Luận văn Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tín dụng tại ngân hàng tmcp Hàng hải - Chi nhánh Hà Nội

LỜI MỞ ĐẦU . 1

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG VÀ HOẠT ĐỘNG

TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI . 4

1.1. Cơ sở lí thuyết về tín dụng của Ngân hàng thương mại.4

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại tín dụng.4

1.1.2. Phân loại hoạt động tín dụng của NHTM.5

1.1.3. Vai trò tín dụng của NHTM .7

1.2 Nội dung hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại.11

1.2.1 Quy trình tín dụng khái quát

1.2.2 Nội dung nghiệp vụ ở mỗi giai đoạn trong quy trình tín dụng.13

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của ngân hàng

thương mại.17

1.3.1. Các nhân tố bên ngoài.17

1.3.2. Các nhân tố bên trong .19

1.4. Phân tích hoạtđộng tín dụng của NHTM.22

1.4.1. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng.22

1.4.2. Phân tích hoạt động tín dụng theo nội dung công việc.23

1.4.3 Phân tích hoạt động tín dụng theo các nhân tố ảnh hưởng.25

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN

HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM – CHI NHÁNH HÀ NỘI GIAI

ĐOẠN 2009 – 2011. 26

2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Hàng Hải – Chi nhánh Hà Nội.26

2.1.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển.26

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức.27

2.1.3. Tình hình hoạt động của Ngân Hàng TMCP Hàng Hải – Chi nhánh

Hà Nội giai đoạn 2009 – 2011.29

2.2. Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải –

chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2009- 2011 .31

pdf118 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 591 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tín dụng tại ngân hàng tmcp Hàng hải - Chi nhánh Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, tỷ trọng doanh số thu nợ ngắn hạn từ 2009 đên 2010 đã tăng lên trong cơ cấu vốn cho vay. Năm 2009 đạt 88.28%, năm 2010 là 90.82%.Có thể thấy sau khi thoát khỏi khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, do nhà nước có những chính sách kịp thời thúc đẩy nền kinh tế trong nước khôi phục và phát triển trở lại làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả vì vậy công tác trả nợ của các doanh nghiệp được thực hiện tốt hơn. Sang năm 2011, kinh tế thế giới cũng như trong nước lại bước vào thời kì khó khăn, do đó việc thanh toán nợ đến hạn của các doanh nghiệp đã chậm lại, làm giảm tỷ trọng thu nợ xuống còn 85.93%. Đây là điều sẽ thúc đẩy công tác thẩm định cho vay của Ngân hàng toàn diện hơn. + Cho vay trung hạn: Doanh số thu nợ của Ngân hàng trong 3 năm tỷ lệ thuận với doanh số cho vay. Tuy nhiên, tỷ trọng thu nợ qua các năm lại có chiều hướng khác nhau. Năm 2009, thu được 6,937 triệu đồng, chiếm 10.53% trong tổng thu nợ cả năm. Năm 2010 chỉ chiếm 7.7% , tức là 5,389 triệu đồng, giảm 1,548 triệu đồng so với năm 2009. Năm 2011, doanh số thu nợ là 10,584 triệu đồng, tăng 5,195 triệu đồng, tức là tăng 9.64% so với năm 2010 và tỷ trọng đã tăng cao hơn là 12.52% trong tổng doanh thu của cả năm. + Cho vay dài hạn: Doanh thu dài hạn tăng đều qua các năm. Xét về tỷ trọng so với doanh thu cho vay thì giảm hơn. Năm 2009 là 780 triệu đồng chiếm 1.19 % tổng doanh thu cả năm, năm 2010 đã tăng 254 triệu đồng, tức tăng 3.26 % so với năm 2009 đạt 1,034 triệu đồng. Năm 2011 là 1,314 triệu đồng chiếm tỷ trọng 1.55% tăng 280 triệu đồng, tương đương tăng 27.08% . Doanh thu dài hạn có đạt hiệu quả hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố . Vì đây là loại tiền đưa lại lợi nhuận cao nếu khách hàng trả nợ đúng hạn, nên Ngân hàng cần chú trọng hơn hình thức này, tăng cường cho vay kết hợp với thẩm định, kiểm tra cũng như phân tích tình hình hiện tại, những chiều hướng tương lai của các khách hàng vay để bảo đảm việc thu nợ đúng kỳ hạn. 54 • Dư nợ cho vay: Dư nợ là kết quả để đánh giá sự tăng trưởng hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Qua 3 năm dư nợ cho vay tăng vì Ngân hàng tiến hành mở rộng nhiều hình thức cho vay tiêu dùng cũng như sản xuất kinh doanh. Bảng 2.17: Dư nợ cho vay theo thời han ĐVT: Trđ Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 3,935 5.97 3,768 5.37 3,987 4.71 -167 -4.24 219 5.81 Trung hạn 25,605 38.85 23,990 34.21 27,303 32.27 - 1,615 -6.3 3,313 13.81 Dài hạn 36,367 55.18 42,356 60.42 53,323 63.02 5,989 16.47 10,967 25.89 Tổng 65,907 100 70,114 100 84,613 100 4,207 6.38 14,499 20.68 (Nguồn: Phòng Kế toán Maritimebank Hà Nội.) Nhìn vào bàng ta thấy, dư nợ cho vay của Ngân hàng qua 3 năm từ 2009 – 2011 có xu hướng tăng. Tổng dư nợ năm 2010 tăng 4,207 triệu đồng, tức tăng 6.38 % so với năm 2009 lên 70,114 triệu đồng. Năm 2011 con số này đã đạt mức 84,613 triệu đồng, tức tăng 20.68 % so với năm 2010. Trong đó, ta thấy chủ yếu là dư nợ dài hạn (cả 3 năm đều chiếm trên 55% ), năm 2009 dư nợ dài hạn là 36,367 triệu đồng chiếm 55.18% tỷ trọng, năm 2010 tăng thêm 5,989 triệu đồng tức là tăng 16.47% so với năm 2009 lên 42,356 triệu đồng. Sang năm 2011, dư nợ dài hạn tăng khá cao lên 25.89% tức là tăng 10,967 triệu đồng lên 53,323 triệu đồng. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư lớn mà nguồn vốn thì hạn hẹp nên Ngân hàng tập trung cho vay để đầu tư các dự án xây dựng, mở rộng quy mô sản xuất các doanh nghiệp. Dư nợ trung hạn chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 sau dư nợ dài hạn. Dư nợ trung hạn trong 3 năm lại có xu hướng biến đổi không đều và có tỷ trọng ngày 55 càng giảm. Năm 2009 là 25,605 triệu đồng, chiếm 38.85% tổng dư nợ cả năm, năm 2010 giảm 1,615 triệu đồng, tức là giảm 6.3% so với 2009 còn 23,990 triệu đồng, làm tỷ trọng cũng giảm xuống còn 34.21%. Năm 2011 dư nợ trung hạn đã tăng trở lại lên 27,303 triệu đồng, tăng 3,313 triệu đồng so với năm 2009 nhưng tỷ trọng trong tổng dư nợ vẫn giảm xuống còn 32.27%. Nguyên nhân do Ngân hàng đã giảm mức dư nợ cho vay trung hạn để đưa vào dài hạn. Cũng như dư nợ trung hạn, dư nợ ngắn hạn cũng có xu hướng tỷ trọng trong tổng dư nợ giảm và biến đổi không đều. Năm 2010 giảm 167 triệu đồng, tức là giảm 4.24 % so với năm 2009 từ 3,935 xuống 3,768 triệu đồng, năm 2011 đã tăng lên 3,987 triệu đồng, tức là tăng 219 triệu đồng so vơi năm 2010. Nhưng tỷ trọng lại có xu hướng giảm, năm 2009 là 5.97% , năm 2010 giảm 0.6% còn 5.37%, năm 2011 tiếp tục giảm 0.66% xuống 4.71%. Như vậy, dư nợ cho vay giữa trung, dài , ngắn hạn của Ngân hàng cũng đã có tiến bộ, Ngân hàng cần điều tiết, quản lý để hoạt động tín dụng đạt hiệu quả như mong muốn. • Nợ quá hạn Nợ quá hạn phản ánh khoản vay mà Ngân hàng không có khả năng thu hồi. Nợ quá hạn càng cao thì rủi ro không thu hồi nợ càng lớn. Bảng 2.18: Nợ quá hạn theo thời hạn (ĐVT: Trđ) Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn - 0 5 13.89 38 45.87 5 - 33 660 Trung hạn 15 33.33 10 27.78 25 30.12 -5 -33.33 15 150 Dài hạn 30 66.67 21 58.33 20 24.01 -9 -30 -1 -4.76 56 Tổng 45 100 36 100 83 100 -9 -20 47 130.56 (Nguồn: Phòng Kế toán Maritimebank Hà Nội.) Nợ quá hạn từ 2009 - 2011 có nhiều biến đổi. Năm 2009 là 45 triệu đồng thì năm 2010 giảm 9 triệu đồng xuống 36 triệu đồng, năm 2011 thì tăng đột biến lên gấp hơn 2.3 lần so với năm 2010 là 83 triệu đồng trong đó: + Cho vay ngắn hạn: Năm 2009, Ngân hàng hoàn thành được việc thu nợ ngắn hạn. Đây là một nỗ lực rất lớn của tất cả cán bộ công nhân viên trong chi nhánh. Năm 2010 là 5 triệu đồng chiếm 13.88% trong tổng nợ quá hạn. Năm 2011, khoản nợ này tăng lên 33 triệu đồng, tức là tăng 660% so với năm 2010 là 38 triệu đồng. + Cho vay trung hạn: Nợ quá hạn trung hạn, năm 2009 là 15 triệu đồng, năm 2010 giảm còn 10 triệu đồng, năm 2011 lại tăng 15 triệu đồng, tức là 150% lên 25 triệu đồng. + Cho vay dài hạn: Nợ quá hạn cho vay dài hạn có xu hướng giảm dần. Năm 2009 là 30 triệu đồng chiếm 66.67% trong tổng nợ cả năm. Năm 2010, giảm đi 9 triệu đồng xuống còn 21 triệu đồng, tức là giảm 30 % so với năm 2009. Năm 2011, con số này giảm nhẹ xuống 20 triệu đồng. Như vậy, dù Ngân hàng cũng đã có những biện pháp quản lý và các công cụ thu hồi nợ khá chặt chẽ nhưng tình trạng nợ quá hạn của các doanh nghiệp có nguy cơ gia tăng trong những năm gần đây, đặc biệt trong năm 2011, đây có thể do tình hình kinh tế bất ổn làm cho các doanh nghiệp gặp khó khăn trong công tác trả nợ. Biểu đồ 2.6 Nợ quá hạn theo thời hạn 57 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 2009 2010 2011 Dài hạn Trung hạn Ngắn hạn 2.2.2.3 Phân tích hoạt động tín dụng theo thành phần kinh tế Nguồn vốn cho vay của Ngân hàng chủ yếu cho tổ chức kinh tế và một số bộ phận dân cư để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như tiêu dùng, trong đó: 58 Bảng 2.19: Hoạt động tín dụng theo thành phần kinh tế (ĐVT: Trđ) Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Doanh số CV 22,890 32.9 32,187 44.14 25,643 28.35 9,297 40.61 -6,544 -20.33 Tổng dư nợ CV 20,561 31.19 31,412 44.8 23,768 28.1 10,851 52.78 -7,644 -24.33 Tổng doanh số TN 20,550 31.2 31,395 44.86 23,745 28.09 10,845 52.77 -7,650 -24.37 Dân cư Nợ quá hạn 8 17.78 12 33.33 18 21.68 4 50 6 50 Doanh số CV 46,678 67.1 40,738 54.86 64,795 71.65 -5,940 -12.7 24,057 59.05 Tổng dư nợ CV 45,346 68.79 38,702 55.2 60,845 71.9 -6,644 -14.6 22,143 57.21 Tổng doanh số TN 45,312 68.8 38,583 55.14 60,785 71.91 -6,729 -14.9 22,202 45,312 Tổ chức KT Nợ quá hạn 37 82.22 24 66.67 65 78.32 -13 -35.1 41 170.8 (Nguồn: Phòng Kế toán Maritimebank Hà Nội.) 59 Từ bảng số liệu trên cho ta thấy, nhu cầu vốn và nguồn vốn cung cấp cho các khách hàng khác nhau ở mỗi năm có sự biến đổi, cụ thể: + Doanh số cho vay: Nguồn vốn chủ yếu cung cấp cho các tổ chức kinh tế để tạo điều kiện cho họ thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp đang rơi vào tình trạng khát vốn. Vì vậy, nhu cầu ngày càng tăng, năm 2009, doanh số cho vay của chi nhánh cho các tổ chức kinh tế là 46,678 triệu đồng chiếm tỷ trọng 67.1% còn dân cư là 22,890 triệu đồng, chiếm 32.9%, năm 2010 cơ cấu nguồn vốn có sự thay đổi khi doanh số cho vay của dân cư là 32,187 triệu đồng, tăng 9,297 triệu đồng so với năm 2009 và chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng doanh số cho vay cả năm là 44.14% và nguồn vốn cung cấp cho các tổ cức kinh tế giảm 5,940 triệu đồng xuống còn 40,738 triệu đồng. Năm 2011 thì kinh tế có khó khăn, việc tạo lập nguồn vốn trở nên không dễ dàng, nên các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế phải đi vay Ngân hàng, do đó số cho vay của dân cư đã giảm 6,544 triệu đồng tương đương với giảm 20.33% so với năm 2010, còn doanh số cho vay của các tổ chức kinh tế lại tăng khá cao đạt 64,795 triệu đồng, tăng 59.05 % với mức tăng là 24.057 triệu đồng. Trong những năm qua, Ngân hàng luôn đa dạng hóa các phương thức vay nhằm cung cấp nguồn vốn tín dụng phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Ngoài ra, do cách tiếp cận gần gũi và nhiệt tình tư vấn giúp đỡ người đi vay của các cán bộ tín dụng Ngân hàng cũng góp phần không nhỏ trong việc thu hút khách hàng đến vay làm doanh số cho vay ngày càng tăng. + Tổng doanh số thu nợ: Từ 2009 – 2011, doanh số thu nợ của bộ phận tổ chức kinh tế cao hơn so với bộ phận dân cư, do tỷ trọng doanh thu trong 3 năm của tổ chức kinh tế so với tỷ trọng doanh số cho vay luôn cao hơn của dân cư. Năm 2009, doanh số thu nợ của dân cư là 20,550 triệu đồng, năm 2010 là 31,395 triệu đồng đã tăng 10,845 triệu đồng, với mức tăng 52.77%. Còn doanh số thu nợ của tổ chức kinh tế, năm 2009 là 45,312 triệu đồng, năm 2010 là 38,583 triệu đồng, giảm 6,729 triệu đồng so với năm 2009. Sang năm 60 2011 tăng lên 22,202 triệu đồng, tức là đã tăng 45.312% lên 60,785 triệu đồng. Tình hình thu nợ đối với các tổ chức kinh tế là khá cao do lượng vốn cho vay của Ngân hàng tập trung chủ yếu vào đối tượng này, đặc biệt là cho vay ngắn hạn. Mặt khác, do những cơ chế linh hoạt ứng phó tốt với sự thay đổi của môi trường và có tầm nhìn chiến lược nên tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng hiệu quả. Đồng thời do công tác thẩm định các dự án kinh doanh tốt và uy tín của khách hàng trong tín dụng cao nên Ngân hàng có thể thu hồi nợ nhanh. + Nợ quá hạn: Nhìn chung các khoản nợ quá hạn chủ yếu là các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp do làm ăn thua lỗ không có khả năng chi trả, mặc dù Ngân hàng cũng đã áp dụng các biện pháp thu hồi nợ nhưng chưa bù đắp được hết. Năm 2009, nợ quá hạn của dân cư là 8 triệu đồng, chiếm 17.77 % trong tổng nợ, còn của tổ chức kinh tế là 37 triệu đồng. Năm 2010, do một số bộ phận dân cư vay tiêu dùng không có khả năng trả nợ nên nợ quá hạn tăng 12 triệu đồng, tăng 50% so với năm 2009 và đẩy tỷ trọng của bộ phận này lên 33.33%, Ngân hàng cũng thắt chặt việc thu nợ đối với các tổ chức kinh tế nên đã giảm số nợ quá hạn xuống đáng kể, chỉ còn 24 triệu đồng. Sang năm 2011, nợ quá hạn lại tăng đột biến gấp hơn 2 lần so với năm 2010 là 83 triệu đồng, trong đó của bộ phận dân cư là 18 triệu đồng, còn của các doanh nghiệp tăng 41 triệu đồng, tức là tăng 170.08 % so với năm 2010. Đây là dấu hiệu cho thấy công tác trả nợ của khách hàng gặp khó khăn hoặc công tác kiểm tra tín dụng của chi nhánh đang bị lỏng lẻo. 2.2.2.4 Các chỉ tiêu đánh gía hoạt động tín dụng • Nợ quá hạn / Tổng dư nợ: Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả hoạt động sử dụng vốn, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Bảng: 2.20: Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ (ĐVT: Trđ) Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 2011 61 Nợ quá hạn Tr. đg 45 36 83 Dư nợ Tr. đg 65,907 70,114 84,613 NQH / Tổng dư nợ % 0.068 0.051 0.098 (Nguồn: Phòng Kế toán Maritimebank Hà Nội.) Như phân tích ở trên ta thấy tình hình nợ quá hạn của chi nhánh có tăng, có giảm. Nhưng phần đa đều thấp so với tổng dư nợ cả năm. Năm 2009 là 0.068%, năm 2010 là 0.051% , năm 2011 là 0.098%. Điều này cho ta thấy công tác tín dụng của Ngân hàng cũng đã khá hiệu quả. Trong khi tình hình kinh tế - chính trị phức tạp, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bị áp lực từ nhiều phía, môi trường đầu tư tín dụng là khá nhiều rủi ro tiềm ẩn.Vì vậy trong năm 2011, nợ quá hạn / tổng dư nợ có tăng gần như gấp đôi so với năm 2010 nhưng đây cũng là điều dễ hiểu khi tất cả các ngành trong nền kinh tế đều gặp khó khăn. Trong những năm tới, đi đôi với việc thu hồi nợ tồn đọng thì Ngân hàng phải tiến hành thẩm định kỹ hơn các doanh nghiệp và cá nhân vay vốn như tư vấn, tham gia đầu tư trực tiếp vào các dự án, vừa tăng lợi nhuận cho Chi nhánh vừa đảm bảo chất lượng tín dụng đạt hiệu quả. • Vòng quay vốn tín dụng: Chỉ tiêu này nhằm đánh giá hiệu quả của đồng vốn tín dụng qua tính luân chuyển của nó. Đồng vốn quay vòng càng nhanh càng có hiệu quả và đem lại nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng. Bảng: 2.21: Doanh số thu nợ và dư nợ bình quân ĐVT: Trđ Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 2011 Doanh số thu nợ Tr. Đg 65,862 69,978 84,530 Dư nợ bình quân Tr. Đg 19,456 19,325 23,692 D.số thu nợ / Dư nợ BQ Lần 3.38 3.62 3.57 (Nguồn: Phòng Kế toán Maritimebank Hà Nội.) Nhìn chung, vòng quay vốn tín dụng của Chi nhánh trong những năm qua có biến đối nhưng cũng khoảng cách cúng không có gì thay đổi nhiều lắm. Năm 2009, vòng quay tín dụng của chi nhánh là 3.38 lần, năm 2010 tăng thêm 0.24 lần là 3.62 lần. Năm 2011, vòng quay này giảm xuống 0.05 lần còn 62 3.57 lần. Vòng quay tín dụng không đều nhau qua các năm là do tỷ lệ tăng của doanh số thu nợ và dư nợ bình quân không đều nhau. Đây là những tỷ số tương đối tốt, nguyên nhân là do Ngân hàng thực hiện ngày càng hiệu quả công tác thu hồi nợ, đồng vốn được đẩy vào chu kỳ sinh lợi ngày càng nhiều. Tuy nhiên, Ngân hàng cũng cần phải có biện pháp nhằm làm vòng quay vốn tín dụng tăng lên, ổn định nhằm làm cho khả năng sinh lợi 84,613 từ đồng vốn đầu tư sẽ nhanh và cao hơn, tạo điều kiện cho việc tăng thêm lợi nhuận. • Hệ số thu hồi nợ: Chỉ tiêu này biểu hiện khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng hay là khả năng trả nợ của khách hàng, công tác thu hồi nợ càng hiệu quả thì chỉ tiêu này càng cao. Bảng: 2.22: Hệ số thu hồi nợ ĐVT: Tr đồng Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Doanh số thu nợ Tr. đg 65,862 69,978 84,530 Doanh số cho vay Tr. đg 69,568 72,925 90,438 Hệ số thu nợ % 94.67 95.96 93.47 (Nguồn: Phòng Kế toán Maritimebank Hà Nội) Từ bảng số liệu ta thấy, hệ số thu hồi nợ qua 3 năm biến động không ổn định nhưng hệ số thu hồi nợ là khá cao, chứng tỏ công tác thu hồi nợ của Chi nhánh là khá tốt. Năm 2009, hệ số thu hồi nợ của chi nhánh là 94.67%, năm 2010 là 95.96%, năm 2011 là 93.47%. Điều này giúp ta giúp ta có thể nhận định rằng công tác thu hồi nợ của Ngân hàng được nâng lên từng bước, tức là Ngân hàng khẳng định được nguồn vốn của mình được bảo đảm, hoạt động của Ngân hàng có cơ sở vững chắc để tiếp tục tồn tại và phát triển. 2.2.3 Phân tích chất lượng hoạt đông tín dụng theo quy trình tín dụng Mỗi ngân hàng thương mại có một quy trình tín dụng riêng phù hợp với phương trâm hoạt động, đối tượng khách hàng phục vụ cũng như năng lực của ngân hàng. Quy trình tín dụng là bảng tổng hợp mô tả công việc của ngân 63 hàng từ khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn của một khách hàng cho đến khi quyết định cho vay, giải ngân, thu nợ và thanh lý hợp đồng tín dụng. Việc xác lập một quy trình tín dụng và không ngừng hoàn thiện nó đặc biệt quan trọng đối với một ngân hàng thương mại. • Về mặt hiệu quả, một quy trình tín dụng hợp lý sẽ giúp cho ngân hàng nâng cao chất lượng tín dụng và giảm thiểu rủi ro tín dụng. • Về mặt quản lý, quy trình tín dụng có tác dụng: Làm cơ sở cho việc phân định quyền, trách nhiệm cho các bộ phận trong hoạt động tín dụng và cơ sở để thiết lập các hồ sơ, thủ tục vay vốn. Dưới đây là quy trình tín dụng chi tiết của Maritimebank hiện đang áp dụng trong thời gian vừa qua đối với việc thẩm định, xét duyệt các khoản vay và một số phân tích đánh giá về mức độ ảnh hưởng của quy trình tín dụng tới chất lượng tín dụng ngắn hạn của Maritimebank trong tời gian qua: Hình 2.1: Quy trình tín dụng của Maritimebank 64 1. Tiếp xúc với k/h, hướng dẫn lập hồ sơ - Nhân viên TD tiếp thị và giới thiệu SP - Khách hàng đến NH để xin vay vốn 2. Tiếp nhận hồ sơ vay - Nhân viên TD làm việc với KH, hướng dẫn thủ tục và tiếp nhận HS vay vốn - Nhân viên TD chuyển HS tài sản 3b. Phòng TĐ tài sản thực hiện định giá TSBĐ và lập báo cáo định giá 4. Tập hợp hồ sơ trình Ban tín dung/Hội đồng tín dụng xét duyệt khoản vay Nhân viên TD tập hợp hồ sơ từ nguồn thông tin thu thập từ khách 5. Hoàn thiện hồ sơ tín dụng - Nhân viên tín dụng nhận bàn giao hồ sơ hoàn thiện tài sản bảo đảm từ phòng TD tài sản -Nhân viên TD nhập kho TSBĐ sau đó lập hồ sơ tín dụng trình ố 6. Thực hiện quyết định cấp tín dụng Nhân viên tín dụng thực hiện quyết định cấp tín dụng cả về giấy tờ và nhập dữ liệu trên phần mềm 8. Tất toán hợp đồng tín dụng NV Tín dụng lập hồ sơ tất toán khoản vay khi đến 3a. NV tín dụng thẩm định khách hàng trừ TSBĐ 7. Kiểm tra và xử lý nợ vay - NV TD chịu trách nhiệm kiểm tra sau cho vay về mục đích, tình hình hoạt động, tài chính - NVTD theo dõi thu nợ gốc, lãi và phân tích rủi ro theo KH 65 2.2.3.1. Tiếp xúc với khách hàng và hướng dẫn lập hồ sơ • Yêu cầu chung: Nhân viên tín dụng nắm vững quy định của nhà nước và của Maritimebank liên quan đến việc cho vay để có thể nhận định nhanh chóng và chính xác khả năng cho vay đối với nhu cầu của khách hàng. Cần nắm bắt được những nhu cầu của khách hàng liên quan trong đó có lĩnh vực tín dụng, tìm hiểu sơ bộ các điều kiện như tính pháp lý, tình hình hoạt động, tình hình tài chính, bảo đảm tín dụngđối chiếu nhanh với với những quy định hiện hành của Maritimebank và NHNN để đánh giá xem các điều kiện của khách hàng có phù hợp hay không. • Nội dung thực hiện: Nhân viên tín dụng trao đổi với khách hàng để nắm bắt các thông tin - Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng - Các thông tin về tư cách pháp lý, tổ chức và hoạt động của khách hàng. - Tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng trong thời gian qua, các thuận lợi, khó khăn của khách hàng trong giai đoạn hiện nay. - Nội dung dự án, phương án kinh doanh, cơ cấu nguồn vốn thực hiện dự án, phương án và khả năng hoàn trả nợ vay. - Nhu cầu vay vốn (Số tiền vay, lãi suất, thời hạn vay) Dự kiến phương án bảo đảm tín dụng, đồng thời thông báo cho khách hàng các thông tin liên quan đến sản phẩm vay như: Lãi suất cho vay, điều kiện cho vay, các dịch vụ của ngân hàng, thông tin công khai về ngân hàng • Áp dụng thực tế tại Maritimebank: Việc tiếp xúc khách hàng hướng dẫn lập hồ sơ của Maritimebank trong thời gian được thực hiện khá tốt và bài bản. Tại các chi nhánh, phòng giao dịch đối với những khách hàng lớn và mới vay Maritimebank lần đầu bao giờ cũng có Trưởng phòng tín dụng cũng với nhân viên thẩm định tiếp xúc và hướng dẫn, trong những trường hợp cần thiết thì có thể có thêm sự hiện diện của Ban Giám đốc chi nhánh, để thực sự gây 66 ấn tượng tốt, thiện chí hợp tác, mức độ tin tưởng với khách hàng ngay từ lần gặp đầu tiên. 2.2.3.2. Tiếp nhận hồ sơ vay vốn • Yêu cầu chung: - Nhân viên tín dụng kiểm tra toàn bộ hồ sơ vay vốn, nếu nhận thấy hồ sơ chưa đủ về số lượng, tính hợp lệ hoặc không đúng yêu cầu của ngân hàng về nội dung cần yêu cầu khách hàng bổ sung. - Khi tiếp nhận hồ sơ nhân viên tín dụng lập giấy biên nhận hồ sơ giao cho khách hàng và lưu hồ sơ. • Nội dung thực hiện: - Biên bản họp HĐQT, HĐTV thông qua phương án, bao gồm cả phương án vay vốn ngân hàngbắt buộc phải là bản chính và được ký bởi người đại diện hợp pháp của bên vay trước pháp luật.Kiểm tra tài liệu như phương án kinh doanh, giấy đề nghị vay vốn, - Các tài liệu nếu không thể cung cấp được bản chính (Hồ sơ pháp lý, báo cáo tài chính, quyết định bổ nhiệm) thì sử dụng bản sao có công chứng hoặc ký có đóng dấu sao ý bản chính. - Các hồ sơ về TSBĐ có thể giao nhận để tiến hành định giá. Nhân viên tín dụng cần phải đối chiếu bản chính hồ sơ gốc của tài sản bảo đảm tránh trường hợp tài sản đang thế chấp tại một tổ chức tín dụng khác hoặc một đơn vị khác, tránh trường hợp vay đảo nợ. - Bàn giao tài sản cho phòng thẩm định tài sản bảo đảm để tiến hành thẩm định TSBĐ. • Áp dụng thực tế tại Maritimebank: Việc tiếp xúc khách hàng và tiếp nhận hồ sơ khách hàng được Maritimebank thực hiện khá tốt trong thời gian vừa qua, là một ngân hàng thương mại ngoài quốc doanh với đội ngũ nhân viên tín dụng năng động, nhiệt tình được đào tạo bài bản đã tiếp xúc, gặp gỡ nhiều loại hình khách hàng đề nghị vay, đồng thời đã góp phần truyền tải, giới 67 thiệu các sản phẩm tín dụng của Maritimebank đồng thời quảng bá truyền thống, hình ảnh, thương hiệu của Maritimebank.. Dưới đây là số lượng khách hàng vay đã được các nhân viên tín dụng tiếp xúc: Bảng 2.24: Thực trạng tiếp xúc KH và tiếp nhận hồ sơ KH tại Maritimebank Tiêu chí 2009 2010 2011 KH vay tiếp xúc 9.182 10.832 15.625 KH vay vốn được tiếp nhận HS 7.345 7.880 9.655 KH bị từ chối sau khi tiếp xúc 1.135 1.952 4.287 (Nguồn: Báo cáo năm 2009-2011 của Maritimebank) Qua bảng thực trạng tiếp xúc khách hàng và tiếp nhận hồ sơ khách hàng vay vốn ngắn hạn của Maritimebank có thể nhận thấy số lượng khách hàng vay được tiếp xúc có xu thế tăng đều qua các năm, đồng thời số lượng khách hàng bị từ chối sau khi tiếp xúc cũng có xu thế tăng lên. Năm 2011, số lượng khách hàng từ chối là 4.287, trong đó: khách hàng có mục đích vay không hợp lệ chiếm tới 65% trên tổng tổng số lượng khách hàng khách hàng từ chối, ngoài ra các lý do từ chôi khác là do khách hàng có tài chính không lành mạnh chiếm 18%, tài sản bảo đảm không hợp lệ chiếm 15% và phần còn lại khoảng 2% là lý do khác như: Khách hàng có tiền án tiền sự, có tuổi tác quá cao (Trên 70 tuổi), không có khả năng chấp nhận lãi suất vay của Maritimebank.Việc hạn chế được khách hàng tín dụng ngắn hạn không đủ điều kiện vay vốn tại Maritimebank đã góp phần giảm thiểu lãng phí thời gian cho cả Maritimebank và khác hàng, đồng thời hạn chế rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn. 2.2.3.1. Nhân viên tín dụng thẩm định khách hàng • Yêu cầu chung: - Nhân viên tín dụng phải nắm vững các quy trình nghiệp vụ, có kỹ năng phân tích, tích cực tìm hiểu các quy định liên quan để đảm bảo kết quả thảm định tốt nhất. 68 - Nhân viên tín dụng phải nghiên cứu kỹ hồ sơ khách hàng, thảm khảo thêm các thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống rủi ro của NHNN (CIC), thông tin từ đồng nghiệp và các nguồn khác để đảm bảo kết quả thẩm định có độ tin cậy. - Đánh giá mức độ tin cậy của các chứng cứ số liệu trong dự án, phương án kinh doanh, báo cáo tài chính • Nội dung thực hiện - Thẩm định về tư cách pháp lý o Thẩm định về các quyết định thành lập đối với doanh nghiệp o Thẩm định về đăng ký kinh doanh xem nội dung kinh doanh có đúng ngành nghề cho phép, điều lệ doanh nghiệp, các quyết định bổ nhiệm đối với giám đốc doanh nghiệp - Thẩm định về sự hình thành phát triển của doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể o Thẩm định về lịch sử hình thành, phát triển của doanh nghiệp, hộ kinh doanh như: Xuất xứ hình thành, các bước ngoặt đã trải qua, những khó khăn, thuận lợi, lợi thế và uy tín trên thị trường. o Tư cách của chủ doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể o Đánh giá về quan hệ của khách hàng với Maritimebank và các tổ chức tín dụng khác. - Thẩm định về hiệu quả phương án o Thẩm định phương án vay vốn ngắn hạn với các nội dung như: Tính hợp pháp của phương án sản xuất kinh doanh, đánh giá về khả năng tiêu thụ của hàng hóa, dịch vụ của phương án trong hiện tại và tương lai, đánh giá về mức độ cạnh tranh đối với sản phẩm. - Thẩm định về thực lực tài chính của khách hàng o Kiểm tra mức độ xác thực của các báo cáo khách hàng gửi cho ngân hàng. Đó là báo cáo tài chính đối với doanh nghiệp, sổ sách ghi chép bán 69 hàng đối với hộ kinh doanh cá thể. Dùng các phương pháp so sánh tương đối, tuyệt đối để đánh giá toàn diện về khả năng tài chính của khách hàng. o Đánh giá khái quát về tình hình tài chính o Phân tích các hệ số tài chính như: Tỷ suất tự tài trợ, tỷ số thanh toán ngắn hạn, tỷ số thanh toán tức thời, ROA, ROE, phân tích công nợ, phải thu.của khách hàng. o Kết luận về tình hình tài chính nói chung và trong ngắn hạn nói riêng. • Thực trạng áp dụng tại Maritimebank: Trong quá trình cán bộ tín dụng thẩm định toàn diện về khách hàng các yếu tố được đánh giá ảnh hưởng trực ti

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf000000273637_2986_1951421.pdf
Tài liệu liên quan