Luận văn Pháp luật Việt Nam về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

LỜI CAM ĐOAN .

CHƢƠNG I. .8

KHÁI QUÁT CHUNG PHÁP LUẬT VỀ SINH CON BẰNG KỸ THUẬT .8

THỤ TINH TRONG ỐNG NGHIỆM .8

1.1.NHỮNG KHÁI NIỆM CHUNG .8

1.1.1.Khái niệm kỹ thuật hỗ trợ sinh sản .8

1.1.2.Khái niệm kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm.13

1.2.NGUYÊN TẮC SINH CON BẰNG KỸ THUẬT THỤ TINH TRONG ỐNG

NGHIỆM.16

1.2.1.Nguyên tắc cặp vợ chồng vô sinh và phụ nữ độc thân có quyền sinh con bằng

kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, cặp vợ

chồng vô sinh có quyền nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.16

1.2.2.Nguyên tắc bí mật .20

1.2.3.Nguyên tắc tự nguyện .23

1.2.4.Nguyên tắc vô danh .24

1.2.5.Nguyên tắc tuân thủ quy trình kỹ thuật, quy định tiêu chuẩn sức khỏe của Bộ

trƣởng Bộ Y tế.27

1.3.LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CHẾ ĐỊNH SINH CON BẰNG KỸ THUẬT THỤ

TINH TRONG ỐNG NGHIỆM.29

1.3.1.Lịch sử thế giới về chế định sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

 .29

1.3.2.Lịch sử Việt Nam về chế định sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống

nghiệm .32

pdf46 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 735 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Pháp luật Việt Nam về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trùng” [6, khoản 3 Điều 2]. Quy định này khá tƣơng đồng và không có sự khác biệt với khái niệm về “phôi” trong luật cũ: “Phôi là sản phẩm kết hợp giữa noãn và tinh trùng” (khoản 6 Điều 3 Nghị định 10 12/2000/NĐ-CP). Song nếu quy định nhƣ vậy, ta sẽ bị nhầm lẫn giữa hai khái niệm “phôi” và “thai nhi”. Theo y học, “phôi” là sự kết hợp giữa noãn và tinh trùng trong 56 ngày đầu phát triển sau khi thụ tinh. "Thai nhi" là sự kết hợp giữa noãn và tinh trùng từ ngày thứ 57 sau khi thụ tinh cho tới khi sinh hoặc khi xảy thai. Khái niệm về thai cũng đã đƣợc định nghĩa trong thông tƣ số 12/2012/TT-BYT do Bộ trƣởng Bộ y tế ban hành ngày 15 tháng 07 năm 2012 về quy trình kỹ thuật của thụ tinh nhân tạo và thụ tinh trong ống nghiệm, cụ thể: “Thai là sản phẩm của quá trình thụ tinh được tính bắt đầu từ tuần thứ 09 sau thụ tinh cho đến khi sinh hoặc khi sảy thai”[4, khoản 1 Điều 2]. Do đó, đề xuất định nghĩa lại khái niệm về phôi, cụ thể với quy định cũ:"Phôi là sản phẩm kết hợp giữa noãn và tinh trùng",tác giảđề xuất bổ sung: "Phôi là sản phẩm kết hợp giữa noãn và tinh trùng trong 56 ngày đầu tiên kể từ khi được thụ tinh". Bên cạnh đó, tác giả cũng đề xuất bổ sung một số khái niệm chƣa đƣợc định nghĩa song cũng rất cần thiết nhƣ sau: Khái niệm “Ngƣời hiến tặng”: Trong Nghị định 10/2015/NĐ-CP cũng nhƣ các văn bản pháp luật có liên quan tới kỹ thuật TTTON trƣớc đây, hoàn toàn chƣa định nghĩa khái niệm về ngƣời hiến tặng. Khái niệm “ngƣời hiến tặng” trong pháp luật nhiều nƣớc nhƣ Đạo luật Hỗ trợ sinh sản ngƣời của Canada 2004 hay Luật Thụ tinh và Phôi học ngƣời 2008 của Anh đều có quy định khái niệm người hiến tặng hay còn gọi là nhà tài trợ(donneur – nhà tài trợ). “Ngƣời hiến tặng” là những cá nhân cho tinh trùng, cho noãn, cho phôi dù có đƣợc sử dụng trong kỹ thuật hỗ trợ sinh sản hay không [33], [38]. Khái niệm "Vật liệu sinh sản của ngƣời" có nghĩa là một tinh trùng, noãn, tế bào của ngƣời khác hoặc một gen của con ngƣời Y học phát triển đã chứng minh đƣợc con ngƣời có thể sinh sản không chỉ bằng tinh trùng, noãn, phôi mà có 11 thể bằng cả các chuỗi gen hoặc sinh sản qua tế bào gốc [26]. Thực tế, khi các nghiên cứu khoa học kỹ thuật ngày một phát triển, nếu đứa trẻ sinh ra không phải từ tinh trùng, noãn mà bằng các vật liệu sinh sản khác nhƣ gen, tế bào gốc, tủy xƣơng thì có thuộc phạm vi điều chỉnh của luật hay không, đó là việc pháp luật phải luôn dự liệu đƣợc các sự kiện pháp lý có thể phát sinh trong tƣơng lai. Do đó, đề xuất định nghĩa khái niệm “vật liệu sinh sản của ngƣời” tạo nền móng cơ sở pháp lý cho nhiều quy định sau này. Trở lại với các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng cách ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sinh sản ở ngƣời, trên thế giới đã phổ biến một số kỹ thuật hỗ trợ sinh sản nhƣ thụ tinh nhân tạo (Intra-Uterine Insemination); thụ tinh trong ống nghiệm (In Vitro Fertilization - IVF); bảo tồn phôi thai bằng kỹ thuật trữ lạnh (cryopreservation of embryo – CFE); ghép phôi thai từ ống dẫn trứng này sang ống dẫn trứng khác (gamete interfallopian transfer – GIFT); hay phối hợp tinh trùng của hai ngƣời ở bên trong ống dẫn trứng (zygote intrafallopian transfer – ZIFT)..vv..vv [25]. Kỹ thuật hỗ trợ sinh sản lần đầu tiên đƣợc ghi nhận tại khoản 1, Điều 3 Nghị định 12/2003/NĐ-CP của Chính phủ về sinh con theo phƣơng pháp khoa học: “Sinh con theo phương pháp khoa học là việc sinh con được thực hiện bằng các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản như thụ tinh nhân tạo, thụ tinh trong ống nghiệm”. Tới khi Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 ra đời, thì tại khoản 21 Điều 3 đã một lần nữa khẳng định: “Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sảnlà việc sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo hoặc thụ tinh trong ống nghiệm”. Có thể thấy rằng, pháp luật nƣớc ta đã thể hiện rõ quan điểm chỉ công nhận hai kỹ thuật thụ tinh nhân tạo và thụ tinh trong ống nghiệm, không thừa nhận kỹ thuật sinh sản vô tính. Tại điểm g khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định nghiêm cấm các hành vi: “g. Thực hiệnsinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, sinh 12 sản vô tính”. Sinh sản vô tính là vấn đề mang tính toàn cầu, khi pháp luật nhiều nƣớc cấm sinh sản vô tính ngƣời. Ngƣời ta cho rằng, việc sinh sản vô tính ở ngƣời có thể đặt xã hội trƣớc những thảm hoạ khôn lƣờng nhƣ việc xác định cha, mẹ con cho đứa trẻ đƣợc sinh sản bằng hình thức sinh sản vô tính, cũng nhƣ nhiều hệ lụy khác. Kỹ thuật thụ tinh nhân tạo(Intra-Uterine Insemination hay còn gọi tắt là IUI)là phƣơng pháp dùng một ống thông nhỏ, đƣa một số lƣợng tinh trùng đã đƣợc lọc rửa, chọn lọc qua cổ tử cung và bơm trực tiếp vào buồng tử cung, với nguyên tắc cơ bản là làm tăng số lƣợng tinh trùng di động đến đoạn xa vòi trứng, nơi mà tinh trùng và trứng gặp nhau và có thể thụ thai. Đây là kỹ thuật tƣơng đối đơn giản, chi phí thấp đƣợc áp dụng rộng rãi tại các trung tâm hỗ trợ sinh sản và các phòng khám tƣ nhân. Sơ đồ 1.1. Kỹ thuật thụ tinh nhân tạo Theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP thì: “Việc thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo được thực hiện theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh, không thuộc phạm vi điều 13 chỉnh của Nghị định này”, do vậy kỹ thuật thụ tinh nhân tạo không nằm trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này. 1.1.2.Khái niệm kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm Thụ tinh trong ống nghiệm (in vitro fertilization - IVF) là quá trình kết hợp giữa tinh trùng (giao tử đực) với trứng (giao tử cái) để tạo ra hợp tử ở ngoài cơ thể mẹ - trong phòng thí nghiệm với môi trƣờng sinh học nhân tạo. Lịch sử của thụ tinh trong ống nghiệm (In Vitro Fertilization - IVF) và cấy phôi (Embryo transfer - ET) đƣợc biết đến sớm nhất là vào năm 1890 khi Walter Heape, một giáo sƣ - bác sĩ tại Đại học Cambridge, Anh, đã tiến hành nghiên cứu về sinh sản ở một số loài động vật và báo cáo trƣờng hợp đầu tiên đƣợc biết đến của cấy ghép phôi thai ở thỏ.Tuy nhiên, tới năm 1969, kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm đối với phôi thai ngƣời mới đƣợc thực hiện. Năm 1970, sự phân chia đầu tiên trong môi trƣờng nuôi cấy của phôi ngƣời đƣợc báo cáo, nhƣng đến năm 1978, giáo sƣ Steptoe và Edvvards mới thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm và chuyển phôi vào buồng tử cung cho một phụ nữ bị tắc hai vòi trứng và kết quả bé Louis Brovvn đƣợc ra đời. Đầu năm 1980, Alain Trouson sử dụng kích thích buồng trứng để làm tăng số lƣợng nang noãn và có nhiều nang noãn chín hơn trong thụ tinh trong ống nghiệm đã làm tăng tỉ lệ thành công của phƣơng pháp này.Càng về sau nhiều kỹ thuật mới phát triển nhƣ chuyển giao tử vào vòi trứng qua soi ố bụng, tiêm tinh trùng vào noãn trong điều trị vô sinh nam khiến cho tỉ lệ thành công tăng lên. Trong lĩnh vực y học, thuật ngữ “trong ống nghiệm” bắt nguồn từ tiếng Latin có nghĩa là “trong thủy tinh” bởi lẽ thí nghiệm đầu tiên liên quan tới việc phát triển các mô bên ngoài cơ thể sống đƣợc tiến hành trong các lọ thủy tinh nhƣ cốc, ống nghiệm hay đĩa petri Ngày nay, thuật ngữ “trong ống nghiệm” đƣợc sử dụng để áp dụng chung cho tất cả những thủ thuật sinh học đƣợc thực hiện bên 14 ngoài cơ thể, phân biệt với việc phát triển các mô bên “trong cơ thể” nhƣ vẫn thƣờng thấy. Thụ tinh trong ống nghiệm là một kỹ thuật hỗ trợ sinh sản mà ở đó, ngƣời ta lấy tinh trùng sau khi lọc rửa đem kết hợp với trứng ở ngoài cơ thể, trong một dụng cụ y tế bằng thủy tinh, tuy nhiên không phải là một ống nghiệm thủy tinh hay bằng nhựa dài mà trên một đĩa thủy tinh nông đƣợc gọi là đĩa Petri, thậm chí một kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm điều trị nội mạc tử cung tự thân còn đƣợc tiến hành trên chất liệu hữu cơ, song vẫn đƣợc gọi là thụ tinh trong ống nghiệm. Sơ đồ 1.2. Kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm Dƣới góc độ y học, có hai kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm là kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm cổ điển và kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào tƣơng trứng.  Thụ tinh trong ống nghiệm cổ điển (In Vitro Fertilization - IVF) IVF là kỹ thuật đặt biệt, tinh trùng sau khi đƣợc lọc rửa cấy chung với noãn trong đĩa môi trƣờng và để trong tủ ủ. Trong vòng vài giờ đầu tiên sau cấy, tinh trùng đã có thể đi xuyên vào noãn và quá trình thụ tinh xảy ra. Phôi đƣợc tạo thành 15 sau đó sẽ đƣợc chuyển vào buồng tử cung. Trong kỹ thuật này trứng và tinh trùng gặp nhau, hòa nhập một cách "tự nhiên" để hình thành phôi.  Thụ tinh trong ống nghiệm bằng tiêm tinh trùng vào bào tƣơng trứng (Intra Cytoplasmic Sperm Injection - ICSI) ICSI có nghĩa là tiêm thẳng tinh trùng trực tiếp vào bào tƣơng trứng trƣởng thành để tạo phôi. Kỹ thuật này có sự hỗ trợ của hệ thống vi thao tác và kính hiển vi đảo ngƣợc với độ phóng đại 200-300 lần. Nhờ kỹ thuật ICSI phôi đƣợc tạo ra chỉ từ duy nhất 1 trứng và 1 tinh trùng, do đó ICSI có thể thực hiện đƣợc trong những trƣờng hợp thiểu năng tinh trùng nặng, hoặc tinh trùng đƣợc lấy từ mào tinh hoặc tinh hoàn, tăng tỉ lệ thụ tinh. Dƣới góc độ pháp lý, kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm đƣợc định nghĩa tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP nhƣ sau: “Thụ tinh trong ống nghiệm là sự kết hợp giữa noãn và tinh trùng trong ống nghiệm để tạo thành phôi”. Nếu so sánh với khái niệm cũ tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 12/2000/NĐ-CP về sinh con theo phƣơng pháp khoa học thì hoàn toàn không có sự khác biệt. Ta có thể đƣa khái niệm thụ tinh trong ống nghiệm khái quát dƣới dạng mô hình sau: Mục đích của kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm nhằm khắc phục vô sinh nữ và các trƣờng hợp vô sinh nam, hiến tinh trùng, hiến noãn và áp dụng với phụ nữ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. NOÃN TINH TRÙNG PHÔI 16 1.2.NGUYÊN TẮC SINH CON BẰNG KỸ THUẬT THỤ TINH TRONG ỐNG NGHIỆM Với những cặp vợ chồng hiếm muộn hoặc phụ nữ độc thân, việc sinh con bằng kỹ thuật TTTON đã đáp ứng mong mỏi, nhu cầu chính đáng đƣợc làm cha, làm mẹ của họ, tuy nhiên, điều này cũng có thể kéo theo nhiều hệ lụy không mong muốn. Do vậy, tại Điều 3 Nghị định 10/2015/NĐ-CP đã quy định 05 nguyên tắc cơ bản, là hành lang pháp luật trong việc tiến hành sinh con bằng kỹ thuật TTTON. Ngoài ra, tác giả còn đề xuất thêm nguyên tắc thứ 6. 1.2.1.Nguyên tắc cặp vợ chồng vô sinh và phụ nữ độc thân có quyền sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, cặp vợ chồng vô sinh có quyền nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 10/2015/NĐ-CP quy định: “Cặp vợ chồng vô sinh và phụ nữ độc thân có quyền sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa; cặp vợ chồng vô sinh có quyền nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.” Vậy căn cứ theo quy định của pháp luật, có ba đối tƣợng đƣợc pháp luật ghi nhận quyền sinh con bằng kỹ thuật TTTON là cặp vợ chồng vô sinh, phụ nữ độc thân, phụ nữ đƣợc nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Ở một số nƣớc trên thế giới nhƣ Mỹ, Tây Ban Nha, Thụy Điển cho phéo các cặp đôi đồng tính nam, đồng tính nữ đƣợc phép tiến hành kỹ thuật này. Tuy nhiên, tại Việt Nam, Luật Hôn nhân và gia định 2014 vẫn chƣa thừa nhận việc kết hôn giữa những ngƣời đồng tính[15, Điều 8], do vậy các cặp đôi đồng tính sẽ không đƣợc tiến hành kỹ thuật TTTON.  Quyền sinh con bằng kỹ thuật TTTON của cặp vợ chồng vô sinh Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tỉ lệ vô sinh trên thế giới trung bình từ 6%- 12%. Tại Việt Nam, tỉ lệ vô sinh của các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ là 7,7%, nghĩa là có từ 700.000 đến 1 triệu cặp vợ chồng vô sinh, trong đó vô sinh nguyên phát là 3,9% và vô sinh thứ phát là 3,8%. Đáng báo động có khoảng 50% 17 cặp vợ chồng vô sinh có độ tuổi dƣới 30. Có thể thấy, gần 1.000.000 cặp vợ chồng vô sinh là gần 1.000.000 nhu cầu sinh con bằng kỹ thuật TTTON. Trong y học, có thể hiểu vô sinh là hiện tƣợng mất hay thiếu khả năng sinh sản xảy ra ở các cặp nam nữ muốn có con. Định nghĩa về vô sinh, Tổ chức Y tế thế giới WHO cho rằng: “Vô sinh là một bệnh lý của hệ thống sinh sản đƣợc xác định bởi sự thất bại trong việc tạo ra một thai lâm sàng sau 12 tháng thƣờng xuyên quan hệ tình dục trở lên mà không sử dụng biện pháp phòng tránh (mà không vì lý do khác nhƣ cho con bú hay vô kinh sau khi sinh). Vô sinh nguyên phát là vô sinh ở những cặp vợ chồng chƣa từng có con. Vô sinh thứ phát là thất bại trong việc thu thai sau lần mang thai trƣớc. Vô sinh có thể gây ra bởi sự nhiễm trùng ở đàn ông hay phụ nữ, nhƣng thƣờng không có nguyên nhân rõ ràng” [45]. Theo tinh thần hƣớng dẫn của WHO, Nghị định 10/2015/NĐ-CP đã định nghĩa lại khái niệm “vô sinh” cho phù hợp, thay cho khái niệm “cặp vợ chồng vô sinh” trong luật cũ: “Vô sinh là tình trạng vợ chồng sau một năm chung sống có quan hệ tình dục 2 – 3 lần/tuần, không sử dụng biện pháp tránh thai mà người vợ vẫn không có thai” [6, khoản 2 Điều 2]. Thứ nhất, cặp vợ chồng vô sinh phải là vợ chồng hợp pháp. Trƣờng hợp chung sống nhƣ vợ chồng và cặp đôi đồng tính nam, đồng tính nữ không đƣợc tiến hành kỹ thuật TTTON.Trong Luật Hôn nhân và gia đình 2014, khái niệm “quan hệ hôn nhân hợp pháp” chƣa đƣợc định nghĩa cụ thể. Song dựa vào khoản 5, Điều 3 Luật này, có thể hiểu hôn nhân hợp pháp là hôn nhân đảm bảo các yêu cầu về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn theo Điều 8 và Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Để xác định có phải là vợ chồng hợp pháp hay không, trong hồ sơ đề nghị thực hiện kỹ thuật TTTON, các cơ sở thƣờng yêu cầu cặp vợ chồng phải cung cấp bản sao giấy chứng nhận đăng ký kết hôn có công chứng, chứng thực. 18 Thứ hai, có quan hệ tình dục đều đặn 2-3 lần/tuần, sau một năm chung sống không sử dụng biện pháp tránh thai mà ngƣời vợ vẫn không có thai. Tại Nghị định 12/2003/NĐ-CP chỉ đƣa ra khái niệm chung chung, thiếu cụ thể về cặp vợ chồng vô sinh là “sống gần nhau liên tục, không áp dụng biện pháp tránh thai nào mà không có thai sau 01 năm” [4, khoản 4 Điều 3]. Việc “sống gần nhau liên tục” có thể dẫn tới nhiều cách hiểu là sự liên tục trong sinh hoạt đời sống hằng ngày hay trong sinh hoạt vợ chồng. Thậm chí, việc hai vợ chồng tuy đã ly thân nhƣng vẫn cùng sinh hoạt đời sống trong một mái nhà vẫn có thể coi là “sống gần nhau liên tục”. Quy định mới về khái niệm trong Nghị định 10/2015/NĐ-CP cụ thể, rõ ràng hơn, bắt kịp với một số nƣớc trong việc định hình khái niệm về vô sinh. So với quy định về khái niệm vô sinh của một số nƣớc, Hiệp hội sản phụ khoa Nhật Bản định nghĩa thì vô sinh là việc cặp vợ chồng có quan hệ tình dục trong vòng 02 năm, không áp dụng biện pháp tránh thai nào mà không có con. Còn ở Thái Lan, vô sinh là việc cặp vợ chồng có quan hệ tình dục trong vòng 01 năm, không áp dụng biện pháp tránh thai nào mà không có con. Điều này cũng tƣơng tự nhƣ quy định của pháp luật Việt Nam.  Quyền sinh con bằng kỹ thuật TTTON của phụ nữ độc thân Khái niệm “phụ nữ độc thân” lần đầu tiên đƣợc pháp luật Việt Nam ghi nhận trong Nghị định 10/2015/NĐ-CP. Tại Nghị định 12/2003/NĐ-CP hay các đạo Luật hôn nhân và gia đình trƣớc đây đều không định nghĩa rõ ràng thế nào là phụ nữ độc thân. Tại khoản 6, Điều 2 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP quy định: “Phụ nữ độc thân là phụ nữ không có quan hệ hôn nhân hợp pháp theo quy định của pháp luật”. Nhƣ vậy, phụ nữ độc thân sẽ thuộc một trong các trƣờng hợp dƣới đây: - Phụ nữ chƣa kết hôn: - Phụ nữ không kết hôn; 19 - Phụ nữ đã kết hôn nhƣng đã tiến hành xong thủ tục ly hôn; - Phụ nữ góa chồng; - Phụ nữ đang có quan hệ chung sống nhƣ vợ chồng với một ngƣời khác giới nhƣng không kết hôn vì một lý do nào đó. - Phụ nữ đang có một mối quan hệ chung sống với ngƣời cùng giới (lesbian); Theo số liệu thống kê của Tổng cục thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ năm 2013, độ tuổi từ 50 trở lên, có đến 98,9% nam giới đã từng kết hôn, trong khi đó con số này của nữ chỉ đạt mức 95,7%. Sau tuổi 40, tỷ trọng đã từng kết hôn của nữ bắt đầu thấp hơn so với nam. Ở nhóm tuổi cuối cùng của thời kỳ sinh đẻ 45-49 của nữ giới, vẫn còn 5,5% phụ nữ chƣa kết hôn. Ngoài ra, còn có những phụ nữ đã kết hôn nhƣng đã tiến hành xong thủ tục ly hôn, phụ nữ góa chồng cũng đƣợc coi là phụ nữ độc thân. Nhƣ vậy, số lƣợng và nhu cầu của phụ nữ độc thân trong việc có con cũng là con số không nhỏ. Cùng với đó, một trong những nguyên tắc của luật Việt Nam nói chung và Luật hôn nhân và gia đình nói riêng luôn quan tâm bảo vệ quyền lợi phụ nữ và trẻ em: “Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ”[15, khoản 4 Điều 2]. Do đó, pháp luật đã quy định việc phụ nữ độc thân có quyền mang thai và sinh con nếu đủ điều kiện, khả năng về tài chính và tâm lý, nhằm đáp ứng thiên chức làm mẹ cao quý của ngƣời phụ nữ.  Phụ nữ đƣợc nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo Ngoài hai đối tƣợng chính có quyền sinh con bằng kỹ thuật TTTON là cặp vợ chồng vô sinh và phụ nữ độc thân, lần đầu tiên, pháp luật cho phép ngƣờimang thai hộ vì mục đích nhân đạo cũng có quyền sinh con bằng kỹ thuật này nếu đƣợc sự nhờ cậy của cặp vợ chồng vô sinh. Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một ngƣời phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thƣơng mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà ngƣời vợ 20 không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của ngƣời vợ và tinh trùng của ngƣời chồng trong cặp vợ chồng vô sinh để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của ngƣời phụ nữ tự nguyện mang thai để ngƣời này mang thai và sinh con. 1.2.2.Nguyên tắc bí mật Tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 10/2015/NĐ-CP quy định: “Vợ chồng nhờ mang thai hộ, người mang thai hộ, trẻ sinh ra nhờ mang thai hộ được bảo đảm an toàn về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và được pháp luật tôn trọng, bảo vệ”. Đồng thời, tại khoản 4 Tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 10/2015/NĐ- CP cũng nhấn mạnh: “Tinh trùng, phôi của người cho phải được mã hóa để bảo đảm bí mật nhưng vẫn phải ghi rõ đặc điểm của người cho, đặc biệt là yếu tố chủng tộc”. Nội hàm của “bí mật” theo Từ điển Tiếng Việt có nghĩa là: “được giữ kín trong phạm vi một số ít người, không để lộ cho người ngoài biết”[27]. Nhƣ vậy, nếu hiểu theo nghĩa “bí mật” thƣờng đƣợc sử dụng với nghĩa là thông tin mà hai bên hoặc những ngƣời trong cuộc đều biết, hay nói cách khác là bên cho và bên nhận tinh trùng, cho và nhận phôi đều đƣợc biết. Đối tƣợng giữ bí mật là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cán bộ y tế đƣợc phép tiến hành mang thai hộ và kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm. Bởi lẽ đây là những ngƣời trực tiếp đứng ra tiến hành kỹ thuật này và tiếp xúc với khách hàng là ngƣời cho, ngƣời nhận tinh trùng, noãn, phôi. Ta có thể khái quát nguyên tắc bí mật thông tin dƣới dạng mô hình sau: 21 Mô hình 1.3. Nguyên tắc bí mật thông tin Cụ thể, quy định tại khoản 3, Điều 4 Nghị định 10/2015/NĐ-CP: “3.Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không được cung cấp tên, tuổi và địa chỉ, hình ảnh của người cho tinh trùng”, và tại khoản 5, Điều 5 cũng trong Nghị định này: “Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không được cung cấp tên, tuổi, địa chỉ và hình ảnh của người nhận tinh trùng, nhận phôi”. Nguyên tắc bí mật trong việc thực hiện kỹ thuật TTTON nhằm đảm bảo bí mật đời tƣ cá nhân. Theo tâm lý chung, những cặp vợ chồng vô sinh thƣờng không muốn tiết lộ cho ngƣời ngoài biết về tình trạng sức khỏe sinh sản của mình, đặc biệt là cánh đàn ông với nỗi e ngại trƣớc dƣ luận xã hội. Ngoài ra, việc tiết lộ bí mật, thông tin còn có thể gây ảnh hƣởng, xáo trộn cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của họ, đặc biệt đối với những ngƣời nổi tiếng nhƣ ca sĩ, diễn viên điện ảnh Đồng thời, quan trọng hơn, nó là cơ sở để khuyến khích việc hiến tặng tinh trùng, noãn.Việc cho tặng tinh trùng, noãn đƣợc thực hiện trên tinh thần tự nguyện của ngƣời hiến tặng, do vậy cần đảm bảo thông tin bí mật để tạo niềm tin và tránh khỏi CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH, CÁN BỘ Y TẾ ĐƢỢC PHÉP TIẾN HÀNH GIỮ BÍ MẬT THÔNG TIN ĐỐI TƯỢNG KHÁC MUỐN TIẾP CẬN THÔNG TIN TRẺ SINH RA NHỜ TINH TRÙNG, PHÔI HIẾN TẶNG, NHỜ MANG THAI HỘ NGƯỜI NHẬN TINH TRÙNG, PHÔI CẶP VỢ CHỒNG NHỜ MANG THAI HỘ, NGƯỜI MANG THAI HỘ NGƯỜI CHO TINH TRÙNG, PHÔI 22 các hệ quả sau này. Quy định nhƣ vậy là do pháp luật dự liệu tới trƣờng hợp, những đứa trẻ sinh ra từ tinh trùng hiến tặng sau khi biết thông tin ngƣời hiến đã tới nhận cha, đòi chia thừa kế, hay những gia đình nhận tinh trùng hiến tặng đã tìm tới ngƣời hiến tặng để gây sức ép, bắt nhận lại con. Điều này sẽ gây rối loạn cuộc sống gia đình trong tƣơng lai của ngƣời hiến tặng. Cũng chính bởi nguyên tắc bí mật này, việc tiến hành kỹ thuật hỗ trợ sinh sản TTTON chỉ đƣợc thực hiện ở các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh lớn nhƣ cơ sở phụ sản, sản nhi của Nhà nƣớc tuyến tỉnh trở lên; bệnh viên đa khoa tƣ nhân có khoa sản, khoa nhi; bệnh viện chuyên khoa phụ sản, chuyên khoa sản – nhi tƣ nhân; bệnh viện chuyên khoa nam học và hiếm muộn các trung tâm y tế, phòng khám tƣ nhân không đủ điều kiện không đƣợc phép tiến hành. Điều này vừa đảm bảo về y học trong việc trang bị đầy đủ các máy móc, thiết bị phục vụ việc thực hiện kỹ thuật TTTON, kiểm tra, xét nghiệm theo đúng quy trình kỹ thuật của Bộ Y tế, vừa đảm bảo tính pháp lý trong việc lƣu trữ hồ sơ làm căn cứ, bảo vệ tình trạng thông tin của ngƣời hiến và chịu trách nhiệm nếu gây lộ thông tin và phát sinh tranh chấp sau này. Cùng với nguyên tắc bí mật, tại khoản 3, Điều 93 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng quy định: “Việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản không làm phát sinh quan hệ cha, mẹ và con giữa người cho tinh trùng, cho noãn, cho phôi với người con được sinh ra”. Điều 94 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì: “Con sinh ra trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là con chung của vợ chồng nhờ mang thai hộ kể từ thời điểm con được sinh ra”. Hai quy định này cũng bổ trợ và làm chặt chẽ thêm cho nguyên tắc bí mật, xây dựng lòng tin và khuyến khích những ngƣời hiến và nhận tinh trùng, ngƣời mang thai hộ vì mục đích nhân đạo có thể yên tâm thực hiện công việc mang tính nhân văn và tránh trƣờng hợp phát sinh hệ quả không mong muốn. 23 1.2.3.Nguyên tắc tự nguyện Tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 10/2015/NĐ-CP quy định: “Việc thụ tinh trong ống nghiệm, cho và nhận noãn, cho và nhận tinh trùng, cho và nhận phôi, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được thực hiện trên nguyên tắc tự nguyện”. Bản chất của nguyên tắc tự nguyện là tự do định đoạt, thể hiện ý chí, không bị lừa dối, đe dọa, cƣỡng ép hay cản trở. Tự nguyện hoàn toàn trong việc tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm, cho và nhận noãn, tinh trùng, phôi là việc tự mình quyết định và thể hiện ý chí mong muốn làm việc đó mà không bị tác động bởi đối phƣơng hay bởi bất kỳ ngƣời nào khác làm họ phải thực hiện trái với mong muốn, nguyện vọng của họ. Sự thể hiện ý chí ra bên ngoài phải thống nhất với ý chí bên trong. Sự tự nguyện của cặp vợ chồng vô sinh, phụ nữ độc thântrong việc tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm là yếu tố quan trọng, đảm bảo đứa trẻ đƣợc ra đời, chăm sóc và khôn lớn trong vòng tay yêu thƣơng của ngƣời cha, ngƣời mẹ. Để đảm bảo nguyên tắc tự nguyện của ngƣời tiến hành kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, theo quy định tại mẫu số 3 phụ lục mẫu công văn, biên bản, đơn, cam kết, thỏa thuận, báo cáo về thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, ban hành kèm theo Nghị định số 10/2015/NĐ-CP ngày 28 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ, cặp vợ chồng vô sinh hoặc phụ nữ độc thân trƣớc khi tiến hành kỹ thuật này phải làm một bản cam kết, trong đó có ghi rõ nội dung: “Tôi làm đơn này đề nghị được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm. Trong quá trình thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, tôi xin thực hiện theo đúng yêu cầu của bệnh viện nếu có xảy ra tai nạn rủi ro nghề nghiệp, tôi xin cam đoan sẽ không khiếu kiện” [Phụ lục 02].Đối với cặp vợ chồng vô sinh sẽ cùng lập bản cam kết và cùng ký, ghi rõ họ tên. Đồng thời, khi tiến hành các thủ thuật hay tiêm thuốc kích trứng cho ngƣời vợ, hai vợ chồng phải phải có mặt và thể hiện ý chí cho thấy họ hoàn toàn tự nguyện thực hiện kỹ thuật này. 24 Bản chất, nguyên tắc tự nguyện không chỉ là cơ sở đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho đứa trẻ đƣợc sinh ra bằng kỹ thuật TTTON sau này, mà còn nhằm bảo đảm không có hành vi mua bán, thƣơng mại hóa tinh trùng, noãn, phôi. Cụ thể, tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 10/2015/NĐ-CP quy định nhƣ sau: “Tự nguyện cho tinh trùng, cho noãn và chỉ tại một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được Bộ Y tế công nhận thực hiễn kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm”. Việc cho tinh trùng, noãn ngoài các điều kiện kể trên, chỉ đƣợc phép cho tại 01 cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đƣợc Bộ Y tế công nhận thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf00050008264_865_2002955.pdf
Tài liệu liên quan