TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC SƠ ĐỒ
LỜI MỞ ĐẦU .1
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG TRONG
NGÀNH ĐIỆN .3
1.1. Ngành điện và vị trí của ngành điện trong nền kinh tế quốc dân .3
1.1.1. Đặc điểm chung của ngành điện .3
1.1.2.Vị trí của ngành điện trong nền kinh tế quốc dân .6
1.2.Yêu cầu cơ bản của việc quản lý kinh doanh điện năng.7
1.2.1. Nội dung công tác truyền tải và kinh doanh điện năng.7
1.2.2. Một số yêu cầu trong công tác quản lý truyền tải và kinh doanh điện năng.8
1.3. Tổn thất điện năng và những nhân tố ảnh hưởng đến tổn thất điện năng.9
1.3.1. Khái niệm tổn thất điện năng .9
1.3.2. Phân loại tổn thất điện năng.10
1.3.2.1. Tổn thất trong quá trình sản xuất (quá trình phát điện).10
1.3.2.2. Tổn thất trong quá trình truyền tải và phân phối điện năng .10
1.3.2.3. Tổn thất ở khâu tiêu thụ.12
1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổn thất điện năng.12
1.3.3.1. Các nhân tố khách quan.12
1.3.3.2. Các nhân tố chủ quan .15
1.4. Chỉ tiêu đánh giá mức tổn thất.19
1.4.1. Chỉ tiêu tổn thất điện năng biểu hiện dưới hình thái hiện vật.19
1.4.2. Chỉ tiêu tổn thất điện năng biểu hiện dưới hình thái giá trị .20
1.5. Ý nghĩa của việc giảm tổn thất điện năng.21
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG TẠI CÔNG
TY ĐIỆN LỰC PHÚ THỌ.24
95 trang |
Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 740 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích và đề xuất một số giải pháp giảm tổn thất điện năng tại công ty điện lực Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àng, công ty Điện lực Phú Thọ đang tiến hành triển khai hàng loạt dự án
đầu tư :
+ Các dự án chống quá tải lưới điện khu vực Thành phố Việt Trì, huyện
Phù Ninh, huyện Tam Nông, huyện Yên Lập với tổng dung lượng lắp đặt mới
lên đến 7340KVA.
+ Cải tạo lưới điện 6kV sau trạm trung gian Giáp Lai huyện Thanh Sơn
lên cấp điện áp 22KV để nâng cao khả năng truyền tải trên đường dây.
+ Xây dựng đường dây mạch vòng lưới điện giữa hai huyện Yên Lập và
Thanh Sơn nhằm nâng cao độ tin cậy cung cấp điện
33
+ Lắp đặt các tụ bù hạ thế trên lưới 0,4KV để cải thiện chất lượng điện áp
- Về tình hình sự cố: sự cố cấp điện phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết
khí hậu.
+ Năm 2010, tổng số lần sự cố trên toàn bộ hệ thống đường dây xảy ra ít
hơn hẳn so với năm 2011 là 35 lần.
+ Đến năm 2012, so với năm 2011 thì sự cố đường dây đã tăng lên rất
nhiều ( 130 lần ).Năm 2013 tính cho hết tháng 8 đã có 726 vụ sự cố.Dự
kiến đến hết năm, do có nhiều đợt bão tràn về số vụ sự cố có thế tăng cao.
Biểu 04. Số lần sự cố đường dây trên hệ thống
Đường dây 2010 2011 2012 Đến T8/2013
22-35 KV 355 360 410 405
6-10 KV 353 313 393 321
Tổng 708 673 803 726
Sự cố đường dây trong năm 2012, 2013 tăng lên rất nhiều so với năm
2010, 2011 thì nguyên nhân chính là thời tiết .Các trận mưa lớn nhiều, mật độ
sét dầy, cường độ sét lớn đã làm vỡ sứ, hỏng chống sét, cháy máy biến áp, nổ
cầu chì của một số trạm biến áp.
- Hệ thống trạm biến áp:
Các máy biến áp của Công ty điện lực Phú Thọ đều được huy động
24/24 giờ ( trừ trường hợp máy biến áp bị sự cố hoặc 01 trạm được đặt 02
máy thì 01 máy được huy động còn 01 máy dự phòng nóng ). Công suất huy
động của máy biến áp hoàn toàn phụ thuộc vào các phụ tải đi theo máy biến
áp, vì thế thường xảy ra trường hợp máy biến áp bị quá tải vào giờ cao điểm:
cao điểm tối , cao điểm đầu và giữa ca làm việc. Nếu không tính toán cụ thể
thì trong trường hợp này phải cắt điện luân phiên để giảm công suất tiêu thụ,
nếu không máy biến áp sẽ bị sự cố, cháy máy. Về mặt kinh tế, tại thời điểm
này cầu nhiều hơn cung, Công ty không có hàng để bán. Tuy nhiên, Công ty
điện lực Phú Thọ đã khắc phục được tình trạng này, đã tính toán kỹ nhu cầu
34
của phụ tải, bố trí vị trí đặt máy, đặt trạm biến áp hợp lý để phân bổ phụ tải
nên trường hợp máy biến áp bị quá tải, phải cắt điện luân phiên khi bán hàng
không có. Nhưng Công ty điện lực Phú Thọ vẫn còn phải gặp nhiều nhược
điểm cần khắc phục: vào giờ thấp điểm (22 giờ đến 05 giờ sáng hôm sau )
các máy biến áp bị non tải, cầu điện năng nhá hơn cung.
Biểu 05. Năng lực, công suất thiết bị của Công ty điện lực Phú Thọ
Danh mục Đơn vị Hiện có đến 08/2013
Trạm biến áp :
Trạm biến áp trung gian
Trạm biến áp phân phối:35/0.4;
22/0.4; 6- 10/0.4
Trạm / máy
Trạm / máy
Trạm / máy
350/452
10/18
1689/2124
Đường dây
Đường dây 35 KV
Đường dây 22 KV
Đường dây 10 KV
Đường dây 6 KV
Cáp ngầm
Km
Km
Km
Km
Km
2298
163
401
147
11
2.2.1.2. Tình hình kinh doanh bán điện
Biểu 06. Năng lực quản lý khách hàng của Công ty điện lực Phú Thọ
Danh mục Đơn vị Hiện có đến 08/2013
1- Số công tơ đang vận hành
01 pha
03 pha 1 biểu giá
Số công tơ điện tử
Cái
Cái
Cái
Cái
224870
216302
6691
920
2-Khách hàng tư gia Hộ 219105
3-Khách hàng cơ quan, xí nghiệp KH 5765
35
Trong những năm từ 2010- 2012, Công ty điện lực Phú Thọ đã đạt được
thành tích đáng kể về kinh doanh bán điện. Hầu hết các hộ dùng điện đều đã
được lắp công tơ riêng, không phải dùng điện khoán. Đối với khách hàng là đơn
vị sản xuất, đã thực hiện lắp đặt công tơ 03 pha để thuận tiện cho việc tính giá
điện. Đến tháng 8/năm 2013, Công ty điện lực Phú Thọ đã quản lý 224870
công tơ.
Biểu 07. Bảng tổng kết tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh bán điện
năm 2012
Thực hiện % so sánh với
Chỉ tiêu
Đơn vị
KH 2012 2012 2011 2011 KH 2012
Điện thương phẩm 106 KWh 1195 1216.14 1086.45 101.77% 111.94%
DThu (chưa VAT) Tỉ đồng 1503.9 1537.4 1229.4 +308 +33.5
Tỉ lệ tổn thất % 6.9 7.42 7.2 +0.22 +0.52
Giá bq (chưa VAT ) Đ/kWh 1258.5 1261.8 1129.24 +132.56 +3.3
Trong năm 2012, tiền bán điện thu đạt được 1503.9 tỷ đồng. Giá bán điện
bình quân chưa thuế là 1261.8 đồng/kWh tăng 3.3 đồng/kWh so với kế hoạch
Tổng công ty giao.
2.2.1.3. Công tác cải tạo lưới điện cao, hạ thế và phát triển mạng lưới phân
phối
Hệ thống đường dây tải điện của Công ty điện lực Phú Thọ gồm:
- Đường dây 35 KV sau TBA 110kV E4.1, E4.2, E4.5, E4.6, E4.7, E4.8,
E4.9, E4.10, E4.11
- Đường dây 22 KV sau TBA 110kV E4.1, E4.6, E4.8, E4.11
- Đường dây 10 KV TBA TG Phù Ninh, TG Bãi bằng, TG Kinh Kệ, TG
Sông Thao 1+2, TG Tây Cốc, TG Yên Lập, TG Kinh Kệ
- Đường dây 6 KV sau TBA TG Vĩnh Mộ, Đồi Phướn, Phú Thọ
Hầu hết hệ thống đường dây 35KV, 22KV, 10KV, 6KV đều cấp điện bằng
01 đường dây cho 01 phụ tải.
36
Năm 2012, trên địa bàn tỉnh, số lượng khách hàng đầu tư xây dựng trạm
mới, nâng công suất do mở rộng quy môlà rất lớn.
Công ty Điện lực đã đóng điện được 159 trạm biến áp của khách hàng với
tổng dung lượng là: 56.290 KVA.
Ngoài những trạm biến áp do khách hàng đầu tư năm 2012 có đóng điện
22 trạm biến áp trong dự án năng lượng điện nông thôn với tổng dung lượng
2.680 KVA.
Đóng điện được 21 trạm biến áp bằng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của
ngành điện với tổng dung lượng bằng 4.740 KVA.
Công ty Điện lực luôn quan tâm tạo điều kiện cho công tác phát triển phụ
tải . Chính làm tốt công tác này đã góp phần làm cho sản lượng điện năm 2012
tăng lên rõ rệt.
+ Số hợp đồng tư gia tăng: 36780 hợp đồng.
+ Số hợp đồng cơ quan tăng: 541 hợp đồng.
+ Tổng số hợp đồng có đến cuối kỳ là: 217152 hợp đồng.
Tổng số hợp đồng tư gia tăng mạnh trong năm 2012, nguyên nhân chính là
do cuối năm 2012 công ty Điện lực đã tập trung xoá bán điện qua công tơ tổng.
Hợp đồng bán điện trực tiếp cho các hộ sử dụng. Mặt khác, các khu dân cư mới
mọc lên rất nhanh do quy hoạch phát triển đô thị của tỉnh. Việc củng cố hoàn
thiện hạ thế được phối hợp với việc cải tạo lưới điện. Được chuẩn bị tốt về điều
kiện thiết kế, vật tư tăng cường thêm lực lượng, Công ty điện lực Phú Thọ đã
thực hiện hoàn thiện được tốt kế hoạch bán hàng của mình.
Ngành điện và nền kinh tế xã hội có mối quan hệ biện chứng với nhau,
thúc đẩy nhau cùng phát triển, ngành điện có một vị trí quan trọng trong nền
kinh tế quốc dân, vì vậy, khi xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh, không thể bỏ qua kế hoạch phát triển mạng lưới điện của Công ty điện lực
Phú Thọ. Muốn phát triển kinh tế, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, phải có cơ sở
hạ tầng tốt, tức là mạng lưới điện phải đầy đủ an toàn.
37
2.2.2. Tình hình tổn thất điện năng ở Công ty điện lực Phú Thọ trong giai
đoạn 2009-2013
Tổn thất điện năng trong truyền tải và phân phối điện là một trong những
chỉ tiêu kinh tế- kỹ thuật quan trọng trong sản xuất kinh doanh của ngành điện.
Phú Thọ là một tỉnh có diện tích tương đối lớn, địa hình phức tạp, dân cư
đông, lưới điện trải rộng khắp nơi, từ khu đô thị và đến tận miền rừng núi.
Biểu đồ 02.Tình hình tổn thất điện năng của Công ty điện lực Phú
Thọ từ năm 2009-Tháng 8/2013
0
1
2
3
4
5
6
7
8
2009 2010 2011 2012 T8/2013
TØ lÖ tæn thÊt ®iÖn n¨ ng
Bảng 1. Tình hình tổn thất điện năng ở Công ty điện lực Phú Thọ từ năm
2009-Tháng 8/2013
Năm 2009 2010 2011 2012 Tháng 8/2013
Tỷ lệ
TT(%)
6.07
6.67
7.2
7.42
7.34
Nhìn từ số liệu tỷ lệ tổn thất trong bảng 09 ta có thế thấy từ năm 2010
tỷ lệ tổn thất điện năng công ty Điện lực Phú Thọ tăng đột biến . Sở dĩ như
vậy do từ cuối năm 2009, thực hiện chủ chương của Tập đoàn điện lực Việt
Nam công ty Điện lực Phú Thọ đã tiếp nhận lưới điện hạ áp do các hợp tác
38
xã bàn giao lại. Tổn thất trên lưới điện này rất lớn, có xã lên đến 40%.Đặc
biệt là nguy cơ tổn thất thương mại cao do lưới điện đã tiếp nhận cũ nát, dây
dẫn điện chủ yếu là dây trần.
Biểu 08. Tình hình thực hiện tổn thất điện năng từ 2009 đến Tháng 8/2013
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 Tháng 8/2013
Điện nhận
(KWh)
1.101.405.574 1.127.802.209 1.175.700.647 1.331.542.935 964.645.498
Điện thương
phẩm (KWh)
954.757.843 1.016.908.272 1.086.453.703 1.216.143.350 893.840.518
Điện tổn thất
(KWh)
62.045.213 73.733.265 84.406.710 98.561.393 70.804.980
Giá trị tổn
thất (tr.đ)
59.904 74.936 95.315 124.365 89.342
Biểu 09. Kế hoạch và kết quả thực hiện tổn thất điện năng từ 2009 đến Tháng
8/2013
Đơn vị tính: %
Tổn thất thương mại Tổn thất kỹ thuật Tổng tổn thất
Năm KH TH KH TH KH TH
2009 1.0 0.8 4.9 5,27 5.9 6.07
2010 1.8 2 4.6 4.67 6.4 6.67
2011 1.6 1.5 5.3 5.7 6.9 7.2
2012 1.3 1.0 5.6 6.42 6.9 7.42
Tháng
8/2013
1
0.7
6
6.64
7.0
7.34
Tổn thất điện năng trong mạng điện gồm hai thành phần là tổn thất kỹ
thuật và tổn thất thương mại. Tổn thất kỹ thuật là thành phần tổn thất gây ra bởi
hiệu ứng Jun khi có dòng điện chạy trên các phần tử dẫn điện, còn tổn thất
thương mại là thành phần tổn thất phi kỹ thuật, hoặc chỉ liên quan gián tiếp đến
39
các yếu tố kỹ thuật. Theo số liệu thống kê và tính toán, tỉ lệ tổn thất kỹ thuật
điện năng biến động trong phạm vi khá rộng, thậm chí có thể gấp 2 đến 3 lần tổn
thất thương mại. Tuy nhiên, nếu như thành phần tổn thất kỹ thuật là “bất khả
kháng” tức chỉ khắc phục được đến mức nhất định chứ không thể loại trừ hoàn
toàn được, thì thành phần tổn thất thương mại lại có thể gần như hoàn toàn. Điều
đó cho thấy việc nghiên cứu tổn thất thương mại, tìm ra các giải pháp thích hợp
sẽ đem lại hiệu quả hết sức to lớn.
Tại Công ty điện lực Phú Thọ, điện năng tổn thất chủ yếu vẫn là tổn thất
kỹ thuật. Trong những năm gần đây, hệ thống điện từng bước được nâng cấp, cải
tạo tuy nhiên tổn thất kỹ thuật vẫn còn cao . Nguyên nhân chính là :
- Lưới điện hạ áp nông thôn ( HANT ) mới được tiếp nhận mặc dù đã
được cải tạo thay thế công tơ cũ bằng các công tơ mới, toàn bộ lưới
điện nông thôn sau khi tiếp nhận đã thay 100% lượng công tơ 3 pha và
công tơ của khách hàng có sản lượng lớn, nhưng thực trạng lưới điện
quá cũ nát, bán kính cấp điện rất lớn gây tổn thất tăng cao;
- Dự án REII ở tỉnh Phú Thọ: Phần lưới trung áp (ngành Điện làm chủ
đầu tư ) đã được đóng điện 100%, phần lưới 0,4kV (do Tỉnh làm chủ
đầu tư) hoàn thiện chậm (đóng điện rải rác) Để bảo vệ công trình điện,
ĐLPT phải đóng điện không tải vào các đường dây & các MBA nói
trên.
- Các trạm 110kV phân bố trong khu vực không đều dẫn đến lưới điện
trung thế kéo dài (Chiều dài cấp điện xa nhất với ĐZ 35kV lên đến
110km, ĐZ 22kV+10kV+6kV bán kính cấp điện xa nhất là 30km). Các
trạm 110kV mặc dù đã được quan tâm đầu tư xây dựng cải tạo nâng
công suất song vẫn chưa đáp ứng được tốc độ phát triển nhanh của phụ
tải nên hầu hết đều đầy và quá tải. Mặt khác, các KCN Trung Hà
huyện Tam Nông, KCN Đồng Lạng huyện Phù Ninh, KCN Giáp Lai
huyện Thanh Sơn lần lượt sẽ vào trong năm 2011-2012, như vậy các
trạm 110KV khu vực Phú Thọ sẽ quá tải trầm trọng. Vì vậy phương
40
thức kết dây trung thế trong vận hành, xử lý sự cố không linh hoạt, khi
một trạm 110kV bị sự cố thì các trạm còn lại chưa đủ công suất hỗ trợ
Để giảm được tỷ lệ tổn thất, trước tiên phải phân tích được nguyên nhân
của tổn thất điện năng, xác định được nơi nào, khâu nào điện năng thất thoát
nhiều nhất, từ đó có biện pháp giải quyết phù hợp.
Biểu 10. Tổn thất điện năng theo cấp điện áp năm 2012 ở Công ty
điện lực Phú Thọ
Tỷ lệ theo
tính toán kỹ
thuật Nội dung Sản lượng (kWh)
Tỷ lệ
(%) Tỷ lệ
(%)
Toàn đơn vị 98.561.393 7,42 6,90
Đường dây và MBA 35kV 40.615.788 4,22 4,05
Đường dây và MBA 22kV 7.489.155 3,23 3,00
Đường dây và MBA 10kV 8.986.173 4,85 4,10
Đường dây và MBA 6kV 4.713.584 4,72 4,00
Đường dây 0,4kV 35.469.233 10,05 7,64
Như vậy, ở Công ty điện lực Phú Thọ điện năng bị tổn thất chủ yếu ở lưới
hạ thế, tỷ lệ tổn thất ở lưới 6-35 KV so với ở lưới hạ áp có thấp hơn nhưng nhìn
chung vẫn tương đối cao.
Biểu 11. Tỷ lệ tổn thất điện năng chi tiết theo nguyên nhân ở Công ty
điện lực Phú Thọ đến Tháng 8/2013
TT Nguyên nhân tổn thất Tỷ lệ tổn thất(%)
1 Tổn thất kỹ thuật 5,94
2 Tổn thất thương mại
Khách hàng lấy cắp điện
Thiết bị đo đếm
Quản lý ghi chép
Các nguyên nhân khác
0,7
0,15
0,3
0,15
0,1
3 Tổng 7,34
41
Qua số liệu trên cho thấy, nguyên nhân lớn nhất gây ra tổn thất thương mại
cao là do thiết bị đo đếm. Tỷ lệ này có giảm so với năm 2012 là 0.2%, nhưng
đây vẫn là một tỷ lệ cao. Tổn thất do ăn cắp điện đã giảm rất nhiều so với các
năm trước nhưng vẫn ở mức cao. Vậy, nhiệm vụ cấp thiết trong thời gian tới (
các tháng tiếp theo của năm 2013) là phải xoá bá hoàn toàn hiện tượng ăn cắp
điện trong khách hàng.
Công ty điện lực Phú Thọ có 13 điện lực trực thuộc. Hàng năm, Công ty
điện lực Phú Thọ giao chỉ tiêu tổn thất cho từng điện lực và tiến hành kiểm tra,
giảm sát tình hình thực hiện ở các điện lực.
Biểu 12.Tình hình thực hiện tổn thất ở các Điện lực từ 2009 đến Tháng 8/2013
Đơn vị tính :%
Điện lực 2009 2010 2011 2012 T8/2013
Cẩm Khê 10.09 12.09 8.48 9.69 9.51
Đoan Hùng 8.70 13.42 13.04 13.24 13.68
Hạ Hòa 6.16 9.00 8.46 8.71 8.78
Lâm Thao 7.49 6.43 6.06 5.77 6.06
Phù Ninh 6.28 9.83 9.4 5.01 5.38
TX Phú Thọ 7.44 7.56 4.72 4.63 4.97
Tân Sơn 6.56 9.22 10.51 9.13 9.70
Thanh Ba 6.15 4.3 4.52 4.88 4.74
Tam Nông 11.58 9.51 6.98 8.31 4.51
Thanh Sơn 6.56 6.61 5.03 4.62 7.16
Thanh Thủy 9.35 9.35 9.92 10.42 12.27
TP Việt Trì 4.94 4.57 3.14 2.99 3.30
Yên Lập 7.79 9.88 9.88 9.95 10.86
Như vậy, Huyện Thanh Ba và TP Việt Trì chiếm tỷ lệ sản lượng điện
thương phẩm lớn nhất nhưng có tỷ lệ tổn thất thấp nhất trong các điện lực
của Công ty điện lực Phú Thọ. Do 02 chi nhánh này thực hiện tốt các biện
pháp chống tổn thất cả về kinh tế và kỹ thuật. Điện lực Đoan Hùng và
42
Thanh Thủy có tỷ lệ tổn thất còn rất lớn ( trên 10%). Đây là một tồn tại
lớn, Công ty điện lực Phú Thọ tìm các giải pháp khắc phục.
2.2.3. Tác động của thực trạng tổn thất điện năng đến kết quả hoạt động
sản xuất kinh doanh của Công ty điện lực Phú Thọ
Ta có :
Lợi nhuận = Tổng Doanh thu – Tổng chi phí
Đối với ngành điện:
Tổng doanh thu = Giá * sản lượng điện thương phẩm.
= Giá* ( Điện nhận có tổn thất - Điện tổn thất)
Tổng chi phí = ∑ Tiền mua điện đầu nguồn
+ ∑ Tiền xử lý sự cố
+ ∑ Chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh
- Về doanh thu: muốn tăng doanh thu thì có thể:
+ Tăng giá: Vì Công ty điện lực Phú Thọ là đơn vị trực thuộc Tổng
công ty Điện Lực Miền Mắc, giá bán điện do Cục điều tiết- Bộ Công
Thương quy định nên việc tăng giá điện đối với Công ty điện lực Phú Thọ
là không thể, hoàn toàn thực hiện theo mức giá Chính phủ quy định.
+ Tăng lượng điện nhận có tổn thất: Lượng điện nhận đầu nguồn có
liên quan đến tổng chi phí của Công ty điện lực Phú Thọ, giữa chúng có
quan hệ tỷ lệ thuận. Bên cạnh đó, lượng điện nhận tăng nhưng tỷ lệ tổn thất
cũng tăng thì việc tăng lợi nhuận là khó thực hiện.
+ Giảm sản lượng điện tổn thất: Giải pháp này làm tăng sản lượng
điện thương phẩm, trong khi đó tổng chi phí không giảm. Chính vì vậy,
đây được coi là giải pháp tối ưu để tăng lợi nhuận. Lượng điện tổn thất ảnh
hưởng rất lớn và trực tiếp đến doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Điện năng thương phẩm tăng, tỷ lệ tổn thất giảm, dẫn đến chi phí giảm
(do tổn thất điện năng là một bộ phận cấu thành của tổng chi phí).
43
Vậy, việc giảm tổn thất điện năng đóng góp rất lớn đối với lợi nhuận
của Công ty điện lực Phú Thọ, giúp doanh nghiệp có đủ khả năng tài chính
chi trả tiền điện mua điện đầu nguồn và tái đầu tư mở rộng.
Tổn thất điện năng gây ảnh hưởng rất lớn đến việc cung cấp điện.
Ngành điện nói chung và Công ty điện lực Phú Thọ nói riêng sẽ không dự
đoán được khả năng cung cấp điện tiêu thụ là bao nhiêu để làm căn cứ xây
dựng kế hoạch cung cấp điện. Điện năng tổn thất làm giảm sản lượng điện
thương phẩm, cung không đáp ứng được cầu, dẫn đến tình trạng quá tải ở
các trạm, gây ra sự cố, cắt điện luân phiên, không đảm bảo đủ các yêu cầu
trong công tác quản lý và truyền tải điện: điện áp, tần số dòng điện ổn
định.
2.3. Phân tích các nguyên nhân dẫn đến tổn thất điện năng ở Công ty điện
lực Phú Thọ
Những năm đầu của thập niên 90, không chỉ riêng Công ty điện lực Phú
Thọ mà ở Điện lực các tỉnh, tỷ lệ tổn thất còn rất cao. Trong những năm này, tỷ
lệ tổn thất điện năng của Công ty điện lực Phú Thọ nhiều tháng ở mức trên dưới
20%, một vài chi nhánh điện mới thành lập ở vùng sâu, vùng xa, tỷ lệ này trên
30%. Tình hình này gây nên sự băn khoăn, trăn trở rất lớn của cán bộ và công
nhân viên chức Công ty điện lực Phú Thọ, phải làm gì để giảm tổn thất điện
năng.
Theo chủ trương của ngành, Công ty điện lực Phú Thọ đã thành lập Ban
chỉ đạo chống tổn thất, các Điện lực thành lập các tiểu ban chống tổn thất. Để
giảm tỷ lệ tổn thất điện năng, trước tiên phải phân tích được nguyên nhân, xác
định được nơi nào, khâu nào điện năng thất thoát nhiều nhất.
Trong quá trình truyền tải và phân phối điện năng, điện năng bị hao tổn do
một số nguyên nhân sau:
44
2.3.1. Các nguyên nhân có tính chất kỹ thuật
Địa hình Phú Thọ rất phức tạp , đường dây rất khó quản lý, kiểm tra và
sửa chữa. Nhiều nơi, đường dây ở xa khu dân cư nên dễ bị kẻ gian lấy cắp dây,
thanh giằng, phá cột điện.
Do vốn đầu tư hạn hẹp, rót vốn “nhỏ giọt” nên phương án xây dựng hệ
thống lưới điện hoàn chỉnh đến tận tay người tiêu dùng, ngành điện Phú Thọ cơ
bản chưa làm được, Công ty điện lực Phú Thọ mới chỉ xây dựng và quản lý
đường dây 35KV và trạm 35/10KV, còn những nhánh rẽ tới hộ tiêu dùng chủ
yếu do khách hàng tự đầu tư xây dựng. Khu vực thành phố Việt trì các nhánh rẽ
là tài sản của khách hàng nhưng được ngành điện trực tiếp hướng dẫn thi công
với dây dẫn và cột đồng bộ. Các địa bàn còn lại trong tỉnh, một số chủ thầu lắm
được kỹ thuật thi công đảm nhận xây dựng với đủ các loại cột và dây dẫn có
kích cỡ khác nhau, chắp vá nhiều, không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, gây tổn
thất điện năng rất lớn.
Phần lớn mạng lưới điện trên địa bàn tỉnh đã xây dựng vận hành với thời
gian lâu dài, chất lượng kém, máy biến áp vận hành quá lâu, hệ thống đường dây
nhỏ, quá dài và cáp không đủ tiêu chuẩn đã không đáp ứng với nhu cầu phát
triển phụ tải nhanh và đã gây nên hiện tượng quá tải trong quá trình truyền tải
điện năng.
Khâu thiết kế chưa điều tra kỹ thị trường, chưa tính hết, tính đủ nhu cầu
phát triển của phụ tải và khả năng cung cấp của thiết bị, do đó đã xảy ra hiện
tượng:
+ Bố trí các trạm biến áp phân phối chưa hợp lý, nên việc cấp điện phải đi
vòng nhiều.
+ Vị trí các cột điện chưa đúng yêu cầu kỹ thuật, do đó thường xảy ra sự
cố.
+ Ngành điện Phú Thọ chủ yếu tập trung vào công tác xây dựng công
trình mới, việc đầu tư cải tạo lưới điện cũ chưa được quan tâm đúng mực.
45
+ Dự kiến phụ tải không sát thực tế, nên có khu vực phụ tải không phát
triển làm cho đồ thị phụ tải của hệ thống điện không bằng phẳng, có máy biến áp
bị quá tải, có máy vận hành non tải, gây sự cố, mất điện.
Công tơ đo đếm ở một số vùng vẫn còn kém cả về số lượng và chất lượng.
Số lượng công tơ trang bị cho các hộ tiêu thụ vẫn còn thiếu, dẫn đến tình trạng
số hộ dùng điện khoán vẫn còn nhiều, nhất là ở các vùng miền núi .Số lượng
công tơ được lắp đặt chưa đồng bộ do thiếu vật tư, không thống nhất về giá cả
nên đó gây ra hiện tượng tiêu hao điện.
Những tồn tại trên đây của Công ty điện lực Phú Thọ dẫn đến việc tổn
thất điện năng là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên tỷ lệ tổn thất của Công ty điện
lực Phú Thọ vẫn ở mức có thể chấp nhận được nhưng chưa phải tối ưu.
Để khắc phục những tồn tại trên nhằm thực hiện đạt mục tiêu đề ra: Giảm
tổn thất điện năng xuống mức thấp nhất có thể, trong những năm qua, Công
ty điện lực Phú Thọ đã xây dựng một chương trình hành động, giải quyết từng
bước một những tồn tại nêu trên:
Toàn bộ hệ thống sứ cách điện của mạng lưới điện trên địa bàn tỉnh dần
được thay thế bằng loại sứ chuỗi Polime; thay thanh cái, cáp trần bằng cáp bọc
trong ống ; cấy thêm trạm biến áp, lắp tụ bù, tăng tiết diện dây dẫn; thay ghép
nối bằng ống nối; toàn bộ đường trục của lưới hạ áp nhất thiết phải được bọc
nhựa PVC để chống hiện tượng câu, móc điện. Các giải pháp này vừa góp phần
giảm đáng kể tỷ lệ tổn thất điện năng, vừa nâng cao độ an toàn sử dụng điện và
giảm chi phí bảo trì.
Nâng cao hệ số công suất, tiến hành đại tu lưới điện. Để công tác đại tu
lưới điện đảm bảo đúng tiến độ và các tiêu chuẩn kỹ thuật, đơn vị chủ động khai
thác vật tư, tiến hành khảo sát, lập phương án thi công các công trình sửa chữa
lớn, phối hợp với Trung tâm Thí nghiệm điện thử nghiệm định kỳ hệ thống Rơle
bảo vệ, đo lường thiết bị của các trạm 35, 22, 10, 6 KV.
Công tác đại tu bảo dưỡng, kiểm tra tình trạng hoạt động của mạng lưới
điện được chú ý, quan tâm thường xuyên hơn: các máy biến áp được lọc dầu,
46
sơn sửa vá, kiểm tra đo tải thường xuyên nên các hiện tượng quá tải, gây sự cố
đã giảm một cách đáng kể.
Một phương thức vận hành kinh tế mới đang được áp dụng bước đầu: hoà
song song các máy biến áp trong giờ cao điểm, giờ thấp điểm; cắt bớt một số
máy không cần thiết. Nâng cao điện áp vận hành tại các điểm nút tới giá trị tối
ưu trong điều điện hiện thực của lưới điện, lựa chọn hợp lý các đầu phân áp ( cả
trạm biến áp trung gian, biến áp phân phối, cả trạm của khách hàng và trạm của
ngành điện).
2.3.2. Các nguyên nhân có tính chất thương mại
Hiện nay, tổn thất thương mại của ngành điện Phú Thọ vẫn còn lớn.
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng đó là :
- Việc sử dụng điện của một số khách hàng và của nhân dân còn tuỳ tiện.
Hiện tượng mất cắp điện trong quá trình truyền tải và phân phối điện năng do tệ
câu, móc điện còn xảy ra với nhiều thủ đoạn khác nhau: quay ngược công tơ,
làm công tơ chạy chậm lại, đấu phụ tải trước công tơ. Có nhiều trường hợp,
khách hàng tiêu thụ câu móc điện trực tiếp từ đường dây hoặc đập vỡ công tơ
dùng điện từ do hoặc tinh vi làm kẹt công tơ hoặc quay chậm công tơ.
- Số lượng công tơ chất lượng kém được sử dụng còn tương đối nhiều,
nên lượng điện năng tiêu thụ thực tế nhiều khi không đúng với chỉ số công tơ;
- Công tác quản lý, theo dõi thực hiện hợp đồng mua bán điện chưa chặt
chẽ, dẫn đến việc tổng điều tra và ký lại hợp đồng mua bán điện chưa được thực
hiện đầy đủ. Vẫn còn tồn tại tình trạng, tên người sử dụng điện khác với tên
người ký kết hợp đồng, thậm chí tên phố, số nhà ( địa chỉ ) vẫn ghi như cũ từ
những năm trước trong khi hiện tại đã thay đổi, nhiều trường hợp khách hàng sử
dụng không đúng theo mục đích ghi trong hợp đồng.
- Hiện nay Công ty điện lực Phú Thọ cũng như nhiều điện lực khác vẫn
còn áp dụng mô hình quản lý bán điện ở các điện lực.
47
Sơ đồ 03. Mô hình tổ chức quản lý và kinh doanh bán điện ở Điện Lực.
Mô hình này nhằm tách người ghi công tơ và người thu tiền điện ra riêng
biệt nhằm đảm bảo tính khoa học trong quản lý. Thông qua việc làm của 02 đội
nhằm kiểm tra lại 02 đội, đồng thời qua bản kê hoá đơn mà cấp công tơ, kiểm tra
việc sử dụng điện, kiểm tra thực chất việc làm của của 02 đội thông qua việc
kiểm tra tại hộ tiêu thụ. Tuy nhiên, ở mô hình này có một số nhược điểm như
sau:
+ Tổn thất điện năng do Phòng Kinh doanh chịu trách nhiệm về tổn thất.
Các đội quản lý công tơ và đội thu tiền điện không chịu trách nhiệm về tổn thất.
Như vậy, trong tình hình hiện nay, tổn thất còn cao là do người trực tiếp quản lý
hộ tiêu thụ và tổn thất. Người quản lý khu vực sẽ dễ dàng cấu kết với các hộ tiêu
thụ làm hao tổn điện năng của Nhà nước, bởi họ không chịu trách nhiệm về tổn
thất nên dễ dàng buông lỏng quản lý hộ tiêu thụ, tạo điều kiện cho hộ tiêu thụ
câu, nối trước công tơ làm thất thoát điện của nhà nước.
Vậy trong tình trạng hiện nay, việc sử dụng phương pháp này sẽ khó thực
hiện chương trình giảm tổn thất điện năng một cách triệt để.
L·nh ®¹o Điện Lực
KÕ ho¹ch Kinh doanh Tµi vô Ng©n hµng
§éi vËn
hµnh vµ
söa
§éi ghi
c«ng t¬
§éi thu
tiÒn
®iÖn
Kh¸ch hµn
mua ®iÖn
48
Mặt khác, các đơn vị chuyên trách có kỹ thuật: Đội sửa chữa lưới điện,
đội quản lý đường dây,phụ thuộc nhiều vào Phòng Kinh doanh, tuyến liên hệ
ngang này dẫn đến sự chậm chạp trong việc xử lý sự cố vận hành mạng, tạo nên
tình hình phức tạp trong công tác kinh doanh do lưồng thông tin quá lớn, số đầu
vào nhiều.
Trình độ của cán bộ công nhân viên ngành điện nhìn chung đã được nâng
cao, đều đã được học qua các trường kinh tế và kỹ thuật, song ở những vùng
nông thôn, vùng sâu, vùng xa, số lượng nhân viên ngành điện có trình độ còn rất
ít nên dẫn đến tình trạng khi sự cố xảy ra, không được xử lý kịp thời, dẫn đến
tổn thất lớn. Việc lập biên bản vi phạm sử dụng điện và xử lý các vụ vi phạm sử
dụng điện chưa quy
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 000000272596_4061_1951967.pdf