Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Bảng chữ viết tắt
Mục lục. Trang
MỞ ĐẦU .01
Chương 1: LÝ LUẬN VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NưỚC ĐỐI VỚI
GIÁO DỤC PHỔ THÔNG .12
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NưỚC .12
1.1.1. Khái niệm phân cấp quản lý nhà nước .12
1.1.2. Nguyên tắc phân cấp quản lý nhà nước.17
1.1.3. Ý nghĩa của phân cấp quản lý nhà nước.20
1.2. PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NưỚC ĐỐI VỚI GIÁO DỤC PHỔ
THÔNG .21
1.2.1. Giáo dục phổ thông và quản lý nhà nước đối với giáo dục phổ thông .21
1.2.2. Phân cấp quản lý nhà nước đối với giáo dục phổ thông .25
1.3. PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NưỚC ĐỐI VỚI GIÁO DỤC PHỔ
THÔNG Ở MỘT SỐ ĐỊA PHưƠNG VÀ GIÁ TRỊ THAM KHẢO
CHO KIÊN GIANG .35
1.3.1. Kinh nghiệm ở thành phố Hồ Chí Minh.35
1.3.2. Kinh nghiệm ở tỉnh Hải Phòng.36
1.3.3 Giá trị tham khảo cho tỉnh Kiên Giang .37
Tiểu kết chương 1.39
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NưỚC ĐỐI
VỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TẠI TỈNH KIÊN GIANG .40
2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG VÀ QUẢN
LÝ NHÀ NưỚC ĐỐI VỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TẠI TỈNH
KIÊN GIANG .40
112 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 23/02/2022 | Lượt xem: 462 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân cấp quản lý nhà nước đối với giáo dục phổ thông tại tỉnh Kiên Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u vực I là 1,11 điểm phần trăm, trong đó: Giá trị tăng thêm
của ngành nông nghiệp là 6.790,88 tỷ đồng, đạt 47,70% kế hoạch, tăng 1,18% so
cùng kỳ, đóng góp tăng trưởng 0,33 điểm phần trăm; lĩnh vực thủy sản giá trị tăng
thêm ước thực hiện 2.680,29 tỷ đồng, đạt 41,93% kế hoạch, tăng 7,11% so cùng kỳ
năm trước, đóng góp tăng trưởng là 0,73 điểm phần trăm.
Khu vực công nghiệp và xây dựng: Tổng giá trị tăng thêm ước tính 5.063,58
tỷ đồng, đạt 45,34% kế hoạch, tăng 9,23%, đóng góp tăng trưởng chung khu vực II
là 1,77 điểm phần trăm, trong đó lĩnh vực công nghiệp giá trị tăng thêm ước
3.060,60 tỷ đồng, đạt 43,70% kế hoạch, tăng 7,71% so cùng kỳ, đóng góp tăng
trưởng là 0,90 điểm phần trăm; giá trị tăng thêm ngành xây dựng 2.002,98 tỷ đồng,
đạt 48,09% kế hoạch, tăng 11,64% so cùng kỳ, đóng góp tăng trưởng trong khu vực
II 0,86 điểm phần trăm.
Khu vực dịch vụ: Tổng giá trị tăng thêm ước 10.671,63 tỷ đồng, đạt 50,45%
kế hoạch, tăng 10,94% so cùng kỳ, đóng góp tăng trưởng chung là 4,34 điểm phần
42
trăm, trong đó tăng cao nhất thuộc các ngành thương mại, dịch vụ ăn uống và du
lịch, vận tải... còn lại các ngành dịch vụ khác có mức tăng trưởng đều cao hơn mức
chung. Đây là khu vực đóng góp cho tăng trưởng kinh tế cao nhất.
2.1.1.3. Đặc điểm dân số và văn hóa xã hội
Dân số: Tính đến năm 2012, dân số Kiên Giang đạt gần 1.726.200
người. Mật độ dân số: 272 người/km². Trong đó dân số tại thành thị đat gần 471.200
người, dân số sống tại nông thôn đạt 1.726.200 người.
Văn hóa xã hội: Kiên Giang có 13 huyện, 01 thành phố và 01 thị xã (thành
phố Rạch Giá và thị xã Hà Tiên) với hơn 1,7 triệu dân. Gồm 84,8% là người Kinh,
12,1% là ngườI Khmer, 2,9% là người Hoa, 0,2% là người các dân tộc khác. Nam
49,03%, nữ 50,97%. Thành thị 21,86%, nông thôn 78,14%. Tỷ lệ tăng dân số tự
nhiên 15,20%. Kiên Giang là vùng đất trù phú với thế mạnh kinh tế là nông, lâm,
thủy hải sản, công nghiệp và xây dựng và các ngành dịch vụ khác.
Giáo dục - đào tạo: Năm học 2016-2017 đã kết thúc, toàn tỉnh hiện có 671
trường, tăng 22 trường so với năm học trước, (bao gồm: 154 trường mầm non, tăng
18 trường; Tiểu học: 296 trường; Trung học cơ sở: 124 trường, tăng 02 trường; Phổ
thông cơ sở 45 trường, tăng 01 trường; THPT 52 trường, tăng 01 trường và GDTX
15 trường, không tăng giảm); hệ GDPT huy động được 11.754 lớp học và 335.806
học sinh (tăng 3.901 học sinh); tổng số giáo viên 18.767 người, tăng 1,16% (tăng
216 giáo viên) so năm học trước, (bao gồm: 2.330 giáo viên mầm non, tăng 250
giáo viên; 8.993 giáo viên tiểu học, giảm 61 giáo viên; 5.339 giáo viên trung học cơ
sở, tăng 33 giáo viên và 2.105 giáo viên THPT, giảm 6 giáo viên).
Hoàn thành chương trình kiên cố hóa trường lớp (giai đoạn II) và thay thế số
phòng học xuống cấp nặng, đảm bảo yêu cầu học tập cho học sinh. Củng cố, kiện
toàn nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên; đổi mới quản lý GD. Đẩy mạnh công
tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực của tỉnh. Trước hết, tăng cường đào tạo nghề
cho lực lượng lao động phổ thông, đào tạo các ngành nghề phục vụ cho tiềm năng,
thế mạnh của tỉnh và đào tạo đón đầu cho các khu công nghiệp, khu du lịch sắp hình
thành.
43
Từ khái quát trên có thể thấy, Kiên Giang là vùng địa lí tự nhiên phức tạp,
rộng lớn; dân số các dân tộc chiếm tỷ lệ khá lớn trong lực lượng dân cư; kinh tế - xã
hội chậm phát triển; tỉ lệ lao động qua đào tạo thấp; tỉ lệ hộ nghèo, cận nghèo cao,
đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc còn nhiều khó khăn, những
phong tục, tập quán lạc hậu vẫn còn hiện hữu trong đời sống tinh thần của cộng
đồng các dân tộc thiểu số, Đây là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát
triển GD&ĐT nói chung và phân cấp quản lý GDPT tại tỉnh nói riêng.
2.1.2. Tình hình giáo dục phổ thông tại tỉnh Kiên Giang
2.1.2.1. Mạng lưới và phân bổ trường trong hệ thống giáo dục phổ thông
GDPT cung cấp những kiến thức phổ thông, cơ bản ban đầu giúp tuổi trẻ có
thể tiếp tục học nghề hoặc học lên trung cấp, cao đẳng, đại học. Đây là lực lượng
chủ lực, nòng cốt của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, của phát
triển đất nước trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế.
Cùng với những thành tựu về kinh tế - xã hội của đất nước, sự nghiệp
GD&ĐT của tỉnh Kiên Giang đã được quan tâm chăm lo phát triển và đã đạt được
những kết quả tốt. Quy mô trường lớp phát triển rộng khắp đến các địa bàn dân cư
với việc đa dạng hóa các loại hình trường lớp đã đáp ứng được nhu cầu học tập của
nhân dân.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Kiên Giang có 532 trường trong hệ thống GDPT
bao gồm: GD tiểu học 296 trường; phổ thông cơ sở 45 trường; trung học cơ sở 124
trường; GDPT 52 trường; GD thường xuyên 15 trung tâm. Các điểm trường chủ yếu
tập trung thị trấn, thành phố. Với số lượng các trường như trên cho thấy, còn số
lượng các cơ sở GDPT trong hệ thống GD của tỉnh còn hạn chế và chỉ tập trung chủ
yếu tại thành phố của tỉnh. Yếu tố khách quan này sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả GD,
khi sỉ số của 1 lớp đông làm cho hiệu quả quản lý, tổ chức các hoạt động GD hay
học tập sẽ khó khăn.
2.1.2.2. Quy mô trường lớp
Cùng với những thành tựu về kinh tế - xã hội của đất nước, sự nghiệp
GD&ĐT của tỉnh Kiên Giang đã được quan tâm chăm lo phát triển và đã đạt được
44
những kết quả tốt. Quy mô trường lớp phát triển rộng khắp đến các địa bàn dân cư
với việc đa dạng hóa các loại hình trường lớp đã đáp ứng được nhu cầu học tập của
nhân dân.
Bảng 2.1. Thực trạng quy mô trƣờng lớp GDPT Tỉnh Kiên Giang
Bậc học Số lớp Tỷ lệ (%)
Tiểu học 6.374 62,63
Trung học cơ sở 2.774 27,26
THPT 955 9,38
Trung tâm GD thường xuyên 74 0,73
TỔNG 10.177
(Nguồn: Sở GD&ĐT tỉnh Kiên Giang)
Phân tích các chỉ số ở bảng trên ta thấy: số trường, số lớp đã phân bố rộng
khắp trên địa bàn tỉnh và bậc GD tiểu học có tỷ lệ lớp cao nhất sau đó đến bậc trung
học cơ sở. Bậc THPT có tỷ lệ thấp nhất, điều đó cho thấy tỷ lệ học sinh tốt nghiệp
THPT thấp và số lượng học sinh theo học THPT còn chưa nhiều, số lượng học sinh
bỏ học giữa chừng còn nhiều.
2.1.2.3. Thực trạng quy mô học sinh
Phân cấp QLNN về GDPT có hiệu quả hay không được đánh giá qua tiêu chí
rất quan trọng là chất lượng GD. Chất lượng đào tạo phải được nhìn nhận từ hai
phía, chủ quan và khách quan. Về phía chủ quan, đó là mức độ đạt tới mục tiêu đào
tạo của cơ sở đào tạo. Trong phạm vi đề tài cho phép, tôi tổng kết số lượng học sinh
qua các cấp học như sau:
Bảng 2.2. Thực trạng số lƣợng học sinh GDPT tỉnh Kiên Giang
Bậc học Số học sinh Tỷ lệ(%)
Tiểu học 158.037 54,33
Trung học cơ sở 94.705 32,56
THPT 36.061 12,40
Trung tâm GD thường xuyên 2.064 0,71
TỔNG 290.867
(Nguồn: Sở GD&ĐT tỉnh Kiên Giang)
Về số lượng, học sinh GDPT tỉnh Kiên Giang được phân giải các cấp học.
Trong đó, tỷ lệ học sinh tiểu học chiếm tỷ lệ 54,33% cao nhất trong đó hệ GD
thường xuyên chiếm tỷ lệ thấp 0,71%. Đặc biệt sự mất cân đối giữa cấp học trung
45
học cơ sở và THPT chênh lệnh tỷ lệ khá lớn. Điều đó cho thấy, cơ chế quản lý
GDPT tại tỉnh Kiên Giang còn hạn chế.
2.1.2.4. Cơ cấu, trình độ đội ngũ
Bảng 2.3. Thực trạng số lƣợng giáo viên GDPT tỉnh Kiên Giang
Bậc học Số giáo viên Tỷ lệ (%)
Tiểu học 8.993 53,99
Trung học cơ sở 5.339 32,05
THPT 2.105 12,64
Trung tâm GD thường xuyên 221 1,33
TỔNG 16.658
(Nguồn: Sở GD&ĐT tỉnh Kiên Giang)
Tổng số giáo viên là 16.658 người, cơ bản đảm bảo số lượng. Tuy nhiên, thực
tế hiện nay, vẫn còn tình trạng mất cân đối, không đồng bộ trong cơ cấu đội ngũ ở
các địa bàn khác nhau (thừa giáo viên ở thị trấn, thiếu giáo viên ở những vùng khó
khăn), theo môn học (thừa giáo viên dạy văn hóa, thiếu giáo viên dạy các môn đặc
thù).
2.1.3. Tình hình quản lý nhà nƣớc đối với giáo dục phổ thông ở Kiên Giang
Qua khảo sát cho thấy, nhìn chung GDPT đã đạt được những thành tựu quan
trọng, góp phần thực hiện nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài
cho đất nước; đã hoàn thành mục tiêu xóa mù chữ, củng cố và nâng cao chất lượng
phổ cập GD tiểu học, phổ cập GD trung học cơ sở. Hệ thống văn bản quy phạm
pháp luật được ban hành tương đối đầy đủ, đã từng bước thể chế hóa các chủ
trương, quan điểm lớn của Uỷ ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về GD, tạo hành lang
pháp lý cho GDPT phát triển. Quy mô và mạng lưới GDPT phát triển nhanh và khá
đa dạng về loại hình trường, cơ bản đáp ứng được nhu cầu học tập của học sinh.
Chương trình, sách giáo khoa GDPT về cơ bản đã thể hiện được quan điểm, đường
lối đổi mới GD của Đảng và Nhà nước, bước đầu thể hiện được quan điểm dạy học
phân hóa, tích hợp và tính liên thông, có nhiều tiến bộ về nội dung và hình thức
trình bày. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý GD đã có bước phát triển cả về số
lượng, trình độ và cơ cấu chuyên môn. Đầu tư cho GD được ưu tiên, cơ sở vật chất
46
nhà trường từng bước được cải thiện, nâng cấp theo hướng chuẩn hóa. Xã hội hóa
GD được đẩy mạnh. Công bằng xã hội trong GD được thực hiện tốt hơn.
Từ khái quát về đặc điểm kinh tế, xã hội tỉnh Kiên Giang với vị trí địa lý và
đặc điểm kinh tế - xã hội đã có một số thuận lợi nhưng cũng không ít những khó
khăn như: chuyển dịch kinh tế còn chậm, tỷ trọng thương mại dịch vụ còn thấp. Tốc
độ tăng trưởng chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế. Đời sống của nhân dân vùng
sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn. Chất lượng GD chưa vững chắc, trang thiết bị dạy
và học còn thiếu, chưa đáp ứng được so với yêu cầu. Công tác xã hội hóa GD còn
hạn chế và chưa đều khắp. Công tác triển khai thực hiện kế hoạch xây dựng trường
đạt chuẩn quốc gia còn gặp nhiều khó khăn do nguồn vốn đầu tư không đảm bảo.
Các điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học chưa đồng bộ ảnh hưởng đến
nâng cao chất lượng GD toàn diện và làm hạn chế chất lượng GDPT.
Tóm lại, từ những đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và GDPT có thể rút ra
nhận xét về GDPT như sau:
Tỷ lệ học sinh học THPT và GD thường xuyên còn thấp. Yếu tố này do
nhiều nguyên nhân, trong đó có 2 nguyên nhân chủ yếu là kinh tế - xã hội chậm
phát triển và phong tục, tập quán lạc hậu vẫn còn hiện hữu trong đời sống của cộng
đồng các dân tộc như: lao động sớm đối với trẻ em gái; lấy vợ, lấy chồng sớm,...
Giáo viên GDPT cơ bản đảm bảo về số lượng. Về trình độ đào tạo, tỷ lệ nhà
giáo đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo. Điều này chứng tỏ sự quan tâm
đầu tư đào tạo, bồi dưỡng để nâng chuẩn, nâng cao chất lượng đội ngũ của tỉnh. Tuy
nhiên, một thực tế không thể phủ nhận là giữa năng lực giảng dạy và trình độ đào
tạo của một bộ phận nhà giáo vẫn chưa tương xứng... Một số nhà giáo trình độ trên
chuẩn nhưng hạn chế về chuyên môn, kỹ năng sư phạm, tinh thần trách nhiệm và
đạo đức nhà giáo, chậm thích ứng với việc đổi mới, nên khó đáp ứng được yêu cầu
của thực tiễn.
Công tác quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở GDPT còn chậm, chưa theo
kịp yêu cầu ngày càng cao và sự đổi thay của cuộc sống, thời gian đầu chưa có quy
hoạch, việc xây dựng các cơ sở GD còn mang tính tự phát, tùy thuộc vào điều kiện
47
của từng địa phương. Nguồn kinh phí hạn hẹp, không đủ đáp ứng nhu cầu phát triển
nhà trường, dẫn đến việc phân bổ, đầu tư dàn trải, thiếu đồng bộ. Một số địa phương
khi tiến hành quy hoạch mạng lưới cơ sở GDPT chưa dự báo được khả năng biến
động về quy mô dân số trong độ tuổi đi học dẫn tới tình trạng nhiều cơ sở GD có
quá ít học sinh, quy mô số lớp nhỏ nên khó đầu tư để chuẩn hóa cơ sở vật chất.
Bên cạnh đó chất lượng GDPT nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được mục tiêu
GD cũng như yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và còn thấp so với
nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Việc ban hành văn bản quy phạm pháp
luật nói chung còn chậm tiến độ, chưa đồng bộ, một số quy định thiếu tính cụ thể,
khả thi. Các loại hình GD chuyên biệt, ngoài công lập, chất lượng cao, có yếu tố
nước ngoài chưa bám sát định hướng, mục tiêu đề ra và còn bất cập về cơ chế hoạt
động và quản lý. Chương trình, sách giáo khoa còn thiên về truyền đạt kiến thức,
chưa chú trọng đúng mức việc rèn luyện tư duy sáng tạo và năng lực tự học, chưa
cân đối dạy kiến thức với GD đạo đức, lối sống, lịch sử, văn hóa dân tộc cũng như
định hướng nghề nghiệp. Chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý GD vẫn
chưa đáp ứng được yêu cầu triển khai chương trình, sách giáo khoa mới nói riêng và
bảo đảm chất lượng GD nói chung. Đầu tư cho GDPT vẫn còn dàn trãi, bình quân,
chưa phù hợp với sự chuyển đổi kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Còn thiếu những cơ chế, chính sách nhằm huy động có hiệu quả các nguồn lực xã
hội cho GD và định hướng các cơ sở GDPT phát triển theo đúng mục tiêu, hợp quy
luật. Cơ sở vật chất, trang thiết bị ở nhiều trường học còn thiếu đồng bộ, chưa bám
sát và chưa đáp ứng được yêu cầu của việc thực hiện chương trình, sách giáo khoa
mới, hiệu quả sử dụng còn hạn chế.
Những hạn chế, tồn tại nêu trên về phân cấp QLNN đối với GDPT tại tỉnh
Kiên Giang là thách thức rất lớn đặt ra. Chính thực tế này là cơ sở để thúc đẩy
chúng tôi nên có giải pháp tích cực phát huy vai trò của phân cấp QLNN đối với
GDPT tại tỉnh Kiên Giang. Việc có giải pháp thiết thực, kịp thời nhằm nâng cao
chất lượng công tác bồi dưỡng đội ngũ này là vô cùng cần thiết. Không chỉ có tính
48
cấp bách, cần thiết đối với GDPT còn vừa có tính chiến lược, có tầm quan trọng đặc
biệt trong việc nâng cao kinh tế - xã hội của tỉnh.
2.2. THỰC HIỆN PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI GIÁO DỤC
PHỔ THÔNG TẠI TỈNH KIÊN GIANG
2.2.1. Phân cấp quản lý về bộ máy
Bộ máy được tổ chức thống nhất từ trung ương đến địa phương. Theo Nghị
định 115/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định trách
nhiệm QLNN về GD, đối với GDPT, trách nhiệm quản lý của các cấp chính quyền
được quy định rõ: Bộ GD&ĐT, UBND cấp tỉnh, Sở GD&ĐT, UBND cấp huyện,
Phòng GD&ĐT. Chiến lược phát triển GD năm 2011- 2020 đã định hướng sự phát
triển của GDPT theo hướng hoàn thiện cơ cấu hệ thống GD, trong đó GDPT tỉnh
Kiên Giang cũng như cả nước. Định hướng chiến lược này là cơ sở quan trọng để
đổi mới hệ thống GDPT, đổi mới mục tiêu, chương trình nhằm đáp ứng yêu cầu xây
dựng con người xã hội chủ nghĩa. Do vậy, việc nghiên cứu mức độ hài về việc về
phân cấp quản lý bộ máy về GDPT tại tỉnh Kiên Giang có ý nghĩa quan trọng trong
QLNN đối với các GDPT hiện nay.
Bảng 2.5: Phân cấp quản lý về bộ máy
TT Tổ chức bộ máy trong QLNN
Mức độ thực hiện
X
Thứ
bậc
Không hài
lòng
Ít hài lòng Hài lòng
Rất hài
lòng
SL % SL % SL % SL %
1
Xây dựng cơ chế, chính sách cho
hoạt động GDPT
30 10.0 94 31.3 118 39.3 88 29.3 2.80 7
2
Quy định rõ vị trí, chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn, thẩm quyền
của cơ quan chuyên môn QLNN
về GD ở trung ương và địa phương
30 10.0 55 18.3 108 36.0 137 45.7 3.07 1
3 Quy định trách nhiệm cũng như 30 10.0 70 23.3 98 32.7 132 44.0 3.01 2
49
phân định nhiệm vụ các cơ quan
ngang Bộ trong QLNN đối với
GDPT
4
Quy định về tổ chức, nhiệm vụ,
quyền hạn của cơ sở GDPT, hoạt
động khoa học và công nghệ, hoạt
động hợp tác quốc tế, bảo đảm
chất lượng GD, người học, tài
chính, chế độ làm việc với giáo
viên
30 10.0 80 26.7 88 29.3 132 44.0 2.98 3
5
Quy định nhiệm vụ và quyền hạn;
tổ chức và quản lý các trường phổ
thông; hoạt động GDPT; giáo viên
và người học; tài chính và tài sản
27 9.0 99 33.0 109 36.3 95 31.7 2.82 6
6
Xây dựng và ban hành thông tư
hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ,
tự chịu trách nhiệm về thực hiện
nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên
chế đối với đơn vị sự nghiệp công
lập GD&ĐT
50 16.7 59 19.7 106 35.3 118 39.3 2.90 4
7
Xác định và phân công các chức
năng, nhiệm vụ và quyền hạn của
từng cấp (trung ương, tỉnh, trường)
0.0 89 29.7 86 28.7 125 41.7 2.84 5
8
Cơ quan QLNN trung ương quy
định khung cơ cấu tổ chức bộ máy
cơ sở GD theo từng loại hình, hạng
trường
57 80 26.7 120 40.0 73 24.3 2.63 9
9
Cơ sở GD phải xây dựng và thiết
kế cơ cấu tổ chức bộ máy của
85 28.3 60 20.0 90 30.0 95 31.7 2.59 8
50
mình trình cơ quan QLNN theo
thẩm quyền phê duyệt nhằm đảm
bảo cơ cấu tổ chức theo cơ cấu quy
định đồng thời gắn với loại hình
hoạt động của cơ sở GD.
10
Ban hành và tổ chức thực hiện văn
bản quy phạm pháp luật về cán bộ,
công chức
96 32.0 100 33.3 66 22.0 68 22.7 2.32 10
TRUNG BÌNH 12.6 26.2 32.9 35.4 2.79
Bảng số liệu với 10 nội dung cơ bản đánh giá mức độ hài lòng của cán bộ,
giáo viên của các trường trong hệ thống GDPT tại tỉnh Kiên Giang được đánh giá
mức độ ít hài lòng đến hài lòng, điểm trung bình từ 2.79 (Min = 1, Max = 4). Trong
đó, “Quy định rõ vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, thẩm quyền của cơ quan
chuyên môn QLNN về GD ở trung ương và địa phương” có trị trung bình cao nhất
( X = 2.79). Xếp thứ 2 với điểm trung bình X = 3.01 là nội dung “Quy định trách
nhiệm cũng như phân định nhiệm vụ các cơ quan ngang Bộ trong QLNN đối với
GDPT”.
Thực trạng hiện nay tổ chức bộ máy QLNN về phân cấp quản lý đối GDPT
tại tỉnh Kiên Giang, UBND tỉnh cũng như Sở GD&DT đã đưa ra văn bản quy định
về vấn đề này trên cơ sở những quy định chung của pháp luật có liên quan. Trong
đó UBND tỉnh đã ban hành công văn số 468/UBND-NCPC ngày 02/5/2012 hướng
dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Phòng GD&ĐT thuộc UBND
huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Kiên Giang. Sở GD&ĐT tỉnh ban hành Quyết
định số 487/QD-SGĐT, ngày 22 tháng 4 năm 2013 về chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạng của các đơn vị giúp Giám đốc thực hiện chức năng QLNN thuộc Sở GD&ĐT
tỉnh kiên Giang,. Cũng trong phạm vi quy đinh chức năng QLNN đối với GDPTT,
UBND tỉnh Kiên Giang ra Quyết định số 976/QD-UBND, Quyết định về quy định
51
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở GD&ĐT tỉnh Kiên
Giang. Từ các văn bản trên có thể thấy:
Thứ nhất, UBND cấp tỉnh: chỉ đạo, hướng dẫn Sở GD và Đào tao và Phòng
GD&ĐT thực hiện quy hoạch, kế hoạch, tuyển chọn, sử dụng, đánh giá, luân
chuyển, đào tạo, bồi dưỡng, thực hiện chính sách đối với giáo viên; bảo đảm đủ
biên chế sự nghiệp.
Thứ hai, Sở GD&ĐT: hướng dẫn, tổ chức thực hiện, kiểm tra, thanh tra việc
thực hiện chương trình GDPT, tuyển chọn, sử dụng, luân chuyển, biệt phái, đào tạo,
đào tạo lại, bồi dưỡng, thực hiện chính sách đối với giáo viên.
Thứ ba, các cơ sở GDPT: tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động GD
khác theo mục tiêu, chương trình GDPT do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành; quản
lý giáo viên; tổ chức cho giáo viên tham gia hoạt động xã hội.
Thứ tư, sở Nội vụ là cơ quan quản lý công chức, viên chức của tỉnh. Sở Nội
vụ phối hợp với sở GD&ĐT trong tuyển dụng giáo viên trong hệ thống GDPT theo
kế hoạch được UBND tỉnh phê duyệt.
Bên cạnh mặt tích cực. Kết quả khảo sát còn hạn chế về các chính sách, văn
bản pháp quy về cơ quan QLNN trung ương quy định khung cơ cấu tổ chức bộ máy
cơ sở GD theo từng loại hình, hạng trường; cơ sở GD phải xây dựng và thiết kế cơ
cấu tổ chức bộ máy của mình trình cơ quan QLNN theo thẩm quyền phê duyệt nhằm
đảm bảo cơ cấu tổ chức theo cơ cấu quy định đồng thời gắn với loại hình hoạt động
của cơ sở GD; ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về cán
bộ, công chức chưa được hài lòng về các nội dung trên. Thực tế cho thấy, mặc dù
Chính phủ, Nhà nước đã ban hành các văn bản và Bộ GD&ĐT chủ trì thực hiện,
trong đó các văn bản phân cấp về đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý trong GDPT,
chính sách GDPT còn bấp cập về thể chế:
Thứ nhất, bấp cập về phân cấp tổ chức bộ máy về nhiệm vụ, quyền hạn:
Ở cấp trung ương, Bộ GD&ĐT thực hiện chức năng QLNN về GD&ĐT
thuộc hệ thống GD quốc dân. Theo Quyết định số: 2439/QĐ-BGDĐT ngày
52
16/06/2010 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của các đơn vị giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng QLNN.
Ở cấp địa phương, tổ chức bộ máy dần hình thành và hoàn thiện. Sở
GD&ĐT đã chủ động, tích cực tham mưu phân cấp quản lý theo Nghị định
115/2010/NĐ-CP về trách nhiệm quản lý GD và Thông tư liên tịch 47/2011/TTLT-
BGDĐT-BNV hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và
biên chế của Sở GD&ĐT thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương,
Phòng GD&ĐT thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; xây dựng,
ban hành được Quy chế phối hợp giữa ngành GD với UBND các huyện, thành, thị
về quản lý GD&ĐT. Tuy nhiên, hiện tại tỉnh Kiên Giang mới ban hành Quyết định
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Sở
GD&ĐT, và Phòng GD&ĐT, việc phân cấp về quản lý nhân sự của bộ máy còn
thiếu minh bạch.
Thứ hai, trong thời gian qua, thực hiện đổi mới và nâng cao chất lượng
GDPT, quá trình biên soạn chương trình chính sách GDPT và sách hướng dẫn thực
hiện chương trình, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo lấy ý kiến của các chuyên gia, cán bộ
quản lý các cấp, giảng viên của 64 tỉnh thành trong cả nước (qua nhiều vòng). Vì
vậy, bộ chương trình chính sách GDPT và sách hướng dẫn thực hiện chương trình
được các địa phương đánh giá phù hợp thực tế. Tuy nhiên, việc xây dựng chương
trình, nội dung môn học do Bộ GD&ĐT chủ trì, tuy nhiên mỗi vùng lãnh thổ có đặc
điểm văn hóa, xã hội, kinh tế đặc thù riêng, việc “áp đặt”, “mô típ” chung về 1
chương trình, nội dung cho tất cả các trường Bắc-Trung-Nam chưa sát thực tế (đối
với cấp THPT). Có thể thấy, để ban hành chính sách, chương trình GDPT trên địa
bàn tỉnh, cần có sự phối hợp giữa cơ quan thẩm quyền chung (UBND tỉnh) và cơ
quan thẩm quyền riêng (Bộ GD&ĐT) vừa đảm bảo tính thống nhất trong công tác
chuyên môn vừa phù hợp với tình hình địa phương.
Thứ ba, hiện tại phân cấp quản lý giáo viên (quản lý viên chức nhà nước)
được quy định thống nhất chung trong toàn quốc, chưa có những quy định mang
53
tính đặc thù (quy định riêng) trong quản lý giáo viên tiểu học, giáo viên trung học
cơ sở, giáo viên THPT.
Thứ tư, thẩm quyền tổ chức bộ máy QLNN về GDPT chưa phân định rõ về
biên chế. Số lượng biên chế của Sở GD&ĐT là cố định, được quyết định bởi UBND
tỉnh. Chính vì thế, không thể thành lập thêm nhiều phòng chuyên môn của sở bởi
biên chế có hạn. Giải quyết tình huống phải cân bằng giữa biên chế có hạn và chức
năng, yêu cầu quản lý, các sở sử dụng giải pháp tình thế là cử cán bộ thuộc các
phòng chuyên môn làm kiêm nhiệm chức năng này, có thể giao cho một hoặc một
vài cán bộ kiêm nhiệm. Điều này vừa đảm bảo phù hợp với tình thế cần có đầu mối
quản lý để thực hiện nhiệm vụ, liên lạc với cấp trên cũng như các đơn vị có liên
quan đến các hoạt động giảng dạy, vừa phù hợp với thực tại chưa thể tổ chức phòng
GD dân tộc chính thức, do vướng mắc bởi nhiều yếu tố.
Thứ năm, trong phân cấp quản lý nhân sự, tài chính. Theo công văn số
486/UBND-NCPC về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức
của Phòng GD&ĐT thuộc UBND huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Kiên Giang
ngày 02/05/2012, tại mục nhiệm vụ, quyền hạn đã ghi rõ: Phòng GD&ĐT có nhiệm
vụ phối hợp với Phòng Nội vụ hướng dẫn các cơ sở GD xác định vị trí việc làm, số
người làm việc, tổng hợp vị trí việc làm, số người làm việc cho các cơ sở GD sau
khi đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Mục 2.12 cũng đưa ra Phòng
GD&ĐT cần “Phối hợp với Phòng nội vụ, Phòng tài chính-kế hoạch giúp UBND
cấp huyện kiểm tra, thanh tra thực hiện việc tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong các cơ
sở GD công lập. [45]. Như vậy, các văn bản vẫn chưa quy định thống nhất, việc
quản lý nhiều đơn vị tham gia gây chồng chéo, việc cấp phát kinh phí không kịp
thời, gây khó khăn cho các cơ sở GDPT trong việc thực hiện các hoạt động GD.
Như vậy, tổ chức bộ máy phân cấp quản lý GDPT tỉnh Kiên Giang nói riêng
chậm được đổi mới và còn tập trung nhiều vào vấn đề quản lý hành chính các cơ sở
GDPT. Trong suốt một thời kỳ dài, cơ quan QLNN đối với GDPT tập trung nhiều
việc tạo lập thể chế về tuyển sinh, về khung chương trình mà chưa quan tâm đến
việc tạo lập thể chế cho việc bảo đảm chất lượng, nâng cao trách nhiệm xã hội, tạo
54
lập thể chế trong việc trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở GDPT.
Phương pháp QLNN đối với GDPT một mặt còn tập trung, chưa có quy chế phối
hợp với các bộ, ngành, chưa phân cấp cho chính quyền địa phương, chưa tạo đủ
điều kiện để các cơ sở đào tạo thực hiện quyền và trách nhiệm tự chủ, mặt khác
không đủ khả năng đánh giá thực chất hoạt động và sự chấp hành luật pháp của
GDPT không có khả năng đánh giá chất lượng GD của toàn bộ hệ thống.
2.2.2. Phân cấp quản lý về nhân sự
Bảng 2.6: Phân cấp quản lý về nhân sự
TT Phân cấp quản lý về nhân sự
Mức độ thực hiện
X
Thứ
bậc Chƣa đạt
Trung
bình
Khá Tốt
SL % SL % SL % SL %
1
Ban hành và tổ chức thực hiện văn
bản quy phạm pháp luật về cán bộ,
công chức
83 27.7 70 23.3 84 28.0 91 30.3 2.54 2
2
Xây dựng kế hoạch, quy hoạch cán
bộ, công chức; Quy định chức
danh và cơ cấu cán bộ
76 25.3 110 36.7 80 26.7 64 21.3 2.40
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_phan_cap_quan_ly_nha_nuoc_doi_voi_giao_duc_pho_thon.pdf