MỤC LỤC
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU . 1
1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu . 1
1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu . 1
1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn . 2
1.2. Mục tiêu nghiên cứu . 3
1.2.1. Mục tiêu chung . 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể . 3
1.3. Câu hỏi nghiên cứu . 3
1.4. Phạm vi nghiên cứu . 4
1.4.1. Phạm vi về không gian . 4
1.4.2. Phạm vi về thời gian . 4
1.4.3. Đối tượng nghiên cứu . 4
1.5. Lược khảo tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu . 4
Chương 2:PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 6
2.1. Phương pháp luận . 6
2.1.1. Một số cơ sở lý thuyết về huy động vốn . 6
2.1.2. Một số cơ sở lý thuyết về tín dụng . 9
2.1.3. Các chỉ số đánh giá hoạt động huy động vốn và cho vay của
ngân hàng . 17
2.2. Phương pháp nghiên cứu . 19
2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu . 19
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu . 19
2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu . 19
Chương 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG
PHÁT TRIỂN NHÀ ĐBSCL CHI NHÁNH TRÀ VINH . 21
3.1. Khái quát về địa lý, tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh . 21
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên . 21
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội . 21
vi
3.2. Khái quát về ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Trà Vinh . 22
3.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển . 22
3.2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy . 23
3.2.3. Phạm vi hoạt động . 25
3.3. Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Phát triển nhà
ĐBSCL chi nhánh Trà Vinh qua 3 năm 2006 – 2008 . 30
3.4. Thuận lợi, khó khăn và phương hướng hoạt động năm 2009 của
ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Trà Vinh . 34
3.4.1. Thuận lợi . 34
3.4.2. Khó khăn . 35
3.4.3. Phương hướng hoạt động năm 2009 . 35
Chương 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ
CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐBSCL
CHI NHÁNH TRÀ VINH QUA 3 NĂM 2006 – 2008 . 37
4.1. Phân tích tình hình huy động vốn của ngân hàng Phát triển nhà
ĐBSCL chi nhánh Trà Vinh qua 3 năm 2006 – 2008 . 37
4.1.1. Phân tích cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng qua 3 năm 2006 – 2008 . 37
4.1.2. Phân tích tình hình huy động vốn . 41
4.2. Phân tích tình hình cho vay của ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL
chi nhánh Trà Vinh qua 3 năm 2006 – 2008 . 45
4.2.1. Khái quát chung về tình hình tín dụng tại Ngân hàng . 45
4.2.2. Phân tích doanh số cho vay . 48
4.2.3. Phân tích doanh số thu nợ . 59
4.2.4. Phân tích tình hình dư nợ . 70
4.2.5. Phân tích tình hình nợ quá hạn và nợ xấu . 79
4.2.6. Đánh giá tình hình cho vay . 93
Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HUY ĐỘNG VỐN VÀ CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG
PHÁT TRIỂN NHÀ ĐBSCL CHI NHÁNH TRÀ VINH . 97
5.1. Tồn tại và nguyên nhân . 97
5.1.1. Huy động vốn . 97
vii
5.1.2. Cho vay . 98
5.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn . 98
5.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay . 102
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 107
6.1. Kết luận. 107
6.2. Kiến nghị . 108
Tài liệu tham khảo . 112
124 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1545 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh Trà Vinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p
GVHD: TS. Mai Văn Nam SVTH: Huỳnh Thị Hồng Thy 38
Bảng 4: CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA MHB TRÀ VINH QUA 3 NĂM (2006-2008)
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch
Số
tiền
Tỷ trọng
(%)
Số
Tiền
Tỷ trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ trọng
(%)
2007/2006 2008/2007
Số tiền (%) Số tiền (%)
Vốn huy động 153.070 30,71 204.395 35,64 333.716 48,21 51.325 33,53 129.321 63,27
- Không kỳ hạn 34.342 6,89 39.399 6,87 60.984 8,81 5.057 14,73 21.585 54,79
- Ngắn hạn 88.971 17,85 118.944 20,74 246.220 35,57 29.973 33,69 127.276 107,00
- Trung và dài hạn 29.757 5,97 46.052 8,03 26.512 3,83 16.295 54,76 (19.540) (42,43)
Vốn điều chuyển 345.368 69,29 369.105 64,36 358.496 51,79 23.737 6,87 (10.609) (2,87)
- Ngắn hạn 292.434 58,67 306.880 53,51 162.789 23,52 14.446 4,94 (144.091) (46,95)
- Trung và dài hạn 52.934 10,62 62.225 10,85 195.707 28,27 9.291 17,55 133.482 214,52
Tổng nguồn vốn 498.438 100 573.500 100 692.212 100 75.062 15,06 118.712 20,70
(Nguồn: Phòng kế toán ngân quỹ MHB Trà Vinh)
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: TS. Mai Văn Nam SVTH: Huỳnh Thị Hồng Thy 39
2006
69,29%
30,71%
Vốn huy động
Vốn điều chuyển
2007
64,36%
35,64%
2008
48,21%
51,79%
Hình 3: Cơ cấu nguồn vốn của MHB Trà Vinh năm 2006 – 2008
Về cơ cấu trong tổng nguồn vốn mỗi năm của Ngân hàng có sự chuyển biến
rõ rệt.
Năm 2006, Chi nhánh còn phụ thuộc khá lớn vào lượng vốn điều chuyển từ
Hội sở, nguồn vốn này chiếm 69,29% trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng.
Trong khi đó vốn huy động chỉ chiếm 30,71% tổng nguồn vốn. Trong năm 2007
vốn điều chuyển giảm xuống 64,36% nhưng vẫn chiếm tỷ trọng rất cao trong
tổng nguồn vốn, vốn huy động tăng lên chiếm 35,64%. Vốn điều chuyển tiếp tục
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: TS. Mai Văn Nam SVTH: Huỳnh Thị Hồng Thy 40
giảm xuống 51,79% vào năm 2008, bù đắp vào đó là sự tăng lên khá cao của vốn
huy động chiếm tỷ trọng là 48,21%. Tuy nhiên, trong cơ cấu nguồn vốn thì lượng
vốn điều chuyển từ Hội sở vẫn chiếm tỷ trọng lớn hơn vốn huy động. Điều đó
cho ta thấy MHB Trà Vinh vẫn còn phụ thuộc khá nhiều vào Hội sở.
4.1.1.1. Vốn huy động
Công tác huy động vốn là công tác hết sức quan trọng trong hoạt động của
MHB Trà Vinh, nó quyết định đến khả năng cho vay của Ngân hàng vì huy động
vốn chủ yếu là để cho vay. Nắm được sự quan trọng đó nên trong những năm qua
MHB Trà Vinh đã đề ra nhiều biện pháp thúc đẩy việc huy động vốn và đạt được
kết quả khá khả quan.
Vốn huy động tăng khá cao qua các năm, năm 2006 vốn huy động đạt
153.070 triệu đồng, năm 2007 vốn huy động đạt 204.395 triệu đồng tăng 51.325
triệu đồng tương ứng tăng 33,53% so với năm 2006, năm 2008 vốn huy động đạt
333.716 triệu đồng tăng 129.321 triệu đồng tương ứng tăng 63,27% so với năm
2007.
Vốn huy động của Ngân hàng tăng qua các năm nguyên nhân thứ nhất là do
Ngân hàng tăng cường công tác quảng cáo, chỉ đạo các phòng theo dõi chặt chẽ
diễn biến lãi suất trên địa bàn để điều chỉnh kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động của Ngân hàng, khuyến khích khách hàng sử dụng các sản phẩm và
dịch vụ của Ngân hàng. Thực hiện lãi suất cho vay và huy động vốn linh hoạt
phù hợp trên địa bàn trong phạm vi khung lãi suất do Hội đồng quản trị và Tổng
giám đốc qui định, nhằm thu hút được khách hàng và đảm bảo hiệu quả kinh
doanh. Thứ hai, do Ngân hàng khai thác triệt để dịch vụ chuyển tiền nhanh
Western Union để huy động vốn, phục vụ tận tình đối với khách hàng để tăng tỷ
lệ phí dịch vụ. Thứ ba, Ngân hàng đã duy trì và thực hiện tốt công tác phân công
giao chỉ tiêu huy động vốn đến từng phòng nghiệp vụ và các Phòng giao dịch
trực thuộc nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả trong công tác huy động.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn trong công tác huy động vốn như: Vốn
nhàn rỗi trong dân cư không nhiều, tâm lý thích giữ tiền mặt của người dân, giá
vàng tăng cao làm cho người dân có xu hướng đầu tư vào vàng. Và sự cạnh tranh
trên địa bàn hiện nay rất lớn. Vì vậy, MHB Trà Vinh cần quan tâm hơn nữa việc
huy động vốn trong nhân dân để tạo nên nguồn vốn vững mạnh cho Ngân hàng.
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: TS. Mai Văn Nam SVTH: Huỳnh Thị Hồng Thy 41
4.1.1.2. Vốn điều chuyển
Với tốc độ phát triển của tỉnh thì nhu cầu vay vốn của người dân ngày càng
tăng, mà khả năng huy động vốn của Ngân hàng không đủ đáp ứng . Vì vậy Ngân
hàng phải sử dụng đến nguồn vốn điều chuyển để cho vay.
Năm 2006 vốn điều chuyển là 345.368 triệu đồng, năm 2007 vốn điều
chuyển là 369.105 triệu đồng tăng 23.737 triệu đồng tương ứng tăng 6,87% so
với năm 2006, năm 2008 vốn điều chuyển là 358.496 triệu đồng giảm 10.609
triệu đồng tương ứng giảm 2,87% so với năm 2007. Vốn điều chuyển tăng thấp
vào năm 2007 và giảm vào năm 2008, điều này chứng tỏ Ngân hàng đã có chính
sách điều chỉnh nguồn vốn một cách hợp lý.
Vốn điều chuyển đóng vai trò quan trọng và thực hiện một số chức năng
không thể thay thế trong hoạt động tại Ngân hàng như: Cung cấp nguồn lực ban
đầu để giúp cho MHB Trà Vinh khi mới thành lập, nguồn vốn điều chuyển hiện
có tại Ngân hàng làm nền tảng cho sự tăng trưởng và mở rộng. Trong những năm
qua nguồn vốn này đã giúp cho MHB Trà Vinh chống lại rủi ro và duy trì niềm
tin cho khách hàng vào khả năng quản lý và phát triển của Ngân hàng.
4.1.2. Phân tích tình hình huy động vốn
Ngân hàng là một tổ chức kinh tế với phương thức hoạt động là “đi vay để
cho vay’’, là một tổ chức tài chính trung gian trong xã hội, Ngân hàng vừa thực
hiện công tác đi vay, vừa thực hiện công tác cho vay. Để có vốn cho các cá nhân,
tổ chức kinh tế vay thì bên cạnh nguồn vốn điều chuyển từ Hội sở, Ngân hàng
phải huy động các ngồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế. Do vậy, công tác huy
động được xem là quan trọng và phải có biện pháp để huy động được những
nguồn vốn nhàn rỗi đó.
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: TS. Mai Văn Nam SVTH: Huỳnh Thị Hồng Thy 42
Bảng 5: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA MHB TRÀ VINH QUA 3 NĂM (2006-2008)
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số
Tiền
Tỷ
trọng
(%)
2007/2006 2008/2007
Số tiền (%) Số tiền (%)
1. Tiền gửi các tổ chức kinh tế 40.380 26,38 68.861 33,69 88.335 26,47 28.481 70,53 19.474 28,28
- Không kỳ hạn 24.154 15,78 36.301 17,76 58.267 17,46 12.147 50,29 21.966 60,51
- Ngắn hạn 14.052 9,18 30.107 14,73 30.001 8,99 16.055 114,25 (106) (0,35)
- Trung và dài hạn 2.174 1,42 2.453 1,20 67 0,02 279 12,83 (2.386) (97,27)
2. Tiền gửi tiết kiệm 66.579 43,50 117.764 57,62 211.905 63,50 51.185 76,88 94.141 79,94
- Không kỳ hạn 10.188 6,66 3.098 1,52 2.717 0,81 (7.090) (69,59) (381) (12,30)
- Ngắn hạn 30.002 19,60 72.213 35,33 182.743 54,76 42.211 140,69 110.530 153,06
- Trung và dài hạn 26.389 17,24 42.453 20,77 26.445 7,93 16.064 60,87 (16.008) 37,71
3. Phát hành kỳ phiếu 46.111 30,12 17.770 8,69 33.476 10,03 (28.341) (61,46) 15.706 88,38
- Ngắn hạn 44.917 29,34 16.624 8,13 33.476 10,03 (28.293) 62,99 16.852 101,37
- Trung và dài hạn 1.194 0,78 1.146 0,56 0 0 (48) (4,02) (1.146) (100)
Tổng cộng 153.070 100 204.395 100 333.716 100 51.325 33,53 129.321 63,27
(Nguồn: Phòng kế toán ngân quỹ MHB Trà Vinh)
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: TS. Mai Văn Nam SVTH: Huỳnh Thị Hồng Thy 43
0
50000
100000
150000
200000
250000
2006 2007 2008
Năm
Triệu đồng
TG các tổ chức kinh tế
TG tiết kiệm
Phát hành kỳ phiếu
Hình 4: Tình hình huy động vốn của MHB Trà Vinh qua 3 năm 2006 – 2008
4.1.2.1. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế
Tiền gửi của các tổ chức kinh tế là tiền gửi từ các doanh nghiệp hoặc từ các
đơn vị kinh tế khác bao gồm hai loại tiền gửi chính là: tiền gửi có kỳ hạn và tiền
gửi không kỳ hạn. Tiền gửi này không nhằm vào mục đích lãi suất mà nhằm để
thanh toán, chi trả trong kinh doanh. Năm 2006, tiền gửi của các tổ chức kinh tế
là 40.380 triệu đồng, chiếm 26,38% tổng vốn huy động của Ngân hàng. Sang
năm 2007, tiền gửi của các tổ chức kinh tế là 68.861 triệu đồng tăng 28.481 triệu
đồng, tương ứng tăng tới 70,53% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân làm
cho tiền gửi này tăng là do hiện tượng thừa vốn tạm thời ở một số doanh nghiệp
hoặc trường hợp các doanh nghiệp được bảo lãnh nhập hàng trả chậm. Mặc dù đã
tiêu thụ hàng nhưng chưa đến kỳ hạn thanh toán, cho nên các đơn vị này tạm thời
chuyển vốn vào Ngân hàng và xem đó như là một cách kinh doanh an toàn và ít
tốn kém nhất. Ngân hàng mở rộng mạng lưới thanh toán, chuyển tiền điện tử đáp
ứng nhanh, kịp thời cho việc chi trả tiền hàng, thuận tiện cho việc thanh toán
không dùng tiền mặt, thu hút nhiều doanh nghiệp mở tài khoản thanh toán nên số
tiền gửi này tăng đáng kể. Sang năm 2008, tiền gửi của các tổ chức kinh tế vẫn
tiếp tục tăng nhưng xét về tốc độ tăng thì tăng chậm so với năm trước, tỷ lệ tăng
là 28,28% tương ứng tăng thêm 19.474 triệu đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do
tình trạng lạm phát làm cho chi phí tăng cao, các doanh nghiệp phải nâng giá bán
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: TS. Mai Văn Nam SVTH: Huỳnh Thị Hồng Thy 44
sản phẩm nên việc mua bán bị hạn chế. Do đó tốc độ tăng năm 2008 thấp hơn so
với tốc độ tăng năm 2007.
Xét về cơ cấu, tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong
khoản mục tiền gửi của các tổ chức kinh tế, tỷ trọng qua 3 năm lần lượt là
15,78% - 17,76% - 17,46%, trong khi đó tiền gửi ngắn hạn chiếm tỷ trọng qua 3
năm lần lượt là 9,18% - 14,73% - 8,99%, tiền gửi trung và dài hạn có tỷ trọng
qua 3 năm là 1,42% - 1,20% - 0,02%. Vì khách hàng chủ yếu là các các công ty
xây lắp, xây dựng công trình, các doanh nghiệp kinh doanh thương mại – dịch
vụ, họ cần tiền để xoay trở liên tục và cũng rút vốn liên tục, do đó họ chủ yếu gửi
dưới hình thức không kỳ hạn. Đó là lý do tại sao lãi suất tiền gửi của các tổ chức
kinh tế không kỳ hạn thấp mà lại thu hút nhiều khách hàng đến gửi tiền.
4.1.2.2. Tiền gửi tiết kiệm
Tiền gửi tiết kiệm là hình thức huy động vốn truyền thống của Ngân hàng.
Loại tiền gửi này luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn huy động
của Ngân hàng. Tiền gửi tiết kiệm bao gồm tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và tiền
gửi tiết kiệm không kỳ hạn, trong đó tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn luôn chiếm tỷ
trọng cao. Năm 2006, tiền gửi tiết kiệm là 66.579 triệu đồng, chiếm 43,50%
trong tổng vốn huy động của Ngân hàng. Năm 2007, tiền gửi tiết kiệm là 117.764
triệu đồng, tăng 51.185 triệu đồng, tương ứng tăng 76,88% so với năm 2006. Đến
năm 2008, tiền gửi tiết kiệm tăng 94.141 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 79,94% so với
năm 2007. Nguyên nhân tiền gửi tiết kiệm tăng mạnh mà chủ yếu là tăng tiền gửi
tiết kiệm có kỳ hạn là do Chi nhánh đã nhanh chóng mở rộng nhiều hình thức
huy động vốn mới theo sự chỉ đạo của Hội sở trong thời gian qua, nhất là loại tiết
kiệm có dự thưởng, lãi suất hấp dẫn, đồng thời thực hiện dịch vụ thẻ ATM nên đã
thu hút thêm lượng khách hàng mới gửi tiền tại Ngân hàng.
Xét về cơ cấu, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn chủ yếu
là tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn ngắn hạn, còn tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn
chiếm tỷ trọng rất thấp trong khoản mục tiền gửi tiết kiệm. Nguyên nhân chủ yếu
do đây là khoản tiền nhàn rỗi của người dân, khoản tiền chưa cần sử dụng đến
nên họ gửi vào Ngân hàng dưới hình thức tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn để hưởng
lãi suất cao.
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: TS. Mai Văn Nam SVTH: Huỳnh Thị Hồng Thy 45
4.1.2.3. Phát hành kỳ phiếu
Bên cạnh tiền gửi của các tổ chức kinh tế và tiền gửi tiết kiệm, phát hành kỳ
phiếu cũng là nguồn huy động vốn đáng kể của Ngân hàng và luôn góp phần làm
cho tổng huy động vốn qua các năm tăng cao. Nguồn huy động n ày trong năm
2006 đạt 46.111 triệu đồng, chiếm 30,12% vốn huy động. Trong năm 2007, phát
hành kỳ phiếu là 17.770 triệu đồng giảm 28.341 triệu đồng, tỷ lệ giảm là 61,46%
so với năm 2006. Nguyên nhân do loại tiền gửi tiết kiệm đã đủ sức thu hút lượng
khách hàng gửi tiền đáng kể, cho nên việc phát hành các công cụ nợ với lãi suất
thấp hơn luôn gặp nhiều khó khăn. Đến năm 2008, phát hành kỳ phiếu đạt 33.476
triệu đồng tăng 15.706 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 88,38% so với năm 2007. Nguyên
nhân là do lãi suất kỳ phiếu đã phù hợp hơn với lãi suất thị trường nên khách
hàng đã quan tâm hơn với loại tiền gửi này.
Tóm lại, thời gian qua Ngân hàng đã có nỗ lực đáng kể trong công tác huy
động vốn, luôn mở rộng và phát triển các sản phẩm, dịch vụ để kịp thời đáp ứng
nhu cầu gửi tiền của khách hàng, do đó Ngân hàng đã đạt được những kết quả
nhất định trong công tác huy động vốn. Tuy nhiên thị phần huy động vốn của
Ngân hàng tại tỉnh còn thấp, Ngân hàng hoạt động chủ yếu bằng nguồn vốn điều
chuyển từ Ngân hàng cấp trên nên trên thực tế Ngân hàng chưa thật sự tự chủ
trong hoạt động kinh doanh của mình. Chính vì vậy, Ngân hàng cần nỗ lực hơn
nữa trong công tác huy động vốn để mở rộng thị phần và tạo được thế chủ động
trong kinh doanh.
4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG PHÁT
TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH TRÀ VINH
QUA 3 NĂM 2006 – 2008
4.2.1. Khái quát chung về tình hình tín dụng tại Ngân hàng
Nói đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng là nói đến hoạt động Ngân hàng
cho khách hàng vay tiền nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho sản xuất kinh
doanh hay cho nhu cầu chi tiêu của khách hàng. Để hoạt động tín dụng thực sự
mang lại hiệu quả và phát huy vai trò của nó, MHB Trà Vinh luôn chú trọng thực
hiện đúng đường lối, chủ trương và các chỉ tiêu kế hoạch của cấp trên đề ra. Việc
phân tích tín dụng sẽ giúp Ngân hàng đánh giá năng lực hoạt động của mình theo
những nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Ngoài ra, nó còn giúp Ngân hàng tìm ra
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: TS. Mai Văn Nam SVTH: Huỳnh Thị Hồng Thy 46
những giải pháp để khắc phục kịp thời những mặt còn tồn tại nhằm làm cho hoạt
động của Ngân hàng ngày càng hiệu quả hơn.
Bảng 6: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA MHB TRÀ VINH
QUA 3 NĂM (2006-2008)
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Chênh lệch
2007/2006 2008/2007
Số tiền (%) Số tiền (%)
Doanh số cho vay 532.618 792.369 1.165.094 259.751 48,77 372.725 47,04
Doanh số thu nợ 464.918 709.187 1.096.595 244.269 52,54 387.408 54,63
Dư nợ 476.124 559.306 627.805 83.182 17,47 68.499 12,25
Nợ quá hạn 4.583 9.006 16.685 4.423 96,51 7.679 85,27
Nợ xấu 3.710 8.931 15.641 5.221 140,73 6.710 75,13
(Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh MHB Trà Vinh)
0
200000
400000
600000
800000
1000000
1200000
2006 2007 2008
Năm
Triệu đồng
Doanh số cho vay
Doanh số thu nợ
Dư nợ
Nợ quá hạn
Nợ xấu
Hình 5: Tình hình hoạt động tín dụng của MHB Trà Vinh qua 3 năm
Cho vay là một hoạt động cơ bản tạo ra lợi nhuận cho Ngân hàng, tốc độ
tăng cho vay chủ yếu phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Nền kinh
tế tỉnh Trà Vinh phụ thuộc nhiều vào ngành Nông – Lâm – Ngư nghiệp, đặc biệt
trong những năm qua nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng khá mạnh, chính vì vậy
mà nhu cầu vốn ngày càng lớn. Do đó doanh số cho vay qua 3 năm của MHB Trà
Vinh cũng ngày càng tăng. Doanh số cho vay năm 2006 là 532.618 triệu đồng,
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: TS. Mai Văn Nam SVTH: Huỳnh Thị Hồng Thy 47
năm 2007 đạt 792.369 triệu đồng, tăng 259.751 triệu đồng, tương ứng tăng
48,77% so với năm 2006. Đến năm 2008 doanh số cho vay đạt 1.165.094 triệu
đồng, so với năm 2007 tăng 372.725 triệu đồng, tương ứng tăng 47,04%.
Doanh số cho vay tăng mạnh qua các năm do kinh tế tỉnh Trà Vinh phát
triển mạnh làm cho nhu cầu vốn của xã hội tăng mạnh, các chính sách, chủ
trương của Đảng và Nhà nước giúp cho đời sống nhân dân ngày càng được cải
thiện, tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh,
đồng thời Ngân hàng đã tạo được danh tiếng và lòng tin của khách hàng. Bên
cạnh đó, Ngân hàng không ngừng nâng cao công tác tín dụng, công tác cho vay
có hiệu quả và thuận tiện cho khách hàng, thủ tục cho vay đơn giản, nhanh chóng
đưa vốn đến tận tay người dân. Mặt khác, MHB Trà Vinh không ngừng đầu tư
vào thế mạnh của tỉnh nhà, cố gắng mở rộng địa bàn hoạt động, Ngân hàng đã
thành lập thêm 06 Phòng Giao dịch ở thị xã Trà Vinh và ở 5 huyện trong tỉnh để
thu hút mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân, xem xét mọi nhu cầu vay vốn và
nhận thấy hợp lý sẽ tiến hành cho vay. Một điều quan trọng khác, Ngân hàng thu
hút được khách hàng là ở tác phong làm việc của nhân viên: vui vẻ, hiếu khách
và tận tình hướng dẫn mọi thủ tục cho khách hàng.
Trong những năm qua Ngân hàng rất thận trọng khi cho khách hàng vay,
công tác thẩm định được thực hiện chặt chẽ và hầu hết khách hàng vay vốn tại
Ngân hàng điều làm ăn có hiệu quả nên khả năng thu hồi nợ rất tốt và tăng theo
sự tăng trưởng của doanh số cho vay. Cụ thể, năm 2006 doanh số thu nợ là
464.918 triệu đồng, sang năm 2007 đạt 709.187 triệu đồng, tăng 244.269 triệu
đồng, tương ứng tăng 52,54% so với năm 2006. Đến năm 2008 doanh số thu nợ
đạt 1.096.595 triệu đồng, tăng 387.408 triệu đồng hay 54,63% so với năm 2007.
Có được kết quả này là do Ngân hàng không ngừng nâng cao chất lượng ở khâu
thẩm định, tuân thủ đúng quy trình tín dụng, quy chế cho vay và luôn bám sát
hoạt động tín dụng. Ngoài ra Ngân hàng còn tăng cường công tác kiểm tra sau
cho vay, đôn đốc thu hồi nợ đến hạn, đảm bảo an toàn vốn, do đó làm cho doanh
số thu hồi nợ của Ngân hàng không ngừng tăng lên qua các năm.
Dư nợ là kết quả của công tác cho vay và thu hồi nợ của Ngân hàng. Trong
các năm qua doanh số cho vay và doanh số thu nợ đều tăng do đó dư nợ cũng
tăng theo. Dư nợ năm 2006 là 476.124 triệu đồng, năm 2007 dư nợ đạt 559.306
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: TS. Mai Văn Nam SVTH: Huỳnh Thị Hồng Thy 48
triệu đồng, tăng 17,47% hay 83.182 triệu đồng so với năm 2006, năm 2008 d ư nợ
là 627.805 triệu đồng, tăng 12,25% hay 68.499 triệu đồng so với năm 2007. Mặc
dù trong tình hình chịu sự cạnh tranh cao với các Ngân hàng thương mại khác
trong cùng địa bàn. Tuy nhiên, Ngân hàng luôn tích cực tìm kiếm và tiếp cận
khách hàng trong việc mở rộng mạng lưới hoạt động, tập trung đầu tư vào các dự
án doanh nghiệp vừa và nhỏ, các dự án ngắn hạn, trung hạn khả thi sản xuất kinh
doanh có hiệu quả. Do đó, dư nợ của Ngân hàng qua 3 năm đều tăng.
Nợ quá hạn là vấn đề các ngân hàng rất quan tâm. Khi nợ quá hạn phát sinh
thì Ngân hàng phải tốn nhiều chi phí và công sức để thu hồi món nợ đó. Nhìn
chung nợ quá hạn tăng khá cao qua các năm. Nợ quá hạn năm 2006 là 4.583 triệu
đồng, năm 2007 là 9.006 triệu đồng tăng 4.423 triệu đồng tương ứng tăng
96,51% so với năm 2006, đến năm 2008 là 16.685 triệu đồng tăng 7.679 triệu
đồng tương ứng tăng 85,27% so với năm 2007. Cùng với nợ quá hạn thì nợ xấu
cũng tăng qua các năm với tốc độ tăng rất cao. Năm 2007 tăng 140,73% so với
năm 2006, đến năm 2008 thì tỷ lệ này tăng 75,13% so với năm 2007. Với tốc độ
tăng cao như vậy, Ngân hàng cần quan tâm hơn nữa đến công tác xử lý nợ và
đồng vốn cho vay của Ngân hàng chưa thực sự mang lại hiệu quả cho khách
hàng.
4.2.2. Phân tích doanh số cho vay
4.2.2.1. Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng
Cũng như các ngân hàng khác, sau khi huy động vốn MHB Trà Vinh nhanh
chóng tìm các biện pháp để sử dụng nguồn vốn đó một cách có hiệu quả nhằm
mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng, cũng như đáp ứng được nhu cầu về vốn cho
nền kinh tế. Doanh số cho vay là tổng số tiền mà Ngân hàng đã giải ngân dưới
hình thức tiền mặt hoặc chuyển khoản trong một khoảng thời gian nhất định. Sự
tăng trưởng của doanh số cho vay thể hiện quy mô của công tác tín dụng. Nếu
Ngân hàng có nguồn vốn mạnh thì doanh số cho vay có thể cao hơn nhiều lần so
với các Ngân hàng có nguồn vốn nhỏ. Do bản chất của hoạt động tín dụng Ngân
hàng là “đi vay để cho vay”, vì thế với nguồn vốn huy động được trong mỗi năm
Ngân hàng cần có những biện pháp hữu hiệu để sử dụng nguồn vốn đó thật hiệu
quả nhằm tránh tình trạng ứ đọng vốn. Trong những năm qua, hoạt động cho vay
của Chi nhánh đã có những chuyển biến tích cực và được thể hiện như sau:
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: TS. Mai Văn Nam SVTH: Huỳnh Thị Hồng Thy 49
Bảng 7: DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN TÍN DỤNG
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch
Số
tiền
Tỷ trọng
(%)
Số
Tiền
Tỷ trọng
(%)
Số
Tiền
Tỷ trọng
(%)
2007/2006 2008/2007
Số tiền (%) Số tiền (%)
Ngắn hạn 465.644 87,43 702.516 88,66 1.033.985 88,75 236.872 50,87 331.469 47,18
Trung và dài hạn 66.974 12,57 89.853 11,34 131.109 11,25 22.879 34,16 41.256 45,91
Tổng cộng 532.618 100 792.369 100 1.165.094 100 259.751 48,77 372.725 47,04
(Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh MHB Trà Vinh)
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: TS. Mai Văn Nam SVTH: Huỳnh Thị Hồng Thy 50
0
200000
400000
600000
800000
1000000
1200000
2006 2007 2008
Năm
Triệu đồng
Ngắn hạn
Trung và dài hạn
Hình 6: Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng
Nhìn chung, doanh số cho vay của Chi nhánh đã không ngừng tăng lên qua
3 năm. Đây là kết quả của sự nỗ lực hết mình cùng với việc thực hiện các biện
pháp mở rộng tín dụng, cải thiện những thủ tục xin vay vốn cũng như tác phong
phục vụ của cán bộ tín dụng. Điều đó cho thấy quy mô tín dụng của Chi nhánh
ngày càng được mở rộng. Trong đó cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất cao, năm
2006 cho vay ngắn hạn chiếm 87,43%, sang năm 2007 chiếm 88,66%, đến năm
2008 chiếm 88,75% trong tổng doanh số cho vay. So với doanh số cho vay ngắn
hạn thì doanh số cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng doanh
số cho vay, tỷ trọng qua 3 năm là 12,57% - 11,34% - 11,25%. Thực tế cho thấy
tín dụng ngắn hạn đang đóng vai trò chủ yếu trong quá trình sử dụng vốn của
Ngân hàng. Nguyên nhân là do với thời hạn cho vay ngắn thì Ngân hàng sẽ thu
hồi vốn nhanh hơn, do đó rủi ro thấp hơn so với cho vay trung và dài hạn. Thời
hạn càng dài thì rủi ro càng cao, nên Ngân hàng hạn chế cho vay trung và dài
hạn. Mặt khác, tỉnh Trà Vinh có nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, các hộ sản
xuất kinh doanh hoạt động sản xuất của họ đều mang tính chu kì. Vì vậy, họ cần
vốn ngắn hạn để bổ sung nguồn vốn tạm thời thiếu hụt của mình. Tín dụng ngắn
hạn tuy có thể thu hồi vốn nhanh để cho vay lại, nhưng chính quá trình đó đã làm
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: TS. Mai Văn Nam SVTH: Huỳnh Thị Hồng Thy 51
tăng thêm chi phí cho Ngân hàng như chi phí thu nợ, chi phí tìm kiếm khách
hàng mới và chi phí thẩm định món vay mới, làm lợi nhuận Ngân hàng giảm đi.
Qua bảng số liệu trên ta thấy, năm 2007 tổng doanh số cho vay của Ngân
hàng tăng 48,77% so với năm 2006. Trong đó, cho vay ngắn hạn tăng 236.872
triệu đồng hay 50,87%, cho vay trung và dài hạn có tỷ lệ tăng là 34,16% tương
đương 22.879 triệu đồng so với năm 2006. Bước sang năm 2008, doanh số cho
vay tiếp tục tăng 47,04% so với cùng kỳ. Trong đó cho vay ngắn hạn vẫn tăng
mạnh 47,18% tương đương 331.469 triệu đồng, cho vay trung và dài hạn cũng
tăng mạnh 45,91% tương đương 41.256 triệu đồng. Như vậy trong thời gian qua,
nhu cầu về vốn ngắn hạn tại địa phương không ngừng tăng lên và Ngân hàng đã
nắm bắt điều đó, tập trung cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn tại địa
phương. Tuy nhiên, như đã phân tích, tín dụng ngắn hạn không đem lại hiệu quả
cao cho Ngân hàng như tín dụng trung và dài hạn vì sự gia tăng các khoản chi phí
khi tìm kiếm khách hàng cho vay mới làm giảm lợi nhuận của Ngân hàng. Chính
vì vậy, ngay từ bây giờ Ngân hàng cần tìm kiếm các khách hàng doanh nghiệp,
các công ty lớn uy tín và hoạt động kinh doanh tốt có nhu cầu vốn trung và dài
hạn để tập trung cho vay, gia tăng tỷ trọng tín dụng trung và dài hạn trong doanh
số cho vay của Ngân hàng. Bên cạnh đó Ngân hàng cũng tiếp tục cho vay ngắn
hạn nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân, đồng thời cũng để mang lại lợi nhuận
cho Ngân hàng.
4.2.2.2. Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế
Để hoạt động đầu tư của Ngân hàng đạt hiệu quả và có thể đánh giá chính
xác tình hình cho vay của Ngân hàng, ngoài việc phân tích doanh số cho vay theo
thời hạn thì việc phân tích doanh số cho vay theo thành phần kinh tế là không thể
thiếu được. Đối tượng cho vay của Ngân hàng gồm: Thành phần kinh tế Nhà
nước, kinh tế ngoài quốc doanh, kinh tế cá thể.
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: TS. Mai Văn Nam SVTH: Huỳnh Thị Hồng Thy 52
Bảng 8: DOANH SỐ CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch
Số
tiền
Tỷ trọng
(%)
Số
Tiền
Tỷ trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ trọng
(%)
2007/2006 2008/2007
Số tiền (%) Số tiền (%)
Kinh tế Nhà nước 7.975 1,50 7.905 1,00 37.056 3,18 (70) (0,88) 29.151 368,77
Kinh tế ngoài quốc doanh 100.806 18,93 195.410 24,66 324.182 27,82 94.604 93,85 128.772 65,90
Kinh tế cá thể 423.837 79,58 589.054 74,34 803.856 68,99 165.217 38,98 214.802 36,47
Tổng cộng 532.618 100 792.369 100 1.165.094 100 259.751 48,77 372.725 47,04
(Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh MHB Trà Vinh)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh trà vinh.pdf