LỜI CAM ĐOAN . i
LỜI CẢM ƠN. ii
DANH MỤC BẢNG. vii
MỞ ĐẦU .1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN PHÁP LUẬT
VỀ CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM THAI SẢN .6
1.1. Khái niệm, nguyên tắc và bản chất của chế độ bảo hiểm thai sản.6
1.1.1. Khái niệm và vai trò của chế độ bảo hiểm thai sản .6
1.1.2. Các nguyên tắc của chế độ bảo hiểm thai sản .9
1.1.3. Bản chất của chế độ bảo hiểm thai sản .10
1.2. Khái niệm, đặc điểm và nội dung của pháp luật về chế độ bảo hiểm thai
sản.11
1.2.1. Khái niệm pháp luật về chế độ bảo hiểm thai sản.11
1.2.2. Đặc điểm của pháp luật về chế độ bảo hiểm thai sản .12
1.2.3. Nội dung của pháp luật về chế độ bảo hiểm thai sản .13
1.3. Nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước về chế độ bảo hiểm thai sản và
.14
1.3.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam 14
1.3.2. Quy định của Tổ chức Lao động quốc tế về bảo hiểm thai sản và bài
học .18
Kết luận chương 1.21
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG
PHÁP LUẬT VỀ CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM THAI SẢN TẠI THÀNH PHỐ UÔNG
BÍ, TỈNH QUẢNG NINH.23
2.1. Giới thiệu tình hình kinh tế-xã hội, lao động việc làm tại thành phố
Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.23
2.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội .23
2.1.2. Tình hình lao động nữ làm việc tại thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng
Ninh .24
95 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 22/02/2022 | Lượt xem: 862 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Pháp luật về chế độ bảo hiểm thai sản và thực tiễn thực hiện tại thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rước khi sinh tối đa không
quá 02 tháng.
Thời gian nghỉ sinh con trên bao gồm thời gian nghỉ trước và sau khi sinh.
Đây là khoảng thời gian được tính toán dựa trên nhiều yếu tố để giúp lao động nữ
ổn định sức khỏe đồng thời đủ để trẻ sơ sinh phát triển bình thường. Phải phù hợp
với việc sử dụng lao động trong cơ chế thị trường và vẫn bảo vệ đúng mức quyền
lợi của lao động nữ.
Quy định chế độ nghỉ thai sản như trên xuất phát từ một số lý do sau:
- Thứ nhất, việc quy định chế độ thai sản hợp lý cho lao động nữ là một yếu
tố quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế cũng như đảm bảo
sức khoẻ của thế hệ tương lai. Đây là một vấn đề mang tính nhân văn cao. Quy định
tăng thời gian nghỉ thai sản cho lao động nữ là quy định tiến bộ nhằm mục tiêu bảo
vệ thế hệ tương lai và chất lượng giống nòi. Hiện nay điều kiện kinh tế - xã hội cả
34
nước đang phát triển không ngừng, đời sống kinh tế trong từng gia đình ngày một
được nâng lên, các chính sách xã hội từng bước được cải thiện. Do vậy, quy định
thời gian nghỉ thai sản 06 tháng là phù hợp nhằm đảm bảo cho người mẹ có thời
gian để phục hồi sức khỏe sau sinh, giúp cho trẻ nhỏ được hưởng nguồn sữa mẹ,
tăng cường sức khỏe cho bà mẹ trẻ em, góp phần giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em,
thực hiện Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và cũng là bảo vệ quyền của trẻ
em.
- Thứ hai, thực hiện khuyến nghị của ILO cũng như hướng dẫn của Bộ Y tế
(trong 10 lời khuyên dinh dưỡng) trẻ em cần phải được bú mẹ hoàn toàn trong 06
tháng đầu, vì thực tế theo thống kê của Viện Dinh dưỡng Quốc gia năm 2015, chỉ
có hơn 19,6% trẻ em nước ta được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời
(Trịnh Hiền, 2015).
- Thứ ba, nếu thời gian nghỉ thai sản là 6 tháng, theo tính toán của cơ quan
BHXH (BHXH) thì quỹ BHXH hoàn toàn có thể cân đối được. Với mức đóng cho
quỹ ốm đau, thai sản theo quy định là 3% tổng quỹ tiền lương thì trong 4 năm, từ
2013 đến 2016 đều đảm bảo đủ để chi trả và hiện có số dư để dự phòng là 7.620 tỷ
đồng (năm 2013 dư 1.458 tỷ đồng, năm 2014 dư 1.411 tỷ đồng, năm 2015 dư 1.700
tỷ đồng, năm 2016 dư 1.779 tỷ đồng cùng với lãi đầu tư); tỷ lệ bình quân chi/thu
quỹ này là 68,1% (chưa tính có chi phí quản lý và lệ phí chi trả, nếu có).
- Thứ tư, khảo sát năm 2017 của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam thực
hiện trên 10 tỉnh, thành phố với 34 doanh nghiệp có đông lao động nữ cho thấy: khi
đề cập đến vấn đề tăng thời gian nghỉ thai sản cho lao động nữ lên 6 tháng thì có
đến 95% người sử dụng lao động đồng tình vì trong thời gian lao động nữ nghỉ thai
sản, doanh nghiệp đã phải có sự điều chỉnh về lao động, hầu như lao động nữ hết
thời gian nghỉ thai sản đều có nguyện vọng là được nghỉ thêm từ 1 đến 2 tháng.
74,9% lao động nữ mong muốn được tăng thời gian nghỉ thai sản lên 6 tháng.
- Thứ năm, thực hiện chế độ nghỉ thai sản 06 tháng cho lao động nữ sẽ giúp
doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội, góp phần tạo nên mối quan hệ tốt
giữa người lao động với doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp cho việc nâng cao uy tín
của doanh nghiệp với đối tác, bạn hàng và xã hội.
- Thứ sáu, người lao động có thời gian nghỉ dưỡng phục hồi sức khỏe sau khi
sinh, có thời gian chăm sóc con sơ sinh tốt hơn, giúp con phát triển đầy đủ, toàn
35
diện. Đồng thời, quy định này cũng giúp lao động nữ có đủ điều kiện sức khỏe có
cơ hội được đi làm sớm trước khi hết thời gian nghỉ thai sản để tăng thu nhập, cải
thiện đời sống cho gia đình.
Như vậy, theo quan điểm của tác giả về cơ bản, mức nghỉ áp dụng với lao
động nữ khi sinh con được quy định là 06 tháng như hiện nay là phù hợp với thông
lệ quốc tế. Đạt được mục đích trong việc bảo vệ sức khỏe người mẹ và trẻ sơ sinh,
phù hợp với vấn đề sử dụng lao động trong cơ chế thị trườngvà được các chuyên
gia của ILO đánh giá là rộng rãi, là ưu đãi đối với lao động nữ so với các nước
trong khu vực. Đặc biệt, để tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động vừa đảm bảo
sức khỏe đồng thời vẫn đảm bảo được việc làm, thu nhập cũng như các cơ hội khác.
(2) Lao động nam đang đóng BHXH khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng
chế độ thai sản như sau:
+ 05 ngày làm việc;
+ 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần
tuổi;
+ Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên
thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;
+ Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày
làm việc.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính
trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.
Quy định này phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam, đảm bảo cho trẻ sơ
sinh được chăm sóc của cả cha và mẹ, tạo điều kiện cho người lao động là nam giới
có thời gian chăm sóc con sơ sinh.
(3) Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới 02 tháng tuổi bị chết thì mẹ
được nghỉ việc 04 tháng tính từ ngày sinh con; nếu con từ 02 tháng tuổi trở lên bị
chết thì mẹ được nghỉ việc 02 tháng tính từ ngày con chết, nhưng thời gian nghỉ
việc hưởng chế độ thai sản không vượt quá thời gian quy định; thời gian này không
tính vào thời gian nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động.
(4) Trường hợp chỉ có mẹ tham gia BHXH hoặc cả cha và mẹ đều tham gia
BHXH mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được
nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ theo quy
36
định. Trường hợp mẹ tham gia BHXH nhưng không đủ điều kiện quy định mà chết
thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho
đến khi con đủ 06 tháng tuổi.
Người viết cho rằng quy định này trong Luật BHXH rất phù hợp với điều
kiện thực tế ở Việt Nam, đảm bảo cho trẻ sơ sinh được hưởng quyền chăm sóc, nuôi
dưỡng kể cả trong trường hợp người mẹ rủi ro.
(5) Trường hợp cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng tham gia BHXH mà
không nghỉ việc theo quy định thì ngoài tiền lương còn được hưởng chế độ thai sản
đối với thời gian còn lại của mẹ theo quy định.
(6) Trường hợp chỉ có cha tham gia BHXH mà mẹ chết sau khi sinh con hoặc
gặp rủi ro sau khi sinh mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận
của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì cha được nghỉ việc hưởng chế
độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.
(7) Thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết,
ngày nghỉ hằng tuần.
Khi hết thời hạn nghỉ việc sinh con theo những quy định này, nếu có nhu cầu
thì người mẹ có thể nghỉ thêm với điều kiện được người sử dụng lao động đồng ý
nhưng không được hưởng trợ cấp BHXH. Trường hợp người lao động muốn đi làm
sớm hơn thời hạn nghỉ thai sản theo quy định thì phải báo trước và được người sử
dụng lao động đồng ý, sau khi đã nghỉ hưởng chế độ ít nhất được 04 tháng. Luật
BHXH 2014 bỏ quy định “Có xác nhận của cơ sở y tế về việc đi làm sớm không có
hại cho sức khoẻ của người lao động”. Ngoài tiền lương của những ngày làm việc,
lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con vẫn được hưởng chế độ thai
sản cho đến khi hết thời gian nghỉ theo quy định của pháp luật.
Như vậy, thời gian nghỉ sinh con không chỉ tùy thuộc vào điều kiện lao động,
môi trường sống mà còn tùy thuộc vào tình trạng thể chất và số con một lần sinh;
con còn sống hay con đã chết. Người viết cho rằng những quy định này đã đáp ứng
được thực tế đời sống cũng như đảm bảo những điều kiện thuận lợi cho lao động nữ
về sức khỏe, thu nhập và các cơ hội khác (xem Bảng 2.2).
37
Bảng 2.2. Tóm tắt thời gian hưởng chế độ khi sinh con
Điều kiện Thời gian nghỉ(*)
Lao động nữ
Trước và sau khi sinh con 6 tháng
Trước khi sinh Tối đa không quá 02 tháng
Sinh đôi trở lên
Tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi
con, người mẹ được nghỉ thêm
01 tháng
Lao động nam
05 ngày làm việc
Sinh con phải phẫu thuật/ sinh
con dưới 32 tuần tuổi
07 ngày làm việc
Sinh đôi 10 ngày làm việc
Sinh ba trở lên
Cứ thêm mỗi con được nghỉ
thêm 03 ngày
Sinh đôi trở lên mà phải phẫu
thuật
14 ngày làm việc
(Luật BHXH 2014)
(*)
- Tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày con được sinh ra.
- Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng BHXH.
- Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian làm nghề hoặc
công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy
hiểm hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên đối với người lao
động làm việc trong điều kiện trên.
2.2.3.4. Thời gian hưởng chế độ khi nhận nuôi con nuôi
Đây là quy định áp dụng cho người lao động là nam hoặc người lao động là
nữ nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia
đình, được nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.
Luật BHXH 2014 quy định như sau: Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới
06 tháng tuổi thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng
tuổi. Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia BHXH đủ điều kiện hưởng chế độ
thai sản quy định thì chỉ cha hoặc mẹ được nghỉ việc hưởng chế độ (Điều 36).
38
Người viết cho rằng quy định này đảm bảo được quyền làm cha mẹ của người
lao động, thể hiện rằng pháp luật đang tiến đến một xu hướng chung là mọi lao động
đều có quyền bình đẳng và được tạo điều kiện để được hưởng chế độ thai sản không
phân biệt con nuôi hay con đẻ. Đồng thời cũng đảm bảo hơn sự công bằng, không
phân biệt con đẻ hay con nuôi, thể hiện sự phù hợp và thống nhất các quy định pháp
luật khác. Pháp luật hiện hành không khống chế số con nuôi sơ sinh.
2.2.3.5. Thời gian hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai
Trước đây, người lao động khi thực hiện các biện pháp tránh thai nhằm mục
đích kế hoạch hóa dân số thì các chế độ đối với họ nằm trong quỹ kế hoạch hóa dân
số của y tế. Sau này, Nhà nước chuyển sang thực hiện BHXH đối với họ và trong
một thời gian dài, các biện pháp như đặt vòng tránh thai, hút điều hòa kinh nguyệt,
triệt sản được tính để hưởng chế độ ốm đau.
Quy định như vậy là chưa hợp lý, vì về bản chất, những biện pháp này đều
thuộc diện thai sản, đều ảnh hưởng đến tâm sinh lý và chức năng sinh sản của người
lao động. Mặt khác, mức hưởng chế độ ốm đau lại thấp hơn mức hưởng chế độ thai
sản. Vì thế, pháp luật về BHXH hiện hành đã chuyển những biện pháp này sang chế
độ thai sản nhằm đảm bảo hơn sự công bằng về quyền lợi cho người lao động.
Luật BHXH 2014 quy định như sau:
- Khi thực hiện các biện pháp tránh thai thì người lao động được hưởng chế
độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian
nghỉ việc tối đa được quy định như sau:
+ 07 ngày đối với lao động nữ đặt vòng tránh thai;
+ 15 ngày đối với người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.
- Thời gian hưởng chế độ thai sản nêu trên tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết,
ngày nghỉ hằng tuần.
Người viết cho rằng quy định này trong Luật BHXH rất phù hợp với điều
kiện thực tế ở Việt Nam, đảm bảo thời gian cần thiết để phục hồi sức khỏe cho cả
lao động nam và nữ khi thực hiện biện pháp tránh thai.
2.2.3.6. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ và
người mẹ nhờ mang thai hộ
Quy định cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được Quốc hội thông
qua vào tháng 6/2014 trong Luật Hôn nhân và Gia đình sửa đổi. Theo Chính phủ,
39
việc bổ sung quy định này thể hiện tính nhân văn và đáp ứng nhu cầu làm cha mẹ
chính đáng của các cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con
ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
Vì vậy, Luật BHXH 2014 bổ sung quy định chế độ thai sản của lao động nữ
mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ phù hợp với quy định của Luật Hôn
nhân và Gia đình sửa đổi.
Lao động nữ mang thai hộ được hưởng chế độ khi khám thai, sẩy thai, nạo,
hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý và chế độ khi sinh con cho đến thời
điểm giao đứa trẻ cho người mẹ nhờ mang thai hộ nhưng không vượt quá thời gian
quy định (06 tháng). Trong trường hợp kể từ ngày sinh đến thời điểm giao đứa trẻ
mà thời gian hưởng chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày thì người mang thai hộ vẫn
được hưởng chế độ thai sản cho đến khi đủ 60 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết,
ngày nghỉ hằng tuần.
Người mẹ nhờ mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản từ thời điểm nhận
con cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.
Người viết cho rằng đây là quy định rất nhân đạo, đảm bảo quyền lợi cho cả
người mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ, đều được hưởng chế độ thai
sản.
2.2.3.7. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động có thêm thời gian để phục
hồi sức khỏe sau thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trong trường hợp người lao
động nữ sảy thai, nạo hút thai hoặc thai chết lưu, sinh con mà sức khỏe còn yếu,
pháp luật BHXH hiện hành quy định thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe
sau thai sản như sau:
- Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định, trong
khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ
dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ
Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức
khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được
tính cho năm trước.
40
- Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe nêu trên do người sử dụng lao
động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao
động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định.
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:
+ Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;
+ Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
+ Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.
- Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày
bằng 30% mức lương cơ sở.
- Lao động nữ đủ điều kiện nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe trong năm nào
thì thời gian nghỉ việc hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được tính cho năm đó.
Ví dụ: Chị Th đang tham gia BHXH bắt buộc, ngày 15/12/2016 trở lại làm
việc sau thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con, đến ngày
10/01/2017 do sức khỏe chưa phục hồi nên chị Th được cơ quan giải quyết nghỉ
dưỡng sức, phục hồi sức khỏe 05 ngày. Trường hợp chị Th được nghỉ việc hưởng
dưỡng sức, phục hồi sức khỏe 05 ngày và thời gian nghỉ này được tính cho năm
2016.
Quy định trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động có thêm thời gian
cẩn thiết để phục hồi sức khỏe sau thai sản. Điều này không chỉ có ý nghĩa giúp mẹ
và bé phát triển toàn diện khỏe mạnh mà còn giúp người mẹ có thể yên tâm trở lại
với công việc sau thời gian nghỉ thai sản.
2.2.4. Các mức hưởng chế độ bảo hiểm thai sản
2.2.4.1. Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi
Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng
tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao
động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.
Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia BHXH thì cha được trợ cấp
một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.
Quy định trên bảo đảm cho người lao động nữ sinh con và người lao động
nhận nuôi con nuôi được hỗ trợ một phần khi nuôi trẻ sơ sinh. Mức hỗ trợ theo quy
định trên cũng phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn.
2.2.4.2. Mức hưởng chế độ thai sản
41
(1) Người lao động hưởng chế độ thai sản (khi khám thai; khi sẩy thai, nạo,
hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý; khi sinh con; lao động nữ mang thai hộ
và người mẹ nhờ mang thai hộ; khi nhận nuôi con nuôi; khi thực hiện các biện pháp
tránh thai) thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:
- Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng
BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người
lao động đóng BHXH chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy
định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là
mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng BHXH;
- Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2
Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia
cho 24 ngày;
- Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo
mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trường hợp có ngày lẻ
hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật này thì mức hưởng một
ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.
Việc quy định mức hưởng chế độ thai sản nêu trên đảm bảo cho người lao
động nữ sinh con và người lao động nhận nuôi con nuôi không bị giảm trừ lương
khi nghỉ thai sản hoặc nhận nuôi con nuôi; đảm bảo đời sống cho người lao động
trong thời kỳ sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
(2) Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên
trong tháng được tính là thời gian đóng BHXH, người lao động và người sử dụng
lao động không phải đóng BHXH.
Quy định này tạo điều kiện tối ưu cho người lao động khi nghỉ việc hưởng
chế độ thai sản và người sử dụng lao động không bị ảnh hưởng trong việc đóng
BHXH. Qua đó, đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên: Người lao động và người sử
dụng lao động.
(3) Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết về điều
kiện, thời gian, mức hưởng của các đối tượng quy định tại Điều 24 và khoản 1 Điều
31 của Luật này.
Theo Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao
động Thương binh và xã hội V/v Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
42
điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc; mức hưởng chế độ thai sản được hướng
dẫn cụ thể như sau:
Thứ nhất, mức hưởng chế độ thai sản được thực hiện theo quy định tại khoản
1 Điều 39 của Luật BHXH, cụ thể như sau:
- Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH làm cơ sở tính hưởng chế độ
thai sản là mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề gần
nhất trước khi nghỉ việc. Nếu thời gian đóng BHXH không liên tục thì được cộng
dồn.
Trường hợp lao động nữ đi làm cho đến thời điểm sinh con mà tháng sinh con
hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc
nhận nuôi con nuôi thì mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng
trước khi nghỉ việc, bao gồm cả tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
Ví dụ 1: Chị A sinh con vào ngày 16/3/2016, có quá trình đóng BHXH như
sau:
+ Từ tháng 10/2015 đến tháng 01/2016 (4 tháng) đóng BHXH với mức lương
5.000.000 đồng/tháng;
+ Từ tháng 02/2016 đến tháng 3/2016 (2 tháng) đóng BHXH với mức lương
6.500.000 đồng/tháng.
Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi
nghỉ việc của chị A được tính như sau:
Mức bình quân tiền lương
tháng đóng BHXH của 6
tháng liền kề trước khi nghỉ
việc
=
(5.000.000 x 4) + (6.500.000 x 2)
6
= 5.500.000 (đồng/tháng)
Như vậy, mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề
trước khi nghỉ việc để làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản của chị A là 5.500.000
đồng/tháng.
Ví dụ 2: Chị B sinh con ngày 13/5/2017 (thuộc trường hợp khi mang thai
phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm
quyền), có quá trình đóng BHXH như sau:
43
+ Từ tháng 5/2014 đến tháng 4/2016 (24 tháng) đóng BHXH với mức lương
8.500.000 đồng/tháng;
+ Từ tháng 5/2016 đến tháng 8/2016 (4 tháng) đóng BHXH với mức lương
7.000.000 đồng/tháng;
+ Từ tháng 9/2016 đến tháng 4/2017 (8 tháng), nghỉ dưỡng thai, không đóng
BHXH.
Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi
nghỉ việc của chị B được tính như sau:
Mức bình quân tiền lương
tháng đóng BHXH của 6
tháng liền kề trước khi nghỉ
việc
=
(7.000.000 x 4) + (8.500.000 x 2)
6
= 7.500.000 (đồng/tháng)
Như vậy, mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề
trước khi nghỉ việc để làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản của chị B là 7.500.000
đồng/tháng.
- Đối với trường hợp người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại
Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật BHXH ngay
trong tháng đầu thuộc diện tham gia BHXH thì mức hưởng chế độ thai sản được
tính trên tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH của chính tháng đó.
Quy định mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH nêu trên đảm bảo
quyền lợi cho người lao động, đảm bảo cuộc sống cho người lao động nữ khi sinh
con.
Thứ hai, thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở
lên trong tháng được tính là thời gian đóng BHXH quy định tại khoản 2 Điều 39
của Luật BHXH được hướng dẫn như sau:
- Trường hợp hợp đồng lao động hết thời hạn trong thời gian người lao động
nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc
đến khi hợp đồng lao động hết thời hạn được tính là thời gian đóng BHXH, thời
gian hưởng chế độ thai sản sau khi hợp đồng lao động hết thời hạn không được tính
là thời gian đã đóng BHXH.
44
- Thời gian hưởng chế độ thai sản của người lao động chấm dứt hợp đồng lao
động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con
nuôi dưới 06 tháng tuổi quy định tại khoản 4 Điều 31 của Luật BHXH không được
tính là thời gian đã đóng BHXH.
- Trường hợp lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con theo
quy định thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi đi làm trước
khi hết thời hạn nghỉ sinh được tính là thời gian đóng BHXH, kể từ thời điểm đi
làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con thì lao động nữ vẫn được hưởng chế độ
thai sản cho đến khi hết thời hạn quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của
Luật BHXH nhưng người lao động và người sử dụng lao động phải đóng BHXH,
bảo hiểm y tế.
- Trường hợp người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng, người mẹ nhờ
mang thai hộ, người cha nhờ mang thai hộ hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng hưởng
chế độ thai sản mà không nghỉ việc thì người sử dụng lao động vẫn phải đóng
BHXH, bảo hiểm y tế.
Việc quy định thời gian nghỉ hưởng chế độ BHTS nêu trên rất linh động, phù
hợp với điều kiện thực tế của người lao động. Đồng thời trao quyền chủ động cho
người được hưởng chế độ BHTS, có quyền nghỉ hưởng chế độ hoặc quyền không
nghỉ theo quy định. Trường hợp này, người sử dụng lao động vẫn phải đóng BHXH,
bảo hiểm y tế.
Thứ ba, mức hưởng chế độ thai sản của người lao động được điều chỉnh khi
Chính phủ điều chỉnh tăng mức lương cơ sở, mức lương tối thiểu vùng.
Việc quy định này đảm bảo quyền lợi cho người lao động khi tham gia
BHTS, đảm bảo cuộc sống cho người lao động khi nuôi trẻ sơ sinh.
Thứ tư, thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng
BHXH quy định tại khoản 2 Điều này, được ghi theo mức tiền lương đóng BHXH
của tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp trong thời gian
nghỉ việc hưởng chế độ thai sản người lao động được nâng lương thì được ghi theo
mức tiền lương mới của người lao động từ thời điểm được nâng lương.
Người lao động đang làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy
hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực
45
hệ số 0,7 trở lên nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì thời gian nghỉ việc hưởng chế
độ thai sản được tính là thời gian làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy
hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp
khu vực hệ số 0,7 trở lên.
Khi sinh con, nuôi con nuôi sơ sinh, chi phí tăng lên đột xuất do người lao
động phải sắm sửa những vật dụng cần thiết cho việc nuôi con nhỏ và cần chế độ ăn
uống, bồi dưỡng ở mức cao hơn bình thường. Mục đích cơ bản của khoản trợ cấp
này là nhằm giúp người lao động đủ điều kiện vật chất để nuôi con và tăng cường
sức khỏe sau khi sinh.
Quy định này góp phần bảo vệ sức khỏe cho người mẹ và chính là thể hiện
sự quan tâm, bảo vệ cho thế hệ lao động tương lai.
2.2.4.3. Về số lao động nữ tham gia
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_phap_luat_ve_che_do_bao_hiem_thai_san_va_thuc_tien.pdf