Luận văn Phân tích và giải pháp giảm thiểu rủi ro của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Ninh Bình

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC HÌNH

LỜI MỞ ĐẦU. 1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ RỦI

RO CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI . 4

1.1. Ngân hàng thương mại và rủi ro của ngân hàng thương mại:. 5

1.1.1. Khái niệm Ngân hàng thương mại:. 5

1.1.2. Các hoạt động của Ngân hàng thương mại:. 6

1.1.3. Các chức năng của Ngân hàng thương mại . 7

1.1.4: Các loại rủi ro chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của NHTM. 8

1.1.4.1. Rủi ro tín dụng: . 9

1.1.4.2. Rủi ro thanh khoản:. 11

1.1.4.3. Rủi ro lãi suất. 13

1.1.4.4. Rủi ro tỷ giá: . 14

1.1.4.5. Rủi ro tác nghiệp:. 15

1.1.5. Nguyên nhân gây rủi ro trong hoạt động ngân hàng:. 16

1.1.5.1. Những nguyên nhân khách quan:. 16

1.1.5.2. Những nguyên từ phía khách hàng của ngân hàng:. 17

1.1.5.3. Những nguyên nhân thuộc về bản thân ngân hàng:. 17

1.1.6. Hậu quả rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NHTM. 18

1.1.6.1. Hậu quả của rủi ro đối với Ngân hàng . 18

1.1.6.2. Hậu của của rủi ro đối với khách hàng của ngân hàng . 19

1.1.6.3. Hậu quả của rủi ro đối với nền kinh tế. 20

1.2. Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NHTM. 21

1.2.1. Sự cần thiết và mục đích của quản lý rủi ro . 21

pdf130 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 541 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích và giải pháp giảm thiểu rủi ro của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Ninh Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vay, về thực trang tài chính cũng như uy tín người vay từ đó gây ra rủi ro về khả năng trả nợ của khách hàng. Bên cạnh đó, một số hồ sơ của tài sản thế chấp, cầm cố chưa đầy đủ hay chưa hợp lệ ảnh hưởng đến việc xử lý nợ quá hạn sau này. - Định giá tài sản chưa phù hợp trước khi cho vay. - Cho vay vượt quyền phán quyết theo quy định. - Giải ngân trước khi thực hiện đăng ký giao dịch tài sản đảm bảo nợ vay hoặc chưa nhận đủ tài sản tương ứng với dư nợ đã phát vay. - Quá trình giải ngân còn thiếu các căn cứ (hợp đồng kinh tế, chứng từ thanh toán). Có nhiều món vay giải ngân bằng tiền mặt hoặc chuyển vào tài khoản tiền gửi của bên vay thay vì phải chuyển vào tài khoản của bên bán tạo điều kiện cho bên vay sử dụng vốn vay sai mục đích.  Do thiếu kiểm tra, kiểm soát sau khi vay - Thiếu kiểm tra sử dụng vốn vay sau khi giải ngân, nếu có thì chỉ mang tính hình thức. Biên bản kiểm tra không ghi đầy đủ nội dung hoặc thực hiện quá thời hạn kiểm tra theo quy định sau khi phát vay. - Do chạy theo thành tích nên việc điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ, chuyển quá hạn thực hiện không đúng quy định (như: gia hạn nợ thiếu căn cứ, không chuyển nợ quá hạn kịp thời) đã phản ánh không đúng thực trạng tín dụng. Phân tích và giải pháp giảm thiểu rủi ro của NH TMCP Đầu tư và Phát triển Ninh Bình 54 - Chưa chú trọng đến chất lượng tài sản đảm bảo, chưa hoàn thiện thủ tục đảm bảo tiền vay trước, trong và sau khi cho vay, chưa thực hiện đánh giá lại tài sản đúng định kỳ. Tài sản đảm bảo chưa được giám sát, quản lý chặt chẽ, khi cho vay chưa đánh giá đúng giá trị thực của tài sản, chính vì vậy khi phải xử lý rủi ro tín dụng thì một số tài sản không thể hoặc khó xử lý, khi bán thanh lý giá trị thu hồi thấp.  Do xử lý nợ quá hạn khó khăn - Văn bản hướng dẫn của Nhà nước và các bộ ngành có liên quan về vấn đề xử lý nợ còn chung chung, chưa thực sự cụ thể, rõ ràng, sát với thực tế nên khó khăn cho ngân hàng trong triển khai thực hiện. - Việc giải quyết tranh chấp, tố tụng trước tòa thường kéo dài, mất nhiều thời gian. Đối với hợp đồng tín dụng bị tòa tuyên vô hiệu nhưng trên thực tế giữa các bên có sự vay tiền và nắm giữ tài sản của nhau. Trường hợp này, ngân hàng không thể xử lý được tài sản đảm bảo để thu hồi nợ. - Những tài sản đảm bảo bằng bất động sản thường về mặt pháp lý hồ sơ chứng nhận quyền sử dụng đất chưa đầy đủ. - Chi nhánh chưa triệt để áp dụng các biện pháp thu hồi nợ, còn chần chừ chưa khởi kiện hoặc chưa áp dụng biện pháp mạnh như nhờ sự hỗ trợ của cơ quan pháp luật. Việc triển khai xử lý nợ chưa gắn với việc quy trách nhiệm các cá nhân có liên quan. Chỉ lập phương án xử lý nợ chung chung, biện pháp triển khai còn thụ động, chưa tận thu nợ có hiệu quả, chưa phân tích được đầy đủ thực trạng tài chính của con nợ để có kế hoạch và biện pháp xử lý thỏa đáng. - Chi nhánh vẫn còn tư tưởng ỷ lại vào BIDV khi xử lý nợ sau khi được chuyển nợ quá hạn ngoại bảng mà không thật sự tích cực thu hồi nợ khi đã chuyển ngoại bảng. - Bộ phận xử lý nợ còn kiêm nhiệm cả nhiệm vụ khác, một số cán bộ tín dụng chưa thật sự tâm huyết, có trách nhiệm với công việc được giao, chưa nắm vững các quy định hiện hành trong hoạt động tín dụng, chưa được đào tạo chuyên Phân tích và giải pháp giảm thiểu rủi ro của NH TMCP Đầu tư và Phát triển Ninh Bình 55 sâu nên việc thẩm định khách hàng, khoản vay chưa đạt yêu cầu nên chưa hoàn toàn tập trung cho công tác thu hồi nợ. 2.3. Phân tích rủi ro thanh khoản 2.3.1. Thực trạng thanh khoản của Ngân hàng BIDV Ninh Bình Hơn hai thập kỷ qua, kể từ khi hệ thống Ngân hàng Việt Nam thực hiện quá trình cải cách, các NHTM đã có bước phát triển mới cả về lượng và chất, nhưng vấn đề rủi ro thanh khoản dường như chưa được quan tâm đúng mức Ở Việt Nam đã có một sự cố thanh khoản xảy ra đối với NHTM, trong đó rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Á Châu năm 2003 là một sự kiện tiêu biểu. Rủi ro thanh khoản xảy ra với ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) vào tháng 10/2003. ACB vốn đang hoạt động rất hiệu quả và được vinh danh là “ NHTMCP tốt nhất Việt Nam”. Đột nhiên trong hai ngày 12 và 13/10/2003, tại thành phố Hồ Chí Minh và khu vực phía nam rộ lên tin đồn Tổng giám đốc của ACB bỏ trốn. Tin đồn này ngay lập tức ảnh hưởng đến lòng tin của công chứng gửi tiền tại ACB, họ lũ lượt kéo đến Hội sở chính và các chi nhánh của ACB tại TP. Hồ Chí Minh để rút tiền. Riêng trong ngày 14/10 đã có 4000 khách hàng yêu cầu rút tiền, xấp xỉ 700 tỷ trong đó 16 triệu USD tiền gửi đã bị rút ra. Dòng tiền rút ra sẽ tiếp tục tăng nếu như ngay sau đó ACB không kịp thời có cuộc họp báo với sự xuất hiện của tổng giám đốc ACB – nhân vật chính của câu chuyện bỏ trốn - nhằm khẳng định tin đồn kia hoàn toàn trái sự thật. NHNN ngay lập tức cũng vào cuộc nhằm củng cố niềm tin của công chúng bằng cam kết: “Trong trường hợp thiếu tiền mặt, NHNN cam kết sẽ đáp ứng đầy dủ mọi nhu cầu về VND, ngoại tệ và vàng để ACB đảm bảo thanh toán”. Nhờ đó, vụ việc được lắng lại và dòng tiền rút khỏi ACB lại chảy ngược trở lại. Ngày 17/10 đã có 1.273 khách hàng đến ACB gửi lại 117.9 tỷ đồng. Trong sự cố thanh khoản trên, bị thiệt hại nhất là khách hàng gửi tiền do rút trước hạn nên bị mất lại dự tính. Tuy nhiên, nếu như không có sự can thiệp kịp thời của NHNN cũng như động thái xử ký vụ việc nhanh chóng của chính Ngân hàng thì ACB hoàn toàn có thể rơi vào khủng khoảng thanh toán. Nói như vậy để thấy rằng rủi ro thanh khoản đối với Ngân hàng vẫn luôn Phân tích và giải pháp giảm thiểu rủi ro của NH TMCP Đầu tư và Phát triển Ninh Bình 56 tiềm ẩn trong bất cứ giai đoạn nào. Chỉ với một tin đồn vô căn cứ, cả một tổ chức ngân hàng có uy tín lâu năm như ACB vẫn có thể có nguy cơ đứng trước khủng hoảng thanh khoản. Đầu năm 2009, NHNN thực thi chính sách tiền tệ nới lỏng, nhưng trước tình trạng dư nợ tín dụng có dấu hiệu gia tăng mạnh hơn chỉ tiêu định hướng cho cả năm 2009 là 30%, thì từ tháng 6/2009 đến đầu năm 2010, dù không tuyên bố là đã chuyển sang chính sách tiền tệ thắt chặt, nhưng những động thái của NHNN rõ ràng là có những biểu hiện của việc thắt chặt dần tiền tệ dưới định hướng là “chủ động ngăn ngừa lạm phát”. Đó là việc chỉ đạo các ngân hàng thương mại không được tăng trưởng tín dụng quá 25%, các ngân hàng khác phải kiểm soát tốc độ tăng trưởng. Đổng thời NHNN cũng thông báo là sẽ kiểm soát chặt lượng cung tiền qua thị trường mở. Chỉ đạo không được dùng vốn cho vay đầu tư bất động sản và các hoạt động đầu tư tài chính cũng là một biện pháp để kiềm chế mức tăng trưởng tín dụng. Những biện pháp này của NHNN đã kiềm chế được mức tăng dư nợ ở mức 37,7%, đồng thời góp phần kiềm chế mức tăng CPI (cả năm chỉ tăng 6,88%), nhưng tinh hình lãi suất và cung ứng vốn cho nền kinh tế lại đang có vấn đề. Lãi suất huy động VND liên tục trong xu thế bung hết trần. Từ 1.12.2009, lãi suất cơ bản đã lên 8% và khống chế trần lãi suất huy động là dưới 10,5%/năm thì lãi suất huy động cao nhất đã lên tới 10,499%/năm. Lĩa suất liên ngân hàng lên 12%/năm và có nguy cơ “tăng tiếp”. Riêng năm 2011, NHNN ban hành Thông tư 02/2011/TT-NHNN quy định về lãi suất huy động tối đa bằng đồng Việt Nam của các TCTD và chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Theo đó, TCTD ấn định lãi suất huy động vốn bằng đồng Việt Nam của các tổ chức (trừ tổ chức tín dụng) và cá nhân gồm cả chi khuyến mại dưới mọi hinh thức không vượt quá 14%/năm. Ngân hàng BIDV Ninh Bình cũng như các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn lại tiếp tục cuộc chạy đua tăng lãi suất bằng những biện pháp “lách” luật. BIDV Ninh Bình đã huy động vốn bằng nhiều hình thức như khuyến mại dành cho khách hàng gửi trên 12 tháng và là khách hàng quen của ngân hàng, khuyến mại “cào trúng thưởng”. Ngoài ra thì còn tăng thêm Phân tích và giải pháp giảm thiểu rủi ro của NH TMCP Đầu tư và Phát triển Ninh Bình 57 balo du lịch, vali kéo, bộ chén, quạt điện cho khách hàng tiền gửi. Điều này khiến ngân hàng vướng phải các vấn đề liên quan đến pháp luật và gặp phải rủi ro với các sản phẩm huy động linh hoạt. Đó là các sản phẩm: tiền gửi có kỳ hạn “được rút gốc linh hoạt” và khi rút gốc trước hạn :được hưởng lãi suất theo thời gian thực gửi”; Tiết kiệm lãi suất thả nổi” với đặc tính “cho phép khách hàng được rút trước hạn mà vẫn được hưởng lãi suất thực nhận rất hấp dẫn”. Khi khách hàng rút trước hạn hay do thị trường có biến động hoặc khi tâm lý người gửi tiền bị tác động bởi các thông tin sai lệch, ngân hàng có thể sẽ rơi và nguy cơ rủi ro thanh khoản. Điển hình là ngày 25/09/2009 Tập đoàn Xuân thành rút gần 300 tỷ đồng làm cho nguồn vốn huy động của chi nhánh sụt giảm đáng kể. Việc cho vay đối với khách hàng tại chi nhánh chỉ ưu đãi cấp tín dụng theo hạn mức đối với những khách hàng truyền thống, trong khi đó lãi suất cho vay cũng bị đẩy lên rất cao, ở mức 18%/năm, rồi 21%/năm. Kết quả kinh doanh của ngân hàng giảm sút và phải điều chỉnh kế hoạch lợi nhuận năm khoảng 30-40%. Tình hình này đã gây ảnh hưởng nặng nề tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. 2.3.2. Tổ chức quản lý thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) Hội sở chính chịu trách nhiệm quản lý thanh khoản toàn hệ thống, theo nguyên tắc quản lý vốn tập chung. Quản lý thanh khoản tại ngân hàng được diễn ra hàng ngày theo chiến lược của ban quản trị, chính sách và quy định về giới hạn do hội đồng quản lý rủi ro quyết định sau khi được ban giám đốc thông qua. Hội sở chính quy định riêng đối với từng chi nhánh quản lý thanh khoản. Quản lý thanh khoản tại ngân hàng BIDV được kết hợp giữa 2 phương pháp là phương pháp tĩnh và phương pháp động. Quản lý rủi ro thanh khoản tại BIDV được thực hiện trong một kế hoạch tổng thể về quản lý rủi ro thanh khoản và ứng phó với các sự cố rủi ro thanh khoản. Chủ trương quản lý rủi ro thanh khoản trên nguyên tắc tuân thủ các quy định của NHNN, đảm bảo tính thanh khoản của tài sản và tăng cường chất lượng tài sản. Hội Phân tích và giải pháp giảm thiểu rủi ro của NH TMCP Đầu tư và Phát triển Ninh Bình 58 đồng quản lý Tài sản Nợ Có (Hội đồng ALCO), Ban điều hành ngân quỹ, Phòng quản lý rủi ro tùy theo phân cấp trách nhiệm đưa ra những đánh giá định tính, định lượng thanh khoản, xây dựng khung quản lý rủi ro thanh khoản và giám sát rủi ro thanh khoản. Quản lý rủi ro thanh khoản tại BIDV đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc cụ thể sau: - Tuân thủ nghiêm các quy định của NHNN về tỷ lệ an toàn vốn và thanh khoản trong hoạt động ngân hàng. - Duy trì tỷ lệ tối thiểu 25% giữa giá trị các tài sản có có thể thanh toán ngay và các tài sản nợ sẽ đến hạn thanh toán trong thời gian một tháng tiếp theo. - Duy trì tỷ lệ tối thiểu bằng một (1) giữa tổng tài sản có có thể thanh toán ngay trong khoảng thời gian bảy (7) ngày làm việc tiêp theo và tổng tài sản nợ phải thanh toán trong khoảng thời gian bảy (7) ngày làm việc tiếp theo. - Tuân thủ các hạn mức thanh khoản quy định trong chính sách quản lý rủi ro thanh khoản do Hội đồng ALCO quy định. - Tổng hợp và phân tích động thái của khách hàng gửi tiền, xây dựng kế hoạch sử dụng vốn cho hoạt động tín dụng và các hoạt động có rủi ro vốn. Ngân hàng BIDV cũng thiết lập các định mức thanh khoản như là một công cụ dự phòng tài chính để ứng phó với các đột biến về thanh khoản. Căn cứ khả năng thanh toán ngay và khả năng chuyển đổi thành thanh toán ngay, định mức thanh khoản chia làm bốn (4) cấp độ từ thấp đến cao. Trong mỗi cấp độ sẽ quy định rõ các loại thanh khoản. Kế hoạch thanh khoản dự phòng được thể hiện bằng văn bản và được Hội đồng Alco xem xét cập nhật hàng tháng. Ngoài ra, Ngân hàng cũng xây dựng kế hoạch ứng phó tình trạng khẩn cấp thanh khoản nhằm cung cấp cho lãnh đạo, trưởng các đơn vị, bộ phận và nhân viên phương cách quản lý và ứng phó khi xảy ra sự cố thanh khoản. Các bước có quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình ứng phó tình trạng khẩn cấp thanh khoản, bao gồm: - Xây dựng kế hoạch: định nghĩa phân loại sự cố, mô phỏng các tình huống của sự cố và các hành động cụ thể để ứng phó. Kế hoạch phải thể hiện bằng văn bản Phân tích và giải pháp giảm thiểu rủi ro của NH TMCP Đầu tư và Phát triển Ninh Bình 59 được thiết lập trên công việc hàng ngày kể cả ngoài giờ làm việc. Kế hoạch phải được xem xé cập nhật ít nhất sáu (6) tháng một lần. - Thực hiện hành động ứng phó có hệ thống. - Kiểm soát phương thức quản lý tình trạng khẩn cấp: quản lý mọi hành động trong thời gian xảy ra sự cố, điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với tình hình Kế hoạch ứng phó cũng bao gồm việc định nghĩa các mức độ khẩn cấp của thanh khoản và các biện pháp ngăn chặn, các định mức thanh khoản có thể sử dụng, các nguồn lực có thể huy động bao gồm cả nguồn lực bên trong và nguồn lực bên ngoài để ngăn chặn và đối phó với sự cố thanh khoản. Kế hoạch cũng quy định sơ đồ thông tin liên lạc đa chiều từ nhân viên đến lãnh đạo và ra bên ngoài cũng như phương tiện thông tin liên lạc và mức độ duy trì liên lạc. BIDV đã và đang triển khai tiếp nhận hỗ trợ kỹ thuật của cổ đông nước ngoài về quản trị rủi ro, trong đó bao gồm cả nâng cao trình độ quản trị rủi ro về thanh khoản. Việc áp dụng kỹ thuật quản trị rủi ro hiện đại sẽ giúp ngân hàng nâng cao công tác quản lý thanh khoản hiệu quả hơn, góp phần gia tăng lợi ích cho ngân hàng. 2.3.3. Quy trình quản lý thanh khoản tại BIDV a/ Quy trình quản lý thanh khoản theo định kỳ Để dự báo cung cầu thanh khảon cho một khoảng thời gian trong tương lai định kỳ (thường là tháng hoặc quý), ngân hàng thống kê số liệu và dự báo theo các bước sau: Bước 1: Bộ phận giao dịch, các phòng nghiệp vụ báo cáo về tình hình huy động vốn, tín dụng, thanh toán, ngân quỹ để phòng quản trị tính toán được cung cầu thanh khoản. Bộ phận quản lý rủi ro thị trường và tác nghiệp nắm bắt thông tin thị trường, báo cáo để có dự đoán về thay đổi lãi suất, tỷ giá và xu hướng của nền kinh tế. Bước 2: Lập báo cáo và phân tích rủi ro thanh khoản; Bước 3: Kiến nghị với hội đồng Alco về thanh khoản; Bước 4: Ra quyết định và thực hiện quyết định thanh khoản; Phân tích và giải pháp giảm thiểu rủi ro của NH TMCP Đầu tư và Phát triển Ninh Bình 60 b/ Quy trình quản lý thanh khoản hàng ngày Đối với việc quản lý thanh khoản hàng ngày, thì ngay đầu tuần làm việc, bộ phận quản lý thanh khoản của ngân hàng sẽ lập báo cáo cung cầu thanh khoản, lập các chỉ số thanh khoản và đánh giá tình hình thanh khoản trong tuần. Sau đó xem xét xác định mức dư thừa hay thiếu hụt thanh khoản. Bộ phận giao dịch kiểm tra tính toán, luôn đảm bảo thực hiện dự trữ bắt buộc đầy đủ và đảm bảo các tỷ lệ an toàn thanh toán do Ngân hàng nhà nước quy định. Ngân hàng thực hiện thường xuyên kiểm tra số dư của tài khoản NOSTRO của từng đồng tiền, đảm bảo số dư của các đồng tiền không bị âm. c/ Thông báo lượng tiền thanh toán lớn Để thực hiện chiến lược thanh khoản định kỳ khi thực hiện quản lý thanh khoản hàng ngày, trướ hết bộ phận giao dịch của ngân hàng phảo thông báo lệnh thanh toán đối với những khoản tiền lớn của chi nhánh về Hội sở chính, cụ thể như sau:  Thanh toán tiền đi: Đối với những khoản thanh toán tiền nhỏ hơn 50 tỷ VND, 300.000 USD, 50.000 EUR: chi nhánh không cần thông báo về Hội sở chính. - Còn đối với những khoản tiền lớn hơn 100 tỷ VND, 2.000.000 USD, 500.000 EUR thì phải thông báo cho hội sở chính trước 10h sáng trong ngày hiệu lực. - Những khoản tiền từ 100 tỷ VND đến 500 tỷ VND, 5.000.000 USD, 1.000.000 EUR thì phải thông báo trước ngày thanh toán ít nhất 1 ngày làm việc. - Trên 500 tỷ VND, 10.000.000 USD, 2.000.000 EUR thì phải thông báo trước ngày thanh toán ít nhất 3 ngày làm việc - Đối với các loại ngoại tệ khác: chi nhánh thông báo lệnh thanh toán trước ít nhất 02 ngày làm việc.  Với những khoản tiền về: - Với các ngoại tệ: Chi nhánh thực hiện thông báo các thông tin liên quan đối với các khoản tiền về tài khoản cảu BIDV HO từ 500.000 USD, 200.000 EUR trở Phân tích và giải pháp giảm thiểu rủi ro của NH TMCP Đầu tư và Phát triển Ninh Bình 61 lên hoặc ngoại tệ khác tương đương chậm nhất trong ngày hiệu lực thanh toán - Với VND: Từ 50 tỷ VND đến 100 tỷ VND: chi nhánh thông báo trước 15h ngày hiệu lực thanh toán Từ 100 tỷ VND đến 500 tỷ VND: chi nhánh thông báo ít nhất 01 (một) ngày trước ngày hiệu lực thanh toán Trên 500 tỷ VND: chi nhánh thông báo ít nhất 03 (ba) ngày trước ngày hiệu lực thanh toán d/ Xử lý khi dư thừa thanh khoản - Đối với dư thừa thanh khoản ngắn hạn (ít hơn 6 tháng) + Đầu tư tiền gửi liên ngân hàng + Cho vay ngắn hạn các Tổ chức tín dụng + Mua giấy tờ có giá ngắn hạn + Kinh doanh tiền tệ - Đối với dư thừa thanh khoản dài hạn (6 tháng trở lên) + Tăng cường các khoản vay + Mua giấy tờ có giá dài hạn + Trong trường hợp khi áp dụng các biện pháp trên mà vẫn còn dư thừa thanh khoản, ngân hàng sẽ có kế hoạch cân nhắc việc giảm nguồn vốn huy động, vốn đi vay. e/ Xử lý khi thiếu hụt thanh khoản Các giới hạn và mức độ về thiếu hụt thanh khoản được ngân hàng lập ra để có những mức xử lý và đối phó phù hợp. Cụ thể giới hạn về khe hở thanh khoản tích lũy/ tổng tài sản sẽ được chia ở các mức như nhau để phản ánh mức độ thiếu hụt thanh khoản (mức độ thiếu hụt thanh khoản được chia làm 3 mức là: thiếu hụt Phân tích và giải pháp giảm thiểu rủi ro của NH TMCP Đầu tư và Phát triển Ninh Bình 62 cao, thiếu hụt thấp và không thiếu hụt).( xem bảng 2.11) Bảng 2.11 Giới hạn khe hở thanh khoản tích lũy Chỉ tiêu Thanh khoản không thiếu hụt Thiếu hụt ở mức thấp Thiếu hụt ở mức cao Tỷ lệ khe hở thanh khoản lũy kế 1 ngày tới/Tổng tài sản >0% Từ -1% đến 0% <-1% Tỷ lệ khe hở thanh khoản lũy kế 7 ngày tới/Tổng tài sản >-1% Từ -2% đến -1% <-2% Tỷ lệ khe hở thanh khoản lũy kế 1 tháng tới/Tổng tài sản >-3% Từ -5% đến -3% <-5% Tỷ lệ khe hở thanh khoản lũy kế 3 tháng tới/Tổng tài sản >-5% Từ -7% đến -5% <-7% Tỷ lệ khe hở thanh khoản lũy kế 6 tháng tới/Tổng tài sản >-7% Từ -10% đến -7% <-10% (Nguồn: phòng nguồn vốn BIDV Ninh Bình)  Khi thanh khoản thiếu hụt ở mức thấp ngân hàng thực hiện các biện pháp sau: - Thiếu hụt trong vài ngày tới (từ 1-7 ngày): trong trường hợp này ngân hàng sẽ phải thường xuyên theo dõi và kiểm soát số dư tài khoản NOSTRO, thận trọng khi thực hiện các nghiệp vụ đầu tư vào giấy tờ có giá, mua ngoại tệ hay đầu tư tiền gửi liên ngân hàng. Tiếp tục nhận tiền gửi của các Tổ chức tín dụng. - Thiếu hụt trong 1 tháng – 6 tháng tới: Hạn chế đầu tư tiền gửi liên ngân hàng kỳ hạn trên 1 tháng, hạn chế đầu tư giấy tờ có giá và mua ngoại tệ kỳ hạn trên 1 tháng  Khi thiếu hụt ở mức cao: - Thiếu hụt trong khoảng vài ngày tới (từ 1-7 ngày): Ngân hàng sẽ thôi không đầu tư vào tiền gửi liên ngân hàng, đầu tư vào giấy tờ có giá và mua ngoại tệ. Phân tích và giải pháp giảm thiểu rủi ro của NH TMCP Đầu tư và Phát triển Ninh Bình 63 Thực hiện vay ngắn hạn Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng khác, bán bớt các giấy tờ có giá, bán ngoại tệ và tạm thời ngừng giải ngân tín dụng. - Thiếu hụt trong 7 ngày đến 1 tháng tới: Không đầu tư tiền gửi liên ngân hàng, giấy tờ có giá và ngoại tệ. Vay ngắn hạn Ngân hàng nhà nước và các tổ chức tín dụng, bán tài sản thanh khoản (giấy tờ có giá, ngoại tệ). Ngoài ra ngân hàng sẽ tích cực huy động vốn ngắn hạn của khách hàng. - Thiếu hụt cao trong 01 tháng – 6 tháng: Hạn chế đầu tư tiền gửi liên ngân hàng kỳ hạn 1 tháng, hạn chế đầu tư giấy tờ có giá và mua ngoại tệ kỳ hạn trên 1 tháng, bán các giấy tờ có giá và ngoại tệ. Trong vòng 01 tháng, tiến hành thủ tục vay ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng kỳ hạn từ 03 – 06 tháng. Đẩy mạnh việc huy động vốn, phát hành giấy tờ có giá và có thể phải chấp nhận lãi suất cao. Hạn chế cam kết cho vay và ngừng giải ngân tín dụng. Bên cạnh đó ngân hàng sẽ tiến hành tích cực thu hồi nợ quá hạn. 2.3.4. Thực trạng quản lý rủi ro thanh khoản tại BIDV Ninh Bình Các ngân hàng có thể lựa chọn chiến lược, phương pháp quản trị thanh khoản phù hợp với đặc điểm hoạt động của ngân hàng mình. Với nguồn giữ liệu thu thập được là Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam và Báo cáo tổng kết năm của BIDV Ninh Bình trong vòng ba năm từ 2010 đến 2012 và báo cáo tài chính đến tháng 9 năm 2013. Luận văn chọn cách tiếp cận theo các tiêu chí và chỉ số sau đây để đánh giá về hoạt động thanh khoản và quản lý rủi ro thanh khoản tại BIDV Ninh Bình. Từ các chỉ tiêu này để thấy rõ hơn thực trạng thanh khoản của BIDV, từ đó có những kiến nghị, giải pháp nhằm tăng cường hoạt động thanh khoản tại ngân hàng. Tiêu chuẩn đánh giá dựa trên các quy định của Chính phủ, của Ngân hàng Nhà nước, của các tổ chức quốc tế về Ngân hàng.  Chỉ số trạng thái tiền mặt Chỉ số trạng thái tiền mặt phản ánh độ an toàn của ngân hàng thông qua việc ngân hàng dự phòng bao nhiêu khoản tài sản có tính thanh khoản cao để tài trợ cho rủi ro thanh khoản. (xem bảng 2.12) Phân tích và giải pháp giảm thiểu rủi ro của NH TMCP Đầu tư và Phát triển Ninh Bình 64 Bảng 2.12: Bảng chỉ số trạng thái tiền mặt Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 9 tháng 2013 Tiền mặt + tiền gửi các TCTD 70.994 210.981 243.852 287.128 Tổng tài sản 3.569.588 5.013.356 5.426.104 6.367.394 Chỉ số trạng thái tiền mặt 1,99% 4,20% 4,49% 4,51% (Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh Ngân hàng BIDV Ninh Bình) Một tỷ lệ tiền mặt cao có nghĩa là ngân hàng có khả năng đáp ứng các nhu cầu thanh khoản tức thời. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ này quá cao, đồng nghĩa với việc ngân hàng đang dự trữ một lượng tiền nhàn rỗi quá lớn và điều đó có thể hạn chế khả năng sinh lời lượng tiền này, từ đó giảm lượng thu nhập của ngân hàng. Qua bảng 2.11 cho thấy chỉ số trạng thái tiền mặt của ngân hàng BIDV qua các năm luôn duy trì ở mức hơn 4% so với tổng tài sản. Cụ thể năm 2010 ở mức1,99% nhưng trong vòng 9 tháng 2013 đã lên mức 4,51%. Trạng thái tiền mặt này là rất cao vì theo tiêu chuẩn quốc tế các ngân hàng chỉ nên duy trì tỷ lệ này ở mức từ 2%-3% do vậy trong thời gian tới ngân hàng nên giảm bớt chỉ số này để có thêm dòng tiền đầu tư vào các hoạt động khác sinh lời cao hơn cho ngân hàng.  Chỉ số Năng lực cho vay = Dư nợ/Tổng tài sản Chỉ số năng lực cho vay phản ánh năng lực cho vay của Ngân hàng. Chỉ số này càng cao, chứng tỏ hoạt động tín dụng ngân hàng phát triển mạnh nhưng đồng thời ngân hàng càng kém thanh khoản. (xem bảng 2.13) Bảng 2.13: Chỉ số năng lực cho vay Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 9 tháng 2013 Dư nợ 3.488.033 4.904.888 5.311.088 6.219.427 Tổng tài sản 3.569.588 5.013.356 5.426.104 6.367.394 Chỉ số năng lực cho vay 97,7% 97,8% 97,9% 97,7% (Nguồn: Kết quả kinh doanh năm 2010, 2011, 2012, 9 tháng 2013 của BIDV Ninh Bình) Qua bảng 2.13 Năng lực cho vay của chi nhánh tăng nhẹ qua các năm, năm Phân tích và giải pháp giảm thiểu rủi ro của NH TMCP Đầu tư và Phát triển Ninh Bình 65 2010 là 97,7% đến năm 2012 là 97,9%. Tuy nhiêndo tín dụng được xem là tài sản ít thanh khoản nhất nên việc duy trì một chỉ số cao không phải là tốt đối với ngân hàng. Theo các chuyên gia ngân hàng, dư nợ tín dụng chỉ nên đạt dưới 50% và phải luôn được kiếm soát thì khả năng rơi vào rủi ro của ngân hàng mới có thể hạn chế được. Như vậy, với mức dư nợ tín dụng cao như trên thì BIDV Ninh Bình vẫn có nguy cơ đứng trước nhiểu rủi ro. Trong đó, rủi ro dễ thấy nhất là rủi ro lãi suất. Khi NHNN thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt để đảm bảo khả năng thanh khoản ngân hàng buộc phải tăng lãi suất tiền gửi trong đó lãi suất ghi trong hợp đồng tín dụng không đúng. Kết quả là thu nhập của ngân hàng sẽ giảm đi. Chưa kể đến là chi nhánh còn sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho trung và dài hạn, tạo nên rủi ro về kỳ hạn giữa huy động vốn và sử dụng vốn. Một khi ngân hàng không thể đáp ứng các nhu cầu thanh khoản tức thời, rủi ro thanh khoản hoàn toàn có thể xảy ra.  Chỉ số dư nợ/ tiền gửi của khách hàng Chỉ số dư nợ/tiền gửi của khách hàng đánh giá ngân hàng đã sử dụng tiền gửi khách hàng để cung ứng tín dụng với tỷ lệ bao nhiêu phần trăm. Tỷ lệ này càng cao có nghĩa là khả năng thanh khoản càng thấp. (xem bảng 2.14) Bảng 2.14: Chỉ số dư nợ/ tiền gửi của khách hàng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 9 tháng 2013 Dư nợ 3.488.033 4.904.888 5.311.088 6.219.427 Tiền gửi 1.826.339 2.380.425 2.284.210 2.625.981 Chỉ số Tín dụng/ tiền gửi 90,98% 106,05% 132,51% 136,84% (Nguồn: Kết quả kinh doanh năm 2010, 2011, 2012, 9 tháng 2013 của BIDV Ninh Bình) Qua bảng 2.14 ta thấy rằng từ năm 2010 đến T09/2013 ngân hàng BIDV Ninh Bình cho vay vượt mức tiền gửi huy động được. Chỉ số dư nợ/tiền gửi khách hàng trung bình trong 3 năm và 9 tháng năm 2013 là 116,594%. Có nghĩa là tính bình quân, ngân hàng cứ huy động được 1 đồng t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf000000273270_6047_1951378.pdf
Tài liệu liên quan