Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả huy động vốn của NHNo & PTNT huyện Lấp Vò. Cụ thể năm 2005, vốn huy động trên tổng nguồn vốn chiếm tỷ trọng 47,87% sang năm 2006 tỷ trọng này giảm xuống còn 45,16%.Đến năm 2007 chỉ tiêu này là 47,06%. Qua đó cho thấy hiệu quả huy động vốn của ngân hàng tuy tăng đều qua các năm nhưng nhìn chung chưa cao so với tiềm năng và còn lệ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn điều chuyển. Nguyên nhân là do nguồn thu nhập của người dân chưa cao nên lượng tiền nhàn rỗi rất ít, họ chưa có thói quen gửi tiền vào ngân hàng mà chỉ thích đầu tư vào sản xuất hay kinh doanh vàng. Tuy nguồn vốn huy động đạt được với tỷ trọng chưa cao nhưng điều đáng khích lệ là doanh số huy động vẫn tiếp tục tăng, điều này có thể nói ngân hàng cũng dần dần phát huy được bước phát triển của mình trong xu thế hội nhập.
57 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5030 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích tình hình huy động vốn và sử dụng vốn của Ngân hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Huyện Lấp Vò tỉnh Đồng Tháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o dịch với khách hàng gửi tiền và khách hàng vay tiền cùng lúc gây trở ngại trong việc giữ bí mật cho khách hàng.
- Tình trạng quá tải công việc đối với cán bộ tín dụng nói riêng và cán bộ nhân viên trong ngân hàng nói chung, nhất là cán bộ phụ trách địa bàn xã, làm hạn chế hiệu quả tín dụng.
- Trình độ dân trí không cao nên gây trở ngại trong quan hệ tín dụng, ý thức chấp hành pháp luật của người dân chưa cao, dẫn đến việc xử lý các món nợ quá hạn của ngân hàng bị hạn chế, kém hiệu quả. Bên cạnh đó, một số hộ hạn chế trong tính toán, làm ăn không hiệu quả ảnh hưởng đến công tác thu nợ.
- Địa bàn hoạt động quản lý của Ngân hàng lớn nhưng bình quân số tiền trên món vay nhỏ làm phát sinh món vay nhiều. Quản lý hết món vay là khó khăn, chi phí kiểm tra, thẩm định phát sinh cao, lợi nhuận hoạt động giảm.
- Đối tượng cho vay chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, nên việc đầu tư và thu hồi vốn còn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên.
- Chưa có máy ATM nên rất khó vận động khách hàng mở thẻ.
3.6 MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA NHNo & PNTNT HUYỆN LẤP VÒ
3.6.1 Phương hướng:
- Đẩy mạnh tăng trưởng huy động vốn trong các thành phần kinh tế, xem công tác huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, liên tục để tạo được nguồn cho vay ổn định.
- Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn nhất là vốn nhàn rỗi trong dân cư sẽ có số dư ổn định, lãi suất thấp.
- Chi nhánh phấn đấu tăng nguồn vốn huy động tương ứng để đảm bảo tăng trưởng dư nợ ổn định, chủ động trong kinh doanh, tăng chênh lệch đầu vào và đầu ra.
- Tăng thu dịch vụ, triển khai các dịch vụ mới thu hút khách hàng.
- Công tác tăng tưởng tín dụng trên tinh thần nâng cao chất lượng tín dụng là nhiệm vụ hàng đầu hiện nay. Tìm mọi biện pháp nâng cao chất lượng phục vụ, chăm sóc khách hàng thật tốt, tăng sự tín nhiệm nhằm thu hút được nhiều khách hàng từ các ngân hàng thương mại khác, tìm kiếm các dự án khả thi để đầu tư, đẩy mạnh cho vay các thành phần kinh tế.
3.6.2 Mục tiêu năm 2008:
- Vốn huy động: tăng trưởng đạt 202.000 triệu đồng, tăng 34,11%; trong đó tiền gửi dân cư 149.000 triệu đồng, chiếm 73,76% trên tổng nguồn vốn huy động.
- Dư nợ tín dụng: đạt 350.000 triệu đồng, tăng trưởng 12,44%; trong đó dư nợ trung hạn là 35.000 triệu đồng, chiếm 10% trên tổng dư nợ; nợ xấu chỉ chiếm 1,50% trên tổng dư nợ.
- Về phương diện tài chính: quỹ thu nhập đạt 10.000 triệu đồng, tăng trưởng 25,90%.
- Vận động mở 1.000 thẻ ATM, làm cơ sở để NHNo & PTNT Tỉnh Đồng Tháp cấp máy sử dụng thẻ trong thời gian sớm nhất.
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN
TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
HUYỆN LẤP VÒ
4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TỪ 2005 ĐẾN 2007
4.1.1 Quy mô huy động vốn
Trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng thì nguồn vốn đóng vai trò hết sức quan trọng, nó quyết định đến khả năng hoạt động cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nguồn vốn cho vay của ngân hàng chủ yếu từ hai nguồn: vốn huy động, vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên.
- Đối với nguồn vốn huy động: ngân hàng được toàn quyền sử dụng sau khi đã trích lại một phần theo tỷ lệ đảm bảo do Ngân hàng Nhà nước quy định, đồng thời có trách nhiệm trả cả gốc lẫn lãi đúng hạn cho khách hàng.
- Đối với nguồn vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên: ngân hàng chỉ sử dụng nguồn vốn này khi nguồn vốn huy động - phần vốn được phép sử dụng - không đủ đáp ứng nhu cầu cho vay tại chi nhánh, khi đó chi nhánh sẽ yêu cầu được điều chuyển vốn đến và phải chịu lãi suất bằng với lãi suất huy động bình quân tại thời điểm nhận lệnh điều chuyển.
Chỉ tiêu
Năm
So sánh chênh lệch
2005
2006
2007
2006/2005
2007/2006
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Vốn HĐ
120.312
47,75
122.089
45,16
150.628
47,06
1.777
1,48
28.539
23,38
Vốn ĐC
131.636
52,25
148.268
54,84
169.420
52,94
16.632
12,63
21.152
14,27
Tổng NV
251.948
100
270.357
100
320.048
100
18.409
7,31
49.691
18,38
Ta có thể xem xét nguồn vốn của ngân hàng dựa vào số liệu qua 3 năm 2005, 2006 và 2007 trong bảng sau
Bảng 2: CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM
ĐVT: triệu đồng
(Nguồn Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm từ 2005 đến 2007)
Hình 4: CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM TỪ 2005 ĐẾN 2007
* Vốn điều chuyển
Nếu chỉ dựa vào nguồn vốn huy động thì sẽ không đủ để đảm bảo hoạt động kinh doanh của ngân hàng, do vậy ngân hàng cấp trên sẽ kịp thời điều chuyển vốn đến khi chi nhánh có nhu cầu và chi nhánh phải trả phần chi phí cao hơn chi phí huy động vốn. Do đó, ngân hàng sẽ giảm đến mức thấp nhất nguồn vốn điều chuyển để gia tăng lợi nhuận.
Năm 2005 vốn điều chuyển đến của ngân hàng là 131.636 triệu đồng chiếm 52,25% tổng nguồn vốn. Năm 2006 là 148.268 triệu đồng chiếm 54,84% tổng nguồn vốn, so với năm 2005 tăng 16.632 triệu đồng tương ứng tăng 12,63%. Đến năm 2007 là 169.420 triệu đồng chiếm 52,94% tổng nguồn vốn, so với năm 2006 tăng 21.152 triệu đồng tương ứng tăng 14,27%.
* Vốn huy động:
Khi ngân hàng huy động được nhiều vốn sẽ chủ động trong công tác cho vay, đồng thời giảm chi phí so với việc sử dụng vốn điều chuyển từ cấp trên. Do đó đây là nguồn vốn rất quan trọng đối với hoạt động của ngân hàng, ngân hàng phải biết tận dụng được nguồn vốn nhàn rỗi từ nền kinh tế để phục vụ cho mục tiêu kinh doanh của mình.
Nhìn chung nguồn vốn huy động tăng qua các năm, năm 2005 là 120.312 triệu đồng chiếm 47,75% tổng nguồn vốn. Năm 2006 là 122.089 triệu đồng chiếm 45,16% tổng nguồn vốn, so với năm 2005 tăng 1.777 triệu đồng tương ứng tăng 1,48%. Năm 2007 là 150.628 triệu đồng chiếm 47,06% tổng nguồn vốn, so với năm 2006 tăng 28.539 triệu đồng tương ứng tăng 23,38%. Mặc dù có tăng nhưng tỷ trọng vốn huy động vẫn chiếm tỷ lệ tương đối thấp trong tổng nguồn vốn. Tuy nhiên, đã thể hiện sự cố gắng của ngân hàng trong công tác huy động vốn.
4.1.2 Cơ cấu các loại tiền gửi:
Mỗi khoản mục nguồn vốn đều có nhu cầu khác nhau về chi phí, tính thanh khoản, thời hạn hoàn trả … Do đó, ngân hàng cần phải quan sát, đánh giá chính xác từng loại nguồn vốn để kịp thời có những chiến lược huy động vốn tốt nhất trong từng thời kỳ nhất định để hạn chế những rủi ro có thể gặp phải và tối thiểu hóa chi phí đầu vào cho ngân hàng.
Tình hình nguồn vốn huy động của ngân hàng qua các năm nhìn chung đều tăng. Hoạt động huy động vốn của ngân hàng có tiến triển tốt, công tác huy động đạt hiệu quả năm sau cao hơn năm trước. Huy động vốn là khâu quan trọng tạo nên vị thế vững chắc trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Có được kết quả trên là do chi nhánh luôn có chính sách thu hút vốn đúng đắn, kịp thời để duy trì khách hàng truyền thống, tìm kiếm khách hàng mới, công tác huy động vốn ngày càng đạt hiệu quả nên nguồn vốn hàng năm tăng lên liên tục. Nguồn vốn này bao gồm tiền gởi tiết kiệm của dân cư, tiền gửi của các tổ chức kinh tế, tiền gửi của kho bạc và phát hành giấy tờ có giá. Trong đó huy động từ tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng cao nhất qua các năm.
Cơ cấu vốn huy động của ngân hàng được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 3: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN QUA 3 NĂM TẠI NGÂN HÀNG ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
So sánh chênh lệch
2005
2006
2007
2006/2005
2007/2006
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
1. Tiền gửi tiết kiệm
55.007
45,72
52.175
41,22
64.268
42,67
-2.832
-5,15
12.093
23,18
- Không kỳ hạn
8.407
6,99
6.594
5,40
4.190
2,78
-1.813
-21,57
-2.404
-36,46
- Có kỳ hạn
46.600
38,73
45.581
37,33
60.078
39,89
-1.019
-2,19
14.497
31,80
Dưới 12 tháng
11.650
9,68
10.028
8,21
18.023
11,97
-1.622
-13,92
7.996
79,73
Từ 12 đến 24 tháng
32.620
27,11
31.907
26,13
37.248
24,73
-713
-2,18
5.342
16,74
Từ 24 đến 60 tháng
2.330
1,94
3.646
2,99
4.806
3,19
1.316
56,50
1.160
31,80
2. Tiền gửi TCKT
39.325
32,69
43.825
35,90
60.500
40,17
4.500
11,44
16.675
38,05
3.Tiền gửi kho bạc
18.580
15,44
19.313
15,82
14.275
9,48
733
3,95
-5.038
-26,09
4. Giấy tờ có giá
7.400
6,15
6.776
6,89
11.585
7,69
-624
-8,43
4.809
70,97
- Kỳ phiếu
3.500
2,91
6.276
5,14
10.985
7,29
2.776
79,31
4.709
75,03
- Trái phiếu
3.900
3,24
500
0,41
600
0,40
-3.400
-87,18
100
20,00
Nguồn vốn huy động
120.312
100
122.089
100
150.628
100
1.777
1,48
28.539
23,38
(Nguồn Bảng cân đối tài khoản chi tiết năm từ 2005 đến 2007)
Ghi chú: - TCKT: tổ chức kinh tế
Tình hình vốn huy động của ngân hàng được biểu diễn bằng đồ thị sau:
Hình 5: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM
Ghi chú: - TG: tiền gửi
- TK: tiết kiệm
- TCKT: tổ chức kinh tế
- GTCG: giấy tờ có giá
Để thấy được cụ thể tình hình huy động vốn, ta sẽ đi sâu phân tích từng khoản mục:
4.1.2.1 Tiền gửi tiết kiệm:
Năm 2005 là 55.007 triệu đồng, chiếm 45,72% nguồn vốn huy động. Năm 2006 là 52.175 triệu đồng, giảm 2.832 triệu đồng so với năm 2005, tương ứng giảm 5,15% và chỉ chiếm 41,22% nguồn vốn huy động. Nguyên nhân là giá cả hàng hoá dịch vụ tăng, người dân làm ăn không hiệu quả - nhất là các hộ sản xuất kinh doanh cá thể, nguồn thu nhập không đủ bù đắp chi phí đầu vào, nên không có tiền nhàn rỗi. Mặc dù giảm nhưng đây vẫn là khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn huy động.
Năm 2007 là 64.268 triệu đồng, tăng 12.093 triệu đồng so với năm 2006, tương ứng tăng 23,18%, chiếm 42,67% nguồn vốn huy động. Nguyên nhân làm cho tiền gửi tiết kiệm tăng do tình hình kinh tế đã tương đối ổn định, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng được mở rộng và đa dạng đã làm cho loại tiền gửi này tăng. Đây cũng là đối tượng huy động chủ yếu nên ngân hàng luôn có chính sách duy trì phương pháp huy động truyền thống như tăng lãi suất tiền gửi để giữ chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng tiềm năng đến gửi tiền.
Có 2 loại tiền gửi: không kỳ hạn và có kỳ hạn:
+ Đối với tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: khi khách hàng tạm thời có một số tiền nhàn rỗi trong một thời gian họ gửi vào ngân hàng để hưởng lãi. Cụ thể, năm 2005 là 8.407 triệu đồng, năm 2006 là 6.594 triệu đồng giảm 1.813 triệu đồng, tương ứng giảm 21,57% so với năm 2005. Năm 2007 là 4.190 triệu đồng giảm 2.404 triệu đồng so với năm 2005 tương ứng giảm 36,46%. Khách hàng chủ yếu là người dân trên địa bàn, khi họ có khoản tiền dôi ra sẽ gửi vào ngân hàng để sinh lợi. Nguyên nhân tiền gửi giảm liên tục là do lãi suất của loại tiền gửi này thấp hơn so với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn nên thu hút được khách hàng, mặt khác là do giá vàng trên thị trường tăng khách hàng chuyển sang đầu tư vàng thay vì gửi tiền vào ngân. Mặt khác, đây là khoản mục huy động có thể gặp rủi ro khi khách hàng rút tiền trước kỳ hạn nên ngân hàng thường chú ý gia tăng tỷ trọng các khoản huy động khác nhiều hơn.
+ Đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: là khoản tiền gửi đã được xác định thời gian trả lãi cho khách hàng vì vậy nó có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng, tạo nguồn vốn ổn định giúp ngân hàng có thể chủ động trong đầu tư. Vì vậy, tiền gởi tiết kiệm có kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao hơn tiền gởi tiết kiệm không kỳ hạn, nhưng nguồn huy động này biến đổi không đều qua các năm.
Cụ thể, năm 2005 là 46.600 triệu đồng, năm 2006 là 45.581 triệu đồng giảm 1.109 triệu đồng tương ứng giảm 2,19 % so với năm 2005. Đến năm 2007 là 60.078 triệu đồng tăng 14.497 triệu đồng, tương ứng tăng 31,80% so với năm 2006.
Trong đó:
Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng năm 2005 là 11.650 triệu đồng, năm 2006 là 10.028 triệu đồng so với năm 2005 giảm 1.622 triệu đồng, tương ứng giảm 13,92%. Năm 2007 là 18.023 triệu đồng tăng 7.996 triệu đồng tức tăng 79,73% so với năm 2006.
Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 đến 24 tháng – đây là khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất trong vốn huy động bằng tiền gửi có kỳ hạn. Năm 2005 là 32.620 triệu đồng, năm 2006 là 31.907 triệu đồng so với năm 2005 giảm 712 triệu đồng, tương ứng giảm 2,18%. Năm 2007 là 37.248 triệu đồng tăng 5.342 triệu đồng tức tăng 16,74% so với năm 2006.
Tiền gửi có kỳ hạn trên 24 tháng – đây là khoản mục chiếm tỷ trọng thấp nhất trong vốn huy động bằng tiền gửi có kỳ hạn. Năm 2005 là 2.330 triệu đồng, năm 2006 là 3.646 triệu đồng so với năm 2005 tăng 1.316 triệu đồng, tương ứng tăng 56,50%. Năm 2007 là 4.806 triệu đồng tăng 1.160 triệu đồng tức tăng 61,80% so với năm 2006.
Nguyên nhân giảm là do năm 2006 lãi suất huy động của ngân hàng ở loại tiền gửi này thấp hơn so với các ngân hàng khác trên địa bàn nên đã giảm một lượng khách hàng đến gửi tiền. Nguồn tiền huy động này đã tăng trở lại là do ngân hàng có chiến lược huy động vốn hiệu quả: tăng lãi suất huy động cho phù hợp với các ngân hàng thương mại khác trên cùng địa bàn, thông tin đến những khách hàng tiềm năng về các tiện ích của việc gửi tiền tiết kiệm để thu hút khách hàng.
Đây là loại tiền gửi có lãi suất cao hơn tiền gửi không kỳ hạn nên đã huy động được một lượng lớn khách hàng đến gửi tiền qua các năm. Tuy nhiên, do lãi suất huy động của loại hình này cao cho nên ngân hàng cần phải có những chính sách phù hợp để tiếp tục giữ vững và phát triển đối với loại hình này, mà vẫn đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
4.1.2.2 Tiền gửi của các tổ chức kinh tế :
Đối với loại tiền gửi này, khách hàng gửi tiền là các doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần trong Huyện. Khách hàng gởi tiền vào ngân hàng nhằm đảm bảo cho các dịch vụ thanh toán từ ngân hàng hoặc khi có lượng tiền nhàn rỗi, khách hàng gửi tiền vào ngân hàng nhằm mục đích sinh lời. Đây cũng là khoản mục chiếm một tỷ trọng tương đối cao trong tổng nguồn vốn huy động và tăng đều qua các năm.
Năm 2005 là 39.325 triệu đồng, chiếm 32,69% trong nguồn vốn huy động, đến năm 2006 là 43.825 triệu đồng, chiếm 35,90% nguồn vốn huy động, so với năm 2005 tăng 4.500 triệu đồng, tương ứng tăng 11,44%. Năm 2007 đạt 60.500 triệu đồng chiếm 40,17%, so với năm 2006 tăng 16.675 triệu đồng, tức tăng 38,05%.
Nguyên nhân của sự tăng lên là do các doanh nghiệp trên địa bàn Huyện làm ăn ngày càng hiệu quả, cần mở tài khoản để thanh toán trong quá trình kinh doanh. Ngân hàng có mối quan hệ tốt với các công ty, doanh nghiệp, tạo được uy tín và cung cấp các dịch vụ tiện ích nên thu hút được lượng tiền khá lớn từ các đơn vị này.
4.1.2.3 Tiền gửi của kho bạc:
Qua quá trình hình thành và phát triển của mình, kho bạc là khách hàng lâu năm và quen thuộc của ngân hàng. Lượng tiền kho bạc gửi vào là để chi trả lương cho các đơn vị hành chính sự nghiệp trên địa bàn.
Cụ thể, năm 2005 đạt 18.580 triệu đồng, chiếm 15,44% nguồn vốn huy động. Năm 2006 đạt 19.313 triệu đồng, chiếm 15,82% nguồn vốn huy động, so với năm 2005 tăng 733 triệu đồng, tương đương tăng 3,95%. Năm 2007 chỉ còn 14.275 triệu đồng, chiếm 9,48% nguồn vốn huy động, so với năm 2006 giảm 5.038 triệu đồng, tương ứng giảm 26,09%.
Nguyên nhân của sự tăng giảm bất thường này là do kho bạc cần tiền để chi trả lương cho các đơn vị hành chính, chi tiền cho các công trình xây dựng thuỷ lợi, các dự án có vốn uỷ thác từ cấp trên…Đây là nguồn vốn không ổn định, ngân hàng không nên quá chú trọng quá nhiều.
4.1.2.4 Phát hành giấy tờ có giá:
Năm 2005 là 7.400 triệu đồng chỉ chiếm 6,15% nguồn vốn huy động. Năm 2006 đạt 6.776 triệu đồng, so với năm 2005 giảm 624 triệu đồng, tương đương giảm 8,43%, nhưng lại chiếm đến 6,89% nguồn vốn huy động. Năm 2007 là 11.585 triệu đồng, chiếm 7,69% vốn huy động, tăng 4.809 triệu đồng tương đương tăng 70,97%.
+ Đối với kỳ phiếu: năm 2005 phát hành 3.500 triệu đồng, chiếm 2,19% tổng vốn huy động. Năm 2006 là 6.276 triệu đồng, chiếm 5,14% tổng vốn huy động, so với năm 2005 tăng 2.776 triệu đồng, tương ứng tăng 79,31%. Nguyên nhân là do khoản mục tiền gửi tiết kiệm giảm, vốn huy động giảm nên ngân hàng cần một lượng tiền để đáp ứng nhu cầu vốn.
Năm 2007 phát hành 10.985 triệu đồng, chiếm 7,19% vốn huy động, so với năm 2006 tăng 4.709 triệu đồng, tương đương tăng 75,03%. Thông thường, các loại giấy tờ có giá có lãi suất cao hơn các loại tiền gửi khác nên thu hút khách hàng hơn. Kỳ phiếu năm 2007 tăng là do nhu cầu sử dụng vốn tăng, mặc dù các loại tiền gửi có tăng nhưng vẫn không đủ đáp nhu cầu vốn cho vay.
+ Đối với trái phiếu: năm 2005 là 3.900 triệu đồng, năm 2006 là 500 triệu đồng giảm 3.400 triệu đồng tương đương giảm 87,18%. Nguyên nhân là do ngân hàng không phát hành thêm trái phiếu nhưng phải thanh toán cho các trái phiếu đến hạn.
Năm 2007 là 600 triệu đồng, so với năm 2006 tăng 100 triệu đồng, tương đương tăng 20%. Trong năm này, ngân hàng phải tăng vốn huy động nên phát hành thêm trái phiếu mới, đồng thời cũng phải thanh toán các trái phiếu đến hạn nên mức tăng không đáng kể.
4.1.2.5 Cơ cấu lãi suất huy động qua 3 năm:
Bảng 4: CƠ CẤU LÃI SUẤT HUY ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG
ĐVT: %
Loại tiền gửi
Năm
2005
2006
2007
1. Tiền gởi dân cư
- Tiền gửi không kỳ hạn
0,25
0,25
0,25
- Tiền gửi có kỳ hạn
+ Dưới 12 tháng
0,58
0,62
0,73
+ Từ 12 đến 24 tháng
0,67
0,72
0,75
+ Trên 24 tháng
0,68
0,74
0,76
2. Tiền gởi các TCKT
- Tiền gửi không kỳ hạn
0,2
0,2
0.2
(Nguồn Báo cáo cơ cấu lãi suất 3 năm từ 2005 đến 2007)
Ghi chú: - TCKT: tổ chức kinh tế
Qua bảng trên ta thấy khung lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn ngày một tăng lên, đây là điều kiện thuận lợi để ngân hàng thu hút vốn tiền gửi từ dân cư. Mặc dù lãi suất huy động có thấp hơn so với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn, nhưng ngân hàng được lợi thế là có thời gian hoạt động lâu năm nên có một lượng khách hàng truyền thống đáng kể giúp thu hút một lượng vốn nhàn rỗi nhất định, tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng.
4.1.3 Tỷ số vốn huy động trên tổng nguồn vốn
Bảng 5: TỶ SỐ VỐN HUY ĐỘNG TRÊN TỔNG NGUỒN VỐN
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2005
2006
2007
Vốn huy động
120.312
122.089
150.628
Tổng nguồn vốn
251.948
270.357
320.048
VHĐ/ Tổng nguồn vốn(%)
47,87
45,16
47,06
(Nguồn Bảng cân đối tài khoản chi tiết năm từ 2005 đến 2007)
Ghi chú: VHĐ: vốn huy động
Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả huy động vốn của NHNo & PTNT huyện Lấp Vò. Cụ thể năm 2005, vốn huy động trên tổng nguồn vốn chiếm tỷ trọng 47,87% sang năm 2006 tỷ trọng này giảm xuống còn 45,16%.Đến năm 2007 chỉ tiêu này là 47,06%. Qua đó cho thấy hiệu quả huy động vốn của ngân hàng tuy tăng đều qua các năm nhưng nhìn chung chưa cao so với tiềm năng và còn lệ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn điều chuyển. Nguyên nhân là do nguồn thu nhập của người dân chưa cao nên lượng tiền nhàn rỗi rất ít, họ chưa có thói quen gửi tiền vào ngân hàng mà chỉ thích đầu tư vào sản xuất hay kinh doanh vàng. Tuy nguồn vốn huy động đạt được với tỷ trọng chưa cao nhưng điều đáng khích lệ là doanh số huy động vẫn tiếp tục tăng, điều này có thể nói ngân hàng cũng dần dần phát huy được bước phát triển của mình trong xu thế hội nhập.
Nhìn chung, công tác huy động vốn của ngân hàng qua 3 năm thực hiện rất tốt, luôn đạt kế hoạch đề ra. Có được kết quả như vậy là do chi nhánh luôn phấn đấu nỗ lực tìm mọi biện pháp tăng nguồn vốn huy động. Tuy nhiên, trên địa bàn có nhiều tổ chức tín dụng với phương thức huy động vốn với lãi suất hấp dẫn, nên ngân hàng cần tăng cường công tác huy động vốn và gia tăng các dịch vụ tiền gửi để giữ chân khách hàng truyền thống và thu hút khách hàng mới, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vốn cho các thành phần kinh tế trong Huyện.
Trong xu thế hội nhập hiện nay, công tác huy động vốn là vấn đề sống còn trong hoạt động của ngân hàng, vì vậy ngân hàng nên chủ động về nguồn vốn để đảm bảo hoạt động, tránh bị động về vốn gây ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng.
4.1.4 Khả năng đáp ứng nhu cầu vốn vay
Bảng 6: KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU VỐN VAY
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2005
2006
2007
1.Vốn huy động
120.312
122.089
150.628
Ngắn hạn
81.462
86.036
107.973
Trung hạn
38.850
36.053
42.655
2.Dư nợ
237.372
254.014
311.264
Ngắn hạn
213.953
233.145
291.943
Trung hạn
23.419
20.869
19.321
- VHĐ ngắn hạn/ dư nợ trung hạn (%)
28,75
24,26
17,89
3.Vốn điều chuyển
131.636
148.268
169.420
- Vốn điều chuyển dự kiến (DN-VHĐ)
117.060
131.925
160.636
(Nguồn Bảng cân đối tài khoản chi tiết năm từ 2005 đến 2007)
Ghi chú: - VHĐ: vốn huy động
- DN: dư nợ
4.1.4.1 Vốn huy động ngắn hạn trên dư nợ trung hạn
Theo khoản 1 điều 15 quyết định 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19 tháng 4 năm 2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: “Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn tổ chức tín dụng được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn:
a. Ngân hàng thương mại: 40%
b. Tổ chức tín dụng khác: 30%”
Tại NHNo & PTNT Huyện Lấp Vò tỷ số này qua 3 đều dưới 40%, cụ thể năm 2005 là 28,75%; năm 2006 là 24,26%; năm 2007 là 17,89% không vượt quá quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
4.1.4.2 Khả năng đáp ứng nhu cầu vay của vốn điều chuyển:
Vốn điều chuyển dự kiến năm 2005 là 117.060 triệu đồng, trong khi đó điều chuyển đến tại ngân hàng là 131.636 triệu đồng, lượng vốn điều chuyển thừa là 14.576 triệu đồng. Năm 2006 vốn điều chuyển dự kiến là 131.925 triệu đồng, vốn điều chuyển tại ngân hàng là 148.268 triệu đồng. Thừa 16.343 triệu đồng. Năm 2007 vốn điều chuyển dự kiến là 160.636 triệu đồng, vốn điều chuyển tại ngân hàng là 169.420 triệu đồng, thừa 8.748 triệu đồng.
Qua 3 năm ngân hàng đều sử dụng vốn điều chuyển thừa, nhu cầu vay vốn của xã hội thấp hơn nguồn vốn tại ngân hàng, nói cách khác ngân hàng thừa khả năng đáp ứng nhu cầu vốn. Tuy nhiên, vốn điều chuyển thừa làm ngân hàng tốn thêm một phần chi phí từ việc trả lãi, do đó ngân hàng cần cân đối nguồn vốn hợp lý hơn để có lượng vốn điều chuyển vừa đủ đáp ứng nhu cầu mà hạn chế được chi phí, góp phần tăng nguồn doanh thu.
4.2 PHÂN TÍCH TÌNH SỬ DỤNG VỐN
Những năm qua, cùng với công tác huy động vốn ngân hàng không ngừng đẩy mạnh công tác cho vay đến các thành phần kinh tế nhưng vẫn đặt hiệu quả, an toàn là mục tiêu hàng đầu. Với phương châm “Mang sự phồn vinh đến với khách hàng”, “tăng trưởng tín dụng đi đôi với chất lượng tín dụng”,…trong các năm qua NHNo & PTNT Huyện Lấp Vò đã đạt được những kết quả đáng kể:
Bảng 7: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
So sánh chênh lệch
2005
2006
2007
2006/2005
2007/2006
Số tiền
%
Số tiền
%
DS cho vay
326.529
347.714
471.241
21.185
6,49
123.527
35,53
DS thu nợ
297.270
331.072
413.991
33.802
11,37
82.919
25,05
Dư nợ
237.372
254.014
311.264
16.642
7,01
57.250
22,54
Nợ quá hạn
1.843
4.543
3.844
3.000
146,50
-699
-15,39
(Nguồn Bảng cân đối tài khoản tổng hợp năm tại ngân hàng từ 2005 đến 2007)
Ghi chú: - DS: doanh số
Hình 6: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
Ghi chú: DS: doanh số
Doanh số cho vay:
Doanh số cho vay là số tiền mà ngân hàng đã giải ngân dưới hình thức tiền mặt hay chuyển khoản trong một thời gian nhất định, sự tăng giảm của doanh số cho vay cũng đánh giá được quy mô tín dụng.
Nhìn chung doanh số cho vay không ngừng tăng trưởng qua các năm, năm 2005 doanh số cho vay đạt 326.529 triệu đồng. Đến năm 2006 là 347.714 triệu đồng tăng 21.185 triệu đồng so với năm 2005, tương đương tăng 6,49%. Năm 2007 đạt 471.241 triệu đồng, so với năm 2006 tăng 123.527 triệu đồng, tương ứng tăng 35,53%.
Đạt được sự tăng trưởng đáng kể trên là nền kinh tế địa phương phát triển, các doanh nghiệp làm ăn ngày càng hiệu quả nên muốn mở rộng việc kinh doanh, ngân hàng luôn sẵn sàng hỗ trợ vốn kịp thời cho người vay. Bên cạnh đó, theo chủ trương của Tỉnh khuyến khích người trong độ tuổi lao động đi xuất khẩu lao động nên doanh số cho vay các đối tượng này cũng tăng đáng kể.
Nhìn chung, doanh số cho vay của ngân hàng đã không ngừng tăng lên qua các năm. Đây là kết quả của việc nỗ lực không ngừng của Ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên phòng Tín dụng, thực hiện các biện pháp mở rộng tín dụng, cũng như chú trọng hơn nữa phong cách giao dịch của cán bộ tín dụng. Điều đó cho thấy qui mô tín dụng của ngân hàng ngày càng mở rộng.
Doanh số thu nợ:
Doanh số thu nợ là một chỉ tiêu cần phải phân tích đến trong hoạt động tín dụng ở mỗi thời kỳ vì nó phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng. Việc thu nợ góp phần tái đầu tư tín dụng và đẩy nhanh tốc độ luân chuyển trong lưu thông. Khi doanh số thu nợ tăng đó là điều đáng mừng vì vốn vay được thu hồi nhanh và dấu hiệu tốt cho sự an toàn của nguồn vốn tín dụng.
Năm 2005 doanh số thu nợ đạt 297.270 triệu đồng, đến năm 2006 đạt 331.072 triệu đồng tăng 33.802 triệu đồng, tức tăng 11,37% so với năm 2005. Năm 2007 đạt 413.99 triệu đồng so với năm 2006 tăng 82.919 triệu đồng tương ứng tăng 25,05%.
Doanh số thu nợ tăng là do doanh số cho vay tăng, ngân hàng luôn coi trọng công tác thẩm định trước khi cho vay, thường xuyên theo dõi việc sử dụng vốn vay của khách hàng, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn. Ngoài ra còn do ý thức của khách hàng muốn duy trì mối quan hệ lâu dài với ngân hàng nên họ chú trọng đến việc trả nợ đúng hạn.
Dư nợ:
Dư nợ là số tiền ngân hàng giải ngân nhưng chưa đến hạn thu hồi, chỉ tiêu này đánh giá xác thực quy mô tín dụng của ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Dư nợ phản ánh mức đầu tư vốn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích tình hình huy động vốn và sử dụng vốn của Ngân hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Huyện Lấp Vò tỉnh Đồng Tháp.doc