LỜI CAM ĐOAN . i
LỜI CẢM ƠN. ii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU. vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.viii
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN . ix
LỜI MỞ ĐẦU. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài . 1
2. Tình hình nghiên cứu. 2
2.1. Các nghiên cứu của nước ngoài liên quan đến đề tài . 2
2.2. Các nghiên cứu ở trong nước. 2
3. Mục đích nghiên cứu. 4
4. Nhiệm vụ nghiên cứu . 4
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 4
5.1. Đối tượng nghiên cứu. 4
5.2. Phạm vi nghiên cứu . 5
6. Phương pháp nghiên cứu. 5
7. Kết cấu của Luận văn . 6
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ PHÁP LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT
BUỘC . 7
1.1. Khái quát về bảo hiểm xã hội bắt buộc. 7
1.1.1. Khái niệm bảo hiểm xã hội bắt buộc. 7
1.1.2. Đặc trưng cơ bản của bảo hiểm xã hội bắt buộc. 7
1.1.3. Hệ thống các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc. 8
1.1.4. Đặc điểm của hệ thống chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc. 9
1.2. Nội dung của pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc. 10
1.2.1. Đối tượng áp dụng . 10
1.2.2. Nguồn hình thành quỹ bảo hiểm xã hội . 10
105 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 452 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc và thực tiễn tại tỉnh Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, Điều 44 Luật BHXH năm 2014).
2.1.2.4. Chế độ hưu trí
Về điều kiện nghỉ hưu của NLĐ thì theo quy định sẽ phụ thuộc vào tuổi, thời
gian tham gia BHXH tối thiểu là 20 năm, công việc, mức suy giảm khả năng lao
động, được quy định:
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của NLĐ đủ điều
kiện quy định tại Điều 54 của Luật BHXH được tính bằng 45% mức bình quân tiền
lương tháng đóng BHXH quy định tại Điều 62 của Luật BHXH và tương ứng với số
năm đóng BHXH như sau:
38
Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm
2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;
Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.
Sau đó cứ thêm mỗi năm, NLĐ được tính thêm 2%; mức tối đa được hưởng
bằng 75%.
Về thời điểm hưởng lương hưu hoặc là thời điểm ghi trong quyết định nghỉ
việc do người sử dụng lao động lập khi NLĐ đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo
quy định của pháp luật; hoặc là thời điểm ghi trong văn bản đề nghị của NLĐ đã đủ
điều kiện hưởng lương hưu.
BHXH 1 lần
NLĐ quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật BHXH mà có yêu cầu thì được
hưởng BHXH một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của
Luật BHXH mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều
54 của Luật BHXH mà chưa đủ 15 năm đóng BHXH và không tiếp tục tham gia
BHXH tự nguyện;
Ra nước ngoài để định cư;
Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung
thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai
đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
Trường hợp NLĐ quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật
BHXH khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương
hưu.
2.1.2.5. Chế độ tử tuất
Chế độ tử tuất hiện nay sẽ gồm có trợ cấp mai táng, trợ cấp tuất hàng tháng,
trợ cấp tuất một lần.
39
Căn cứ Khoản 1 Điều 67 Luật BHXH 2014 những người đang tham gia
BHXH, hoặc đang bảo lưu thời gian đóng; tòa tuyên án là chết, trường hợp sau đây
khi chết thì thân nhân được hưởng tiền tuất hằng tháng:
Đã đóng BHXH đủ 15 năm trở lên nhưng chưa hưởng BHXH một lần;
Đang hưởng lương hưu;
Chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức
suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
Căn cứ Khoản 2 Điều 67 Luật BHXH 2014 quy định thân nhân của những
người đã tham gia BHXH được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng nếu đáp ứng đủ các
điều kiện sau đây:
a) Con chưa đủ 18 tuổi; con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao
động từ 81% trở lên; con được sinh khi người bố chết mà người mẹ đang mang thai;
b) Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55 tuổi,
chồng dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ
đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia BHXH đang có
nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu từ đủ
60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ;
d) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ
đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia BHXH đang có
nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu dưới
60 tuổi đối với nam, dưới 55 tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả năng lao động từ
81% trở lên.
Mức trợ cấp tuất hàng tháng phụ thuộc vào mức lương cơ sở, mức trợ cấp tuất
một lần phụ thuộc vào thời gian tham gia bảo hiểm xã hội và mức tiền lương bình
quân đóng bảo hiểm xã hội.
40
2.1.3. Quy định về chi bảo hiểm xã hội
2.1.3.1. Những vấn đề về chi bảo hiểm xã hội
Về công tác giải quyết chế độ cho người tham gia BHXH, BHXH Việt Nam
luôn tăng cường công tác quản lý và đảm bảo tổ chức chi trả an toàn và kịp thời các
chế độ BHXH cho người tham gia theo đúng quy định của pháp luật. Thực hiện
kiểm soát chặt chẽ các thủ tục chi trả các chế độ BHXH, đảm bảo đúng đối tượng,
đúng chế độ BHXH theo quy định. Tăng cường quản lý quỹ BHXH bảo đảm cân
đối thu, chi hiệu quả và an toàn (Quyết định số 828/QĐ-BHXH ngày 27/5/2016 của
Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc ban hành Quy định quản lý chi trả các chế độ
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp).
2.1.3.2. Hoạt động chi bảo hiểm xã hội
Với vai trò là đơn vị tổ chức, thực hiện các chính sách BHXH, BHXH Việt
Nam luôn thực hiện đầy đủ, công khai và minh bạch các nhiệm vụ chính trị vì mục
tiêu đảm bảo quyền lợi của người tham gia BHXH theo đúng quy định của pháp
luật giữ gìn ASXH cho Quốc gia.
2.1.3.3. Nguyên tắc chi bảo hiểm xã hội
BHXH Việt Nam thực hiện đúng nguyên tắc chi BHXH theo Điều 5 của Luật
BHXH quy định, bao gồm:
- Mức hưởng BHXH được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng BHXH và
có chia sẻ giữa những người tham gia BHXH.
- Quỹ BHXH được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch; được
sử dụng đúng mục đích và được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần, các
nhóm đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định và chế độ tiền
lương do người sử dụng lao động quyết định.
- Việc thực hiện BHXH phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời
và đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH (Quyết định số 828/QĐ-
BHXH ngày 27/5/2016 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam).
2.1.3.4. Quản lý đối tượng được hưởng và số tiền chi trả bảo hiểm xã hội
41
Trong thời gian qua, BHXH Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với các đại lý chi
trả, cơ quan Bưu điện, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc trong công tác chi trả các
chế độ BHXH; quản lý chặt chẽ người hưởng; đảm bảo an toàn tiền mặt trong thực
hiện chi trả các chế độ; thí điểm ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chi
trả lương hưu, trợ cấp BHXH bằng tiền mặt. Đặc biệt, đã thực hiện chi trả lương
hưu, trợ cấp BHXH qua tài khoản thẻ ATM (Quyết định số 828/QĐ-
BHXH ngày 27/5/2016 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam).
2.2. Thực tiễn áp dụng các quy định của bảo hiểm xã hội bắt buộc ở tỉnh
Quảng Ninh giai đoạn 2014-2018
2.2.1. Giới thiệu chung về bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ninh
Cùng với sự ra đời của BHXH Việt Nam, BHXH tỉnh Quảng Ninh được thành
lập ngày 23/8/1995 theo Quyết định số 133/QĐ/TCCB của Tổng Giám đốc BHXH
Việt Nam và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/09/1995.
- BHXH tỉnh Quảng Ninh là cơ quan trực thuộc BHXH Việt Nam đặt tại tỉnh,
có chức năng giúp Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam tổ chức thực hiện các chế độ,
chính sách BHXH, bảo hiểm y tế; tổ chức thu, chi chế độ bảo hiểm thất nghiệp;
quản lý và sử dụng các quỹ: BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; thanh tra
chuyên ngành việc đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên địa bàn
tỉnh theo quy định của pháp luật và quy định của BHXH Việt Nam (Quyết định số
1414/QĐ-BHXH ngày 04/10/2016 của BHXH Việt Nam quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH địa phương). BHXH tỉnh Quảng
Ninh, có cơ cấu tổ chức như hình 2.1.
- BHXH tỉnh chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Tổng Giám đốc và chịu
sự quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh của Ủy ban nhân dân tỉnh.
- BHXH tỉnh có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản và trụ sở riêng.
- BHXH tỉnh Quảng Ninh quản lý BHXH huyện. BHXH huyện là cơ quan
trực thuộc BHXH tỉnh đặt tại huyện, có chức năng giúp Giám đốc BHXH tỉnh tổ
chức thực hiện chế độ, chính sách BHXH, bảo hiểm y tế; quản lý thu, chi BHXH,
bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên địa bàn huyện theo quy định.
42
Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức của BHXH tỉnh Quảng Ninh
2.2.2. Công tác thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại tỉnh Quảng Ninh
Qua gần 20 năm củng cố, ổn định và phát triển, với phương châm: thu đúng,
thu đủ, thu kịp thời, BHXH tỉnh Quảng Ninh đã có những kết quả đáng khích lệ: số
lao động tham gia BHXH ngày một tăng, phạm vi ngày càng được mở rộng; hình
thành quỹ BHXH tập trung, độc lập với ngân sách nhà nước. Kết quả thực hiện thu
BHXH bắt buộc của BHXH tỉnh từ năm 2014 đến năm 2018 như sau:
Giám đốc
Phó Giám đốc
Các phòng nghiệp vụ:
1. Văn phòng
2. Phòng Tổ chức Cán bộ
3. Phòng Kế hoạch Tài chính
4. Phòng Tiếp nhận và Quản lý hồ sơ
5. Phòng Thu
6. Phòng Chế độ BHXH
7. Phòng Chế độ BHYT
8. Phòng Cấp Sổ thẻ
9. Phòng Khai thác và Thu nợ
10. Phòng Công nghệ thông tin
11. Phòng Thanh tra Kiểm tra
BHXH các huyện, TX, TP:
1. TP Hạ Long
2. TP Cẩm Phả
3. TP Uông Bí
4. TP Móng Cái
5. TX Quảng Yên
6. Huyện Đông Triều
7. Huyện Hoành Bồ
8. Huyện Tiên Yên
9. Huyện Bình Liêu
10. Huyện Ba Chẽ
11. Huyện Đầm Hà
12. Huyện Hải Hà
13. Huyện Vân Đồn
14. Huyện Cô Tô
43
Bảng 2.2: Bảng tổng hợp kết quả thu BHXH bắt buộc năm 2014-2018
Năm
Đơn vị tham gia
BHXH bắt buộc
Lao động tham gia
BHXH bắt buộc
Thu BHXH bắt buộc
Đơn vị
Tỷ lệ %
(năm
sau/năm
trước)
Lao động
(người)
Tỷ lệ%
(năm
sau/năm
trước)
Số thu
BHXH
(triệu
đồng)
Tỷ lệ%
(năm
sau/năm
trước)
2014 3.881 218.787 2.387.133
2015 4.444 114,51 222.696 101,79 2.437.498 102,11
2016 5.244 118,00 227.357 102,09 2.975.180 122,06
2017 5.712 108,92 221.511 97,43 3.192.525 107,31
2018 6.586 115,30 231.397 104,46 3.276.151 102,62
Tổng cộng 12.995.881
(Nguồn báo cáo của BHXH tỉnh Quảng Ninh từ năm 2014 đến 2018)
Qua số liệu ở Bảng 2.2 ta thấy các chỉ tiêu công tác thu BHXH qua các năm
đều có chiều hướng gia tăng, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2014, số đơn vị
tham gia BHXH bắt buộc là 3.881 đơn vị, với số lao động là 218.787 lao động,
tương ứng với số thu BHXH là 2.387.133 triệu đồng thì đến năm 2018, số đơn vị đã
tăng lên là 6.586 đơn vị, số lao động tăng lên là 231.397 lao động và số thu BHXH
là 3.276.151 triệu đồng. Như vậy, chỉ trong vòng 5 năm từ năm 2014 đến năm 2018,
số đơn vị tăng lên là 2.705 đơn vị (tăng gấp 1,7 lần), trong khi số lao động tham gia
BHXH chỉ tăng lên là 12.610 lao động (tăng 1,06 lần). Với số thu BHXH tăng
889.018 triệu đồng (tăng 1,37 lần). Như vậy số đơn vị tuy tăng, nhưng với số lao
động tăng là rất thấp, trung bình 4,7 người/đơn vị; Với tiền lương tối thiểu vùng
trung bình hằng năm tăng từ 6,13% đến 16,67% (theo bảng lương tối thiểu vùng
qua các thời kì), tuy nhiên tổng số tiền thu tăng là thấp theo tính toán của cơ quan
BHXH thì mức lương tham gia BHXH bắt buộc của NLĐ còn rất thấp, mức tiền
lương chỉ tăng từ 0,31% đến 19,56%, cá biệt năm 2018 mức lương trung bình tham
gia BHXH bắt buộc còn giảm 1,76%. Mức lương tham gia BHXH bắt buộc tại tỉnh
Quảng Ninh thường nằm trong khoảng lương tối thiểu vùng 2 và lương tối thiểu
vùng 1. Cụ thể, chúng ta quan sát sự biến động qua Biểu đồ 2.3: Đơn vị tham gia
44
BHXH bắt buộc từ năm 2014-2018; Biểu đồ 2.4: Số lao động tham gia BHXH từ
năm 2014-2018 và Biểu đồ 2.5: Kết quả thu BHXH thực hiện từ năm 2014-2018.
3.881
4.444
5.244
5.712
6.586
-
1.000
2.000
3.000
4.000
5.000
6.000
7.000
2014 2015 2016 2017 2018
Đơn vị
Năm
(Nguồn báo cáo của BHXH tỉnh Quảng Ninh từ năm 2014 đến 2018)
Biểu đồ 2.3: Số đơn vị tham gia BHXH năm 2014-2018
218.787 222.696
201,582 221.511
231.397
-
50.000
100.000
150.000
200.000
250.000
2014 2015 2016 2017 2018
NLĐ
Năm
(Nguồn báo cáo của BHXH tỉnh Quảng Ninh từ năm 2014 đến 2018)
Biểu đồ 2.4: Số lao động tham gia BHXH năm 2014-2018.
45
2.387.133 2.437.498
2.975.180
3.192.525
3.276.151
-
500.000
1.000.000
1.500.000
2.000.000
2.500.000
3.000.000
3.500.000
2014 2015 2016 2017 2018
Thu BHXH (tr.đ)
Năm
(Nguồn báo cáo của BHXH tỉnh Quảng Ninh từ năm 2014 đến 2018)
Biểu đồ 2.5: Kết quả thu BHXH thực hiện năm 2014-2018.
Để đạt được kết quả trên là nhờ công tác quản lý thu BHXH ngày càng đi vào
nề nếp, có các biện pháp hữu hiệu để quản lý chặt chẽ đối tượng tham gia và số thu
BHXH bắt buộc theo quy định; NLĐ ý thức được trách nhiệm và quyền lợi khi
tham gia BHXH; công tác thu ngày một hoàn thiện, công tác tuyên truyền vận động
và phối hợp với các ban ngành liên quan trong việc thực hiện công BHXH được
đảm bảo; trình độ cán bộ trực tiếp làm công tác thu BHXH không ngừng được nâng
cao và đã từng bước áp dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý thu BHXH.
Về tình hình triển khai kế hoạch thực hiện thu BHXH bắt buộc cũng được
BHXH tỉnh Quảng Ninh quan tâm, chú trọng. Dưới đây là bảng số liệu thống kê
tình hình thực hiện kế hoạch thu BHXH bắt buộc của tỉnh Quảng Ninh từ năm
2014-2018.
46
Bảng 2.6: Thực hiện Kế hoạch thu BHXH bắt buộc năm 2014-2018
Năm
Kế hoạch thu
(triệu đồng)
Kết quả thực hiện
(triệu đồng)
Tỷ lệ hoàn thành
(%)
2014 2.342.163 2.387.133 101,92
2015 2.406.692 2.437.498 101,28
2016 2.961.557 2.975.180 100,46
2017 3.183.928 3.192.525 100,27
2018 3.248.538 3.276.151 100,85
(Nguồn báo cáo của BHXH tỉnh Quảng Ninh từ năm 2014 đến 2018)
Nhìn vào Bảng 2.6 ta thấy từ năm 2014-2018, BHXH tỉnh Quảng Ninh luôn
hoàn thành vượt mức kế hoạch (>100%) do BHXH Việt Nam giao chỉ tiêu hàng
năm. Trong đó có những năm BHXH tỉnh Quảng Ninh đạt tỷ lệ hoàn thành về số
thu BHXH bắt buộc so với kế hoạch giao cao như: Năm 2014 tỷ lệ hoàn thành là
101,92%, năm 2015 là 101,28%. Những năm gần đây, tỷ lệ hoàn thành số thu
BHXH bắt buộc gần như chỉ đạt 100% kế hoạch do ảnh hưởng của nền kinh tế, tình
hình lạm phát tăng cao, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó
khăn, đặc biệt ngành than là ngành chủ đạo của tỉnh Quảng Ninh cũng gặp khó khăn
về vấn đề tiêu thụ; quy mô sản xuất nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp, cắt giảm lao
động, mức lương tham gia BHXH bắt buộc do các đơn vị tự xây dựng là rất thấp
bằng khoảng ½ thu nhập bình quân của NLĐ.
Những năm gần đây, mặc dù nền kinh tế thế giới cũng như trong nước có
nhiều khó khăn, khủng hoảng. Nhưng nhìn chung, công tác thu BHXH bắt buộc đã
được BHXH tỉnh Quảng Ninh quan tâm và chú trọng hơn nhằm đảm bảo cho nguồn
quỹ BHXH tránh được những thất thu, thất thoát đáng tiếc xảy ra. Xác định chính
sách BHXH bắt buộc là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm ổn định
ASXH, đảm bảo quyền lợi của NLĐ trong đó có cả quyền lợi của chủ sử dụng lao
động. Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đã thực hiện cơ bản tốt nhiệm vụ nộp tiền
BHXH bắt buộc, do vậy mà tổng thu BHXH bắt buộc liên tục tăng qua các năm với
số thu năm sau cao hơn năm trước. Bên cạnh đó là sự trách nhiệm, sự nỗ lực quyết
tâm của BHXH tỉnh Quảng Ninh nói chung và cán bộ chuyên thu nói riêng ngày
47
một tăng, luôn tận tình với công việc nhằm đảm bảo cho nguồn quỹ BHXH được
tăng trưởng. Đồng thời thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, các cơ quan
ban ngành có liên quan đã phối hợp với cơ quan BHXH tỉnh Quảng Ninh và tạo
điều kiện để cho cán bộ chuyên thu hoàn thành tốt kế hoạch đề ra.
2.2.3. Các chế độ chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc ở tỉnh Quảng Ninh
BHXH tỉnh Quảng Ninh thực hiện giải quyết tất cả các chế độ BHXH: ốm
đau, thai sản, tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất.
Để đảm bảo thuận tiên cho người dân, thực hiện cải cách hành chính theo mục
tiêu của ngành và của tỉnh Quảng Ninh, BHXH tỉnh Quảng Ninh thực hiện tiếp
nhận hồ sơ giải quyết chế độ BHXH qua các Trung tâm hành chính công thuộc Ủy
ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc và tiếp nhận trực tiếp tại
BHXH tỉnh Quảng Ninh (qua bộ phận 1 cửa); tiếp nhận hồ sơ qua dịch vụ Bưu
điện; tiếp nhận hồ sơ qua hồ sơ điện tử.
2.2.4. Công tác giải quyết chế độ chính sách BHXH ở tỉnh Quảng Ninh
2.2.4.1. Chi các chế độ bảo hiểm xã hội
Chi trả trợ cấp cho các chế độ BHXH hiện nay được phân loại theo nhiều tiêu
thức khác nhau, tuy vào các góc độ mà người ta có thể xem xét các vấn đề dưới
nhiều góc độ khác nhau. Có các cách phân loại chi trợ cấp BHXH như sau:
- Chi các chế độ BHXH bắt buộc dài hạn là: Trợ cấp hưu trí, tử tuất,TNLĐ và
bệnh nghề nghiệp (bảng 2.7).
- Nguồn chi từ NSNN hay từ quỹ BHXH (Bảng 2.8).
- Phương pháp chi các chế độ BHXH dài hạn (Bảng 2.9).
- Chi theo trợ cấp ngắn hạn. Hiện nay BHXH tỉnh Quảng Ninh đang thực hiện
chi cho các chế độ ngắn hạn là: Trợ cấp ốm đau, trợ cấp thai sản, chi dưỡng sức
phục hồi sức khoẻ (Bảng 2.10).
Kinh phí chi trả cho các chế độ BHXH là một khoảng chi phí tăng theo từng
năm đối với quỹ BHXH trong những năm sau khi thành lập BHXH Việt Nam. Phần
kinh phí chi trả cho các chế độ được thể hiện qua bảng số liệu sau đây:
48
Bảng 2.7: Chi các chế độ bảo hiểm xã hội dài hạn năm 2014-2018
Loại Chế độ
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Số
người
Số tiền
(triệu
đồng)
Số
người
Số tiền
(triệu
đồng)
Số
người
Số tiền
(triệu
đồng)
Số
người
Số tiền
(triệu
đồng)
Số
người
Số tiền
(triệu
đồng)
Hưu viên chức 73.908
2.869.059
82.534
3.238.601
86.152
3.582.106
89.291
3.839.338
91.324 4.251.498
Hưu quân đội 3.504
273.843
3.777
305.326
3.959
332.932
4.164
363.470
4.283
409.990
Mất sức lao động 7.476
165.861
7.439
167.929
7.267
176.081
7.088
178.194
6.891
185.526
Tai nạn lao động 2.220
16.348
2.459
21.621
2.658
26.835
2.902
31.242
3.120
35.886
Phục vụ TNLĐ 40
487
43
548
49
681
52
762
58
868
Bệnh nghề nghiệp 3.477
22.418
4.024
31.828
4.310
38.311
4.576
42.843
4.860
49.936
Tuất ĐS cơ bản 5.821
34.646
6.367
42.141
6.509
47.400
6.592
51.309
6.654
55.841
Tuất ĐS nuôi
dưỡng
32
314
29
314
25
304
21
256
18
235
T.cấp theo QĐ 91 335
3.177
333
3.205
324
3.763
317
3.777
307
4.003
T.cấp theo QĐ 613 3.494
32.377
3.613
36.061
3.638
43.662
3.643
45.342
3.628
47.698
T.cấp CBPX 142
2.666
144
2.694
143
2.917
139
3.025
139
3.185
Tổng cộng 100.449 3.421.197
110.762
3.850.269
115.034
4.254.993
118.785
4.559.558
121.282 5.044.667
(Nguồn báo cáo của BHXH tỉnh Quảng Ninh từ năm 2014 đến 2018)
49
Qua bảng 2.7 Chi các chế độ BHXH bắt buộc dài hạn chúng ta thấy số đối
tượng hưởng BHXH dài hạn tăng từ 100.449 năm 2014 lên đến 121.282 năm 2018
do số người tham gia BHXH bắt buộc tại tỉnh Quảng Ninh tăng hằng năm. Số tiền
hưởng các chế độ BHXH bắt buộc dài hạn tăng từ 3.421.197 triệu đồng năm 2014
lên 5.044.667 triệu đồng năm 2018 là do chế độ BHXH bắt buộc được nhà nước
quan tâm điều chỉnh mức tiền lương hàng năm theo chỉ số giá sinh hoạt để đảm bảo
mức sống cho NLĐ đang hưởng các chế độ BHXH bắt buộc dài hạn.
Bảng 2.8: Nguồn chi các chế độ BHXH dài hạn năm 2014-2018
Năm
Tổng số NSNN đảm bảo
Quỹ BHXH
đảm bảo
Số
người
Số tiền
(tr.đồng)
Số
người
Số tiền
(tr.đồng)
Tỷ lệ
(%)
Số
người
Số tiền
(tr.đồng)
Tỷ lệ
(%)
2014 100.449 3.421.197 45.643 1.404.444 41,05 54.806 2.016.753 59,05
2015 110.762 3.850.269 45.547 1.420.753 36,90 65.215 2.429.516 63,10
2016 115.034 4.254.993 44.433 1.409.548 33,13 70.601 2.845.445 66,87
2017 118.785 4.559.558 43.295 1.413.923 31,01 75.490 3.145.635 68,99
2018 121.282 5.044.667 42.079 1.462.324 28,99 79.203 3.582.343 71,01
Cộng 566.312 21.130.684 220.997 7.110.992 33,65 345.315 14.019.692 66,35
(Nguồn báo cáo của BHXH tỉnh Quảng Ninh từ năm 2014 đến 2018)
Qua bảng 2.8 số liệu về tình hình chi các chế độ BHXH dài hạn, nguồn chi
BHXH từ Quỹ BHXH đảm bảo năm 2014 chiếm tỷ lệ lớn hơn Ngân sách Nhà nước
(số này chưa tính đến số chi ngắn hạn, chi BHXH 1 lần, chiếm khoảng 59,05% tổng
chi). Vấn đề này có thể được giải thích bằng nguyên nhân, Nhà nước quy định Ngân
sách Nhà nước chi trả cho những đối tượng hưởng chế độ BHXH phát sinh trước
ngày 1/1/1995, do đó mà chi BHXH do Ngân sách Nhà nước đài thọ là tương đối
lớn từ khi có chính sách BHXH cho đến những năm gần dây năm, nhưng nguồn chi
này sẽ giảm dần qua các năm do số lượng đối tượng trợ cấp từ nguồn chi này giảm
50
dần. Trong khi đó chi BHXH do quỹ BHXH đảm bảo lại tăng dần qua các năm, do
số đối tượng hưởng trợ cấp BHXH từ nguồn quỹ BHXH tăng dần, năm 2018 tỷ lệ
chi của nguồn quỹ BHXH đã đạt tỷ lệ là 66,35%.
Bảng 2.9: Phương pháp chi các chế độ BHXH năm 2014-2018
ĐV tính: Triệu đồng
Phương pháp chi 2014 2015 2016 2017 2018
Tổng chi 3.421.197 3.850.269 4.254.993 4.559.558 5.044.667
Chi tiền mặt 3.343.591 3.702.092 3.885.584 4.042.261 4.334.188
- Tỷ lệ (%) 97,73 96,15 91,32 88,65 85,92
Chi qua ATM 77.606 148.177 369.409 517.297 710.479
- Tỷ lệ (%) 2,27 3,85 8,68 11,35 14,08
(Nguồn báo cáo của BHXH tỉnh Quảng Ninh từ năm 2014 đến 2018)
Qua bảng 2.9 số liệu về phương pháp chi các chế độ BHXH bắt buộc, chúng ta
thấy NLĐ đang sử dụng các ứng dụng công nghệ tiên tiến, việc phát triển của các
ngân hàng trong việc chi trả sẽ đảm bảo an toàn trong công tác chi trả hơn so với
phương pháp chi tiền mặt như những năm trước vẫn đang dùng. Tỷ lệ chi tra qua
ATM từ 2,27% trong năm 2014 đã tăng lên đến 14,08% trong năm 2018.
Qua các bảng 2.10 số lượt người LĐ được hưởng các chế độ trợ cấp ngắn hạn
ngày một nhiều hơn như năm 2014 tổng số lượt người hưởng chế độ ngắn hạn là
181.266 lượt người, năm 2018 số này đã lên đến 260.022 lượt người; Tổng số ngày
nghỉ hưởng các chế độ ngắn hạn từ 946.215 ngày năm 2014 tăng lên 2.506.048
ngày năm 2018 (tăng 1.559.833 ngày bằng 2,65 lần) với số tiền tăng tương ứng từ
175.096 triệu đồng lên 383.859 triệu đồng (tăng 208.763 triệu đồng bằng 2,19 lần).
Điều này, cho thấy việc sự suy giảm của một số nganh kinh tế (ngành xây dựng,
ngành than, may mặc) do không có việc làm, nên NLĐ trong những ngày giãn ca
người lao động đã đi khám bệnh và điều trị để hưởng các chế độ BHXH bắt buộc.
51
Bảng 2.10 Chi các chế độ BHXH ngắn hạn năm 2014-2018
Năm
Trợ cấp ốm đau Trợ cấp thai sản
Trợ cấp sau
ốm đau, thai sản
Tổng số
Số lượt
người
Số ngày
Số tiền
(triệu
đồng)
Số
lượt
người
Số ngày
Số tiền
(triệu
đồng)
Số
lượt
người
Số
ngày
Số
tiền
(triệu
đồng)
Số lượt
người
Số ngày
Số tiền
(triệu
đồng)
2014
168.991
506.725
83.116
11.382
434.320
89.892
893
5.170
2.088
181.266
946.215
175.096
2015
179.089
546.231
86.689
12.662
644.559
110.847
974
5.641
2.223
192.725
1.196.431
199.759
2016
216.193
665.552
98.860
14.801
966.587
144.810
1.211
7.038
2.624
232.205
1.639.177
246.294
2017
243.376
747.866
109.914
16.642
1.134.036
165.788
1.430
8.334
3.081
261.448
1.890.236
278.783
2018
235.305
813.922
124.126
22.589
1.679.393
254.667
2.128
12.733
5.066
260.022
2.506.048
383.859
Tổng
1.042.954
3.280.296
502.705
78.076
4.858.895
766.004
6.636
38.916
15.082
1.127.666
8.178.107
1.283.791
(Nguồn báo cáo của BHXH tỉnh Quảng Ninh từ năm 2014 đến 2018
52
Phân cấp chi trả
Theo quy định cơ quan BHXH tỉnh Quảng Ninh chỉ chịu trách nhiệm chi trả
trợ cấp ốm đau, thai sản và trợ cấp một lần cho các đối tượng hưởng mà đơn vị sử
dụng lao động thuộc cơ quan BHXH cấp tỉnh đã thu tiền tham gia BHXH. Cơ quan
BHXH cấp huyện, thị xã, thành phố trực thuộc chi trả trợ cấp ốm đau, thai sản và
các trợ cấp một lần cho các đơn vị sử dụng lao động thuộc cơ quan BHXH cấp
huyện đã thu tiền tham gia BHXH. Như vậy, đã có sự phân cấp cụ thể cho từng cấp
quản lý, cơ quan BHXH cấp huyện phải lập các báo cáo và tổng hợp các khoản chi
trợ cấp theo định kỳ (Quyết định số 828/QĐ-BHXH ngày 27/5/2016 của Bảo hiểm
xã hội Việt Nam).
2.2.4.2. Phương thức chi trả
Như chúng ta đã biết việc chi trả trợ cấp hiện nay có rất nhiều phương thức chi
trả trợ cấp BHXH, mỗi phương thức đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng,
tuỳ thuộc vào hoàn cảnh mà chúng ta nên lựa chọn cho phù hợp. Tại BHXH tỉnh
Quảng Ninh hiện nay, đang thực hiện phương thức chi trả các chế độ dài hạn gián
tiếp thông qua hệ thống Bưu điện và ngân hàng. Việc chi trả cho các trợ cấp ngắn
hạn như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp (chi 1 lần)... được
thực hiện thông qua đơn vị tham gia BHXH. Với điều kiện như hiện nay của cơ
quan BHXH tỉnh Quảng Ninh phương thức chi trả như vậy là hợp lý, với chi phí
thấp, tiện lợi đối với các đối tượng được hưởng các chế độ trợ cấp BHXH (Quyết
định số 828/QĐ-BHXH ngày 27/5/2016 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam).
2.2.4.3. Quản lý đối tượng được hưởng và số tiền chi trả
Quản lý chi trả trợ cấp BHXH theo đối tượng được hưởng theo từng loại chế
độ BHXH, tình hình biến động tăng giảm và kiểm tra xác định đúng đối tượng
hưởng, quản lý số tiền chi trả theo từng kì thanh toán và đảm bảo tuyệt đối an toàn
nguồn tiền chi trả trong suốt quá trình.
Quản lý đúng đối tượng hưởng trợ cấp BHXH: Thực hiện việc đăng kí tham
gia BHXH và ghi hồ sơ đầy đủ, phải cập nhật các thông tin chí
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_phap_luat_ve_bao_hiem_xa_hoi_bat_buoc_va_thuc_tien.pdf