Luận văn Phân tích và giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cán bộ quản lý cấp xã trên địa bàn huyện Bố trạch, tỉnh Quảng Bình

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

PHẦN MỞ ĐẦU. 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC VÀ CHẤT LƯỢNG

NGUỒN NHÂN LỰC. 5

1.1. VAI TRÒ CỦA NGUỒN NHÂN LỰC .5

1.1.1. Khái niệm và phân loại nguồn nhân lực .5

1.1.2. Vai trò nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế - xã hội .8

1.1.2.1. Con người là động lực của sự phát triển .8

1.1.2.2. Con người là mục tiêu của sự phát triển.9

1.1.2.3. Yếu tố con người trong phát triển kinh tế - xã hội.9

1.1.2.4. Vai trò cuả đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã .10

1.2. CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG

CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC.10

1.2.1. Chất lượng nguồn nhân lực.10

1.2.1.1. Chỉ tiêu phản ánh tình trạng sức khỏe của người lao động.11

1.2.1.2. Chỉ tiêu phản ánh trình độ văn hóa của người lao động.11

1.2.1.3. Chỉ tiêu biểu hiện trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động .12

1.2.1.4. Chất lượng nguồn nhân lực còn được thể hiện thông qua chỉ số phát

triển con người (HDI - Human Development Index) .12

1.2.1.5. Ngoài những chỉ tiêu có thể lượng hóa được như trên người ta còn

xem xét chỉ tiêu năng lực phẩm chất của người lao động .13

1.2.2. Ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.13

1.3. TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ TIÊU CHUẨN CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ .15

1.3.1. Tổ chức bộ máy đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã .15

1.3.2. Tiêu chuẩn cán bộ, công chức cấp xã.16

1.3.2.1. Tiêu chuẩn chung.16

1.3.2.2. Tiêu chuẩn cụ thể của cán bộ chuyên trách .16

1.3.2.3. Tiêu chuẩn cụ thể đối với công chức cấp xã .22

1.4. NHỮNG ĐẶC THÙ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ.33

pdf139 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 643 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích và giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cán bộ quản lý cấp xã trên địa bàn huyện Bố trạch, tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1-45 46-60 Trên 60 SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) 1 CB chuyên trách 309 0 - 108 34,95 201 65,05 0 - 2 CB Công chức 223 50 22,42 122 54,70 51 22,88 0 - Tổng 532 50 9,39 230 43,23 252 47,36 0 Nguồn số liệu: Phòng Nội vụ huyện Bố Trạch năm 2010 Nhận xét: Qua bảng số liệu cho thấy, cán bộ, công chức cấp xã huyện Bố Trạch độ tuổi dưới 30 có 50 người, chiếm 9,39%; từ 31 - 45 tuổi có 230 người, chiếm 43,23%; từ 46 - 60 tuổi trở lên có 252 người, chiếm 47,36%. Đa số cán bộ từ 51 tuổi trở lên thuộc các chức danh của 4 đoàn thể xã, thị trấn (gồm: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân và Hội Phụ nữ). Có sự khác biệt về độ tuổi đối với chức danh của cán bộ, công chức. Tuổi của cán bộ công chức trẻ hơn cán bộ chuyên trách phản ánh đúng xu thế của tình hình thực tế hiện nay, phù hợp với chức danh quy định. Chức danh cán bộ chuyên trách có độ tuổi dưới 30 tuổi không có cán bộ nào, trong khi đó ở độ tuổi này cán bộ công chức chiếm tới 22,42% trong tổng số cán bộ công chức. Ngược lại, độ tuổi từ 46 tuổi trở lên thì cán bộ chuyên trách chiếm 65,05% trong tổng số cán bộ chuyên trách, còn cán bộ công chức chiếm 22,88% trong tổng số cán bộ công chức. Có hiện tượng này là do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan đem lại. Do thời gian công tác của đội ngũ cán bộ chuyên trách cao hơn, cán bộ công chức phụ trách công tác chuyên môn, qua quá trình phấn đấu, được giới thiệu bầu cử vào các chức danh đảng, đoàn thể. Tổng số cán bộ chuyên trách có thời gian công tác trên 16 năm là 161 người, trong khi đó cán bộ công chức chỉ có 63 người. Luận văn Thạc sỹ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Hồ Ngọc Thanh - Lớp QTKD Viện Kinh tế & Quản lý 50 Bảng 2.7: Thời gian công tác của cán bộ, công chức cấp xã huyện Bố Trạch TT Chức danh Số lượng Thời gian công tác (năm) Dưới 5 5 – 15 16 - 30 Trên 30 SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) 1 CB chuyên trách 309 0 0 148 47,8 161 52,1 0 0 2 CB Công chức 223 47 21,0 113 50,6 63 28,4 0 0 Tổng 532 47 8,8 261 49,1 224 42,1 0 0 Nguồn số liệu: Phòng Nội vụ huyện Bố Trạch năm 2010 Nhận xét: Nhìn chung ta thấy, cơ cấu cán bộ, công chức cấp xã chưa phù hợp, cán bộ trẻ còn ít, số cán bộ cơ sở có năng lực nổi trội, dám nghỉ, dám làm năng động chưa nhiều. 2.2.2.3. Cơ cấu đội ngũ theo trình độ văn hóa Tuy đã có nhiều cố gắng trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, nhưng đến nay vẫn còn nhiều chức danh chưa đạt chuẩn. Nhìn chung đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở Bố Trạch hiện nay còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng kịp yêu cầu của thời kỳ đổi mới. Số cán bộ chuyên trách cấp xã có trình độ học vấn cấp 1 còn 5,18%, cấp 2 là 12,94%. Bảng 2.8: Cơ cấu cán bộ, công chức huyện Bố Trạch theo trình độ văn hóa TT Chức danh Số Lượng Trình độ văn hóa Tiểu học THCS THPT SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) 1 Cán bộ chuyên trách 309 16 5,18 40 12,94 253 81,88 2 Công chức cấp xã 223 - 0 10 4,48 213 95,52 Tổng 532 16 3,0 50 9,4 466 87,6 Nguồn số liệu: Phòng Nội vụ huyện Bố Trạch năm 2010 Những năm qua Huyện ủy và cấp ủy các cấp đã luôn quan tâm đến việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã theo đúng tinh Luận văn Thạc sỹ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Hồ Ngọc Thanh - Lớp QTKD Viện Kinh tế & Quản lý 51 thần Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VIII) ngày 18-6-1997 “Về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước” và Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) ngày 18-3-2002 về “Đổi mới nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn”. Qua việc quy hoạch, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã của các cấp ủy Đảng, đến nay đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đã có sự phát triển cả về số lượng và chất lượng. Cơ bản đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đến nay vững vàng về chính trị, có đạo đức trong sạch về lối sống, có trí tuệ, kiến thức và trình độ năng lực để thực hiện các nhiệm vụ được giao, góp phần lớn vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng, chính quyền, bảo đảm an ninh, chính trị, quốc phòng ở các địa phương và trong huyện những năm qua. 2.2.2.4. Cơ cấu đội ngũ theo trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị Bảng 2.9: Cơ cấu cán bộ, công chức huyện Bố Trạch theo trình độ chuyên môn T T Chức danh Số lượng Trình độ chuyên môn Chưa qua ĐT Trung cấp Cao đẳng Đại học Sau đại học SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) 1 Cán bộ chuyên trách 309 136 44,01 129 41,74 - 0 44 14,25 - 0 2 Cán bộ Công chức 223 27 12,10 162 72,65 7 3,14 27 12,11 - 0 Tổng 532 163 30,63 291 54,69 7 1,31 71 13,34 0 0 Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Bố Trạch năm 2010 Nhận xét: Tuy đã có nhiều cố gắng trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, nhưng đến nay vẫn còn nhiều chức danh chưa đạt chuẩn. Nhìn chung đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Bố Trạch hiện nay còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng kịp yêu cầu của thời kỳ đổi mới. Trong tổng số 532 cán bộ, công chức cấp xã về chuyên môn nghiệp vụ có 369 cán bộ đã qua đào tạo, chiếm 69,3%, nhưng cơ bản là tại chức. Số người có Luận văn Thạc sỹ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Hồ Ngọc Thanh - Lớp QTKD Viện Kinh tế & Quản lý 52 trình độ trung cấp là 291 người, chiếm 54,69%; cao đẳng là 7 người, chiếm 1,31%; đại học là 71 người, chiếm 13,34%. Như vậy, cán bộ, công chức cấp xã chưa qua đào tạo chuyên môn nghiệp vụ là 163 người, chiếm 30,63%. Đây là một trong những khó khăn trong việc thực hiện Quyết định số 34/2006/QĐ-UBND ngày 21/8/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình về thực hiện Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cơ sở là đến năm 2010 có 100% cán bộ, công chức cấp xã (vùng đồng bằng) được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ trình độ trung cấp trở lên theo quy định tiêu chuẩn chức danh. Bảng 2.10: Cơ cấu cán bộ, công chức cấp xã huyện Bố Trạch theo trình độ lý luận chính trị TT Chức danh Số Lượng Trình độ lý luận chính trị Chưa qua ĐT Trung cấp Cao cấp SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) 1 Cán bộ chuyên trách 309 119 38,51 189 61,16 1 0,32 2 Cán bộ công chức 223 157 70,40 66 29,60 - 0 Tổng 532 276 51,87 255 47,93 1 0,18 Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Bố Trạch năm 2010 Nhận xét: Qua bảng trên cho thấy, số cán bộ, công chức chưa qua đào tạo lý luận chính trị là 276 người, chiếm 51,87%; trung cấp là 255 người, chiếm 47,93%, trong số này chủ yếu là cán bộ chuyên trách; cao cấp 01 người, chiếm 0,18% trong tổng số cán bộ, công chức. Qua đó cho thấy đội ngũ kế cận cho cán bộ chuyên trách cấp xã rất hạn chế về trình độ, chất lượng. Điều này đặt ra yêu cầu trong thời gian đến, bên cạnh đào tạo lý luận chính trị cho cán bộ chuyên trách, cần tập trung đào tạo lý luận chính trị cho cán bộ công chức chuyên môn. 2.2.2.5. Cơ cấu đội ngũ về trình độ ngoại ngữ, tin học, quản lý nhà nước Đối với cơ quan hành chính nói chung, cơ quan hành chính cấp xã nói riêng, chất lượng cán bộ, công chức cấp xã không chỉ biểu hiện ở trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị mà cả trình độ ngoại ngữ, tin học và bồi dưỡng quản lý nhà nước. Luận văn Thạc sỹ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Hồ Ngọc Thanh - Lớp QTKD Viện Kinh tế & Quản lý 53 Bảng 2.11: Cơ cấu cán bộ, công chức cấp xã huyện Bố Trạch theo trình độ ngoại ngữ, tin học và bồi dưỡng quản lý nhà nước TT Trình độ NN, tin học, QLNN Cán bộ chuyên trách Cán bộ công chức Tổng SL (người) Tỷ lệ (%) SL (người) Tỷ lệ (%) 1 Ngoại ngữ (tiếng anh) Trình độ A 35 11,3 36 16,1 71 Trình độ B 9 2,9 27 12,1 36 Trình độ C 0 0,0 3 1,3 3 Chưa qua đào tạo 255 82,5 121 54,2 376 2 Tin học Văn phòng 68 22,0 150 67,2 218 Kỷ thuật viên 0 0,0 12 5,3 12 Trung cấp 0 0,0 0 0,0 0 Chưa qua đào tạo 241 78,0 49 21,9 290 3 Chứng chỉ QLNN 132 42,7 71 31,8 203 Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Bố Trạch năm 2010 Nhận xét: Theo số liệu báo cáo của phòng Nội vụ huyện Bố Trạch, số cán bộ, công chức có trình độ ngoại ngữ là 110 người, chiếm tỷ lệ 20,67%; cán bộ, công chức có trình độ tin học văn phòng là 230 người, chiếm tỷ lệ 43,23%; số cán bộ, công chức đã tham gia lớp bồi dưỡng quản lý nhà nước là 203 người, chiếm 38,15%. Số cán bộ chuyên trách chưa qua đào tạo ngoại ngữ và tin học chiếm tỷ lệ cao, trong đó chưa qua đào tạo ngoại ngữ là 255 người, chiếm 82,5%; chưa qua đào tạo tin học là 241 người, chiếm 78,0% trong tổng số cán bộ chuyên trách. Tỷ lệ chưa qua đào tạo ngoại ngữ và tin học của cán bộ công chức chiếm tỷ lệ thấp hơn là 54,2% và 21,9% trong tổng số cán bộ công chức cấp xã. Về trình độ quản lý nhà nước, mới có 203 cán bộ, công chức đã học qua chương trình bồi dưỡng từ 1 đến 3 tháng, chiếm 38,1% trong tổng số cán bộ, công chức cấp xã. Qua đó cho thấy trình độ ngoại ngữ, tin học của cán bộ, công chức không đồng đều giữa các chức danh và không đồng đều ở các địa phương; ở các xã miền núi, nhất là 4 xã đặc biệt khó khăn cán bộ, công chức cấp xã đạt chuẩn quá thấp. Luận văn Thạc sỹ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Hồ Ngọc Thanh - Lớp QTKD Viện Kinh tế & Quản lý 54 Ở 4 xã đặc biệt khó khăn, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã còn thấp hơn; trình độ chuyên môn đạt chuẩn quy định mới có 25 người, chiếm 36,7% trong tổng số 68 cán bộ, công chức; số người chưa qua đào tạo về chính trị là 60 người, chiếm 88,2%; đa phần cán bộ, công chức của 4 xã chưa qua đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức quản lý nhà nước. Nghị định số 121/NĐ-CP của Chính phủ về chế độ chính sách đối với cán bộ công chức xã, phường, thị trấn sau 4 năm thực hiện đã bộc lộ nhiều bất hợp lý về độ tuổi về hưu, chế độ tiền lương và bảo hiểm, yêu cầu chuẩn hóa với yêu cầu thực tiễn và sự tín nhiệm, tạo ra khoảng cách giữa đội ngũ cán bộ với dân. Là cán bộ “dân bầu, xã cử”, thường xuyên cọ sát, va chạm với thực tế, giữ cho trọn vẹn để đảm bảo hạ cánh an toàn ở tuổi 60 không dễ chút nào, do đó có một bộ phận cán bộ làm việc cầm chừng, thiếu chí tiến thủ, ít nhiều có ảnh hưởng đến công việc, đồng thời không trẻ hóa được cán bộ. Có một số trường hợp làm bí thư đoàn ở tuổi trên dưới 40 vẫn chưa trưởng thành được vì không có chổ để bố trí. Cán bộ cấp phó không được đóng bảo hiểm xã hội nên không được nghỉ hưu, cho dù đã đủ tuổi 60 (nam), 55 (nữ). Một số chính sách đề ra không nhất quán. Khi bầu cử HĐND thì quy định không quá 2 nhiệm kỳ ở cương vị chủ trì, một số đồng chí phải thuyên chuyển, đến đại hội Đảng lại không đặt ra quy định 2 nhiệm kỳ. Ta đặt ra yêu cầu chuẩn hóa đội ngũ. Trong khi chưa có sự chuẩn bị, bởi vì có một tấm bằng đại học hoặc trung cấp đâu phải một năm, hai năm? Một số cán bộ tuy chưa được đào tạo về chuyên môn nhưng có năng lực thực tiễn, có kinh nghiệm và uy tín, phần lớn đã được rèn luyện thử thách trong quân ngũ, nay vì hai nhiệm kỳ hoặc chưa qua đào tạo nên phải thuyên chuyển, có khi xuống làm cấp phó, không được đóng bảo hiểm. Về chế độ tiền lương và phụ cấp giữa cán bộ chuyên trách và không chuyên trách với đội ngũ công chức quá chênh lệch. Sức lao động hao phí của cán bộ cấp phó bằng 70-80% của cấp trưởng nhưng phụ cấp thường bằng ¼ của cấp trưởng và không ổn định tùy thuộc vào khả năng cân đối ngân sách của địa phương. Là những cán bộ chủ trì như bí thư, phó bí thư, chủ tịch với trọng trách hết sức nặng nề nhưng Luận văn Thạc sỹ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Hồ Ngọc Thanh - Lớp QTKD Viện Kinh tế & Quản lý 55 tiền lương chỉ có hệ số 2, sau 5 năm được cộng thêm thâm niên 5%. Có đồng chí phải 30-35 năm mới có chức vụ đó, trong khi cán bộ công chức ngạch chuyên viên sau 9 năm đã có lương hệ số 3,33, ngạch cán sự sau 10 năm đã có hệ số 2,86. Đây là điều quá bất hợp lý, thử hỏi làm sao khích lệ được lòng nhiệt huyết và trách nhiệm của đội ngũ chủ trì? (lương của chủ tịch và bí thư cấp xã hiện mới chỉ có 2 bậc, dẫn tới bất hợp lý là lương chủ tịch xã thấp hơn cả cán bộ, công chức cấp huyện. Trong khi trách nhiệm rất lớn, công việc nhiều kể từ khi công tác chứng thực được chuyển cho học thực hiện, nhưng chế độ đãi ngộ thì không thay đổi. Cũng chính vì sự bất hợp lý đó mà nhiều cán bộ, công chức dù có được đào tạo cơ bản, là nguồn cho cán bộ lãnh đạo nhưng không bao giờ muốn trở thành cán bộ lãnh đạo vì lo sợ với “lá phiếu định mệnh” qua các kỳ bầu cử. Đây là những vấn đề hết sức bức xúc, cần có lời giải kịp thời để tạo động lực mới từ cơ sở. Chúng ta thiết kế mô hình đi lên công nghiệp hóa, đó là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, nhưng người “thiết kế” đó là cán bộ. Có “thi công” đúng hay sai mô hình đã thiết kế cũng là cán bộ. Nhân nào quả ấy, một chủ trương nghị quyết được khẳng định là đúng đắn, có đơn vị thực hiện rất năng động, sáng tạo và hiệu quả; nhưng cũng có đơn vị triển khai lúng túng, không biết tổ chức và phát động quần chúng, tất cả đều ở đội ngũ cán bộ. Chúng ta không có một đội ngũ cán bộ có tư duy và kiến thức làm công nghiệp hóa và hiện đại hóa thì làm sao thực hiện được công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn?. 2.3. CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ HUYỆN BỐ TRẠCH 2.3.1. Việc xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật Việc xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng đã tạo cơ sở pháp lý cho công tác quản lý và tổ chức hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã. Thời gian qua, UBND tỉnh đã ban hành các văn bản quy định về đối tượng, hình thức, nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức sát đúng với Quy chế đào tạo cán bộ, công chức của Chính phủ và phù hợp với điều kiện cụ thể của tỉnh. Những văn bản hiện hành đó là: Luận văn Thạc sỹ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Hồ Ngọc Thanh - Lớp QTKD Viện Kinh tế & Quản lý 56 - Nghị quyết số 11/NQ-TU ngày 10/08/2004 của Ban Thường vụ Tỉnh Ủy Quảng Bình về phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; - Quyết định số 12/2005/QĐ-UB ngày 07/03/2005 của UBND tỉnh về việc ban hành Chương trình phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Quảng Bình đến năm 2020; - Quyết định số 34/2006/QĐ-UBND ngày 21/08/2006 của UBND tỉnh về việc phê duyệt “Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hành chính và cán bộ, công chức cơ sở tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2006 - 2010; - Quyết định số 3503/QĐ-UBND ngày 25/12/2006 của UBND tỉnh về việc phê duyệt “Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND cấp xã tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2006 - 2010; - Quyết định số 2390/QĐ-UBND ngày 29/09/2008 về việc ban hành bộ tài liệu dạy tiếng dân tộc thiểu số Bru Vân Kiều tỉnh Quảng Bình; - Chương trình hành động số 01-CTHĐ/HU ngày 15/4/2006 về thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TU của Thường vụ Tỉnh ủy “về phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa”. - Chương trình hành động số 15-CTr/HU ngày 26/5/2008 của huyện ủy Bố Trạch Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương khóa X về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên; - Quyết định số 1665/QĐ-UBND ngày 15/7/2011 của UBND tỉnh Quảng Bình Ban hành Chương trình phát triển nguồn nhân lực tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011-2015. - Quyết định số 05/2011/QĐ-UBND ngày 27/9/2011 của UBND huyện Bố Trạch ban hành Đề án phát triển nguồn nhân lực huyện Bố Trạch giai đoạn 2011-2015. Có thể nói, các văn bản nêu trên đã bao quát hầu hết các đối tượng cán bộ, công chức cần đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng nhằm xây dựng và từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức từ tỉnh đến huyện, xã và đặc biệt là đào tạo tạo nguồn cán bộ người dân tộc thiểu số. Luận văn Thạc sỹ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Hồ Ngọc Thanh - Lớp QTKD Viện Kinh tế & Quản lý 57 2.3.2. Kết quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã từ năm 2004 cho đến nay Từ năm 2003 đến nay đã có nhiều lượt cán bộ, công chức cấp xã được đào tạo, bồi dưỡng trong đó: * Về lý luận chính trị: có 104 cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo. Trong đó: - Đào tạo trình độ cử nhân, cao cấp có 01 người - Đào tạo trình độ trung cấp có 102 người * Về chuyên môn: có 155 cán bộ, công chức cấp xã được cử đi đào tạo, đào tạo lại. Trong đó: - Đào tạo trình độ đại học có 45 người: - Đào tạo trình độ trung cấp có 110 người: * Về bồi dưỡng: - Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước 144 người; chương trình bồi dưỡng cho Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân 58 người; bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ công chức 180 người. - Bồi dưỡng các kiến thức bổ trợ (tin học) cho 30 người. Từ kết quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trong những năm qua cho thấy, hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã huyện Bố Trạch đã quán triệt tư tưởng chỉ đạo trong các văn bản của nhà nước, xem việc nâng cao trình độ và năng lực hoạt động của cán bộ, công chức cấp xã có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng. Đào tạo trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, học vấn cho cán bộ, công chức cấp xã nhằm từng bước chuẩn hóa về chuyên môn, lý luận chính trị, học vấn cho đội ngũ cán bộ, công chức, nhờ đó tỷ lệ đạt 1 chuẩn, 2 chuẩn, 3 chuẩn của cán bộ, công chức tăng cao. Luận văn Thạc sỹ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Hồ Ngọc Thanh - Lớp QTKD Viện Kinh tế & Quản lý 58 Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã vẫn còn những hạn chế cần khắc phục đó là: - Công tác quy hoạch đào tạo để xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đảm bảo cơ cấu, chức danh đồng bộ, hợp lý chưa được định hướng rõ; đào tạo, bồi dưỡng chưa thực sự gắn với sử dụng. Số lượt cán bộ, công chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng tuy nhiều nhưng số nợ tiêu chuẩn về trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ vẫn còn không ít. Vẫn còn tình trạng bố trí công việc sau khi đào tạo không đúng với ngành nghề mới được đào tạo, đào tạo lại. Điều này phản ánh một thực tế là việc sử dụng cán bộ, công chức đi học không theo quy hoạch; đào tạo, bồi dưỡng đôi lúc còn tràn lan, chạy theo số lượng, sở thích của cán bộ, công chức, chưa định hướng được cụ thể cán bộ nào cần đào tạo chuyên môn gì để phù hợp với cơ cấu, chức danh cán bộ đã được quy hoạch định hướng. Việc nhận xét, đánh giá kết quả đào tạo còn thiếu cụ thể. - Nhiều nơi còn mang tính hình thức, phiến diện, chưa gắn việc đào tạo, bồi dưỡng với bố trí, sắp xếp dẫn đến tình trạng một số người được đào tạo nhưng không được bố trí sử dụng. Việc chuẩn hóa tiêu chuẩn chức danh cán bộ, công chức cấp xã theo quy định, nhất là các chức danh chủ chốt yêu cầu phải có 2 bằng: trung cấp chuyên môn và trung cấp chính trị, tiến độ còn chậm. - Nội dung chương trình bồi dưỡng còn nhiều trùng lặp; còn mang nặng tính khái quát, chung chung, chưa đạt được những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho từng loại cán bộ, công chức; còn mang nặng lý thuyết, thiếu đúc kết, phổ biến kinh nghiệm thực tiễn; chưa chú trọng đào tạo kỹ năng thực thi nhiệm vụ, công vụ. 2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ HUYỆN BỐ TRẠCH 2.4.1. Điểm mạnh - Về tổ chức bộ máy, phương thức hoạt động, số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đã từng bước được củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ngày càng được trẻ hóa và có chất lượng, Luận văn Thạc sỹ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Hồ Ngọc Thanh - Lớp QTKD Viện Kinh tế & Quản lý 59 các chức danh chuyên môn được sắp xếp ổn định và phát huy tác dụng. Hoạt động quản lý, điều hành hành chính của Ủy ban nhân dân cấp xã có tiến bộ, phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn. - Về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã được cải thiện từng bước theo hướng đổi mới. Cụ thể Nghị định số 121/2003/NĐ-CP của Chính phủ là một bước tiến đáng kể, đáp ứng được những yêu cầu cơ bản về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức cấp xã; cán bộ không chuyên trách thì được xem xét nâng mức phụ cấp lên khi Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu. - Trong những năm qua Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện quan tâm chỉ đạo chặt chẽ, tập trung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã về các lĩnh vực như: Lý luận chính trị, quản lý hành chính Nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ ở các ngành như: Công an, quân sự, địa chính, tư pháp, tài chính - kế toán,; ngoài ra, công tác quản lý, tuyển dụng, sử dụng và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã ngày càng được chú trọng hơn, do đó chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ngày càng được nâng lên so với trước. 2.4.2. Điểm yếu - Hoạt động quản lý, điều hành hành chính của Ủy ban nhân dân cấp xã vẫn còn yếu kém, tùy tiện, ở một số nơi còn biểu hiện chưa thực sự làm việc theo pháp luật mà nặng về tập quán, thói quen, tình cảm. - Số lượng cán bộ, công chức cấp xã được hưởng lương, phụ cấp ngày càng đông. Nếu tính tất cả những người có quan hệ đến công việc chung của cấp xã được hưởng lương, phụ cấp do Ngân sách Nhà nước chi trả thì bình quân một xã từ 100 đến 150 người, bao gồm cán bộ chủ chốt của Đảng, đoàn thể, đại biểu Hội đồng nhân dân, thành viên Ủy ban nhân dân, các chức danh chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp xã, dân quân tự vệ, công an viên, cán bộ chuyên môn nhà nước bán chuyên trách ở cấp xã và cán bộ tiểu khu, thôn. Nhưng trong thực tế cho thấy số cán bộ chuyên trách, công chức trực tiếp giải quyết công việc hành chính hằng ngày cho nhân dân quá ít, bình quân mỗi xã trên dưới 20 cán bộ, công chức, trong đó có Luận văn Thạc sỹ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Hồ Ngọc Thanh - Lớp QTKD Viện Kinh tế & Quản lý 60 khoảng 10 đến 12 cán bộ, công chức chuyên môn trực tiếp, thường xuyên giải quyết nhiều công việc có liên quan đến dân như: Địa chính, xây dựng, tư pháp, hộ tịch, văn phòng, văn hóa, xã hội. - Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã chưa ngang tầm với nhiệm vụ, một số đơn vị thì cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức phát triển chưa đồng đều, trình độ, năng lực công tác còn yếu kém về nhiều mặt và từ điều tra thực tế cho thấy số cán bộ, công chức cấp xã chưa đạt chuẩn khá nhiều. - Mặc dù đã có chủ trương, chính sách giải quyết chế độ đối với cán bộ, công chức cấp xã năng lực kém, không đạt tiêu chuẩn chức danh theo quy định, nhưng trong thời gian qua UBND cấp xã chưa kiên quyết thực hiện triệt để. - Điều kiện, phương tiện làm việc của chính quyền cấp xã, nhìn chung chưa đảm bảo ở mức phục vụ cơ bản và khi cần thiết, một số xã tự xây sở trang bị máy vi tính, máy in, máy photocopy cũ để phục vụ làm việc hàng ngày. Cấp tỉnh, cấp huyện chưa có đề án trang bị máy vi tính, máy in, máy photocopy đồng bộ cho cấp xã. 100% xã đã xây dựng trụ sở, nhưng không đủ phòng để sắp xếp, bố trí nơi làm việc cho từng cán bộ, công chức được ổn định, nhiều nơi còn sắp xếp tạm phòng làm việc. Nhiều xã, thị trấn có cán bộ ở nơi khác được tăng cường, luân chuyển về công tác nhưng chưa có nhà công vụ cho cán bộ. - Nghị định số 121/NĐ-CP của Chính phủ về chế độ chính sách đối với cán bộ công chức xã, phường, thị trấn sau 4 năm thực hiện đã bộc lộ nhiều bất hợp lý về độ tuổi về hưu, chế độ tiền lương và bảo hiểm, yêu cầu chuẩn hóa với yêu cầu thực tiễn và sự tín nhiệm, tạo ra khoảng cách giữa đội ngũ cán bộ với dân. Là cán bộ “dân bầu, xã cử”, thường xuyên cọ sát, va chạm với thực tế, giữ cho trọn vẹn để đảm bảo hạ cánh an toàn ở tuổi 60 không dễ chút nào, do đó có một bộ phận cán bộ làm việc cầm chừng, thiếu chí tiến thủ, ít nhiều có ảnh hưởng đến công việc, đồng thời không trẻ hóa được cán bộ. - Có một số trường hợp làm bí thư đoàn ở tuổi trên dưới 40 vẫn chưa trưởng thành được vì không có chổ để bố trí. Cán bộ cấp phó không được đóng bảo hiểm Luận văn Thạc sỹ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Hồ Ngọc Thanh - Lớp QTKD Viện Kinh tế & Quản lý 61 xã hội nên không được nghỉ hưu, cho dù đã đủ tuổi 60 (nam), 55 (nữ). Một số chính sách đề ra không nhất quán. Khi bầu cử HĐND thì quy định không quá 2 nhiệm kỳ ở cương vị chủ trì, một số đồng chí phải thuyên chuyển, đến đại hội Đảng lại không đặt ra quy định 2 nhiệm kỳ. Ta đặt ra yêu cầu chuẩn hóa đội ngũ. Trong khi chưa có sự chuẩn bị, bởi vì có một tấm bằng đại học hoặc trung cấp đâu phải một năm, hai năm? Một số cán bộ tuy chưa được đào tạo về chuyên môn nhưng có năng lực thực tiễn, có kinh nghiệm và uy tín, phần lớn đã được rèn luyện thử thách trong quân ngũ, nay vì hai nhiệm kỳ hoặc chưa qua đào tạo nên phải thuyên chuyển, có khi xuống làm cấp phó, không được đóng bảo hiểm. - Chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức cơ sở còn bất hợp lý, về chế độ tiền lương và phụ c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf000000271607_025_1951665.pdf
Tài liệu liên quan