Trang
TRANG PHỤ BÌA
MỤC LỤC
Lời cam đoan 01
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt 02
Danh mục các bảng 03
Danh mục các sơ đồ, biểu đồ 04
PHẦN MỞ ĐẦU 05
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN
DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH 08
1.1. Tổng quan về KTNQD 08
1.1.1. Khái niệm 08
1.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở nước ta hiện nay 08
1.1.3.Vai trò của doanh nghiệp ngoài quốc doanh đối với nền kinh tế
nước ta 10
1.2. Tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh 12
1.2.1. Tín dụng ngân hàng 12
1.2.1.1. Khái niệm 12
1.2.1.2. Đặc trưng của tín dụng ngân hàng 12
1.2.2. Phân loại tín dụng ngân hàng 13
1.2.3.Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp ngoài
quốc doanh. 14
1.3. Chất lượng tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp ngoài
quốc doanh 15
1.3.1. Khái niệm chất lượng tín dụng 15
1.3.2. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng 16
1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ngân hàng 19
98 trang |
Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 556 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với thành phần kinh tế doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại nhno&ptnt chi nhánh Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xuân và BIDV Hà Tây ta thấy
trong các năm vừa qua các ngân hàng nông nghiệp đã quan tâm nhiều hơn tới
nhóm đối tượng DNNQD mà cụ thể được phản ánh về doanh số cho vay đã
tăng qua các năm tuy chưa được nhiều như ở ngân hàng BIDV.
Luận Văn Thạc sĩ - QTKD 2011-2013 Học viên Đinh Học Văn
- 44 -
2.2.2. Về chất lượng tín dụng.
Ta sẽ nghiên cứu bảng số liệu dư nợ đối với các thành phần kinh tế của
Agribank Hà Tây.
Bảng 2.7: Tình hình dư nợ của các thành phần kinh tế tại Agribank Hà Tây
Đơn vị tính: tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu
2011 2012 2013
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
1. Tổng dư nợ 9.005 10.153 11.998
2. DNQD 180 1.99 125 1.23 122 1.01
3. DNNQD 2.933 26.4 2.761.6 27.2 3.299.4 27.5
3.1. Dư nợ NH 2.416.7 82,4 2.305.9 83,5 2.761.6 83,7
3.2.Dư nợ TDH 516.3 17,6 455.7 16,5 538.8 16,3
4. Hộ sản xuất 5.892 71.6 7.266.4 71.57 8.576.6 71.49
(Nguồn: Phòng Tín dụng – Agribank Hà Tây)
Qua bảng trên ta thấy dư nợ qua các năm tăng nhanh và liên tục. Năm 2011,
tổng dư nợ là 9,005 tỷ đồng thì sang năm 2012 tổng dư nợ đã là 10,153 tỷ đồng.
Đến năm 2013, con số này đạt 11,998 tỷ, tăng 2,993 tỷ so với năm 2011. Trong đó
tổng dư nợ đối với thành phần kinh tế Doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng liên
tục, từ 26,4% vào năm 2011 đến 27,5% năm 2013. Mặc dù tỷ lệ tăng trưởng không
cao nhưng cũng cho thấy sự tăng lên của dư nợ đối với khu vực kinh tế quốc doanh
tương ứng với tổng dư nợ. Dư nợ đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh năm
2011 đạt 2,933 tỷ đồng, chiếm 26,4%. Sang năm 2012 dư nợ là 2,761.6 tỷ đồng,
chiếm 27,2% tổng dư nợ. Và sang đến năm 2013, con số này đạt 3,299,4 tỷ đồng,
Luận Văn Thạc sĩ - QTKD 2011-2013 Học viên Đinh Học Văn
- 45 -
chiếm 27,5%, như vậy ta có thể thấy dư nợ của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh
cũng tăng qua các năm về số tuyệt đối lẫn tỷ trọng.
Qua bảng 2.7 ta cũng thấy, tình hình dư nợ ngắn hạn cũng như trung dài
hạn của khu vực kinh tế NQD cũng có sự biến động rõ rệt. Dư nợ ngắn hạn khu vực
kinh tế NQD năm 2011 là 2,416,7 tỷ đồng, đến năm 2013, dư nợ đạt 2,761,6 tỷ
đồng, chiếm 83,7% tổng dư nợ, tăng 12% so với năm 2011.
Ta có thể biểu diễn tình hình dư nợ qua biểu đồ:
Biểu đồ 2.7: Dư nợ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh theo kỳ hạn
Qua đây ta có thể thấy xu hướng tăng lên của dư nợ khu vực kinh tế ngoài
quốc doanh qua các năm. Tuy nhiên, để đánh giá được chất lượng tín dụng của khu
vực KTNQD ta cần xem xét đến tình hình thu nợ của Ngân hàng.
0
500
1000
1500
2000
2500
3000
3500
2011 2012 2013
Tæng d nî
D nî NH
D nî TDH
Luận Văn Thạc sĩ - QTKD 2011-2013 Học viên Đinh Học Văn
- 46 -
Bảng 2.8: Tình hình thu nợ của Agribank Hà Tây từ năm 2011-2013
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2011 2012 2013
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
1. DS cho vay 735 1.148 1.845
2. DS thu nợ 670 100 1.030 100 1.376 100
2.1. KT QD 30 4.48 50 4.85 26 1.88
2.2. KT NQD 171.5 25.6 269.86 26.2 374.27 27.2
2.2.1.Thu nợ NH 142.3 83 223.98 83 305.77 81,7
2.2.2. Thu nợ TDH 29.2 17 45.98 17 68.5 18.3
2.3. HSX 468.5 69.92 710.14 68.95 975.73 70.92
(Nguồn: Phòng Tín dụng – Agribank Hà Tây)
Ta thấy công tác thu nợ đối với kinh tế ngoài quốc doanh qua 3 năm 2011,
2012, 2013 có sự tăng lên. Trong đó thu nợ trung dài hạn chiếm tỷ lệ nhỏ, điều này
khá dễ hiểu do dư nợ trung dài hạn đối với thành phần kinh tế này cũng rất nhỏ.
Nhìn vào bảng 2.5 và bảng 2.8 ta thấy tỷ lệ thu nợ trên doanh số cho vay là
khá cao, năm 2011 tỷ lệ này gần đạt 91,2%, năm 2012 là 90%. Như vậy, ta có thể
thấy về số tương đối thì doanh số thu nợ có tăng lên qua các năm, nhưng lại tăng
chậm hơn so với doanh số cho vay làm tỷ lệ thu nợ trên cho vay giảm.
Hiện nay Agribank Hà Tây đã và đang tìm mọi biện pháp để nâng cao chất
lượng tín dụng đặc biệt là tín dụng trung dài hạn đối với khu vực kinh tế ngoài quốc
doanh. Mục tiêu đề ra là phát triển kinh tế an toàn về vốn, tôn trọng pháp luật, lợi
nhuận hợp lý, công tác sử dụng vốn không ngừng được nâng cao cả về số lượng và
chất lượng. Ta biết rằng trong quá trình cho vay Ngân hàng vừa phải đảm bảo hoạt
động tín dụng có lãi, vừa phải đảm bảo lợi ích của khách hàng. Điều này rất khó
thực hiện đòi hỏi trước khi cho vay phải tìm hiểu thị trường, nắm bắt thông tin về
khách hàng và điều quan trọng là phải xác định được mục đích khách hàng vay vốn
là gì? Sử dụng vốn vay như thế nào? Đó là cơ sở để Ngân hàng có thể thu hồi vốn
Luận Văn Thạc sĩ - QTKD 2011-2013 Học viên Đinh Học Văn
- 47 -
và lãi đúng hạn, còn các tổ chức kinh tế phát triển một cách bền vững. Đây là vấn
đề quan trọng mà các ngân hàng cần quan tâm để nâng cao chất lượng tín dụng.
Chất lượng tín dụng được thể hiện rõ nhất qua con số nợ quá hạn của Ngân hàng.
Bảng 2.9: Tình hình dư nợ, nợ xấu qua các năm 2011-2013
tại Agribank Hà Tây
Đơn vị tính: tỷ đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
1 Tổng dư nợ cho vay 9,005 10,153 11.998
2 Nợ xấu 211 347 373
3 Tỷ trọng/tổng dư nợ 2.34% 3.41% 3,1%
(Nguồn: Phòng Tín dụng – Agribank Hà Tây)
Nhận xét:
Với những số liệu được trình bày ở bảng 2.9 ta nhận thấy tỷ lệ tổng nợ
quá hạn của ngân hàng trên tổng dư nợ năm 2011 là tương đối tốt trong khi
nền kinh tế đang suy thoái và gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng sang năm 2012
chúng ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn cũng như số tiền nợ quá hạn năm 2012 tăng đột
biến lên 3,41%/tổng dư nợ với số tiền 347 tỷ cao hơn năm 2011 là 136 tỷ.
Năm 2013 tăng thêm 26 tỷ lên 373 tỷ. Nếu so với các NHTM khác trên địa
bàn thì tỷ lệ này vẫn thấp hơn nhiều, nếu so với các chi nhánh trong cùng hệ
thống NHNo&PTNT Việt Nam thì Agribank Hà Tây có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất toàn
hệ thống, theo quy định của NHNN là 5% thì tỷ lệ 3,1% vẫn đảm bảo. Nhưng
nếu so sánh với nợ quá hạn năm trước thì con số nợ qúa hạn tăng 162 tỷ so
với năm 2011 là rất đáng quan tâm. Nguyên nhân để phát sinh tăng số nợ quá
hạn theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế và qua thực tế tại Ngân hàng thì
nguyên nhân chủ yếu là do tình hình kinh tế vẫn đang suy thoái bất động sản
sau thời gian tăng trưởng nóng mà không có sự kiểm soát của nhà nước và các
cơ quan chức năng, không nghiên cứu kỹ nhu cầu cũng như cung-cầu của thị
trường đến thời điểm hiện tại bất động bất động sản giảm 50% giá trị so với
lúc đỉnh điểm thậm chí có nơi đến giảm đến 70%. Giá vàng và ngoại tệ cũng
Luận Văn Thạc sĩ - QTKD 2011-2013 Học viên Đinh Học Văn
- 48 -
không được kiểm soát dẫn tới giá giao dịch ngoài thị trường biền động với
biên độ lớn. Với tâm lý lúc mua cùng mua, lúc bán cùng bán dẫn tới cung
vượt cầu, giá lao dốc phi mã dẫn tới nhiều nhà đầu tư trở tay không kịp, đặc
biệt là bất động sản khi giá xuống mạnh, thị trường đóng băng, không giao
dịch được dẫn tới một lượng tiền rất lớn bị đóng băng không đưa ra lưu thông
được kéo theo một loạt các hàng hóa khác như ngành Vật liệu xây dựng, dịch
vụ vận tải, tiêu dùng nhu cầu chi tiêu cho tiêu dùng sụt giảm nghiêm trọng
làm cho các nhà sản xuất không tiêu thụ được hàng hóa, khác kéo theo sự suy
thoái chung của toàn bộ nền kinh tế, công ty và các hộ sản xuất kinh doanh
sau một thời gian cố gắng cầm cự, đến thời điểm hiện tại không thể cầm cự
được nữa, làm ăn vẫn thua lỗ, mất dần khả năng thanh toán nợ đến hạn dẫn tới
bị chuyển nợ quá hạn làm nợ quá hạn của ngân hàng tăng lên.
Một nguyên nhân nữa của tình trạng này là do một số khách hàng trong
quá trình chuyển mình của nền kinh tế và sự thay đổi chủ trương chính sách
của nhà nước đã không theo kịp nên làm ăn thua lỗ và không có khả năng trả
nợ ngân hàng. Từ cuối năm 2010 bắt đầu của chu kỳ suy thoái kinh tế của thế
giới nói chung và Việt Nam nói riêng
Các khách hàng quá hạn như trên với một số tiền lớn cũng một phần
nguyên nhân nữa là do cán bộ tín dụng với trình độ còn yếu kém, khả năng
phân tích, thu thập thông tin cũng như theo dõi khoản vay rất hạn chế.
Để thấy rõ hơn chất lượng tín dụng và tỷ lệ nợ xấu ta sẽ so sánh tỷ lệ
nợ xấu trên tổng dư nợ tại các ngân hàng như sau:
Bảng 2.10: Tình hình dư nợ, nợ xấu của các đơn vị khác.
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Agribank Thanh Xuân BIDV Hà Tây
2011 2012 2013 2011 2012 2013
1.Tổng dư nợ cho vay 5.607 6.253 7.650 8.560 9.768 10.520
2. Nợ xấu 168 256 393.9 226.8 420 410.2
3. Tỷ trọng/tổng dư nợ 3% 4.1% 5.15% 2.65% 4.3% 3.9%
Luận Văn Thạc sĩ - QTKD 2011-2013 Học viên Đinh Học Văn
- 49 -
(Nguồn: Agribank Thanh Xuân và BIDV Hà Tây)
Từ bảng số liệu trên ta thấy nợ xấu tại Agribank Hà Tây qua các năm
đều ở tỷ lệ thấp hơn so với các chi nhánh cùng hệ thống và các chi nhánh trên
cùng địa bàn. Cụ thể năm 2011-2012-2013 tỷ trọng nợ xấu trên tổng dư nợ tại
Agribank Hà Tây lần lượt là: 2.34% -3.41% -3.1%; Agribank Thanh Xuân là:
3% - 4.1% - 5.15%; BIDV Hà Tây là: 2.65%-4.3%-3.9%. Điều này là kết quả
đáng khích lệ đối với toàn chi nhánh và cũng cho thấy chất lượng tín dụng tại
Agribank Hà Tây trong những năm vừa qua là tương đối tốt. Tuy nhiên vẫn
cần phải quan tâm nhiều hơn nữa trong việc nâng cao chất lượng tín dụng của toàn
chi nhánh.
Để đánh giá chất lượng tín dụng đối với DNNQD chúng ta cần phân tích nợ
quá hạn theo thành phần kinh tế.
Bảng 2.11: Nợ quá hạn phân theo thành phần kinh tế:
Đơn vị tính: tỷ đồng,%
NQH / Năm
2011 2012 2013
Tổng
NQH
Tỷ
trọng/
Tổng
NQH
Tỷ
trọng/
Tổng
Dnợ
Tổng
NQH
Tỷ
trọng/
Tổng
NQH
Tỷ
trọng/
Tổng
Dnợ
Tổng
NQH
Tỷ
trọng/
Tổng
NQH
Tỷ
trọng/
Tổng
Dnợ
1.Tổng NQH 211 347 373
2.NQH QD 6 2,8 0,07 6 1,6 0.05 6 1,6 0.05
3.NQH NQD 121 57,3 1.33 191 55 1.9 206 55.2 1.72
4.NQH Hộ SX 80,7 38,3 0,9 145 42 1,43 156 41.8 1.3
5.NQH cá nhân 3,3 1,6 0,04 5 1,4 0,04 5 1,4 0,04
(Nguồn: Phòng Tín dụng – Agribank Hà Tây)
Từ những số liệu được trình bày ở bảng 2.12 ta thấy tổng dư nợ quá hạn
của Agribank Hà Tây tăng đều hàng năm đặc biệt năm 2012 tăng đột biến đánh
dấu sự gia tăng NQH. Nguyên nhân chính như bảng 2.11 ta thấy chỉ tập chung
vào 2 nhóm khách hàng là DNNQD và hộ sản xuất có biến động lớn.
Luận Văn Thạc sĩ - QTKD 2011-2013 Học viên Đinh Học Văn
- 50 -
Đối với doanh nghiệp: Tính đến 31/12/2013 có 70/574 doanh nghiệp
phát sinh nợ xấu với số tiền 212tỷ, trong đó có 12 doanh nghiệp có nợ quá
hạn lớn với số tiền 145 tỷ chiếm 74% tổng nợ quá hạn doanh nghiệp như Cty
TNHH Tùng Hiệp 14,8 tỷ, Cty Mai Minh Việt 6 tỷ, Cty TNHH Smatch door
25,6 tỷ, Cty XD Trường Giang 12,7 tỷ, DNTN Hoa Thịnh 5 tỷ. qua số liệu
tổng hợp ở trên ta thấy dư nợ cho vay doanh nghiệp chỉ chiếm 1/3 tổng dư nợ
nhưng số tiền quá hạn chiếm gần 60% tổng nợ quá hạn.
Đối với hộ sản xuất: Tính đến 31/12/2013 toàn chi nhánh có 36.319
HSX&CN trong đó số HSX là 35,309 hộ chiếm 96% tổng số khách hàng với
số tiền quá hạn 156 tỷ tăng so với năm 2012 là 11 tỷ.Tăng so với năm 2011 là
75.3 tỷ. Nguyên nhân tăng nợ quá hạn ngoài suy thoái chung của nền kinh tế
dẫn tới sản xuất đình đốn thì một nguyên nhân không nhỏ nữa là khách hàng
đầu tư dàn chải không kiểm soát được, sử dụng vốn sai mục đích dẫn tới thất
thoát vốn mất khả năng thanh toán.
Một nguyên nhân nữa mà cũng là một nguyên nhân lớn dẫn tới nợ quá
hạn của Agribank Hà Tây là do địa bàn hoạt động rộng, địa bàn hoạt động
chính của chi nhánh trên địa dư hành chính Tỉnh Hà Tây cũ gồm: Quận Hà
Đông và 12 huyện, có 310 xã phường, diện tích tự nhiên 2.115km2, diện tích
đất nông nghiệp bị thu hẹp lại do quy hoạch khu Công nghiệp, cụm dân cư
mới; hiện trên địa bàn có 1,300 làng nghề, trong đó có 150 làng nghề truyền
thống, hàng ngàn doanh nghiệp và hàng chục ngàn hộ sản xuất kinh doanh.
Dân số khoảng 2,5 triệu dân tương đương gần 55.000 hộ gia đình với gần 1,2
triệu lao động, trong đó khu vực nông thôn có 2,15 triệu dân với 47 vạn hộ
(chiếm khoảng 85% dân số). Với dân số và địa bàn hoạt đông chủ yếu là nông
thôn, nông dân, trình độ dân trí còn hạn chế, không cập nhật và phân tích
được thông tin, hầu như không nắm bắt được sự biến động của kinh tế, của
môi trường kinh doanh các hộ đều hoạt động theo kiểu tự phát, sản xuất kinh
doanh nhỏ lẻ theo kiểu truyền thống, thiếu quy hoạch đồng bộ, thiếu khoa học
Luận Văn Thạc sĩ - QTKD 2011-2013 Học viên Đinh Học Văn
- 51 -
kỹ thuật dẫn tới sản phẩm làm ra chất lượng kém mẫu mã cũ kỹ lạc hậu không
thể cạnh tranh được với các hàng hóa cùng loại trên thị trường .
Các doanh nghiệp trên địa bàn chủ yếu cũng từ các làng nghề, các hộ
kinh doanh đi lên. Vì vậy mặc dù là doanh nghiệp nhưng cung cách hoạt động
vẫn không khác hộ gia đình nhiều, hoạt động nhỏ lẻ, manh mún không chuyên
nghiệp, thiếu đồng bộ, không có kỹ năng quản lý điều hành, không biết nâng
cao trình độ, áp dụng máy móc, khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh,
không chủ động tìm kiếm thị trường, không đầu tư nghiên cứu đưa ra các sản
phẩm mới không chủ động được đầu ra cũng như kế hoạch sản xuất. Toàn bộ
đầu ra đều do một số công ty bao tiêu đặt hàng theo mẫu mã chủng loại của
đơn vị đặt hàng vì vậy mà các hộ sản xuất, các doanh nghiệp luôn bị động.
Không nắm bắt kịp thông tin, chậm chuyển đổi mô hình cũng như đối tượng
kinh doanh đến khi nền kinh tế suy thoái, hàng hóa sản xuất ra không bán
được, tiền đầu tư chưa thu hôì kịp, dẫn tới tài chính khó khăn, không trả được
nợ cho Ngân hàng.
Cũng do cung cách hoạt động như trên, không được đầu tư quan tâm
thích đáng của nhà nước, của chính quyền cơ sở vì vậy mà một số làng nghề
hầu như chỉ hoạt động nhỏ lẻ cầm chừng hoặc bỏ nghề như Làng lụa Vạn
Phúc, làng dệt La Phù, nghề Mây tre đan ở huyện Chương Mỹ, dệt vải ở Mỹ
Đức
Ngoài những nguyên nhân trên còn một nguyên nhân nữa cũng ảnh
hưởng rất lớn tới các hộ sản xuất trên địa bàn đó là thời tiết, thiên tai, dịch
bệnh. Như số liệu tổng hợp ở trên đã biết 85% địa bàn hoạt động của Agribank
Hà Tây là nông nghiệp, nông dân, nông thôn nên các hộ sản xuất ở đây chủ yếu là
các làng nghề, trồng trọt và chăn nuôi vì vậy chịu tác động rất lớn của thời tiết,
thiên tai, dịch bệnh. Từ những nguyên nhân trên dẫn tới nợ quá hạn của Ngân
hàng tăng.
Một số chi nhánh loại 3 có tỷ lệ nợ xấu cao hơn mức bình quân như:
Xuân Mai 10,3%, Chương Mỹ 7,5%, Thường Tín 6,3%, Phú Xuyên 4,4%, Hội
Luận Văn Thạc sĩ - QTKD 2011-2013 Học viên Đinh Học Văn
- 52 -
sở 4,3%. Ở các chi nhánh trên đa số là nông nghiệp và chăn nuôi và làng nghề
như Phú Xuyên chuyên chăn nuôi vịt và làm đồ ghỗ, thủ công mỹ nghệ; Xuân
Mai, Chương Mỹ chuyên sản xuất gạch ngói xây dựng, nghề mây tre đan và
chăn nuôi trâu, bò; Thường Tín có các khu công nghiệp, các làng nghề thêu,
ren và sản xuất vải; Hội sở chi chánh Hà Tây mặc dù nằm tại quận Hà Đông là
một trong năm quận nội thành nhưng 80% dân số vẫn làm nông nghiệp ngoài
ra trên địa bàn có một số làng nghề có làng nghề dệt Lụa Vạn Phúc, làng nghề
Dao kéo Đa Sĩ, nghề Mộc ở Dương Nội, nghề Dệt vải ở La Cả, trồng rau xanh
ở Yên Nghĩangoài một số hộ sản xuất quá hạn lớn như Đỗ Phương Ly 4 tỷ
kinh doanh đá mỹ nghệ, Phạm Thị Thủy, kinh doanh đường 3,7 tỷ, Trần Thủy
Sóng 2,3 tỷ, Nguyễn Bá Dũng 1,7 tỷ, Nguyễn Thị Hường 3,3 tỷcòn lại các
hộ đa số là nhỏ lẻ từ vài triệu đến một trăm triệu. Nợ xấu còn lại chủ yếu là
các doanh nghiệp như Cty TNHH Minh Ngọc 4 tỷ, Cty TNHH Tùng Hiệp 14,8
tỷ, Cty Mai Minh Việt 6tỷ, Cty TNHH Smatch door 25,6 tỷ.
Với những số liệu này có thể nói nhiệm vụ trong năm 2014 của Ngân
hàng là rất khó khăn khi phải hạ thấp tỷ lệ NQH xuống mức dưới 3 %. Xét về
tổng thể khả năng thu hồi nợ của các khách hàng trên thì hiện nay chưa có
khách hàng nào bị đánh giá là mất khả năng thanh toán hoàn toàn. Một số
khách hàng do chưa thu hồi được nợ nên chưa có khả năng thanh toán nợ đến
hạn cho ngân hàng, đối với số khách hàng này Ngân hàng thường xuyên bám
sát đôn đốc và theo dõi công nợ của khách hàng để thu hồi nợ cho ngân hàng.
Một số khách hàng do làm ăn thua lỗ, mất vốn dẫn đến mất khả năng thanh
toán cho ngân hàng, đối với số khách hàng này ngân hàng sẽ tiến hành xử lý
tài sản bảo đảm để thu hồi nợ cho ngân hàng.
2.2.3. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng theo
đánh giá của Ngân hàng
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng theo đánh giá của Ngân hàng
bao gồm: chính sách tín dụng, chất lượng nhân sự, tuân thủ quy trình tín dụng, thẩm
định tín dụng, kiểm tra kiểm soát nội bộ, chính sách mở rộng tín dụng, tổ chức ngân
Luận Văn Thạc sĩ - QTKD 2011-2013 Học viên Đinh Học Văn
- 53 -
hàng, thông tin tín dụng, trang thiết bị, công nghệ phục vụ cho hoạt động tín
dụng..
Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng theo đánh giá từ
phía Ngân hàng nhưng trong đó chất lượng chất lượng thẩm định, kiểm soát nội bộ
và chất lượng nhân sự là những nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất. Tác giả xin phân tích
rõ hơn về sự ảnh hưởng của các nhân tố này.
2.2.3.1. Phân tích ảnh hưởng của chất lượng nhân sự đến chất lượng tín
dụng của Ngân hàng.
Bảng 2.12: Bảng nhân sự tín dụng qua các năm
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Tổng số CBCNV Người 876 885 887
Trong đó CBTD Người 526 546 546
Trình độ chuyên môn
- Trên ĐH Người 15 16 19
- Đại học Người 654 690 690
- Cao đẳng, trung cấp Người 179 154 154
(Nguồn :Phòng HC&NS - Agribank Hà Tây)
Theo bảng 2.1 thống kê nhân sự qua các năm của Agribank Hà Tây có thể
thấy đến năm 2013 tổng số cán bộ có 887 người trong đó trình độ đại học và sau đại
học chiếm đến hơn 90%. Đây là lực lượng nhân sự chủ đạo trong Ngân hàng.
Để một khoản vay có khả năng hoàn trả đúng hạn, làm tăng khả năng trả nợ
của khách hàng thì nhân tố con người là một nhân tố quan trọng bậc nhất. Mà cụ thể
ở đây là cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định. Đòi hỏi người cán bộ phải có năng lực
trình độ để đáp ứng được các yêu cầu trong công tác thẩm định và cho vay. CBTD
là người có nhiều thông tin nhất về khách hàng, có nhiều thời gian nhất để thẩm định
khách hàng vì vậy mặc dù không phải là người có tiếng nói quyết định trong quy trình
Luận Văn Thạc sĩ - QTKD 2011-2013 Học viên Đinh Học Văn
- 54 -
cho vay nhưng lại là người thẩm định đầu tiên và là người đưa ra quyết định đầu tiên là
cho vay hay không cho vay. Qua kinh nghiệm hơn 10 năm làm việc trong môi trường tín
dụng ngân hàng tác giả nhận thấy chất lượng một món vay tốt hay xấu thì có thể được
chia tỷ lệ như sau 85% là do CBTD, 10% do CBTĐ và 5% là do Lãnh đạo ngân hàng.
Với một CBTD tốt cao năng lực, trình độ, kinh nghiệm và có trách nhiệm tâm huyết với
công việc thì ngay từ khi tiếp xúc có thể biết được một phần về khách hàng như tình hình
kinh tế, tư cách đạo đức tốt hay xấu, có sản xuất kinh doanh thật hay không
Vì vậy có thể nói yếu tố con người luôn là yếu tố quan trọng nhất quyết định
đến sự thành bại của bất cứ một hoạt động nào trên mọi lĩnh vực. Đối với hoạt động
tín dụng thì yếu tố con người lại càng đóng một vai trò quan trọng, nó quyết định
đến chất lượng tín dụng, chất lượng dịch vụ và hình ảnh của ngân hàng và từ đó
quyết định đến việc tồn tại hay phá sản của ngân hàng. Bởi vậy để làm một CBTD
rất dễ, nhưng để làm được một CBTD theo đúng nghĩa, một CBTD thật sự thì rất
khó. Một CBTD thật sự nếu chỉ nắm vững kiến thứ chuyên môn thì cũng chỉ là một
cán bộ hoàn thành công việc còn một CBTD giỏi thì cần phải giỏi kiến thức chuyên
môn và phải giỏi cả kiến thức ngoại ngành mà kiến thức ngoại ngành đối với một
CBTD không bao giờ là đủ và một yếu tố nữa cũng rất quan trọng đối với CBTD đó
là phải có đạo đức nghề nghiệp.
CBTD trong một ngân hàng luôn được coi là mặt trận hàng đầu, là mặt tiền
của Ngân hàng vì vậy để có một CBTD giỏi thì ngân hàng cần phải tuyển dụng, đào
tạo có thời gian để hướng dẫn tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn
nghiệp vụ, chú trọng đạo đức nghề nghiệp, kiến thức ngoại ngành, có những buổi
nói chuyện chuyên đề, tập huấn trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp lớn tuổi
có kinh nghiệp, với các ngân hàng bạn... Đồng thời phải thực hiện tiêu chuẩn hoá
cán bộ tín dụng và kiên quyết loại bỏ, thuyên chuyển sang bộ phận khác những cán
bộ yếu về tư cách đạo đức, thiếu trung thực, những cán bộ tín dụng thiếu kiến thức
chuyên môn nghiệp vụ.
Luận Văn Thạc sĩ - QTKD 2011-2013 Học viên Đinh Học Văn
- 55 -
2.2.3.2. Phân tích ảnh hưởng của chất lượng thẩm định đến chất lượng tín
dụng
Công tác thẩm định tín dụng đòi hỏi khả năng nhạy bén và trình độ chuyên
môn cao. Thẩm định tín dụng bao gồm rất nhiều khâu và rất nhiều công việc: Thẩm
định khách hàng vay vốn, thẩm định khả năng và nguồn trả nợ, lãi vay của khách
hàng; thẩm định tính pháp lý của tài sản đảm bảo nợ vay; thẩm định giá trị tài chính
của tài sản đảm bảo nợ vay; thẩm định dự án Để có định quyết định cho vay thì
khâu thẩm định món vay là một khâu vô cùng quan trọng. Nó quyết định đến 80%
việc khoản vay đó có được giải ngân hay không. Thực trạng công tác thẩm định tại
Agribank Hà Tây còn nhiều bất cập. Đó là cán bộ thẩm định còn thiếu kinh nghiệm,
nhiều cán bộ phòng thẩm định còn chưa tiếp xúc hết các loaị hình khách hàng,
phương pháp thu thập, tiếp cận lấy thông tin hạn chế, trình độ phân tích, tổng hợp
thông tin của cán bộ thẩm định còn kém, đặc biệt là trình độ tin học, ngoại ngữ và
kiến thức tổng hợp về thị trường còn hạn chế. Thị trường là nơi tiêu thụ sản phẩm,
tạo ra nguồn thu cho khách hàng và đảm bảo trang trải nợ cho Ngân hàng. Việc
đánh giá khả năng cạnh tranh, khả năng tiêu thụ của khách hàng liên quan tới nhiều
vấn đề đòi hỏi ở cán bộ thẩm định khả năng phân tích, tổng hợp và óc phán đoán
mới nắm được tình hình. Yêu cầu này thực sự không đơn giản, nhất là đối với sản
phẩm mới xuất hiện hoặc chưa có trên thị trường. Về mặt này, việc thẩm định còn
quá sơ sài, thiều chính xác, thậm chí mang tính lấy lệ là chủ yếu. Về phương tiện kỹ
thuật cũng xảy ra tình trạng tương tự, thực ra cán bộ thẩm định đâu phải là chuyên
gia kỹ thuật mà trái lại họ chỉ có chuyên môn về kinh tế, về tài chính. Ở lĩnh vực
này, hầu như ngân hàng không có mấy kinh nghiệm, chủ yếu vẫn phải dựa vào phân
tích kỹ thuật trong luận chứng kinh tế kỹ thuật mà doanh nghiệp đưa ra. Cán bộ
thẩm định không xác định chính xác được tính tiên tiến của kỹ thuật công nghệ áp
dụng, chưa xác định được công nghệ, thiết bị, công suất có trong dự án có phù hợp
với nhu cầu của thị trường hay không? Có đảm bảo tính đồng bộ không? Có phù
hợp với điều kiện sản xuất ở Việt Nam không?(Về thời tiết khí hậu, độ ẩm) Điều
đó ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng tín dụng nói chung và hoạt động của ngân
Luận Văn Thạc sĩ - QTKD 2011-2013 Học viên Đinh Học Văn
- 56 -
hàng nói riêng. Về thu thập và xử lý thông tin của khách hàng, cán bộ thẩm định
mới chỉ dừng lại ở việc kiểm tra xem xét thong tin của khách hàng trên cơ sở những
tài liệu do khách hàng cung cấp trong hồ sơ vay vốn mà chưa chủ động tìm hiểu
thông tin khách hàng, kiểm tra tính chính xác của thông tin mà khách hàng cung
cấp.
Việc thẩm định dự án là bài toán khó đối với Ngân hàng, khác với phương án
vay vốn, dự án là độc lập với khả năng tài chính và những quy định về pháp luật
riêng. Để đọc và hiểu dự án đầu tư không phải cán bộ thẩm định nào cũng thực hiện
được. Dự án có các thông số kỹ thuật mà để hiểu được nó yêu cầu phải đọc được
nó, tài chính dự án với giá trị lớn và rất phức tạp, khó khăn trong việc bóc tách và
tính toán các chỉ tiêu. Hiện tại ở Agribank Hà Tây chỉ có lãnh đạo phòng thẩm định
là người có kinh nghiệm và thâm niên thực hiện thẩm định dự án đầu tư. Ngân hang
cần phải bố trí, bổ xung thêm cán bộ thẩm định có trình độ năng lực để đáp ứng
được yêu cầu của công tác tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng của chi nhánh.
2.2.3.3. Phân tích ảnh hưởng của kiểm tra kiểm soát nội bộ đến chất lượng
tín dụng
Kiểm soát nội bộ đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình vận hành bộ máy
của Ngân hàng. Nhưng tại Agribank Hà Tây vẫn bộc lộ rất nhiều yếu kém:
Một là, năng lực nhân sự ở phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ còn yếu và thiếu
và thực sự chưa được chú trọng và đánh giá cao mặc dù đây là một phòng ban hết
sức quan trọng. Với nhân sự chỉ có 8 người trong đó đã có 3 lãnh đạo phòng, 1
trưởng phòng và 2 phó phòng còn lại là 5 nhân viên. Với một địa bàn hoạt đông
rộng(toàn bộ tỉnh Hà tây cũ và 3 xã của tỉnh Hòa Bình sát nhập vào) với 14 chi
nhánh loại 3 nằm cách xa Hội sở của chi nhánh, với gần 40 nghìn khách hàng vay
vốn, dư nợ 11.998 tỷ dư nợ và hơn 350 nghìn khách hàng mở tài khoản các loại,
nguồn vốn là 12.725 tỷ đồng thì với nhân sự của phòng như trên là không đáp ứng
được công việc.
Luận Văn Thạc sĩ - QTKD 2011-2013 Học viên Đinh Học Văn
- 57 -
Hai là, chưa tự xây dựng được chương trình công tác đi kiểm tra ở các phòng
ban, các Phòng giao dịch (PGD) của Hội sở chi nhánh và các chi nhánh loại 3. Việc
kiểm tra của phòng đối với các phòng ban khác và chi nhánh loại 3 thường được
Ban giám đốc lên chương trình và kết hợp với các phòng ban khác đi kiểm tra the
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 000000273474_6278_1951511.pdf