MỤCLỤC
&&&
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU
1.1. Đặtvấn đề nghiêncứu. 01
1.2. Mục tiêu nghiêncứu . 02
1.2.1.Mục tiêu chung . 02
1.2.2.Mục tiêucụ thể . 02
1.3. Phạm vi nghiêncứu. 03
1.4. Lược khảo tài liệu có liên quan . 03
Chương 2: PHƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU
2.1. Phương pháp luận . 04
2.1.1.Tồng quanvề ngân hàng thươngmại . 04
2.1.2. Các chứcnăngcơbảncủa ngân hàng thươngmại . 04
2.1.3. Các nghiệpvụ chínhcủa ngân hàng thươngmại . 08
2.1.4.Mộtsố nghiệpvụ kháccủa ngân hàng thươngmại. 17
2.1.5.Mộtsố định nghĩa và chỉ tiêu đánh giá. 18
2.1.6. Ý nghĩacủa việctăng doanh thu cho ngân hàng . 19
2.2. Phương pháp nghiêncứu . 19
2.2.1. Phương pháp thu thậpsố liệu . 19
2.2.2. Phương pháp phân tíchsố liệu . 19
Chương 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KINH DOANHDỊCHVỤTẠI
NHNo&PTNT CHI NHÁNH QUẬN CÁIRĂNG
3.1. Khái quátvề TPCần Thơ, Q. CáiRăng, NHNo&PTNT Q. CáiRăng . 21
3.1.1. Khái quátvề Thành PhốCần Thơ . 21
3.1.2.Mộtsố nét chínhvề tình hình dâncư, kinhtế Q.CáiRăng . 22
3.1.3. Giới thiệuvề NHNo&PTNT Q. CáiRăng. 24
3.2. Phân tích thực trạng kinh doanhdịchvụcủa NHNo&PTNT Q.CáiRăng . 34
3.2.1.Mộtsố loại hình kinh doanhdịchvụ . 34
3.2.2. Phân tích tình hình kinh doanhdịchvụcủa NHNo&PTNT Q.CáiRăng
qua 03năm 2004- 2006. 36
3.2.3. Phân tíchkết quả hoạt động kinh doanhdịchvụcủa NHNo&PTNT
_vii_
Quận CáiRăng . 47
3.2.4. Phân tích tình hình kinh doanhdịchvụ theo quý. 50
3.2.5. Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanhdịchvụ . 53
3.2.6. Phân tích các nhântố ảnhhưởng đến hoạt động kinh doanhdịchvụ . 56
Chương 4: ĐỊNHHỚNG PHÁT TRIỂN VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU
QUẢ HOẠT ĐỘNGDỊCHVỤCỦA NHNo&PTNT QUẬN CÁIRĂNG
4.1. Địnhhướng phát triển . 59
4.2. Những thuậnlợi và khó khăn trong hoạt động kinh doanhdịchvụtại
NHNo&PTNT quận CáiRăng . 60
4.2.1. Thuậnlợi . 60
4.2.2. Khó khăn . 60
4.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanhdịchvụtại NHNo&PTNT
Quận CáiRăng . 61
4.4.1. Nâng cao chấtlượng phụcvụ khách hàng . 61
4.4.2. Thay đổi hình thức trảlương cho nhân viên . 61
4.4.3. Đánh thức nhucầucủa khách hàng . 62
4.4.4. Thực hiện chiếnlược “Ngân hàng đếnvới khách hàng”. 62
4.4.5. Đadạng hoá cácsản phẩmdịchvụ . 62
4.4.6. Thay đổi hình ảnhcủa ngân hàng. 63
4.4.7. Chú trọngdịchvụ chăm sóc khách hàng . 63
Chương 5:KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận . 64
5.2. Kiến nghị . 64
5.2.1. Đốivới ngân hàngcấp trên . 64
5.2.2. Đốivới NHNo&PTNT Quận CáiRăng . 64
5.2.3. Đốivới khách hàng. 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 76
PHỤLỤC
79 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1978 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích thực trạng và định hướng phát triển kinh doanh dịch vụ tại Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh quận Cái Răng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u hơn đến khách hàng trong quá trình thực hiện và
con người được xem như là một bộ phận của sản phẩm. Tuy nhiên, rất khó giữ vững
các tiêu chuẩn về kiểm soát chất lượng.
b. Định nghĩa về doanh thu:
Doanh thu là tổng giá trị và các lợi ích kinh tế của doanh nghiệp thu được trong
kỳ kế toán, phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, góp phần
làm tăng vốn chủ sở hữu.
c. Định nghĩa về chi phí:
Chi phí là một số tiền tài sản được chi ra trong quá trình hoạt động kinh doanh
bình thường để đem lại doanh thu.
2.1.5.2. Chỉ tiêu đánh giá
a. Tỉ lệ từng khoản mục thu thập
Số thu từng khoản mục
Tỉ lệ % từng khoản mục thu nhập = x 100
Tổng thu nhập
Chỉ số này giúp nhà phân tích xác định được cơ cấu của thu nhập để từ đó có
những biện pháp phù hợp để tăng lợi nhuận của ngân hàng, đồng thời có thể kiểm soát
rủi ro trong kinh doanh.
b. Chỉ số Lợi nhuận / Tổng thu nhập
Chỉ số này cho biết hiệu quả của một đồng thu nhập, đồng thời đánh giá hiệu quả
quản lý thu nhập của ngân hàng.
c. Chỉ số Tổng chi phí /Tổng thu nhập (%)
Chỉ số này tính toán khả năng bù đắp chi phí của một đồng thu nhập. Đây cũng là
chỉ số đo lường hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Thông thường chỉ số này phải
nhỏ hơn 1, nếu lớn hơn 1 chứng tỏ ngân hàng hoạt động kém hiệu quả đang có nguy
cơ phá sản trong tương lai.
Phân tích thực trạng kinh doanh dịch vụ của NHNo&PTNT quận Cái Răng
GVHD: ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: MAI THỊ ĐÀO DUYÊN _19_
2.1.6. Ý nghĩa của việc tăng doanh thu cho ngân hàng
Doanh thu là điều kiện đầu tiên để đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của
ngân hàng. Việc xem xét doanh thu của từng khản mục thu nhập giúp cho ngân hàng
đánh giá chính xác hơn hiệu quả của từng lĩnh vực mà ngân hàng đang kinh doanh.
Tăng trưởng doanh thu qua các năm giúp cho ngân hàng củng cố được vị trí của mình
trên thị trường tài chính, tạo lòng tin cho khách hàng nhiều hơn. Doanh thu cũng góp
phần làm tăng nguồn vốn kinh doanh cho ngân hàng, đẩy mạnh phúc lợi xã hội, làm
thay đổi đời sống của nhân viên ngân hàng thông qua chính sách khen thưởng hàng
năm.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu tại Ngân hàng qua 3 năm (2004 – 2006 ) và một số chỉ tiêu
thống kê về tình hình kinh tế của quận Cái Răng và Thành Phố Cần Thơ.
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu
Sử dụng phương pháp so sánh để đối chiếu số liệu qua các năm và một số chỉ
tiêu để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh, rút ra kết luận cụ thể.
2.2.2.1 Khái niệm
Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh
vớ một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Đây là phương pháp đơn giản và được sử dụng
nhiều nhất trong phân tích hoạt động kinh doanh.
2.2.2.2 Nguyên tắc so sánh
a. Tiêu chuẩn so sánh
- Chỉ tiêu kế hoạch của một kỳ kinh doanh.
- Tình hình thực hiện các kỳ kinh doanh đã qua.
- Chỉ tiêu của các doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành.
- Chỉ tiêu bình quân của nội ngành.
- Các thông số thị trường.
- Các chỉ tiêu có thể so sánh khác.
b. Điều kiện so sánh
Các chỉ tiêu so sánh được phải phù hợp về yếu tố không gian, thời gian; cùng
nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán; quy mô và điều kiện kinh
doanh.
Phân tích thực trạng kinh doanh dịch vụ của NHNo&PTNT quận Cái Răng
GVHD: ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: MAI THỊ ĐÀO DUYÊN _20_
2.2.2.3 Phương pháp so sánh
a. Phương pháp số tuyệt đối
Là hiệu số của hai chỉ tiêu: chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở.
Công thức:
rF = F1 – Fo
F1: số kỳ phân tích
Fo: số kỳ gốc
b. Phương pháp số tương đối
Là tỉ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu kỳ gốc để thể
hiện mức độ hoàn thành hoặc tỉ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc dể
nói lên tốc độ tăng trưởng.
Công thức: F1
rF = X100
Fo
2.2.2.4 Ý nghĩa
- Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh thông qua những chỉ tiêu
kinh tế đã xây dựng.
- Giúp doanh nghiệp nhận đúng khả năng, sức mạnh và hạn chế của doanh
nghiệp.
- Là công cụ quan trọng trong những chức năng quản trị có hiệu quả của doanh
nghiệp
- Hữu dụng cho cả trong và ngoài doanh nghiệp.
Phân tích thực trạng kinh doanh dịch vụ của NHNo&PTNT quận Cái Răng
GVHD: ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: MAI THỊ ĐÀO DUYÊN _21_
CHƯƠNG 3
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ KINH DOANH DỊCH VỤ TẠI NGÂN
HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
QUẬN CÁI RĂNG
3.1. KHÁI QUÁT VỀ THÀNH PHỐ CẦN THƠ - QUẬN CÁI RĂNG – NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẬN CÁI RĂNG
3.1.1. Khái quát về thành phố Cần Thơ
Thành phố Cần Thơ nằm về phía tây sông Hậu, có vị trí tiếp giáp với An Giang,
Kiên Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Sóc Trăng. Qua 120 năm xây dựng và phát triển
đã được xác định là trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học kĩ thuật, trung tâm thương
mại và dịch vụ lớn của Đồng Bằng Sông Cữu Long, trở thành thành phố trung tâm
của Đồng Bằng Sông Cữu Long. Với dân số hơn 1 triệu người, tỷ trọng thành thị
chiếm 52% dân số, đang hướng tới dân số khu vực đô thị ngày càng tăng nhất là khi
Cần Thơ trở thành thành phố trực thuộc trung ương ngày 1/1/2004. Cần Thơ có tiềm
năng kinh tế rất phong phú, đa dạng, các ngành thương mại, dịch vụ, công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp đang được đầu tư tập trung phát triển mạnh theo hướng tăng
nhanh và bền vững tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ… Đây cũng là nơi có nhiều lao
động có kỹ năng được đào tạo hàng năm từ các trường đại học, cao đẳng và trung học
chuyên nghiệp.
Thành phố Cần Thơ gồm các quận Ninh Kiều, Cái Răng, Bình Thuỷ, Ô Môn và
các huyện trực thuộc thành phố là Phong Điền, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh và Thốt Nốt.
Trong đó quận Ninh Kiều là quận chiếm nhiều tỷ trọng về diện tích, dân số, thương
mại và dịch vụ nhất. Tại đây cũng là nơi tập trung của các doanh nghiệp kinh doanh
trong lĩnh vực thương mại dịch vụ và có xu hướng đầu tư và mở rộng ra các quận
khác. Hiện tại, Thành phố Cần Thơ đã có hơn 5 siêu thị, sắp tới nhiều dự án siêu thị,
bệnh viện, trường học, cảng và khu công nghiệp được triển khai. Nhiều ngân hàng
trong nước và ngoài nước, ngân hàng liên doanh đang hoạt động trên địa bàn thành
phố, muốn mở rộng mạng lưới và trong thời gian tới có nhiều ngân hàng khai trương
đi vào hoạt động góp phần tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thành
phố Cần Thơ. Trong giai đoạn 2005-2006, Thành phố Cần Thơ có các đơn vị tham gia
hoạt động dịch vụ và doanh thu thuần về dịch vụ đạt được như sau:
Phân tích thực trạng kinh doanh dịch vụ của NHNo&PTNT quận Cái Răng
GVHD: ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: MAI THỊ ĐÀO DUYÊN _22_
Bảng 1: TÌNH HÌNH KINH DOANH DỊCH VỤ TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ.
NĂM
Số đơn vị tham gia
(đơn vị)
Doanh thu thuần
(triệu đồng)
2005 4.500 816.189
2006 4.510 881.607
(Nguồn: Tổng đài 1080 Cần Thơ)
Như vậy, số đơn vị tham gia và doanh thu thuần về dịch vụ năm 2006 so với
năm 2005 tăng, xu hướng phát triển dịch vụ của Thành phố Cần Thơ tăng trong thời
gian tới, do Thành phố Cần Thơ đang chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế trên địa
bàn nhằm thu hút đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước nhiều hơn.
3.1.2. Một số nét chính về tình hình kinh tế, dân cư quận Cái Răng
3.1.2.1. Tình hình kinh tế
Quận Cái Răng là quận nằm tiếp giáp với quận Ninh Kiều (một quận trung tâm
của Thành phố Cần Thơ). Quận Cái Răng gồm có 7 phường: Lê Bình, Hưng Phú,
Hưng Thạnh, Ba Láng, Thường Thạnh, Tân Phú và Phú Thứ. Kể từ khi Thành phố
Cần Thơ trở thành Thành phố loại 1 trực thuộc trung ương, Cái Răng cũng tách ra
khỏi huyện Châu Thành cũ và trở thành một quận của Thành phố Cần Thơ. Quận Cái
Răng cũng được chính phủ quan tâm đầu tư nhiều hơn, hơn 20 dự án khu dân cư và
quy hoạch được triển khai trên địa bàn quận, dịện tích đất nông nghiệp đang bị thu
hẹp, cơ cấu các ngành kinh tế trong quận cũng chuyển đổi dần theo hướng công
nghiệp hoá, nâng cao bộ mặt của quận.
Bảng 2: GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ CÔNG NGHIỆP
QUẬN CÁI RĂNG.
NĂM Giá trị sản xuất công nghiệp (triệu đồng)
Giá trị sản xuất nông nghiệp
(triệu đồng)
2005 454.419 81.761
2006 537.228 24.417
(Nguồn: Tổng đài 1080 Cần Thơ)
Phân tích thực trạng kinh doanh dịch vụ của NHNo&PTNT quận Cái Răng
GVHD: ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: MAI THỊ ĐÀO DUYÊN _23_
Giá trị sản xuất công nghiệp tăng dần, còn giá trị sản xuất nông nghiệp giảm dần
từ năm 2005 đến năm 2006.
Cơ cấu kinh tế của quận dần thay đổi theo chủ trương của chính phủ, giảm tỉ
trọng sản xuất nông nghiệp và tăng tỉ trọng sản xuất công nghiệp. Theo đó, hoạt động
dịch vụ trong địa bàn quận ngày càng phát triển, các ngành bưu điện, điện lực, ngân
hàng được chú trọng nhiều hơn. Trong năm 2006, có nhiều doanh nghiệp, ngân hàng
trong và ngoài nước mở chi nhánh hoạt động trên địa bàn quận
3.1.2.2. Tình hình dân cư
Dân số trên địa bàn quận Cái Răng có 78.708 người, mật độ đân cư là 1129
người/Km2. Tình hình dân số phân bố trên các phường như sau:
Bảng 3: TÌNH HÌNH DÂN CƯ QUẬN CÁI RĂNG
(Nguồn: Tổng đài 1080 Cần Thơ)
Ta thấy, dân số đông nhất phân bố ở hai phường Lê Bình và Hưng Phú. Đây
cũng là hai phường có số dự án xây dựng khu dân cư và quy hoạch nhiều nhất trên địa
bàn quận. Đời sống của dân cư cũng thay đổi từ sản xuất nông nghiệp sang tham gia
vào các hoạt động kinh doanh và thay đổi ngành nghề khác như: buôn bán, học nghề,
xuất khẩu lao động…. Gần 30% dân số tham gia vào hoạt động dịch vụ, buôn bán,
tiểu thủ công nghiệp làm cho chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng được
nâng cao, nhu cầu trao đổi, mua bán, tiêu dùng cũng tăng lên. Đặc biệt, người dân
ngày càng ý thức cao về sự tiện ích của việc sử dụng các sản phẩm dịch vụ của ngân
hàng. Đây cũng là điều kiện cần thiết giúp cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn quận Cái Răng ngày càng gắn bó chặt chẽ hơn với đời sống của dân cư
trong quận.
Phường
Lê
Bình
Hưng
Phú
Hưng
Thạnh
Ba
Láng
Thường
Thạnh
Tân
Phú
Phú
Thứ
Dân số
(người)
15.286 17.468 8.471 6.450 11.165 6.888 12.980
Tổng 78.708
Phân tích thực trạng kinh doanh dịch vụ của NHNo&PTNT quận Cái Răng
GVHD: ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: MAI THỊ ĐÀO DUYÊN _24_
3.1.3. Giới thiệu về Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn quận
Cái Răng
3.1.3.1. Lịch sử hình thành của ngân hàng
Từ khi được thành lập đến nay, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn (NHNo&PTNT) Quận Cái Răng đã qua 4 lần đổi tên.
Đầu tiên, ngân hàng có tên gọi là Ngân Hàng Phát Triển Nông Nghiệp huyện
Châu Thành, được thành lập theo nghị định 53/HĐBT ngày 26/03/1988 của Hội Đồng
Bộ Trưởng (nay là chính phủ).
Đến ngày 14/11/1990, quyết định số 400/CP ra đời và Ngân Hàng Phát Triển
Nông Nghiệp huyện Châu Thành được đổi tên thành Ngân Hàng Nông Nghiệp huyện
Châu Thành.
Ngày 25/11/1996 đổi tên thành NHNo&PTNT huyện Châu Thành, là một trong
7 chi nhánh của Ngân Hàng Nông Nghiệp Cần Thơ , thuộc quản lí và điều hành của
Ngân Hàng Nông Nghiệp Việt Nam. Ngân hàng No&PTNT huyện Châu Thành có chi
nhánh trực thuộc tại chợ Cái Tắc, huyện Châu Thành, tỉnh Cần Thơ.
Ngày 25/03/2004, NHNo&PTNT huyên Châu Thành chính thức được đổi tên
thành NHNo&PTNT quận Cái Răng. Ngân hàng No&PTNT quận Cái Răng là một
trong 8 chi nhánh của NHNo&PTNT thành phố Cần Thơ gồm: NHNo&PTNT quận
Ninh Kiều, quận Ô Môn, quận Bình Thuỷ, huyện Phong Điền, huyện Vĩnh Thạnh,
huyện Cờ Đỏ và huyện Thốt Nốt. Địa bàn hoạt động của ngân hàng thuộc địa giới
quản lí của Uỷ Ban nhân dân quận, hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển và nâng cao đời
sống dân cư trong quận, giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong quận được
thuận lợi dễ dàng hơn. Do quận Cái Răng là quận tiếp giáp với trung tâm thành phố
Cần Thơ nên có điều kiện và tiềm năng phong phú giúp cho NHNo&PTNT quận Cái
Răng hoạt động có hiệu quả hơn.
Chi nhánh NHNo&PTNT quận Cái Răng đặt tại số 104/6 đường Võ Tánh, quận
Cái Răng, thành phố Cần Thơ với phương châm “góp phần làm thay đổi bộ mặt kinh
tế của quận” ngày càng giàu đẹp hơn.
Từ năm 2004 đến nay, mặc dù có nhiều biến đổi về nhân sự, địa bàn hoạt động
nhưng ngân hàng đã có những thành tựu đáng kể trong những hoạt động của mình,
giữ vững danh hiệu đơn vị tiên tiến trong thời kỳ mới.
Phân tích thực trạng kinh doanh dịch vụ của NHNo&PTNT quận Cái Răng
GVHD: ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: MAI THỊ ĐÀO DUYÊN _25_
3.1.3.2. Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của NHNo&PTNT quận Cái Răng
a. Vai trò
Ngân hàng No&PTNT quận Cái Răng đảm nhận các vai trò chủ yếu sau:
- Cung cấp tín dụng và phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn và thu nhận
tiền kí thác tiết kiệm của nông dân, làm cho nông dân hiểu rõ quyền lợi và trách
nhiệm của người vay.
- Ngoài nhiệm vụ phát triển nông thôn, hoạt động tín dụng của ngân hàng còn
có mục tiêu nâng đỡ đời sống của nhân dân nghèo, tạo điều kiện cho hộ sản xuất, góp
phần cải tạo xã hội trước hết là cải tạo bộ mặt nông thôn.
- Cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho các tầng lớp dân cư có nhu cầu sử dụng.
b. Chức năng
Ngân hàng No&PTNT là một trong những ngân hàng thương mại quốc doanh
nhà nước. Ngân hàng thực hiện chức năng đa dạng kinh doanh tổng hợp trên lĩnh vực
tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ ngân hàng đối với doanh nghiệp thuộc mọi thành phần
kinh tế trong và ngoài nước. Nhận làm đại lí ủy thác các nguồn vốn ngắn hạn, trung
hạn và dài hạn của chính phủ, các tổ chức kinh tế, xã hội, cá nhân trong nước và quốc
tế. Ngân hàng No&PTNT quận Cái Răng là chi nhánh trực thuộc ngân
NHNo&PTNT Việt Nam, ngân hàng thực hiện tài trợ tín dụng chủ yếu cho nông
nghiệp, nông thôn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.
c. Nhiệm vụ
Nhiệm vụ cơ bản của ngân hàng là bảo tồn và phất triển nguồn vốn kinh doanh
của đơn vị, đồng thời tạo động lực thúc đẩy cho kinh tế của quận phát triển. Ngoài ra,
ngân hàng còn có một số nhiệm vụ quan trọng khác như sau:
- Yêu cầu khách hàng cung cấp đầy đủ những tài liệu chứng minh dự án khả thi
trong đầu tư hoạt động, phương án sản xuất kinh doanh.
- Sau khi cho vay, ngân hàng có nhiệm vụ giám sát, kiểm tra quá trình sử dụng
vốn của hộ sản xuất kinh doanh có đúng mục đích hay không.
- Giữ bí mật cho các hoạt động tín dụng và tiền gữi của khách hàng.
- Đảm bảo cho các hoạt động dịch vụ, thanh toán nhanh chóng, an toàn, hiệu
quả.
Phân tích thực trạng kinh doanh dịch vụ của NHNo&PTNT quận Cái Răng
GVHD: ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: MAI THỊ ĐÀO DUYÊN _26_
Trong quá trình hoạt động, ngân hàng luôn ý thức được vau trò, chức năng,
nhiệm vụ của mình và đã đạt được những thành tựu nhất định trong công cuộc phát
triển quận Cái Răng.
3.1.3.3. Cơ cấu tổ chức
a. Sơ đồ tổ chức của NHNo&PTNT quận Cái Răng
Sơ đồ 6: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NHNo&PTNT QUẬN CÁI RĂNG
Từ khi chia tách, cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT quận Cái Răng cũng có thay
đổi đáng kể với phương châm “gọn nhẹ nhưng hiệu quả” nên cơ cấu tổ chức của ngân
hàng trở nên đơn giản hơn trước đây.
*Ưu điểm và nhược điểm của cơ cấu tổ chức:
- Ưu điểm:
+ Hiệu quả công việc cao do tính chuyên môn hoá của cán bộ nhân viên
trong ngân hàng.
+ Phát huy đầy đủ hơn những lợi điểm của việc chuyên môn hoá.
- Nhược điểm: Khi cần thu thập thông tin, lãnh đạo phải tiến hành gặp gỡ nhiều
cấp quản lí.
b. Nhiệm vụ và quyền hạn
* Ban Giám Đốc: gồm 02 người
- Giám Đốc: là người điều hành và quản lí mọi hoạt động của ngân hàng, là
người quyết định cuối cùng trong việc xét duyệt cho vay, đại diện cho ngân hàng
Giám đốc
Phó Giám đốc
P. Kinh doanh P. Kế toán P. Tổ chức Kiểm soát viên
Kinh
doanh
Kế
toán
Kế
hoạch
Kho
quỹ
Phân tích thực trạng kinh doanh dịch vụ của NHNo&PTNT quận Cái Răng
GVHD: ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: MAI THỊ ĐÀO DUYÊN _27_
trong việc quan hệ với ngân hàng cấp trên. Là người chỉ đạo thực hiện các chính sách,
chế độ nghiệp vụ và các kế hoạch kinh doanh dựa trên các quy định trên phạm vi,
quyền hạn của ngân hàng.
Là người chịu trách nhiệm cao nhất về tài sản, kết quả hoạt động kinh doanh
của ngân hàng, đại diện ngân hàng trong quan hệ trực thuộc và báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh cho ngân hàng cấp trên. Điều hành các nghiệp vụ kinh doanh và là
người chịu trách nhiệm cao nhất quyết định cho vay, cụ thể như sau:
+ Xét nội dung thẩm định do cán bộ tín dụng lên để quyết định cho vay hay
không cho vay.
+ Ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng đảm bảo tiền vay, các hồ sơ do ngân hàng và
khách hàng cung cấp.
+ Quyết định các biện pháp xữ lí nợ: nợ gia hạn, chuyển nợ quá hạn, thực hiện
các chế tài đối với khách hàng.
- Phó Giám Đốc: Hỗ trợ tham mưu cho giám đốc trong thực hiện điều hành hoạt
động của ngân hàng, giải quyết các vấn đề nãy sinh trong hoạt động kinh doanh của
ngân hàng mà giám đốc giao phó. Thay mặt giám đốc giải quyết công việc khi gián
đốc vắng mặt (có sự ủy quyền của giám đốc).
* Phòng kinh doanh: Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh như: nhận
đơn xin vay, thẩm định xét duyệt cho vay để trình lên giám đốc, chịu trách nhiệm
chính trong việc quản lí đồng vốn và giám sát quá trình sử dụng vốn của khách hàng,
đề xuất xử lí các khoản nợ quá hạn, thông kê, phân tích thông tin số liệu về hoạt động
của ngân hàng từ đó đề xuất kế hoạch kinh doanh có hiệu quả. Ngoài ra, phòng kinh
doanh còn kết hợp với bộ phận kế toán trong việc theo dõi và thu nợ đến hạn.
* Kiểm soát viên: Giám sát hoạt động của ngân hàng, nhằm đảm bảo các hoạt
động kinh doanh diễn ra theo đúng quy định.
* Phòng kế toán - kho quỹ:
- Phòng kế toán: Trực tiếp giao dịch tại ngân hàng, thực hiện các thủ tục thanh
toán, phát vay cho khách hàng theo lệnh của giám đốc hoặc người được ủy quyền.
Hạch toán kế toán, quản lí hồ sơ của khách hàng, hạch toán các nghiệp vụ cho vay,
thu nợ, chuyển nợ quá hạn.
- Kho quỹ: Có chức năng nghiệp vụ thu chi tiền, gữi tiền, hiện vật, các loại giấy
tờ có giá trị, tài sản có liên quan đến hoạt động của ngân hàng.
Phân tích thực trạng kinh doanh dịch vụ của NHNo&PTNT quận Cái Răng
GVHD: ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: MAI THỊ ĐÀO DUYÊN _28_
* Phòng tổ chức hành chánh: Có nhiệm vụ bố trí sắp xếp lao động tại mạng lưới
kinh doanh trong ngân hàng, đơn vị. Xây dựng các quy chế, định chế, tham mưu xây
dựng chỉnh đốn lại ngân hàng trình lên cấp trên.
3.1.3.4. Tình hình nhân sự của ngân hàng
Tình hình nhân sự cũng có nhiều thay đổi, được phân bố công việc rõ ràng, ổn
định. Tổng số nhân viên của ngân hàng gồm 20 người, số lượng này phù hợp với tính
chất và khối lượng công việc
.
Bảng 4: TÌNH HÌNH NHÂN SỰ CỦA NGÂN HÀNG
PHÒNG BAN
SỐ LƯỢNG
(Người)
ĐÃ VÀO BIÊN CHẾ
(Người)
Ban Giám Đốc 02 02
Phòng Kinh Doanh 07 07
Phòng Kế Toán – Kho Quỹ 09 09
Phòng Tổ Chức – Hành Chánh 01 01
Kiểm soát viên 01 01
Tổng 20 20
(Nguồn: Phòng Kinh Doanh NHNo&PTNT quận Cái Răng)
3.1.3.5. Khái quát về tình hình hoạt động của NHNo&PTNT quận Cái
Răng trong 03 năm (2004 – 2006)
Từ khi chia tách đến nay, NHNo&PTNT quận Cái Răng đã cố gắng vượt qua
những khó khăn để kinh doanh ngày càng hiệu quả hơn. Trong những năm qua, do
nhiều nguyên nhân khách quan như: địa bàn bị thu hẹp, có nhiều dự án quy hoạch nên
diện tích đất nông nghiệp giảm, trị giá sản xuất nông nghiệp cũng giảm dần. Ngân
hàng No&PTNT quận Cái Răng với mục tiêu ban đầu là phục vụ chủ yếu cho hoạt
động sản xuất nông nghiệp, nhưng với tình hình chia tách quận Cái Răng ra khỏi
huyện Châu Thành, tỉnh Cần Thơ (cũ), ngân hàng cũng dần chuyển hướng kinh
doanh. Hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu của NHNo&PTNT quận Cái Răng,
ngân hàng luôn lấy phương châm “hoạt động kinh doanh thay đổi theo xu hướng hoạt
động kinh doanh của khách hàng”. Mặc dù doanh thu năm 2005 thấp hơn so với năm
Phân tích thực trạng kinh doanh dịch vụ của NHNo&PTNT quận Cái Răng
GVHD: ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: MAI THỊ ĐÀO DUYÊN _29_
2004 do chia tách tỉnh, nhưng đên năm 2006 doanh thu của hoạt động kinh doanh lại
tăng lên và ngân hàng đang có mục tiêu kinh doanh là doanh thu năm sau cao hơn
năm trước. Trong những năm gần đây, NHNo&PTNT quận Cái Răng luôn ý thức
được vai trò của mình, mặc dù tình hình kinh doanh có nhiều biến động nhưng ngân
hàng vẫn vượt qua và có những thành tựu đáng kể trong việc cải thiện kinh tế và đời
sống dân cư trong quận.
Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng đạt được trong 03 năm 2004,
2005, 2006 thể hiện ở bảng số liệu sau:
Bảng 5: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG
QUA 03 NĂM
ĐVT: Triệu đồng
So sánh
2005/2004
So sánh
2006/2005 Khoản mục Năm 2004
Năm
2005
Năm
2006 Số tiền % Số tiền %
THU NHẬP 17.249 15.928 20.467,00 -1.321,00 -7,6 4.539,0 28,5
Thu lãi tiền gửi 10,4 23,00 201,00 12,60 121,1 178,00 773,9
Thu lãi cho vay 16.684,6 15.649,20 20.019,60 -1.035,40 -6,2 4.370,40 27,9
Thu từ dịch vụ 187,0 165,57 189,54 -21,43 -11,4 23,97 14,4
Thu nhập khác 367,0 90,23 56,86 -276,77 -75,4 -33,37 -36,9
CHI PHÍ 6.452,0 10.100,00 13.135,00 3.648,00 56,6 3.035,00 30,0
Chi lãi tiền gửi 6.040,0 8.254,00 10.184,00 2.214,00 36,6 1.930,00 23,3
Chi phí quản lý 412,0 1.844,00 2.950,00 1.432,00 347,5 1.106,00 59,9
Chi khác 0,0 2,00 1,00 2,00 - -1,00 -50,0
LỢI NHUẬN 10.797,0 5.828,00 7.332,00 -4.969,00 46,0 1.474,00 25,2
(Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo&PTNT quận Cái Răng)
Thu nhập từ lãi tiền gửi là hình thức ngân hàng có vốn nhàn rỗi tạm thời, đem
gửi cho ngân hàng cấp trên hoặc để duy trì hoạt động của Ngân hàng Chính sách Xã
hội. Năm 2005 thu nhập từ lãi tiền gửi tăng so với năm 2004 là 12,6 triệu đồng, tương
ứng 121,1%. Năm 2006 thu từ lãi tiền gửi tiếp tục tăng 178 triệu đồng, tương ứng
773,9%. Xu hướng gửi tiền cho các tổ chức khác của NHNo&PTNT quận Cái Răng
luôn tăng do ngân hàng phải giúp duy trì hoạt động của Ngân hàng Chính sách Xã
hội, vì ngân hàng này vừa tách ra khỏi NHNo&PTNT huyện Châu Thành (cũ) vào
năm 2005.
Thu từ lãi cho vay là phần thu nhập cơ bản của ngân hàng. Hoạt động tín dụng
luôn được ngân hàng chú trọng, nó là cơ sở để xem xét hiệu quả sử dụng vốn mà ngân
Phân tích thực trạng kinh doanh dịch vụ của NHNo&PTNT quận Cái Răng
GVHD: ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: MAI THỊ ĐÀO DUYÊN _30_
hàng huy động được. Năm 2005 thu nhập từ lãi cho vay giảm so với 2004 là 1.035,4
triệu đồng, tương ứng 6,2%, năm 2006 thu từ lãi cho vay tăng 4.370,4 triệu đồng,
tương ứng 27,9%. Mặc dù tình hình biến động nhưng thu nhập từ hoạt động tín dụng
của ngân hàng vẫn ở mức cao.
Thu từ hoạt động dịch vụ và thu nhập khác không nằm ngoài tình hình biến
động nên cũng thể hiện tính tăng giảm qua các năm.
Thu từ hoạt động dịch vụ năm 2005 giảm so với năm 2004 là 21,43triệu đồng,
tương ứng 75,4%. Năm 2006 thu từ dịch vụ tăng trở lại so với năm 2005 là 23,97 triệu
đồng, tương ứng14,4%.
Riêng hoạt động thu nhập khác đều giảm qua các năm. Năm 2005 giảm so với
năm 2004 la 276,77 triệu đồng, tương ứng 77,4%, một tỉ lệ giảm đáng kể. Năm 2006
cũng giảm so với năm 2005 là 33,37 triệu đồng, tương ứng 36,9%.
Trong chi phí hoạt động của ngân hàng thì chi phí cho hoạt động huy động vốn
cũng chiếm vai trò chủ đạo trong toàn bộ chi phí.
0
5000
10000
15000
20000
25000
30000
2004 2005 2006
Năm
Số
T
iề
n
(tr
iệ
u
đồ
ng
)
Doanh thu
Chi phí
Lợi nhuận
Biểu đồ 1: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNo&PTNT
QUẬN CÁI RĂNG QUA 03 NĂM.
Phân tích thực trạng kinh doanh dịch vụ của NHNo&PTNT quận Cái Răng
GVHD: ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: MAI THỊ ĐÀO DUYÊN _31_
Qua bảng kết quả kinh doanh của ngân hàng ta thấy ngân hàng đạt được kết quả
khả quan trong năm 2006.
Năm 2004 tổng lợi nhuận là 10.797 triệu đồng trong tổng doanh thu là 17.249
triệu, đây là lợi nhuận rất cao do chi phí hoạt động trong năm này thấp.
Năm 2005, lợi nhuận đạt được là 5.828 triệu đồng, giảm hơn so với năm 2004 là
4.969 triệu đồng, giảm tương ứng 46%, nguyên nhân là do tình hình chia tách tỉnh
Hậu Giang ra khỏi tỉnh Cần Thơ cũ, Cái Răng được nâng cấp trở thành quận trực
thuộc Thành phố Cần Thơ, địa bàn hoạt động của ngân hàng bị thu hẹp, ngân hàng
phải chuyển giao một số khách hàng cho tỉnh Hậu Giang. Trong năm 2005 chi phí
cũng tăng cao hơn so với năm 2004, tổng chi phí trong năm này là 1100 triệu đồng,
tăng 3648 triệu đồng tương ứng tăng 55,7%. Số chi phí này dùng để đầu tư máy móc
thiết bị mới và giao dịch với khách hàng. Ngân hàng mới chia tách nên cần bổ sung
máy móc thiết bị hiện đại hơn, tăng cường khả năng hoạt động tiếp xúc với khách
hàng nhiều hơn nhằm mục đích kinh doanh có hiệu quả hơn trong tình hình biến
động.
Đến năm 2006, doanh thu đạt 20.467 triệu đồng, cao hơn năm 2005 là 28,5%.
Doanh thu năm 2006 còn cao hơn năm 2004 lúc chưa thu hẹp địa bàn hoạt động,
chứng tỏ năm 2006 ngân hàng hoạt động rất có hiệu quả mặc dù trong thời gian ngắn
để ổn định lại tình hình kinh doanh. Chi phí hoạt động của ngân hàng trong năm 2006
vẫn còn cao hơn năm 2005, nguyên nhân là do chưa hoàn thiện về cơ cấu hoạt động
của ngân hàng, mặc dù trong năm 2005 đã có đầu tư. Nhu cầu của khách hàng ngày
càng cao hơn về
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích thực trạng và định hướng phát triển kinh doanh dịch vụ tại Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh quận Cái Răng.pdf