Luận văn Phân tích và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh bắc Hà Nội

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.3

DANH MỤC CÁC BẢNG .4

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ .5

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ.5

MỞ ĐẦU .6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ TÍN DỤNG .8

TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .8

1.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại .8

1.1.1. Khái niệm về ngân hàng thương mại.8

1.1.2. Chức năng của ngân hàng thương mại .9

1.1.3. Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại.10

1.2. Hoạt động tín dụng trong ngân hàng thương mại .13

1.2.1. Khái quát về tín dụng ngân hàng.13

1.2.2. Hoạt động tín dụng ngân hàng.14

1.2.3. Quy trình cấp tín dụng của ngân hàng.17

1.2.4. Vai trò tín dụng trong hoạt động của NHTM.24

1.3. Hiệu quả tín dụng của ngân hàng thương mại.26

1.3.1. Khái niệm hiệu quả tín dụng .26

1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng .27

1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng trong ngân hàng .30

1.4. Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng của NHTM.37

1.4.1. Nội dung và trình tự của việc phân tích .37

1.4.2. Phương pháp phân tích hiệu quả tín dụng .38

1.4.3. Tài liệu và số liệu dùng để phân tích.39

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ

PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH BẮC HÀ NỘI.40

2.1. Giới thiệu khái quát về ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và chi nhánh ngân

hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Hà Nội.40

2.1.1. Giới thiệu về ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.40

pdf94 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 523 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh bắc Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỹ vĩ mô trực tiếp của các NHTM có tác động hết sức lớn lao tới hoạt động tín dụng của NHTM. NHNN đưa ra những định hướng lớn và đôi khi cả những hướng dẫn chi tiết cho hoạt động của các NHTM, đặc biệt là hoạt động tín dụng, nhằm thực hiện mục tiêu điều tiết vĩ mô và quản lý, hướng dẫn của mình. Hiệu quả tín dụng tại NHTM cũng chịu ảnh hưởng của những chủ trương, chính sách đó, khi mà một NHTM không thể đi ngược lại chúng. Ngoài ra, cơ chế, chính sách của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác có tác động đến mọi hoạt động của nền kinh tế nên cũng tác động trực tiếp đến các khách hàng vay vốn của ngân hàng. Nếu chính sách của Nhà nước (như chính sách thuế, chính sách tiền tệ, chính sách xuất nhập khẩu) không tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, gây khó khăn cho các doanh nghiệp (gồm các khách hàng của ngân hàng và bản thân ngân hàng) trong sản xuất kinh doanh, hiệu quả tín dụng chắc chắn sẽ bị giảm sút. Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành quản trị kinh doanh Lưu Cẩm Vân 36 - Môi trường kinh tế Một nền kinh tế có mức tăng trưởng ổn định sẽ làm giá cả luôn giữ ở mức ổn định, tình trạng lạm phát ở mức thấp tạo điều kiện cho NHTM mở rộng quy mô hoạt động của mình và tránh được những thiệt hại cho ngân hàng do sự mất giá của đồng tiền, từ đó hiệu quả tín dụng của ngân hàng có cơ hội thuận lợi để được nâng cao. Một trong những nhân tố có tác động lớn tới hiệu quả tín dụng là chu kỳ phát triển kinh tế. Trong thời kỳ kinh tế phát triển hưng thịnh sẽ có nhiều cơ hội làm ăn cho các nhà đầu tư, sản xuất kinh doanh được mở rộng, lợi nhuận các thành phần kinh tế trong xã hội thu được tăng cao. Từ đó, nhu cầu vay vốn và khả năng trả nợ của khách hàng sẽ tăng. Điều này tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng cho vay và hiệu quả tín dụng được nâng lên. Ngược lại, trong thời kỳ nền kinh tế bị suy thoái, sản xuất kinh doanh bị đình trệ, quy mô sản xuất thu hẹp, thua lỗ kéo dài dẫn đến các khách hàng của ngân hàng khó khăn trong việc trả nợ, hiệu quả tín dụng bị giảm sút. - Môi trường xã hội Quan hệ tín dụng dựa trên cơ sở tín nhiệm là chủ yếu. Vì vậy, sự tín nhiệm là cầu nối của mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng. Uy tín của ngân hàng trên thị trường tiền tệ cao sẽ thu hút được nhiều khách hàng, ngược lại khách hàng có uy tín, được ngân hàng tín nhiệm tạo thuận lợi trong việc cấp tín dụng. Trong xã hội có nhiều truyền thống tốt đẹp, ít tệ nạn xã hội như lừa đảo, làm ăn phi pháp cũng góp phần nâng cao hiệu quả tín dụng. - Tình hình chính trị Một quốc gia có sự ổn định về chính trị, không có chiến tranh thì đây là môi trường thuận lợi và yên tâm cho các nhà đầu tư trong nước cũng như các nhà đầu tư nước ngoài. Chính trị ổn định thì nền kinh tế mới phát triển, bất cứ sự biến động nào về chính trị cũng dẫn tới xáo động lớn cho toàn bộ nền kinh tế. Riêng đối với ngân hàng nó có ảnh hưởng trực tiếp tới việc huy động vốn, cho vay, tới hiệu quả tín dụng. Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành quản trị kinh doanh Lưu Cẩm Vân 37 - Môi trường pháp lý Pháp luật là một bộ phận không thể thiếu được ở bất kỳ nền kinh tế nào, là cơ sở để giải quyết mọi mối quan hệ giữa các chủ thể trong xã hội. Pháp luật có vai trò hết sức quan trọng với hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả tín dụng ngân hàng, đặc biệt là những văn bản luật có liên quan trực tiếp tới hoạt động ngân hàng. Pháp luật ban hành không hợp lý, không đồng bộ sẽ gây khó khăn cho toàn bộ nền kinh tế cũng như các doanh nghiệp. Ngược lại, hệ thống phát luật đồng bộ, hợp lý sẽ tạo ra môi trường pháp lý lành mạnh, bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế, để sản xuất kinh doanh được tiến triển thuận lợi, đạt hiệu quả cao; bảo vệ quyền lợi hợp pháp của ngân hàng và khách hàng, tiết kiệm thời gian và chi phí cho ngân hàng nếu có tranh chấp tín dụng xảy ra. - Những nhân tố bất khả kháng Khách hàng của ngân hàng có thể phải đối mặt với những nhân tố bất khả kháng như: thiên tai, chiến tranh, hoả hoạn, dịch bệnh,Những thay đổi này có thể tạo thuận lợi hoặc khó khăn cho họ. Nếu là khó khăn, trong một số trường hợp, khách hàng bị tổn thất nhưng vẫn có thể hoàn trả nợ cho ngân hàng đúng hạn. Tuy vậy, thường là tác động của những nhân tố bất khả kháng như trên tác động tới người vay rất nặng nề, họ thường bị tổn thất lớn, và khả năng trả nợ ngân hàng bị suy giảm, thậm chí không còn khả năng trả nợ. Các nhân tố này được gọi là những nhân tố bất khả kháng vì chúng thường vượt quá tầm kiểm soát của cả ngân hàng và khách hàng. 1.4. Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng của NHTM 1.4.1. Nội dung và trình tự của việc phân tích Nội dung của việc phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng gồm: phân tích tổng quát và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng. Cụ thể như sau: a. Phân tích tổng quát hiệu quả hoạt động tín dụng Phân tích tổng quá hiệu quả hoạt động tín dụng là đi tính toán các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả của hoạt động tín dụng qua các thời kỳ. Từ các chỉ tiêu vừa tính Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành quản trị kinh doanh Lưu Cẩm Vân 38 toán so sánh, nhận xét các chỉ tiêu hiệu quả này với nhau để thấy được sự tăng giảm, phát triển hay giảm sút qua các thời kỳ; so sánh với các chỉ tiêu hiệu quả của các ngân hàng khác trên địa bàn hoặc các ngân hàng trong cùng hệ thống để thấy được vị thế của ngân hàng đang phân tích. Tổng hợp lại ta nhận xét được ngân hàng có hiệu quả hoạt động tín dụng cao hay thấp. b. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng Từ nhận xét về kết quả hoạt động tín dụng ở phần phân tích trên ta đi xác định nhân tố nào là nguyên nhân gây ra kết quả hoạt động tín dụng như sau: - Phân tích nhân tố bên ngoài: phân tích các yếu tố thuận lợi và khó khăn của môi trường kinh tế vĩ mô, môi trường ngành; phân tích các đối thủ cạnh tranh; nhu cầu, yêu cầu của khách hàng đối với ngân hàng. - Phân tích nhân tố nội tại: dựa vào bẩy chính sách của Marketing dịch vụ (7Ps) phân tích các nhân tố nội tại của ngân hàng: Sản phẩm/dịch vụ, Giá, Phân phối, Xúc tiến hỗn hợp, Con người, Quy trình tín dụng và Cơ sở vật chất cho hoạt động tín dụng. Từ đó phân tích điểm mạnh, điểm yếu của ngân hàng là gì và so sánh với đối thủ cạnh tranh như đã phân tích ở trên. Từ những điểm yếu này tìm ra được nguyên nhân nội tại cần khắc phục và cải thiện để nâng cao kết quả hoạt động tín dụng. 1.4.2. Phương pháp phân tích hiệu quả tín dụng Để phân tích kết quả hoạt động tín dụng các phương pháp được dùng có thể là: - Phương pháp so sánh, biểu đồ: đánh giá kết quả cao hay thấp. - Phương pháp mô hình ma trận các nhân tố ảnh hưởng nội tại, các nhân tố bên ngoài: đánh giá các nhân tố ảnh hưởng. - Phương pháp điều tra xã hội học (phương pháp chuyên gia): thực hiện thăm dò ý kiến, xin ý kiến chuyên gia. Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành quản trị kinh doanh Lưu Cẩm Vân 39 1.4.3. Tài liệu và số liệu dùng để phân tích Các tài liệu và số liệu sử dụng gồm tài liệu, số liệu nội bộ ngân hàng (các báo cáo thường niên về hoạt động kinh doanh, hoạt động tín dụng, báo cáo quản trị ngân hàng, định hướng hoạt động kinh doanh) và tài liệu, số liệu bên ngoài ngân hàng (các báo cáo thường niên về hoạt động kinh doanh, hoạt động tín dụng của các NHTM trên địa bàn do NHNN tổng hợp). TÓM TẮT CHƯƠNG I Chương I đã giới thiệu tổng quan về ngân hàng thương mại và các dịch vụ chủ yếu của ngân hàng thương mại. Đặc biệt đi sâu phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại, bao gồm: loại hình dịch vụ, quy trình dịch vụ, kết quả dịch vụ và những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến kết quả hoạt động tín dụng. Trong chương này giới thiệu thực chất, nội dung và trình tự phân tích kết quả hoạt động tín dụng, phương pháp và tài liệu dùng để phân tích kết quả hoạt động tín dụng. Nội dung của chương I: là cơ sở phương pháp luận để tiến hành phân tích và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại Chi nhánh Bắc Hà Nội của ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành quản trị kinh doanh Lưu Cẩm Vân 40 CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH BẮC HÀ NỘI 2.1. Giới thiệu khái quát về ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Hà Nội 2.1.1. Giới thiệu về ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam a. Tên gọi Tên đầy đủ: Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam. Tên giao dịch quốc tế: Bank for Investment and Development of Vietnam. Tên gọi tắt: BIDV Địa chỉ: Tháp A, Tòa nhà Vincom, 191 Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Điện thoại: 04.2200422 Fax: 04.2200399 E-mail: bidvhn@hn.vnn.vn b. Chức năng và nhiệm vụ + BIDV Việt Nam thành lập ngày 26/04/1957 với tên gọi Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam có nhiệm vụ chính là kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực về tài chính, tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và phi ngân hàng phù hợp với quy định của pháp luật, không ngừng nâng cao lợi nhuận của ngân hàng, góp phần thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế đất nước. Các sản phẩm dịch vụ: - Ngân hàng: Cung cấp đầy đủ, trọn gói các dịch vụ ngân hàng truyền thống và hiện đại. - Bảo hiểm: Bảo hiểm, tái bảo hiểm tất cả các loại hình nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ. - Chứng khoán: Môi giới chứng khoán; Lưu ký chứng khoán; Tư vấn đầu tư (doanh nghiệp, cá nhân); Bảo lãnh, phát hành; Quản lý danh mục đầu tư. - Đầu tư Tài chính: Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành quản trị kinh doanh Lưu Cẩm Vân 41 + Chứng khoán (trái phiếu, cổ phiếu). + Góp vốn thành lập doanh nghiệp để đầu tư các dự án. c. Mô hình tổ chức Sơ đồ 1. Sơ đồ tổ chức của BIDV VN BIDV đã đang và ngày càng nâng cao được uy tín về cung ứng sản phẩm dịch vụ ngân hàng đồng thời khẳng định giá trị thương hiệu trong lĩnh vực phục vụ dự án, chương trình lớn của đất nước. Với hơn 100 chi nhánh cấp 1, gần 400 điểm giao dịch, hơn 700 máy rút tiền tự động và hàng chục ngàn điểm thanh toán qua thẻ trên toàn phạm vi lãnh thổ, với hơn 12000 cán bộ, BIDV là một trong những ngân hàng có mạng lưới phân phối lớn nhất trong hệ thống các ngân hàng tại Việt Nam. Trong đó chi nhánh Bắc Hà Nội là một trong những chi nhánh cấp 1 quan trọng của BIDV Việt Nam. 2.1.2. Giới thiệu Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Bắc Hà Nội 2.1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của BIDV Bắc HN Tiền thân của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Hà Nội là chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Gia Lâm (1963), trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển thành phố Hà Nội. Có thể tóm tắt quá trình phát triển của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Hà Nội qua những mốc thời gian quan trọng sau: Chi nhánh Đống Đa Chi nhánh Tuyên Quang Chi nhánh Bắc Hà Nội Chi nhánh cấp 1 Phòng giao dịch Hội sở chính Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành quản trị kinh doanh Lưu Cẩm Vân 42 + Ngày 31/10/1963, chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển khu vực Gia Lâm được thành lập. Tiền thân của chi nhánh là từ phòng cấp phát 3, sau chuyển thành chi điếm với tên gọi là Chi điếm 3 Ngân hàng Kiến thiết thành phố Hà Nội thuộc Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam - Bộ Tài chính. Khi đó Chi điếm 3 gồm 25 cán bộ phụ trách cấp phát vốn cho 2 huyện Gia Lâm và Đông Anh. + Năm 1981, chi nhánh đổi tên thành chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng khu vực 3 thành phố Hà Nội. + Đến năm 1990, chi nhánh đổi tên là Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển huyện Gia Lâm, thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển thành phố Hà Nội. + Tháng 8 năm 2000, chi nhánh trực thuộc của Sở giao dịch I Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, hoạt động theo mô hình chi nhánh cấp II, với tổng tài sản khoảng 350 tỷ VNĐ, huy động vốn khoảng 200 tỷ VNĐ. Trước cơ hội nền kinh tế đang có xu thế tăng tốc độ hội nhập, thành phố Hà Nội đang có quy hoạch phát triển mạnh về phía Bắc, tháng 8 năm 2000 Ban lãnh đạo Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã có quyết sách đúng đắn là tách chi nhánh khu vực Gia Lâm ra khỏi chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển thành phố Hà Nội, nhập vào Sở giao dịch I BIDV. Đây là một bước quyết định chiến lược, đột phá tạo đà cho chi nhánh khu vực Gia Lâm tăng tốc độ phát triển, tạo tiền đề cho Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Hà Nội ra đời. Lúc này chi nhánh chỉ có 35 người, tổng tài sản khoảng 350 tỷ đồng, huy động vốn khoảng 200 tỷ đồng, năng lực cạnh tranh cũng hạn chế. Sau 2 năm, chi nhánh đã có sự phát triển vượt bậc cả về tổng tài sản, nguồn vốn huy động, dư nợ tín dụng và phí dịch vụ. + Ngày 15 tháng 10 năm 2002, chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Gia Lâm chính thức tách khỏi Sở giao dịch I Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, trở thành chi nhánh cấp I trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và lấy tên đầy đủ là Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Bắc Hà Nội, tổng tài sản lúc này hơn 1000 tỷ VND, huy động vốn gần 500 tỷ VND. Trải qua hơn 40 năm hoạt động với bao thăng trầm, sau nhiều lần đổi tên và được bổ sung về chức năng, nhiệm vụ, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành quản trị kinh doanh Lưu Cẩm Vân 43 Bắc Hà Nội đó có sự phát triển vượt bậc về nguồn nhân lực cả chất lượng và số lượng, về hoạt động kinh doanh, nền tảng khách hàng, về cơ sở vật chất với trụ sở chính là tòa nhà cao 21 tầng Silver Wings tại 137A - Nguyễn Văn Cừ - Quận Long Biên - Thành phố Hà Nội, một tòa nhà hiện đại và cao tầng nhất quận Long Biên hiện nay. - Tên đầy đủ bằng tên Việt Nam: CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN BẮC HÀ NỘI Viết tắt: Chi nhánh NHĐT & PT Bắc Hà Nội - Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh: Bank for Investment and Development of Vietnam, Northern Hanoi Branch Gọi tắt: BIDV Northern Hanoi Branch - Trụ sở : 137A - Nguyễn Văn Cừ - Quận Long Biên - Thành phố Hà Nội Điện thoại: 844 2207686 Fax: 844 2207879 E-mail: bidvhn@hn.vnn.vn - Ngành nghề kinh doanh: Kinh doanh tiền tệ, Tín dụng, Dịch vụ ngân hàng và các hoạt động khác ghi trong quy chế tổ chức và hoạt động theo quyết định số 89/QĐ - HĐQT ngày 14/10/2002 của HĐQT BIDV; với tổng tài sản lúc này hơn 1000 tỷ đồng, huy động vốn gần 500 tỷ đồng. - Địa vị pháp lý của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Bắc Hà Nội, là: + Đơn vị trực thuộc, được tổ chức và hoạt động theo mô hình Chi nhánh cấp I của BIDV, theo Quyết định số 80/QĐ-HĐQT ngày 01/10/2002 của Hội đồng quản trị - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. + Đại diện theo uỷ quyền của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, là đơn vị hạch toán phụ thuộc trong hệ thống BIDV, có con dấu riêng, có bảng cân đối kế toán. Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành quản trị kinh doanh Lưu Cẩm Vân 44 Chi nhánh Bắc Hà Nội có chức năng, nhiệm vụ thực hiện hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan theo Luật các tổ chức tín dụng, theo điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam, theo quy chế hoạt động của chi nhánh và theo uỷ quyền của Tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam. 2.1.2.2. Các hoạt động chính của BIDV Bắc HN BIDV là ngân hàng thương mại đa năng ở Việt Nam, cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính có tính cạnh tranh cao cho dân cư và các doanh nghiệp nhằm các mục đích thỏa mãn khách hàng, tạo ra giá trị gia tăng cho cổ đông, lợi ích và phát triển cho nhân viên, đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng. Cũng như các ngân hàng khác, chi nhánh Bắc Hà Nội tiến hành kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng được quy định cho ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong điều lệ về tổ chức và hoạt động của ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, cụ thể: - Huy động vốn: Huy động vốn dài hạn, trung hạn, ngắn hạn bằng đồng Việt Nam và bằng ngoại tệ từ mọi nguồn vốn trong nước dưới các hình thức: Nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi không kì hạn, tiền gửi có kì hạn, tiền gửi thanh toán của tất cả các tổ chức và dân cư; thực hiện các hình thức huy động vốn khác. - Cho vay: Cho vay dài hạn, trung hạn và cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam và bằng ngoại tệ đối với các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình phù hợp với quy định của phát luật và quy định của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. - Chiết khấu giấy tờ có giá. - Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng. - Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế. - Thực hiện dịch vụ ngân hàng đại lý, ủy thác, quản lý vốn đầu tư cho các dự án theo yêu cầu của khách hàng. - Thực hiện các nghiệp vụ mua bán, chuyển đổi ngoại tệ và các dịch vụ ngân hàng đối ngoại khác theo quy định của Tổng Giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển. Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành quản trị kinh doanh Lưu Cẩm Vân 45 - Làm các dịch vụ cất giữ, bảo quản và quản lý các giấy tờ có giá và các tài sản quý cuả khách hàng. 2.1.2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Sơ đồ 2. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của BIDV Bắc HN Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành quản trị kinh doanh Lưu Cẩm Vân 46 P. K IỂ M T R A N Ộ I B Ộ P. T H Ẩ M Đ ỊN H Q U Ả N LÝ TÍN D Ụ N G CÁC PGD: NGỌC THỤY, NGỌC LÂM, LONG BIÊN, ĐỨC GIANG PHÓ GIÁM ĐỐC 1 PHÓ GIÁM ĐỐC 2 P. T ÍN D Ụ N G 1 P. T ÍN D Ụ N G 2 P. K Ế H Ọ A C H N G U Ồ N V Ố N P. T ÍN D Ụ N G 3 P. T H A N H T O Á N Q U Ố C T Ế P. K H O Q U Ỹ T IỀ N T Ệ PHÓ GIÁM ĐỐC 3 P. K Ế T O Á N TÀ I C H ÍN H P. D ỊC H V Ụ K H Á C H H À N G P. Đ IỆ N T O Á N P. T Ổ C H Ứ C H À N H C H ÍN H C Á N B Ộ V Ă N PH Ò N G GIÁM ĐỐC (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính) Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành quản trị kinh doanh Lưu Cẩm Vân 47 2.1.2.4. Một số kết quả hoạt động của BIDV Bắc HN trong thời gian qua Cùng với những thay đổi của tình hình kinh tế - xã hội cả nước và Hà Nội, hoạt động của BIDV nói chung và chi nhánh BIDV Bắc Hà Nội nói riêng đều có những chuyển biến rõ rệt trên tất cả các mặt công tác. Trong những năm gần đây bối cảnh kinh tế - tiền tệ thế giới diễn biến phức tạp đã tác động trực tiếp đến tiến trình phát triển kinh tế nước ta nói chung và ngành Ngân hàng nói riêng, chi nhánh BIDV Bắc Hà Nội cũng không nằm ngoài ảnh hưởng đó. Sau đây là một số nét khái quát về kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh BIDV Bắc HN trên từng mặt công tác. Bảng 2.1. Bảng một số kết quả hoạt động của BIDV Bắc HN Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) %2011/ 2010 %2012/ 2011 Tổng nguồn vốn huy động 944,654 1,484,713 2,368,994 57 60 Doanh số cho vay 920,193 1,302,595 1,922,147 42 48 Nợ quá hạn 10,766 15,631 24,565 45.2 57.2 Nợ khó đòi 2,485 3,634 5,920 46.3 62.9 Số cán bộ (Người) 140 147 152 5 3 Tổng doanh thu 111,287 100 145,356 100 221,115 100 31 52 - Doanh thu tín dụng 99,045 89.0 130,820 90.0 199,004 90.0 32 52 - Doanh thu từ họat động thanh toán 8,235 7.4 10,175 7.0 15,257 6.9 24 50 - Doanh thu từ các dịch vụ khác 4,006 3.6 4,361 3.0 6,855 3.1 9 57 Tổng Chi phí 72,336 100 90,120 100 121,613 100.0 25 35 - Chi phí tín dụng 64,379 89.0 81,108 90.0 108,236 89.0 26 33 - Chi phí từ họat động thanh toán 5,136 7.1 6,399 7.1 8,756 7.2 25 37 - Chi phí từ các dịch vụ khác 2,821 3.9 2,613 2.9 4,621 3.8 -7 77 Tổng lợi nhuận 38,950 100 55,235 100 99,502 100 42 80 - Lợi nhuận tín dụng 34,666 89.0 49,712 90.0 90,768 91.2 43 83 - Lợi nhuận từ họat động thanh toán 3,099 8.0 3,776 6.8 6,501 6.5 22 72 - Lợi nhuận từ dịch vụ khác. 1,185 3.0 1,747 3.2 2,233 2.2 47 28 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động qua các năm của BIDV Bắc HN) Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành quản trị kinh doanh Lưu Cẩm Vân 48 Từ khi thành lập đến nay, hoạt động huy động vốn luôn được ngân hàng chú trọng và coi nguồn vốn là yếu tố đầu tiên của quá trình kinh doanh, quyết định sự tồn tại của ngân hàng với mục tiêu là đảm bảo vốn vay, an toàn thanh toán, tăng nhanh tài sản Có, nâng cao vị thế của BIDV, chính vì vậy mà nguồn vốn của BIDV VN cũng như nguồn vốn của Chi nhánh tăng trưởng liên tục qua các năm. Tổng nguồn vốn huy động năm 2011 tăng so với năm 2010 là 57%, năm 2012 tăng so với năm 2011 là 60%. Trước sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng thương mại khác trong khu vực, BIDV Bắc HN đã chủ động triển khai các biện pháp nhằm ổn định nguồn vốn tiền gửi của dân cư như mở thêm các quỹ tiết kiệm. Chi nhánh cũng tổ chức lớp tập huấn về “Văn hoá phong cách giao tiếp” cho cán bộ, giúp từng cán bộ tại các quỹ tiết kiệm và các điểm giao dịch luôn chú ý đến phong cách giao dịch với khách hàng. Mặt khác, chi nhánh cũng cải tạo, sửa chữa, nâng cấp và bổ sung thêm trang thiết bị máy móc, chuẩn bị tốt các cơ sở vật chất tại các quỹ tiết kiệm, đảm bảo phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn. Cùng với việc thực hiện tốt các đợt triển khai tiết kiệm dự thưởng, phát hành kỳ phiếu theo chỉ đạo của BIDV VN, BIDV Bắc HN ngày càng thu hút các nguồn vốn huy động, đạt được chỉ tiêu đề ra. Thông qua chỉ tiêu lợi nhuận, chúng ta có thể thấy một phần hoạt động kinh doanh của ngân hàng diễn ra như thế nào, có hiệu quả hay không. Lợi nhuận của ngân hàng được tính dựa trên hai thông số là thu nhập và chi phí. Biểu đồ 2.1 sẽ cho ta thấy rõ tốc tăng của chi phí, thu nhập, lợi nhuận của chi nhánh biến động như thế nào. Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành quản trị kinh doanh Lưu Cẩm Vân 49 Biểu đồ 2.1. Tốc độ tăng trưởng của doanh thu, chi phí và lợi nhuận của BIDV Bắc HN 28 21 25 31 25 42 52 35 80 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 2010 2011 2012 Tốc độ tăng doanh thu Tốc độ tăng chi phí Tốc độ tăng lợi nhuận Ta thấy tốc độ tăng trưởng của doanh thu lớn hơn tốc độ tăng trưởng của chi phí. Điều này cho thấy tình hình kinh doanh của BIDV Bắc HN diễn ra khá tốt. Lợi nhuận bình quân của chi nhánh tăng qua các năm. Năm 2011 lợi nhuận đạt 55,235 triệu đồng, tăng 42% so với năm 2010. Năm 2012 lợi nhuận đạt 99,502 triệu đồng, tăng 80% so với năm 2011. Lợi nhuận ngân hàng thu về được lấy từ nhiều nguồn khác nhau nhưng trong đó hoạt động tín dụng là chiếm tỉ trọng đáng kể nhất. Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành quản trị kinh doanh Lưu Cẩm Vân 50 Biểu đồ 2.2. Tỉ trọng các hoạt động lợi nhuận của BIDV Bắc HN 89 90 90 8 6.8 6.5 3 3.2 2.2 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2010 2011 2012 Tû träng häat ®éng tÝn dông Tû träng häat ®éng thanh to¸n Tû träng c¸c häat ®éng kh¸c Hoạt động tín dụng liên quan đến sự tồn tại và phát triển của hệ thống ngân hàng nói chung và BIDV Bắc HN nói riêng. Trong những năm gần đây hoạt động tín dụng của BIDV Bắc HN đang có những chuyển biến rõ rệt theo sự chỉ đạo của BIDV VN. Trong quá trình đó, ngân hàng không tránh khỏi những những thách thức từ cả phía thị trường và bản thân ngân hàng. 2.2. Phân tích hiệu quả tín dụng của BIDV Bắc HN 2.2.1. Phân tích kết quả tín dụng Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành quản trị kinh doanh Lưu Cẩm Vân 51 Bảng 2.2. Bảng kết quả hoạt động tín dụng của BIDV Bắc HN giai đoạn 2010-2012 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 %2011/ 2010 %2012/ 2011 Doanh số cho vay 920,193 1,302,595 1,922,147 41.6 47.6 Doanh số thu nợ trong kì 680,207 962,497 1,437,663 41.5 49.4 Nợ quá hạn 10,766 15,631 24,565 45.2 57.2 Nợ khó đòi 2,485 3,634 5,920 46.2 62.9 Doanh thu tín dụng 99,045 130,820 199,004 32.1 52.1 Lợi nhuận tín dụng 34,666 49,712 90,768 43.4 82.6 (Nguồn: Phòng tín dụng BIDV Bắc HN) a. Phân tích doanh thu tín dụng n Doanh thu tín dụng = ∑ Doanh số cho vay i * Lãi vay i . i = 1 Với i là các hình thức cho vay như ngắn hạn, trung và dài hạn. Doanh thu tín dụng phụ thuộc vào hai nhân tố là doanh số cho vay và lãi suất cho vay. * Phân tích doanh số cho vay - Mục đích: cho ta biết tỷ trọng của các hình thức vay và tốc độ tăng trưởng của từng hình thức. - Số liệu doanh số cho vay: Bảng 2.3. Bảng cơ cấu doanh số cho vay phân theo kỳ hạn tại BIDV Bắc HN Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 Tỷ trọng 2011 Tỷ trọng 2012 Tỷ trọng 2011/ 2010 2012/ 2011 Doanh số cho vay 920,193 100 1,302,595 100 1,922,147 100 41.6 47.6 Cho vay ngắn hạn 441,693 48 481,960 37 672,751 35 9.1 39.6 Cho vay trung và dài hạn 478,500 52 820,635 63 1,249,396 65 71.5 52.2 (Nguồn: báo cáo tín dụng hàng năm của BIDV Bắc HN) Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành quản trị kinh doanh Lưu Cẩm Vân 52 Ta thấy theo kỳ hạn vay thì doanh số cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng lớn. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng cho vay trung và dài hạn lại có xu hướng giảm, nguyên nhân một phần là do hiện nay nguồn vốn huy động ngắn hạn khan hiếm do người dân đổ xô đi đầu tư vào bất động sản, kinh doanh vàng,... *

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf000000272632_5441_1951728.pdf
Tài liệu liên quan