Luận văn Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Quảng Ninh

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

LỜI MỞ ĐẦU .1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH TRONG CÁC

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.3

1.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại.3

1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại .3

1.1.2 Các chức năng cơ bản của ngân hàng thương mại.4

1.1.3. Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại.7

1.1.4 Đặc điểm của ngân hàng thương mại .9

1.2 Hiệu quả kinh doanh trong các ngân hàng thương mại.10

1.2.1 Tổng quan về hiệu quả kinh doanh .10

1.2.2 Hiệu quả kinh doanh trong các ngân hàng thương mại.13

1.3 Phân tích hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại.23

1.3.1 Mục đích, ý nghĩa của việc phân tích.23

1.3.2 Nội dung và trình tự phân tích .24

1.3.3 Tài liệu và phương pháp phân tích.26

1.4 Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng

thương mại.27

Tóm tắt chương 1 .29

Chương 2 : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CHI

NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

(AGRIBANK) QUẢNG NINH .30

2.1. Tổng quan về Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn

tỉnh Quảng Ninh ( Chi nhánh Agribank Quảng Ninh).30

2.1.1. Sự hình thành và phát triển của Chi nhánh Agribank Quảng Ninh .30

pdf132 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 527 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ịnh, cụ thể: Năm 2010 doanh thu dịch vụ thanh toán đạt 17.812 triệu đồng thì năm 2011 tăng lên 22.321 triệu đồng và năm 2012 tăng lên 27.179 triệu đồng, sự tăng lên của dịch vụ thanh toán là do nhu cầu sử dụng dịch vụ thanh toán của ngân hàng ngày càng cao, bên cạnh đó chi nhánh Agribank Quảng Ninh còn có nhiều loại hình dịch vụ thanh toán phù hợp có chất lượng cao đã thu hút khách hàng ngày một nhiều hơn. Ngoài dịch vụ thanh toán phải kể đến doanh thu dịch vụ tư vấn cho các hoạt động như tín dụng, dịch vụ tư vấn tài chính cá nhân, dịch vụ tư vấn tài chính cho các doanh nghiệp. Trong hoạt động dịch vụ thì dịch vụ tư vấn và dịch vụ ngân quỹ chiếm tỷ trọng doanh thu thấp đặc biệt là dịch vụ tư vấn đạt mức doanh thu thấp nhất, năm 2010 chỉ đạt 130 triệu đồng, năm 2011 đạt 1.358 triệu đồng và năm 2012 lại giảm xuống còn 1.032 triệu đồng, lý do làm cho dịch vụ này thấp là do chi nhánh Agribank Quảng Ninh chưa chú trọng phát triển các dịch vụ tư vấn đối với các khách hàng doanh nghiệp. Trong khi đó dịch vụ ngân quỹ cũng còn tăng trưởng chậm và đạt doanh thu thấp do đó chính sách của chi nhánh khuyến khích khách hàng đến giao dịch miễn giảm thu phí của một số dịch vụ ngân quỹ. 53 Nếu xem xét về nhu cầu của khách hàng thì các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ngày càng được khách hàng sử dụng nhiều hơn, do hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển và mở rộng, sự giao thương giữa các vùng miền và các quốc gia ngày càng rộng lớn, do đó vai trò của các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng càng có ý nghĩa quan trọng hơn, nhưng trên địa bàn Quảng Ninh cũng có quá nhiều ngân hàng, hoạt động dịch vụ cũng được nhiều ngân hàng mở ra, vì vậy khách hàng càng trở nên khó tính hơn và đòi hỏi các dịch vụ ngày càng tốt hơn và đa dạng hơn. Trong bối cảnh đó, chi nhánh Agribank Quảng Ninh đã chú trọng phát triển cả về dịch vụ với sự đang dạng hóa các loại hình dịch vụ khác nhau, và trở thành một trong những ngân hàng cung cấp nhiều loại hình dịch vụ nhất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong những năm qua. Bên cạnh những thuận lợi chi nhánh cũng gặp nhiều khó khăn do sự khủng hoảng của nền kinh tế, hoạt động kinh doanh của khách hàng gặp nhiều khó khăn, làm cho nhu cầu dịch vụ giảm xuống, năng lực quản trị chưa cao, chưa tạo ra hệ thống kênh phân phối nhằm cung cấp sản phẩm dịch vụ kịp thời cho khách hàng, hình thức quảng cáo tiếp thị còn hạn chế, chính sách sản phẩm chưa linh hoạt...đây là một trong những yếu tố làm cho doanh thu dịch vụ chưa chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu.  Kinh doanh ngoại hối Có thể nói hoạt động kinh doanh ngoại hối cũng là một trong những hoạt động kinh doanh dịch vụ góp phần tăng thêm lợi nhuận cho chi nhánh trong những năm qua. Chi nhánh là một trong những đơn vị dẫn đầu về hoạt động ngoại hối khu vực phía Bắc trong nhiều năm. Dịch vụ ngoại hối của chi nhánh Agribank Quảng Ninh chủ yếu là kinh doanh ngoại tệ. Tuy nhiên doanh thu dịch vụ ngoại hối của chi nhánh chiếm tỷ trọng không cao và tăng trưởng không ổn định trong 3 năm qua, cụ thể: năm 2010 dịch vụ ngoại hối chỉ đạt 1.738 triệu đồng chiếm 0,14% tổng doanh thu, năm 2011 dịch vụ này lại tăng nhanh lên 3.617 triệu đồng, nhưng đến năm 2012 lại giảm xuống còn 3.407 triệu đồng chiếm 0,2% tổng doanh thu. 54 Năm 2011 hoạt động kinh doanh ngoại hối tăng trưởng mạnh, đạt được kết quả đó ngoài sự nổ lực của đội ngũ nhân viên nhiệt tình năng động, hoạt động dịch vụ này còn được sự hỗ trợ của một số bộ phận như thanh toán quốc tế, bộ phận tín dụng đã có những sản phẩm làm phát sinh các dịch vụ ngoại hối như chứng minh tài chính du học, du lịch, tài trợ xuất khẩu,...khi khách hàng có nhu cầu nguồn ngoại tệ để chuyển ra nước ngoài thì ngân hàng bán ngoại tệ cho khách hàng hoặc khách hàng xuất khẩu thu nguồn ngoại tệ từ nước ngoài đều phải cam kết bán ngoại tệ cho ngân hàng. Năm 2012 tình hình kinh tế biến động mạnh, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu kinh doanh giảm sút, nhu cầu ngoại tệ giảm làm cho hoạt động kinh doanh ngoại hối của chi nhánh cũng giảm theo. Dịch vụ kinh doanh ngoại hối của chi nhánh gồm: Mua, bán ngoại tệ, và các dịch vụ khác liên quan đến ngoại hối. Từ bảng số liệu trên cho thấy hoạt động mua bán ngoại tệ đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại chi nhánh. Cụ thể năm 2010 phí dịch vụ thu được từ kinh doanh ngoại hối là 1.738 triệu đồng, năm 2011 phí dịch vụ thu được từ kinh doanh ngoại hối là 3.617 triệu đồng, năm 2012 dịch vụ kinh doanh ngoại hối giảm xuống còn 3.407 triệu đồng, sự giảm xuống cũng do ảnh hưởng của hoạt động mua bán ngoại tệ tác động, năm 2012 là một năm khó khăn đối với hoạt động kinh doanh ngoại hối của chi nhánh do các doanh nghiệp kinh doanh khó khăn đồng thời chính sách kiểm soát chặt chẽ của Nhà nước đối với các hoạt động tạm nhập tái xuất, xuất nhập khẩu...dẫn đến doanh thu từ kinh doanh ngoại hối giảm.  Kết quả kinh doanh khác Năm 2010 thu khác đạt 76.373 triệu đồng chiếm 6,2% tổng doanh thu, Năm 2011 thu khác tăng lên 99.842 triệu đồng chiếm 5.7%, năm 2012 thu khác giảm còn 80.778 triệu đồng chiếm 5,4% tổng doanh thu. Như vậy tỷ lệ thu khác trong tổng doanh thu 3 năm giảm dần. Trong doanh thu từ thu khác thì thu từ nợ đã xử lý rủi ro chiếm tỷ trọng lớn nhất trên 60%, đặc biệt năm 2011 chiếm tỷ trọng 97% tổng thu khác. Thực hiện tốt công tác thu nợ rủi ro góp phần làm tăng doanh thu và giảm số dư trích lập ro của chi nhánh. 55 2.2.2.2 Phân tích chi phí kinh doanh của chi nhánh Agribank Quảng Ninh Bảng 2.10: Bảng chi phí kinh doanh của Chi nhánh Agribank Quảng Ninh ĐVT: triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tổng chi phí 1.094.141 1.691.069 1.514.722 a Giá vốn 866.366 1.345.468 1.157.824 - Cho vay 860.701 1.328.880 1.150.078 .- Dịch vụ 3.657 11.997 5.082 + Dịch vụ thanh toán 383 399 327 + Dịch vụ ngân quỹ 2.300 2.388 2.497 + Dịch vụ tư vấn 0 112 98 + Dịch vụ khác 974 9.098 2.160 - Ngoại hối 481 2.372 393 + Ngoại tệ 481 2.372 393 + Vàng 0 0 0 + Công cụ tài chính phái sinh tiền tệ 0 0 0 - Khác 1.527 2.219 2.271 + Chi nộp thuế, lệ phí 825 937 1.663 b Chi phí hoạt động 227.775 345.601 356.898 - Chi nhân viên 57.213 75.577 72.728 - Chi hoạt động quản lý và công vụ 36.400 43.936 44.417 - Chi tài sản 26.264 29.708 28.737 - Chi bảo hiểm tiền gửi 5.031 5.969 7.748 Chi dự phòng rủi ro tín dụng 102.839 190.329 203.227 - Chi khác 28 82 41 (Nguồn: Báo cáo của Chi nhánh Agribank Quảng Ninh) Chi phí kinh doanh của Chi nhánh Agribank Quảng Ninh bao gồm: giá vốn và chi phí hoạt động, trong đó giá vốn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí 56 kinh doanh của đơn vị. Do quy mô kinh doanh của chi nhánh tăng lên qua các năm làm cho chi phí cũng tăng lên, cụ thể: Năm 2011 tổng chi phí tăng 596.928 triệu đồng so với năm 2010 thì giá vốn tăng 479.102 triệu đồng. Năm 2012 tổng chi phí giảm 176.347 triệu đồng thì giá vốn giảm 187.644 triệu đồng, như vậy sự tăng giảm của tổng chi phí kinh doanh của Chi nhánh chủ yếu phụ thuộc vào sự tăng giảm của giá vốn.  Giá vốn Giá vốn chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí và có sự ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh, tỷ lệ giá vốn trên doanh thu càng cao thì lợi nhuận càng giảm, vì vậy các ngân hàng luôn tìm cách để giảm tỷ lệ giá vốn, trong khi đó giá vốn lại chịu ảnh hưởng trực tiếp từ lãi suất huy động vốn mà lãi suất huy động vốn lại biến động lên xuống khó lường trước được trên thị trường. Năm 2010 giá vốn là 866.366 triệu đồng chiếm tỷ trọng 79% tổng chi phí, năm 2011 giá vốn là 1.345.468 triệu đồng chiếm 80% và năm 2012 là 1.157.824 triệu đồng chiếm 76% tổng chi phí, trong đó: Giá vốn của cho vay chiếm tỷ trọng cao nhất và tăng giảm không ổn định trong 3 năm, đây là chi phí lãi phải trả từ hoạt động huy động vốn. Năm 2010 chi phí huy động vốn là 860.701 triệu đồng thì năm 2011 tăng lên 1.328.880 triệu đồng và năm 2012 giảm xuống còn 1.150.078 triệu đồng, sự thay đổi liên tục của của chi phí này là do số tiền huy động và dư nợ huy động vốn của chi nhánh tăng trưởng nhanh. Bên cạnh đó lãi suất huy động bình quân đầu vào cao cũng là nguyên nhân làm thay đổi giá vốn của Chi nhánh. Sự biến động lãi suất trên thị trường năm 2010 và 2011 đã làm ảnh hưởng rất lớn đến giá vốn của dịch vụ cho vay, cụ thể: năm 2010 lãi suất thị trường tăng mạnh với mức lãi suất lãi suất là 10,49% năm thì tháng 5/2010 lãi suất tăng 11,9% năm, cuối năm 2010 lãi suất tăng lên là 13,5%năm, trong khi đó chi nhánh vẫn tăng doanh thu huy động vốn với mức tăng trưởng cao vì vậy làm cho giá vốn tăng theo, sang đến đầu năm 2011 lãi suất huy động vẫn diễn biến tăng với mức 14%/năm cộng thêm các hình thức ngầm về khuyến mại lãi suất, 57 khiến lãi suất huy động có tháng lên tới 16%/năm, đến tháng 9/2011 tình trạng chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng đã chấm dứt nhờ có sự can thiệp mạnh tay của ngân hàng Nhà nước Việt Nam, nhờ đó mức lãi suất duy trì ở mức 14%/năm. Năm 2012 nguồn vốn huy động tăng trưởng 32,3% so với năm 2011 nhưng do biến động lãi suất huy động đều giảm ở các kỳ hạn và nguồn vốn không kỳ hạn được duy trì ổn định nên tỷ trọng chi phí trả lãi giảm. Lãi suất biến động, nguồn vốn huy động tăng làm cho chi nhánh Agribank Quảng Ninh phải chịu chi phí giá vốn cao, đây cũng là một trong những lý do làm cho chỉ tiêu sinh lời của chi nhánh đạt hiệu quả thấp trong những năm qua. Ngoài giá vốn của hoạt động cho vay còn có giá vốn của các loại hình dịch vụ khác như dịch vụ thanh toán, bảo lãnh, ngân quỹ, kinh doanh ngoại hối và các dịch vụ khác, nhưng qua bảng chi phí kinh doanh cho thấy giá vốn của các loại dịch vụ này chiếm tỷ trọng thấp trong tổng giá vốn, cụ thể: năm 2010 tổng giá vốn của các dịch vụ này chỉ chiếm 0,65% tổng giá vốn, năm 2011 là 1,26% và năm 2012 chỉ chiếm 0,67%, đây cũng là lý do chứng minh mức độ quan trọng của hoạt động kinh doanh dịch vụ trong việc góp phần tạo ra lợi nhuận của ngân hàng vì với tỷ lệ giá vốn thấp sẽ làm cho tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu của các dịch vụ này là rất cao so với dịch vụ cho vay.  Chi phí hoạt động Chi phí hoạt động là loại chi phí gián tiếp trong hoạt động thường xuyên của đơn vị nhưng lại có mức độ ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của chi nhánh, vì những chi phí này được khấu trừ trực tiếp vào lợi nhuận trong kỳ kinh doanh của đơn vị. Nếu tiết kiệm được một đồng chi phí hoạt động cũng có nghĩa là làm tăng thêm một một đồng lợi nhuận vì vậy sử dụng chi phí hoạt động hợp lý và tiết kiệm nó là một trong vấn đề được các nhà quản trị rất quan tâm để đạt được mục tiêu lợi nhuận của đơn vị. Chi phí hoạt động của chi nhánh năm 2010 là 227.775 triệu đồng chiếm 20,8% tổng chi phí, năm 2011 tăng lên 345.601 triệu đồng chiếm 20,9% và năm 2012 là 356.898 triệu đồng chiếm 23,6%, lý do làm cho tỷ trọng chi phí hoạt 58 động trên tổng chi phí tăng là do quy mô hoạt động của chi nhánh tăng nhanh trong nhứng năm qua. Một lý do nữa là do sự tác động của một số chi phí thành phần trong chi phí hoạt động, cụ thể: chi phí hoạt động của chi nhánh chịu tác động của chi phí nhân viên, chi phí hoạt động quản lý, chi phí tài sản, chi dự phòng, chi phí bảo hiểm và chi phí khác, những chi phí này biến động sẽ làm cho chi phí hoạt động biến động theo. Trong đó: Chi dự phòng rủi ro tín dụng chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí hoạt động của Chi nhánh và tăng liên tục trong 3 năm qua. Năm 2010 chi dự phòng là 102.839 triệu đồng chiếm 44,9% chi phí hoạt động, năm 2011 chi phí này tăng lên 190.329 triệu đồng chiếm 55% chi phí hoạt động và năm 2012 tiếp tục tăng lên 203.227 triệu đồng chiếm 56,9% chi phí hoạt động. Sự tăng lên liên tục của chi phí này là do hoạt động tín dụng của chi nhánh gặp khó khăn, nợ xấu tăng cao dẫn đến chi phí trích dự phòng rủi ro tăng. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến tổng chi phí của chi nhánh, làm giảm lợi nhuận và hiệu quả hoạt động. Chi phí nhân viên chiếm tỷ trọng cao thứ hai trong tổng chi phí hoạt động và tăng lên liên tục trong 3 năm qua. Năm 2010 chi phí nhân viên là 57.213 triệu đồng chiếm 25% tổng chi phí hoạt động, năm 201 chi phí nhân viên tăng lên 75.577 triệu đồng chiếm 21,8% và năm 2012 tiếp tục tăng lên 72.728 triệu đồng chiếm 20,3%, như vậy chi phí nhân viên chiếm tỷ trọng cao và vẫn tăng lên liên tục làm cho chi phí hoạt động tăng lên. Lý do của sự tăng trưởng nhanh của chi phí nhân viên là do năm 2011 và 2012, tuy số lượng nhân viên chỉ tăng rất ít nhưng do chính sách tăng lương của Chính phủ nên đơn giá tiền lương tăng làm cho chi phí nhân viên năm 2011 và 2012 tăng nhiều so với năm 2010. Chi phí quản lý và công vụ cũng chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí hoạt động và cũng tăng lên qua các năm, cụ thể: năm 2010 chi phí quản lý và công vụ là 36.400 triệu đồng chiếm 16% thì năm 2011 chi phí này tăng lên 43.936 triệu đồng chiếm 12,7% và năm 2012 tăng lên 44.417 triệu đồng chiếm 12% tổng chi phí hoạt động, điều này cho thấy chi phí quản lý cũng có sự biến động mạnh làm cho chi phí hoạt động tăng theo. Sự tăng lên của chi phí quản lý công vụ là do địa bàn hoạt động rất rộng dẫn đến chi phí giao dịch đi lại tăng lên, bên cạnh đó là các chi phí về 59 khuyến mãi, chi phí văn phòng, giao dịch khách hàng, lễ tân khánh tiết lớn cũng làm ảnh hưởng đến chi phí quản lý của đơn vị. Chi phí tài sản cũng chiếm tỷ trọng không nhỏ đến chi phí hoạt động của chi nhánh, năm 2010 chi phí tài sản là 26.264 triệu đồng chiếm 11,5% tổng chi phí hoạt động, năm 2011 chi phí tài sản là 29.708 triệu đồng chiếm 8,6% và năm 2012 chi phí tài sản giảm 28.737 triệu đồng chiếm 8% tổng chi phí hoạt động. Lý do làm cho chi phí tài sản giảm xuống năm 2012 là một số trang thiết bị đã được đầu tư năm 2010 và năm 2011 và đang hoạt động ổn định, năm 2012 không phải đầu tư thêm cho hoạt động kinh doanh. Ngoài ra chi phí bảo hiểm và một số chi phí khác chiếm tỷ trọng nhỏ và ảnh hưởng không đáng kể đến chi phí hoạt động của chi nhánh, trong đó chi phí bảo hiểm tiền gửi là chi phí bắt buộc biến động theo nguồn vốn huy động của chi nhánh. Nhận xét: Chi phí kinh doanh của chi nhánh Agribank Quảng Ninh tăng lên liên tục trong 3 năm qua do quy mô hoạt động tăng, bên cạnh đó sự tác động của yếu tố lãi suất, hoạt động cho vay và các chi phí hoạt động khác đã làm tăng tổng chi phí kinh doanh của đơn vị. 2.2.2.3 Phân tích các chỉ tiêu năng suất của chi nhánh Bảng 2.11: Bảng tính các chỉ tiêu năng suất từ năm 2010 đến năm 2012. ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 11/10 12/11 1. Doanh thu 1.232.203 1.753.349 1.560.084 521.146 -193.265 2. Tổng tài sản bq 7.430.776 7.941.849 8.361.248 511.073 419.399 3. Lao động bq (người) 463 468 472 5 4 5. NS lao động 2.661 3.746 3.305 1.085 -441 6. NS tài sản 0.17 0.22 0.19 0.05 -0.03 (Nguồn: chi nhánh Agribank Quảng Ninh) Từ bảng số liệu tính toán trên cho thấy năm 2010 năng suất lao động bình quân là 2.661 triệu đồng/lao động, năm 2011 chỉ tiêu này tăng lên đạt mức 3.746 60 triệu đồng/lao động, cao hơn 1.085 triệu đồng so với năm 2010, sự tăng lên của chỉ tiêu này là do sự tác động của 2 yếu tố doanh thu và số lượng lao động bình quân, với số liệu trên bảng tính thì cả doanh thu và số lao động bình quân đều tăng lên, chứng tỏ quy mô về doanh thu đã tăng lên trong năm 2010. Với mức tăng của doanh thu 42% nhanh hơn mức tăng 1% của số lao động bình quân là nguyên nhân làm cho chỉ tiêu năng suất tăng lên trong năm 2011. Năm 2012 chỉ tiêu này lại giảm xuống còn 3.305 triệu đồng/lao động, so sánh với năm 2011 thì lao động bình quân tăng 1% trong khi doanh thu giảm 11%, như vậy nguyên nhân giảm năng suất lao động năm 2012 của Chi nhánh chủ yếu do sự sụt giảm của doanh thu. So sánh chỉ tiêu doanh thu/tổng tài sản bình quân giữa các năm cũng cho thấy năm 2011 chỉ tiêu này tăng lên cao từ 0,17 lần lên 0,22 lần, sự biến động tăng của chỉ tiêu này là do yếu tố doanh thu tăng lên với mức độ nhanh hơn so với mức tăng của tổng tài sản bình quân (6,8%), nhưng đến năm 2012 chỉ tiêu này chỉ đạt 0,19 lần, thấp hơn 0,03 lần so với năm 2011. Như vậy, doanh thu giảm trong khi tổng tài sản vẫn tăng 5,3% làm cho vòng quay bị giảm xuống và giảm hiệu quả của chỉ tiêu này. Qua sự so sánh giữa các năm cho thấy nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả của các chỉ tiêu năng suất là do chất lượng làm việc của đội ngũ công nhân viên trong đơn vị, năm 2011 số lượng công nhân viên ổn định và có thêm kinh nghiệm đã tác động tích cực đến chỉ tiêu năng suất. Năm 2012 nguồn nhân lực ít biến động nhưng chất lượng lao động không cao dẫn đến doanh thu giảm mạnh đã làm các chỉ tiêu về năng suất giảm xuống. Để đánh giá hiệu quả của các chỉ tiêu này, tiếp tục so sánh với kết quả của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam trong 3 năm 2010; 2011 và 2012 như sau 61 Bảng 2.12: Bảng so sánh chỉ tiêu năng suất của chi nhánh Agribank Quảng Ninh và Agribank Việt Nam Chỉ tiêu Chi nhánh Agribank Quảng Ninh Agribank Việt Nam 2010 2011 2012 2010 2011 2012 1. Doanh thu/lao độngbq 2.661 3.746 3.305 1.785 2.165 2.109 2. Doanh thu/TTS bq 0,17 0,22 0,19 0.12 0.15 0.15 (Nguồn: Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam) Từ bảng số liệu cho thấy chỉ tiêu doanh thu/lao động bình quân của chi nhánh Agribank Quảng Ninh năm 2010 cao hơn so với của Agribank. Nguyên nhân do tổng số lao động của Agribank tăng nhanh trong khi mức tăng của doanh thu thấp, trong khi đó số lao động của Chi nhánh Agribank Quảng Ninh tăng rất ít, doanh thu giảm dẫn đến năng suất lao động năm 2012 giảm tuy nhiên vẫn cao hơn năng suất lao động của toàn hệ thống Agribank. So sánh chỉ tiêu năng suất tài sản cho thấy bình quân chỉ tiêu này của Chi nhánh Agribank Quảng Ninh là 0,19 trong khi chỉ tiêu bình quân của Agribank là 0,14 cho thấy năng suất tài sản của Chi nhánh đạt hiệu quả hơn. Tuy nhiên năm 2012 chỉ tiêu này của Agribank không thay đổi thì chỉ tiêu này của Chi nhánh Agribank Quảng Ninh lại có xu hướng giảm. Điều này cho thấy có thể do tình hình kinh tế xã hội của địa phương đã ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của chi nhánh. Để đánh giá một cách khách quan hơn ta tiếp tục so sánh chỉ tiêu này với các ngân hàng đối thủ như sau: 62 Bảng 2.13: Bảng chỉ tiêu năng suất của các ngân hàng khác Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Vietinbank Quảng Ninh BIDV Quảng Ninh 2010 2011 2012 2010 2011 2012 1. Doanh thu/lao độngbq 661 876 651 2.063 2.709 2.456 2. Doanh thu/TTS bq 0,04 0,04 0,03 0,11 0,13 0,10 (Nguồn: Vietinbank Quảng Ninh và BIDV Quảng Ninh cung cấp) Nếu so sánh với chỉ tiêu của chi nhánh Vietinbank Quảng Ninh và chi nhánh BIDV Quảng Ninh thì chỉ tiêu doanh thu/lao động bình quân của 2 ngân hàng này thấp hơn so với chi nhánh Agribank Quảng Ninh do 2 ngân hàng đối thủ này có sự biến động mạnh về nhân sự và doanh thu tăng trưởng thấp nên hiệu quả làm việc của lao động thấp hơn Chi nhánh Agribank Quảng Ninh. Trong khi đó chỉ tiêu doanh thu trên tổng tài sản của chi nhánh Agribank Quảng Ninh qua 3 năm đều cao hơn so với 2 ngân hàng đối thủ do doanh thu hàng năm của chi nhánh cao hơn so với mức tăng doanh thu của 2 ngân hàng đối thủ. Nhưng nhìn chung các chỉ tiêu này đều có xu hướng tăng trong năm 2011 và giảm trong năm 2012 ở cả 3 ngân hàng cho thấy nguyên nhân dẫn đến kết quả là do tình hình chung của nền kinh tế và năng suất làm việc của mặt bằng lao động đã tác động tương đối đều đến chỉ tiêu năng suất của các ngân hàng trên địa bàn. Kết luận: Các chỉ tiêu năng suất của chi nhánh Agribank Quảng Ninh là có hiệu quả, cụ thể: Trong 3 năm từ năm 2010 đến năm 2012 thì trong năm 2011 chỉ tiêu năng suất của chi nhánh đạt hiệu quả cao nhất và năm 2010 đạt hiệu quả thấp nhất. So với các ngân hàng đối thủ thì chỉ tiêu năng suất của chi nhánh là có hiệu quả. 63 2.2.3 Phân tích hiệu quả của các loại hình hoạt động 2.2.3.1 Phân tích hiệu quả hoạt động huy động vốn Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung, doanh nghiệp nào cũng phải cần đến nguồn vốn, vốn quyết định khả năng, quy mô hoạt động, cho phép doanh nghiệp có thể đa dạng hóa hoạt động. Với ngân hang thương mại, vốn giúp ngân hang cung ứng, mở rộng được nhiều dịch vụ, kinh doanh đa năng thoát khỏi những hình thức kinh doanh đơn điệu truyền thống. Nguồn vốn dự trữ của ngân hang dồi dào đảm bảo được khả năng thanh toán, giảm thiểu những rủi ro. Vốn còn là nhân tố quyết định thắng lợi của ngân hàng trong việc cạnh tranh tạo lập được chỗ đứng vững chắc, uy tín trên thị trường. Vì vậy Chi nhánh Agribank Quảng Ninh luôn chú trọng công tác huy động vốn, xác định đây là nhiệm vụ quan trọng và đã có nhiều biện pháp để tăng cường huy động vốn, kết quả thể hiện qua hình 2.1: Hình 2.1: Kết quả huy động vốn năm 2010 - 2012 (Nguồn số liệu: Báo cáo tổng kết hàng năm của chi nhánh Agribank Quảng Ninh ) Để đánh giá hiệu quả kinh doanh hoạt động huy động vốn của chi nhánh Agribank Quảng Ninh ta đi vào so sánh chỉ tiêu năng suất lao động và năng suất chi phí trong 3 năm 2010; 2011 và 2012 như sau: 64 Bảng 2.14: Bảng tính chỉ tiêu năng suất huy động vốn từ năm 2010 - 2012 ĐVT: Triệu đồng, % Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tăng(giảm) % tăng(giảm) 11/10 12/11 11/10 12/11 Nguồn vốn 5.303.127 5.854.785 7.747.383 551.658 1.892.598 10.40 32.33 NS lao động 11.454 12.510 16.414 1.056 3.904 9.22 31.20 NS chi phí 6,16 4,41 6,74 -1,76 2,33 -28,49 52.90 (Nguồn: chi nhánh Agribank Quảng Ninh) Theo bảng tính toán cho thấy năng suất lao động của hoạt động huy động vốn trong năm 2010 đạt 11.454 triệu đồng/lao động, năm 2011 chỉ tiêu này tăng lên đạt 12.510 triệu đồng/lao động cao hơn 1.056 triệu đồng tương đương 9,22%. Sự tăng nhanh của chỉ tiêu này là năm 2011 yếu tố lao động bình quân tăng chậm trong khi vốn huy động lại tăng trưởng nhanh, do đó có thể nói năng suất lao động của nhân viên trong năm 2010 làm việc hiệu quả hơn so với năm 2010. Năm 2012 chỉ tiêu này vẫn tiếp tục tăng lên đạt 16.414 triệu đồng/lao động, tăng 31.2% so với năm 2011, như vậy năm 2012 có ít sự thay đổi về nhân sự nhưng năng suất lao động vẫn tăng rất mạnh, chứng tỏ ngoài nỗ lực huy động vốn của nhân viên thì năng suất lao động còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác như lãi suất huy động, chính sách huy động... đã tác động mạnh đến kết quả huy động vốn. Để đánh giá hiệu quả của chỉ tiêu năng suất ta tiếp tục phân tích chỉ tiêu năng suất chi phí của hoạt động huy động vốn. Qua bảng số liệu tính toán trên cho thấy chỉ tiêu năng suất chi phí của năm 2010 đạt 5,16 lần, năm 2011 chỉ tiêu này giảm xuống 4,41 lần và năm 2012 lại tăng lên 6,47 lần. Nếu so sánh năm 2011 và năm 2010 thì chỉ tiêu năm 2011 giảm xuống thấp hơn so với năm 2010 do tốc độ tăng của chi phí lãi huy động tăng nhanh hơn tốc độ tăng của vốn huy động, cụ thể tốc độ tăng của vốn huy động 10,4% trong khi tốc độ tăng của chi phí lãi là 54,4 %. Nếu xét về quy mô cho thấy quy mô vốn huy động tăng lên đây cũng là yếu tố thuận lợi làm tăng tổng tài sản cũng như tài sản có sinh lời cho chi nhánh, nhưng bên cạnh 65 yếu tố thuận lợi, quy mô doanh số huy động tăng thì kéo theo chi phí lãi cũng tăng lên với tốc độ nhanh hơn làm ảnh hưởng gây bất lợi đến lợi nhuận cũng như hiệu quả kinh doanh của đơn vị. Năm 2012 chỉ tiêu tăng lên 6,47 lần, cao hơn 2,33 lần so với năm 2011, theo bảng số liệu tính toán trên thì sự tăng lên của chỉ tiêu này trong năm 2012 là do chi phí lãi vay giảm 13,5% so với năm 2011 trong khi vốn huy động tăng 32,33%, như vậy quy mô vốn huy động vẫn tiếp tục tăng mạnh trong năm 2012 là yếu tố thuận lợi về tính thanh khoản cũng như tăng tài sản có sinh lời cho đơn vị, đồng thời tốc độ tăng chi phí lãi có xu hướng giảm xuống cho thấy lãi suất thị trường có xu hướng giảm trong năm 2012. Nguyên nhân tăng giảm của chỉ tiêu năng suất chi phí này trong 3 năm qua là do một số nguyên nhân sau: Do chính sách của chi nhánh ưu tiên tăng trưởng dịch vụ huy động vốn, vì vậy với lãi suất huy động hấp dẫn và đưa nhiều chương trình khuyến mãi đã kích thích được khách hàng gửi tiền tại chi nhánh tăng lên, bên cạnh đó với sự đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ là điều kiện thuận lợi cho vốn huy động tăng liên tục trong 3 năm qua. Nhưng yếu tố lãi suất huy động lại là yếu tố ảnh đến hiệu quả của hoạt động huy động vốn, chi phí huy động vốn cao thì hiệu quả của hoạt động huy động vốn sẽ giảm. Thực trạng cho thấy: lãi suất huy động tăng nhanh trong năm 2010 và kéo dài đến năm 2011 do lạm phát gia tăng, Nhà nước thắt chặt tiền tệ, các ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất để thu hút tiền gửi trong dân cư, mức lãi suất huy động dao động ở khoảng 10,4% đến 11,5%, từ tháng 5 trở đi đến cuối năm 2010 nền kinh tế với ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, lãi suất huy động thị trường tăng nh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf000000272252_9315_1951955.pdf
Tài liệu liên quan