Phần MỞ ĐẦU.1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .1
1.1 Đặt vấn đề .1
1.2 Sự cần thiết của đề tài .1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.2
2.1 Mục tiêu chung .2
2.2 Mục tiêu cụ thể .2
3. C C C U HỎI NGHIÊN CỨU .2
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU .2
4.1 Phạm vi về không gian .2
4.2 Phạm vi về thời gian .3
4.3 Phạm vi về đối tƣợng, nội dung.3
5. LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU LIÊN QUAN.3
5.1 Các tài liệu liên quan trong nƣớc và ĐBSCL .3
5.2 Các tài liệu có liên quan trong tỉnh Vĩnh Long. .6
Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUỖI GI TRỊ VÀ CHUỖI GI TRỊ KHOAI
LANG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH T N, TỈNH VĨNH LONG.8
1.1 PHƢƠNG PH P LUẬN.8
1.1.1 Định nghĩa chuỗi giá trị .8
1.1.2 Các khái niệm chính về chuỗi giá trị .11
1.1.2.1 Phƣơng pháp fili re chuỗi .12
1.1.2.2 Khung phân tích của Porter.12
1.1.2.3 Phƣơng pháp tiếp cận toàn cầu .13
1.1.3 Nội dung chuỗi giá trị .13
1.1.4 Ý nghĩa của việc sử dụng phƣơng pháp chuỗi giá trị trong nối kết thị trƣờng14
1.1.5 Ý nghĩa của việc phân tích chuỗi giá trị .15
1.1.6 Các bƣớc tiến hành phân tích chuỗi giá trị .15
109 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 456 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích chuỗi giá trị khoai lang trên địa bàn huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọ đục
trên dừa (Nguồn: Theo Niên giám thống kê huyện Bình Tân năm 2015).
2.2.1.2 Chăn nuôi
Bảng 2.6 Tình hình chăn nuôi của huyện Bình Tân (Đvt: con)
(Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Bình Tân năm 2015)
Năm Trâu Bò Lợn Gia cầm
2013 11 569 14.895 296.350
2014 13 707 17.928 328.430
2015 9 1.096 17.362 325.530
33
- Gia súc
Nhìn chung tổng đàn gia súc chăn nuôi trên địa bàn huyện Bình Tân năm 2014
tăng so với năm 2013, do giá cả thịt trâu, bò, heo tăng cao và thời tiết thuận lợi nên
ngƣời dân tăng số lƣợng gia súc nuôi đáng kể. Nhƣng đến năm 2015 số lƣợng trâu
và lợn giảm , tuy nhiên số lƣợng giảm không đáng kể do trong năm giá cả các mặt
hàng thịt lợn và trâu giảm, thức ăn ngày càng tăng giá. Trong năm 2015 giá thịt bò
luôn biến động trên thị trƣờng tăng nên ngƣời dân tăng số lƣợng đàn bò nuôi lên
đáng kể cộng với việc tận dụng dây khoai lang sau thu hoạch và cây ngô làm thức
ăn cho bò, ít tốn tiền thức ăn đầu vào vì thế lợi nhuận cao số lƣợng bò đƣợc nuôi
nhiều hơn so với năm 2013 và năm 2014.
- Gia cầm
Đàn gia cầm năm 2014 là 328.430 con có quy mô phát triển tăng hơn so với
năm 2013 là 32.000 con. Nguyên nhân tăng chủ yếu do các trại gà nuôi gia công
trên địa bàn huyện nhập về thêm số lƣợng lớn đàn gà con nên nâng tổng đàn lên cao
gấp nhiều lần so với năm trƣớc.
2.2.1.3 Th y sản
Bảng 2.7 Tình hình nuôi thủy sản của huyện Bình Tân (Đvt: ha)
Năm
Loại thủy sản
2013 2014 2015
Tôm 0,30 0,01 0
Cá (cá tra) 263,45 255,18 251,82
Thủy sản khác 0,82 1,32 1,04
(Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Bình Tân năm 2015)
Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Bình Tân năm 2015 là
252,86 ha, trong đó:
Diện tích nuôi tôm qua các năm đều giảm, đặc biệt năm 2015 diện tích nuôi
tôm không còn, lý do: giá tôm giảm mạnh cộng với điều kiện khí hậu và nguồn
nƣớc không thích hợp ngƣời dân thua lỗ nhiều nên họ nghỉ nuôi.
Diện tích nuôi cá tra năm 2015 là 251,82 ha giảm so với năm 2014 và 2013.
34
Diện tích nuôi trồng các loại thủy sản khác năm 2014 đạt 1,32 ha tăng so với
năm 2013 là 0,5 ha, do giá cả các loại thủy sản khác biến động tăng. Tuy nhiên đến
năm 2015 giảm trở lại do giá cả các loại thủy sản giảm lại và điều kiện khí hậu,
nguồn nƣớc không thích hợp nên ngƣời dân giảm diện tích nuôi.
Nhìn chung, diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Bình Tân qua các
năm 2013, 2014 và 2015 đều giảm. Do giá cả biến động giảm, điều kiện khí hậu
và nguồn nƣớc không phù hợp với điều kiện nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện.
2.3 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ C Y KHOAI LANG
2.3.1 Đặc điểm
Khoai lang có tên khoa học là Ipomoea batatas L Lam, là cây hoa màu
lƣơng thực trổng để lấy củ và lá, trồng hàng năm, họ Bìm Bìm Convolvulaceae .
Khoai lang trồng ở vùng nhiệt đới có thân bò, trồng ở vùng ôn đới, thƣờng có dạng
bụi.
Khoai lang là cây lục bội thể hexaploid 2n = 6x = 90 , nguồn gốc ở Châu Mĩ
nhiệt đới, lan truyền rất sớm sang các quần đảo Thái Bình Dƣơng và từ đó sang các
nƣớc Châu , đƣợc C.Colombo đƣa về Châu u và ngƣời Bồ Đào Nha đƣa sang
Châu Phi. Hiện nay, khoai lang đƣợc trồng ở khắp các vùng nhiệt đới và một số
vùng cận nhiệt đới, ôn đới.
Ở Việt Nam khoai lang đã trở thành cây dân gian đƣợc trồng từ lâu đời, phổ
biến thích nghi rất rộng, có thể trồng đƣợc ở nhiều điều kiện khí hậu, đất đai khác
nhau
Là cây giao phấn, ngày ngắn, không ra hoa khi ngày dài quá 13 giờ 30 phút,
do đó ít khi ra hoa ở những vùng có vĩ độ ôn đới trên 30 độ Bắc hay Nam. Ở vùng
nhiệt đới, d ra hoa, có hạt, có sức sống, nhƣng thƣờng chỉ trồng bằng các đoạn dây
gọi là hom, trong trƣờng hợp gây giống có thể trồng bằng mầm nẩy từ củ.
Khoai lang có 2 nhóm giống chính gồm:
Nhóm giống củ thịt mềm, nhiều nƣớc, màu trắng, vàng, da cam, hồng, tím.
Nhóm giống củ thịt chắc, nhiều bột, thích hợp với công nghệ thái lát, phơi khô, lấy
bột.
35
Thành phần khoai lang tƣơi gồm có 68% nƣớc, 0,8% protit, 28,5% gluxit, 34
mg% canxi, 50 mg% phốt-pho, 23 mg% vitamin C. Thành phần khoai lang khô:
11% nƣớc, 2,2% protit, 80% gluxit.
2.3.2 Công dụng
Khoai lang đƣợc trồng chủ yếu để làm lƣơng thực cho ngƣời và thức ăn cho
gia súc. Khoai lang không chỉ đơn thuần là một món ăn phổ biến mà chúng còn có
nhiều lợi ích sức khỏe. Dù ở dạng nào đi chăng nữa, chúng cũng rất giàu nguồn
dinh dƣỡng và chứa một lƣợng dƣỡng chất khổng lồ. Đó là Vitamin A và Vitamin
C, hai chất chống oxy hóa hiệu quả, rất tốt cho da, thị lực, xƣơng và cơ chắc khỏe.
Hơn nữa, chúng còn có tác dụng loại bỏ các thƣơng tổn da, chống hình thành gốc tự
do, phục hồi mô và tế bào chết, hen suyển, viêm phế quản hay thấp khớp. Hơi nƣớc
khoai lang luộc s làm các khớp thƣ giãn và không còn đau. Ngoài ra, khoai lang
còn có tác dụng chữa một số bệnh nhƣ : chữa viêm dạ dày: chính vì có nhiềm
vitamin C, B-complex, beta carotene, kali, canxi nên khoai lang mới có khả năng
chửa viêm dạ dày, ngừa ung thƣ nhất là ung thƣ đại tràng, ung thƣ thận, biểu mô..
và các tình trạng viêm, nhi m của ruột. Ngoài ra, chất xơ của nó còn có tác dụng d
tiêu hóa, giảm đau, giảm viêm nhi m các vết loét và tăng cƣờng hệ mi n dịch.
Chữa tiểu đƣờng: vì khoai lang có nhiều vitamin A, nên rất tốt cho ổn định
nồng độ đƣờng trong máu bằng cách giúp bài tiết vả thực hiện chức năng của hàm
lƣợng insulin. Thế nhƣng, không đƣợc ăn bừa bãi, trong trƣờng hợp bệnh nhân tụt
huyết áp, thì nên ăn nhiều hơn một chút để tăng huyết áp.
Các tác dụng khác: khoai lang có tác dụng cân bằng lƣợng nƣớc có trong cơ
thể. Do có giá trị dinh dƣỡng cũng nhƣ chất khoáng, chất xơ nên rất tốt cho cả bệnh
trĩ. Ngoài ra, chúng còn giúp ngƣời nghiện thuốc lá, nghiện rƣợu hạn chế đáng kể
mức tiêu thụ. Khoai lang còn tốt cho động mạnh và tĩnh mạch, không bị xơ vữa
động mạch.
36
2.3.3 Giá trị dinh dƣỡng
Protein: protein khoai lang thấp khoai tƣơng 0,8%, khoai khô 2,2% , giá trị
sinh học của protein khoai lang so với khoai tây và gạo thì kém hơn nhƣng so với
ngô, sắn thì tốt hơn.
Lipit: lipit trong khoai lang rất thấp chỉ có 0,2%.
Gluxit: 28,5%, 100gram khoai tƣơi chỉ cho 122kcalo.
Vitamin: khoai lang có nhiều vitamin C và nhóm B. Riêng khoai nghệ có
nhiều carotene.
Chất khoáng: caxi và photpho đều thấp, tỉ lệ Ca/P tƣơng đối hớp lý 34/49.
2.3.4 Kỹ thuật canh tác
- Giống
Nhân giống thông thƣờng bằng dây hoặc bằng củ . Dây giống phải đảm bảo
khỏe mạnh, không sâu bệnh chƣa ra r và hoa. Dây bánh tẻ. Tuổi dây từ 45-75 ngày
tuổi. Chỉ sử dụng đoạn 1 và 2 từ ngoạn để làm dây giống độ dài dây giống 25-30cm.
- Thời vụ
Khoai lang có thể trồng quanh năm nhƣng phải đủ nƣớc. Vì là cây trồng phụ
nên nhiều nơi trồng không đúng thời vụ và lại thu hoạch sớm nên năng suất kém.
- Chuẩn bị đất trồng
Đất trồng: phải đƣợc cày xới kỹ, tƣơi xốp và sạch cỏ
Lên luống rộng 1,2-1,5m, cao 35-40cm. Hƣớng Đông Tây là thích hợp nhất
kể cả rãnh .
- Kỹ thuật giống
Lƣu ý trồng khi đất ẩm, thời tiết mát mẻ.
Mật độ trồng: 38.000-40.000 dây/ha, khoảng cách dao động 5-6 dây/m chiều
dài luống.
Trồng hàng đơn, vùi dây giống giữa dọc theo luống và nối đuôi nhau đoạn
dây này song song với mặt luống , ngọn trên mặt luống 5-10cm 2 đốt , độ sâu vùi
khoảng 5cm.
- Chăm sóc
37
Trồng đậm hơn chết: khoai lang trồng mùa khô thƣờng d bị chết, vì vậy cần
phải chuẩn bị thêm một số hơm đủ dậm thêm 5-10 ngày sau khi trồng. Trồng đậm
đảm bảo mật độ cây.
Bấm ngọn: tiến hành sau trồng khoảng 25-30 ngày để tăng cƣờng sinh trƣởng,
phát triển thân lá giai đoạn đầu, tăng cƣờng tích lũy chất hữu cơ.
Nhắc dây trở dây : là làm đứt đoạn r con để tập trung dinh dƣỡng về củ.
Nhắc dây cần tiến hành thƣờng xuyên, nhắc xong phải đặt đúng vị trí cũ không lật
dây, tránh gây tổn thƣơng đến thân lá.
Tƣới nƣớc: thƣờng xuyên giữ ẩm đất, độ ẩm thích hớp 65-80%, nếu vụ khoai
lang gặp khô hạn thì cần phải phải tƣới rảnh cho nƣớc gấp ½ - 2/3 luống .
- Sâu bệnh và cách phòng trị
Một số đối tƣợng chính thƣờng gây hại khoai lang nhƣ: bọ hà, sâu sa, sâu
khoai để phỏng trừ hiệu quả thực hiện tốt một số biện pháp sau:
Thu hoạch khoai đúng tuổi để tránh bọ hà trong dây khoai bò xuống củ phá
hại.
Xử lý sớm các củ khoai bị bọ hà sau khi thu hoạch để sâu không lây sang ăn
phá các củ lành.
Cây đất phơi ải, thu dọn các tần dự: nhƣ dây hay các mẫu khoai còn sót lại ở
ruộng để diệt nơi cƣ trú, ẩn nắp của bọ hà.
Hoặc dùng một trong các loại thuốc trừ sâu nhƣ: Sherpa, Polytrim,
Trebon..
- Thu hoạch
Thu hoạch khoai lang dựa vào thời gian sinh trƣởng và kết hợp quan sát thấy
khi cây khoai lang có biểu hiện nhừng sinh trƣởng các lá phần gốc nhã màu vàng,
bởi kiểm tra thấy vỏ củ nhẵn, ít nhựa thì tiến hành thu hoạch. Thu hoạch vào những
ngày khô ráo, không làm tổn thƣơng xây xát, bong vỏ ảnh hƣởng đến mẫu mã và
làm giảm giá trị sản phẩm .
38
2.3.5 Một số thông tin khác liên quan đến khoai lang
Tình hình canh tác của các nông hộ vẫn còn manh mún, tự cung tự cấp, thiếu
sự liên kết giữa các nông hộ. Ở huyện có HTX nhƣng các xã viên hiện nay vẫn còn
hoạt động trong phạm vi hẹp, thiếu sự liên kết, nắm bắt thông tin, công tác chuyển
giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân còn rất chậm và hoạt động không có
hiệu quả. Về phía nông dân thì vẫn còn canh tác theo kiểu tự phát, làm theo kinh
nghiệm, các biện pháp kỹ thuật để tạo ra sản phẩm đạt yêu cầu của thị trƣờng, hạn
chế thuốc bảo vệ thực vật. đến nay vẫn chƣa đƣợc quan tâm.
2.4 CHUỖI GIÁ TRỊ KHOAI LANG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH T N,
TỈNH VĨNH LONG
Các tác nhân tham gia trên địa bàn huyện gồm có nông hộ, thƣơng lái, chủ vựa
và ngƣời bán lẻ cụ thể nhƣ sau:
2.4.1 Phân tích tình hình sản xuất khoai lang của Nông hộ trên địa bàn
huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long
Tác giả đã tiến hành phỏng vấn 113 chủ nông hộ trồng khoai lang trên địa bàn
huyện Bình Tân. Tất cả mẫu đƣợc phân bổ theo địa bàn các xã nhƣ bảng 2.8
Bảng 2.8 Số lƣợng nông hộ đƣợc phân bổ
Xã Số hộ Tỷ lệ (%)
Thành Đông 20 18
Thành Trung 38 33
Tân Hƣng 25 23
Tân Thành 30 26
Tổng cộng 113 100
(Nguồn: số liệu điều tra 113 nông hộ huyện bình Tân năm 2016)
Qua bảng 2.8 ta thấy, số mẫu nông hộ đƣợc phân bổ nhƣ vậy là phù hợp vì
diện tích trồng sản xuất và sản lƣợng khoai lang trên địa bàn huyện Bình Tân chủ
yếu tập trung ở các xã nhƣ Thành Đông, Thành Trung, Tân Hƣng và Tân Thành.
39
2.4.1.1 Về trình độ học vấn c a nông hộ
Bảng 2.9 Trình độ học vấn của nông hộ
Trình độ học vấn Số hộ Tỷ lệ (%)
Phân theo cấp
Cấp 1 55 48
Cấp 2 40 36
Cấp 3 18 16
Đại học, Cao đẳng 0
Tổng 113 100
Phân theo lớp
Học vấn thấp nhất Lớp 2
Học vấn cao nhất Lớp 12
Trình độ học vấn trung bình Lớp 7
(Nguồn: số liệu điều tra 113 nông hộ huyện bình Tân năm 2016)
Trong số 113 nông hộ đƣợc phỏng vấn, thì số nông hộ có học vấn cấp 1 chiếm
tỷ lệ cao nhất 48%, kế đến là các nông hộ có trình độ cấp 2 là 36%, chỉ có 16%
nông hộ đạt trình độ học vấn cấp 3 số này ít tham gia sản xuất họ vừa tham gia sản
xuất khoai lang vừa là các cán bộ làm công việc ở ấp, xã. Trong số 113 nông hộ
phỏng vấn, điều tra thì không có nông hộ nào có trình độ cao nhƣ trung cấp, cao
đẳng hay đại học. Qua số liệu phân tích trên cho thấy việc các nông hộ đạt trình độ
học vấn tƣơng đối thấp.
2.4.1.2 Về số năm kinh nghiệm c a nông hộ trồng khoai lang
Bảng 2.10 Số năm kinh nghiệm của nông hộ
Số năm Số hộ Tỷ lệ (%)
Dƣới 5 năm 27 24
Từ 5 – 10 năm 52 46
Trên 10 năm 34 30
Tổng 113 100
(Nguồn: số liệu điều tra 113 nông hộ huyện Bình Tân năm 2016)
40
Qua số liệu điều tra cho thấy, trong tổng số 113 nông hộ tham gia sản xuất
khoai lang trên địa bàn huyện Bình Tân, thì số nông hộ tham gia trồng khoai lang
dƣới 5 năm là 24%, kế tiếp là số nông hộ tham gia sản xuất trồng khoai lang từ 5 -
10 năm chiếm 46%, cuối cùng là những nông hộ có kinh trên 10 năm trồng khoai
chiếm tỉ lệ 30%.
2.4.1.3 Về diện tích đất sản xuất khoai lang c a nông hộ
Bảng 2.11 Diện tích đất canh tác của 113 nông hộ
Diện tích đất Số hộ Tỷ lệ (%)
Dƣới 5 công (1.000m2) 40 36
Từ 5 – 10 công (1.000m2) 61 54
Trên 10 công (1.000m
2
) 12 10
Tổng 113 100
(Nguồn: số liệu điều tra 113 hộ huyện Bình Tân năm 2016)
Theo số liệu điều tra thực tế, hoàn cảnh và điều kiện của từng nông hộ khác
nhau nên diện tích đất trồng khoai lang cũng khác nhau.
Nhìn chung các nông hộ có diện tích đất trồng khoai lang còn ít mang tính nhỏ
lẽ, số hộ có diện tích dƣới 5 công chiếm tỉ lệ 36%, các nông hộ có diện tích đất canh
tác trồng khoai lang từ 5 - 10 công chiến tỉ lệ 54%, còn lại 10% nông hộ có diện tích
đất sản xuất trên 10 công. Qua các năm giá cả khoai lang có bắp bên, lên xuống
diện tích trồng khoai lang của các nông hộ có tăng giảm theo giá thị trƣờng hàng
năm, tuy nhiên diện tích tăng giảm không đáng kể so với tổng diện tích đất sản xuất
trồng khoai lang trên địa bàn huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long. Hƣớng tới đa số các
nông hộ có ý định sẽ tham gia sản xuất khoai lang lâu dài.
2.4.1.4 Về tình hình thuê m ớn lao động c a nông hộ
Bảng 2.12 Tình hình thuê mƣớn lao động của nông hộ
Tình hình sử dụng lao động Số hộ Tỷ lệ (%)
Có thuê mƣớn lao động 102 90
Không thuê mƣớn lao động 11 10
Tổng 113 100
(Nguồn: số liệu điều tra 113 hộ huyện Bình Tân năm 2016)
41
Đối với ngành sản xuất khoai lang mang tính đặc thù là thƣờng xuyên thăm
ruộng để nắm bắt kịp thời tình hình di n biến của sâu bệnh để phòng trừ hiệu quả và
kịp thời, đến giai đoạn thu hoạch thì cần rất nhiều ngƣời để thực hiện khâu thu
hoạch, trung bình có khoảng 25 ngƣời thu hoạch trên một công khoai lang. Trong số
113 nông hộ phỏng vấn thì có đến 90% nông hộ sử dụng thuê mƣớn lao động, còn
lại 10% nông hộ không thuê mƣớn lao động do nhân khẩu trong hộ đông và họ sử
dụng hình thức dần công với các nông hộ khác.
2.4.1.5 Nhân khẩu
Bảng 2.13 Nhân khẩu và lao động trong độ tuổi lao động
Chỉ tiêu Số nhân khẩu
Số nhân khẩu trong
độ tuổi lao động
Số nhân khẩu thấp nhất 2 2
Số nhân khẩu nhiều nhất 7 6
Số nhân khẩu trung bình 4,5 4
(Nguồn: số liệu điều tra 113 hộ huyện Bình Tân năm 2016)
Lao động là yếu tố quan trọng và không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp,
đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất khoai lang, với lao động thủ công là chính ở các
khâu chăm sóc và thu hoạch. Qua bảng 2.13 cho thấy, số nhân khẩu trong hộ thấp
nhất là 2 ngƣời, nhiều nhất là 7 ngƣời, số nhân khẩu trung bình là 4. Nhân khẩu
trong độ tuổi lao động trung bình của các hộ đƣợc phỏng vấn là 4 ngƣời. Thông
thƣờng, việc trồng sản xuất khoai lang thì phải thƣờng xuyên thăm đồng để theo dõi
tình hình sâu bệnh và tƣới tiêu, phun thuốc bảo vệ thực vật nên số lao động trung
bình trong mỗi hộ nhƣ trên là cũng tƣơng đối đủ đáp ứng công việc, đa số các nông
hộ chỉ thuê mƣớn lao động trong khâu thu hoạch.
42
2.4.1.6 Giới tính
Bảng 2.14 Thông tin về giới tính của nông hộ
Giới tính Số hộ Tỷ lệ (%)
Nam 86 76
Nữ 27 24
Tổng cộng 113 100
(Nguồn: số liệu điều tra 113 hộ huyện Bình Tân năm 2016)
Giới tính của nông hộ trồng khoai lang, chủ yếu là nam giới chiếm tỷ lệ 76%
cao hơn nhiều so với nữ giới 24 chỉ có 24%. Trong sản xuất nông nghiệp nói chung
và sản xuất khoai lang nói riêng, thì nữ ít tham gia vào việc đồng áng hơn. Nữ chủ
yếu là công việc nội trợ hoặc phụ giúp những công việc nhẹ nhƣ là làm cỏ hoặc
trồng khoai và những công việc lặt vặt khác Tỷ lệ giới tính của nông hộ qua điều
tra, phỏng vấn cho thấy phù hợp với thực tế việc sản xuất khoai lang của nông hộ.
- Tình hình tham gia t p huấn kỹ thu t c a nông hộ
Bảng 2.15 Thông tin về tập huấn kỹ thuật của nông hộ
Chỉ tiêu Số ngƣời Tỷ lệ (%)
Không có tham gia tập huấn 82 72
Có tham gia tập huấn 31 28
Tổng cộng 113 100
(Nguồn: số liệu điều tra 113 hộ huyện Bình Tân năm 2016)
Theo số liệu điều tra trong 2015 thì, số hộ đã tham gia tập huấn kỹ thuật chiếm
tỷ lệ cao đến 72%, số hộ không tham gia tập huấn kỹ thuật chỉ có 28%. Qua đó cho
thấy các ngành chuyên môn ở địa phƣơng luôn qua tâm hỗ trợ, tổ chức tập huấn kỹ
thuật trong sản xuất khoai lang và nông hộ trồng khoai cũng hết sức quan tâm về
vấn đề đƣợc tập huấn kỹ thuật, thƣờng xuyên tham gia các buổi tập huấn, hội thảo
về sản xuất khoai lang. Nhằm nắm bắt đƣợc các kiến thức về kỹ thuật chuyên môn
cũng nhƣ sự hỗ trợ giúp đỡ đối với các vấn đề mà nông hộ trồng khoai hay lo ngại
nhƣ: dịch bệnh, thời tiết, cách sử dụng thuốc BVTV và phân bón
43
- Nguyên nhân nông hộ tham gia sản xuất khoai lang
Bảng 2.16 Nguyên nhân tham gia sản xuất khoai lang của nông hộ
Nguyên nhân sản xuất khoai lang Số hộ Tỷ lệ( %)
Có kinh nghiệm từ trƣớc 48 96
D bán 14 28
Theo quy hoạch 28 56
Đất đai phù hợp 45 90
Chủ động nƣớc trong tƣới tiêu 38 76
Lợi nhuận cao hơn cây trồng khác 29 58
Năng suất cao 17 34
(Nguồn: số liệu điều tra 113 hộ huyện Bình Tân năm 2016)
Qua số liệu điều tra 113 nông hộ để tìm hiểu nguyên nhân tham gia trồng sản
xuất khoai lang. Trên địa bàn huyện hiện có nhiều thƣơng lái thu mua khoai lang
nên sau khi thu hoạch nông dân có thể dể dáng bán hết, bên cạnh đó vùng đất này
còn phù hợp cho trồng khoai lang nên cho năng suất cao từ đó nông hộ thu đƣợc lợi
nhuận cao hơn các cây trồng khác. Hơn nữa vùng đất này có truyền thống trồng
khoai lang từ rất lâu đời nên nông dân có nhiều kinh nghiệm trong việc sản xuất
khoai lang hơn là các loại cây khác, đến thời điểm thu hoạch thì thƣơng lái thƣờng
tìm đến tận ruộng để thu mua nên các nông hộ chủ động chọn trồng sản xuất khoai
lang.
- Nguồn cung cấp giống
Bảng 2.17 Nguồn cung cấp giống
Nguồn giống Số ngƣời Tỷ lệ (%)
Mua từ địa phƣơng khác 9 8
Mua từ trạm khuyến nông 7 6
Mua từ nông hộ khác 97 86
Tổng 113 100
(Nguồn: số liệu điều tra 113 hộ huyện Bình Tân năm 2016)
44
Chất lƣợng và sản lƣợng khoai lang ít nhiều một phần cũng phụ thuộc vào
nguồn giống cung cấp có chất lƣợng hay không. Qua điều tra số liệu của các nông
hộ trồng khoai lang thì nguồn giống đa phần các nông hộ mua từ các hộ nông khác,
một phần nhỏ mua từ trạm khuyến nông huyện hay từ các địa phƣơng khác chở về.
Nguyên nhân là do trạm khuyến nông không đủ giống để cung cấp số lƣợng lớn
trong khi các nông hộ trồng khoai càng mở rộng diện tích. Mặt khác giá của trung
tâm khuyến nông đƣa ra thƣờng cao hơn các nông hộ trong vùng.
- Về tình hình sử dụng vốn vay
Bảng 2.18 Tình hình vay vốn của nông hộ trong năm 2015
(Nguồn: số liệu điều tra 113 hộ huyện Bình Tân năm 2016)
Theo kết quả điều, khảo sát 113 nông hộ sản xuất khoai lang trong năm 2016
thì tình hình sử dụng vốn vay cho thấy chỉ có 36 nông hộ sử dụng vốn vay với tỉ lệ
là 32%, đa số các nông hộ sử dụng nguồn vốn tự có do tích lũy của gia đình qua
nhiều năm. Trong tổng số 36 hộ có sử dụng vốn vay, thì có 27 hộ cho biết về nguồn
vốn của mình đƣợc vay từ ngân hàng 75%, vay từ quỹ tín dụng nhân dân trên địa
bàn là 7 ngƣời chiếm tỉ lệ 18,6%, còn lại chỉ có 2 ngƣời vay từ ngƣời thân, bạn b
6,4%.
Tình hình vốn vay Số ngƣời Tỷ lệ (%)
Có vay vốn 36 32
Không vay vốn 77 68
Tổng 113 100
Nguồn vay vốn
Ngân hàng 27 75
Quỹ tín dụng nhân dân 7 18,6
Ngƣời thân, bạn b 2 6,4
Tổng 36 100
45
- Chi phí trung bình sản xuất chung khoai lang tính trên 1 công (1.000m2)
Bảng 2.19 Chi phí sản xuất khoai lang năm 2015 (tính trên 1.000m2)
Các yếu tố chi phí đầu vào
Trung bình
Đvt. đồng/1.000m2)
Tỷ lệ %
Làm đất 1.650.000 14
Giống 850.000 7,2
Công trồng 650.000 5,5
Tƣới tiêu 250.000 2,1
Phân bón 1.200.000 10,2
Thuốc bảo vệ thực vật 4.500.000 38,3
Chi phí thu hoạch 2.500.000 21,3
Chi phí khác 150.000 1,4
Tổng 11.750.000 100
(Nguồn: số liệu điều tra thực tế năm 2016)
Chi phí làm đất: Là số tiền mà nông hộ bỏ ra để thuê xới đất, lên dòng, vét
mƣơng, kết quả thống kê thể hiện ở bảng 2.19 là 1.650.000 đồng/công. Đây là
khoản chi phí mà nông hộ chỉ bỏ ra một lần/vụ về sau thì không còn tốn chi phí làm
đất nữa, khoản chi phí này tƣơng đối ít so với tổng chi phí phải bỏ ra.
Chi phí giống: Cũng giống nhƣ chi phí làm đất, khoản chi phí này chỉ đầu tƣ
một lần, bởi vì khoai lang đƣợc trồng bằng dây và sau đó phát triển cho củ tới luc1
thu hoạch, không trồng hay dặm thêm giống trong quá trình sau khi trồng đến khi
thu hoạch vì nhƣ vậy củ khoai sẽ không lớn đồng đều không bán đƣợc, thƣơng lái
không thu mua.
Công trồng: Khoản chi phí này cũng chỉ bỏ ra một lần để thuê công nhân trồng
khoai lang, từ khi sau khi trồng giống khoai lang xong đến lúc thu hoạch không
trồng thêm hay trồng lại lần nào nữa, chi phí này trung bình 650.000 đồng/công đất
sản xuất.
Chi phí tƣới tiêu: Theo kết quả điều tra khảo sát, các nông hộ trồng khoai lang
thì công việc tƣới tiêu cũng hết sức quan trọng chủ yếu là ở giai đoạn đầu mới trồng
phải tƣới nƣớc thƣờng xuyên cho khoai lang phát triển đảm bảo cho quá trình phát
46
triển của củ khoai sau này, nếu trồng vào thời điểm nắng nóng thì ngày có thể tƣới
đến 2 lần. Đến thời điểm gần thu hoạch thì ít tƣới hơn, 2 - 3 ngày tƣới một lần để
đảm bảo cho dòng đất tƣơi xốp củ khoai d dàng phát triển, từ bảng 2.19 cho thấy
chi phí tƣới tiêu là 250.000 đồng/công.
Phân bón: Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp thì phân bón là yếu tố không
thể thiếu đối với cây trồng, phân bón cũng là yếu tố cực kỳ quan trọng vì nó ảnh
hƣởng đến năng suất và chất lƣợng củ khoai lang khi thu hoạch, nếu sử dụng phân
bón không đúng cách và hàm lƣợng thì không những tốn nhiều tiền mà còn làm
giảm năng suất khoai lang khi thu hoạch. Việc bón phân và sử dụng phân bón là hết
sức quan trọng nên sử dụng đúng liều lƣợng và bón đúng cách theo sự hƣớng dẫn
của các nhà khoa học cũng nhƣ cán bộ trạm khuyến nông huyện.
Thuốc bảo vệ thực vật: Là khoản chi phí mà nông hộ phải bỏ ra ngay từ khi
trồng khoai lang kéo dài cho đến khi thu hoạch, đây là khoản chi phí lớn nhất trong
các khâu trồng sản xuất khoai lang, kết quả điều tra cho thấy trung bình chi phí
thuốc bảo vệ thực vật là 4.500.000 đồng/công.
Thu hoạch: Do đặc thù của việc sản xuất khoai lang, nên khâu thu hoạch cần
rất nhiều lao động thủ công, trung bình khi thu hoạch công khoai phải cần đến 25
nhân công lao động nên chi phí cho khâu thu hoạch cũng không nhỏ. Kết quả bảng
2.19 cho thấy chi phí thu hoạch là 2.500.000 đồng/công, tuy cần nhiều nhân công
lao động khi thu hoạch nhƣng thời gian thu hoạch công khoai lang khoảng 2,5 – 3
giờ đồng hồ là xong.
Chi phí khác: Ngoài các khoản chi phí trên, thì những nông hộ trồng khoai
lang cho biết thêm việc sản xuất khoai lang còn tốn một số chi phí khác xăng xe
thăm đồng ruộng, chi phí các lần hội thảo học hỏi trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau
giữa các nông hộ sản xuất gần nhau), khoản chi phí này là 150.000 đồng/công đây
là khoản chi phí nhỏ không đáng kể trong hoạt động sản xuất khoai lang nhƣng vẫn
phải tính.
- Sản l ợng, giá bán, doanh thu, chi phí và lợi nhu n trung bình c a mỗi
nông hộ năm 2015 (tính trên 1.000m2 đất sản xuất
47
Bảng 2.20 Sản lƣợng, giá bán, doanh thu, chi phí và lợi nhuận trung bình của
mỗi nông hộ năm 2015
(đvt: 1000đ)
Khoản mục Đơn vị tính Trung bình
Sản lƣợng tấn/năm 1,8
Giá bán đồng/tấn 11.040
Doanh thu đồng/năm 19.872
Chi phí đồng/năm 11.872
Lợi nhuận đồng/năm 8.000
(Nguồn: số liệu điều tra thực tế năm 2016)
Sản lƣợng: Sản lƣợng phụ thuộc vào năng suất khoai lang sau khi thu hoạch,
trong đề tài tác giả đã điều tra, phỏng vấn nông hộ trồng khoai lang, dựa trên sản
lƣợng thực tế thu hoạch và chi phí của nông hộ bỏ ra để tính ra doanh thu và lợi
nhuận của các nông hộ. Sản lƣợng từng vụ/năm phụ thuộc vào các yếu tố đầu vào,
điều kiện đất đai, thời tiết khí hậu, sâu bệnh Sản lƣợng thấp do bị ảnh hƣởng
nặng của các yếu tốt nói trên, ngƣợc lại sản lƣợng đạt đƣợc mức cao do thời tiết
thuận lợi, ít sau bệnh và đặc biệt là khâu chăm sóc kỹ lƣỡng của nông hộ và sự
hƣớng dẫn tập huấn kỹ thuật của cán bộ khuyến nông trạm bảo vệ thực vật và các
cơ quan chức năng.
Giá bán: Giá bán khoai lang của các nông hộ cũng chính là giá mua của
thƣơng lái, giá bán ảnh hƣởng đến thu nhập của nông hộ vì trong nền nông nghiệp
nƣớc ta hiện nay thƣờng xảy ra tình trạng nông hộ sản xuất trúng mùa thì rớt giá.
Ngƣợc lại mất mùa thì đƣợc giá, điều này ảnh hƣởng rất lớn đến thu nhập của nông
hộ trồng khoai lang.
Doanh thu: Doanh thu là tiền thu đƣợc từ hoạt động bán khoai lang sau khi thu
hoạch của nông hộ, tiền nhiều hay ít là do ảnh hƣởng của sản lƣợng khoai lang thu
hoạch. Từ kết quả thống kê cho thấy trung bình năm nông hộ thu đƣợc 19.872.000
đồng/1.000m2 đất canh tác.
48
Chi phí: Trong quá trình sản xuất khoai lang từ khâu đầu vào sản xuất đến
khâu tiêu thụ, nông hộ phải bỏ ra nhiều tiền chi cho các hoạt động sản xuất. Tất cả
các khoản tiền này là tổng chi phí mà nông hộ phải bỏ ra để sản xuất khoai lang trên
năm với 1000m2 đất là 11.872.000 đồng.
Lợi nhuận: Lợi nhuận hay còn gọi là giá trị gia tăng thuần là phần thu nhập
của nông hộ sau khi trừ khoản chênh lệch
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_phan_tich_chuoi_gia_tri_khoai_lang_tren_dia_ban_huy.pdf