Luận văn Phân tích và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề của trường cao đẳng nghề dầu khí

LỜI CAM ĐOAN .i

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT . v

DANH MỤC CÁC BẢNG .vi

DANH MỤC CÁC HÌNH . vii

MỞ ĐẦU . 1

CHưƠNG 1: CƠ SỞ PHưƠNG PHÁP LUẬN CHẤT LưỢNG VÀ

PHÂN TÍCH CHẤT LưỢNG ĐÀO TẠO. 3

1.1.Một số khái niệm cơ bản về chất lượng và chất lượng đào tạo . 3

1.1.1.Những quan điểm về chất lượng . 3

1.1.2.Khái niệm đào tạo, chất lượng đào tạo và đặc điểm đào tạo nghề . 4

1.1.2.1.Đào tạo . 4

1.1.2.2.Các quan điểm về chất lượng đào tạo . 5

1.1.2.3.Đặc điểm đào tạo nghề . 6

1.2.Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo và quản lý chất lượng . 8

1.2.1.Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. 8

1.2.2.Các mô hình quản lý chất lượng đào tạo. 11

1.2.2.1.Mô hình BS 5750/ISO 9000 .11

1.2.2.2.Quản lý chất lượng tổng thể (TQM – Total Quality Management).11

1.2.2.3.Mô hình các yếu tố tổ chức.13

1.3.Đánh giá chất lượng đào tạo . 13

1.3.1.Mục đích của đánh giá chất lượng đào tạo. 13

1.3.2.Các quan điểm đánh giá chất lượng đào tạo. 14

1.4.Phương pháp đánh giá. 14

1.4.1.Đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng. 14

1.4.2.Khảo sát sự hài lòng của người học. 15

1.4.2.1.Những nguyên tắc chủ yếu khảo sát về sự hài lòng.15

pdf114 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 553 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề của trường cao đẳng nghề dầu khí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tại Trường CĐN Dầu khí mới chỉ đạt gần 50% thời gian học. Lý do thời gian học tập tại trường ngắn (24 tháng đối với hệ TCN và 36 tháng đối với hệ CĐN), hàng năm mỗi nghề có từ 2-4 lớp, các lớp gần như học các môn học song song nhau. Mặc dù nhà trường đã đầu tư cơ sở vật chất cho các xưởng thực hành với những trang thiết bị phục vụ khá tốt cho những giờ thực hành nhưng Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Lương Trung Thành Khóa 2010-2012 44 chưa đủ về số lượng. Nhà trường chưa xây dựng được xưởng thực tập cho mỗi nghề: nghề điện công nghiệp và sửa chữa thiết bị tự động hóa còn thực hành chung xưởng điện tử cơ bản. Xưởng thực tập của trường dành cho mỗi nghề chưa đủ để đáp ứng nhu cầu thực tập với số lượng lớn, mỗi tiết thực tập số lượng thiết bị trong các xưởng chỉ đủ để khoảng 15-20 học sinh thực tập. Mỗi lớp thường được tổ chức chia làm hai ca để thực tập. Khi các lớp cùng thực tập trong khoảng thời gian ngắn trường sắp xếp xen kẽ lịch thực tập cho các lớp. Vì thế, mỗi lớp sẽ không đủ thời gian để thực tập theo đúng số giờ chuẩn quy định. Hằng năm nhà trường luôn xin kinh phí của Tập đoàn để đầu tư thiết bị thực hành cho các xưởng thực hành, tuy nhiên vẫn chưa thể đáp ứng được hết nhu cầu đào tạo ngày càng cao về chất lượng cũng như số lượng của học sinh. Nói tóm lại, trong nội dung chương trình đào tạo của Trường CĐN Dầu khí thì số giờ thực hành thực tế diễn ra còn thấp hơn so với yêu cầu. Có hai nguyên nhân cơ bản dẫn đến thực trạng này, đó là:  Giáo viên chưa theo sát học sinh trong quá trình thực hành  Cơ sở vật chất, trang thiết bị chưa đủ để đáp ứng được yêu cầu thực hành cho học sinh. Để giải quyết được vấn đề này thì có hai giải pháp chủ yếu, đó là:  Nâng cao ý thức của giáo viên trong quá trình dạy học, đòi hỏi giáo viên phải thực hiện đúng nhiệm vụ, chương trình đã đề ra, phải có sự kiểm tra giám sát để đảm bảo giáo viên không bỏ lớp, không có tình trạng để học sinh tự quản;  Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, mở rộng các xưởng thực tập để học sinh có đủ máy móc, thiết bị để thực tập với thời gian đúng quy định. b) Phân tích trình độ đội ngũ giáo viên: Hiện nay, Nhà trường có 05 khoa, các khoa có nhiệm vụ tổ chức quá trình đào tạo, giảng dạy và các hoạt động giáo dục của các nghề khác nhau theo chương trình kế hoạch giảng dạy của nhà trường; quản lý giáo viên, học sinh; tổ chức biên soạn Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Lương Trung Thành Khóa 2010-2012 45 chương trình, giáo trình môn học của khoa; thực hiện việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên. Tính đến cuối tháng 12 năm 2012, số lượng và trình độ giáo viên của Nhà Trường như sau: Bảng 2.5: Số lượng và trình độ Giáo viên của Nhà Trường TT Tổ bộ môn Tổng số Trình độ đào tạo Tiến sỹ Thạc sĩ Đại học Cao đẳng Trình độ khác SL % SL % SL % SL % SL % 1 TBM Môn học cơ bản 7 1 1 5 2 TBM Toán tin 6 6 3 TBM Anh văn 8 5 3 4 TBM An toàn môi trường 16 3 13 5 TBM Cơ khí 33 6 23 4 6 TBM Hàn 7 4 3 7 TBM Công nghệ Hóa 16 5 11 8 TBM Khoan khai thác 7 4 3 9 TBM Kỹ thuật điện 21 4 17 10 TBM Tự động hóa 20 4 14 2 11 TBM Kỹ thuật lặn 5 1 2 2 Tổng cộng 146 1 0.68 33 22.6 101 69.2 4 2.74 7 4.79 (Nguồn: Phòng Đào tạo - Trường Cao đẳng Nghề Dầu khí) Trình độ của giáo viên hiện nay là: 92% tốt nghiệp đại học/ trên đại học các chuyên ngành, 7,4% giáo viên có trình độ Cao đẳng và Trung cấp là các giáo viên có tay nghề cao giảng dạy các môn học thực hành, 100% giáo viên đã hoàn thành chương trình sư phạm nghề và có 33 người có bằng thạc sỹ, 26 người đang đào tạo bằng thạc sĩ, 1 tiến sĩ và 3 người đang đào tạo tiến sĩ. Thực hiện chủ trương của Đảng và nhà nước cũng như phương châm của Tập đoàn dầu khí Việt Nam xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, hàng năm nhà trường đều xây dựng kế hoạch đào Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Lương Trung Thành Khóa 2010-2012 46 tạo, bồi dưỡng giáo viên về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và trình độ lý luận chính trị thông qua các lớp tập huấn do Sở Lao động Thương binh - Xã hội tổ chức. Ngoài ra, vì tính đặc trưng của môi trường làm việc của học sinh sau khi ra trường, trường còn tự tổ chức các lớp nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên trong trường. Vì vậy trình độ chuyên môn cũng như tay nghề thực tế của giáo viên trong Trường đã được nâng lên đáng kể. Qua bảng 2.5 ta dễ dàng nhận thấy rằng tỷ lệ giáo viên có trình độ thạc sĩ khá cao (là 22,6%), còn lại 70% số giáo viên có trình độ đại học. Trong số 33 giáo viên là thạc sĩ thì phân bố đều ở các Tổ bộ môn. Trong luật dạy nghề nêu rõ: giáo viên dạy phần lý thuyết nghề phải có trình độ Đại học trở lên, giáo viên dạy phần thực hành có trình độ cao đẳng trở lên hoặc là nghệ nhân của nghề đó. Lực lượng giáo viên của trường đã đạt yêu cầu theo luật dạy nghề, thậm chí có thể nói là giáo viên giảng dạy với trình độ cao hơn so với yêu cầu đặt ra. Ngoài giờ tham gia giảng dạy, các giáo viên còn góp phần không nhỏ vào việc thực hiện nhiệm vụ và hoàn thành chương trình đào tạo của Nhà trường. Lực lượng giáo viên trong trường tuy nhiều về số lượng nhưng một số giáo viên kiêm nhiệm công tác quản lý tại các phòng/ khoa nên không tham gia giảng dạy thường xuyên. Mỗi tổ bộ môn đều có một vài giáo viên làm công tác theo dõi tổng hợp, quản lý cho tổ bộ môn. Bên cạnh đó, cũng có một số giáo viên thường xuyên làm công tác dịch vụ, quản lý các lớp đào tạo tiền tuyển dụng hoặc các lớp ngắn hạn của khoa. Số giáo viên này sẽ ít tham gia giảng dạy. Khi các Khoa được phân công nhiệm vụ đào tạo những lớp tái đào tạo, đào tạo tiền tuyển dụng hoặc làm công tác dịch vụ thì số giáo viên tham gia dạy CĐN và hệ TCN còn rất ít. Các giáo viên phải luân phiên làm công tác dịch vụ, tham gia giảng dạy các lớp tiền tuyển dụng. Những giáo viên trẻ chưa nhiều kinh nghiệm thực tế nên thường được phân công phụ trách ít môn, thường là những môn lý thuyết. Ngược lại, đối với ngành Khoan khai thác, do nhu cầu không nhiều nên không phải năm nào cũng mở lớp, thường là 2-3 khóa có một khóa mở lớp ngành này, nên giáo viên ngành Khoan khai thác chỉ đảm nhận một số môn của ngành Vận hành thiết bị chế biến dầu khí. Do thiếu giáo viên nên mỗi giáo Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Lương Trung Thành Khóa 2010-2012 47 viên của khoa Điện – Tự động hóa và khoa Cơ khí đều tham gia dạy ít nhất là hai môn, có giáo viên giảng tới bốn môn trong một học kỳ. Nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy, các khoa không phân công cho giáo viên quá bốn môn /học kỳ. Nếu không đủ giáo viên khoa sẽ đề xuất thỉnh giảng giáo viên từ trường khác. Nói đến chất lượng đào tạo của một trường, người ta thường nghĩ ngay đến chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường đó. Chất lượng đội ngũ giáo viên được thể hiện qua hai mặt chủ yếu là trình độ chuyên môn và phương pháp sư phạm. Trình độ chuyên môn và phương pháp sư phạm được ví như hai chân của một người giáo viên, nếu thiếu một trong hai mặt này đều ảnh hưởng tới chất lượng đội ngũ giáo viên. - Phân tích trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên: Trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên phụ thuộc vào các yếu tố sau đây: • Về mặt tích lũy kiến thức: Do tỷ lệ giáo viên trẻ (<35 tuổi) trong Trường cao, chiếm 80% tổng số giáo viên trong trường. Hơn nữa, toàn bộ đội ngũ giáo viên trẻ đều có bằng Đại học và đang theo học cao học. Phần lớn đội ngũ giáo viên trẻ đều có trình độ về tin học, ngoại ngữ từ B trở nên nên rất thuận lợi trong việc nghiên cứu, tiếp cận với các tài liệu, phương tiện hiện đại . Còn một bộ phận giáo viên có thâm niên giảng dạy cao nhưng gặp nhiều khó khăn trong việc nghiên cứu và tiếp cận với các phương tiện hiện đại như máy tính, máy chiếu đa năng, ngoại ngữ nên chưa chủ động trong việc biên soạn, chỉnh sửa bài giảng. Hơn nữa, trong điều kiện khoa học công nghệ phát triển mạnh như hiện nay mà một số giáo viên không chịu tích lũy kiến thức, không thường xuyên học hỏi và đổi mới phương pháp giảng dạy, bằng lòng với những gì mình có nên đã ảnh hưởng lớn tới chất lượng đào tạo. Mặc dù nhà trường đã tạo điều kiện thuận lợi để các giáo viên tham gia ôn và thi cao học như hỗ trợ vật chất, tạo điều kiện về thời gian nhưng tính chung trong toàn trường thì số lượng giáo viên tham gia học tập nâng cao trình độ còn thấp bởi các lý do sau: Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Lương Trung Thành Khóa 2010-2012 48  Đại đa số các giáo viên trong trường là giáo viên trẻ, do hoàn cảnh gia đình còn gặp nhiều khó khăn như đang nuôi con nhỏ, hoàn cảnh kinh tế khó khăn nên chưa có điều kiện để tham gia ôn và thi cao học.  Một bộ phận giáo viên khác có điều kiện để theo học cao học đã tham gia ôn và thi cao học nhưng chưa đỗ do tuổi cao nên gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp nhận kiến thức mới, nhất là môn Ngoại ngữ. Lực lượng giáo viên có tuổi đời trên 35 tuổi với nhiều năm giảng dạy tại trường, cũng như có nhiều kinh nghiệm thực tế khi tham gia làm dịch vụ chiếm khoảng 20% số lượng giáo viên toàn trường, phân bổ khá đều ở các khoa. Số lượng giáo viên này khó tham gia theo học thạc sĩ hoặc chưa theo học được với nhiều lý do như: gặp nhiều khó khăn với môn ngoai ngữ, chưa sắp xếp được thời gian và công việc để theo học Nhà trường đã tổ chức các khóa học anh văn nhằm nâng cao trình độ ngoại ngữ của giáo viên và cán bộ công nhân viên trong trường vào buổi tối. Ngoài ra, nhà trường cũng tạo điều kiện cho giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn bằng cách cách hỗ trợ học phí, sắp xếp thời gian giảng dạy, chế độ ưu đãi đối với những giáo viên có trình độ chuyên môn cao. Tuy nhiên những khóa học ngoại ngữ chưa thường xuyên 1 khóa/năm nên chưa phát huy hết tác dụng, chưa thể giúp giáo viên nâng cao trình độ ngoại ngữ của mình.  Một số ít giáo viên còn có tư tưởng an phận thủ thường, ngại tham gia ôn và thi cao học. Trong trường, số giáo viên nữ chiếm khoảng 10%, đa số dưới 35 tuổi nhưng đều đã có gia đình, các giáo viên này thường có suy nghĩ coi trọng gia đình, với trình độ kỹ sư đã đủ dạy Hệ CĐN và TCN nên chưa giành nhiều thời gian và quyết tâm để theo học thạc sĩ. Một phần không thể thiếu được trong bài giảng của mỗi giáo viên là phần vận dụng thực tế cho học sinh nhưng kiến thức thực tế của các giáo viên lại hạn chế bởi các lý do sau: + Các giáo viên trẻ về công tác tại trường đều mới tốt nghiệp Đại học mà chưa từng đi làm tại bất kỳ doanh nghiệp nào chiếm 40% tổng số giáo viên toàn trường. Đây là số giáo viên có nhiệt huyết, có thời gian nhưng còn thiếu kinh nghiệm giảng Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Lương Trung Thành Khóa 2010-2012 49 dạy và kiến thức thực tế. Hàng năm, nhà trường luôn tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức sư phạm nhằm giúp giáo viên tiếp cận với những phương pháp giảng dạy mới, có dịp để trao đổi học hỏi nâng cao, cải tiến phương pháp giảng dạy. Ở các khoa, khi tham gia các hoạt động dịch vụ cho các đơn vị sản xuất khác, tạo điều kiện cho các giáo viên trẻ tham gia cạnh các giáo viên có kinh nghiệm để học hỏi, tích lũy kinh nghiệm thực tế. + Một số giáo viên có thâm niên cao nhưng kiến thức thực tế cũng không nhiều do không điều kiện tiếp xúc với môi trường làm việc tại các doanh nghiệp bên ngoài. Những giáo viên này rất ít, chiếm khoảng 5%, chủ yếu tập trung ở khoa Dầu khí. Do đặc trưng công việc của ngành nghề thuộc khoa Dầu khí quản lý (như vận hành thiết bị chế biến dầu khí, vận hành thiết bị khoan khai thác dầu khí, vận hành nhà máy lọc dầu) tiếp xúc với những thiết bị đắt tiền và thường không sử dụng các dịch vụ bên ngoài công ty, vì thế giáo viên của trường không có điều kiện để học hỏi, tích lũy kinh nghiệm thực tế. Số kiến thức thực tế ít ỏi có được là do các giáo viên tìm hiểu qua báo chí, Internet, qua các đợt tập huấn, hội thảo. • Về công tác nghiên cứu khoa học: Công tác nghiên cứu khoa học của giáo viên trong những năm vừa qua luôn được Nhà trường quan tâm và khuyến khích thực hiện. Hàng năm Nhà trường đều tổ chức phong trào thi đua phát huy sáng kiến, cải tiến công tác quản lý và giảng dạy, đồng thời cứ đầu năm học mỗi tổ bộ môn được khuyến khích đăng ký đề tài nghiên cứu khoa học và đến cuối năm Hội đồng Khoa học Nhà trường đánh giá và nghiệm thu. Như vậy, mỗi năm đều có một đề tài khoa học được nghiệm thu và đưa vào ứng dụng tại trường. Công việc này có ưu điểm là được tổ chức đều đặn hàng năm đã tạo nên tâm lý chủ động trong khối giáo viên. Tuy nhiên, do sức ỳ lớn ở hầu hết các giáo viên nên phạm vi và lĩnh vực nghiên cứu của các đề tài còn hẹp, mới chỉ dừng lại ở việc biên soạn, chỉnh sửa Đề cương bài giảng, chỉnh sửa giáo trình môn học. Mặc dù công tác nghiên cứu khoa học được triển khai đều đặn hàng năm Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Lương Trung Thành Khóa 2010-2012 50 nhưng số lượng đề tài cấp Nhà nước và cấp Bộ còn rất ít mà chủ yếu vẫn là đề tài nghiên cứu cấp Trường. Tuy nhiên tỉ lệ đề tài được báo cáo chưa nhiều về số lượng (mỗi năm khoảng 2-3 đề tài), chất lượng chưa cao, chưa tạo nên bước ngoặt trong hoạt động giảng dạy tại trường. Lý do của tình trạng này là do phần lớn giáo viên của trường chưa coi trọng công tác nghiên cứu khoa học, chưa dành thời gian và nhiệt huyết để tìm tòi, nghiên cứu cũng như áp dụng những đề tài đã báo cáo vào thực tiễn. Có những đề tài được đánh giá cao nhưng khi triển khai áp dụng thực tế rất chậm chạm, chưa phát huy vai trò của công tác nghiên cứu khoa học. Một số đề tài cấp trường về đổi mới phương pháp giảng dạy và phương pháp ra đề thi, chấm thi đã được áp dụng nhưng chưa đem lại hiệu quả như mong muốn bởi khi áp dụng vào thực tiễn lại gặp một số khó khăn như phương tiện giảng dạy hoặc trang thiết bị cần thiết không đủ. Áp dụng được đề tài này là một bước đột phá lớn đòi hỏi Nhà trường phải dành nguồn kinh phí đáng kể cho công tác nghiên cứu khoa học và phải thay đổi công tác quản lý đối với giáo viên và học sinh. - Phân tích năng lực sư phạm của đội ngũ giáo viên: Đây là vấn đề quan trọng được toàn ngành nói chung và Nhà trường nói riêng quan tâm. Với tinh thần thường xuyên nghiên cứu, đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực, lấy người học làm trung tâm, Nhà trường đã chỉ đạo, tổ chức thực hiện, khuyến khích động viên đội ngũ giáo viên tham gia hoạt động này. Tuy nhiên do 80% đội ngũ giáo viên trong trường là giáo viên trẻ mặc dù được đào tạo cơ bản song lại gặp trở ngại lớn về phương pháp sư phạm. Trong số các giáo viên trẻ thì phần lớn mới chỉ tham gia học lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm bậc 2, sư phạm nghề. Đây là một trở ngại lớn cho việc truyền tải kiến thức tới học sinh. Trước tình hình trên, trong mấy năm gần đây, Nhà trường đã tập trung giải quyết một số vấn đề sau:  Tham gia hội thảo về các phương pháp giảng dạy và đổi mới phương pháp giảng dạy.  Tập huấn về phương pháp dạy học tích cực, phương pháp xây dựng ngân Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Lương Trung Thành Khóa 2010-2012 51 hàng đề thi, đáp án thi.  Tăng cường trang thiết bị phục vụ giảng dạy như máy chiếu đa năng, phòng thực hành máy tính, giáo cụ trực quan, mô hình học tập. Đội ngũ giáo viên cũng đã được quan tâm học tập bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, năng lực sư phạm phần lớn đạt chuẩn, có phẩm chất chính trị, đạo đức, yêu nghề. Hàng năm nhà trường luôn phát động các đợt hội giảng cấp trường được 100% giáo viên hưởng ứng tích cực tham gia. Nhà trường đã có giáo viên đạt giải Nhất, Nhì, Ba toàn quốc và nhiều giáo viên đạt giải trong các đợt thi giáo viên giỏi do Tỉnh tổ chức. Trên đây là những điểm nhấn đáng chú ý của nhà trường. Tuy nhiên, nhà trường còn một số điểm còn hạn chế. Giáo viên trong trường ngoài giờ lên lớp còn tham gia nhiều công việc tại khoa, nên thời gian đầu tư cho bài giảng ít. Dù vậy, chế độ lương của giáo viên trong trường so với các đơn vị trong ngành khác còn chưa bằng. Vì thế, sau một thời gian công tác tại trường, một số giáo viên vì các lý do khác nhau lại chuyển đi đơn vị khác, số lượng giáo viên hàng năm tuyển về trường đa số là giáo viên trẻ chưa theo kịp tốc độ tăng về quy mô học sinh. Qua những đánh giá về đội ngũ giáo viên của Nhà trường, tác giả có một số nhận xét như sau: * Ưu điểm: - Số lượng giáo viên đủ về số lượng và có trình độ cao hơn yêu cầu theo luật dạy nghề, tỷ lệ giáo viên có tuổi đời trẻ (dưới 35 tuổi) chiếm tỷ lệ cao 80%. Đây chính là một trong những yếu tố để đội ngũ giáo viên cống hiến sức trẻ, sự nhiệt tình trong sự nghiệp Trồng người. - Đội ngũ giáo viên không ngừng bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn đáp ứng về chất lượng của đầu ra người lao động. * Nhược điểm: Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Lương Trung Thành Khóa 2010-2012 52 - Đa số giáo viên Nhà trường đều trẻ, thâm niên giảng dạy ít nên năng lực sư phạm còn hạn chế về kinh nghiệm, khả năng, phương pháp thu hút người học vào nội dung bài giảng chưa cao. - Mặc dù, giáo viên đủ về số lượng nhưng một số giáo viên phải tham gia vào công tác dịch vụ của Nhà trường nên nhiều giáo viên phải dạy nhiều môn, không có điều kiện nghiên cứu sâu nội dung bài giảng, hay những phương pháp giảng dạy phù hợp, hiệu quả cho từng bộ môn. - Hơn nữa, giáo viên chậm đổi mới phương pháp giảng dạy làm người học không chủ động tiếp thu kiến thức, thụ động phụ thuộc vào giáo viên nên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của hoạt động đào tạo Nhà trường. - Việc nghiên cứu khoa học của giáo viên còn hạn chế. Các sáng kiến kinh nghiệp, đề tài khoa học của giáo viên qua các năm học chủ yếu tập trung vào nghiên cứu nội dung phương pháp giảng dạy, áp dụng vào thực tiễn chưa được chú ý. Chính vì vậy, gây phản ứng cho giáo viên, làm để đủ điều kiện đánh giá hoạt động chuyên môn của mỗi cá nhân cuối mỗi năm học, làm để chống đối. c) Phân tích về cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy trong Trường: Trong những năm gần đây, Trường CĐN Dầu khí đã từng bước nâng cấp trường, lớp, thư viện, phòng thực hành, trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập theo hướng chuẩn hóa và hiện đại hóa phục vụ yêu cầu ngày càng cao của giáo dục toàn diện, phục vụ công tác đổi mới phương pháp dạy và học của giáo viên và học sinh. Từ năm 2009, Nhà trường đưa vào sử dụng tòa nhà 9 tầng làm khu phòng làm việc, phòng thí nghiệm, thư viện và phòng học tại Trụ sở Vũng Tàu. Nhưng trên thực tế, tất cả các phòng học tại Khu Nhà 9 tầng - Trụ sở Vũng Tàu chỉ sử dụng cho các lớp ngắn hạn, các lớp tái đào tạo, đào tạo tiền tuyển dụng. Học sinh hệ CĐN và TCN được bố trí học tại Khu nhà 2 tầng tại Vũng Tàu và Cơ sở Bà Rịa được xây dựng từ năm 1979. Với khuôn viên rộng, gồm trụ sở chính tại Vũng Tàu và cơ sở Bà Rịa của Trường có đủ phòng học cho học sinh mà vẫn có được không gian thoáng mát tạo Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Lương Trung Thành Khóa 2010-2012 53 tâm lý tốt cho các bộ phận làm việc trong trường. Ngày 14 tháng 12 năm 2012, Nhà trường đã khởi công xây dựng dự án nhà học, phòng làm việc 9 tầng tại Cơ sở Bà Rịa và dự kiến sẽ khánh thành, đưa vào sử dụng vào ngày 20/11/2013. Dự án bao gồm: 61 phòng học lý thuyết được trang bị đầy đủ thiết bị phục vụ dạy học như: máy chiếu, hệ thống âm thanh giảng dạy và 01 hội trường lớn 400 chỗ ngồi phục vụ hoạt động văn nghệ của Học sinh – sinh viên. Sau khi dự án này đưa vào sử dụng, cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo Hệ CĐN và TCN sẽ được cải thiện đáng kể. Bảng 2.6: Cơ sở vật chất của Nhà Trường thống kê đến năm 2012 TT Nội dung ĐVT Số lượng Ghi chú I. Diện tích đất đai cơ sở đào tạo quản lý sử dụng ha 9.87 II Số cơ sở đào tạo cơ sở 3 III Diện tích đất xây dựng m2 11.200 IV Giảng đường/phòng học 1 Phòng học phòng 101 2 Diện tích m2 6.814 V Diện tích hội trường m2 3.000 VI Phòng máy tính 1 Diện tích m2 176 (2 phòng) 2 Máy tính sử dụng được máy 60 3 Máy tính nối mạng ADSL máy 60 VII Phòng học ngoại ngữ Sử dụng chung với phòng học 1 Số phòng học phòng 2 Diện tích m2 3 Thiết bị đào tạo ngoại ngữ chuyên dùng thiết bị Máy catsetts, video, projectors VIII Thư viện 1 Diện tích m2 484 2 Số đầu sách quyển 2.000 IX Phòng thí nghiệm Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Lương Trung Thành Khóa 2010-2012 54 TT Nội dung ĐVT Số lượng Ghi chú 1 Diện tích m2 942 2 Thiết bị thí nghiệm chuyên dùng thiết bị - Thí nghiệm về lĩnh vực hóa dầu; - Thí nghiệm về điện và tự động hóa; - Phòng mô hình mô phỏng; - Thí nghiệm dung dịch khoan dầu khí X Xưởng thực tập, thực hành 1 Diện tích m2 3020 2 Thiết bị thực hành chuyên dùng thiết bị Xưởng Hàn, Động cơ máy nén, xưởng cơ khí, xưởng van, máy bơm, xưởng NDT, xưởng điện, xưởng tự động hóa, hiệu chuẩn hiệu chỉnh thiết bị đo lường, Tháp thực tập lặn, thiết bị lặn, các phòng mô hình Simulators về khoan dầu khí, vận hành chế biến dầu khí, vận hành nhà máy điện, điều khiển DCS3000. XI Ký túc xá 1 Số sinh viên ở trong KTX SV 800 2 Diện tích m2 8.249 3 Số phòng phòng 176 4 Diện tích bình quân/sinh viên m2 5.3 XII Diện tích nhà ăn sinh viên thuộc cơ sở đào tạo quản lý m2 1.400 XIII Diện tích nhà văn hóa m2 500 XIV Diện tích bể bơi m2 450 XV Diện tích sân vận động m2 2.200 - Đánh giá hiệu quả của việc quản lý và sử dụng trang thiết bị: Dưới đây là kết quả lấy phiếu điều tra đánh giá của học sinh và toàn thể cán Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Lương Trung Thành Khóa 2010-2012 55 Tốt Tương đối tốt Bình thường Kém 1 Mức độ đáp ứng của số lượng, diện tích các phòng học 22 36 29 13 2 Mức độ đáp ứng trang bị các phương tiện phục vụ dạy và học ( như máy chiếu, màn chiếu, loa tăng âm..) 10 24 33 33 3 Mức độ đáp ứng trang bị các phương tiện và thiết bị thực hành và thí nghiệm môn học 15 27 32 26 4 Mức độ đáp ứng chất lượng trang thiết bị phục vụ dạy và học 18 40 32 10 5 Mức độ đáp ứng diện tích thư viện 25 39 25 11 6 Cách thức sắp xếp, bố trí thư viện 37 42 15 6 7 Mức độ đầy đủ của giáo trình, tài liệu tham khảo cho người học 34 40 18 8 8 Thái độ phục vụ của cán bộ thư viện 38 24 24 14 STT Nội dung đánh giá Mức độ đánh giá (%) bộ, giáo viên trong trường về hiệu quả của việc quản lý và sử dụng các trang thiết bị trong Trường. Bảng 2.7: Kết quả điều tra đánh giá về hiệu quả của việc quản lý và sử dụng các trang thiết bị trong trường (Nguồn: Kết quả điều tra thực tế - Phụ lục 03) Qua bảng 2.7 tổng hợp các ý kiến đánh giá của cán bộ, giáo viên và học sinh cho thấy: - Hiện nay, số lượng phòng học lý thuyết cũng như phòng thực hành của các ngành đều mới được sửa chữa nên đáp ứng được yêu cầu của hầu hết cán bộ, giáo viên và học sinh theo học, cụ thể: đối với phòng học lý thuyết đạt 1,5m2/học sinh, đối với phòng thực hành các nghề đào tạo đạt 2,5m2/học sinh. Trong khi diện tích tiêu chuẩn đối với phòng học lý thuyết là 1,45-1,5m2/học sinh còn đối với phòng thực hành tin học là 2,0-2,5m2. Tuy nhiên, điều kiện các phòng học Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Lương Trung Thành Khóa 2010-2012 56 còn chưa đáp ứng tốt nhu cầu học tập của học sinh. Đặc biệt là những phòng học thuộc cơ sở Bà Rịa của Trường, 10/19 phòng học còn nóng, gây ảnh hưởng đến chất lượng học tập của học sinh. - Về trang thiết bị phục vụ giảng dạy: có đến 40% ý kiến đánh giá mới chỉ đạt “Tương đối tốt”. Hiện nay, các trang thiết bị phục vụ dạy và học trên lớp của giáo viên là hầu như không có, trong 42 phòng học lý thuyết (Trụ sở Vũng Tàu 23 phòng và Cơ sở Bà Rịa có 19 phòng) phục vụ cho đào tạo Hệ CĐN và TCN thì mới chỉ có 02 phòng có hệ thống loa và âm thanh và chỉ sử dụng cho một số môn học cơ sở ghép hai lớp học chung như: Chính trị, Pháp luật, Tổ chức sản xuất. Cả trường mới chỉ có có 23 máy chiếu đa năng và không có quy định môn học nào được sử dụng máy chiếu và môn nào không. Ngoài ra, máy chiếu được quản lý tập trung tại phòng Tổ chức - Hành chính, khi đến giờ học Học sinh phải mượn máy chiếu và trả lại khi kết thúc môn học. Do không đủ máy chiếu cho tất cả các phòng học nên khi đến giờ học, có lớp mượn được máy chiếu và có lớp không mượn được nên ảnh hưởng đến chất lượng bài giảng của Giáo viên do không thể cho Học sinh quan sát được các nguyên lý hay hình ảnh mô phỏng. Các phương tiện khác thì tùy theo đặc thù mỗi môn học mà giáo viên tự trang bị cho bản thân. Hệ thống phòng thí nghiệm, phòng mô hình của các khoa được đầu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf000000271584_2208_1951661.pdf
Tài liệu liên quan