Luận văn Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần xây dựng sản xuất và thương mại Hải Hà

LỜI CẢM ƠN. 1

MỤC LỤC. 2

DANH MỤC BẢNG . 4

DANH MỤC SƠ ĐỒ . 5

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT . 5

PHẦN MỞ ĐẦU. 6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH

NGHIỆP. 8

1.1 . Tổng quan về tài chính doanh nghiệp . 8

1.1.1. Khái niệm về tài chính doanh nghiệp.8

1.1.2. Nhiệm vụ, vai trò, chức năng của tài chính doanh nghiệp.9

1.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp . 12

1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới các chỉ tiêu tài chính doanh nghiệp.15

1.2. Phân tích tài chính doanh nghiệp .18

1.2.1. Khái niệm, mục tiêu và ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp.18

1.2.2. Tổ chức công tác phân tích tài chính ở doanh nghiệp. 20

1.2.3. Các loại hình phân tích tài chính . 21

1.2.4. Các bước trong quá trình phân tích tài chính.22

1.2.5. Các phương pháp thường dùng để phân tích tài chính . 24

1.3. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp.28

1.3.1. Phân tích chỉ tiêu an toàn.28

1.3.2. Phân tích hiệu quả tài chính .28

1.3.3. Phân tích đòn bẩy tài chính.29

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ

PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI HẢI HÀ . 35

2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần xây dựng sản xuất và thương mại Hải Hà35

2.1.1. Quá trình hình thành, phát triển và chức năng nhiệm vụ của Công ty .35

2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty .36

2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong thời gian qua .41

2.1.4. Một số đặc điểm có ảnh hưởng đến tài chính của Công ty. 43

2.2. Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần xây dựng sản xuất và

thương mại Hải Hà.51

2.2.1. Phân tích an toàn tài chính .51

2.2.2. Phân tích hiệu quả tài chính .54

2.2.3. Phân tích các đòn bẩy tài chính.67

2.2.4. Đánh giá chung về tình hình tài chính của Công ty.73

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI

CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI VÀ XÂY

DỰNG HẢI HÀ . 79

3.1. Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới.79

pdf105 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 542 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần xây dựng sản xuất và thương mại Hải Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ấp cho UBND tỉnh, các sở ban ngành, trường học, ba khu công nghiệp, hai bệnh viện, và một số văn phòng công ty khác trên địa bàn thành phố Việt Trì. Trên cùng địa bàn, một số công ty khác như Công ty TNHH Thiên Thanh với thương hiệu Nước tinh khiết Thiên Thanh, hay Công ty TNHH Thanh Sơn với thương hiệu Nước đóng chai Aqutilye cũng sản xuất và kinh doanh nước đóng chai những chủ yếu làm thủ công và đóng chai 330ml hoặc 500ml phục vụ bán lẻ tại các tỉnh vùng cao và cho các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách đường dai. Vì thế có thể nói, trong một thị trường tương đối hẹp, lĩnh vực sản xuất và kinh doanh nước đóng chai của Công ty hiện tại chưa xác định đối thủ cạnh tranh trên khu vực. - Trong lĩnh vực thương mại dịch vụ Là lĩnh vực có mức độ cạnh tranh khốc liệt, ngành kinh doanh vật liệu xây dựng của Công ty có rất nhiều đối thủ cạnh tranh trên địa bàn, có thể kể đến các doanh nghiệp có quy mô và mức đầu tư tương đương với Công ty cũng đang hoạt trong linh vực kinh doanh vật liệu xây dựng như: Công ty TNNH Mạnh Sâm chuyên kinh doanh vật tư ngành nước; Công ty Cổ phần Hồng Thủy chuyên kinh doanh sắt thép, xi măng; Công ty Cổ phần Vĩnh Thịnh là đơn vị kinh doanh vật tư ngành điện đầu tiên và có truyền thống trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Những đơn vị đã từng là nhà cũng cấp vật tư xây dựng chính cho Công ty trong suốt giai đoạn từ năm 1995 đến năm 2007. Ngoài ra còn có các công ty kinh doanh vật liệu xây dựng khác trên địa bàn như Công ty TNHH một thành viên Vật tư Vĩnh Phú, Công ty cổ phần Vật tư Phú Thọ, Công ty cổ phần thương mại Phú Thọ, là những doanh nghiệp có vốn của Nhà nước với lượng vốn lớn và thị trường phủ khắp các địa bàn trong tỉnh Phú Thọ. Trường ĐH Bách khoa Hà Nội Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh Học viên: Nguyễn Sỹ Ngọc - 49 - Tuy nhiên, với sản lượng xây lắp và đầu tư hạ tầng khu đô thị, khu công nghiệp hiện tại của Công ty, bộ phận kinh doanh vật liệu xây dưng có nguồn đầu ra khá lớn mà không phải đối đầu trực tiếp với các đối thủ cạnh tranh. Lĩnh vực dịch vụ của Công ty hiện nay tập chung vào hoạt động của Trường mần non Hải Hà, tuy nhiên đây là lĩnh vực kinh doanh không vì mục đích lợi nhuận mà chủ yếu phục vụ công tác phúc lợi. Ngoài việc trông giữ con em cán bộ công nhân viên trong Công ty, Trường có nhận trông giữ thêm con em người dân trên địa bàn phường Thọ Sơn để tăng thêm nguồn thu cho nhà trường, tuy nhiên số lượng này không lớn. Chính vì thế trong trong lĩnh vực này Công ty cũng không xác định đối thủ cạnh tranh trong khu vực. 2.1.4.5. Môi trường kinh tế Cùng với xu hướng của thế giới, năm 2013 là năm thứ 6 liên tiếp nền kinh tế Việt Nam vẫn trong giai đoạn trì trệ và phát triển dưới tiền năng. Đây cũng là giai đoạn bất ổn kinh tế vĩ mô kéo dài nhất, tính từ đầu thập niên 1990 đến nay. Nền kinh tế suy thoái, lạm phát ở mức độ cao, tăng trưởng dưới tiền năm, lãi suất mặc dù có chiều hướng giảm nhưng vẫn ở mức cao, Chính phủ giảm đầu tư công, kiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn. Có thể nói năm 2013 là năm chứng kiến nhiều doanh nghiệp giải thể, phát sản nhất kể từ thập niên 1990. Chỉ số lạm phát của Việt Nam năm 2013 ước tính là 6,04% được ghi nhận là mức lạm phát thấp nhất trong vòng 10 năm qua. Tuy nhiên so với các nước trong khu vực và bình quân của kinh tế toàn cầu thì đây vẫn là một mức cao. GDP cả năm được dự báo tăng khoản 5,42%, nhỏ hơn chỉ số lạm phát và là mức tăng trưởng thấp nhất trong 10 năm qua. Mức tăng trưởng này đang được đánh giá là thấp hơn so với tiền năng nền kinh tế Việt Nam. Mặt bằng lãi suất huy động giảm 7-10%, lãi suất cho vay giảm 9-12%.Lãi suất bình quân năm 2013 trên thị trường liên ngân hàng giảm 2% đến 3% ; trong khi lãi suất bình quân cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp là vẫn duy trì mức bình quân 11,5%/năm. Mặc dù mặt bằng lãi suất đã giảm về với mức của năm 2005- 2006, nhưng đây vẫn được xem là mức lãi suất cao so với các nước trong khu vực. Tỷ giá Đô la Mỹ bình quân năm 2013 do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố là 21.036 đồng/đô la Mỹ. Đây là mức tỷ giá bình quân năm cao nhất từ trước đến nay. Công với chính sách tài khóa linh hoạt, tình trạng Đô la hóa và vàng hóa đã giảm bớt và được kiểm soát. Trường ĐH Bách khoa Hà Nội Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh Học viên: Nguyễn Sỹ Ngọc - 50 - Năm 2013, chính sách tài chính của Việt Nam vẫn kiên trì thực hiện mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát, lạm phát được giảm từ mức 18,13% năm 2011 xuống còn 6,04% năm 2013. Chính phủ tiếp tục rà soát và cắt giảm các khoản đầu tư công. Dự báo năm 2014, Việt Nam sẽ vẫn tiếp tục thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tiết kiệm đầu tư công, song song với việc thực hiện chính sách tiền tệ linh họa, chính sách tài khóa chặt chẽ, đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu. 2.1.4.6. Đặc điểm nội tại của Công ty Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực xây lắp, bất động sản cũng như sản xuất và kinh doanh các mặt hàng phục vụ lĩnh vực xây lắp, Công ty đã có những nhận thức sâu sắc và chú trọng đầu tư đổi mới công nghệ, tài sản cố định là các thiết bị sản xuất, thi công thường xuyên được bổ sung và thay thế để đáp ứng yêu cầu kinh doanh, bên cạnh đó yếu tố con người cũng được Công ty rất quan tâm. + Về công nghệ sản xuất và xây lắp: Trong giai đoạn từ năm 1995 đến 2004, thiết bị sản xuất và xây lắp của Công ty đa phần là thiết bị cũ sản xuất từ những năm 80, được Công ty mua lại của các công ty xây dựng và cơ giới trực thuộc Tổng công ty Xây dựng Sông Hồng, khi Tổng công ty này rút khỏi địa bàn Lào Cai, sau khi hoàn thanh và bàn giao công trình nhà máy Tuyển quặng Apatis Lào Cai. Những thiết bị này có mức đầu tư thấp, tuy nhiên phần lớn đã lỗi thời, thậm trí có những thiết bị xây dựng đã hết khấu hao, với mức tiêu hao nhiên liệu và nhân công rất lớn. Trong giai đoạn từ 2005 đến 2009 Công ty đã tiến hành sắp xếp lại tài sản cố định thông qua việc thanh lý cũng như đầu tư mới nhiều thiết bị hiện đại. Có thể kể đên: năm 2006 Công ty đầu tư nhà máy sản xuất tôn và tấm lợp Hải Hà sử dụng thiết bị công nghệ mới của Trung Quốc; Năm 2007 Công ty đầu tư nhà máy sản xuất nước đóng chai Hải Hà sử dụng công nghệ mới của Đài Loan và Hoa Kỳ, Giai đoạn 2010 đến 2012 Công ty đã tiến hành đầu tư, mua mới nhiều thiết bị cơ giới phục vụ thi công xây lắp, đặc biệt là những thiết bị chuyên dụng cho việc thi công cầu, đường rất hiện đại của Nhật Bản và Hàn Quốc. Song song với việc đó, Công ty đã tiến hành thanh lý nhiều thiết bị cơ giới cũ đã hết khấu hao và không còn đáp ứng với yêu cầu của Công ty. Tháng 3 năm 2012 Công ty khởi nhà máy chế biến gỗ mỹ nghệ tại khu công nghiệp Phù Ninh, huyện Phù Ninh, với tổng mức đầu tư dự toán là 5.135.000.000 đồng, sử dụng thiết bị máy móc của Đài Loan. Công trình do Đội xây dựng số 4 của công ty Trường ĐH Bách khoa Hà Nội Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh Học viên: Nguyễn Sỹ Ngọc - 51 - trực tiếp thi công, dự kiến hoàn thành và bắt đầu đưa vào khai thác sử dụng vào tháng 5 năm 2014. + Về lao động: Nguyên là Đội trưởng đội cấp thoát nước và là một Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật của Xí nghiệp Lắp máy điện nước - Tổng công ty xây dựng Sông Hồng, ông Phạm Quang Nhuận cũng bà Nguyễn Thị Hải nguyên là Kế toán trường Xí nghiệp 20-7 (một đơn vị cơ giới, hạ tầng trực thuộc Tổng Công ty Xây dựng Sông Hồng), sau khi rời vị trí công tác đã thu hút được nhiều anh chị em là cán bộ có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm cùng thành lập và xây dựng Công ty. Ngoài ra, sau Quyết định 176 và gần đây là Quyết định 41, đội ngũ nhiều anh chị em công nhân có tay nghề cao thuộc Tổng công ty Sông Hồng cũng chuyển về làm việc tại Công ty, đã bổ sung cho Công ty một số lượng lớn lao động trực tiếp có phẩm chất cũng như trình độ tay nghề cao. Với chính sách tuyển dụng ưu tiên những người trẻ tuổi có năng lực chuyên môn và được đào tạo đúng chuyên ngành, những năm gần đây Công ty thu hút được khá nhiều cán bộ trẻ có năng lực và đang nắm giữ nhiều vị trí quan trọng trong Công ty. Hiện tại, Công ty có 374 cán bộ công nhân viên, với mức lương bình quân toàn Công ty là 4,5 triệu đồng/người/tháng, cao hơn mức lương cơ bản của nhà nước cũng như nhiều Công ty xây dựng khác trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Cùng với chính sách đã ngộ, phúc lợi tốt, chính sách đào tạo của Công ty cũng được thực hiện thường xuyên thông qua việc hợp tác với Trường Cao đẳng dạy nghề Sồng Hồng, hằng năm tổ chức tập huấn và thi sát hạch, thi nâng cao tay nghề cho anh chi em công nhân. Nhìn vào đội ngũ nhân lực có thể thấy, Công ty Hải Hà là một công ty xây dựng đang nắm giữ một nguồn nhân lực lớn, đã và đang đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty. Tuy nhiên đây cũng là một thách thức đối với Công ty trong việc giải quyết công ăn việc làm cũng như đảm bảo thu nhập cho người lao động. 2.2. Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần xây dựng sản xuất và thương mại Hải Hà 2.2.1. Phân tích an toàn tài chính 2.2.1.1. Phân tích cân đối giữa tài sản và nguồn vốn Việc phân tích cân đối tài sản và nguồn vốn để xác định Công ty có đủ khả năng trả nợ hay không. Trường ĐH Bách khoa Hà Nội Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh Học viên: Nguyễn Sỹ Ngọc - 52 - Bảng 2.2: Bảng cân đối tài sản và nguồn vốn Đơn vị tính: Đồng NỘI DUNG Năm 2012 Năm 2013 Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) 1. Tài sản ngắn hạn bình quân 29.353.425.400 42,67 30.670.393.900 41,74 2. Tài sản dài hạn bình quân 39.445.296.500 57,33 42.816.347.640 58,26 Tổng tài sản bình quân 68.798.721.900 100 73.486.741.540 100 3. Nợ ngắn hạn bình quân 18.815.532.500 27,35 19.633.315.000 26,72 4. Nợ dài hạn 15.679.850.000 22,79 16.457.151.000 22,39 5. Nguồn vốn chủ sở hữu 34.303.339.400 49,86 37.396.275.540 50,89 Tổng nguồn vốn bình quân 68.798.721.900 100 73.486.741.540 100 (Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán) Từ kết quả của Bảng 2.2 có thể thấy: - Nợ ngắn hạn bình quân của năm 2012 nhỏ hơn tài sản ngắn hạn bình quân là: 29.353.425.400 – 18.815.532.500 = 10.537.892.900 (Đồng) - Nợ ngắn hạn bình quân của năm 2013 nhỏ hơn tài sản ngắn hạn bình quân là: 30.670.393.900 – 19.633.315.000 = 11.037.078.900 (Đồng) Như vậy, trong cả hai năm 2012 và 2013 cán cân thanh toán của Công ty thăng bằng. Chênh lệch này có chiều hướng tăng trong năm 2013 chứng tỏ công ty đã cải thiện tốt mối quan hệ cân đối giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn, đồng thời sử dụng đúng mục đích của nợ ngắn hạn. Theo phân tích, nếu xét một cách tổng quan đối với nợ ngắn hạn bình quân và tài sản ngắn hạn bình quân, có thể nói tình hình tài chính Công ty năm 2012 và năm 2013 là an toàn. 2.2.1.2. Phân tích chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán bao gồm: - Chỉ tiêu thanh toán hiện hành; - Chỉ tiêu thanh toán nhanh; - Chỉ tiêu công nợ - Chỉ tiêu thanh toán lãi vay Trường ĐH Bách khoa Hà Nội Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh Học viên: Nguyễn Sỹ Ngọc - 53 - Bảng 2.3: Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán Đơn vị tính : Đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch Tuyệt đối Tỷ lệ (%) 1. Tài sản ngắn hạn 30.795.598.800 30.545.189.000 (250.409.800) (0,81) 2. Hàng tồn kho 10.543.213.800 10.280.001.000 (263.212.800) (2,50) 3. Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho 20.252.385.000 20.265.188.000 12.803.000 0,06 4. Tiền 3.643.200.000 2.143.650.000 (1.499.550.000) (41,16) 5. Lợi nhuận trước thuế và lãi vay 8.112.402.103 6.295.082.640 (1.817.319.463) (22,40) 6. Nợ phải trả 35.920.290.000 34.625.077.000 (1.295.213.000) (3,61) 6.1. Nợ ngắn hạn 19.180.590.000 18.450.475.000 (730.115.000) (3,81) Trong đó vay ngắn hạn 12.245.000.000 13.125.000.000 880.000.000 7,19 6.2. Nợ dài hạn 16.739.700.000 16.174.602.000 (565.098.000) (3,38) Trong đó vay dài hạn 16.615.000.000 15.987.002.000 (627.998.000) (3,78) 7. Chi phí lãi vay 1.166.954.420 1.188.462.000 21.507.580 1,84 8. Khả năng thanh toán hiện hành (8) = (1) / (6.1) 1,61 1,66 0,05 3,11 9. Khả năng thanh toán nhanh (7) = (3) / (6.1) 1,06 1,10 0,04 4,02 10 Khả năng thanh toán tức thời (8) = (4) / (6.1) 0,19 0,12 (0,07) (38,83) 11. Khả năng thanh toán lãi vay (11) = (5) / (7) 6,95 5,30 (1,65) (23,81) (Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán) Từ kết quả tính toán ở Bảng 2.3 có thể thấy: - Khả năng thanh toán hiện hành: Năm 2012, cứ một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1,61 đồng giá trị tài sản ngắn hạn. Năm 2013 cứ một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1,66 đồng giá trị tài sản ngắn hạn. Như vậy, khả năng thanh toán nợ hiện hành năm 2013 cao hơn năm 2012 và đều lớn hơn (>) 1, nói cách khác khả năng trả nợ ngắn hạn của tăng, hay có thể nói khả năng trả nợ ngắn hạn của Công ty được đảm bảo. - Khả năng thanh toán nhanh: Hệ số này cho biết khả năng thanh toán thực sự của Công ty được tính toán dựa trên các tài sản ngắn hạn có thể chuyển đổi thành tiền để đáp ứng nhu cầu trả nợ khi cần thiết. Năm 2013, khả năng thanh toán nhanh của Công ty tăng 4,02% so với năm 2012, chứng tỏ khả năng thanh toán nhanh được cải thiện so với năm 2012. Vì thế khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty cũng được đảm bảo. Trường ĐH Bách khoa Hà Nội Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh Học viên: Nguyễn Sỹ Ngọc - 54 - Mặt khác do hệ số thanh toán nhanh của cả hải năm đều lớn hơn (>) 1, nên có thể nói việc thanh toán nợ ngắn hạn không hề phụ thuộc vào hàng tồn kho. Vì vậy trong trường hợp cần thiết Công ty có thể tăng lượng hàng tồn kho để dự trữ khi nhu cầu sử dụng lớn hơn trong điều kiện thị trường có biến động. Tuy nhiên, trong trường hợp này cần cân nhắc thêm chi phí tồn kho của công ty. - Khả năng thanh toán lãi vay: Khả năng thanh toán lãi vay được tính trên cơ sở Lợi nhuận trước thuế và lãi vay trên tổng chi phí lãi vay. Năm 2013 khả năng thanh toán lãi vay của Công ty là 5,3 lần, nghĩa là lợi nhuận trước thuế và lãi vay gấp 5,3 lần chi phí lãi vay. Mặc dù nhỏ hơn năm 2012 là 1,65 lần tương ứng với mức giảm 23,81%, tuy nhiên vẫn lớn hơn mức bình quân 3,5 rất nhiều. Vì thế lợi nhuận của Công ty hoàn toàn có thể trang trải lãi vay và tạo tích lũy cho Công ty, cũng như thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước Như vậy, nhìn chung khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty được đảm bảo ở mức độ an toàn. 2.2.2. Phân tích hiệu quả tài chính 2.2.2.1. Phân tích hệ số sinh lợi Hệ số sinh lời thể hiện thông qua các chỉ tiêu: - Sức sinh lợi của doanh thu (ROS) hay còn được gọi là tỷ suất lợi nhuận sau thuế TNDN trên doanh thu. - Tỷ suất thu hồi tài sản (ROA) hay còn được gọi là tỷ suất lợi nhuận sau thuế TNDN trên tổng tài sản bình quân. - Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE) hay còn được gọi là tỷ suất lợi nhuận sau thuế TNDN trên vốn chủ sở hữu. Các chỉ tiêu hệ số sinh lời của Công ty Cổ phần xây dựng sản xuất và thương mại Hải Hà được thể hiện ở bảng sau: Trường ĐH Bách khoa Hà Nội Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh Học viên: Nguyễn Sỹ Ngọc - 55 - Bảng 2.4: Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính Đơn vị tính: đồng CHỈ TIÊU Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch Tuyệt đối Tỷ lệ (%) 1. Lợi nhuận sau thuế TNDN 5.377.463.800 3.898.575.480 (1.478.888.320) (27,50) 2. Doanh thu thuần 92.633.725.903 82.562.159.940 (10.071.565.963) (10,87) 3. Tổng tài sản bình quân 68.798.721.900 73.486.741.540 4.688.019.640 6,81 4. Nguồn vốn chủ sở hữu bình quân 34.303.339.400 37.396.275.540 3.092.936.140 9,02 5. Sức sinh lợi trên doanh thu ROS (%) (5) = (1) / (2) 5,805 4,722 (1,083) (18,658) 6. Tỷ suất thu hồi tài sản ROA (%) (6) = (1) / (3) 7,816 5,305 (2,511) (32,127) 7. Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu ROE (%) (7) = (1) / (4) 15,676 10,425 (5,251) (33,498) (Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán) + Sức sinh lợi trên doanh thu (ROS): Từ Bảng 2.4, sức sinh lợi trên doanh thu của Công ty cả hai năm 2012 và 2013 đều dương (>0) thể hiện Công ty có lãi trong cả hai năm. Tuy nhiên sức sinh lợi của Công ty có chiều hướng đi xuống. Năm 2012 cứ 100 đồng doanh thu sẽ tạo ra được 5,805 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2013 cứ 100 đồng doanh thu sẽ chỉ tạo ra được 4,772 đồng lợi nhuận sau thuế. Như vậy 100 đồng doanh thu của năm 2013 sinh ra lợi nhuận sau thuế TNDN ít hơn so với năm 2012 là 1,083 đồng, giảm tương ứng 18,66%. Do sức sinh lợi trên doanh thu có chiều hướng giảm mạnh nên có thể nói Công ty chưa quan tâm đúng mức đến việc kiểm soát chi phí và lượng hàng tồn kho. + Tỷ suất thu hồi tài sản (ROA): Tỷ xuất thu hồi tài sản (hay còn được gọi là Tỷ suất lợi nhuận sau thuế TNDN trên tổng tài sản) của Công ty đều dương, có nghĩa việc sử dụng tài sản của Công ty đều sinh ra lợi nhuận. Tuy nhiên Tỷ suất này trong năm 2013 cũng có chiều hướng giảm mạnh. Năm 2012, cứ 100 đồng tài sản bình quân sinh ra 7,816 đồng lợi nhuận sau thuế, nhưng năm 2013 cứ 100 đồng tài sản bình quân chỉ sinh ra được 5,305 đồng lợi nhuận sau thuế, sụt giảm 2,511 đồng, tương ứng với 32,13%. Như vậy, hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty đang bị sụt giảm, chứng tỏ trong năm tài chính 2013 Công ty chưa có biện pháp thích hợp và kịp thời trong việc sử dụng và khai thác tài sản của Công ty. Trường ĐH Bách khoa Hà Nội Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh Học viên: Nguyễn Sỹ Ngọc - 56 - + Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE): Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu (còn được gọi là tỷ suất thu hồi vốn chủ sở hữu) của Công ty trong năm tài chính 2013 cũng có chiều hướng giảm. Năm 2012, cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu sinh ra 15,676 đồng lợi nhuận, tuy nhiên trong năm 2013 con số này chỉ đạt 10,425 đồng giảm 5,251 đồng so với năm 2012, tương ứng với 33,50%. Như vậy có thể nói trong năm 2013 việc sử dụng và khai thác vốn chủ sở hữu của Công ty không hiệu quả bằng năm 2012, Công ty cần phải xem xét và tính toán phương án sử dựng vốn chủ sở hữu hiệu quả hơn trong năm 2014 và các năm tiếp theo để đảm bảo lợi ích cũng như mục tiêu của Công ty. 2.2.2.2. Phân tích Dupont Căn cứ vào đẳng thức Dupont, xây dựng bảng chỉ tiêu hiệu quả tài chính như sau: Bảng 2.5: Chỉ tiêu hiệu quả tài chính theo đẳng thức Dupont Đơn vị tính: đồng CHỈ TIÊU Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch Tuyệt đối Tỷ lệ (%) 1. Lợi nhuận sau thuế TNDN 5.377.463.800 3.898.575.480 (1.478.888.320) (27,50) 2. Doanh thu thuần 92.633.725.903 82.562.159.940 (10.071.565.963) (10,87) 3. Tổng tài sản bình quân 68.798.721.900 73.486.741.540 4.688.019.640 6,81 4. Nguồn vốn chủ sở hữu bình quân 34.303.339.400 37.396.275.540 3.092.936.140 9,02 5. Sức sinh lời trên doanh thu ROS (%) (5) = (1) / (2) 5,805 4,722 (1,083) (18,658) (6) Vòng quay tổng tài sản (6) = (2) / (3) 1,346 1,123 (0,223) (16,558) 7. Hệ số tài trợ (lần) (7) = (3) / (4) 2,006 1,965 (0,041) (2,020) 8. Tỷ suất thu hồi tài sản ROA (%) (8) = (5) x (6) 7,816 5,305 (2,511) (32,127) 9. Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu ROE (%) (9) = (7) x (8) 15,676 10,425 (5,251) (33,498) (Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán) a. Phân tích đẳng thức Dupont thứ nhất Căn cứ số liệu Bảng 2.5 và đẳng thức Dupont thứ nhất ROA = ROS x Vòng quay tổng tài sản Thấy rằng: ROA của năm 2013 là 5,305% giảm 2,511% so với năm 2012 tương ứng với mức giảm 32,13%. Kết quả này bị tác động của hai nhận tố là ROS và Vòng quay tổng tài sản (VQTTS), trong đó: Trường ĐH Bách khoa Hà Nội Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh Học viên: Nguyễn Sỹ Ngọc - 57 - - Tác động của ROS đến ROA: ∆ROAROS = ∆ROS x VQTTS2013 = -1,083% x 1,123 = -1,22% - Tác động của Vòng quay tổng tài sản đến ROA: ∆ROAVQTTS = ROS2013 x ∆VQTTS = 4,772% x -0,223 = -1,06% - Tổng mức độ ảnh hưởng của hai nhân tố ∆ROAVQTTS = ∆ROAROS + ∆ROAVQTTS = -1,22% + -1,06% = -2,28% Như vậy: + ROS giảm 1,083% làm ROA giảm 1,22%; + Vòng quay tổng tài sản giảm giảm 0,223 làm ROA giảm 1,06% + Tổng mức ảnh hưởng của hai nhân tố ROA và vòng quay vốn làm ROA giảm 2,28%, trong đó ROS có mức ảnh hưởng lớn hơn. b. Phần tích đẳng thức Dupont thứ hai Căn cứ số liệu Bảng 2.5 và đẳng thức Dupont thứ hai ROE = ROA x Hệ số tài trợ Có thể thấy: ROE năm 2013 là 10,425% giảm 5,251% tương ứng với tốc độ giảm 33,50%. Kết quả này bị tác động bới hai nhân tố là ROA và Hệ số tài trợ (HSTT), trong đó: - Tác động của ROA đến ROE: ∆ROEROS = ∆ROA x HSTT2013 = -2,511% 1,965 -4,934% - Tác động của Hệ số tài trợ đến ROE: ∆ROEHSTT = ROA2013 x ∆HSTT = 5,305% -0,041 -0,215% - Tổng mức độ ảnh hưởng của hai nhân tố ∆ROE = ∆ROEROS + ∆ROEHSTT -4,934% + -0,215% = -5,149% Như vậy: + ROA giảm 2,511% làm ROE giảm 4,934%; + Hệ số tài trợ giảm 0,041 làm ROE giảm 0,215% Trường ĐH Bách khoa Hà Nội Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh Học viên: Nguyễn Sỹ Ngọc - 58 - + Tổng mức ảnh hưởng của hai nhân tố ROA và Hệ số tài trợ làm ROE giảm 5,149%, trong đó ảnh hưởng chủ yếu gân ra bởi ROE, mà như phần a thì ROE bị giảm chủ yếu do tác độ của ROA. c. Phân tích đẳng thức Dupont tổng hợp Căn cứ số liệu Bảng 2.5 và đẳng thức Dupont tổng hợp ROE = ROS x Vòng quay tổng TS x Hệ số tài trợ Có thể thấy: ROE năm 2013 giảm 5,251% , kết quả này không chỉ bị tác động bới hai nhân tố là ROA và Hệ số tài trợ (HSTT), mà theo đẳng thức Dupont tổng hợp thì bản chất bị tác động bởi ROS, Vòng quay tổng tài sản và Hệ số tài trợ, trong đó tác động của từng yếu tố được xác định như sau: - Tác động của ROS đến ROE: ∆ROEROS = ∆ROS x VQTTS2013 x HSTT2013 = -1,083% x 1,123 x 1,965 = -2,39% - Tác động của Vòng quay tổng tài sản đến ROE: ∆ROEVQTTS = ROS2013 x ∆ VQTTS x HSTT2013 = 4,722% x -0,223 x 1,965 = -2,07% - Tác động của Hệ số tài trợ đến ROE: ∆ROEHSTT = ROS2013 x VQTTS2013 x ∆ HSTT = 4,722% x 1,123 x -0,041 = -0,21% - Tổng mức độ ảnh hưởng của ba nhân tố: ∆ROE = ∆ROEROS + ∆ROEVQTTS + ∆ROEHSTT = -2,39% + -2,07% + -0,21% = -4,67% Như vậy: + ROS giảm 1,083% làm ROE giảm 2,39% + Vòng quan tổng tài sản giảm 0,223 làm ROE giảm 2,07% + Hệ số tài trợ giảm 0,041 làm ROE giảm 0,21% + Tổng mức tác động của ba nhân tố làm ROE giảm 4,67% Trường ĐH Bách khoa Hà Nội Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh Học viên: Nguyễn Sỹ Ngọc - 59 - Sơ đồ 2.2: Phân tích tổng hợp tình hình tài chính theo sơ đồ Dupont Doanh thu thuần N2012: 92.633.725.903 N2013: 82.562.159.940 Tổng chi phí và thuế N2012: 87.480.766.153 N2013: 78.755.064.460 Tài sản ngắn hạn N2012: 30.795.598.800 N2013: 30.545.189.000 Tài sản dài hạn N2012: 40.641.855.000 N2013: 44.990.840.280 Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu ROE ROE2012: 15,676% - ROE2013: 10,425% Tỷ suất thu hồi tài sản ROA ROA2012: 7,816% - ROA2013: 5,305% Hệ số tài trợ N2012: 2,006 - N2013: 1,965 Sức sinh lợi của doanh thu ROS ROS2012: 5,805% - ROS2013: 4,722% Vòng quay tổng tài sản N2012: 1,346 - N2013: 1,123 Lợi nhuận sau thuế N2012: 5.377.463.800 N2013: 3.898.575.480 Doanh thu thuần N2012: 92.633.725.903 N2013: 82.562.159.940 Doanh thu thuần N2012: 92.633.725.903 N2013: 82.562.159.940 Tổng tài sản N2012: 71.437.453.800 N2013: 75.536.029.280 x x : : - + Trường ĐH Bách khoa Hà Nội Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh Học viên: Nguyễn Sỹ Ngọc - 60 - 2.2.2.3. Phân tích sức sinh lợi của doanh thu ROS Sức sinh lợi của doanh thu (ROS) còn được gọi là tỷ suất lợi nhuận sau thuế TNDN trên doanh thu, chỉ tiêu này phản ánh tỷ lệ thu hồi lợi nhuận sau thuế trên doanh thu, hay mức độ đóng góp lợi nhuận của một đồng doanh thu. Bảng 2.6: Các chỉ tiêu ảnh hưởng đến ROS Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch Tuyệt đối Tỷ lệ (%) 1. Tổng doanh thu 92.858.229.953 82.653.639.940 (10.204.590.01) -10,99 1.1. Doanh thu thuần 92.633.725.903 82.562.159.940 (10.071.565.96) -10,87 1.2. Doanh thu tài chính 36.742.050 46.780.000 10.037.950 27,32 1.3. Thu nhập khác 187.762.000 44.700.000 (143.062.000) -76,19 2. Tổng chi phí 85.688.278.220 77.455.539.300 (8.232.738.920) -9,61 2.1. Giá vốn 82.754.642.500 74.423.980.000 (8.330.662.500) -10,07 2.2. Chi phí tài chính 1.166.954.420 1.188.462.000 21.507.580 1,84 2.3. CP bán hàng 192.463.800 201.765.500 9.301.700 4,83 2.4. CP quản lý DN 1.526.375.000 1.573.489.300 47.114.300 3,09 2.5. Chi phí khác 47.842.500 67.842.500 20.000.000 41,80 3. Lợi nhuận trước thuế TNDN 7.169.951.733 5.198.100.640 (1.971.851.093) -27,50 4. Thuế TNDN 1.792.487.933 1.299.525.160 (492.962.773) -27,50 5, Lợi nhuận sau thuế TNDN 5.377.463.800 3.898.575.480 (1.478.888.320) -27,50 6. ROS (%) 5,805 4,722 (1,083) -18,66 (Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán) Theo kết quả Bảng 2.6, ROS năm 2013 là 4.722% nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu thuần sẽ thu được 4,722 đồng lợi nhuận, giảm 1,083% so với năm 2012, tương ứng với mức giảm 18,66% trong bối cảnh tổng doanh thu và tổng chi phí của năm 2013 đều sụt giảm, tuy nhiên tốc độ giảm chi phí là 9,61% thấp hợn mức độ giảm tổng doanh thu cũng như doanh thu thuầ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf000000273231_8754_1951486.pdf
Tài liệu liên quan