DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT . i
DANH MỤC BẢNG BIỂU.ii
DANH MỤC HÌNH VẼ .iii
PHẦN MỞ ĐẦU. iv
i. Mô tả vấn đề nghiên cứu. . iv
ii. Động lực nghiên cứu . v
iii. Lựa chọn chủ đề nghiên cứu.vii
iv. Mục tiêu của luận văn.vii
v. Các tiêu chí đánh giá cần đạt được.vii
vi. Phương pháp nghiên cứu .viii
vii. Cấu trúc của luận văn.viii
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ LEAN VÀ KHÁI NIỆM LEAN
BỆNH VIỆN . 1
1.1. Tổng quan về tư duy tinh gọn Lean . 1
1.1.1. Khái niệm Lean. 1
1.1.2. Lịch sử hình thành Lean . 1
1.2. Mục tiêu của tư duy Lean. 3
1.2.1. Gia tăng công việc tạo giá trị và loại bỏ lãng phí. 3
1.2.2. Rút ngắn chu kỳ sản xuất . 6
1.2.3. Giảm thiểu mức dự trữ. 6
1.2.4. Cải thiện năng suất và tăng sản lượng . 7
1.2.5. Tận dụng thiết bị và mặt bằng . 7
1.2.6. Nâng cao tính linh hoạt trong hệ thống. 8
1.3. Các nguyên tắc áp dụng tư duy Lean. 8
1.3.1. Nguyên tắc kéo từ khách hàng. 10
1.3.2. Nguyên tắc xác định chuỗi giá trị và loại bỏ lãng phí. 10
1.3.3. Nguyên tắc đúng thời điểm JIT. 11
1.3.4. Nguyên tắc hoạt động theo dòng chảy. 11
1.3.5. Nguyên tắc cải tiến liên tục. 11
122 trang |
Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 602 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích thực trạng tại các bệnh viện Việt Nam theo quan điểm lean, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng đang là vấn đề khiến người bệnh cảm thấy
không hài lòng nhất. Khi được hỏi tại khoa khám bệnh, bệnh viện Bạch Mai, ông
Trịnh Văn Quân (Hoàng Mai – Hà Nội) cho biết mình không biết khi đến bệnh viện
phải làm những thủ tục gì để được vào khám và phải đi đến đâu. Đây cũng là tình
trạng chung với những người đi khám bệnh tại bệnh viện Bạch Mai và các bệnh
viện khác.
Thậm chí đội ngũ nhân viên bệnh viện nhiều khi cũng chưa nắm được hết tất cả các
quy trình tại vị trí đảm nhận bởi có quá nhiều các kênh thông tin khác nhau cần phải
xử lý. Mỗi lần như vậy có thể họ phải hỏi lại hoặc mất nhiều thời gian hơn. Còn rất
nhiều những lãng phí nữa trong suốt chuỗi giá trị hoạt động của một bệnh viện từ
các bộ phận phục vụ như bãi đỗ xe, nhà ăn, vận tải; cho đến các phòng ban chức
năng khám bệnh, cấp cứu; hoặc thậm chí là ngay trong một phòng bệnh như cách bố
trí giường bệnh, tủ thuốc.
Vậy có cách tiếp cận nào giúp loại bỏ những vấn đề này. Mô hình Lean đã chứng
minh khá hiệu quả với nhiều tổ chức và bệnh viện như nêu trên. Phải chăng bệnh
viện ở Việt Nam nên xem xét nghiên cứu và đưa mô hình này vào như một giải
pháp hiệu quả cho bài toán như hiện nay. (Nguyễn Đạt Minh – Nguyễn Danh
Nguyên 2013).
Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng tại phần lớn các bệnh viện Việt Nam còn yếu kém do đã
được xây dựng từ lâu và có rất ít những bệnh viện được hỗ trợ nâng cấp cải tạo.
Điều kiện khó khăn chật hẹp cùng với tư duy bị ảnh hưởng bởi một ngành dịch vụ
có mục đích xã hội mà không nhằm mục đích lợi nhuận. Có lẽ cũng bởi vì tư duy
này nên ý thức về một sự thay đổi mang tính tích cực thường không được lãnh đạo
các bệnh viện quá quan tâm và cam kết thực hiện.
- 37 -
2.1.4. Đánh giá kết quả hoạt động tại các bệnh viện Việt Nam
2.1.4.1. Tình trạng quá tải bệnh viện
Theo thống kê của Bộ Y tế, năm 2010, công suất sử dụng giường bệnh tại các bệnh
viện công lập là 128.52% đối với bệnh viện tuyến trung ương và 126.66% đối với
các bệnh viện tuyến tỉnh. Tỉ lệ này có thể lên đến trên 200% ở một số bệnh viện lớn
tuyến trung ương, nhất là trong thời điểm bùng nổ dịch bệnh. Điển hình như, bệnh
viện Bạch Mai, thành phố Hà Nội, tỉ lệ này có khi lên tới 285%. Quá tải công việc
là tình trạng khá phổ biến đối với các cán bộ y tế đặc biệt là một số bệnh viện công
lập do người bệnh không khám bệnh ở các trung tâm y tế cấp cơ sở. Nghiên cứu
thực hiện tại phòng khám ngoại trú tại 6 bệnh viện ở thành phố Hà Nội trên 2.587
phiếu điều tra từ 2005 đến 2010. Kết quả cho thấy, bệnh nhân đến khám ngoại trú
tại các bệnh viện chuyên khoa ngày càng tăng và lý do đến khám đa số là những
bệnh thông thường (44.0% - 85.1%) trong khi đó tuyến y tế cơ sở có thể điều trị
được (67.7%). Bệnh nhân đến bệnh viện đa số là vượt tuyến hoặc tự đến (85.5%)
dẫn đến tình trạng quá tải bệnh nhân ở các phòng khám ngoại trú tại các bệnh viện
tuyến trên, vượt công suất sử dụng giường (107.8% - 130.0%) và vượt chỉ tiêu
khám chữa bệnh ngoại trú (114,4% - 145.,0%). Mỗi ngày một bác sỹ có thể khám từ
50 - 100 bệnh nhân, dẫn đến việc giảm chất lượng của công tác khám chữa bệnh.
(Nguồn: Thuận, N.T., Lofgren, C., Lindholm, L. & Chúc, N.T.K. Choice of
healthcare provider folloing reform in Vietnam. BMC Health Serv Res 2010).
Để có được cái nhìn tổng quát và rõ ràng hơn, tác giả đã thu thập và tổng hợp thống
kê tỷ lệ % quá tải tại các bệnh viện như hình 2.3 phía dưới:
Ngoài ra một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng quá tải tại các bệnh viện tuyến
trung ương là do số lượng bệnh nhân quá nhiều trong khi bệnh viện không đủ công
suất và số lượng để đáp ứng được nhu cầu cho người bệnh.
Bên cạnh đó, việc người bệnh phải đi qua nhiều chỗ và làm nhiều tủ tục khác nhau
cũng là nguyên nhân dẫn đến thời gian phục vụ bị kéo dài, hậu quả là số lượng bệnh
nhân được phục vụ trong một khoảng thời gian bị ít đi rất nhiều.
- 38 -
0%
20%
40%
60%
80%
100%
120%
140%
160%
180%
200%
Bệnh
viện
Bạch
Mai
Bệnh
viện Nhi
TW
Bệnh
viện Hữu
Nghị
Bệnh
viện K
Bệnh
viện Việt
Đức
Bệnh
viện E
Bệnh
viện phụ
sản TW
Bệnh
viện
nhiệt đới
TW
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Hình 2.3: Thống kê tỷ lệ quá tải bệnh viện từ 2009 – 2011 (Nguồn: Bộ Y tế)
Quá tải bệnh viện cũng được các y văn thế giới chứng minh là nguyên nhân dẫn tới:
(1). Giảm chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh, chăm sóc người bệnh:
Đối với khám bệnh, điều trị theo đơn hoặc điều trị ngoại trú: người bệnh phải chờ
đợi lâu khi khám bệnh, làm xét nghiệm, thủ thuật để giúp việc chẩn đoán bệnh; thời
gian khám bệnh, tư vấn hạn chế.
Đối với điều trị nội trú: người bệnh phải chờ đợi lâu khi cần được cung cấp dịch vụ
thủ thuật, phẫu thuật...; việc chăm sóc theo nhu cầu người bệnh bị hạn chế như phải
nằm chung gường bệnh; việc hướng dẫn, thực hiện và kiểm tra về chăm sóc người
bệnh như tư vấn bệnh tật, chia sẻ tình cảm, săn sóc ăn uống, ngủ nghỉ, tiếng ồn, các
điều kiện vệ sinh cá nhân, uống thuốc, tiêm thuốc theo giờ, theo dõi người bệnh
theo phân cấp hộ lý bị hạn chế.
(2). Thời gian điều trị bị kéo dài do chờ đợi các kỹ thuật chẩn đoán, can thiệp hoặc
do biến chứng trong quá trình điều trị.
(3). Giảm sự hài lòng và mức độ hợp tác của người bệnh và gia đình người bệnh với
bệnh viện. Sự bực bội, chán nản của người bệnh và gia đình người bệnh dẫn đến
tình trạng hung dữ, thô lỗ và thậm chí lăng mạ nhân viên y tế, gia tăng các đơn thư
- 39 -
khiếu nại, các hành vi gây hậu quả nghiêm trọng đối với bệnh viện và nhân viên y
tế.
(4). Tăng tỷ lệ tai biến, biến chứng, điển hình là nhiễm khuẩn bệnh viện, tỷ lệ sai sót
trong chuyên môn tăng như sai xót trong kê đơn, cho sai thuốc, sai liều dùng, nhầm
lẫn về tần suất, khoảng cách giữa các lần dùng thuốc.
(5). Gia tăng chi phí điều trị đối với người bệnh, bệnh viện và xã hội.
(6). Gây những tổn hại về sức khỏe tâm thần của bác sĩ và nhân viên y tế, do phải
làm việc trong điều kiện quá tải về công việc, thời gian và hạn chế không gian gây
nên mệt mỏi, tâm trạng bức xúc, dẫn đến tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm hoặc gây
cáu gắt, làm giảm khả năng chính xác trong thực hiện kỹ thuật, giảm sự tận tình
trách nhiệm đối với người bệnh. (Nguồn: Bộ Y tế, đề án giảm quá tải bệnh viện
2012).
2.1.4.2 . Tình trạng lãng phí tại các bệnh viện hiện nay
Tình trạng lãng phí trong các bệnh viện ở Việt Nam đang là vấn đề nhức nhối đối
với các cấp quản lý và các bên liên quan. Khi phỏng vấn các cán bộ quản lý, các y
bác sỹ tại bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Nhi trung ương, bệnh viện Hữu Nghị,
bệnh viện Việt Đức, và bệnh viện K về tình trạng lãng phí trong bệnh viện thì tác
giả đều nhận được câu trả lời là còn nhiều lãng phí và bất cập. Tuy nhiên, dù biết
được sự tồn tại của lãng phí đó nhưng mọi người hầu như không quá quan tâm và
quyết tâm xử lý. Một vài lý do được đưa ra như tình trạng này đã tồn tại từ lâu nên
khó thay đổi, do tâm lý ngại thay đổi, không thuộc trách nhiệm của mình.
Một vài loại lãng phí trong các bệnh viện có thể được nhận ra như:
- Quy trình phục vụ rườm rà, nhiều thủ tục không cần thiết, người bệnh phải
thực hiện nhiều bước thủ tục giống nhau và đôi khi phải quay lại chính vị trí
làm thủ tục cũ để làm thủ tục khác.
- Thông tin cho bệnh nhân không đầy đủ dẫn đến người bệnh không biết bước
nào làm trước bước nào làm sau, không biết đến nơi cần phải đến. Lãng phí
này là nguyên nhân của năng suất thấp, thời gian phục vụ một bệnh nhân dài
hơn, người bệnh tốn nhiều chi phí hơn.
- 40 -
- Đối với cán bộ trong bệnh viện thì nhiều khi phải làm lại nhiều thủ thuật,
hoặc làm lại các kết quả phân tích, y lệnh bị thất lạc dẫn đến phải thực hiện
lại từ đâu gây lãng phí thời gian và tiền bạc của người bệnh.
- Quy trình vận chuyển thuốc và các sản phẩm dược đến các khoa lâm sàng và
phòng điều trị không đúng số lượng, chủng loại, thời gian theo chỉ định cũng
là một dạng lãng phí rất nghiêm trọng.
- Ngoài ra còn rất nhiều các lãng phí khác nữa trong toàn bộ chuỗi giá trị trong
bệnh viện hiện đang tồn tại. Tác giả sẽ trình bày kỹ hơn về các loại lãng phí
trong bệnh viện theo quan điểm Lean như sau đây.
(1). Lãng phí do “sản xuất thừa”
Lãng phí do “sản xuất thừa” trong các bệnh viện đang là yếu tố gây tốn kém chi phí
của bệnh nhân nhất. Do đặc thù ngành dịch vụ này khách hàng chính là sản phẩm
đầu ra của chính mình nên thường khó để đánh giá khách quan, chính xác.
Vấn đề sản xuất thừa ở đây cũng phụ thuộc rất nhiều vào năng lực chuyên môn của
đội ngũ bác sĩ trong bệnh viên.
- Chỉ định y lệnh thừa, nhiều mục không cần thiết nhưng vẫn đưa vào.
- Kê đơn thuốc thừa cho bệnh nhân, nhiều loại thuốc không cần thiết làm tốn
thêm chi phí của người bệnh.
- Xét nghiệm nhiều hơn các chỉ số cần thiết.
(2). Lãng phí do sai hỏng
Đối với loại lãng phí này, nếu nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến tính mạng người
bệnh. Vì vậy loại bỏ lãng phí này là điều kiện đầu tiên trong các bệnh viện hiện nay.
Một số trong rất nhiều lãng phí do sai hỏng như:
- Làm lại xét nghiệm do lỗi thông tin, kết quả không đúng đối tượng.
- Nhận và cấp phát thuốc không chính xác.
- Xét nghiệm, lấy mẫu nhầm bệnh nhân.
- Thông tin, kết quả chuyển không đúng địa chỉ, thất lạc.
(3). Lãng phí do lưu kho
Một số lãng phí do “lưu kho” trong các bệnh viện gồm:
- 41 -
- Thiết bị y tế không thường xuyên sử dụng.
- Bệnh nhân khỏi bệnh nhưng phải chờ thủ tục, giấy từ để xuất viện.
- Danh sách công việc, xét nghiệm chờ đợi tại nhiều nơi.
- Vật tư y tế dư thừa quá nhiều hơn mức cần thiết trong kho (Bông, gạc, bơm
kim tiêm).
- Các bệnh án đang được lưu tại các khoa chưa được giải quyết.
(4). Lãng phí do di chuyển
Vận chuyển thuốc, kết quả xét nghiệm, người bệnh không đúng địa chỉ, nơi quy
định cũng thường xảy ra tại các bệnh viện.
Hậu quả của việc vận chuyển không đúng này là tốn chi phí thực hiện lại, tốn thời
gian và đặc biệt nhất là ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh nhân.
Việc bố trí sắp xếp các bộ phận lâm sàng và cận lâm sàng có liên quan trực tiếp quá
cách xa nhau hoặc quá trình vận chuyển gặp khó khăn cũng gây ra lãng phí.
(5). Lãng phí do chờ đợi
Chờ đợi là hiện tường thường thấy và là điều mà bệnh nhân không hài lòng nhất
mỗi khi phải đến các bệnh viện khám và điều trị. Có thể thấy việc chờ đợi xuất hiện
trong suốt cả chuỗi phục vụ của bệnh viện:
- Chờ đợi để đăng ký, mua phiếu khám.
- Chờ đợi để được vào khám.
- Thời gian chờ kết quả kéo dài.
- Chờ nhập viện (Bệnh nhân khi phải nhập viện nhưng cũng không được bố trí
ngay mà còn qua nhiều thủ tục và thời gian chờ đợi bên ngoài).
- 42 -
Việc chờ đợi trên làm giảm số lượng bệnh nhân đến khám trên mỗi đơn vị thời gian,
quá trình làm việc không liên tục. Giảm hiệu quả khám chữa bệnh cho người bệnh
vì lý do có thể bệnh nhân sẽ không được tiến hành khám chữa kịp thời.
Ngoài ra, trong nội bộ bệnh viện thì các nhân viên cũng phải “chờ đợi” tại nhiều
đơn vị, nhiều giai đoạn. Điển hình nhất là tình trạng các khoa điều trị lâm sàng phải
chờ đợi thuốc từ khoa dược (Theo khảo sát tại khoa Hô hấp - Bệnh viện Bạch Mai
thì tình trạng chờ thuốc phát cho bệnh nhân diễn ra thường xuyên, có khi phải chờ
hơn 1 ngày mới có thuốc).
(6). Lãng phí do thao tác
Một số lãng phí do thao tác có thể xảy ra trong bệnh viện gồm:
- Nhân viên y tế đi lại nhiều lần để tìm kiếm thông tin, giấy tờ.
- Không có các loại máy cơ bản trong mỗi đơn vị dẫn đến việc phải thực hiện
nhiều thao tác mới có thể hoàn thành công việc.
- Thao tác phục vụ người bệnh thừa, một lần phục phải di chuyển nhiều để lấy
dụng cụ hỗ trợ.
(7). Lãng phí do gia công
Lãng phí gia công nghĩa là thực hiện nhiều hơn những gì thực sự cần thiết. Trong
bệnh viện tình trạng lãng phí gia công này cũng thường xảy ra và gặp ở tất cả các
trường hợp bệnh nhân.
Một số biểu hiện của lãng phí này đó là:
- Kê đơn thuốc nhiều loại thuốc hơn cần thiết.
- Sử dụng liều cao hơn bình thường.
- Xét nghiệm nhiều chỉ số hơn mức cần thiết.
Hình 2.4 phía dưới thống kê về tình trạng lãng phí trong các bệnh viện về chi phí
cho các lỗi do tiêu hao vật tư, thuốc không được sử dụng, làm lại quy trình, bệnh
nhân chờ đợi.
- 43 -
Hình 2.4: Tỷ lệ lãng phí trong các bệnh viện
(Tác giả tổng hợp)
2.1.4.3. Hiệu suất phục vụ bệnh nhân thấp
Hiệu quả phục vụ người bệnh là vấn đề khó xử lý mà các bệnh viện Việt Nam đang
phải đối mặt. Với nhu cầu của người bệnh ngày càng nâng cao về cả số lượng và
chất lượng, cùng với đó là sự gia tăng của dân số cũng tạo áp lực buộc các bệnh
viện phải tìm cách nâng cao hiệu quả và giảm thời gian phục vụ bình quân cho mỗi
bệnh nhân.
Xuất phát từ nhu cầu khám chữa bệnh của người bệnh tăng nhanh mà yêu cầu cải
thiện hiệu suất khám chữa càng trở nên cấp thiết và cần thay đổi nhanh chóng.
Vấn đề về hiệu suất phục vụ yếu kém cũng có nguyên nhân do quy trình không phù
hợp, nhiều công việc không cần thiết, dòng di chuyển quá dài. Phân loại bệnh nhân
và hướng dẫn họ đến đúng địa chỉ cần khám theo các tiêu chí đã được quy định
trước sẽ góp phần tăng được số lượng bệnh nhân được vào khám trên mỗi đơn vị
thời gian.
Chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ y bác sĩ trong các bệnh viện cũng là nguyên
nhân dẫn đến tình trạng hiệu suất thấp. Tuy nhiên, trong luận văn này tác giả đề cập
nhiều hơn đến phương diện quản lý và các hoạt động không tạo giá trị gia tăng ảnh
hưởng đến hiệu suất phục vụ bệnh nhân.
- 44 -
Theo quan sát tại các bệnh viện thì thời gian mỗi bệnh nhân được khám (thời gian
thực) thường nhỏ hơn rất nhiều so với tổng thời gian một người phải chờ từ khi đến
cho tới khi ra về.
2.1.4.4. Khối lượng công việc và hậu cần logistic
Một vấn đề lớn được phát hiện từ các cuộc phỏng vấn với nhân viên trong bệnh
viện là hiện tượng “nút cổ chai” vào buổi sáng thứ 2 hàng tuần do những kết quả
của cuối tuần trước được lưu lại cho đến sáng thứ 2 tuần kế tiếp. Và việc này cộng
với việc làm của ngày thứ 2 đó có khối lượng rất lớn. Kết quả cho việc này là công
việc của ngày thứ 2 thường bị đẩy lùi sang ngày thứ 3. Và ảnh hưởng của nó thường
là đến hết tuần vì các công việc của tiếp tục gối chồng lên nhau. Hậu quả cả việc
này làm kéo dài thời gian chờ đợi cho người bệnh đồng thời ảnh hưởng đến khả
năng điều trị nhanh của họ.
Ngoài ra, tác giả cũng ghi nhận rằng tất cả các bệnh viện thường có xu hướng gửi
xét nghiệm và mẫu với số lượng nhiều vào cuối mỗi buổi. Như vậy việc mẫu vật
đến không đồng đều dẫn đến tình trạng lúc thì bộ phận xét nghiệm không có việc,
khi khác lại bị quá tải và không đáp ứng kịp. Điều này thường dẫn đến việc kết quả
xét nghiệm thường đến chậm hơn dự kiến, đôi khi phải đợi đến ngày hôm sau.
Ngoài ra nhân viên y tế cũng không dám chắc với người bệnh chính xác khi nào kết
quả sẽ có. Điều này khiến bệnh nhân lại phải chờ đợi.
Bên cạnh đó, quá trình vận chuyển vật tư thiết bị tiêu hao, thuốc, kết quả cũng
thường đến chậm hơn do không có kế hoạch và không dự báo được lượng bệnh
nhân đến sử dụng dịch vụ tại mỗi giai đoạn.
2.2. Phân tích thực trạng lãng phí tại các bệnh viện
2.2.1. Lựa chọn bệnh viện nghiên cứu đại diện
Từ các số liệu thống kê, phân tích trong phần 2.1 ở trên tác giả quyết định chọn ra 3
bệnh viện điển hình nhất để thực hiện phân tích thực trạng hoạt động theo quan
điểm Lean nhằm đảm bảo tính khách quan và tính đại diện là bệnh viện Bạch Mai,
bệnh viện Nhi TW, và bệnh viện Hữu Nghị Hà Nội.
- 45 -
Trong quá trình khảo sát sơ bộ và quan sát tại 3 bệnh viện nghiên cứu, tác giả cũng
nhận thấy còn rất nhiều lãng phí và bất cập tồn tại ở rất nhiều nơi trong các bệnh
viện. Tuy nhiên, tại các khu vực như khoa khám bệnh, khu vực nhà kho, và tại các
khoa điều trị lâm sàng là tồn tại nhiều lãng phí nhất và cũng có ảnh hưởng nghiêm
trọng nhất đến người bệnh và chi phí của bệnh viện. Vì vậy các vấn đề sẽ được tác
giả tiến hành nghiên cứu trong luận văn này gồm:
- Phân tích thực trạng lãng phí tại khu vực khám bệnh của các bệnh viện.
- Phân tích thực trạng lãng phí tại các khoa điều trị lâm sàng và cận lâm sàng.
- Phân tích tình hình lãng phí trong cung ứng và sử dụng thuốc.
- Phân tích tình hình lãng phí trong quản lý vật tư bệnh viện.
- Phân tích các quy trình chính của bệnh viện.
2.2.2. Phân tích thực trạng lãng phí tại khu vực khám bệnh
Khám bệnh từ lâu đã trở thành nỗi ám ảnh cho tất cả những người bệnh có nhu cầu
đến khám chữa tại các bệnh viện Việt Nam, đặc biệt là các bệnh viện tuyến trung
ương, chuyên khoa hàng đầu. Khi người bệnh đến khám chữa tại các cơ sở này
thường phải mất rất nhiều thời gian và công sức mới mong được đáp ứng các nhu
cầu khám chữa bệnh. Trong quá trình tìm hiểu phân tích thu thập số liệu, tác giả đưa
ra các tồn tại, nguyên nhân chủ yếu đến tình trạng chậm trễ và bất cập tại các khoa
khám bệnh. Các loại lãng phí này chủ yếu là lãng phí di chuyển và lãng phí chờ đợi.
2.2.2.1. Bệnh nhân chờ đợi
Bệnh nhân phải chờ đợi mỗi lần đến khám chữa bệnh tại các bệnh viện đang là tình
trạng chung của tất cả các bệnh viện Việt Nam, đặc biệt là các bệnh viện tuyến
trung ương và tuyến tỉnh.
Thống kê về thời gian không tạo giá trị của người bệnh khi đi khám tại khoa khám
bệnh của các bệnh viện (Thời gian tính bình quân cho 10 người trong mỗi lần khám
bệnh và sau 1 tuần thực hiện vào lúc 9h00 hàng ngày) được thể hiện trong hình 2.5
dưới đây:
- 46 -
287
247
234
75 72 60
32 25 20
180
150
174
Bệnh viện Bạch Mai Bệnh viện Nhi TW Bệnh viện Hữu Nghị
Đơn vị: Phút
Tổng thời gian Thời gian thực Thời gian di chuyển Thời gian chờ đợi
Hình 2.5: Thống kê thời gian chờ đợi tại bệnh viện (Tác giả tổng hợp)
(Lưu ý: Thời gian thực khám của bệnh nhân được tính bao gồm cả thời gian bệnh
nhân phải ngồi chờ trong phòng bác sĩ).
Với thời gian di chuyển của bệnh nhân theo thống kê trên ta thống kê được quãng
đường di chuyển bình quân của mỗi người bệnh trong một lần khám bệnh như bảng
2.1 phía dưới.
Bảng 2.1: Quãng đường đi lại khám bệnh bình quân của bệnh nhân
Bệnh viện
Bạch Mai
Bệnh viện
Nhi TW
Bênh viện
Hữu Nghị
Thời gian 32 phút 25 phút 20 phút
Tốc độ 0.52 m/s 0.56m/s 0.52m/s
Quãng đường 998.4m 840m 624m
(Tác giả tổng hợp)
Theo quan điểm Lean, tình trạng chờ đợi là do các nguyên nhân như số lượng bệnh
nhân đến khám quá đông khiến cho nhân viên bệnh viện không thể đủ năng lực để
đáp ứng được cho bệnh nhân. Ngoài ra, một nguyên nhân nữa cũng dẫn đến tình
- 47 -
trạng chờ đợi đó là năng lực các bộ phận trong bệnh viện không đồng đều, không có
các quy định hướng dẫn rõ ràng về quy trình, định mức cụ thể cho mỗi bộ phận.
2.2.2.2. Lãng phí di chuyển
Nhìn vào bảng 2.1 ở trên ta thấy riêng thời gian mỗi bệnh nhân dành cho việc đi lại
thực hiện các thủ tục hành chính chiếm trên 20 phút cho một lần khám, thời gian
như vậy là quá nhiều đối với người đang có vấn đề không tốt về sức khỏe.
Quãng đường đi lại của bệnh nhân mỗi lần gần 1km là quá nhiều không chỉ ảnh
hưởng đến thời gian của bệnh nhân mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến đến sức khỏe
của họ nữa.
Để giảm được thời gian di chuyển này với những hạn chế về bố trí khu vực khám
chữa và mặt bằng bệnh viện thì vấn đề xử lý thông tin và sử dụng các ứng dụng
công nghệ thông tin và mạng kết nối nội bộ có thể là giải pháp hiệu quả giúp giảm
bớt việc đi lại của bệnh nhân và tiết kiệm thời gian cho mỗi người, đặc biệt là tình
trạng sau mỗi chỉ định mới của bác sĩ, bệnh nhân lại phải di chuyển trở lại khu vực
thu lệ phí nộp tiền trước khi thực hiện các thủ thuật tiếp theo. Nếu áp dụng được các
ứng dụng công nghệ thông tin và việc thu lệ phí trực tiếp tại khu vực khám chữa thì
quá trình khám bệnh sẽ hiệu quả hơn rất nhiều. Đồng thời năng suất và số lượng
bệnh nhân được vào khám cũng sẽ tăng lên.
Thời gian bệnh nhân dành cho việc đi lại thực hiện các thủ tục (chủ yếu là quay trở
về vị trí quầy thu tiền để nộp lệ phí khám xét và thực hiện siêu âm, thủ thuật) cũng
phụ thuộc vào cách bố trí tại mỗi bệnh viện và đặc điểm bệnh lý của riêng mỗi
người. Tuy nhiên, vấn đề lãng phí đáng quan tâm ở đây mà tác giả muốn đề cập đến
chính là số lần lặp đi lặp lại cho công việc mua phiếu và nộp tiền khám mà người
bệnh phải thực hiện. Điều này là không hợp lý và nó còn dẫn đến một loạt các loại
lãng phí khác như lãng phí chờ đợi, lãng phí thao tác.
Giải pháp khắc phục tình trạng thiếu thông tin, chờ đợi và hạn chế đi lại cho bệnh
nhân sẽ được đề xuất trong chương tiếp theo bao gồm việc xây dựng hệ thống 5S và
quản lý trực quan tạo nền tảng cho quá trình hoạt động được trôi chảy trước tiên,
- 48 -
sau đó sẽ là tiến hành áp dụng các công cụ như công việc tiêu chuẩn bố trí mặt bằng
và áp dụng công cụ chuỗi giá trị.
2.2.3. Phân tích hoạt động tại các khoa lâm sàng và cận lâm sàng
Hoạt động chăm sóc điều trị bệnh nhân hàng ngày tại các bệnh viện cũng còn nhiều
lãng phí dẫn đến sự chậm trễ, giảm năng suất, và làm gia tăng chi phí. Những chi
phí này trực tiếp đã làm tăng thêm gánh nặng cho bệnh nhân và khả năng chi trả của
họ. Một số lãng phí điển hình có thể được nhận ra như sau:
2.2.3.1. Di chuyển nhiều lần trong ngày
Việc đi lại của cán bộ nhân viên bệnh viện là một phần công việc hàng ngày để thực
hiện nhiệm vụ khám chữa cho người bệnh. Tuy nhiên, thời gian dành cho riêng việc
đi lại và vận chuyển chiếm tỷ lệ quá cao so với thời gian chính thức thực hiện công
việc, đây có thể coi là lãng phí.
Trong thời gian thực hiện luận văn này, tác giả đã thống kê lại thời gian và quãng
đường di chuyển của nhân viên tại 3 khoa của 3 bệnh viện như bảng 2.2 phía dưới.
Bảng 2.2: Thống kê thời gian và quãng đường xét nghiệm và lĩnh thuốc
Xét nghiệm Lĩnh thuốc
Đưa xét
nghiệm
Lấy kết
quả
Đưa phiếu
lĩnh
Lĩnh
thuốc
Thời gian di chuyển 28 phút 28 phút 15 phút 15 phút
Quãng đường 873 m 873 m 468 m 468 m
Khoa hô hấp
Bệnh viện
Bạch Mai
Thời gian thực hiện
CV
1 phút 5 phút 5 phút 20 phút
Thời gian di chuyển 20 phút 20 phút 25 phút 25 phút
Quãng đường 624 m 624 m 780 m 780 m
Khoa tiêu
hóa Bệnh
viện Nhi TW
Thời gian thực hiện
CV
1 phút 5 phút 5 phút 15 phút
Thời gian di chuyển 16 phút 16 phút 13 phút 13 phút
Quãng đường 499.2 m 499.2 m 405.6 m 405.6 m
Khoa tiêu
hóa Bệnh
viện Hữu
Nghị Thời gian thực hiện
CV
1 phút 5 phút 6 phút 10 phút
(Ghi chú: Mỗi lần di chuyển của nhân viên đều tính gấp 2 lần - Đi và về)
- 49 -
Bảng 2.2 cũng cho thấy thời gian chính thực hiện các công việc thường chiếm tỷ lệ
rất nhỏ (có những việc chỉ mất khoảng 1 phút là đưa mẫu xét nghiệm, hay với đưa
phiếu lĩnh thuốc cũng chỉ 5 phút hoặc hơn một chút nếu thời điểm đưa phiếu có
nhiều khoa cùng đưa đến khoa dược) trong khi đó thời gian chủ yếu là dành cho di
chuyển (mỗi lần di chuyển nhân viên phải di chuyển ít nhất 2 lần gửi phiếu vào buổi
sáng và lĩnh thuốc vào buổi chiều nếu không có gì sai sót).
Lãng phí di chuyển còn được thể hiện rõ tại các hoạt động của y tá trong việc chăm
sóc bệnh nhân hàng ngày, đặc biệt là cấp thuốc và tiêm truyền, rút truyền hàng
ngày. Mỗi ngày các y tá điều dưỡng thường phải đi lại rất nhiều lần bởi có nhiều
bệnh nhân yêu cầu được phục vụ, rút truyền, cấp phát thuốc.
Nguyên nhân cho việc đi lại nhiều lần như vậy là do công việc không được lập kế
hoạch và định mức tiêu chuẩn thời gian. Điều này dẫn đến một thực trạng là các
bệnh nhân cùng được điều trị (đặc biệt là truyền dịch, hóa chất) như nhau nhưng lại
được làm không theo thứ tự và thời gian. Kết quả là bất kỳ khi nào có bệnh nhân
cần tháo truyền thì y tá điều dưỡng lại phải đến thực hiện thủ thuật của mình thay vì
có thể làm cùng một lượt theo thứ tự của các bệnh nhân nếu như kế hoạch được lập
ra trước và định mức chính xác được thời gian kết thúc thủ thuật.
Nhân viên bệnh viện đi lại tìm dụng cụ y tế và thực hiện các công việc bổ sung cũng
thường xuyên xảy ra tại bất kỳ bệnh viện nào mà chúng ta có thể bắt gặp. Bệnh viện
hiện chưa có các quy định để dụng cụ, đồ đạc y tế và các thiết bị phục vụ cần thiết
một cách cụ thể và rõ ràng mà thông thường chỉ để chung tại cùng một khu vực nào
đó trong khoa. Bên cạnh đó, mỗi công việc với từng bệnh nhân cũng không giống
- 50 -
nhau và thường phải thực hiện những thao tác khác nhau. Đôi khi trong một lần di
chuyển người nhân viên không nhớ được hết mình cần phải mang theo những gì mà
chỉ mang theo những dụng cụ cơ bản có sẵn trong xe đẩy như bơm kim tiêm, bơm
truyền, kim truyền, băng gạc
Quy trình phục vụ gồm nhiều bước dài cũng là nguyên nhân quan trọng khiến nhân
viên phải đi lại nhiều lần, đặc biệt là các công việc có liên quan đến đơn vị khác như
khoa dược, khoa xét nghiệm, phòng vật tư. Việc phối hợp công việc giữa các đơn vị
khoa phòng phải qua nhiều bước và chờ đợi phê duyệt nên công việc thường phải
thực hiện nhiều lần di chuyển để có thể hoàn thành. Hạn chế này cần được khắc
phục để giảm thiểu lãng phí thời gian và quãng đường đi lại nhiều lần mỗi ngày của
nhân viên bệnh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 000000272161_7412_1951705.pdf