LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
MỞ ĐẦU .1
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HÀNH VI CẠNH TRANH
KHÔNG LÀNH MẠNH VÀ PHÁP LUẬT VỀ HÀNH VI CẠNH TRANH
KHÔNG LÀNH MẠNH Ở VIỆT NAM.6
1.1. Khái quát về cạnh tranh.6
1.1.1. Khái niệm cạnh tranh .6
1.1.2. Bản chất và vai trò của cạnh tranh .8
1.1.3. Phân loại các hình thức cạnh tranh.10
1.2. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh.10
1.2.1. Khái niệm hành vi cạnh tranh không lành mạnh .10
1.2.2. Đặc điểm của hành vi cạnh tranh không lành mạnh.14
1.2.3. Phân loại hành vi cạnh tranh không lành mạnh .18
1.3. Pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh .21
1.3.1. Khái niệm pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh.21
1.3.2. Đặc điểm của pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh .23
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HÀNH VI CẠNH TRANH
KHÔNG LÀNH MẠNH - THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ HÀNH
VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH TẠI VIỆT NAM.25
2.1. Thực trạng quy định pháp luật Việt Nam về hành vi cạnh tranh không
lành mạnh .25
2.1.1. Quy định về các hành vi cạnh tranh không lành mạnh.25
2.1.2. Quy trình, thủ tục khiếu nại, điều tra, xử lý hành vi cạnh tranh không
lành mạnh.36
2.1.3. Các chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh.41
2.2. Thực trạng cạnh tranh không lành mạnh tại Việt Nam .44
2.2.1. Hành vi bán giá thấp nhằm cạnh tranh không lành mạnh .44
2.2.2. Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh .45
94 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 14/03/2022 | Lượt xem: 373 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Pháp luật Việt Nam về hành vi cạnh tranh không lành mạnh - Thực tiễn áp dụng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n cá nhân”. Theo quy định tại Điều 102 Luật Thương mại năm 2005,
34
“Quảng cáo thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân để giới
thiệu với khách hàng về hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của mình.”
Rõ ràng, cũng là một hành vi quảng cáo, song trong quy định của pháp luật
lại tồn tại hai khái niệm quảng cáo khác nhau, đó là quảng cáo và quảng cáo thương
mại. Tuy nhiên, theo các quy định của Luật cạnh tranh thì quảng cáo trong cạnh
tranh có chung cách hiểu theo hướng mà Luật thương mại đã đưa ra, đây là điều rất
cần thiết trong quá trình phát triển kinh tế hội nhập của nước ta.
Nhìn nhận dưới góc độ khoa học pháp lý, quy định tại Điều 45 trong Luật
cạnh tranh hiện hành, ta có thể thấy, hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành
mạnh có một số đặc điểm sau đây:
- Hành vi bắt chước một sản phẩm quảng cáo khác để gây nhầm lẫn cho
khách hàng;
- Hành vi quảng cáo so sánh trực tiếp về hàng hóa, dịch vụ giữa doanh
nghiệp của mình với doanh nghiệp khác;
- Hành vi đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng;
2.1.1.7. Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh
Đối với hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh được chia
thành 4 nhóm hành vi bị cấm trong Luật cạnh tranh cụ thể như sau:
Thứ nhất, tổ chức khuyến mại mà gian dối về giải thưởng: Hành vi này xảy
ra khi doanh nghiệp thực hiện khuyến mại bằng hình thức tổ chức giải thưởng
nhưng đã không thực hiện hoặc thực hiện không đúng giải thưởng đã công bố trước
đó.
Thứ hai, khuyến mại không trung thực hoặc gây nhầm lẫn về hàng hoá, dịch
vụ để lừa dối khách hàng: Trong trường hợp này, hoạt động khuyến mại được
doanh nghiệp sử dụng làm công cụ để làm cho khách hàng bị nhầm lẫn về hàng hóa,
dịch vụ. Ví dụ, doanh nghiệp tặng hàng mẫu cho khách hàng dùng thử với chất
lượng cao hơn so với hàng hóa đang được bán trên thị trường.
35
Thứ ba, phân biệt đối xử đối với các khách hàng như nhau tại các địa bàn tổ
chức khuyến mại khác nhau trong cùng một chương trình khuyến mại: Hành vi này
bị coi là cạnh tranh không lành mạnh bởi đã phân biệt đối xử với khách hàng. Về
nguyên tắc, khi khách hàng đáp ứng đủ những điều kiện mà doanh nghiệp đặt ra và
các điều kiện là như nhau thì họ có vị trí như nhau trước doanh nghiệp. Một khi
điều kiện giống nhau nhưng lợi ích được thụ hưởng khác nhau thì doanh nghiệp
thực hiện việc khuyến mại đã có thái độ đối xử không công bằng đối với khách
hàng. Việc quy định hành vi phân biệt đối xử với khách hàng là cạnh tranh không
lành mạnh cho thấy pháp luật cạnh tranh không chỉ bảo vệ tổ chức, cá nhân kinh
doanh mà còn việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
Thứ tư, tặng hàng hoá cho khách hàng dùng thử nhưng lại yêu cầu khách
hàng đổi hàng hoá cùng loại do doanh nghiệp khác sản xuất mà khách hàng đó đang
sử dụng để dùng hàng hoá của mình. Như vậy, đối tượng được tham gia khuyến mại
chỉ là các khách hàng đang giao dịch, đang sử dụng hàng hóa của đối thủcạnh tranh.
Nói cách khác, doanh nghiệp đã trực diện lôi kéo khách hàng đang tiêu thụ sản
phẩm cùng loại của doanh nghiệp khác bằng cách tặng hàng hóa cho họ dùng thử
với mong muốn khách hàng thay đổi thói quen tiêu dùng. Hành vi này bị coi là một
dạng không lành mạnh bởi nó được thực hiện nhằm xoá bỏ một cách không chính
đáng thói quen tiêu dùng của khách hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp khác.
2.1.1.8. Bán hàng đa cấp bất chính
Cụm từ "Bán hàng đa cấp" là một khái niệm rất mới và lần đầu tiên được
chính thức ghi nhận trong Luật cạnh tranh của Việt Nam. Theo quy định tại Điều 3
Luật cạnh tranh 2004 hiện hành, bán hàng đa cấp “là phương thức tiếp thị để bán lẻ
hàng hoá đáp ứng các điều kiện sau: 1. Việc tiếp thị để bán lẻ hàng hoá được thực
hiện thông qua mạng lưới người tham gia gồm nhiều cấp, nhiều nhánh khác nhau; 2.
Hàng hoá được người tham gia tiếp thị trực tiếp cho người tiêu dùng tại nơi ở, nơi
làm việc của người tiêu dùng hoặc địa điểm khác không phải là địa điểm bán lẻ
thường xuyên của doanh nghiệp hoặc của người tham gia; 3. Người tham gia mạng
lưới Bán hàng đa cấp sẽ được hưởng tiền hoa hồng, tiền thưởng hoặc lợi ích kinh tế
36
khác từ kết quả tiếp thị trực tiếp của mình và của người tham gia cấp dưới trong
mạng lưới do mình tổ chức ra và mạng lưới đó được doanh nghiệp Bán hàng đa cấp
chấp thuận”. Bên cạnh đó, Nghị định số 40/2018/NĐ-Chính phủ về quản lý hoạt
động kinh doanh theo phương thức đa cấp cũng quy định: “Kinh doanh theo phương
thức đa cấp là hoạt động kinh doanh sử dụng mạng lưới người tham gia gồm nhiều
cấp, nhiều nhánh, trong đó, người tham gia được hưởng hoa hồng, tiền thưởng và
lợi ích kinh tế khác từ kết quả kinh doanh của mình và của những người khác trong
mạng lưới.”
Với phương thức bán lẻ hàng hoá thông qua mạng lưới tiếp thị, doanh nghiệp
tổ chức bán hàng đa cấp thiết lập mối quan hệ mua bán sản phẩm trực tiếp với
người tiêu dùng cuối cùng mà không cần đầu tư thành lập, duy trì mạng lưới phân
phối dưới dạng cửa hàng giới thiệu sản phẩm, các đại lý phân phối. Người tiêu dùng
có cơ hội mua được sản phẩm từ gốc sản xuất, tránh những rủi ro có thể phát sinh
trong quá trình phân phối (như nạn hàng giả, giá cả không trung thực). Doanh
nghiệp bán hàng đa cấp có thể là doanh nghiệp sản xuất hàng hóa trực tiếp tiếp thị
và bán lẻ bằng phương thức đa cấp hoặc là các doanh nghiệp phân phối hàng hóa do
doanh nghiệp khác sản xuất.
Bên cạnh những quy định về bán hàng đa cấp bất chính được quy định tại
Luật Cạnh tranh năm 2004, còn được quy định tại Nghị định số 40/2018/NĐ-Chính
phủ về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp. Quy định này cấm
doanh nghiệp bán hàng đa cấp thực hiện một số hành vi như: cản trở người tham gia
trả lại hàng hoá phát sinh từ việc chấm dứt hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp, từ
chối chi trả không có lý do chính đáng các khoản hoa hồng, tiền thưởng hay các lợi
ích kinh tế khác mà người tham gia có quyền hưởng.
2.1.2. Quy trình, thủ tục khiếu nại, điều tra, xử lý hành vi cạnh tranh không lành
mạnh
Bước 1. Tiếp nhận hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh và phân công xử lý
37
Văn phòng Cục Quản lý cạnh tranh tiếp nhận hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh
tranh, vào sổ lưu và trình lên Cục trưởng (hoặc Phó Cục trưởng được phân công)
ngay trong ngày.
Hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh bao gồm:
- Đơn khiếu nại theo mẫu MĐ-1 hoặc MĐ-2 Ban hành kèm theo Quyết định
số 17/QĐ-QLCT của Cục Quản lý cạnh tranh ngày 04/07/2006;
- Chứng cứ về hành vi vi phạm.
Văn phòng Cục nhận lại hồ sơ sau khi có ý kiến của Cục trưởng (hoặc Phó
Cục trưởng được phân công) và chuyển về cho Ban điều tra và xử lý hành vi cạnh
tranh không lành mạnh xử lý theo phân công của lãnh đạo Cục Quản lý cạnh tranh.
Bước 2. Thụ lý hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Quản lý
cạnh tranh phải tiến hành kiểm tra tính đầy đủ và hợp pháp của hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh chưa đáp ứng tính đầy đủ và
hợp pháp theo quy định, Cục Quản lý cạnh tranh sẽ thông báo cho bên khiếu nại bổ
sung. Thời hạn bổ sung hồ sơ khiếu nại là không quá 30 ngày; trong trường hợp đặc
biệt, Cục Quản lý cạnh tranh có thể gia hạn 1 lần không quá 15 ngày theo đề nghị
của bên khiếu nại.
Sau khi nhận được hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh đầy đủ, hợp lệ, Cục
Quản lý cạnh tranhphải thông báo ngay cho bên khiếu nại nộp tiền tạm ứng chi phí
xử lý vụ việc cạnh tranh trừ trường hợp bên khiếu nại thuộc trường hợp được miễn
nộp một phần hoặc toàn bộ tiền tạm ứng chi phí xử lý vụ việc cạnh tranh, phí xử lý
vụ việc cạnh tranh.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Cục Quản lý
cạnh tranh, bên khiếu nại phải nộp tiền tạm ứng chi phí xử lý vụ việc cạnh tranh.
Ngoại trừ các trường hợp được miễn nộp một phần hoặc toàn bộ tiền tạm ứng chi
phí xử lý vụ việc cạnh tranh, phí xử lý vụ việc cạnh tranh, Cục Quản lý cạnh tranh
38
chỉ thụ lý hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh sau khi nhận được biên lai nộp tiền tạm
ứng chi phí xử lý vụ việc cạnh tranh.
Người tiêu dùng có thu nhập thấp được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn
(sau đây gọi là cấp xã) hoặc cơ quan, tổ chức xã hội, nơi người đó cư trú hoặc làm
việc, chứng nhận thì có thể được Cục Quản lý cạnh tranh cho miễn nộp một phần
hoặc toàn bộ tiền tạm ứng chi phí xử lý vụ việc cạnh tranh, phí xử lý vụ việc cạnh
tranh.
Mức tiền tạm ứng chi phí xử lý vụ việc khiếu nại về hành vi cạnh tranh không
lành mạnh là 03 triệu đồng.
Bước 3. Điều tra vụ việc cạnh tranh
Sau khi hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh đã được thụ lý, Cục trưởng Cục
Quản lý cạnh tranh ra quyết định điều tra sơ bộ. Thời hạn điều tra sơ bộ là 30 ngày,
kể từ ngày có quyết định điều tra sơ bộ.
Căn cứ vào kết quả điều tra sơ bộ và kiến nghị của điều tra viên, Cục trưởng
Cục Quản lý cạnh tranh ra một trong các quyết định sau đây:
- Đình chỉ điều tra nếu kết quả điều tra sơ bộ cho thấy không có hành vi vi
phạm quy định của Luật Cạnh tranh;
- Điều tra chính thức nếu kết quả điều tra sơ bộ cho thấy có dấu hiệu vi phạm
quy định của Luật Cạnh tranh.
Thời hạn điều tra chính thức vụ việc cạnh tranh không lành mạnh là 90 ngày,
kể từ ngày có quyết định điều tra; trường hợp cần thiết, thời hạn này có thể được
Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh gia hạn, nhưng không quá 60 ngày.
Việc gia hạn thời hạn điều tra phải được điều tra viên thông báo đến tất cả các
bên liên quan trong thời hạn chậm nhất là 07 ngày làm việc trước ngày hết hạn điều
tra. Trong quá trình tiến hành điều tra, nếu phát hiện vụ việc cạnh tranh có dấu hiệu
tội phạm, điều tra viên phải kiến nghị ngay với Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh
xem xét chuyển hồ sơ đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự.
Bước 4. Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh
39
Sau khi kết thúc điều travụ việc cạnh tranh không lành mạnh, Cục trưởng Cục
Quản lý cạnh tranh ra quyết định xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Sau khi nhận được báo cáo điều tra và toàn bộ hồ sơ vụ việc cạnh tranh, Chủ
tịch Hội đồng cạnh tranh quyết định thành lập Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ vụ việc cạnh tranh, Hội đồng
xử lý vụ việc cạnh tranh phải ra một trong các quyết định sau:
- Mở phiên điều trần;
- Trả hồ sơ để điều tra bổ sung;
- Đình chỉ giải quyết vụ việc cạnh tranh.
Trường hợp Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh ra quyết định trả hồ sơ để điều
tra bổ sung, trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày có yêu cầu điều tra bổ sung bằng
văn bản của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, Cục Quản lý cạnh tranh phải hoàn
thành điều tra bổ sung và chuyển báo cáo điều tra cùng toàn bộ hồ sơ vụ việc cạnh
tranh đến Hội đồng cạnh tranh.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận lại hồ sơ, Hội đồng xử lý vụ việc
cạnh tranh phải ra một trong ba quyết định nêu trên.
Trường hợp Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh ra quyết định mở phiên điều
trần, trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh
tranh phải mở phiên điều trần. Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh ra quyết định xử
lý vụ việc cạnh tranh thông qua phiên điều trần. Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh
phải được gửi cho các bên liên quan trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày ký.
Bước 5. Giải quyết khiếu nại đối với quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh
Trường hợp không nhất trí một phần hoặc toàn bộ nội dung quyết định xử lý
vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, các bên có quyền khiếu
nại lên Hội đồng cạnh tranh.
Trường hợp không nhất trí một phần hoặc toàn bộ nội dung quyết định xử lý
vụ việc cạnh tranh của Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh, các bên có quyền khiếu
40
nại lên Bộ trưởng Bộ Công Thương.
Sau khi nhận đơn khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, cơ quan đã
ban hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh phải kiểm tra tính hợp lệ của đơn
khiếu nại theo quy định tại Điều 108 của Luật Cạnh tranh trong thời hạn 05 ngày
làm việc.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đơn khiếu nại, cơ quan thụ lý đơn
khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có trách nhiệm xem xét đơn khiếu nại,
chuyển đơn khiếu nại kèm theo toàn bộ hồ sơ vụ việc cạnh tranh và kiến nghị của
mình đối với đơn khiếu nại lên Hội đồng cạnh tranh hoặc Bộ trưởng Bộ Công
Thương.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ khiếu nại, Hội đồng cạnh
tranh hoặc Bộ trưởng Bộ Công Thương có trách nhiệm giải quyết khiếu nại theo
thẩm quyền; trường hợp đặc biệt phức tạp, thời hạn giải quyết khiếu nại có thể được
gia hạn, nhưng không quá 30 ngày.
Khi xem xét, giải quyết khiếu nại Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của
Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, Hội đồng cạnh tranh có các quyền sau đây:
- Giữ nguyên quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh nếu xét thấy việc khiếu nại
là không đủ căn cứ;
- Sửa một phần hoặc toàn bộ quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh nếu quyết
định này không đúng pháp luật;
- Hủy quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh và chuyển hồ sơ vụ việc cạnh tranh
cho Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh giải quyết lại trong các trường hợp sau đây:
Chứng cứ chưa được thu thập và xác minh đầy đủ;
Thành phần Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh không đúng quy định của Luật
Cạnh tranh hoặc có vi phạm nghiêm trọng khác về tố tụng cạnh tranh.
Khi xem xét, giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Cục
Quản lý cạnh tranh, Bộ trưởng Bộ Công Thương có các quyền sau đây:
41
- Giữ nguyên quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh nếu xét thấy việc khiếu nại
là không đủ căn cứ;
- Sửa một phần hoặc toàn bộ quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh nếu quyết
định này không đúng pháp luật;
- Hủy quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh và yêu cầu Cục Quản lý cạnh tranh
giải quyết lại theo thủ tục quy định tại Luật Cạnh tranh trong trường hợp chứng cứ
chưa được thu thập và xác minh đầy đủ.
Quyết định giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có hiệu
lực pháp luật kể từ ngày ký.
Trường hợp không nhất trí với quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định
xử lý vụ việc cạnh tranh, các bên liên quan có quyền khởi kiện vụ án hành chính đối
với một phần hoặc toàn bộ nội dung của quyết định giải quyết khiếu nại ra Toà án
Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền.
2.1.3. Các chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh
2.1.3.1. Chế tài hành chính
Theo quy định của Luật Cạnh tranh 2004, các hình thức chế tài xử lý vi
phạm về cạnh tranh không lành mạnh chủ yếu là các chế tài hành chính, được quy
định trong các quy phạm pháp luật mang tính xử phạt và khắc phục hậu quả do hành
vi vi phạm gây ra (Điều 117). Các hình thức xử lý đó đã được Nghị định
120/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 của Chính phủ quy định chi tiết, bao gồm:
- Hình thức xử phạt chính: Phạt tiền đến 100 triệu đồng.
- Các hình thức xử phạt bổ sung gồm: Tịch thu tang vật, phương tiện được sử
dụng để thực hiện hành vi vi phạm, bao gồm cả tịch thu toàn bộ khoản lợi nhuận thu
được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
So với Luật cạnh tranh 2004, thì với Luật cạnh tranh 2018, mức phạt tiền tối
đa đối với hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh là
2.000.000.000. Mức phạt tiền này áp dụng với hành vi vi phạm của tổ chức, đối với
42
cá nhân có cùng hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh, mức phạt tiền tối đa bằng
một phần hai mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức.
Ngoài các hình thức xử phạt nêu trên, đối tượng vi phạm còn có thể bị áp
dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc cải chính công khai.
Đối với pháp luật của một số nước, việc xử lý các hành vi vi phạm về cạnh
tranh, chủ yếu quy định hình thức phạt tiền. Có thể thấy những quy định đó trong
pháp Luật Cạnh tranh của một số nước như: Luật Thương mại lành mạnh và những
quy định về độc quyền của Hàn Quốc năm 1980 (phạt tiền với mức không quá 2%
mức doanh thu của doanh nghiệp; trong trường hợp doanh thu không tồn tại thì mức
tiền phạt không quá 500 triệu won); Luật Cạnh tranh thương mại của Thái Lan năm
1999 (phạt tiền không quá 6 triệu baht đối với thương nhân có hành vi cạnh tranh
không tự do và không bình đẳng, gây thiệt hại, cản trở hoặc hạn chế hoạt động của
những thương nhân khác, ngăn chặn thương nhân khác hoạt động kinh doanh hoặc
buộc thương nhân khác phải kết thúc hoạt động kinh doanh; các trường hợp vi
phạm nhiều lần sẽ bị phạt gấp đôi; phạt tiền không quá 100.000 baht đối với người
thực hiện hành vi tiết lộ thông tin số liệu liên quan đến thương nhân hoặc hoạt động
của thương nhân). Quy định phạt tiền còn tìm thấy ở nhiều quy phạm pháp luật của
Luật Chống cạnh tranh không lành mạnh của Cộng hoà liên bang Đức.
Ngoài hình thức phạt tiền, một số biện pháp chế tài khác cũng được áp dụng
với người vi phạm như: phải tạm hoãn, đình chỉ hoặc điều chỉnh lại các hoạt động
(trong Luật Cạnh tranh thương mại của Thái Lan); chấm dứt hành vi vi phạm, khôi
phục lại tình trạng như khi chưa có hành vi vi phạm (trong Luật Cạnh tranh của Thổ
Nhĩ Kỳ); đình chỉ hành vi, bỏ những điều khoản có liên quan đến hành vi cạnh tranh
không lành mạnh khỏi hợp đồng, đưa ra thông báo điều chỉnh hoạt về hoạt động
quảng cáo vi phạm, công bố công khai đã có hành vi vi phạm (trong Luật Thương
mại lành mạnh và những quy định về độc quyền của Hàn Quốc).
Có thể thấy, các biện pháp chế tài hành chính xử lý các hành vi cạnh tranh
không lành mạnh của pháp luật Việt Nam cũng có những nét tương đồng với pháp
Luật Cạnh tranh của nhiều nước trên thế giới. Các biện pháp chế tài đó đã tác động
43
trực tiếp vào lợi ích và uy tín của các doanh nghiệp, góp phần răn đe, phòng ngừa
các chủ thể kinh doanh có ý định thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh để
thu lợi bất chính. Tuy nhiên, hình thức, mức độ áp dụng cụ thể đối với từng hành vi
vi phạm là có sự khác nhau trong các pháp luật của mỗi nước.
2.1.3.2. Chế tài hình sự
Mặc dù các quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm được quy định trong Luật
Cạnh tranh năm 2004 không có chế tài hình sự. Tuy nhiên, nếu hành vi cạnh tranh
không lành mạnh có cấu thành tội phạm thì sẽ bị xử lý theo quy định của Bộ luật
Hình sự.
Việc truy cứu trách nhiệm hình sự theo pháp luật đối với các hành vi cạnh
tranh không lành mạnh được quy định tại Chương VIII "Các tội xâm phạm trật tự
quản lý kinh tế" của Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017. Các hành vi
cạnh tranh không lành mạnh được biểu hiện dưới các tội danh như: Tội sản xuất,
buôn bán hàng giả (Điều 192); tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực
phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 193); tội sản xuất, buôn bán hàng
giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật,
giống cây trồng, vật nuôi (Điều 195); Tội lừa dối khách hàng (Điều 198); Tội vi
phạm quy định về cạnh tranh (Điều 217);
Hình phạt áp dụng đối với các tội danh trên thường là phạt tiền, cải tạo
không giam giữ hoặc tù có thời hạn. Một số trường hợp bị áp dụng hình phạt rất
nặng như tù chung thân hoặc tử hình. Ngoài ra, còn có thể áp dụng các biện pháp
tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề
hoặc làm công việc nhất định. Qua đó cho thấy, pháp Luật Cạnh tranh được sự hỗ
trợ của các quy phạm pháp luật thuộc một số ngành liên quan đến việc áp dụng chế
tài như pháp luật hành chính, dân sự, hình sự và các quy phạm về tố tụng.
2.1.3.3. Chế tài dân sự
Luật Cạnh tranh năm 2004 có quy định việc xử lý vi phạm pháp luật về cạnh
tranh, bao gồm cả xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh tại Mục 8, Chương
V. Nhưng các quy định đó chủ yếu được điều chỉnh bằng mệnh lệnh hành chính.
44
Vấn đề bồi thường dân sự không được quy định cụ thể mà chỉ viện dẫn: "Tổ chức,
cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh gây thiệt hại đến lợi ích của
Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác thì phải bồi thường
thiệt hại theo quy định của pháp luật" (Điều 117). Như vậy, khi áp dụng chế tài bồi
thường thiệt hại, phải dẫn chiếu đến pháp luật dân sự.
Vấn đề khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại đối với hành vi cạnh tranh không
lành mạnh sẽ được áp dụng theo các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng, tại Chương XXI của Bộ luật Dân sự năm 2015 và pháp luật có liên
quan. Một trong những đặc điểm của hành vi cạnh tranh không lành mạnh là luôn
gây thiệt hại nhất định cho đối thủ cạnh tranh. Do đó, bên bị thiệt hại luôn có quyền
được đòi bồi thường nếu có đủ căn cứ để chứng minh lỗi của bên kia và thiệt hại do
họ gây ra. Căn cứ của việc áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại cũng chính là các
căn cứ áp dụng chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, nhưng lưu ý
việc xác định thiệt hại. Yêu cầu bồi thường thiệt hại là một quyền mặc định được
pháp luật thừa nhận, nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các chủ thể kinh doanh.
Vì vậy, chế tài bồi thường thiệt hại có thể áp dụng đồng thời với các chế tài khác.
2.2. Thực trạng cạnh tranh không lành mạnh tại Việt Nam
Dưới đây xét thực trạng một số hành vi cạnh tranh không lành mạnh phổ
biến tại Việt Nam trong những năm gần đây:
2.2.1. Hành vi bán giá thấp nhằm cạnh tranh không lành mạnh
Ở các nước phát triển, hành vi bán giá thấp nhằm cạnh tranh không lành
mạnh nhằm phá giá thị trường hay lôi kéo khách hàng có xu hướng giảm dần hoặc
chuyển sang các hình thức khác tinh vi hơn. Trong những năm gần đây, hành vi này
vẫn tồn tại công khai, phổ biến tại Việt Nam và trở thành công cụ phổ hữu hiệu của
các hãng nước ngoài để thâu tóm thị trường Việt Nam. Các doanh nghiệp nước
ngoài khi thâm nhập vào thị trường Việt Nam họ có lợi thế hơn về tài chính, kinh
nghiệm, cơ sở khoa học kỹ thuật, do đó, việc bán phá giá giúp họ giành dược những
lợi thế lớn trên thị trường. Có thể kể đến những cuộc chiến về giá trong ngành nước
giải khát như Coca-Cola và Pepsi với Mekofood hay Tribeco của Việt Nam.
45
Bên cạnh đó, thị trường Việt Nam hiện nay đang tồn tại tình trạng hàng
Trung Quốc ồ ạt. Theo báo cáo của Công ty chứng khoán Vietcombank (VCBS)
năm 2016, Trung Quốc chiếm 31,8% tổng giá trị nhập khẩu của Việt Nam. Hàng
Trung Quốc có giá rẻ, đa dạng về mẫu mã sản phẩm hơn nhiều so với hàng hóa sản
xuất trong nước, gây ra nhiều khó khăn cho các nhà sản xuất Việt Nam. Thậm chí
có nhiều ngành hàng của Việt Nam như ngành may mặc, hàng Trung Quốc chiếm
đến gần 60% thị phần. Đây là một vấn đề đáng kể tác động xấu đến sự ổn định và
tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong những năm qua và tạo ra thách thức trong
việc điều hành chính sách ( Bùi Thị Minh Nguyệt, Trần Văn Hùng, Lê Thị Mai
Hương (2016), Thương mại Việt Nam – Trung Quốc thực trạng và giải pháp, Tạp
chí Khoa học và công nghệ lâm nghiệp số 02/2016).
Trong cơ chế kinh tế thị trường, cung – cầu hàng hóa trên thị trường quyết
định mức giá của sản phẩm. Khi thị trường có nhiều hàng hóa nhập khẩu hay liên
doanh sản xuất bán với giá thấp làm điêu đứng các nhà sản xuất trong nước, người
ta bắt đầu lên tiếng về vấn đề cạnh tranh không lành mạnh. Trọng tâm của khái
niệm bán giá thấp là khi giá xuất khẩu thấp hơn giá của hàng hóa đó trong thị
trường nội địa nước xuất khẩu. Có thể kể đến trường hợp của Coca-Cola, một lon
Coca-Cola ở thị trường Mỹ có giá là 75 cent (tương đương với 13.000đ), một lon
Coca-Cola bán tại thị trường Việt Nam có giá 7.000đ (tương đương với 38 cent),
thấp hơn 37 cent tại thị trường Mỹ.
2.2.2. Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh
Bên cạnh hình thức bán giá thấp, khuyến mại cũng là một chiến lược cạnh
tranh được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Đây là một hình thức thu hút khách hàng
và đem lại nhiều lợi ích cho khách hàng. Tuy nhiên, thực tế tại Việt Nam vẫn tồn tại
nhiều hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh.
Hành vi khuyến mại gian dối về giải thưởng là hành vi cạnh tranh không
lành mạnh xuất hiện khá nhiều ở Việt Nam. Một ví dụ cụ thể là chương trình
khuyến mại “Uống bia Tiger có cơ hội trung một trong năm chuyến du lịch Thái
Lan hay một trong mười tivi Samsung”, song nhà sản xuất lại không hề công bố
thông tin người trúng giải. Năm 2006, LG tung ra chương trình khuyến mại “Đầu
46
năm thắng lớn với LG” với những giải thưởng vô cùng giá trị. Tuy nhiên tại buổi lễ
bốc thăm trúng thưởng, doanh nghiệp này bị phát hiện gian dối trong các thùng
phiếu, trong các thùng phiếu chỉ có số từ 1 trở xuống, trong khi rất nhiều người có
phiếu từ 200 trở lên. Đây cũng là hành vi phân biệt đối xử giữa các khách hàng,
không đảm bảo sự bình đẳng và cơ hội hưởng lợi ích kinh tế dành cho mọi người
tham gia trong cùng một chương trình khuyến mại. ( Hùng Sơn (2006), LG gian dối
trong khuyến mãi rút thăm trúng thưởng, https://dantri.com.vn/xa-hoi/lg-gian-doi-
trong-khuyen-mai-rut-tham-trung-thuong-1144412924.htm. )
Hành vi tặng hàng hóa cho khách hàng dùng thử nhưng lại yêu cầu khác
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_phap_luat_viet_nam_ve_hanh_vi_canh_tranh_khong_lanh.pdf