MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài 5
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn 8
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 10
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 11
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 11
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của 12
7. Kết cấu của luận văn 13
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN CẤP QLNN VỀ GIÁO DỤC 14
1.1. Một số khái niệm cơ bản 14
1.1.1. Khái niệm Giáo dục 14
1.1.2. Khái niệm quản lý nhà nước về giáo dục 15
1.1.3. Khái niệm phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục 18
1.2. Vai trò của phân cấp quản lí nhà nước về giáo dục 24
1. 3. Nội dung cơ bản của quản lý nhà nước về giáo dục 25
1.4. Nội dung phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục 28
1.5. Nguyên tắc phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục 33
CHưƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NưỚC
VỀ GIÁO DỤC Ở TỈNH BẮC NINH 36
2.1. Những yếu tố tác động đến phân cấp quản lý nhà nước về
giáo dục ở tỉnh Bắc Ninh 36
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hoá - xã hội tỉnh Bắc Ninh 36
2.1.2. Các quy định, kế hoạch của Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhan dân tỉnh
106 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 18/03/2022 | Lượt xem: 474 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục ở tỉnh Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cấp có thẩm quyền phê duyệt; phân bổ biên chế sự nghiệp giáo dục cho
các cơ sở giáo dục trực thuộc sở, sau khi đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt;
hƣớng dẫn, tổ chức thực hiện, kiểm tra, thanh tra việc tuyển dụng, sử dụng,
luân chuyển, biệt phái, đào tạo, đào tạo lại, bồi dƣỡng, thực hiện chính sách
đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trên địa bàn.
Giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện kiểm tra, giám sát việc tuân thủ
pháp luật về giáo dục trong việc bảo đảm các điều kiện thành lập trƣờng, hoạt
động giáo dục, mở ngành đào tạo, công khai chất lƣợng giáo dục, công khai
điều kiện bảo đảm chất lƣợng giáo dục, việc đào tạo gắn với nhu cầu xã hội.
+) Về tổ chức, nhân sự:
Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, luân chuyển, cách
chức, giáng chức ngƣời đứng đầu, cấp phó ngƣời đứng đầu, công nhận hội
đồng trƣờng các cơ sở giáo dục trực thuộc; công nhận, không công nhận hội
đồng quản trị, chủ tịch hội đồng quản trị, hiệu trƣởng, phó hiệu trƣởng các cơ
sở giáo dục ngoài công lập thuộc quyền quản lý.
+)Về tài chính và ngân sách:
Chủ trì xây dựng để cụ thể hóa các tiêu chuẩn, định mức kinh phí giáo
dục tại địa phƣơng; lập dự toán ngân sách giáo dục đối với các cơ sở giáo dục
trực thuộc sở; quyết định phân bổ, giao dự toán ngân sách đƣợc giao cho giáo
dục đối với các cơ sở giáo dục trực thuộc sở sau khi đã đƣợc cấp có thẩm
quyền phê duyệt; phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ xác định,
cân đối ngân sách nhà nƣớc chi cho giáo dục hàng năm của địa phƣơng, trình
cấp có thẩm quyền phê duyệt; hƣớng dẫn, kiểm tra, giám sát việc sử dụng
45
ngân sách nhà nƣớc và các nguồn thu hợp pháp khác cho giáo dục trên địa
bàn tỉnh.
Hƣớng dẫn, tổ chức thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục, huy động
các nguồn lực để phát triển giáo dục; ban hành các quy định để bảo đảm
quyền tự chủ, nghĩa vụ tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục trực thuộc;
quản lý tài chính, tài sản, cơ sở vật chất đƣợc giao theo quy định của pháp
luật.
Thực hiện cải cách hành chính, thực hành tiết kiệm, phòng chống tham
nhũng, lãng phí, công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến
nghị có liên quan đến giáo dục, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật đạt
hiệu quả.
Giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh quản lý các cơ sở giáo dục trực thuộc,
gồm: trƣờng cao đẳng, trƣờng trung cấp chuyên nghiệp của tỉnh, trƣờng trung
học phổ thông, trung tâm giáo dục thƣờng xuyên, trung tâm ngoại ngữ, tin
học, trung tâm giáo dục - hƣớng nghiệpvà các cơ sở giáo dục trực thuộc khác
thuộc thẩm quyền quản lý của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
Nhƣ vậy, qua thời gian thực hiện những quy định mới đã khắc phục
đƣợc một số vấn đề chồng chéo trong quản lý giáo dục của sở GD&ĐT đối
với các cơ sở giáo dục trƣc thuộc mang tính hiệu quả thực tiễn hơn.
* Đối với UBND các huyện, thị xã, thành phố
Tại hầu hết các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh công tác quản lý
giáo dục đƣợc chỉ đạo sát sao và đi vào nề nếp . Các huyện, thị xã, thành phố
đều có những cải tiến nhất định trong quy trình quản lý giáo dục.
UBND các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Bắc Ninh có trách nhiệm
thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về giáo dục trên địa bàn; chịu trách
46
nhiệm trƣớc UBND tỉnh về phát triển giáo dục mầm non, tiểu học, trung học
cơ sở và xây dựng xã hội học tập trên địa bàn:
+) Về chuyên môn, nghiệp vụ:
Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chƣơng trình, đề án phát triển sự
nghiêp giáo dục trên địa bàn trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; chỉ đạo, kiểm
tra tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chƣơng trình, đề án giáo dục đã
đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Chỉ đạo, hƣớng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra giám sát các cơ sở
giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý trong việc thực hiện các văn bản quy
phạm pháp luật về giáo dục. Chỉ đạo, hƣớng dẫn kiểm tra Phòng Giáo dục và
Đào tạo, các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp huyện
trong việc bảo đảm chất lƣợng giáo dục trên địa bàn.
Thực hiện phổ cập giáo dục, chống mù chữ và xây dựng xã hội học tập
trên địa bàn.Thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo theo định kỳ và
hàng năm về tổ chức và hoạt động giáo dục theo hƣớng dẫn của UBND tỉnh
và Sở Giáo dục và Đào tạo.
+)Về tổ chức, nhân sự:
Quyết định thành lập, cho phép thành lập, sáp nhập, chia, tách, đình chỉ
hoạt động, giải thể đối với các cơ sở giáo dục mầm non, trƣờng tiểu học,
trung học cơ sở, trƣờng phổ thông có nhiều cấp học, trung tâm học tập cộng
đồng và các cơ sở giáo dục khác thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp
huyện.
Bảo đảm đủ biên chế công chức cho Phòng Giáo dục và Đào tạo, biên
chế sự nghiệp cho các cơ sở giáo dục; chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc xây
dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; thực hiện đầy
47
đủ, kịp thời các chính sách của Nhà nƣớc, ban hành các chủ trƣơng, biện pháp
để chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản
lý giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý trên địa bàn.
+) Về tài chính và ngân sách:
Bảo đảm các điều kiện về tài chính, tài sản, cơ sở vật chất để phát triển
giáo dục trên địa bàn; thực hiện xã hội hóa giáo dục, huy động các nguồn lực
xã hội để phát triển giáo dục; ban hành các quy định để bảo đảm quyền tự
chủ, nghĩa vụ tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền
quản lý trên địa bàn; hƣớng dẫn, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện.
Chỉ đạo, hƣớng dẫn và tổ chức thực hiện công tác cải cách hành chính,
công tác thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, lãng phí; thanh tra,
kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị và xử lý vi phạm về giáo dục
theo quy định của pháp luật; kiểm tra, giám sát việc thực hiện công khai chất
lƣợng giáo dục, công khai điều kiện bảo đảm chất lƣợng giáo dục, công khai
tài chính của các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp
huyện.
2.2.1.2. Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ QLNN về giáo dục
Trên cơ sở điều tra khảo sát đƣợc tiến hành tại các Huyện, Thị xã,
Thành Phố trong Tỉnh bao gồm: Thành phố Bắc Ninh, Thị Xã Từ Sơn, Huyện
Gia Bình, Huyện Lƣơng Tài, Huyện Quế Võ, Huyện Thuận Thành, Huyện
Tiên Du, Huyện Yên Phong. Việc điều tra khảo sát không chỉ tiến hành đối
với cán bộ, viên chức công tác trong ngành giáo dục và đào tạo mà còn đƣợc
tiến hành với các chuyên viên của Uỷ ban nhân dân tỉnh, Uỷ ban nhân dân
các Huyện, phòng Tài Chính, Phòng Nội vụđể thu thập và chia sẻ thông tin
về hiện trạng và khuyến nghị phân cấp quản lý giáo dục và đào tạo thông qua
công cụ cơ bản là Phiếu điều tra .
48
Mặc dù còn một số hạn chế nhƣ số phiếu thu đƣợc từ Uỷ ban nhân dân
tỉnh quá thấp (3 phiếu) một số phiếu trả lời của các cơ quan nhƣ Sở Kế hoạch
và Đầu tƣ, Sở Tài chính, Sở Nội vụ, chƣa thật đầy đủ, nhƣng các dữ liệu thu
thập đƣợc là phong phú và có giá trị, đã nêu rõ thực trạng và khuyến nghị về
phân cấp quản lý nhà nƣớc về giáo dục, nhìn chung có thể xem xét thực trạng
phân cấp quản lý nhà nƣớc về giáo dục trên các mặt sau đây:
+) Quản lý nhà nƣớc về chuyên môn, nghiệp vụ
-Về công tác lập kế hoạch:
Về lập kế hoạch phát triển giáo dục, các Huyện, Thị xã, Thành phố đều
theo quy trình sau: Trên cơ sở đánh giá việc thực hiện kế hoạch phát triển
giáo dục năm trƣớc và mục tiêu, nhiệm vụ đề ra cho năm kế hoạch mới, từng
đơn vị trƣờng xây dựng kế hoạch phòng và Uỷ ban nhân dân cấp huyện là các
đơn vị tổng hợp, xem xét, điều chỉnh để hoàn thiện và tham mƣu trình Uỷ ban
nhân dân tỉnh, ra quyết định phê duyệt. Nói cách khác, quy trình lập kế hoạch
phát triển giáo dục hiện nay đƣợc thực hiện từ cấp thấp lên cao (Trƣờng –
Phòng – Sở Giáo dục và Đào tạo) (73,1% hoàn toàn và 11% phần nào nhất
trí).
Tuy nhiên, trong thực tế thì việc lập kế hoạch phát triển giáo dục địa
phƣơng còn phần nào mang tính hình thức (46% nhất trí so với 40,2% chƣa
nhất trí). Nguyên nhân chính là tại một số nơi do việc lập kế hoạch tại các
trƣờng và Phòng Giáo dục và Đào tạo thƣờng là chậm và nhiều khi số liệu
vênh so với số liệu tại Sở Giáo dục và Đào tạo, nên Sở thƣờng phải song song
chủ động lập kế hoạch phát triển giáo dục cho cả tỉnh để kịp phê duyệt chƣa
đáp ứng đƣợc nhu cầu thực tế. Ví dụ: Tại các huyện Tiên Du, Quế Võ, Yên
phong Việc lập kế hoạch của các trƣờng cao hơn thực tế, dẫn đến tình trạng
vênh số liệu giữa các bên quản lý, trong khi đó Phòng Giáo dục và Đào tạo
49
mới là nơi nắm chắc thông tin về cơ cấu tuổi trẻ em tại địa phƣơng. Điều này
ảnh hƣởng đến công tác lập kế hoạch và độ chính xác thực tế của kế hoạch,
đặc biệt là khi kế hoạch của các huyện chỉ mới chú trọng tới đầu tƣ cơ bản mà
chƣa chú trọng tới mục tiêu phát triển các cấp học.
Trong khâu lập kế hoạch, giáo dục và đào tạo các trƣờng thƣờng gặp
khó khăn là: Thiếu các văn bản hƣớng dẫn cụ thể từ sở, của phòng Giáo dục
và Đào tạo sao cho kế hoạch phát triển thực sự gắn kết với các điều kiện thực
hiện kế hoạch, đặc biệt là cơ chế phối hợp giữa các cơ quan giáo dục và cơ
quan chức năng của xã hoặc huyệnVì vậy, sở, phòng Giáo dục và Đào tạo
cần cung cấp đầy đủ các văn bản hƣớng dẫn xây dựng và thực hiện kế hoạch,
trong đó quy định cụ thể cơ chế phối hợp giữa các bên liên quan nhƣ: ngành
giáo dục cần chủ trì trong khâu này, còn các ngành khác là phối hợp, thì mới
tốt đƣợc và đặc biệt là cần đƣa các tiêu chí phân loại vào khâu lập kế hoạch.
Mặc dù trách nhiệm thực hiện kế hoạch giáo dục đƣợc đánh giá là đã
gắn với quyền hạn về nhân sự (36,5% ý kiến hoàn toàn và 25,4% ý kiến phần
nào nhất trí) cũng nhƣ tài chính (39,2% ý kiến phần nào nhất trí) nhƣng trong
thực tế ý kiến này khác nhau trong một số huyện.
Đánh giá chung về việc thực hiện chủ trƣơng và chính sách phân cấp
quản lý nhà nƣớc về giáo dục cho cấp huyện, hầu hết các ý kiến đều cho rằng:
Hiện nay việc chuyển giao quyền quản lý toàn diện từ ngành giáo dục sang
Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố cần đƣợc cụ thể hóa bằng việc giao
quyền quản lý về tổ chức, cán bộ và tài chính cho các cơ quan quản lý giáo
dục địa phƣơng, đồng thời tăng quyền chủ động về quản lý tới tận cấp thực
hiện – cấp trƣờng (tuy nhiên, trƣớc mắt cần tùy theo năng lực của từng trƣờng
mà thực hiện).
50
-Về nội dung, chương trình, sách giáo khoa:
Về nội dung, chƣơng trình giáo dục, các ý kiến có phần ngả về việc
đánh giá rằng công tác xây dựng chƣơng trình giáo dục hiện nay trên toàn tỉnh
đã thể hiện các trƣờng tự xây dựng chƣơng trình giáo dục phù hợp trên khung
phân phối chƣơng trình của bộ (100% ý kiến nhất trí )
Về sách giáo khoa, đa số ý kiến cho rằng còn thiếu sự đa dạng sự đổi
mới của cơ sở vật chất chƣa song hành với sách giáo khoa, cơ chế thi cử trong
tỉnh còn nhiều xa cách với sách giáo khoa (53,4% ý kiến hoàn toàn nhất trí và
18,5% ý kiến phần nào nhất trí). Ví dụ: Các ý kiến từ phỏng vấn tại các huyện
Lƣơng Tài, huyện Quế Võ, thị xã Từ Sơn, thành phố Bắc Ninh đều thống nhất
là việc thành lập hội đồng biên soạn sách giáo khoa cần có sự tham gia rộng
rãi hơn của các chuyên gia tại địa phƣơng vào quá trình biên soạn nhằm nâng
cao tính phù hợp và thích nghi của sách.
Về thiết bị dạy học, có nhiều ý kiến hơn chút ít khi đánh giá rằng đã có
quy định rõ ràng về trách nhiệm của từng cấp quản lý ( Sở, Phòng GD&ĐT)
trong vấn đề xây dựng danh mục, thẩm định mẫu, mua sắm, cung cấp, sử
dụng, quản lý trang thiết bị dạy học (43,4% ý kiến nhất trí so với 40,7% ý
kiến chƣa nhất trí). Tuy nhiên, các đề nghị cần cho các trƣờng quyền tự mua
sắm tài liệu và thiết bị dạy học bằng nguồn ngân sách.
Về đánh giá chất lƣợng giáo dục, đa số ý kiến nhất trí đánh giá rằng đã
có quy định rõ ràng về trách nhiệm đánh giá chất lƣợng giáo dục giữa các cấp
quản lý ( Sở, Phòng, Trƣờng) 42,3% ý kiến hoàn toàn nhất trí và 23,8% ý kiến
phần nào nhất trí) và sự phân công trách nhiệm hiện nay giữa các cấp quản lý
trong việc ra đề thi coi thi, chấm thi, duyệt kết quả thi là chƣa hợp lý (58,7% ý
kiến hoàn toàn nhất trí và 17,4% ý kiến phần nào nhất trí) vì đã phân cấp tổ
chức thi và cấp bằng cho khối trung học phổ thông cần giao cho Sở giáo dục
51
và đào tạo chịu trách nhiệm, còn Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức kiểm tra,
đánh giá và cấp chứng nhận cho khối trung học cơ sở, trƣờng tiểu học chứng
nhận học hết chƣơng trình tiểu học do vậy để đánh giá chính xác thì cấp nào
phải ra đề thi, kiểm tra của cấp ấy nhƣng sở giáo dục vẫn ra đề thi học kỳ cho
cấp học trung học cơ sở .
Về đào tạo giáo viên, tuy đã có quy định tỉnh chịu trách nhiệm đào tạo
giáo viên trung học cơ sở trở xuống (do các trƣờng cao đẳng sƣ phạm của
Tỉnh đảm nhiệm theo chỉ tiêu do Bộ Giáo dục và Đào tạo giao), nhƣng hầu
hết ý kiến vẫn cho rằng chƣa có quy định cụ thể về trách nhiệm của Bộ Giáo
dục và Đào tạo và Uỷ ban nhân dân các cấp trong việc đào tạo giáo viên
(49,2% ý kiến nhất trí so với 13,7% ý kiến chƣa nhất trí). Đây có thể là một
trong các nguyên nhân dẫn đến việc đào tạo giáo viên hiện nay chƣa đồng bộ
theo cơ cấu giáo viên, đào tạo tràn lan không theo nhu cầu sử dụng nên chất
lƣợng giáo viên ngày càng thấp, đặc biệt trƣờng cao đẳng tuyển dụng đầu vào
quá thấp cứ nhƣ vậy trong tƣơng lai giáo dục Bắc Ninh sẽ phát triển nhƣ thế
nào?
Về bồi dƣỡng giáo viên, đa số ý kiến đánh giá là đã quy định rõ ràng
trách nhiệm (32,8% ý kiến hoàn toàn nhất trí và 28,6% ý kiến phần nào nhất
trí) và quyền hạn của Uỷ ban nhân dân các cấp, Sở và Phòng Giáo dục và Đào
tạo trong vấn đề bồi dƣỡng giáo viên (56,6% ý kiến nhất trí so với 28% ý kiến
chƣa nhất trí). Tuy nhiên việc xin kinh phí cho việc bồi dƣỡng giáo viên rất
khó khăn
Về giải pháp cho việc đào tạo, bồi dƣỡng giáo viên, hầu hết các huyện
đều nhất trí là việc đào tạo (giáo viên THCS trở xuống) và bồi dƣỡng giáo
viên trong phạm vi tỉnh cần giao cho Uỷ ban nhân dân cấp huyện quản lý (kể
52
cả kinh phí) và thực hiện thì mới nâng cao đƣợc chất lƣợng giáo dục tại địa
phƣơng và khắc phục đƣợc khó khăn trên
+) Quản lý nhà nƣớc về tổ chức, nhân sự
- Công tác tổ chức bộ máy
Qua khảo sát về chức năng, nhiệm vụ của Uỷ ban nhân dân cấp huyện
cho thấy có 67,7% ý kiến cho rằng: Chức năng, nhiệm vụ chƣa đi đôi quyền
hạn; 20% ý kiến cho thấy chức năng, nhiệm vụ chƣa đƣợc quy định rõ ràng,
cụ thể;12,3 % ý kiến cho thấy chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn còn chồng
chéo với các cơ quan chức năng khác. Cơ cấu tổ chức của các Sở khác nhau
Về quản lý các trƣờng, cơ sở giáo dục: Trƣớc đây, Uỷ ban nhân dân
cấp huyện đƣợc giao nhiệm vụ quản lý trực tiếp một số đơn vị sự nghiệp nhƣ
trƣờng trung học phổ thông, Trung tâm GDTX, Trung tâm Kỹ thuật Tổng hợp
– Hƣớng nghiệp. Tuy nhiên, tại điều 7 Nghị định 115/2010/NĐ-CP ngày
24/12/2010 quy định một cách rõ ràng: “Uỷ ban nhân dân cấp huyện giúp Uỷ
ban nhân dân cấp tỉnh quản lý các cơ sở giáo dục trực thuộc, gồm: trƣờng cao
đẳng, trƣờng trung cấp chuyên nghiệp (không bao gồm các trƣờng cao đẳng,
trung cấp chuyên nghiệp công lập của các Bộ đóng trên địa bàn), trƣờng cán
bộ quản lý giáo dục tỉnh (nếu có), trƣờng trung học phổ thông, trƣờng phổ
thông có nhiều cấp học (trong đó có cấp trung học phổ thông), trung tâm giáo
dục thƣờng xuyên, trung tâm ngoại ngữ, tin học, trung tâm giáo dục - hƣớng
nghiệp; trƣờng phổ thông dân tộc nội trú, trƣờng phổ thông dân tộc bán trú và
các cơ sở giáo dục trực thuộc khác (nếu có) thuộc thẩm quyền quản lý của Uỷ
ban nhân dân cấp tỉnh”.
53
- Công tác quản lý nhân sự
Tại tỉnh Bắc Ninh công tác quản lý nhân sự của ngành giáo dục chủ yếu
thuộc quyền quyết định của Sở Nội vụ. Kết quả khảo sát cho thấy:
+ 100% số ngƣời đƣợc hỏi cho rằng hiện tại Sở Nội vụ quyết định phê
duyệt kế hoạch chỉ tiêu biên chế
+ 90% số ngƣời đƣợc hỏi cho rằng hiện tại Sở Nội vụ quyết định phê
duyệt tuyển dụng nhân sự, trong khi chỉ có 10 % số ngƣời đƣợc hỏi là Uỷ ban
nhân dân cấp huyện có vai trò đó.
Việc Uỷ ban nhân dân tỉnh giao cho Sở Nội vụ chịu trách nhiệm chính
trong vấn đề duyệt biên chế, sở giáo dục và Uỷ ban nhân dân các huyện tuyển
dụng nhân sự cho ngành giáo dục và đào tạo cũng có sự thuận lợi về việc bố
trí, cân đối cán bộ trong phạm vi các Huyện, nhất là trong điều kiện số lƣợng
biên chế eo hẹp. Tuy nhiên do Uỷ ban nhân dân các huyện giao cho phòng nội
vụ tuyển dụng nắm không sâu đƣợc yêu cầu đặc thù của ngành giáo dục và
đào tạo, nên điều đó cũng gây một số bất cập cho cơ quan quản lý giáo dục:
Cơ cấu cán bộ không đồng bộ, không sát yêu cầu, chất lƣợng không đảm bảo,
không đáp ứng kịp thời về cán bộ cho cơ sở. Công tác tuyển dụng viên chức
ngành giáo dục của các huyện trong tỉnh tổ chức thi cùng ngày nên không có
nhiều cơ hội cho các thí sinh.
- Tỷ lệ ngƣời đƣợc hỏi cho rằng trên thực tế hiện tƣợng do cơ quan
quản lý giáo dục địa phƣơng không đƣợc quyền chủ động trong quản lý nhân
sự dẫn đến tình trạng đội ngũ cán bộ không bảo đảm về cơ cấu, chất lƣợng, số
lƣợng ảnh hƣởng đến việc triển khai thực hiện kế hoạch phát triển của ngành,
diễn ra không thƣờng xuyên (15% ý kiến) và khá thƣờng xuyên (65% ý kiến).
Tỷ lệ này ở cán bộ lãnh đạo phòng giáo dục và đào tạo, Uỷ ban nhân dân cấp
huyện tƣơng ứng là (5% ý kiến) và (57% ý kiến), cao hơn hẳn so với tỷ lệ ở
54
cán bộ lãnh đạo các ngành ngoài giáo dục và đào tạo là (10% ý kiến) và (8% ý
kiến)
Đánh giá chung về quyền hạn nhân sự tại các Huyện cho thấy nhìn
chung là giống nhau tuy nhiên có sự khác nhau về giao quyền quản lý nhân sự
theo 8 huyện: Thành phố Bắc Ninh quyền quản lý nhân sự đƣợc giao cho
Phòng giáo dục là chủ yếu. Huyện Quế Võ, huyện Thuận Thành, thị xã Từ
Sơn thì quyền quản lý nhân sự đƣợc giao toàn bộ cho phòng nội vụ. Các
huyện còn lại vai trò quyền quản lý nhân sự của phòng nội vụ và phòng giáo
dục đƣợc giao cùng trách nhiệm.
Hàng năm, trên cơ sở kế hoạch của Phòng Nội vụ, Uỷ ban nhân dân cấp
huyện chủ động xây dựng kế hoạch biên chế cho tất cả cấp học, chi tiết tới
từng chủng loại giáo viên báo cáo Sở Nội vụ tham mƣu cho Uỷ ban nhân dân
tỉnh phê duyệt; ngoài ra, tại một số nơi do sự hiệp y không tốt giữa phòng Nội
vụ và phòng Giáo dục và Đào tạo trong việc xây dựng kế hoạch biên chế, nên
gây rất nhiều khó khăn cho ngành giáo dục và đào tạo trong việc xây dựng và
thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục. Tuy nhiên, tất cả các ý kiến đều nhất
trí là cần giao cho ngành giáo dục chủ trì trong việc phối hợp với ngành nội
vụ xây dựng kế hoạch biên chế giáo dục, sau đó trình Uỷ ban nhân dân tỉnh
phê duyệt.
Về quy trình tuyển dụng giáo viên, nhìn chung hầu hết các Huyện theo
quy trình sau: Sở nội vụ thông báo nhu cầu tuyển dụng của các Huyện và Uỷ
ban nhân dân cấp huyện sau đó thành lập Hội đồng tuyển dụng do Chủ tịch
Uỷ ban nhân dân các Huyện hoặc Giám đốc Uỷ ban nhân dân cấp huyện làm
Chủ tịch Hội đồng, sau đó Sở Nội vụ phê duyệt kết quả tuyển dụng, Uỷ ban
nhân dân huyện, Uỷ ban nhân dân cấp huyện ra quyết định phân công về
trƣờng trực thuộc. Cách làm sau có thể dẫn đến chất lƣợng giáo viên không
55
đáp ứng đƣợc yêu cầu chuyên môn, do phòng nội vụ khi tham mƣu với Uỷ
ban nhân dân huyện ra quyết định còn bị hạn chế.
Một khó khăn khác là trong toàn Tỉnh do ngành giáo dục không đƣợc
toàn quyền quyết định phân bổ chỉ tiêu nhân sự của ngành, dẫn đến phòng,
Uỷ ban nhân dân cấp huyện luôn phải giữ quan hệ tốt với phòng, Sở Nội vụ,
mà làm giáo dục không thể chỉ cầu may bởi các mối quan hệ, nên gây khó
khăn rất nhiều cho việc sử dụng, quản lý nhân sự ngành giáo dục. Tình trạng
này là một trong các nguyên nhân dẫn đến cơ cấu giáo viên không đồng bộ,
nơi thừa, nơi thiếu, ví dụ: Tại Thành Phố Bắc Ninh hiện đang thừa 50 giáo
viên ở các trƣờng trung tâm và cũng lại thiếu 50 giáo viên các trƣờng vùng
ven thành phố; vấn đề đó cũng xảy ra đối với hầu hết các huyện thị xã còn lại
trong tỉnh.
Giải pháp cho khâu tuyển dụng giáo viên là cần giao cho Uỷ ban nhân
dân cấp huyện quyết định phân chỉ tiêu biên chế của ngành (đã đƣợc phê
duyệt) cho các Phòng Giáo dục và Đào tạo và các trƣờng trực thuộc, các
Phòng tiếp tục phân cho các trƣờng Trung học cơ sở, Tiểu học và Mầm non
trên địa bàn; và sau đó, khâu tuyển dụng có thể thực hiện theo 2 phƣơng án:
(1) cần có sự hiệp y giữa ngành giáo dục và ngành nội vụ nhƣ trên; (2) đối với
các trƣờng đủ năng lực, đặc biệt là các trƣờng điểm, cần thí điểm cho phép
Ban giám hiệu trƣờng đƣợc quyền trực tiếp tuyển giáo viên, theo các chuẩn về
giáo viên do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, dƣới sự giám sát của ngành
giáo dục và ngành nội vụ.
Về quy trình thuyên chuyển giáo viên trong phạm vi tỉnh, hầu hết các
tỉnh theo quy trình sau:
56
Giáo viên trung học phổ thông: Giám đốc sở giáo dục ra quyết định
điều động thuyên chuyển trên cơ sở biên bản của của Hội đồng xét thuyên
chuyển của ngành;
Giáo viên Trung học chuyên nghiệp: Sở Nội vụ ra quyết định điều động
trên cơ sở xin chuyển của giáo viên và sự đồng ý của ngành chủ quản;
Giáo viên Trung học cơ sở, Tiểu học, Mầm non: Do Uỷ ban nhân dân
huyện quyết định có nơi có hiệp y với ngành giáo dục, có nơi không, nên dẫn
đến tình trạng ngành giáo dục không nắm đƣợc thông tin gây khó khăn rất
nhiều cho việc xây dựng kế hoạch giáo dục, đặc biệt là chất lƣợng giáo viên
nhiều khi không đáp ứng đƣợc nhu cầu thực tế, mặt khác, gây phiền hà cho
giáo viên muốn chuyển trƣờng . Nhìn chung các ý kiến đều đề nghị là: Việc
thuyên chuyển giáo viên Trung học cơ sở, Tiểu học và Mầm non nên ủy
quyền quyết định cho Phòng giáo dục và đào tạo, còn việc thuyên chuyển
hiệu trƣởng/ hiệu phó do Uỷ ban nhân dân huyện quyết định.
Về quy trình thuyên chuyển giáo viên ra ngoài phạm vi tỉnh, theo quy
trình sau: Trên cơ sở biên bản của Hội đồng xét thuyên chuyển của Uỷ ban
nhân dân huyện trình Sở Nội vụ ra quyết định. Khi tiếp nhận giáo viên từ tỉnh
khác chuyển về, Sở Nội vụ căn cứ đề nghị của Uỷ ban nhân dân huyện để ra
quyết định.
- Về quy trình thuyên chuyển giáo viên ngoài ngành trong tỉnh theo quy
trình sau:
Giáo viên Trung học phổ thông, Trung học cơ sở, Tiểu học, Mầm non:
Từ ngành khác chuyển về hoặc từ ngành giáo dục xin chuyển sang ngành
khác do Sở Nội vụ quyết định trên cơ sở đồng ý của Giám đốc Sở giáo dục và
đào tạo, Uỷ ban nhân dân các Huyện.
57
Giáo viên Trung học chuyên nghiệp từ ngành khác chuyển về hoặc từ
ngành giáo dục và đào tạo xin chuyển ngành khác do Sở Nội vụ quyết định
trên cơ đồng ý của Giám đốc sở giáo dục và ngành chủ quản.
- Về quy trình bổ nhiệm Giám đốc Sở, Trƣởng phòng giáo dục và đào
tạo trong tỉnh theo mô hình sau:
Giám đốc Sở giáo dục và đào tạo: Tập thể cán bộ quản lý giáo dục của
tỉnh bỏ phiếu tín nhiệm, sau đó thông qua thƣờng vụ tỉnh ủy và cuối cùng Sở
Nôi vụ tham khảo ý kiến của Bộ giáo dục và đào tạo trình Uỷ ban nhân dân
tỉnh ra quyết định;
Trƣởng phòng giáo dục và đào tạo: Tập thể cán bộ quản lý giáo dục của
huyện bỏ phiếu tín nhiệm, Uỷ ban nhân dân huyện ra quyết định trên cơ sở
tham khảo ý kiến của Sở nội vụ bằng văn bản. Về quy trình bổ nhiệm Hiệu
trƣởng, phần lớn các trƣờng trong tỉnh theo mô hình sau:
Hiệu trƣởng trƣờng trung học phổ thông: Tập thể giáo viên của trƣờng
bỏ phiếu tín nhiệm: Sở giáo dục và đào tạo ra quyết định bổ nhiệm, miễn
nhiệm, cách chức.
Hiệu trƣởng trƣờng Trung học cơ sở, Tiểu học, Mầm non: Tập thể giáo
viên của trƣờng bỏ phiếu tín nhiệm, Sở giáo dục và đào tạo huyện, thị xã,
thành phố ra quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm cách chức (có nơi tham khảo
có nơi không tham khảo ý kiến của ngành giáo dục và đào tạo). Hầu hết các ý
kiến đều cho rằng, nếu không tham khảo ý kiến của ngành giáo dục và đào tạo
dễ dẫn đến vì ngƣời xếp việc, không phải vì việc xếp ngƣời.
Nhận xét chung về quản lý nhân sự, các ý kiến đều thống nhất là: Nếu
Sở giáo dục và đào tạo quản lý toàn diện sẽ điều tiết đƣợc nhân sự, xếp ngƣời
phù hợp với đặc thù của ngành Sở giáo dục và đào tạo và chủ động xây dựng
và thực hiện tốt kế hoạch phát triển giáo dục. Tuy nhiên, do mạng lƣới ngành
58
giáo dục lớn nên thƣờng phó thác cho Trƣởng phòng giáo dục và đào tạo vì
vậy dễ dẫn đến chỉ tập trung thành phố/thị trấn mà coi nhẹ nông thôn; còn
phân cấp nhƣ hiện nay cho huyện, thị xã, thành phố sẽ làm giáo dục gần gũi
với dân hơn, dễ thực hiện xã hội hóa giáo dục tốt hơn.
Vì vậy, giải pháp cho quản lý nhân sự trong bối cảnh hiện nay là: Cần
quy định cụ thể vai trò trách nhiệm và quyền hạn giữa ngành Giáo dục và
ngành nội vụ để phối hợp cho tốt. Cụ thể là: Cần để cho Sở giáo dục và
đào tạo đƣợc chủ trì phối hợp với Sở Nội vụ trong việc xây dựng, điều chỉnh
kế hoạch phát triển nhân sự, trƣớc khi trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt;
sau đó Sở giáo dục và đào tạo cần đƣợc toàn quyền phân bổ chỉ tiêu biên chế
ngành giáo dục và đào tạo (đã đƣợc phê duyệt); tiếp theo chủ trì phối hợp với
Sở Nội vụ tổ chức tuyển dụng cán bộ và giáo viên trong phạm vi tỉnh để phân
cho các trƣờng, hoặc với các trƣờng đủ năng lực thì giao cho trƣờng tự tuyển
dụng theo biên chế đƣ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_phan_cap_quan_ly_nha_nuoc_ve_giao_duc_o_tinh_bac_ni.pdf