LỜI CAM ĐOAN . i
LỜI CẢM ƠN. ii
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ. vi
DANH MỤC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT . vii
LỜI MỞ ĐẦU.1
1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu.1
2. Tình hình nghiên cứu .2
3. Mục đích nghiên cứu .3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu.3
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .3
5.1. Đối tượng nghiên cứu .3
5.2. Phạm vi nghiên cứu .3
6. Phương pháp nghiên cứu.4
7. Kết cấu luận văn.5
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XỬ LÝ NỢ XẤU VÀ PHÁP LUẬT VỀ
XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG.6
1.1. Tổng quan về xử lý nợ xấu.6
1.1.1. Khái niệm về nợ xấu.6
1.1.2. Đặc điểm về nợ xấu .9
1.1.3. Nguyên nhân của nợ xấu .10
1.1.4. Tác động của nợ xấu đến hoạt động của tổ chức tín dụng .14
1.1.5. Các biện pháp xử lý nợ xấu .17
1.2. Những vấn đề lý luận về xử lý nợ xấu tại các tổ chức tín dụng.22
88 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 436 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Pháp luật về xử lý nợ xấu tại các tổ chức tín dụng Việt Nam và thực tiễn áp dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, chi nhánh tây Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệt này thể hiện ở việc VAMC chỉ mua bán nợ xấu phát sinh từ nghiệp
vụ cấp tín dụng của các TCTD ở trong nước. VAMC chỉ mua các khoản nợ xấu
được xếp hạng từ nợ nhóm 3, 4 và 5. VAMC chỉ mua nợ xấu phát sinh trong hoạt
động của các TCTD ở trong nước, không mua nợ xấu của các TCTD nước ngoài,
cũng như không mua nợ xấu của các doanh nghiệp khác không phải là TCTD ở
trong nước.
- Công ty TNHH mua bán nợ Việt Nam (DATC): Từ năm 2007, DATC hướng
hoạt động vào trọng tâm chính là xử lý nợ xấu gắn với tái cơ cấu doanh nghiệp nhà
nước. Tuy nhiên, các trường hợp nợ xấu DATC mua lại và xử lý đều có giá trị
không lớn và chưa phải là các trường hợp phức tạp, chủ yếu mới chỉ xử lý về tài
chính, trong khi việc tái cơ cấu hoạt động còn hạn chế.
- Các công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc các tổ chức tín dụng
(gọi là AMC): Việc thành lập các AMC để xử lý nợ xấu được các TCTD đặc biệt
quan tâm bởi mỗi TCTD có một chính sách, hệ thống và quy trình quản lý rủi ro
khác nhau. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng về quy mô cũng như dư nợ tín dụng
của các TCTD ngày càng tăng cao, việc xử lý nợ xấu đòi hỏi phải có bộ máy
chuyên nghiệp thực hiện với tư cách là một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân
nhằm hỗ trợ TCTD về công tác quản lý nợ và khai thác tài sản. Bên cạnh đó, những
31
hạn chế của Luật các TCTD 2010 đối với hoạt động kinh doanh bất động sản của
các TCTD cũng là một động lực thúc đẩy các TCTD tập trung xây dựng và phát
triển mô hình AMC.
2.1.4. Quy định về phương thức xử lý nợ xấu tại các tổ chức tín dụng
- Mua nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệt: Nếu các khoản nợ xấu đáp ứng đủ các
điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 16 Thông tư số 19/2013/TT-NHNN thì sẽ được
xem xét mua bằng trái phiếu đặc biệt bởi VAMC. Trước hết tổ chức tín dụng rà soát
các khoản nợ xấu đáp ứng đủ điều kiên theo quy định trên rồi lập hồ sơ đề nghị mua
nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệt theo quy định tại Điều 17 Thông tư số 19/2013/TT-
NHNN.
- Mua nợ theo giá trị thị trường: Trước hết Công ty Quản lý tài sản cần lập một
bộ hồ sơ đề nghị Ngân hàng Nhà nước chấp thuận Phương án mua nợ theo giá trị thị
trường của năm sau trước ngày 15 tháng 12 hàng năm theo quy định tại khoản 1
Điều 25 Thông tư 19. Sau đó VAMC tiến hành việc mua nợ xấu theo giá thị trường
theo quy định tại Điều 26 Thông tư số 19/2013/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung bởi
khoản 15 Điều 1 Thông tư 14/2015/TT- NHNN và khoản 4 Điều 1 Thông tư 09
/2017/TT- NHNN.
- Thu hồi nợ xấu bằng việc phát mại tài sản đảm bảo do các tổ chức tín dụng,
Công ty thực hiện:
Về cơ bản quy trình này gồm 4 bước:
- Thông báo về việc xử lý phát mại tài sản
- Định giá tài sản bảo đảm
- Bán tài sản bảo đảm
- Thanh toán số tiền có được từ việc xử lý tài sản bảo đảm
Việc thực hiện các bước trên phải tuân theo những quy định của luật chung là
Bộ Luật dân sự 2015 về chế định tài sản bảo đảm, từ Điều 292 đến Điều 350 về các
biện pháp bảo đảm nghĩa vụ.
32
Đồng thời phải xem xét đến các quy định của luật chuyên ngành như Luật Đấu
giá tài sản 2016, Luật Đất đai 2013, Luật các tổ chức tín dụng 2010, Luật phá sản
2014, cho từng loại tài sản, đối tượng cụ thể
2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, Chi nhánh Tây Quảng Ninh
2.2.1 Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi nhánh
Tây Quảng Ninh
2.2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, Chi nhánh Tây Quảng Ninh
Thực hiện chủ trương của NHNo Việt Nam về tái cơ cấu hệ thống Ngân hàng
Nông nghiệp để tăng năng lực cạnh tranh góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Theo đó, NHNo Chi nhánh tỉnh Quảng Ninh được chia tách thành 03 Chi nhánh loại
1 hạng 1 gồm NHNo Chi nhánh tỉnh Quảng Ninh, NHNo Chi nhánh Đông Quảng
Ninh và NHNo Chi nhánh Tây Quảng Ninh về trực thuộc NHNo Việt Nam. Các
NHNo Chi nhánh loại 1 sau khi chia tách quan lý các NHNo Chi nhánh loại 2 như
sau:
NHNo Chi nhánh tỉnh Quảng Ninh quản lý 13 Chi nhánh NHNo loại 2, địa
bàn hoạt động gồm: thành phố Hạ Long, huyện Hoành Bồ, thị xã Quảng Yên, thành
phố Cẩm Phả, huyện Vân Đồn, huyện Tiên Yên, huyện Ba Chẽ, huyện Bình Liêu,
huyện Cô Tô.
NHNo Chi nhánh Đông Quảng Ninh quản lý 03 Chi nhánh loại 2, địa bàn hoạt
động gồm: thành phố Móng Cái, huyện Đầm Hà và huyện Hải Hà
NHNo Chi nhánh Tây Quảng Ninh quản lý 03 Chi nhánh loại 2 (gồm NHNo
Chi nhánh thành phố Uông Bí, NHNo Chi nhánh Mạo Khê và NHNo Chi nhánh
huyện Đông Triều), địa bàn hoạt động gồm: thành phố Uông Bí và thị xã Đông
Triều.
Tuy NHNo Chi nhánh Tây Quảng Ninh mới được thành lập từ tháng 4 năm
2018 (Quyết định số 285/QĐ-HĐTV-TCTL của Hội đồng thành viên NHNo Việt
33
Nam) nhưng toàn bộ số liệu hoạt động của 03 Chi nhánh NHNo loại 2 (NHNo Chi
nhánh thành phố Uông Bí, NHNo Chi nhánh Mạo Khê và NHNo Chi nhánh Đông
Triều) - Đây là 03 Chi nhánh được thành lập từ những năm trước đây và có quy mô
hoạt động tương đối lớn
Tính đến nay, NHNo Chi nhánh Tây Quảng Ninh đang thực hiện các nghiệp
vụ chủ yếu sau đây:
- Nhận tiền gửi vào tài khoản, tiết kiệm VND và ngoại tệ.
- Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu VND và ngoại tệ.
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng VND và ngoại tệ.
- Chuyển tiền trong và ngoài nước
- Bảo lãnh
- Phát hành thẻ
- Thực hiện thanh toán quốc tế thông qua hệ thống SWIFT, dịch vụ E-banking,
home banking
- Thực hiện nghiệp vụ bảo hiểm và kinh doanh các ngành nghề khác theo quy
định của pháp luật.
34
2.2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
Chi nhánh Tây Quảng Ninh
Nguồn: Nội bộ của ngân hàng
2.2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, Chi nhánh Tây Quảng Ninh
Với bề dày kinh nghiệm và đội ngũ cán bộ tinh thông nghiệp vụ, có trình độ
cao và tác phong chuyên nghiệp, NHNo Chi nhánh Tây Quảng Ninh luôn là sự lựa
chọn hàng đầu của các doanh nghiệp cũng như đông đảo khách hàng cá nhân. Bên
cạnh đó, NHNo Chi nhánh Tây Quảng Ninh luôn giữ vững vị thế là nhà cung cấp
đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong mọi lĩnh vực; trong các hoạt động
truyền thống như huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án, kinh doanh ngoại tệ, dịch vụ
thẻ, ngân hàng điện tử Với thế mạnh của mình, NHNo Chi nhánh Tây Quảng
Ninh đã ứng dụng công nghệ hiện đại vào xử lý tự động các dịch vụ ngân hàng và
không ngừng cung cấp các sản phẩm dịch vụ điện tử nhằm “đưa ngân hàng tới gần
khách hàng” như: Internet banking, SMS Banking, Phone banking
Giám đốc
Phó Giám
đốc 1
Phó Giám
đốc 2
Phó Giám
đốc 3
Phòng
Kế
toán
và
Ngân
quỹ
Phòng
Dịch
vụ và
Quản
trị
hệ
thống
Phòng
Kế
hoạch
kinh
doanh
Phòng
kế
hoạch
nguồn
vốn
Phòng
Tổng
hợp
Phòng
kiểm
tra
kiểm
soát
nội bộ
Chi nhánh
thành phố
Uông Bí
Chi nhánh
Mạo Khê
Các
Phòng
giao
dịch
trực
thuộc
35
Đơn vị: tỷ VND
3.736
4.562
5.102
0
1
2
3
4
5
6
2016 2017 2018
Tổng Tài sản
Biểu đồ 2.1: Tổng tài sản của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
Chi nhánh Tây Quảng Ninh năm 2016 - 2018
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của 03 chi nhánh NHNo (Uông Bí,
Mạo Khê và Đông Triều) năm 2016, 2017 và Báo cáo tổng kết hoạt động kinh
doanh của NHNo Chi nhánh Tây Quảng Ninh năm 2018
NHNo Chi nhánh Tây Quảng Ninh luôn giữ vững vai trò chủ chốt trong việc
phục vụ hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, chiếm trên 50% thị phần trên
địa bàn và giữ vai trò chủ lực tín dụng trong khu vực nông nghiệp nông thôn
Nhìn vào biểu đồ 2.1 ta thấy năm 2017, tổng tài sản đạt 4.562 tỷ đồng, tăng
826 tỷ đồng (tăng 22,1%) so với năm 2016. Năm 2018, tổng tài sản đạt 5.102 tỷ
đồng, tăng 540 tỷ đồng (tăng 11,8%) so với năm 2017.
Tổng dư nợ tín dụng năm 2018 tăng 11,6%, huy động vốn từ nền kinh tế tăng
16%; chất lượng tín dụng luôn được quan tâm chỉ đạo và duy trì ở mức thấp, tỷ lệ
nợ xấu chiếm 1,08%/tổng dư nợ; lợi nhuận khoán tài chính đạt 88,9 tỷ đồng, tăng
12,2 tỷ đồng (tăng 12,9%) so với năm 2017.
Bám sát chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước,
quy chế của ngành, để tăng năng lực cạnh tranh và ngày càng đáp ứng tốt yêu cầu
của khách hàng, NHNo Chi nhánh Tây Quảng Ninh luôn nâng cao chất lượng phục
vụ khách hàng và áp dụng linh hoạt, hợp lý lãi suất tiền gửi, lãi suất tiền vay và các
36
loại phí dịch vụ. Triển khai kịp thời đầy đủ các các sản phẩm dịch vụ, tiện ích do
NHNo Việt Nam ban hành đến với khách hàng.
Trong giai đoạn 2016 - 2018, mặc dù nền kinh tế có nhiều biến động nhưng
được sự chỉ đạo của NHNo Việt Nam, sự ủng hộ của chính quyền địa phương, hoạt
động kinh doanh của NHNo Chi nhánh Tây Quảng Ninh đã đạt được nhiều thắng
lợi trong việc thực hiện các công tác: huy động vốn, công tác tín dụng và xử lý nợ,
công tác thanh toán và kinh doanh ngoại tệ, công tác phát triển sản phẩm dịch vụ
* Nguồn vốn
Vốn huy động là nguồn vốn quan trọng và chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng
nguồn vốn của Ngân hàng. Vì vậy, NHNo Chi nhánh Tây Quảng Ninh luôn coi
công tác huy động vốn là nhiệm vụ hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của mình.
NHNo Chi nhánh Tây Quảng Ninh luôn có sự đổi mới trong các hình thức huy
động, khuyến khích khách hàng gửi tiền vào Ngân hàng. Các hình thức huy động
vốn được sử dụng chủ yếu hiện nay tại NHNo Chi nhánh Tây Quảng Ninh là: tiết
kiệm dân cư, phát hành trái phiếu với thời hạn linh hoạt và lãi suất thích hợp. Tuy
nhiên hoạt động huy động vốn của NHNo Chi nhánh Tây Quảng Ninh trong những
năm 2016 - 2018 chịu sự cạnh tranh khốc liệt của các TCTD trên địa bàn, với những
thách thức lớn.
Thứ nhất là, các TCTD liên tục đưa ra các mức lãi suất hấp dẫn với những sản
phẩm bán lẻ phong phú, đa dạng và những chiêu trò cạnh tranh để thu hút khách
hàng.
Thứ hai là, tiền gửi của một số Tổ chức, cá nhân tại NHNo Chi nhánh Tây
Quảng Ninh có xu hướng chuyển dịch sang gửi tại các TCTD để hưởng lãi suất cao
hơn.
Đứng trước khó khăn trên, NHNo Chi nhánh Tây Quảng Ninh đã quyết liệt
triển khai đồng bộ các giải pháp trong công tác huy động vốn và đã đạt được những
kết quả khả quan và luôn là một trong những ngân hàng có nguồn vốn tăng đều qua
các năm và chiếm thị phần lớn trên địa bàn. Cụ thể là tổng vốn huy động tại thời
điểm 31/12/2017 đạt 3.414 tỷ đồng, tăng 455 tỷ đồng (tăng 15%) so với 2016; trong
37
đó nguồn vốn nội tệ đạt 3.393 tỷ đồng, tăng 457 tỷ đồng (tăng 16%) so với năm 2016.
Mặt bằng lãi suất chung tăng cao làm cho hoạt động huy động vốn của các TCTD gặp
nhiều khó khăn. Mặc dù vậy, tổng huy động vốn của NHNo Chi nhánh Tây Quảng Ninh
năm 2017 vẫn tăng trưởng ở mức 15%. Huy động vốn trực tiếp từ nền kinh tế tăng 15%;
trong đó tốc độ tăng trưởng tiền gửi từ dân cư đạt 3.200 tỷ đồng, tăng 519 tỷ đồng (tăng
19%), cao hơn tốc độ tăng của năm 2016 (15%). Với chính sách lãi suất linh hoạt, sự đa
dạng về các sản phẩm huy động vốn, công tác huy động vốn của NHNo Chi nhánh Tây
Quảng Ninh đã thực hiện tốt nhiệm vụ đảm bảo đủ nguồn vốn sẵn sàng đáp ứng mọi nhu
cầu về vốn của khách hàng.
Sang đến năm 2018, trước diễn biến phức tạp của thị trường vốn và sự cạnh tranh
gay gắt giữa các TCTD, ngay từ đầu năm Ban Lãnh đạo NHNo Chi nhánh Tây Quảng
Ninh đã quán triệt đến toàn thể CBCNVC trong đơn vị coi công tác huy động vốn là một
trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu và xuyên suốt trong năm. Ban lãnh đạo cũng
đã chỉ đạo quyết liệt các phòng và các Chi nhánh trực thuộc tập trung nguồn lực cho
công tác huy động vốn. Kết quả cụ thể như sau: Tổng huy động vốn năm 2018 đạt 3.944
tỷ đồng, tăng 530 tỷ đồng (tăng16%) so năm 2017; trong đó nguồn vốn nội tệ đạt 3.927
tỷ đồng, tăng 534 tỷ đồng (tăng 16%) bằng với tốc độ tăng trưởng năm 2017
Dự báo trong thời gian tới áp lực cạnh tranh trong huy động vốn càng trở lên gay
gắt, để nguồn vốn NHNo Chi nhánh Tây Quảng Ninh tăng trưởng ổn định và bền vững
đòi hỏi toàn thể CBCNVC phải nỗ lực tìm các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ, đa
dạng hóa sản phẩm, áp dụng lãi suất huy động linh hoạt đảm bảo khả năng cạnhtranh
* Sử dụng vốn
Nguồn vốn tăng trưởng là nền tảng quan trọng tạo điều kiện thuận lợi giúp cho việc
sử dụng và khai thác hiệu quả các nguồn vốn. Bám sát định hướng của ngành, tranh thủ
sự ủng hộ của chính quyền địa phương và các cấp các ngành, NHNo Chi nhánh Tây
Quảng Ninh đã nỗ lực triển khai thực hiện có hiệu quả việc đầu tư mở rộng tín dụng gắn
với chất lượng và an toàn vốn theo đó dư nợ tín dụng qua các năm tăng trưởng khá,
chất lượng tín dụng được đảm bảo, nợ xấu luôn ở mức thấp so quy định.
38
Bảng 2.1: Dư nợ và tổng Tài sản của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Chi nhánh Tây Quảng Ninh năm 2016 - 2018
Đơn vị: tỷ VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Dư nợ 3.413 3.994 4.459
Tổng Tài sản 3.736 4.562 5.102
Dư nợ/Tổng tài sản (%) 49,5 50,8 55,4
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của 03 chi nhánh NHNo (Uông Bí,
Mạo Khê và Đông Triều) năm 2016, 2017 và Báo cáo tổng kết hoạt động kinh
doanh của NHNo Chi nhánh Tây Quảng Ninh năm 2018
Cụ thể: năm 2016, tổng dư nợ tín dụng đạt 3.413 tỷ đồng. Năm 2017, tổng dư
nợ tín dụng đạt 3.994 tỷ đồng, tăng 580 tỷ đồng (tăng 17%) so với năm 2016 và đạt
113% kế hoạch giao. Năm 2018, tổng dư nợ tín dụng đạt 4.459 tỷ đồng, tăng 465 tỷ
đồng (tăng 12%) so với năm 2017 và đạt 100% kế hoạch giao
Đơn vị: tỷ VND
3.413
3.736
3.994
4.562 4.459
5.102
0
1
2
3
4
5
6
2016 2017 2018
Dư nợ
Tổng Tài sản
Biểu đồ 2.2: Dư nợ và tổng Tài sản của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Chi nhánh Tây Quảng Ninh năm 2016 - 2018
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của 03 chi nhánh NHNo (Uông Bí,
Mạo Khê và Đông Triều) năm 2016, 2017 và Báo cáo tổng kết hoạt động kinh
doanh của NHNo Chi nhánh Tây Quảng Ninh năm 2018
39
Mặc dù chịu sự cạnh tranh gay gắt của các TCTD trên địa bàn về chiếm lĩnh
thị phần, khách hàng, song với quyết tâm chính trị cao và sự đoàn kết nhất trí của
tập thể CBCNVC trong Chi nhánh đã tập trung trí tuệ kịp thời đề ra các giải pháp
biện pháp phù hợp và tổ chức triển khai nghiêm túc đạt hiệu quả nên tốc độ tăng
trưởng tín dụng tăng trưởng khá, đối tượng đầu tư luôn được quan tâm theo hướng
ưu tiên vốn cho khu vực nông nghiệp nông thôn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các
hộ gia đình, cá nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, khả năng tài
chính lành mạnh dần thu hẹp cho vay các lĩnh vực nhạy cảm, rủi ro cao hoặc
chưa thực sự thiết yếu như bất động sản; đồng thời tích cực thu hồi nợ đến hạn, nợ
quá hạn và nợ xấu để tạo nguồn phục vụ cho vay các lĩnh vực, khách hàng thuộc
mục tiêu phát triển.
* Hoạt động dịch vụ
Song song với việc tăng cường công tác huy động vốn, mở rộng đầu tư tín
dụng, hoạt động dịch vụ luôn được NHNo Chi nhánh Tây Quảng Ninh quan tâm
thực hiện. Triển khai kịp thời các sản phẩm dịch vụ do NHNo Việt Nam ban hành
nên đã đạt được những kết quả khả quan, tốc độ tăng trưởng bình quân qua các năm
đều đạt trên 20% và đạt kế hoạch giao, đóng góp không nhỏ cho tổng thu nhập, cụ
thể là:
- Doanh số thanh toán toán trong nước: năm 2016 đạt 5.500 triệu đồng. Năm
2017 đạt 6.100 triệu đồng, tăng 600 triệu đồng (tăng 11%) so năm 2016. Năm 2018
đạt 6.300 triệu đồng, tăng 200 triệu đồng (tăng 3%) so năm 2017
- Doanh số thanh toán quốc tế: Năm 2016 đạt 300 triệu đồng. Năm 2017 đạt
500 triệu đồng, tăng 200 triệu đồng (tăng 67%) so năm 2016. Năm 2018 đạt 200
triệu đồng, giảm 300 triệu đồng (giảm 60%) so năm 2017
- Doanh số kinh doanh ngoại tệ: Năm 2016 đạt 400 triệu đồng. Năm 2017 đạt
400 triệu đồng, bằng 100% so năm 2016. Năm 2018 đạt 500 triệu đồng, tăng 100
triệu đồng (tăng 25%) so năm 2017
40
- Doanh số chi trả kiều hối: Năm 2016 đạt 300 triệu đồng. Năm 2017 đạt 300
triệu đồng, bằng 100% so năm 2016. Năm 2018 đạt 300 triệu đồng, bằng 100% so
năm 2017
- Doanh số phát hành thẻ: Năm 2016 đạt 800 triệu đồng. Năm 2017 đạt 800
triệu đồng, bằng 100% so năm 2016. Năm 2018 đạt 500 triệu đồng, giảm 300 triệu
đồng (giảm 37,5%) so năm 2017
- Doanh số E - Banking: Năm 2016 đạt 500 triệu đồng. Năm 2017 đạt 800
triệu đồng, tăng 300 triệu đồng (tăng 60%) so năm 2016. Năm 2018 đạt 900 triệu
đồng, tăng 100 triệu đồng (tăng 13%) so năm 2017
- Doanh số ngân hàng bảo hiểm: Năm 2016 đạt 1.700 triệu đồng. Năm 2017
đạt 2.600 triệu đồng, tăng 900 triệu đồng (tăng 53%) so năm 2016. Năm 2018 đạt
3.300 triệu đồng, tăng 700 triệu đồng (tăng 27%) so năm 2017
* Công tác tài chính
Bảng 2.2: Lợi nhuận của Ngân hàng Nông ngiệp và Phát triển nông thôn,
Chi nhánh Tây Quảng Ninh năm 2016 - 2018
Đơn vị: Tỷ VND
Năm
Chỉ tiêu
2016 2017 2018
Tổng thu 294 357,7 431,9
Tổng chi 224 279 343
Lợi nhuận khoán tài chính 70 78,7 88,9
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của 03 chi nhánh NHNo (Uông Bí,
Mạo Khê và Đông Triều) năm 2016, 2017 và Báo cáo tổng kết hoạt động kinh
doanh của NHNo Chi nhánh Tây Quảng Ninh năm 2018
Nhờ việc thực hiện tốt các kế hoạch đề ra, trong các năm qua NHNo Chi
nhánh Tây Quảng Ninh tiếp tục đạt được những kết quả hoạt động kinh doanh đáng
khích lệ.
41
Đơn vị: Tỷ VND
70
78.7
88.9
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
2016 2017 2018
Lợi nhuận khoán tài
chính
Biểu đồ 2.3: Lợi nhuận của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
Chi nhánh Tây Quảng Ninh năm 2016 - 2018
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của 03 chi nhánh NHNo (Uông Bí,
Mạo Khê và Đông Triều) năm 2016, 2017 và Báo cáo tổng kết hoạt động kinh
doanh của NHNo Chi nhánh Tây Quảng Ninh năm 2018
Lợi nhuận khoán tài chính thu được năm 2017 tăng 8,7 tỷ đồng (tăng 12,8%)
so năm 2016. Năm 2018 tăng 10,2 tỷ đồng (tăng 13%) so năm 2017, đây là mức
tăng trưởng khá so với toàn hệ thống NHNo Việt Nam và so với các TCTD trên địa
bàn. Lợi nhuận qua các năm đều tăng trưởng đã góp phần đảm bảo thu nhập và các
chế độ cho CBCNVC trong chi nhánh.
* Công tác kế toán và an toàn tài sản
- Công tác kế toán
Chấp hành đúng quy trình nghiệp vụ về công tác hạch toán kế toán; hạch
toán kịp thời, chính xác, đúng tính chất tài khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh;
thực hiện quản lý, trích lập khấu hao, mua sắm, sửa chữa tài sản theo đúng quy
định; tổng hợp, lưu giữ hồ sơ chứng từ kịp thời, đúng chế độ
Tăng cường thu, thực hiện tiết kiệm chi phí, tiết giảm các khoản chi phí
không cần thiết để đảm bảo quỹ tiền lương cho CBCNVC
- Công tác an toàn tài sản
42
Đảm bảo thu chi tiền mặt, an toàn tài sản tiền bạc tại quầy giao dịch, tại phòng
giao dịch, ATM, tại các thanh toán viên giao dịch một cửa và trên đường điều
chuyển. Thực hiện mua sắm mới, sửa chữa thay thế trang thiết bị đảm bảo trang bị
đầy đủ cho cán bộ công nhân viên chức công cụ, dụng cụ trong quá trình làm việc.
Thực hiện tốt công tác an ninh trật tự an toàn tài sản, phòng chống cháy nổ. Bố
trí lực lượng bảo vệ an ninh 24/24 giờ/ngày; phân công cán bộ lãnh đạo trực tăng
cường trong các ngày nghỉ lễ tết, mưa bão; trang bị các phương tiện bảo vệ đầy đủ,
đảm bảo hoạt động tốt khi có sự cố xảy ra. Phối hợp với lực lượng Công an bảo vệ
trong quá trình điều chuyển vốn.
* Các mặt công tác khác
Tăng cường công tác tuyên truyền tiếp thị, quảng bá xây dựng hình ảnh
thương hiệu NHNo Việt Nam, với quan điểm xuyên suốt "Vui lòng khách đến, vừa
lòng khách đi", "Hết việc mới hết giờ" nên NHNo Chi nhánh Tây Quảng Ninh luôn
quan tâm cải tiến lề lối tác phong giao dịch, nhất là bộ phận giao tiếp với khách
hàng và luôn được khách hàng đánh giá cao
Thực hiện ban hành các văn bản theo phân cấp đảm bảo cho quá trình hoạt
động; nghiêm túc chấp hành quy trình trong các khâu nghiệp vụ
Giao khoán các chỉ tiêu cụ thể chi tiết đến từng phòng tổ, cá nhân người lao
động về chỉ tiêu tăng trưởng nguồn vốn, tăng trưởng tín dụng, thu dịch vụ làm cơ
sở phân loại, xếp loại lao động cho việc khen thưởng và chi lương.
2.2.2. Thực trạng nợ xấu và thực tiễn áp dụng pháp luật về xử lý nợ xấu tại Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi nhánh Tây Quảng Ninh
2.2.2.1. Thực trạng nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, Chi nhánh Tây Quảng Ninh thời gian từ năm 2016 - 2018
Để hiểu rõ về chất lượng tín dụng và nợ xấu, có thể xem xét tổng quát thực
trạng nợ xấu của NHNo Tây Quảng Ninh theo bảng dưới đây:
43
Bảng 2.3: Nợ xấu và dư nợ tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Chi nhánh Tây Quảng Ninh giai đoạn 2016 - 2018
Đơn vị: tỷ VND
Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Nợ xấu 9 31 48
Tổng Dư nợ 3.413 3.994 4.459
Nợ xấu /Tổng Dư nợ (%) 0,26% 0,78% 1,08%
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của 03 chi nhánh NHNo (Uông Bí,
Mạo Khê và Đông Triều) năm 2016, 2017 và Báo cáo tổng kết hoạt động kinh
doanh của NHNo Chi nhánh Tây Quảng Ninh năm 2018
Có thể thấy giai đoạn 2016 - 2018 nợ xấu đều tăng cả về số tuyệt đối và số
tương đối. Cụ thể nợ xấu năm 2017 là 31 tỷ đồng, tăng 22 tỷ đồng (tăng 0,52%)
so năm 2016, chiếm 0,78%/tổng dư nợ. Năm 2018 là 48 tỷ đồng, tăng 17 tỷ
đồng (tăng 0,3%) so năm 2017, chiếm 1,08%/tổng dư nợ. Tuy nhiên tỷ lệ nợ
xấu/tổng dư nợ luôn ở mức thấp dưới mức cho phép (mức quy định của NHNo
Việt Nam là <2,5%/ tổng dư nợ)
Đơn vị: tỷ VND
9
31
48
0
10
20
30
40
50
2016 2017 2018
Tổng Nợ xấu
Biểu đồ 2.4: Tổng nợ xấu của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, Chi nhánh Tây Quảng Ninh năm 2016-2018
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của 03 chi nhánh NHNo (Uông Bí,
Mạo Khê và Đông Triều) năm 2016, 2017 và Báo cáo tổng kết hoạt động kinh
doanh của NHNo Chi nhánh Tây Quảng Ninh năm 2018
44
Nợ xấu của NHNo Chi nhánh Tây Quảng Ninh như sau (xem biểu đồ 2.4):
Năm 2017, nợ nhóm 1 chiếm tỷ trọng 96,8%/tổng dư; nợ nhóm 2 chiếm 2,45%/tổng
dư nợ và nhóm nợ xấu (nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5) được kiểm soát ở mức
0,78%/tổng dư nợ, so với tỷ lệ nhóm nợ xấu của năm 2016 là 0,26% thì tỷ lệ nợ xấu
năm 2017 tăng 0,52% chủ yếu do một số khách hàng sản xuất kinh doanh thua lỗ
không trả được nợ theo các kỳ hạn đã định. Việc trích lập dự phòng chung và dự
phòng cụ thể cho các khoản vay của NHNo Chi nhánh Tây Quảng Ninh được thực
hiện triệt để theo quy định của NHNN. Do vậy, năm 2017, NHNo Chi nhánh Tây
Quảng Ninh đã trích đủ 100% dự phòng rủi ro theo quy định của Thông tư
02/2013/TT-NHNN. Số tiền dự phòng rủi ro đã sử dụng năm 2017 để xử lý nợ là
5,5 tỷ đồng. Sau xử lý bằng dự phòng, việc theo dõi, xây dựng và thực thi phương
án thu hồi nợ của từng khách hàng được triển khai quyết liệt. Năm 2017, khoản thu
từ các khoản nợ đã xử lý bằng nguồn dự phòng là 3,5 tỷ đồng.
Sang đến năm 2018, nợ xấu của NHNo Chi nhánh Tây Quảng Ninh tiếp tục
tăng cả về số tuyệt đối và số tương đối, cụ thể là: nợ nhóm 1 chiếm tỷ trọng
94,86%/tổng dư; nhóm 2 chiếm 4,06%/tổng dư nợ và nhóm nợ xấu (nhóm 3-5)
chiếm 1,08%/tổng dư nợ, so với tỷ lệ nhóm nợ xấu của năm 2017 tăng 0,3%. Với
quan điểm thận trọng, NHNo Chi nhánh Tây Quảng Ninh đã phân loại nợ khá chặt
chẽ theo quy định của NHNN và đã trích lập đầy đủ dự phòng cho số nợ có nguy cơ
tiềm ẩn. Năm 2018, NHNo Chi nhánh Tây Quảng Ninh đã trích đủ 100% dự phòng
rủi ro tín dụng với tổng số tiền hạch toán vào chi phí là 40 tỷ đồng, bằng 100% so
với chi phí dự phòng năm 2017. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế trên địa bàn
gặp khó khăn, một số ngành mũi nhọn như than, xi măng sản xuất bị đình trệ do
không tiêu thụ được sản phẩm, lượng hàng hóa tồn kho lớn. Mặt khác do ảnh hưởng
của biến đổi khí hậu thời tiết diễn biến bất thường, dịch bệnh phát sinh đã gây ảnh
hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của các
doanh nghiệp, khiến nhiều doanh nghiệp, cá nhân gặp khó khăn trong việc thực hiện
các cam kết trả nợ với Ngân hàng. Các doanh nghiệp khó khăn về tài chính đều gặp
phải trở ngại trong việc thanh toán tiền hàng, việc thu tiền bán hàng chậm, doanh
nghiệp không trả nợ đúng hạn dẫn đến NHNo Chi nhánh Tây Quảng Ninh phải điều
45
chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ và chuyển nợ quá hạn vào các nhóm nợ thích hợp nên
dẫn đến nợ xấu tăng cao
Bảng 2.4: Dư nợ tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
Chi nhánh Tây Quảng Ninh từ năm 2016 - 2018
Đơn vị: tỷ đồng, triệu USD
Chỉ tiêu
Năm
Năm 2017 so với
năm 2016
Năm 2018 so
với năm 2017
2016 2107 2108
Tuyệt
đối
% Tăng
trưởng
Tuyệt
đối
% Tăng
trưởng
Tổng dư nợ quy VNĐ 3.413 3.994 4.459 581 17% 465 11,6%
1. Theo loại tiền: 3.413 3.994 4.459 581 17% 465 11,6%
- VND 3.413 3.994 4.459 581 17% 465 11,6%
- Ngoại tệ (quy USD) 0 0 0
2. Theo thời gian: 3.413 3.994 4.459 581 17% 465 11,6%
- Ngắn hạn 1.734 2.226 2.722 492 28,4% 496 22,3%
- Trung dài hạn 1.680 1.768 1.737 88 5,2% -31 -1,75%
3. Nợ xấu:
- Tổng nợ xấu 9 31 48 22 244,4% 17 54,8%
- Tỷ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_phap_luat_ve_xu_ly_no_xau_tai_cac_to_chuc_tin_dung.pdf