Luận văn Pháp luật về thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại

Hiện nay, có nhiều định nghĩa khác nhau về NHTM. Đạo Luật ngân hàng của Pháp năm

1941 định nghĩa: ngân hàng thƣơng mại là những xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thƣờng

xuyên là nhận tiền gửi của công chúng dƣới hình thức ký thác hoặc dƣới hình thức khác và sử

dụng tài sản đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính[52, tr.127].

Luật Ngân hàng thƣơng mại của nƣớc Cộng hoà nhân dân Trung Hoa năm 1995, Điều 1

quy định: Các ngân hàng thƣơng mại đƣợc thành lập theo Luật này và Luật Công ty của nƣớc

Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, đƣợc nhận các khoản tiền gửi từ công chúng, cấp các khoản vay,

cung cấp các dịch vụ thanh toán và tiến hành các loại hình kinh doanh có liên quan khác[52,

tr.127-128].

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, ngân hàng thƣơng mại là loại hình ngân hàng

đƣợc thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì

mục tiêu lợi nhuận, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của Nhà nƣớc[8].

Từ định nghĩa trên, ta rút ra các đặc điểm cơ bản của NHTM:

Thứ nhất, NHTM thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng. Đó là hoạt động huy động vốn,

hoạt động tín dụng, hoạt động thanh toán, ngân quỹ và các hoạt động khác. NHTM huy động vốnthông qua việc nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân dƣới các hình thức: tiền gửi không kỳ hạn,

tiền gửi có kỳ hạn, phát hành các chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu. NHTM hoạt động tín

dụng thông qua việc NHTM sử dụng vốn tự có, vốn huy động để cấp tín dụng dƣới các hình

thức: cho vay, bảo lãnh, chiết khấu thƣơng phiếu và các giấy tờ có giá khác. NHTM đƣợc thực

hiện các hoạt động thanh toán và ngân quỹ nhƣ: cung ứng các phƣơng tiện thanh toán, thực hiện

các dịch vụ thanh toán trong nƣớc, thực hiện các dịch vụ thanh toán quốc tế khi đƣợc Ngân hàng

Nhà nƣớc cho phép, thực hiện dịch vụ thu hộ và chi hộ, dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách

hàng. Ngoài ra, NHTM còn thực hiện một số hoạt động khác nhƣ: góp vốn, mua cổ phần, kinh

doanh ngoại hối và vàng, cung ứng các dịch vụ bảo hiểm, tƣ vấn tài chính, tiền tệ, bảo quản giấy

tờ có giá và hiện vật quý.[8]. Đặc điểm này cho thấy, NHTM ở Việt Nam là ngân hàng kinh

doanh tổng hợp[52, tr.130]

pdf13 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 854 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Pháp luật về thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THÀNH NAM PHÁP LUẬT VỀ THẾ CHẤP TÀI SẢN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI – NĂM 2006 LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Cho vay là một hình thức cấp tín dụng đem lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng thƣơng mại, song hoạt động này cũng đem lại nhiều rủi ro cho ngân hàng. Rủi ro này có rất nhiều nguyên nhân, chẳng hạn nhƣ khách hàng thua lỗ trong kinh doanh nhƣng cũng có trƣờng hợp khách hàng cố tình chây ỳ trốn tránh nghĩa vụ trả nợ. Những khoản cho vay lớn nếu bị tổn thất có thể đẩy ngân hàng đến chỗ phá sản, không những thế nó còn đe doạ đến tính an toàn và ổn định của toàn hệ thống. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả và đảm bảo an toàn cho hoạt động ngân hàng thì điều kiện quan trọng nhất khi ngân hàng xét duyệt cho vay đó là khách hàng phải có khả năng hoàn trả nợ vay. Đối với những khách hàng có uy tín trong việc vay trả nợ ngân hàng, có khả năng tài chính mạnh và có triển vọng kinh doanh trong tƣơng lai thì ngân hàng có thể cho vay không cần bảo đảm. Ngƣợc lại, đối với khách hàng không đạt đƣợc các điều kiện trên thì để hạn chế rủi ro ngân hàng chỉ cho vay khi có tài sản bảo đảm. Việc cho vay có tài sản bảo đảm có một số tác dụng sau đây: + Để có nguồn thu nợ thứ hai khi nguồn trả nợ thứ nhất không đúng nhƣ dự kiến. Nguồn thu nợ thứ nhất là cơ sở để ngân hàng quyết định cho vay. Trong cho vay kinh doanh, nguồn thu nợ thứ nhất từ doanh thu thực tế đối với cho vay ngắn hạn, từ khấu hao và lợi nhuận đối với cho vay trung và dài hạn. Trong cho vay tiêu dùng, nguồn thu nhập thứ nhất từ thu nhập của cá nhân nhƣ tiền lƣơng, các khoản thu nhập tài chính (lãi tiền gửi, cổ tức, trái tức) và các khoản thu nhập khác[54, tr.85-86]. Trƣờng hợp vì lý do nào đó mà nguồn thu thứ nhất không thực hiện đƣợc nhƣ kinh doanh thua lỗ, bị sa thải... dẫn đến khách hàng không trả đƣợc nợ cho ngân hàng, khi đó nguồn thu từ việc xử lý tài sản sẽ bù đắp tổn thất cho ngân hàng. Mặt khác, việc cho vay có bảo đảm bằng tài sản sẽ bảo đảm quyền ƣu tiên của NHTM trong việc thu hồi nợ trong trƣờng hợp khách hàng gặp khó khăn trong thanh toán, đặc biệt trong trƣờng hợp khách hàng là doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. + Ràng buộc trách nhiệm, ngăn chặn tƣ tƣởng chây ỳ không trả nợ mặc dù có khả năng trả. Việc cho vay có tài sản bảo đảm, đặc biệt là trƣờng hợp giá trị tài sản bảo đảm lớn hơn nhiều giá trị khoản vay sẽ khiến khách hàng tích cực trong việc trả nợ để có thể thu hồi đƣợc tài sản. + Giới hạn khả năng vay của bên vay. Nhu cầu của khách hàng có thể rất nhiều nhƣng tài sản của họ chỉ có giới hạn. Nếu ngân hàng cho vay vƣợt quá nhiều tài sản của khách hàng sẽ tiềm ẩn rủi ro cho ngân hàng vì khi đó, khách hàng kinh doanh chủ yếu bằng vốn vay chứ không bằng vốn tự có. Khi dự án ít hoặc không có vốn tự có, khách hàng có thể đƣa ra các quyết định kinh doanh táo bạo, chứa đựng nhiều rủi ro. Nếu rủi ro xảy ra, thì việc thu hồi toàn bộ khoản nợ là không thể vì khách hàng không có đủ tài sản để xử lý. + Chống lừa đảo, giân lận. Việc ngân hàng yêu cầu khách hàng phải có tài sản bảo đảm cho khoản vay sẽ hạn chế rất nhiều những vụ lừa đảo làm giả hồ sơ vay vốn nhằm chiếm đoạt vốn của ngân hàng một cách bất hợp pháp. + Giúp ngân hàng nắm đƣợc số liệu tài sản của bên vay. Việc cho vay có bảo đảm bằng tài sản sẽ bảo đảm cho NHTM quản lý, theo dõi đƣợc hoạt động của khách hàng vay một cách chặt chẽ hơn, từ đó bảo dảm an toàn cho NHTM trong việc thu hồi nợ vay. Nhƣ vậy, bảo đảm tiền vay có ý nghĩa rất lớn trong hoạt động cho vay của ngân hàng thƣơng mại, bởi lẽ đây chính là các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro khi ngân hàng cho khách hàng vay vốn. Ngoài ra, việc áp dụng các biện pháp bảo đảm còn có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế do hoạt động ngân hàng có ảnh hƣởng sâu sắc, lâu dài và mang tính chất dây truyền đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, nếu quá chú trọng yếu tố này chƣa hẳn đã tốt, trong thời gian qua một số cán bộ ngân hàng đã quá chú trọng vai trò của tài sản bảo đảm, coi bảo đảm là cơ sở để quyết định cho vay không quan tâm đến các điều kiện khác, điều này chính là nguyên nhân làm giảm chất lƣợng tín dụng[55, tr.172]. Chính vì vậy việc nghiên cứu một cách khoa học về bảo đảm tiền vay, làm rõ các vấn đề lý thuyết của bảo đảm tiền vay để có một cách hiểu đúng đắn về vai trò của nó trong hoạt động cho vay của NHTM là thực sự cần thiết. Tuy nhiên do sự giới hạn về thời gian nghiên cứu, luận văn chỉ nghiên cứu một biện pháp trong bảo đảm tiền vay, đó là biện pháp thế chấp tài sản. Trong điều kiện nền kinh tế chuyển đổi của nƣớc ta hiện nay, các quy định về thế chấp tài sản đƣợc quy định trong các văn bản pháp luật thuộc nhiều ngành luật khác nhau nhƣ: luật dân sự, luật đất đai, luật ngân hàng, hàng không, hàng hải, luật doanh nghiệp, luật đầu tƣ..., điều này thể hiện sự quan tâm của Nhà nƣớc ta đối với vấn đề bảo đảm tiền vay của tổ chức tín dụng nói chung và thế chấp tài sản nói riêng. Tuy nhiên, hiện nay một số quy định hiện hành về thế chấp tài sản tỏ ra bất cập không còn phù hợp khi áp dụng vào thực tiễn, chƣa đáp ứng đƣợc sự vận động đa dạng, phức tạp của quan hệ tín dụng. Mặt khác, Bộ luật Dân sự, Luật Đất đai và một số văn bản khác đã đƣợc sửa đổi và ban hành mới đã dẫn đến những thay đổi quan trọng trong quan niệm về thế chấp và tài sản thế chấp trong khi đó pháp luật ngân hàng lại chƣa có sự sửa đổi kịp thời dẫn đến sự mâu thuẫn trong các quy định pháp luật hiện hành về thế chấp tài sản. Ngoài ra, pháp luật về thế chấp tài sản còn có một số nội dung không theo thông lệ quốc tế (nhƣ đăng ký thế chấp, xử lý tài sản thế chấp...). Vì thế, để hiểu đúng và thực hiện đúng các quy định về thế chấp tài sản, cũng nhƣ phát hiện những điểm thiếu sót, chƣa đồng bộ trong hệ thống pháp luật về thế chấp tài sản, thì việc nghiên cứu đề đề tài này càng trở nên rất cần thiết nhằm kịp thời sửa đổi các quy định pháp luật ngân hàng hiện hành về thế chấp tài sản, góp phần đảm bảo sự đồng bộ của hệ thống pháp luật và phù hợp với thông lệ quốc tế. 2. Tình hình nghiên cứu: Liên quan đến việc nghiên cứu các quy định pháp luật về thế chấp tài sản, đã có một số đề tài, công trình nghiên cứu, bài báo khoa học nhƣ sau: Chế độ pháp lý về giao dịch bảo đảm trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng (khoá luận tốt nghiệp - Vũ Diệu Huyền), Pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng (Luận văn thạc sỹ luật học - Trần Thị Minh Tâm), Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng kinh tế (Luận văn thạc sỹ luật học - Lê Quốc Hiền); Thế chấp quyền sử dụng đất bảo đảm hợp đồng tín dụng ngân hàng ở nƣớc ta hiện nay (Luận văn thạc sỹ - Bùi Thị Thanh Hằng), bài “Về các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng” của PTS. Lê Hồng Hạnh - Tạp chí Luật học số 1/1996; bài “Xử lí tài sản thế chấp là giá trị quyền sử dụng đất để bảo đảm tiền vay trong ngân hàng và các tổ chức tín dụng” của ThS. Doãn Hồng Nhung - Tạp chí Luật học số 03/2002, bài “Về thế chấp tài sản trong bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng ngân hàng” của Nguyễn Văn Hoạt - Tạp chí Nhà nƣớc và pháp luật số 10/1998; bài “Xử lý những vƣớng mắc nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các tổ chức tín dụng Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế” của ThS. Nguyễn Trọng Nghĩa - Tạp chí Thị trƣờng Tài chính tiền tệ 15/11/2004... Tuy nhiên, các đề tài, bài báo nêu trên vẫn chƣa nghiên cứu một cách đồng bộ và toàn diện về biện pháp thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của ngân hàng thƣơng mại. Hơn nữa, những đề tài, bài báo này có thời gian nghiên cứu cách đây đã nhiều năm nên chƣa cập nhật đƣợc các nội dung mới trong các quy định của pháp luật, không đáp ứng đƣợc đòi hỏi của thực tiễn. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn Mục tiêu của luận văn là làm sáng tỏ cơ sở lý luận, bản chất và các quy định pháp luật hiện hành của biện pháp thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Trên cơ sở đó, luận văn đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của chế định này. Để đạt mục tiêu trên, luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề sau: - Tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn của các biện pháp bảo đảm tiền vay nói chung và biện pháp thế chấp tài sản nói riêng. Đƣa ra cách hiểu đúng đắn về thế chấp tài sản, mục đích, vai trò và ý nghĩa của biện pháp này trong hoạt động ngân hàng, góp phần làm cơ sở để hiểu và vận dụng biện pháp này trong thực tiễn - Đánh giá thực trạng pháp luật về thế chấp tài sản và việc thực thi các quy định này trong thực tiễn từ đó rút ra các ƣu điểm, hạn chế của chế định này. - Đƣa ra những kiến nghị hoàn thiện chế định thế chấp tài sản, góp phần đảm bảo sự đồng bộ của hệ thống pháp luật 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là các quy định pháp luật về thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của ngân hàng thƣơng mại, mối quan hệ của các quy định này với các quy định khác về bảo đảm tiền vay và trong tổng thể hệ thống pháp luật. Phạm vi nghiên cứu của luận văn bao gồm các khía cạnh pháp lý, cơ sở lý luận, thực tiễn và nội dung của các quy định về thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của ngân hàng thƣơng mại. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu. Phƣơng pháp luận khoa học mà tác giả sử dụng là phƣơng pháp biện chứng Mác- Lênin. Ngoài ra, các phƣơng pháp cụ thể đƣợc sử dụng trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn bao gồm: phƣơng pháp thống kê, phân tích, đánh giá, đối chiếu, so sánh, tổng hợp. 6. Bố cục của luận văn. Ngoài Lời nói đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn gồm 3 chƣơng, đƣợc bố cục nhƣ sau: Chƣơng I. Khái quát chung về thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của ngân hàng thƣơng mại; Chƣơng II. Pháp luật về thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của ngân hàng thƣơng mại; Chƣơng III. Hoàn thiện pháp luật về thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của ngân hàng thƣơng mại. CHƢƠNG I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THẾ CHẤP TÀI SẢN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1. Hoạt động cho vay của ngân hàng thƣơng mại và vấn đề rủi ro tín dụng 1.1.1. Vị trí, vai trò của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế. Ngân hàng bao gồm nhiều loại tuỳ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế nói chung và hệ thống tài chính nói riêng. Tuỳ theo mục đích và tính chất hoạt động, ngân hàng đƣợc phân thành: ngân hàng thƣơng mại, ngân hàng đầu tƣ, ngân hàng phát triển, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác, ngân hàng tiết kiệm, ngân hàng địa ốc...[52,tr.126]. Trong các loại hình đó, ngân hàng thƣơng mại (NHTM) chiếm tỷ trọng lớn nhất về quy mô tài sản, thị phần và số lƣợng ngân hàng. Hiện nay, có nhiều định nghĩa khác nhau về NHTM. Đạo Luật ngân hàng của Pháp năm 1941 định nghĩa: ngân hàng thƣơng mại là những xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thƣờng xuyên là nhận tiền gửi của công chúng dƣới hình thức ký thác hoặc dƣới hình thức khác và sử dụng tài sản đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính[52, tr.127]. Luật Ngân hàng thƣơng mại của nƣớc Cộng hoà nhân dân Trung Hoa năm 1995, Điều 1 quy định: Các ngân hàng thƣơng mại đƣợc thành lập theo Luật này và Luật Công ty của nƣớc Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, đƣợc nhận các khoản tiền gửi từ công chúng, cấp các khoản vay, cung cấp các dịch vụ thanh toán và tiến hành các loại hình kinh doanh có liên quan khác[52, tr.127-128]. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, ngân hàng thƣơng mại là loại hình ngân hàng đƣợc thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của Nhà nƣớc[8]. Từ định nghĩa trên, ta rút ra các đặc điểm cơ bản của NHTM: Thứ nhất, NHTM thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng. Đó là hoạt động huy động vốn, hoạt động tín dụng, hoạt động thanh toán, ngân quỹ và các hoạt động khác. NHTM huy động vốn thông qua việc nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân dƣới các hình thức: tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, phát hành các chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu... NHTM hoạt động tín dụng thông qua việc NHTM sử dụng vốn tự có, vốn huy động để cấp tín dụng dƣới các hình thức: cho vay, bảo lãnh, chiết khấu thƣơng phiếu và các giấy tờ có giá khác... NHTM đƣợc thực hiện các hoạt động thanh toán và ngân quỹ nhƣ: cung ứng các phƣơng tiện thanh toán, thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nƣớc, thực hiện các dịch vụ thanh toán quốc tế khi đƣợc Ngân hàng Nhà nƣớc cho phép, thực hiện dịch vụ thu hộ và chi hộ, dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng... Ngoài ra, NHTM còn thực hiện một số hoạt động khác nhƣ: góp vốn, mua cổ phần, kinh doanh ngoại hối và vàng, cung ứng các dịch vụ bảo hiểm, tƣ vấn tài chính, tiền tệ, bảo quản giấy tờ có giá và hiện vật quý...[8]. Đặc điểm này cho thấy, NHTM ở Việt Nam là ngân hàng kinh doanh tổng hợp[52, tr.130]. Thứ hai, NHTM hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận. Mặc dù hoạt động của NHTM góp phần thực hiện các chính sách kinh tế, đặc biệt là chính sách tiền tệ của Nhà nƣớc, nhƣng mục tiêu hàng đầu trong hoạt động của NHTM là lợi nhuận kinh doanh. Đặc điểm này giúp ta phân biệt NHTM với ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác[52, tr.130]. Là một trong các tổ chức tài chính quan trọng của nền kinh tế, NHTM hoạt động chủ yếu trên nguyên tắc chuyển tiết kiệm thành đầu tƣ[51, tr.11]. NHTM huy động vốn từ tiền nhàn rỗi của ngƣời dân, của các doanh nghiệp, từ thặng dƣ ngân sách của chính quyền. Sau đó nó phân phối lại cho những ngƣời có nhu cầu vay tiền sử dụng để tiêu dùng hoặc sản xuất kinh doanh. Nhƣ vậy, sự gặp gỡ giữa ngƣời thừa vốn và ngƣời thiếu vốn trở lên hết sức đơn giản với vai trò trung gian của NHTM. Thông qua chức năng này NHTM đã kích thích sự luân chuyển của nguồn vốn trong toàn xã hội, thúc đẩy sự tăng trƣởng kinh tế, tăng thêm việc làm, cải thiện mức sống của dân cƣ, góp phần quan trọng vào điều hoà lƣu thông tiền tệ, ổn định sức mua của đồng tiền, kiềm chế lạm phát. NHTM còn là một tổ chức trung gian thanh toán. Các hoạt động thanh toán qua NHTM đƣợc diễn ra một cách nhanh chóng, tiện lợi, ít tốn kém và an toàn. Trong khi làm trung gian thanh toán, NHTM đƣa ra cho khách hàng nhiều hình thức thanh toán nhƣ séc, uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, các loại thẻ... cung cấp mạng lƣới thanh toán điện tử, kết nối các quỹ và cung cấp tiền giấy khi khách hàng cần[51, tr.14]. Các ngân hàng còn thực hiện thanh toán bù trừ với nhau thông qua ngân hàng trung ƣơng hoặc thông qua các trung tâm thanh toán. Qua việc thực hiện chức năng trung gian thanh toán, NHTM có điều kiện huy động tiền gửi của xã hội, trƣớc hết là của các doanh nghiệp một cách tối đa, tạo nguồn vốn cho vay và đầu tƣ, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh ngân hàng. Việc thanh toán qua ngân hàng cũng tạo cho việc giao lƣu hàng hoá, dịch vụ trở lên thuận tiện, nhanh chóng và tiết kiệm. Danh mục tài liệu tham khảo I) Văn bản pháp luật hiện hành: 1. Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005. 2. Luật Tổ chức tín dụng Việt Nam năm 1997 (đã đƣợc sửa đổi theo Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam năm 2004). 3. Luật Đất đai Việt Nam năm 2003. 4. Luật Hàng hải Việt Nam năm 2005. 5. Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 1991 (đã đƣợc sửa đổi theo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 1995). 6. Luật Phá sản năm 2004. 7. Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 của Chính phủ về công chứng, chứng thực. 8. Nghị định số 49/2000/NĐ-CP ngày 12/09/2000 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thƣơng mại. 9. Nghị định số 08/2000/NĐ- CP ngày 10/03/2000 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm. 10. Nghị định số 165/1999/NĐ-CP ngày 19/11/1999 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm. 11. Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng (đã đƣợc sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 85/2002/NĐ-CP ngày 25/10/2002 của Chính phủ). 12. Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai. 13. Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hƣớng dẫn thi hành Luật Đất đai và Nghị định số 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty nhà nƣớc thành công ty cổ phần. 14. Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc về việc ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng (đã đƣợc sửa đổi theo các Quyết định: 28/2002/QĐ-NHNN ngày 11/01/2002, 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03/02/2005, 783/2005/QĐ-NHNN ngày 31/05/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc). 15. Thông tƣ số 06/2002/TT-BTP ngày 28/02/2002 của Bộ Tƣ pháp hƣớng dẫn một số quy định của Nghị định số 165/1999/NĐ-CP ngày 19/11/1999 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm. 16. Thông tƣ số 07/2003/TT-NHNN ngày 19/05/2003 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc hƣớng dẫn thực hiện một số quy định về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng. 17. Thông tƣ số 01/2005/TT-BTNMT ngày 13/04/2005 của Bộ trƣởng Bộ Tài nguyên và môi trƣờng hƣớng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai. 18. Thông tƣ liên tịch số 03/2001/TTLT/NHNN-BTP-BCA-BTC-TCĐC ngày 23/04/2001 của Ngân hàng Nhà nƣớc- Bộ Tƣ pháp- Bộ Công an- Bộ Tài chính- Tổng cục Địa chính hƣớng dẫn việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ cho các tổ chức tín dụng. 19. Thông tƣ liên tịch số 05/2005/TTLT-BTP-BTNMT ngày 16/06/2005 của Liên bộ: Bộ Tƣ pháp- Bộ Tài nguyên và môi trƣờng hƣớng dẫn việc đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất (đã đƣợc sửa đổi, bổ sung theo Thông tƣ liên tịch số 03/2006/TTLT-BTP-BTNMT ngày 13/06/2006 của Liên bộ: Bộ Tƣ pháp- Bộ Tài nguyên và môi trƣờng). 20. Thông tƣ liên tịch số 04/2006/TTLT-BTP-BTNMT ngày 13/06/2006 của Bộ Tƣ pháp- Bộ Tài nguyên và môi trƣờng hƣớng dẫn việc thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện quyền của ngƣời sử dụng đất. II) Văn bản pháp luật hết hiệu lực thi hành: 21. Bộ luật Dân sự Việt Nam của năm 1995. 22. Luật Đất đai năm 1993. 23. Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 1998. 24. Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 2001. 25. Pháp lệnh Hợp đồng dân sự năm 1991. 26. Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế năm 1989. 27. Nghị định số 17/HĐBT ngày 16/01/1990 của Hội đồng Bộ trƣởng hƣớng dẫn thi hành Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế. 28. Nghị định số 04/2000/NĐ-CP ngày 11/02/2000 về thi hành Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai. 29. Nghị định số 66/2001/NĐ-CP ngày 28/09/2001 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 04/2000/NĐ-CP ngày 11/02/2000 về thi hành Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai. 30. Nghị định 17/1999/NĐ-CP ngày 29/03/1999 về thủ tục chuyển đổi, chuyển nhƣợng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất và thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất. 31. Nghị định 79/2001/NĐ-CP ngày 01/11/2001 sửa đổi, bổ sung Nghị định 17/1999/NĐ-CP. 32. Quyết định số 156-QĐ/NH ngày 18/11/1989 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam. 33. Quyết định số 04-QĐ/NH ngày 08/01/1991 về thể lệ tín dụng ngắn hạn đối với các tổ chức kinh tế vay vốn ngân hàng. 34. Quyết định số 23-QĐ/NH ngày 06/03/1991 về thể lệ tín dụng trung hạn, dài hạn đối với tổ chức kinh tế. 35. Quyết định số 18-QĐ/NH5 ngày 16/02/1994 ban hành thể lệ cho vay vốn phát triển kinh tế hộ gia đình và cho vay tín dụng. 36. Quyết định 198-QĐ/NH1 ngày 16/09/1994 về thể lệ ngắn hạn đối với các tổ chức kinh tế. 37. Quyết định 367-QĐ/NH1 ngày 21/12/1995 về việc ban hành thể lệ tín dụng trung hạn, dài hạn. 38. Quyết định 217-QĐ/NH1 ngày 17/08/1996 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc ban hành quy chế thế chấp, cầm cố tài sản, bảo lãnh vay vốn ngân hàng. 39. Thông tƣ 06/2000/TT-NHNN ngày 04/04/2000 của Ngân hàng Nhà nƣớc hƣớng dẫn thi hành Nghị định số 178/1999/NĐ-CP về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng. 40. Thông tƣ liên tịch số 03/2003/TTLT-BTP-BTNMT ngày 04/07/2003 hƣớng dẫn về trình tự, thủ tục đăng ký và cung cấp thông tin về thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất. III) Các tài liệu tham khảo khác: 41. Bài “Về các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng” của PTS. Lê Hồng Hạnh - Tạp chí Luật học số 1/1996. 42. Bài “Về thế chấp tài sản trong bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng ngân hàng” của Nguyễn Văn Hoạt - Tạp chí Nhà nƣớc và pháp luật số 10/1998. 43. Bài “Xử lý tài sản thế chấp là giá trị quyền sử dụng đất để bảo đảm tiền vay trong ngân hàng và các tổ chức tín dụng” của ThS. Doãn Hồng Nhung - Tạp chí Luật học số 03/2002. 44. Bài “Xử lý những vƣớng mắc nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các tổ chức tín dụng Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế” của ThS. Nguyễn Trọng Nghĩa - Tạp chí Thị trƣờng Tài chính tiền tệ 15/11/2004. 45. Bài “Một số bất cập và kiến nghị liên quan đến việc đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất” của Nguyễn Khánh Thắng - Tạp chí Ngân hàng số 05/2006. 46. Bài “Đăng ký giao dịch bảo đảm: Làm gì để gỡ bí cho các ngân hàng?” của Mạnh Hùng - Hồ Hƣng - Báo Pháp luật số 132 (2.288) ngày 02/06/2004. 47. Bộ luật Dân sự Cộng hoà Pháp, NXB Chính trị Quốc gia, 1998. 48. Bộ luật Dân sự và thƣơng mại Thái Lan, NXB Chính trị Quốc gia, 1995. 49. Bộ luật Dân sự Nhật Bản. 50. Bộ Tƣ pháp - Dự thảo Đề án thí điểm đăng ký tập trung các giao dịch bảo đảm (Tháng 9- 2004). 51. Đại học Kinh tế quốc dân, Ngân hàng thƣơng mại- quản trị và nghiệp vụ, Nhà xuất bản Thống kê- 2002. 52. Khoa Luật- Đại học Quốc gia Hà Nội, Giáo trình Luật Ngân hàng Việt Nam, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội-2005. 53. Khoa Luật- Đại học Quốc gia Hà Nội: Giáo trình Lịch sử Nhà nƣớc và pháp luật Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 1997. 54. Học viện Ngân hàng, Giáo trình Tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê- 2001. 55. Nghiệp vụ Ngân hàng thƣơng mại, Nhà xuất bản Thống kê - 2003. 56. Tài liệu Diễn đàn Giải pháp tháo gỡ những khó khăn vƣớng mắc trong đăng ký giao dịch bảo đảm và tài sản bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam, do Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm- Bộ Tƣ pháp, Vụ Đất đai- Bộ Tài nguyên và môi trƣờng và Hiệp hội Ngân hàng Việt nam tổ chức tháng 04/2004. 57. Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia – Ngân hàng Thế giới, Kỷ yếu diễn đàn “Việt Nam sẵn sàng gia nhập tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO)” tại Hà Nội 3-4/6/2003 và TP. Hồ Chí Minh, 6-7/6/2003, Nhà xuất bản Khoa học xã hội - 2004. 58. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia- 2001.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftitlephap_luat_ve_the_chap_tai_san_trong_hoat_dong_cho_vay_cua_ngan_hang_thuong_mai_9229_2010181.pdf
Tài liệu liên quan