống lại quy luật xã hội được. Người con côi, con út, con riêng, người đàn bà hóa bụa… không thể có hạnh phúc trong xã hội tư hữu gắn liền với địa vị độc tôn của người cha, người con cả. Do vậy, muốn thắng những thế lực ấy, những nhân vật bất hạnh này hiển nhiên phải mượn đến những phép mầu thần kì của ông Bụt, bà tiên, ông trời, pháp sư, đạo sĩ, chim thần, thú thần… để hỗ trợ. Thứ ba, nó phản ánh dấu vết của quan niệm vật tổ và tín ngưỡng dân gian về sự hóa thân của người mẹ thần kì. Quan sát thời gian ta nhận thấy diễn biến của mô típ “Người trợ giúp thần kì” chuyển hóa thành một đặc tính thẩm mỹ nghệ thuật của truyện cổ tích. Mô típ “ Người trợ giúp thần kì” là cơ sở lý giải cho tính chất kì ảo và lối kết thúc theo mơ ước của truyện cổ tích. Dĩ nhiên đó là một đặc trưng thẩm mĩ, mở màn cho không khí kì ảo, đưa nhân vật bước di trên con đường đến hạnh phúc. Nó giữ vai trò chuyển tiếp nghệ thuật của truyện dân gian. Có thể hình dung những điều trình bày qua sơ đồ sau: Nhân vật có cảnh ngộ đáng thương Địch thủ. Bị hành hạ, bị đối xử thậm tệ Người trợ giúp thần kì xuất hiện (Người mẹ thần kì hoặc lực lượng siêu nhiên) Báu vật hay phương tiện thần kì Cuộc sống sung sướng, Bị trừng phạt, hạnh phúc. bị chết. 2.1.5. Mô típ “ hóa thân nhiều lần” (Nhân vật chính hóa thân nhiều lần khác với “sự biến hình” của nhân vật phản diện.) Mô típ này khá phổ biến trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam nhất là đối với những truyện có nhiều hình thức thưởng phạt. Một mặt, nó phản ánh đặc trưng thẩm mỹ của các thể loại, tạo ra những không khí kì ảo cho câu chuyện. Mặt khác, nó khẳng định sức sống bền bỉ, dai dẳng và ý thức vươn lên mạnh mẽ của con người. Con người không thể chết đi. Mỗi lần hóa thân chỉ là một sự thất bại tạm thời cũng đồng thời minh chứng cho thấy sau những lần hóa thân ấy con người trở nên mạnh mẽ hơn. Mô típ hóa thân nhiều lần để rồi trở lại làm người với hình dáng đẹp đẽ hơn xưa – gắn liền với mô típ biến hình của nhân vật chính diện. Nhân vật mang một diện mạo mới. Sự biến hình này cuối cùng dẫn tới sự kết hôn hay sự ban thưởng. Trước hết, là sự biến hình của nhân vật chính. Tấm ( bị giết chết khi trèo cau ) chim vàng anh (Cám ăn thịt ) cây xoan đào bị chặt cái khung củi bị đốt thành tro cây thị, quả thị làm người con gái ( xinh đẹp hơn trước ). Còn nàng Khao ( Nàng Khao, Nàng Đăm – Thái ) lên cây bồ quân hái quả (chặt cây) chim cu (nhiều lần bị giết) cây tre ngà (vua quí, bị chặt), củi đốt cháy cô gái đẹp. Tua Gia trèo lên cây cha chặt cau con uyển (bị giết ) bụi tre cào mặt Tua Nhi (chặt) làm mắc màn (đâm tay Tua Nhi) (bị đốt) tro bà lão mang về cô gái đẹp. Trong 120 truyện chúng tôi khảo sát có hơn nửa số truyện có mô típ này. Đây cũng có thể nói là mô típ trung tâm của mẫu truyện kết thúc có hậu. Nó là hệ quả của những mô típ đầu là cơ sở cho mô típ kết hôn và lên ngôi. Xoay quanh mô típ này là những quan niệm gắn bó với những dấu vết tín ngưỡng tôn giáo của đời sống xã hội một thời, vừa thể hiện khát vọng sống mãnh liệt của con người bình dân. Cổ tích là thể loại ra đời khi công xã nguyên thủy đã tan rã và bước vào thời đại xuất hiện gia đình nhỏ. Tuy nhiên, giai đoạn phát triển nhất của cổ tích phải kể đến thời kì xã hội có sự phân hóa sâu sắc và gia đình phụ quyền có vai trò độc tôn. Nhiều mâu thuẩn, nhiều xung đột xuất hiện trong gia đình và ngoài xã hội. Trong cuộc đấu tranh sinh tồn, đòi quyền sống, quyền tự do ấy, con người sẽ không dễ dàng đương đầu được ngay. Ý chí, nghị lực và khả năng sinh tồn có ý nghĩa quyết định, có tính chất sống còn để nhân vật tiếp tục cuộc hành trình đấu tranh giành hạnh phúc của mình. Hơn nữa, mô típ “hóa thân nhiều lần” còn xuất phát từ quan niệm mang tính duy vật thô sơ chất phác của người xưa. Người xưa quan niệm con người và loài vật, cây cối, đồ vật xung quanh có cùng một nguồn gốc bản thể. Nhiều áng thần thoại, sử thi nhân gian đã quan niệm như thế. Sau này truyện cổ tích nối tiếp cách nghĩ ấy để đề ra cách giải quyết khó khăn nhưng đã bớt đi vẻ kì diệu, hoang sơ vốn có của các thể loại trên. Trong quá trình vận động của thể loại, cổ tích đã tăng vẻ đẹp trần tục, xác định tư thế chủ thể của con người. Nhưng con người trong cổ tích cũng chưa tự phân lập mình với thế giới tự nhiên xung quanh. Họ chỉ thấy mình với thế giới tự nhiên là một, thậm chí còn sùng bái tự nhiên, gán cho sự vật xung quanh cũng có linh hồn và đặc điểm như con người. Do đó, con người chọn vật tổ, cây linh hồn cho tộc người mình. Những hình ảnh họ chọn để đưa vào cổ tích lại rất bình dị, dân dã gần gũi gắn liền với đời sống của từng tộc người. Do vậy, các kiếp hóa thân của con người gắn liền với các con vật, với cây cối là điều dễ hiểu. Vả lại, số phận của những người con côi, con riêng… chẳng khác nào thân phận của con sâu, con kiến. Do đó, không dễ gì có thể khẳng định được các thế lực đối lập. Đội lốt cây cối, con vật để sau đó thành người dẹp hơn, mạnh mẽ hơn là dụng ý đầy nghệ thuật của dân gian. Một đặc điểm nổi bật nữa trong mô típ “ hóa thân nhiều lần” đó là sự kết hợp giữa hai mô típ nhỏ: đó là mô típ người đội lốt vật và mô típ người đội lốt cây cối, hoa quả. Từ đây có thể khẳng định, con đường quay trở lại với thân phận và cuộc sống của chính mình là cực kì khó khăn và vô cùng gian khổ. Bên cạnh đó, quá trình này còn khẳng định thêm bởi mưu toan đánh tráo thân phận của thế lực thù địch. Nhưng rõ ràng các kiếp hóa thân chỉ nhờ vào các lực lượng siêu phàm, chỉ có tính chất mơ ước, ảo vọng, khó có thể thực hiện được trong đời thực. Nhưng qua đó cũng khẳng định cho chúng ta một điều: con người có thể chối bỏ tất cả nhưng hạnh phúc thật sự, thân phận thật sự thì không thể nào chối bỏ được. Điều này chúng tôi cùng quan điểm với Nguyến Tấn Đắc: “Bài học của truyện Tấm Cám là thân phận con người không thể đánh tráo, tranh cướp được” [7, tr.22] Sau mô típ “hóa thân nhiều lần” nhân vật chính diện quay trở lại làm người: xinh đẹp mạnh mẽ hơn và được đoàn tụ với gia đình của mình. Điều đó có nghĩa là nhân vật chính được nhận ra, nhân vật phản diện bị vạch mặt và sau đó bị tiêu diệt. Mô típ này là sự phát triển lô gíc của mô típ “ báu vật thần kì”. Nếu như ở mô típ “báu vật thần kì”, nhân vật được ban tặng sức mạnh, khả năng biến hóa kì lạ… thì mô típ này là những biểu hiện cho hành trạng đó. Nó trở thành tiêu điểm để dẫn dắt số phận nhân vật vào cuộc hành trình gian khổ để nhân vật giành hạnh phúc. Chúng tôi nhận thấy mô típ này đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển cốt truyện. Nó xuất hiện như một thành tố nghệ thuật đánh dấu tố chất phi thường của nhân vật, là hệ quả của nhận được báu vật thần kì. Chúng tôi tạm phác thảo những điều trình bày qua sơ đồ sau: Hành hạ, đối xử thậm tệ Nhân vật có cảnh ngộ đáng thương Địch thủ. Bị hành hạ, bị đối xử thậm tệ Người trợ giúp thần kì xuất hiện (Người mẹ thần kì hoặc lực lượng siêu nhiên) Báu vật hay phương tiện thần kì Cuộc sống sung sướng, Gặp gỡ Cuộc sống nghèo khổ, hạnh phúc. Gây hại. túng bấn. chết và hóa thân nhiều lần liên tiếp gặp rủi ro, thất bại. trở thành người đẹp đẽ hơn. Bị vạch mặt Cái ác bị tiêu diệt, cuộc sống hạnh phúc, giàu sang đột đỉnh. 2.1.6. Mô típ “ Kết hôn và sự lên ngôi” (Sự ban thưởng) Có thể khẳng định đây là một mô típ trung tâm của hình thức thưởng phạt. Nó là hệ quả của hai mô típ đầu và là mô típ mang tính chức năng của truyện cổ tích. Xoay quanh mô típ này, ta thấy lấp lánh những điểm sáng về nội dung; thể hiện nhiều quan điểm, nhiều mơ ước của người xưa về đời sống, cách ứng xử gắn liền với dấu vết của đời sống xã hội một giai đoạn lịch sử. 2.1.6.1 Mô típ kết hôn 2.1.6.1.1. Mô típ “người trần kết hôn với tiên” Nhân vật chínhp trong truyện cổ tích của người Kinh có chứa mô típ này là nho sĩ, nho sinh, thầy đồ và anh chàng nghèo khổ. Những con người này do một duyên cớ nào đấy hết sức ngẫu nhiên đã gặp tiên và kết hôn. Sau khi kết hôn, các chàng trai, cô gái theo người tiên về trời hoặc vào cõi hư vô. Hoặc giả như có kết hôn xong cũng không được sống hạnh phúc mà phải chia xa. Trong tâm thức của dân tộc này, cõi tiên gắn liền với cái hư vô, không tồn tại trong cuộc đời thực. Do vậy, kết hôn với người cõi tiên rất khó tìm thấy hạnh phúc nơi cõi trần. Có thể thấy với mô típ này, ý nghĩa xã hội của truyện vì thế bị thu hẹp, ảnh hưởng tiêu cực đến nhân sinh quan. Rõ ràng cùng một mô típ nhưng ở các dân tộc khác nhau có sắc thái ý nghĩa khác nhau. Truyện cổ các dân tộc khác cũng có mô típ này. Đối với họ, người phàm trần có thể hạnh phúc với người cõi tiên. Chúng tôi tìm thấy mô típ này ở các truyện sau: Chàng lùn- Dao, Sính Lữ cứu con Ngọc Hoàng- Mèo, Da Rác lấy chồng tiên- Chàm, Nàng tiên thứ chín- H’rê, Hai đứa mồ côi và bà dì ghẻ- Mường, Nàng tiên trứng- Thái… Lấy truyện Nàng tiên trứng- Thái làm ví dụ cho nhận xét trên. Ta có thể nhận thấy nàng tiên trứng (nàng Kháy) có xuất thân từ cõi trời nhưng cuối cùng kết hôn với chàng Hoa Long nghèo khổ và cùng chàng sống hạnh phúc ở cõi trần mãi mãi. Nàng đã giúp cho chàng Hoa Long giành được ngôi báu của tên vua độc ác, ham sắc để rồi cùng chồng làm hoàng hậu và sống cuộc đời hạnh phúc. Các dân tộc này nhìn nhận con người ở hai cõi trời (tiên) - trần không có sự tách biệt và ngăn cách nhau là mấy. Và cuộc sống của người trần sau khi kết hôn với người cõi tiên là hạnh phúc mĩ mãn. Hai anh em mồ côi (Hai đứa mồ côi và bà dì ghẻ- Mường) cưới được vợ tiên từ gạc bò rừng và sau đó họ có kẻ hầu, người hạ cùng sống đầm ấm, hạnh phúc với người cha. Mụ dì ghẻ độc ác phải chết vì ăn sừng trâu. 2.1.6.1.2. Mô típ “ người trần lấy vợ thủy cung”. Đây là mô típ phổ biến của các dân tộc ở môi trường canh tác lúa nước, nơi có nhiều ao rạch sông ngòi, hồ đầm. Đây là môi trường có nhiều loài vật thích nghi với nước như rắn, cá sấu, thuồng luồng, ba ba, cá. Chính những mối quan hệ giữa con người với những loài vật trong môi trường nước trên đã làm nảy sinh trong truyện cổ dân gian những cuộc hôn phối đầy màu sắc huyền thoại giữa con người với các loài thủy tộc. Và để cho những cuộc hôn phối tưởng tượng ấy thêm long trọng, để hành trạng nhân vật thêm li kì, nghệ nhân dân gian thường để họ lấy con vua Thủy Tề (tức Long Vương). Các dân tộc thiểu số khác của Việt Nam có ít hoặc không có mô típ người trần lấy vợ thủy cung vì môi trường sống của họ ở vùng cao nên ít liên quan đến cuộc sống của các loài thủy tộc. Họ chỉ tưởng tượng đến cuộc sống của những loài sơn tộc như voi, hổ, gấu, nhím, khỉ, vượn. Tất nhiên, mô típ người trần lấy vợ thủy cung cũng có ở các tộc người khác trên dải đất Việt. Nhưng ở các dân tộc ở vùng cao, mô típ phổ biến hơn đó là người lấy ếch, lấy cá…, một biến thể của người Thủy cung. Trong quá trình khảo sát chúng tôi nhặt được những mô típ này ở các truyện sau: Chữa bệnh cho Long Vương, Con gái thủy thần mê chàng đánh cá (Kinh); Hai anh em (Hà Nhì), Túi da cáo và lưỡi câu gai , Ở ác gặp ác (Mèo), Nàng tiên cá (Mường), Hoàng tử rắn (Cao Lan)… Cũng như mô típ “ người trần lấy vợ tiên”, mô típ “người trần lấy người thủy cung” thể hiện một cách đầy ấn tượng về mơ ước đạt được hạnh phúc của con người. Người thủy cung có khi là con thuồng luồng, con cá sấu, có khi là con rắn, có khi là con cá, có lúc đội lốt trái bầu. Đây là những con vật, sự vật này đôi lúc có hình thù kì dị, gớm ghiếc, đáng sợ nhưng tất cả đều biến thành người sau đó. Từ đó, chúng ta nhận thấy cách nhận thức về cuộc sống, về các loài vật xung quanh người xưa còn mơ hồ, ấu trĩ. Họ cho rằng vạn vật đều có linh hồn và có thể giao cấu với con người, và gán cho nhân vật ấy một khả năng và thân thế đặc biệt. Điều đó phản ánh ít nhiều về trình độ nhận thức còn đơn giản, chất phác ở các tộc người. Mô típ này được tổ chức bởi một chuỗi những hành động và sự kiện có mối liên hệ mật thiết với nhau. Nhân vật chính hoặc người thân của họ gặp rắc rối, gặp thử thách. Nhân vật chính vượt qua thử thách, kết hôn với những con vật xấu xí, gớm ghiếc (trăn, rắn, thuồng luồng). Đôi khi sự việc kết hôn này cũng là do lời hứa của người thân. Sau khi kết hôn, những con vật này cởi bỏ lốt vật trở về là những chàng hoàng tử, nàng công chúa con vua Thủy Tề xinh đẹp, tài giỏi, giàu sang. Có khi nhân vật chính do có lòng tốt hay tình cờ giải thoát cho vua Thủy Tề hoặc con vua Thủy Tề nên được tặng báu vật để trả ơn. Thường vật dùng để ban tặng là những báu vật có giá trị. Đôi khi được người khác mách nước (có thể là hoàng tử, công chúa con vua), nhân vật chính chỉ nhận một báu vật có giá trị thật sự. Sự ban tặng này này ảnh hưởng rất lớn lao đến cuộc đời của họ sau đó. Lúc trở về dương gian, báu vật hóa thành cô gái xinh đẹp, kết hôn với nhân vật chính sống cuộc đời hạnh phúc. Mô típ này khẳng định phẩm chất tốt đẹp của nhân vật và đó là những phần thưởng xứng đáng cho những chàng trai cô gái hiếu thuận, có tấm lòng nhân hậu và giàu đức hy sinh. Hơn nữa, cũng thông qua mô típ này, người xưa muốn thể hiện cách nhìn và sự kiến giải của mình về cuộc sống: con người khó có thể tìm được hạnh phúc ở cõi trần thế đầy rẫy bất công, ngang trái mà phải tìm hạnh phúc ở thế giới khác: thủy cung. Thủy cung trong con mắt của người xưa đó là một thế giới tuyệt vời, bằng lặng, hạnh phúc, giàu sang và có những con người tài giỏi, có vị vua nghiêm minh. Từ thế giới ấy, con người mới thay đổi thân phận và cuộc đời của mình rồi sẽ tìm về cuộc sống hạnh phúc nơi trần thế. Đây là một thế giới trung chuyển trong quá trình đi tìm hạnh phúc cho chính nhân vật. Ai bước vào thế giới dưới nước – thế giới có nhiều báu vật thần kì rồi sẽ tìm thấy hạnh phúc và kết hôn với người thủy cung. Cuộc đời của họ từ đó sẽ có sự dổi thay vĩnh viễn. Có thể hình dung những mô típ trên qua sơ đồ sau: Dạng thứ nhất: Người trần có hoàn cảnh bất hạnh, có phẩm chất đạo đức tốt. May mắn gặp được người cõi tiên. Kết hôn Cùng người cõi tiên Cùng người cõi tiên sống vào chốn hư vô. trong giàu sang, hạnh phúc. Dạng thứ hai: Nhân vật chính hoặc người thân nhân vật chính gặp rắc rối, gặp khó khăn Họ bị hoặc chủ động đưa ra điều kiện, lời hứa, Người thủy cung xuất hiện giải phóng được khó khăn thử thách [ Nhân vật chính kết hôn với người thủy cung Người thủy cung cởi bỏ lốt vật thành nàng công chúa hoàng tử Sống giàu sang, hạnh phúc. Dạng thứ ba: Nhân vật chính có lòng tốt hoặc ngẫu nhiên giải cứu cho người ở thủy cung. Đưa xuống thủy cung Tặng cho báu vật ( hóa thân từ chàng trai cô gái thủy cung ). Báu vật hóa thân thành người khi về cõi trần. Sống hạnh phúc. 2.2. Mô típ trừng phạt 2.2.1. Mô típ “Sự bắt chước không thành công” Mô típ “ bắt chước không thành công” phổ biến trong truyện dân gian Việt Nam cũng như nhiều nước khác trên thế giới. Có thể nói đây là mô típ có từ lâu đời. Vốn dĩ mô típ này xuất phát trong thần thoại – một thể loại truyện dân gian có trước truyện cổ tích, ra đời từ buổi sơ khai của nền văn minh nhân loại. Mô típ này trong thần thoại chủ yếu là để thực hiện và nhấn mạnh sự đối lập giữa hai nhân vật (nhân vật của thần thoại chủ yếu là các vị thần), thông minh, khéo léo, tốt bụng và ngu dốt, vụng về, độc ác. Trong truyện cổ tích mô típ này được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong các chủ đề nói về xung đột trong gia đình: anh chị, chị em, bố vợ, con rể, dì ghẻ con chồng. Trong đó, loại truyện nói về sự phân chia tài sản không công bằng là khá phổ biến ở nhiều dân tộc trên dải đất Việt nói riêng và nhiều dân tộc khác nhau ở Đông Nam Á nói chung. Nhân vật người anh, người chị có lúc lại là người bạn ghen ghét với người em, đối xử tệ bạc với nhân vật này. Sau đó, nhờ may mắn hay được người khác giúp sức, người em trở thành giàu có. Người anh, người chị hay người bạn ấy một mặt cảm thấy ganh ghét người em, mặc khác cũng muốn giàu có giống như em. Thế là, những con người ấy bắt chước những điều mà người em đã làm một cách thành công. Nhưng sự bắt chước của họ lại không thành công. Cách kể như thế này rất phổ biến ở các truyện của các dân tộc: Cây khế, Hà rầm hà rạc, Con chó, con mèo và anh chàng nghèo khổ, Chữa bệnh cho Long Vương, Hai cô gái và cục bướu của dân tộc Kinh; Túi da cáo và lưỡi câu gai, Người tham vỡ bụng của dân tộc Mèo; người Khmer có các truyện Cối xay thần, Cây khế; người Vân Kiều có các truyện Rú Roọc Xađie, Sự tích chim thù thì; dân tộc Giáy với truyện Hai anh em mồ côi, người Nùng có truyện Chim phàng náo; người Tày có truyện Hố vàng hố bạc; người Dao có truyện Con cày hương biết hát; dân tộc Chàm có truyện Xin chôn ở núi vàng, Ca đốp và Ca đoéc; dân tộc Hà Nhì có truyện Hai anh em; dân tộc Pu Péo có truyện Ính và Inh; dân tộc Cơ Tu với truyện “A lan và A ly”.. Trong các truyện kể trên và nhiều truyện chưa kể tên hết được, kết quả cuối cùng của truyện là người bắt chước ấy bị chết sau những đòn cảnh báo (trách phạt) trước đó. Cũng theo những truyện kể trên, sở dĩ như vậy là do lòng tham của người anh, người chị, người bạn hoặc do không làm đúng theo lời chỉ bảo “ thiêng liêng” (lời dặn của thần, lời chỉ bảo của người em, của rùa biển, của chim thần...) hoặc đối xử thô lỗ và quá độc ác với kẻ đã trợ sức có phép thần (con chim thần, con cày hương biết múa…). Rõ ràng với mô típ này của truyện cổ tích, người xưa muốn nhấn mạnh vào yếu tố đạo đức “ Ở hiền gặp lành”, “ Ở ác gặp ác”. Bên cạnh đó, mô típ bắt chước không thành công còn phổ biến trong truyện nói về cuộc xung đột giữa dì ghẻ - con chồng, bố vợ - chàng rể. Ở xung đột giữa dì ghẻ - con chồng có sự kết hợp xung đột giữa con chồng và con riêng (chị và em) như đã đề cặp ở một số truyện trên. Ngoài ra trong quá trình khảo sát, chúng tôi còn tìm thấy mô típ này ở những truyện kể như sau: Cối đá đổi vàng – Dao; Gơ-liu Gơ-lát (X’rê ), Pơ- ria Pơ-ró (Chăm Hơ – roi), Tua Gia, Tua Nhi (Tày), Niêng Rô-mắc -mê – đa (Khmer); Ý Ưởi, Ý Noọng (Thái); Tấm Cám ( Kinh )… Trong những truyện này, đứa con riêng của chồng thường xuyên bị hắt hủi và hành hạ. Sau đó nhờ vào “ báu vật thần kì” hay “ người trợ giúp thần kì”, mà trở nên giàu có sung sướng. Người mẹ kế cũng bảo con mình bắt chước làm theo hành động trước đó của con chồng. Kết quả là sự bắt chước ấy không thành công. Cô ta liên tiếp bị trừng phạt, liên tiếp gặp rủi ro và thất bại. Còn ở xung đột bố vợ - chàng rể (tiêu biểu là truyện Cối đá đổi vàng – Dao) cũng có mặt trong mô típ này nhưng sự lặp lại ít hơn. Thường thì những ông bố vợ trong câu truyện kể không ưa gì chàng rể và luôn tìm cách hại cho anh ta chết đi cho rảnh mắt. Sau những lần tìm cách hãm hại, anh con rể không chết mà ngược lại nhờ trí thông minh anh ta có của cải đem về và lừa được bố vợ. Và rồi bố vợ cũng thích được giàu có nên bắt chước làm theo sự chỉ dẫn của con rể. Cuối cùng bố vợ bị thiệt mạng hoặc không ai còn thấy ông ta nữa vì sự bắt chước không thành công. Mô típ trên được hình dung qua sơ đồ sau: Hành hạ, đối xử thậm tệ Nhân vật mồ côi Địch thủ. có cảnh ngộ đáng thương Bị hành hạ, bị đối xử thậm tệ Người trợ giúp thần kì xuất hiện ban cho báu vật hay phương tiện thần kì Cuộc sống sung sướng, Gặp gỡ Cuộc sống nghèo khổ, hạnh phúc. Bắt chước túng bấn. Sự bắt chước không thành công Liên tiếp gặp rủi ro 2.2.2. Mô típ “Cái chết và sự biến hình” Đây là một mô típ cơ bản nằm trong những truyện có kết thúc có hậu. cùng với mô típ kết hôn và lên ngôi báu, mô típ trừng phạt bằng cái chết rất phổ biến trong kho tàng truyện cổ tích của các dân tộc Việt Nam. Nó cũng là hệ quả của những mô típ đầu. Xoay quanh mô típ này, chúng ta thấy rõ quan niệm của người xưa: cuộc đấu tranh sinh tồn rất quyết liệt, giữa hai tuyến nhân vật có sự xung đột một mất một còn. Để tồn tại, nhân vật địch thủ phải bị tiêu diệt. Trong kết thúc truyện cái chết của nhân vật phản diện thực hiện một chức năng duy nhất của hành động cổ tích: trừng phạt cái ác. Đây là một kết truyện quá hiển nhiên đối với mọi người. Mô típ này bắt nguồn từ những duyên cớ của đời sống bắt đầu có sự phân chia giai cấp và có sự phân hóa giàu nghèo. Trong cuộc sống, để khẳng định mình và chiếm cho bằng được những gì mình muốn, nhân vật địch thủ luôn luôn tiêu diệt kẻ khác bằng mọi cách. Nhưng cuối cùng đó chính lại là đòn trừng phạt dành cho chính mình như ông cha ta quan niệm “ Ác giả, ác báo”. Trước hết, cái chết là kết cục tương ứng với những hành vi tội ác mà nhân vật gây ra. Dân gian thường chọn lại đúng những địa điểm và những hành vi xấu gây hại đến người khác mà nhân vật đó đã làm để trừng trị chính những kẻ xấu ấy; để người sau thấy rõ hễ “ Gieo nhân nào, gặt quả ấy”. Hình thức cái chết để đền tội này thực hiện chức năng duy nhất của hành động cổ tích: trừng phạt cái xấu. Lão bố vợ giàu có (Cối đá đổi vàng – Dao) muốn giết con rể cho rảnh mắt, lừa đem anh vào rừng trói vào lưng chừng cây, sau đó vào chặt cây hòng dìm con rể xuống hố sâu chết. Cuối cùng anh con rể thoát chết do lừa được một gả nhà giàu khác và đem tiền lừa được về nói dối với bố vợ và rồi người bố vợ nhảy ùm xuống hố sâu ấy trên lưng mang theo cối đá chìm nghỉm, không còn ai gặp nữa. Cái chết là kết quả của việc “bắt chước không thành công”, là hệ quả của mô típ trên. Tên vua độc ác không muốn ai thông minh hơn mình nên bắt hai em bé thông minh uống thuốc độc chết (Hai ông trạng nhỏ - Kinh ). Hai em nhờ mưu trí của mình cuối cùng sống lại còn tên vua ấy lại bị chính chỗ thuốc độc còn lại của mình giết chết. Qua hai ví dụ minh hoạ trên, chúng tôi nhận thấy hai cách thức trừng phạt bằng cái chết phổ biến trong những truyện chúng tôi khảo sát được trừng phạt Mô típ bị trừng phạt bằng cái chết còn thể hiện rõ quan điểm của dân gian: “ Tham thì thâm”. Trong những truyện chúng tôi khảo sát được, những nhân vật chính vì thói lam lam, ích kỉ chiếm số lượng lớn. Người anh (Cây khế - Kinh ) vì quá tham lam không làm đúng theo lời dặn của chim phượng hoàng – chết chìm dưới biển sâu. Cũng người anh trong truyện Hố vàng hố bạc – Tày và những truyện cùng loại của các dân tộc khác cũng vì tham lam, muốn giàu có giống em của mình bị khỉ quẳng xuống vực sâu chết ngấm. Không chỉ những kẻ tham lam bị chết mà những kẻ ích kỉ, không giữ chữ tín, không biết yêu thương cha mẹ cũng bị chết. Người chị trước lời hứa của cha phải lấy trăn thì tỏ ra lo lắng, sợ hãi. Đến khi thấy em lấy chồng trăn thì khinh bỉ, ghê tởm chồng em, từ chối đây đẩy không nhận lời và rồi khi thấy em có cuộc sống hạnh phúc cũng bắt chước đi tìm chồng trăn giống em. Cuối cùng bị trăn nuốt vào bụng và chết ở trong đó (Ta lăn Ta lê – Vân Kiều ). Tên Xâu (trong Kho vàng của mặt trời – dân tộc Nùng ) thấy bạn mồ côi trở nên giàu có cũng giết cha mẹ mình để trở thành mồ côi và mới có cơ hội đi lấy vàng giống bạn. Cũng vì quá tham lam mải mê lấy vàng của thần mặt trời mà quên cả lời dặn nên hắn bị thần thiêu chết. Mặc dù bị trừng phạt bằng cái chết nhưng hình thức biểu hiện của cái chết cũng khá phong phú (nội dung này đã trình bày ở phần trước ). Chúng tôi cũng lưu ý thêm về cái chết không toàn thây, chết trong cô đơn lạnh lẽo, không ai biết đến. Dân gian vẫn dùng hình thức này để trừng phạt kẻ xấu với mức độ nặng nề hơn nhiều. Bởi lẽ, người xưa một mặt quan niệm chết là trở về với thế giới bên kia, nghĩa là bước vào cuộc sống của một thế giới khác. Cho nên, mỗi khi chôn cất người chết, họ luôn muốn người thân của mình được mồ yên mã đẹp và đốt gởi theo cho người chết nhà cửa, quần áo, vàng mã…Mặc khác người xưa cũng lại cho rằng, những người chết, kết thúc cuộc sống của mình rồi, cho nên khi người thân hết, họ khóc than, tổ chức nghi lễ long trọng đưa tiễn, họ hàng đông đủ để nhìn mặt lần cuối. Thậm chí, cây cối trong vườn, dồ dùng trong nhà cũng để tang, cũng buồn bã, héo úa. Do đó, chết không toàn thây là một điều đau đớn nhất của người chết. Tên vua tham lam, hiếu sắc, đã bắt vợ của Trâu Trua (Trâu Trua múa khèn – dân tộc Mèo ) bị bò húc lòi ruột, chó cắn áo và cắn tan xác), người anh tham lam (Người anh tham lam của dân tộc Mèo ), chọc thủng mắt em và muốn giàu có như em, vào rừng bị hổ lợn lòi xé xác ra từng mảnh; người bạn độc ác đã giết vợ hại bạn cuối cùng bị hổ xé xát, quạ rỉa thịt, xương thì bị từng đàn săng – mao tha đi khắp nơi. Chết không toàn thây cũng theo người xưa khó có thể tái sinh lại được ở thế giới khác. Hồn sẽ vất vưởng không nơi nương tựa, trở thành cô hồn. Dân gian cũng cho rằng, những k

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVVHVHVN022.pdf
Tài liệu liên quan