MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đềnghiên cứu . 1
1.1.1 Sựcần thiết nghiên cứu . 1
1.1.2 Căn cứkhoa học và thực tiễn . 2
1.2 Mục tiêu nghiên cứu . 2
1.2.1. Mục tiêu chung . 2
1.2.2. Mục tiêu cụthể . 3
1.3. Phạm vi nghiên cứu . 3
1.4. Lược khảo tài liệu có liên quan đến đềtài. 3
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp luận . 5
2.1.1 Chức năng của ngân hàng thương mại. 5
2.1.2 Nghiệp vụhuy động vốn của ngân hàng thương mại . 5
2.1.3 Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại. 15
2.2. Phương pháp nghiên cứu . 21
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin . 21
2.2.2. Phương pháp xửlý sốliệu . 21
2.2.3. Phương pháp phân tích sốliệu. 21
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIệP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH NINH KIỀU
3.1. Lịch sửhình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn chi nhánh Ninh Kiều . 22
3.2. Cơcấu tổchức. 25
3.2.1. Sơ đồcơcấu tổchức . 25
3.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn chi nhánh Ninh Kiều. 26
3.3. Các hoạt động kinh doanh chính. 27
3.4. Kết quảhoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm 2005 – 2007 . 29
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S NGUYỄN VĂN NGÂN
SVTH: TRANG NGỌC ANH 8
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VÀ CHO VAY TẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI
NHÁNH NINH KIỀU
4.1.Phân tích tình hình huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn chi nhánh Ninh Kiều. 31
4.1.1. Tình hình nguồn vốn tại ngân hàng . 31
4.1.2. Đánh giá kết cấu và biến động tình hình huy động vốn của Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Ninh Kiều . 34
4.2. Phân tích tình hình tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn chi nhánh Ninh Kiều . 37
4.2.1 Tình hình cho vay tại ngân hàng. 37
4.2.2 Phân tích nợxấu của ngân hàng . 49
4.2.3 Phân tích thu nhập chi phí của ngân hàng . 52
4.3.3 Phân tích các chỉsốtài chính . 54
CHƯƠNG 5: BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢHUY ĐỘNG VỐN VÀ
CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH NINH KIỀU
5.1. Đánh giá thực trạng hoạt động của đơn vị. 58
5.1.1. Ưu điểm . 58
5.1.2. Những tồn tại . 59
5.2. Những giải pháp đểnâng cao hiệu quảhuy động vốn và tín dụng của Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Ninh Kiều. 59
5.2.1. Giải pháp chung . 59
5.2.2. Một sốgiải pháp vềhuy động vốn. 61
5.2.3. Một sốgiải pháp vềtín dụng . 62
5.3. Biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng . 64
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. Kết luận. 66
6.2. Kiến nghị. 67
84 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2423 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích tình hình huy động vốn và hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Ninh Kiều, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
7 của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn
Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn thành phố Cần Thơ
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S NGUYỄN VĂN NGÂN
SVTH: TRANG NGỌC ANH 36
bao gồm: 1 trụ sở, 1 ngân hàng chi nhánh Bình Thủy và 1 Phòng giao dịch An
Bình.
Năm 2004 thành phố Cần Thơ được lên thành phố trực thuộc quản lý của
Trung Ương. Để đáp ứng nhu về vốn ngày càng cao của khách hàng, để đơn giản
hóa thủ tục quản lí và phù hợp với tình hình địa phương.
Tháng 9/2004 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thành phố
Cần Thơ được đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn
Quận Ninh Kiều hoạt động độc lập trực thuộc sự quản lý của Ngân hàng Nông
nghiệp và phát triển Nông thôn thành phố Cần Thơ (trụ sở số 02 Phan Đình
Phùng). Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Quận Ninh Kiều có trụ
sở tại số 08- 10 Nam Kì Khởi Nghĩa - thành phố Cần Thơ.
Năm 2004 khi tách ra hoạt động độc lập, thị trường bị thu hẹp. Quận Ninh
Kiều là quận trung tâm của thành phố Cần Thơ nên tập trung rất nhiều Ngân
hàng và các chi nhánh ngân hàng thì cạnh tranh quả là rất khốc liệt, cơ sở vật
chất hạ tầng nghèo nàn xuống cấp, trang thiết bị chưa đáp ứng nhu cầu, lực lượng
cán bộ bị thiếu trầm trọng khi có sự luân chuyển cán bộ cho các Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn các quận mới thành lập, còn bở ngỡ sau khi thành
lập. Nhưng sau gần một năm hoạt động sự vươn mình cố gắng nỗ lực của mỗi
cán bộ công nhân viên, ngân hàng đã từng bước khắc phục khó khăn, tìm được
thị trường tiềm năng mới, củng cố được vị trí của mình trong ngành ngân hàng,
chứng tỏ là chỗ dựa vững chắc và đáng tin cậy cho khách hàng.
Đến 9/2007 ngân hàng đã được nâng lên chi nhánh cấp 1 hiện đang là
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI
NHÁNH NINH KIỀU.
Cũng như các ngân hàng khác trên địa bàn, Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn chi nhánh Ninh Kiều đóng vai trò trung gian thu hút và tài
trợ vốn cho sản xuất và tiêu dùng. Với lượng vốn huy động ngày càng lớn và
cùng với xu hướng đa dạng hoá đối tượng và lĩnh vực cho vay của ngân hàng,
ngoài khách hàng chính của mình là hộ sản xuất, ngân hàng còn cung cấp vốn
cho các hoạt động dịch vụ kinh doanh khác. Được biết nhu cầu của những khách
hàng hiện nay trên địa bàn thành phố Cần Thơ là rất lớn mà lâu nay họ phải vay
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S NGUYỄN VĂN NGÂN
SVTH: TRANG NGỌC ANH 37
ngoài với lãi suất khá cao nên có thể nói đây là thị trường tiềm năng còn rất lớn
của ngân hàng. Với số lượng lớn khách hàng có nhu cầu vay vốn và các khách
hàng là nông dân thường thiếu vốn sản xuất đòi hỏi nguồn vốn lớn, để đáp ứng
nhu cầu vốn trên trong thực trạng sản xuất nông nghiệp và các nghành sản xuất
khác hiện nay nhằm thực hiện mục tiêu hiện đại hoá sản xuất, mở rộng quy mô
đòi hỏi mất một thời gian dài mới đạt được. Hơn nữa, đối tượng chính để cho vay
là nông nghiệp nên ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn trong cho vay và thu nợ. Vì
vậy Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Ninh Kiều phải
đề ra chiến lược kinh doanh phù hợp đảm bảo hoạt động theo đúng chức năng và
vai trò sau:
- Vai trò trung gian thu hút vốn và tài trợ vốn.
- Vai trò trung gian giữa sản xuất nông nghiệp và các ngành sản xuất khác.
- Vai trò thúc đẩy sản xuất hàng hóa được liên tục và phát triển.
3.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC
3.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi
nhánh Ninh Kiều gồm: 1 giám đốc, 1 phó giám đốc, 3 phòng ban và 1 phòng
giao dịch. Giám đốc chịu trách nhiệm điều hành phòng kinh doanh, phó giám đốc
chịu trách nhiệm điều hành phòng kế toán và kho quỹ, trưởng phòng và phó
phòng chịu trách nhiệm điều hành công việc mỗi ngày, phòng giao dịch chịu sự
chỉ đạo trực tiếp của giám đốc.
Ta có sơ đồ sau:
Giám đốc
Phó giám đốc
Phòng kế toán Phòng ngân quỹ Phòng kinh doanh Phòng giao
dịch An Bình
Hình 2: CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY TẠI NGÂN HÀNG
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S NGUYỄN VĂN NGÂN
SVTH: TRANG NGỌC ANH 38
3.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của Ngân hàngNông Nghiệp và Phát Triển
Nông Thôn chi nhánh Ninh Kiều
Giám đốc
- Phó giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn thành phố.
Cần Thơ, kiêm giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi
nhánh Ninh Kiều do Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông
thôn Việt Nam bổ nhiệm, giám đốc có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của
đơn vị, trực tiếp ký hợp đồng kinh tế.
- Giám đốc được ủy nhiệm áp dụng mức lãi suất tiền gửi, cho vay, cho
khách hàng trong lãi suất do Tổng giám đốc qui định.
- Giám đốc có quyền đề nghị Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông
thôn Việt Nam bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật các cán bộ công
nhân viên của đơn vị.
Phó giám đốc
- Phó giám đốc do giám đốc của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Trung Ương bổ nhiệm theo đề nghị của Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn chi nhánh Ninh Kiều.
- Phó giám đốc có trách nhiệm giúp giám đốc điều hành các công việc của
ngân hàng. Phó giám đốc có quyền quyết định và quyết định thay cho giám đốc
một số vấn đề được quy định.
Phòng kế toán và ngân quỹ
- Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê, hạch toán tác nghiệp và
hạch toán theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn
Việt Nam. Thực hiện công tác thanh toán, tham gia thị trường thanh toán, thị
trường tiền gửi.
- Ngân quỹ làm nhiệm vụ thu chi tiền mặt, dịch vụ ký gửi tài khoản, các
chứng từ, giấy tờ có giá như kỳ phiếu, trái phiếu, quản lý an toàn kho quỹ, thực
hiện các quy định, quy chế nghiệp vụ thu phát, vận chuyển tiền mặt trên đường đi.
Phòng kinh doanh
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S NGUYỄN VĂN NGÂN
SVTH: TRANG NGỌC ANH 39
- Xây dựng các chương trình dự án, thẩm định dự án đầu tư, lựa chọn các
dự án tối ưu để đầu tư, đề xuất các dự án khả thi về tài trợ xuất nhập khẩu, mở tài
khoản thanh toán ngoại tệ qua hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển
Nông thôn Việt Nam lên cấp trên xem xét.
- Xây dựng mở rộng và phát triển mạng lưới thị trường vốn, thị trường tín
dụng của ngân hàng. Thực hiện các hoạt động tín dụng của ngân hàng, trực tiếp
xử lý rủi ro và tìm ra các biện pháp phòng ngừa rủi ro sao cho có hiệu quả và ít
tốn kém nhất theo chế độ tín dụng qui định.
Phòng giao dịch An Bình
- Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn chi nhánh Ninh Kiều mở
thêm phòng giao dịch An Bình nhằm góp phần phục vụ cho khách hàng vay vốn
được dễ dàng và nhanh chóng. Bên cạnh đó, cũng nhằm thu hút nguồn vốn của
mọi tầng lớp nhân dân.
- Với cơ cấu tổ chức như trên, chúng ta có thể thấy được ngân hàng có tư
cách quản lí theo kiểu trực tuyến. Nhưng qui định cho vay điều do giám đốc hoặc
phó giám đốc cũng như những qui định của phòng ban khác điều do giám đốc
hoặc phó giám đốc đưa ra. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn chi
nhánh Ninh Kiều là ngân hàng nhận khoán, chịu sự điều hành và kiểm soát trực
tiếp của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam.
3.3. CÁC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHÍNH
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn chi nhánh Ninh Kiều hiện
đang có nghiệp vụ sau:
- Tổ chức huy động vốn; khai thác nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có
kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế
bằng Việt Nam đồng.
- Phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, thực hiện các hình thức huy động vốn khai
thác theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
- Tổ chức cho vay: ngắn hạn và trung hạn.
- Thực hiện hạch toán và phân phối.
- Thực hiện các nghiệp vụ khác được ngân hàng cấp trên giao như:
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S NGUYỄN VĂN NGÂN
SVTH: TRANG NGỌC ANH 40
+ Kinh doanh tiền tệ và dịch vụ đối ngoại gồm: kinh
doanh ngoại hối, chi trả kiều hối, mua bán trao đổi ngoại tệ.
+ Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng.
+ Cất giữ, mua bán, chuyển nhượng, quản lý chứng từ,
giấy tờ có giá.
+ Máy rút tiền tự động (ATM).
+ Cầm cố bất động sản.
+ Làm đại lý mua bán cổ phiếu, trái phiếu cho chính
phủ, các tổ chức, các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
+ Làm tư vấn tài chính, tiền tệ, xây dựng và quản lý
các dự án đầu tư, quản lý tài sản theo yêu cầu của khách hàng.
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn chi nhánh Ninh Kiều hoạt
động trong khuôn khổ pháp luật nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam,
thực hiện đầy đủ đối với Ngân sách Nhà nước theo luật định, đồng hành pháp
luật của quốc gia và thông lệ quốc tế trong các hoạt động có liên quan.
* Phương hướng, mục tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2008
Mục tiêu phấn đấu: tăng trưởng nguồn vốn, tăng trưởng dư nợ tín dụng mở
rộng cho vay xuất nhập khẩu hàng hoá. Qua đó tăng trưởng dịch vụ một cách đa
dạng để tăng lợi nhuận.
Thực hiện được các mục tiêu trên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn chi nhánh Ninh Kiều sẽ: Mở rộng mạng lưới, mở rộng giao dịch với
khách hàng, quảng bá thương hiệu đến các khách hàng cần nhắm tới là các doanh
nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp tư nhân, các hộ sản xuất kinh doanh để mở
rộng sản xuất kinh doanh thương mại và dịch vụ... Nắm bắt các yêu cầu về vốn,
về thị trường để đầu tư đúng mức nhằm tăng thị phần về cho vay và huy động
vốn trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
Định hướng hoạt động tín dụng năm 2008
+ Huy động vốn: Dự kiến huy động năm 2008 đạt 600 tỷ đồng. Trong đó:
Nội tệ: 570 tỷ đồng. Ngoại tệ: 30 tỷ đồng. Dư nợ: Dự kiến đạt 500 tỷ đồng trong
đó: Dư nợ cho vay doanh nghiệp lớn: 100 tỷ đồng; Dư nợ cho vay doanh nghiệp
vừa và nhỏ: 260 tỷ.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S NGUYỄN VĂN NGÂN
SVTH: TRANG NGỌC ANH 41
+ Tỷ trọng cho vay trung và dài hạn: Dự kiến 200 tỷ tương đương 40% so
với tổng dư nợ. Trong đó: cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp lớn: 40
tỷ đồng, cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ: 100 tỷ đồng.
+ Tỷ lệ nợ xấu: Dự kiến khoảng 5%/ tổng dư nợ.
Tỷ trọng cho vay doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn:
không đáng kể vì thị trường này đã có các Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển
Nông thôn quận, huyện ngoại ô thành phố Cần Thơ phục vụ.
3.4. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG QUA 3
NĂM 2005 – 2007
Bảng 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm Chênh lệch
2005 2006 2007 2006 so với 2005
2007 so với
2006
Tỷ lệ Tỷ lệ
Chỉ tiêu
Số
tiền
Số
tiền Số tiền Số tiền (%) Số tiền (%)
1. Tổng thu nhập 38.372 74.825 111.000 36.453 95,00 36.175 48,35
2. Tổng chi phí 31.761 67.626 102.900 35.865 112,92 35.274 52,16
Lợi nhuận ròng 6.611 7.199 8.100 588 8,89 901 12,52
(Nguồn: Phòng kinh doanh NHNO & PTNT CN. Ninh Kiều)
Qua bảng số liệu ta thấy, trong ba năm qua ngân hàng kinh doanh rất có hiệu
quả, lợi nhuận ròng qua ba năm đều tăng. Cụ thể, trong năm 2006 doanh thu của
chi nhánh đạt 74.825 triệu đồng, mức doanh thu này đã tăng 36.453 triệu đồng so
với năm 2005, tương đương 95%, còn tổng chi phí hoạt động tăng lên 67.626 triệu
đồng, tức tăng thêm 35.865 triệu đồng, tương đương 112,92 % so với cùng kỳ năm
trước. Kết quả là lợi nhuận ròng tăng lên rất ít khoảng 588 triệu đồng, hay 8,89%,
do tốc độ tăng doanh thu nhỏ hơn tốc độ tăng của chi phí. Mặt khác, lợi nhuận
ròng của Ngân hàng trong năm 2006 tăng lên một phần cũng là do ngân hàng mở
rộng mạng lưới dịch vụ, đẩy mạnh hơn nữa lên lĩnh vực tín dụng. Vì vậy mà
nguồn thu từ lãi cho vay, lãi tiền gửi tăng lên rất nhiều. Bên cạnh đó, ngân hàng
còn tăng cường các hoạt động khác như dịch vụ chuyển tiền, kinh doanh ngoại
hối… nên nguồn thu từ các hoạt động này đã tăng lên đáng kể.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S NGUYỄN VĂN NGÂN
SVTH: TRANG NGỌC ANH 42
Sang năm 2007, mức doanh thu của ngân hàng cũng liên tục tăng lên khoảng
111.000 triệu đồng, so với năm 2006 thì mức doanh thu trong năm này đã tăng
thêm 36.175 triệu đồng, tương đương 48,35%. Trong đó, chi phí hoạt động của
ngân hàng cũng không ngừng tăng lên, cụ thể là 102.900 triệu đồng, đã tăng
35.274 triệu đồng hay 52,16% so với năm 2006. Do tốc độ tăng của chi phí đã
vượt qua tốc độ tăng của doanh thu, nên lợi nhuận trong năm 2007 đạt 8.100 triệu
đồng, tăng 901 triệu đồng, tương đương 12,52% so với năm 2006. Có thể nói lợi
nhuận trong năm này đạt kết quả cao nhất vì ngân hàng đã áp dụng chính sách đưa
ra là giảm thiểu chi phí đến mức thấp nhất, cố gắng đầu tư vào hoạt động tín dụng
để sử dụng hết phần vốn huy động dư thừa để tăng lợi nhuận bù đắp vào khoản chi
phí trả lãi tiền gửi của khách hàng, cắt giảm những phần lãng phí của công như:
chi phí tiếp khách hàng, điện thoại… Đây là một kết quả rất khả quan, bởi lẽ trong
những năm qua ngân hàng phải gánh chịu khoản chi phí khá cao, phải trích quỹ dự
phòng rủi ro… nhưng hoạt động kinh doanh của ngân hàng vẫn đạt hiệu quả, lợi
nhuận ròng vẫn tăng trong những năm qua.
3837231761
6611
74825
67626
7199
111000
102900
8100
0
20000
40000
60000
80000
100000
120000
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Tổng thu nhập Tổng chi phí Lợi nhuận
Hình 3: ĐỒ THỊ TĂNG TRƯỞNG LỢI NHUẬN
Từ đồ thị cho thấy rằng: Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của ngân hàng
tăng qua các năm, đặc biệt tăng cao vào năm 2007, cụ thể như sau: Lợi nhuận từ
hoạt động kinh doanh năm 2005 là 6.611 triệu đồng, năm 2006 là 7.199 triệu
đồng, năm 2006 lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là 8.100 triệu đồng.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S NGUYỄN VĂN NGÂN
SVTH: TRANG NGỌC ANH 43
Nguyên nhân làm cho lợi nhuận tăng ngày càng cao là do: tốc độ tăng thu
nhập cao hơn nhiều so với tốc độ tăng của chi phí, ngân hàng đã áp dụng mục
tiêu tối thiểu hóa chi phí một cách hiệu quả. Ngoài ra, ngân hàng còn mở rộng
hoạt động kinh doanh nhằm đa dạng hóa các loại hình kinh doanh đem lại thu
nhập ngày càng cao cho ngân hàng.
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ CHO VAY
TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CHI NHÁNH NINH KIỀU
4.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH NINH
KIỀU
4.1.1. Tình hình nguồn vốn tại ngân hàng
Bảng 2: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG
Đơn vị tính: Triệu đồng
2005 2006 2007
Năm
Chỉ tiêu Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
1.Vốn huy động 299.008 94,58 325.287 94,22 444.268 96,79
2.Vốn và các quỹ 9.793 3,09 10.158 2,94 9.315 2,03
3. Vốn khác. 7.328 2,33 9.785 2,88 5.400 1,18
TỔNG NGUỒN VỐN 316.129 100 345.230 100 458.991 100
(Nguồn: Phòng kinh doanh của NHNO & PTNT CN. Ninh Kiều)
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S NGUYỄN VĂN NGÂN
SVTH: TRANG NGỌC ANH 44
0
100000
200000
300000
400000
500000
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Vốn và các quỹ Vốn huy động Nguồn vốn khác
Hình 4: ĐỒ THỊ TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG
4.1.1.1. Vốn huy động
Qua bảng thống kê tình hình nguồn vốn của ngân hàng cho thấy tốc độ tăng
trưởng của nguồn vốn huy động rất đều đặn qua các năm. Chính vì vậy công tác
huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm của tất cả các cán bộ nhân viên trong ngân
hàng, với quyết tâm của mình ngân hàng đã đạt được tăng trưởng khá cao trong
công tác huy động vốn của mình, đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng tín dụng,
cung cấp vốn góp phần phát triển nền kinh tế nước nhà. Ngoài ra, huy động vốn
còn giúp ngân hàng thay đổi được cơ cấu nguồn vốn của mình để thực hiện việc
kinh doanh tự lực trong thanh toán, ổn định được thị trường tiền tệ, góp phần vào
quá trình ổn định và phát triển kinh tế xã hội ngày càng giàu đẹp.
Cụ thể năm 2005 nguồn vốn huy động của ngân hàng đạt 299.008 triệu
đồng chiếm 94,58% nguồn vốn của ngân hàng. Sang năm 2006 nguồn vốn huy
động của ngân hàng đạt 325.287 triệu đồng chiếm 94,22% nguồn vốn của ngân
hàng, tăng 26.279 triệu đồng. Nguyên nhân tăng vượt bậc trong năm 2006 là do
ngân hàng đã có sự điều chỉnh lãi suất hợp lý trong công tác huy động vốn; ngân
hàng đã mở rộng thêm nhiều hình thức huy động vốn khác như tiết kiệm dự
thưởng, khuyến mãi tặng quà quay số trúng thưởng có giá trị cao… Đồng thời do
ngân hàng mở rộng quy mô hoạt động thêm các phòng giao dịch nên thuận lợi
cho khách hàng đến giao dịch góp phần tăng nguồn vốn huy động cho chi nhánh.
Đến năm 2007 nguồn vốn huy động của ngân hàng đạt 444.268 triệu đồng chiếm
96,79 % nguồn vốn của ngân hàng, tăng 118.981 triệu đồng. Xét về số dư tuyệt
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S NGUYỄN VĂN NGÂN
SVTH: TRANG NGỌC ANH 45
đối thì vốn huy động của ngân hàng năm 2006 vẫn tăng nhưng tốc độ gia tăng thì
không cao, nguyên nhân của sự sụt giảm về mặt tốc độ tăng trưởng một phần là
do việc chạy đua tăng lãi suất để huy động tạo nên sự cạnh tranh gay gắt về lãi
suất và thị phần của các ngân hàng trên cùng địa bàn. Với lại vào thời điểm này
trên địa bàn có nhiều ngân hàng thương mại cổ phần xuất hiện và nhanh chóng
tham gia vào thị trường tiền tệ trên địa bàn nên áp lực cạnh tranh rất cao.
4.1.1.2. Vốn và các quỹ
Đây là nguồn vốn được trích ra từ khoản lợi nhuận của ngân hàng để thành
lập các quỹ như quỹ dự phòng tài chính, quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ, quỹ dự
trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ khen thưởng… Khoản mục này chiếm tỷ trọng nhỏ
trong tổng nguồn vốn của ngân hàng nhưng rất quan trọng vì nó giúp tăng nguồn
vốn điều lệ mà không cần đến nguồn vốn bên ngoài, khuyến khích nhân viên làm
việc, có nguồn vốn dự trữ để thanh khoản nhanh… Trong những năm qua, nguồn
vốn này cũng có nhiều biến động, cụ thể năm 2005 vốn và các quỹ đạt 9.793
triệu đồng chiếm 3,09% nguồn vốn; sang năm 2006 vốn và các quỹ đạt 10.158
triệu đồng chiếm 2,94% nguồn vốn, so với năm 2005 nguồn vốn này tăng 365
triệu đồng; tỷ trọng so với tổng nguồn vốn giảm nguyên nhân là vốn huy đông
tăng cao, tuy nhiên, sang năm 2007 nguồn vốn này giảm chỉ đạt 9.315 triệu đồng
chiếm 2,03%, giảm 843 triệu đồng. Nguồn vốn và các quỹ của ngân hàng thay
đổi không theo một chiều hướng nhất định lúc tăng lúc giảm, nguyên nhân là do
nguồn quỹ được trích lập tùy theo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng
và tùy vào tình hình thực tế của từng năm. Tuy có sự biến động như vậy nhưng
do nguồn vốn và các quỹ này chiếm tỷ trọng nhỏ so với nguồn vốn của ngân
hàng nên không ảnh hưởng nhiều đến quá trình hoạt động kinh doanh của ngân
hàng.
4.1.1.3. Vốn khác
Đây là nguồn vốn bổ sung vào vốn lưu động của ngân hàng khi cần thiết,
thường là vay từ các tổ chức tín dụng, ngân hàng khác hoặc vay từ ngân hàng
Nhà nước. Cụ thể năm 2005 nguồn vốn này đạt 7.328 triệu đồng chiếm 2,33% tỷ
trọng nguồn vốn; sang năm 2006 nguồn vốn này là 9.785 triệu đồng chiếm
2,88% nguồn vốn, so với năm 2005 nguồn vốn này tăng 2.457 triệu đồng.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S NGUYỄN VĂN NGÂN
SVTH: TRANG NGỌC ANH 46
Nguyên nhân của khoản mục này tăng lên là do doanh số cho vay của ngân hàng
tăng cao, nguồn vốn huy động của ngân hàng tuy có tăng nhưng không đủ đáp
ứng nên ngân hàng đã tăng lượng tiền vay từ các tổ chức tín dụng và ngân hàng
Nhà nước. Đến năm 2007 nguồn vốn khác huy động được là 5.400 triệu đồng
chiếm 1,18% nguồn vốn, so với năm 2006 nguồn vốn này giảm 4.385 triệu đồng.
Do sự khởi sắc chung của nền kinh tế nên để đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất
kinh doanh, ngân hàng đã huy động vốn từ các tổ chức tín dụng khác nhưng chủ
yếu là xin điều chuyển vốn từ Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn
Việt Nam.
4.1.2. Đánh giá kết cấu và biến động tình hình huy động vốn của Ngân
hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Ninh Kiều
Bảng 3: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG
Đơn vị tính: Triệu đồng
2005 2006 2007 2006 so với
2005
2007 so với
2006 Khoản
mục Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền
Tỷ lệ
(%)
1. Tiền gửi
thanh toán 51.834 69.997 176.242 18.163 35,04 106.245 151,8
2. Tiền gửi
tiết kiệm 3.244 3.274 2.974 30 0,9 -300 -9,1
3. Tiền gửi
có kỳ hạn 223.391 185.427 121.121 -37.964 -16,99 -64.306 -34,67
4. Kỳ phiếu 20.539 66.590 143.930 46.051 224,2 77.340 116,14
Tổng cộng 299.008 325.287 444.268 26.279 8,79 118.918 36,57
(Nguồn: Phòng kinh doanh của NHNO & PTNT CN. Ninh Kiều)
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S NGUYỄN VĂN NGÂN
SVTH: TRANG NGỌC ANH 47
51834
3244
223391
20539
69997
3274
185427
66590
176242
2974
121121
143930
0
50000
100000
150000
200000
250000
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Tiền gửi thanh toán Tiền gửi tiết kiệm
Tiền gửi có kỳ hạn Kỳ phiếu
Hình 5: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG
Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông thôn chi nhánh Ninh Kiều
hoạt động theo phương châm “đi vay để cho vay”. Vì vậy, để có vốn cho vay,
ngân hàng không thể dựa vào duy nhất nguồn vốn do ngân hàng hội sở cấp mà
phải huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cư. Trong những năm
qua nguồn vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh
Ninh Kiều chủ yếu là nguồn vốn huy động và nguồn vốn này liên tục tăng qua
các năm thông qua các hình thức:
+ Tiền gửi không kỳ hạn
Nguồn huy động này liên tục tăng trong 3 năm. Cụ thể năm 2006 tiền gửi
thanh toán tăng 18.163 triệu đồng tương đương 35,04% so với năm 2005 và tăng
mạnh vào năm 2007 với số tuyệt đối là 106.245 triệu đồng, số tương đối là
151,8%.
Tiền gửi tiết kiệm là nguồn vốn ổn định trong ngân hàng, chiếm tỷ trọng
thấp khoảng 2 - 4% tổng nguồn vốn. Nguồn vốn này hầu hết để dự trữ tại ngân
hàng để đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng khi cần thiết. Tăng trưởng của
nguồn vốn này không ổn định, cụ thể vào năm 2006 ngân hàng huy động được
3.274 triệu đồng tăng 30 triệu đồng tương ứng 0,9% so với năm 2005, nhưng
sang năm 2007 giảm 9,1% tương ứng 300 triệu đồng so với năm 2006. Nguyên
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S NGUYỄN VĂN NGÂN
SVTH: TRANG NGỌC ANH 48
nhân giảm chủ yếu là do loại tiền gởi này lãi suất thấp và đa số người dân không
ưa chuộng hình thức này.
+ Tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế
Đây là một trong những loại tiền gửi không kỳ hạn. Số tiền huy động cũng
khá lớn nhưng chỉ huy động từ một số ít khách hàng. Do nằm ở vị trí trung tâm
thành phố, xung quanh có rất nhiều công ty trong và ngoài nước đặt trụ sở nên
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Ninh Kiều có lợi thế
rất lớn trong việc huy động loại tiền gửi này.
Mặt khác, trong những năm gần đây khi Bộ Tài chính có chính sách thoáng
hơn cho các doanh nghiệp nhà nước là các khoản thu không nhất thiết phải nộp hết
vào kho bạc Nhà nước mà còn phép gửi vào ngân hàng để hưởng lãi suất vừa có
lợi cho doanh nghiệp vừa đáp ứng được nhu cầu vốn cho nền kinh tế.
Nên trong những năm gần đây nhất là năm 2005 ngân hàng huy động được
51.834 triệu đồng, đến năm 2006 là tăng 69.997 tương ứng là 35,04% so với năm
2005, năm 2007 đạt 176.242 triệu đồng tăng 106.245 triệu đồng (tương ứng
151,8%) so với năm 2006.
+ Tiền gửi có kỳ hạn
Ta thấy, qua 3 năm liền tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng khá cao 60 – 80%
tổng nguồn vốn huy động. Loại tiền gửi này giảm trong 3 năm: 2006 giảm 7.964
triệu đồng, năm 2007 giảm 64.306 triệu đồng tương đương 16,99% và 34,67%.
Lý do Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Ninh
Kiều năm 2006 ban lãnh đạo ngân hàng đã cho phát hành 3 đợt kỳ phiếu trả lãi
trước để cung ứng kịp thời cho sản xuất kinh doanh kỳ hạn 7 tháng và 13 tháng
với mức lãi suất tương ứng 0,7% và 0,71% nên đã thu hút khá mạnh người dân.
+ Kỳ phiếu
Phát hành kỳ phiếu để huy động vốn khi cần thiết cũng chiếm một tỷ trọng
khá lớn trong cơ cấu vốn huy động, dể nhận thấy tỷ trọng của kỳ phiếu và tiền
gửi có kỳ hạn thường tỷ lệ nghịch với nhau nhằm đảm bảo nhu cầu vốn của ngân
hàng. Có thể nói ngân hàng đã phát huy được thế mạnh của một ngân hàng
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S NGUYỄN VĂN NGÂN
SVTH: TRANG NGỌC ANH 49
thương mại quốc doanh là uy tín để huy động nguồn vốn này, thế mạnh mà các
ngân hàng thương mại cổ phần không có được.
Năm 2006, huy động được 66.590 triệu đồng tăng 46.051 triệu đồng, tương
đương gấp 3 lần so với năm 2005, sang năm 2007 đạt 143.930 triệu đồng tăng
77.340 triệu đồng, tương đương 116,14% so với năm 2006. Nguyên nhân chủ
yếu đã nói phần trên và nguyên nhân thứ yếu là đầu tư vào kỳ phiếu là khá an
toàn so với đầu tư vào các lĩnh vực khác, nó có khả năng sinh lời cao trong thời
gian ngắn. Thường thì kỳ phiếu của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn chi nhánh Ninh Kiều có kỳ hạn 3 – 6 – 12 tháng nên dễ dàng thu hút khách
hàng.
Tóm lại: Công tác huy động vốn của ngân hàng qua ba năm đã có những
bước tiến đáng kể, nguồn vốn huy động năm sau luôn cao hơn năm trước, nhưng
chủ yếu vẫn là dân cư, với khách hàng là tổ chức kinh tế thì tập trung đa số là các
hộ kinh doanh. Chi nhánh chưa thu hút được những đối tượng khách hàng có
nguồn tiền lớn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích tình hình huy động vốn và hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh ninh kiều.pdf