Luận văn Phát huy tính tích cực của học sinh qua hệ thống câu hỏi và bài tập trong phần văn học dân gian sách giáo khoa lớp 10

Để đạt mục tiêu giúp học sinh nắm được các đặc trưng cơbản, khái niệm các thểloại cũng

nhưhiểu rõ vịtrí, vai trò và những giá trịto lớn của văn học dân gian trong mối quan hệvới

văn học viết và đời sống văn hoá dân tộc, bài học này gồm ba mục lớn.

Thứnhất, là những đặc trưng cơbản của văn học dân gian. Trong mục này, sách giáo khoa

giới thiệu hai đặc trưng cơbản của bộphận văn học dân gian Việt Nam: tính truyền miệng và

tính tập thể. Đây là hai đặc trưng cơbản chi phối xuyên suốt quá trình sáng tác lưu truyền của

tác phẩm văn học dân gian.

Thứhai, sách giáo khoa trình bày vềhệthống các thểloại của văn học dân gian Việt Nam.

Ởphần này, sách giáo khoa chủyếu giới thiệu khái niệm và những nét cơbản nhất của mười

hai thểloại văn học dân gian đểhọc sinh có thểphân biệt và nhận ra thểloại của các tác phẩm

cụthể. Các thểloại được giới thiệu bao gồm: thần thoại, sửthi, truyền thuyết, truyện cổtích,

truyện ngụngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đố, ca dao, vè, truyện thơvà chèo.

pdf114 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6212 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát huy tính tích cực của học sinh qua hệ thống câu hỏi và bài tập trong phần văn học dân gian sách giáo khoa lớp 10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hấy hệ thống câu hỏi và bài tập có vai trò, tác dụng hết sức to lớn trong dạy học tác phẩm văn học. Để phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh trong học tập cũng như áp dụng dạy học tích cực vào dạy phần Văn học dân gian lớp 10 trung học phổ thông, việc thiết kế hệ thống câu hỏi và bài tập phù hợp với khả năng tư duy, đặc điểm tâm lí của học sinh cũng như phù hợp với đặc trưng của việc tiếp nhận tác phẩm văn học dân gian là hết sức cần thiết. Việc thiết kế hệ thống câu hỏi và bài tập để có thể phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh trong học tập không phải là một việc làm đơn giản mà nó là cả một quá trình nghiên cứu, thiết kế, thử nghiệm tuân thủ theo những yêu cầu chặt chẽ. Chương 2. HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRONG PHẦN VĂN HỌC DÂN GIAN – SÁCH GIÁO KHOA LỚP 10 VÀ VIỆC XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH TRONG HỌC TẬP 2.1. Giới thiệu hệ thống bài học trong phần Văn học dân gian, sách giáo khoa lớp 10 2.1.1. Cấu trúc phần văn học dân gian trong sách giáo khoa lớp 10 2.1.1.1. Bộ chuẩn Chúng tôi dùng thuật ngữ “bộ chuẩn” để chỉ bộ sách giáo khoa dành cho ban cơ bản, hướng đến đối tượng học sinh đại trà. Cách gọi này nhằm phân biệt với bộ sách giáo khoa nâng cao dùng cho ban khoa học xã hội và nhân văn. Chúng tôi điểm lại cấu trúc của cả hai bộ sách để có sự so sánh từ đó có nhận xét thoả đáng về cấu trúc của chương trình. Trong bộ sách giáo khoa lớp 10 chuẩn, phần Văn học dân gian Việt Nam được đưa vào với tổng số 10 đơn vị bài học. Bao gồm: 1- Khái quát văn học dân gian Việt Nam 2- Chiến thắng Mtao Mxây (Trích Đăm Săn) 3- Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ 4- Tấm Cám 5- Tam đại con gà 6- Nhưng nó phải bằng hai mày 7- Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa 8- Ca dao hài hước 9- Lời tiễn dặn (Trích Tiễn dặn người yêu) – bài đọc thêm 10- Ôn tập Văn học dân gian Việt Nam Theo cấu trúc vừa nêu trên, phần văn học dân gian Việt Nam được đưa vào chương trình lớp 10 – bộ chuẩn bao gồm một bài khái quát trước khi đi vào phần văn học dân gian và một bài ôn tập. Còn lại các đơn vị bài học là những tác phẩm, những đoạn trích tiêu biểu cho các thể loại: sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, ca dao. Ngoài ra, phần văn học dân gian theo sách giáo khoa lớp 10 bộ chuẩn còn có một bài đọc thêm về thể loại truyện thơ. Các bài học về văn học dân gian Việt Nam được bố trí dạy học từ tuần thứ hai, ba, tư, bảy, tám, chín, mười và mười một của học kì I. Cấu trúc của mỗi đơn vị bài học bao gồm phần mục tiêu, kết quả cần đạt; phần tiểu dẫn, trình bày những yếu tố bên ngoài có ảnh hưởng đến việc tìm hiểu tác phẩm, thể loại đó; tiếp đến là phần giới thiệu văn bản; phần hướng dẫn học bài bao gồm các câu hỏi và bài tập luyện tập. Cuối mỗi đơn vị bài học thường là phần ghi nhớ, củng cố lại những nội dung chính của bài học. 2.1.1.2. Bộ nâng cao Ở bộ sách giáo khoa lớp 10 – nâng cao, phần Văn học dân gian Việt Nam được đưa vào với tổng số 10 đơn vị bài học. Bao gồm: 1- Tổng quan về Văn học dân gian 2- Sử thi – Trích Đăm Săn 3- Truyện thơ – Tiễn dặn người yêu 4- Truyền thuyết – Mỵ Châu Trọng Thuỷ 5- Cổ tích – Tấm Cám, Trầu Cau 6- Truyện cười và truyện ngụ ngôn – Trích truyện Trạng Quỳnh 7- Ca dao dân ca – chùm ca dao trữ tình, hài hước 8- Chèo và tuồng – Trích Kim Nham và Trích Sơn Hậu 9- Phần ôn tập Như vậy, với bộ sách giáo khoa Ngữ văn nâng cao, ngoài bài tổng quan về văn học dân gian Việt Nam và bài đọc thêm thì các đơn vị bài học hướng đến nhiều thể loại hơn phần văn học dân gian Việt Nam trong bộ chuẩn, đồng thời các tác phẩm, đoạn trích tiêu biểu cho mỗi thể loại cũng có sự khác biệt. Ngoài những thể loại học chính thức trong bộ chuẩn thì ở bộ sách giáo khoa nâng cao còn đưa thêm vào dạy chính thức thể loại truyện thơ, truyện ngụ ngôn, chèo và tuồng. Nhìn chung phần văn học dân gian Việt Nam của bộ nâng cao yêu cầu cao hơn đối với học sinh, số lượng tác phẩm, đoạn trích đưa vào cũng nhiều hơn so với bộ chuẩn. 2.1.1.3. Nhận xét về cấu trúc phần văn học dân gian trong sách giáo khoa lớp 10 Cấu trúc của chương trình văn học dân gian Việt Nam trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 có thể khái quát như sau: * Chương trình văn học dân gian được xây dựng theo nguyên tắc giới thiệu nền văn học dân gian dân tộc như một hệ thống thể loại và lấy thể loại làm đơn vị bài học. Văn học dân gian tồn tại trong đời sống thực tế dưới hình thức các thể loại. Mỗi thể loại văn học dân gian có phạm vi và cách phản ánh thực tại riêng cùng cách biểu hiện riêng thái độ của những người sáng tác và diễn xướng đối với cái được phản ánh – đó là phương pháp lịch sử đặc thù của nó. Bản chất chung cũng như những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian đều mang những biểu hiện cụ thể khác nhau theo thể loại. Nhiều vấn đề chung, có tính quy luật của văn học dân gian đều hội tụ ở cấp thể loại và do đó người ta chỉ có thể khảo sát chúng trước hết từ đơn vị thể loại. Thể loại, vì những lẽ đó được xác định là cơ sở, là điểm xuất phát của công việc nghiên cứu văn học dân gian. Các thể loại văn học dân gian của một dân tộc không nảy sinh và tồn tại riêng rẽ mà là một hệ thống nghệ thuật hình thành trong lịch sử nền văn hoá nghệ thuật dân tộc, có những đặc tính chung về tư tưởng và nghệ thuật, thể hiện sâu đậm bản sắc dân tộc và tính chất dân gian. Trong hệ thống này, tất cả các thể loại đều có mối quan hệ qua lại với nhau, đồng thời mỗi thể loại vẫn có quá trình phát sinh, phát triển riêng. Như vậy, thể loại chính là hệ thống lớn quan trọng nhất của tác phẩm văn học dân gian. Trong mỗi thể loại các tác phẩm lại được sinh thành theo một số hệ thống nhỏ mà người ta gọi là kiểu tác phẩm. Đó là những tác phẩm có cùng chung một vài dấu hiệu tương đồng nào đó. Những tác phẩm thuộc cùng một kiểu như thế bao giờ cũng có hàm nghĩa cơ bản gần giống nhau tương tự như những từ đồng nghĩa trong ngôn ngữ và người ta có thể coi chúng như những mẫu của cùng một kiểu để áp dụng cùng một hướng và cách tiếp cận. Đặc điểm trên của cấu trúc chương trình văn học dân gian đòi hỏi chúng ta phải chú ý tới nội dung và phương pháp giảng dạy. Ở cấp trung học phổ thông, kiến thức về tác phẩm văn học dân gian phải được gắn bó với kiến thức về hệ thống của nó, chủ yếu là thể loại và kiểu tác phẩm của nó. Trong giảng dạy văn học dân gian, người giáo viên cần trang bị cho học sinh phương pháp tiếp cận các kiểu, các thể loại tác phẩm. Học sinh từ việc được học sâu một vài kiểu mẫu mà suy ra cách đọc hiểu và tiếp cận những mẫu khác thuộc cùng kiểu tác phẩm, cùng thể loại. * Chương trình văn học dân gian ở bậc trung học phổ thông được xây dựng theo nguyên tắc xác định văn học dân gian cả bậc học là một chỉnh thể, từ đó xác lập hướng giải quyết hợp lí vấn đề giới thiệu nền văn học dân gian thống nhất, phong phú và đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Tính chỉnh thể của chương trình văn học dân gian bậc trung học thể hiện ở chỗ chương trình văn học dân gian trung học phổ thông, về hệ thống thể loại, so với chương trình văn học dân gian trung học cơ sở vừa có sự đồng tâm – có cùng các thể loại truyện cổ tích, ca dao dân ca, vừa có sự phát triển – có thêm các thể loại sử thi, truyện thơ, chèo, tuồng… Trong sự đồng tâm cũng có sự mở rộng về kiểu tác phẩm, nâng cao về nội dung dạy học. Trong sự phát triển cũng có sự củng cố những điều đã học. Như vậy, học xong bậc trung học, học sinh tiếp nhận được một hệ thống tri thức phổ thông tương đối hoàn chỉnh về văn học dân gian Việt Nam. Đương nhiên, đó là nền văn học dân gian của cộng đồng các dân tộc Việt Nam – một nền văn học dân gian thống nhất, phong phú và đa dạng. Trong giảng dạy, giáo viên cần quan tâm đến việc giúp học sinh hệ thống hoá những kiến thức về thể loại và hệ thống thể loại của văn học dân gian Việt Nam, đồng thời hoàn thiện những kĩ năng đọc hiểu, phân tích tác phẩm văn học dân gian theo thể loại. Giáo viên cũng cần cung cấp thêm những dẫn chứng về tác phẩm, về kiểu tác phẩm, về các chi tiết nghệ thuật lấy ở kho tàng văn học dân gian các dân tộc anh em nhằm giúp học sinh mở rộng kiến thức và quan trọng hơn giúp họ thực hành thao tác so sánh, có ý thức về sự sử dụng thao tác so sánh trong học tập văn học dân gian. 2.1.2. Nội dung bài học và phần câu hỏi, bài tập hướng dẫn học bài Trong khuôn khổ của một luận văn, chúng tôi xin khái quát những nét chính, những nội dung cơ bản của các đơn vị bài học thuộc phần văn học dân gian lớp 10 (bộ sách giáo khoa chuẩn) để từ đó có cơ sở khái quát, nhận xét về hệ thống câu hỏi và bài tập trong sách giáo khoa đưa ra cũng như đề ra hệ thống câu hỏi và bài tập nhằm phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong học tập phần này. 2.1.2.1. Bài khái quát văn học dân gian Việt Nam Để đạt mục tiêu giúp học sinh nắm được các đặc trưng cơ bản, khái niệm các thể loại cũng như hiểu rõ vị trí, vai trò và những giá trị to lớn của văn học dân gian trong mối quan hệ với văn học viết và đời sống văn hoá dân tộc, bài học này gồm ba mục lớn. Thứ nhất, là những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. Trong mục này, sách giáo khoa giới thiệu hai đặc trưng cơ bản của bộ phận văn học dân gian Việt Nam: tính truyền miệng và tính tập thể. Đây là hai đặc trưng cơ bản chi phối xuyên suốt quá trình sáng tác lưu truyền của tác phẩm văn học dân gian. Thứ hai, sách giáo khoa trình bày về hệ thống các thể loại của văn học dân gian Việt Nam. Ở phần này, sách giáo khoa chủ yếu giới thiệu khái niệm và những nét cơ bản nhất của mười hai thể loại văn học dân gian để học sinh có thể phân biệt và nhận ra thể loại của các tác phẩm cụ thể. Các thể loại được giới thiệu bao gồm: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đố, ca dao, vè, truyện thơ và chèo. Phần sau cùng đó là những giá trị cơ bản của văn học dân gian Việt Nam. Phần này tác giả sách giáo khoa tập trung vào ba giá trị về nhận thức, giáo dục và thẫm mĩ của bộ phận văn học dân gian. Theo đó, văn học dân gian là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống của các dân tộc, đó là kinh nghiệm sống lâu đời, nó thể hiện trình độ nhận thức và quan điểm nhận thức của nhân dân. Ngoài ra, văn học dân gian còn có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người, góp phần hình thành những phẩm chất tốt đẹp cho con người. Đồng thời, văn học dân gian còn có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc. Phần hướng dẫn học bài, sách giáo khoa đưa ra ba câu hỏi và bài tập: Câu hỏi 1: Trình bày từng đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. Câu hỏi 2: Văn học dân gian Việt Nam có những thể loại nào? Hãy định nghĩa ngắn gọn và nêu ví dụ về từng thể loại. Câu hỏi 3: Tóm tắt nội dung các giá trị của văn học dân gian. 2.1.2.2. Bài Chiến thắng Mtao Mxây Bài học này hướng đến mục tiêu làm cho học sinh nhận thức được lối sống và niềm vui của người anh hùng trong sử thi chỉ có được trong cuộc chiến đấu vì danh dự, hạnh phúc và sự thịnh vượng cho cộng đồng. Đồng thời qua bài học này, cũng nhằm giúp học sinh nắm được đặc điểm nghệ thuật của sử thi anh hùng về cách xây dựng nhân vật, ngôn ngữ, nghệ thuật… Phần tiểu dẫn ở đầu bài học giới thiệu về thể loại sử thi của các dân tộc anh em; tóm tắt nội dung và những chi tiết chính của sử thi Đăm Săn; giới thiệu nội dung đoạn trích. Sau đó là nội dung văn bản đoạn trích dẫn theo bản dịch của Nguyễn Hữu Thấu. Ngay dưới mỗi trang sách đều có phần chú thích các từ ngữ khó trong văn bản. Phần này chú thích khá chi tiết, cụ thể giúp học sinh dễ nắm bài học hơn. Để hướng dẫn học sinh học bài, sách giáo khoa đưa ra 4 câu hỏi và bài tập: Câu hỏi 1: Hãy tóm tắt diễn biến trận đánh để so sánh tài năng và phẩm chất của hai tù tưởng. Gợi ý: + Đăm Săn khiêu chiến và thái độ ngạo nghễ của Mtao Mxây. + Hiệp đấu thứ nhất: hai bên múa khiên, Mtao Mxây múa trước, tỏ ra kém cỏi, Đăm Săn múa sau, tỏ ra tài giỏi hơn hẳn. Kết quả hiệp đấu… Câu hỏi 2: Phân tích những câu nói và hành động của đông đảo nô lệ đối với việc thắng thua của hai tù trưởng để chỉ ra thái độ và tình cảm của cộng đồng Ê-đê đối với mục đích của cuộc chiến nói chung, đối với người anh hùng sử thi nói riêng. Câu hỏi 3: Phần cuối đoạn trích chú ý nhiều đến việc miêu tả cảnh chết chóc hay cảnh ăn mừng chiến thắng? Hãy phân tích ý nghĩa của sự chọn lựa ấy để làm rõ thái độ, cách nhìn nhận của tác giả về ý nghĩa thời đại của cuộc chiến tranh bộ tộc và về tầm vóc lịch sử của người anh hùng trong sự phát triển của cộng đồng. Câu hỏi 4: Hãy phân tích giá trị miêu tả và biểu cảm của các câu văn có dùng lối so sánh, phóng đại khi miêu tả nhân vật, khung cảnh diễn ra sự việc. Sách giáo khoa cũng đưa ra câu hỏi luyện tập: Trong đoạn trích có nhắc đến việc Đăm Săn gặp ông Trời, được ông bày cho cách đánh thắng Mtao Mxây. Theo anh chị, vai trò của thần linh và vai trò của con người đối với cuộc chiến đấu và chiến thắng của Đăm Săn được thể hiện như thế nào? 2.1.2.3. Bài Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ. Với mục tiêu cần đạt là giúp học sinh nắm được đặc trưng cơ bản của truyền thuyết qua việc tìm hiểu một tác phẩm cụ thể và nhận thức được bài học giữ nước ngụ trong một câu chuyện tình yêu, bài học trình bày phần tiểu dẫn khá tỉ mỉ về đặc trưng của thuyền thuyết, về quần thể di tích lịch sử làng Cổ Loa, về chuỗi truyền thuyết kể về sự ra đời và suy vong của đất nước Âu Lạc, về xuất xứ của văn bản. Văn bản được giới thiệu trích từ Truyện Rùa Vàng trong Lĩnh Nam Chích Quái. Văn bản giới thiệu từ khi An Dương Vương nhờ Rùa Vàng xây thành, chế nỏ để bảo vệ đất nước. Sau đó Triệu Đà sang cầu hôn Mị Châu cho Trọng Thuỷ, Trọng Thuỷ tráo nỏ thần dẫn đến An Dương Vương mất nước. Để hướng dẫn học sinh học bài này, tác giả sách giáo khoa đặt ra năm câu hỏi: Câu hỏi 1: Dựa theo cốt truyện, tìm những chi tiết liên quan đến nhân vật An Dương Vương. Trên cơ sở các chi tiết đã liệt kê, anh chị hãy phân tích: + Do đâu mà An Dương Vương được thần linh giúp đỡ? Kể về sự giúp đỡ thần kì đó, dân gian muốn thể hiện cách đánh giá như thế nào về nhà vua? + Sự mất cảnh giác của nhà vua biểu hiện như thế nào? + Sáng tạo những chi tiết về Rùa Vàng, Mị Châu, nhà vua tự tay chém đầu con gái…nhân dân muốn biểu lộ thái độ, tình cảm gì đối với nhân vật lịch sử An Dương Vương và việc mất nước Âu Lạc? Câu hỏi 2: Về việc Mị Châu lén đưa cho Trọng Thuỷ xem nỏ thần, có hai cách đánh giá như sau: + Mị Châu làm vậy là chỉ tuân theo tình cảm vợ chồng mà bỏ quên nghĩa vụ đối với đất nước. + Mị Châu làm theo ý chồng là lẽ tự nhiên, hợp đạo lí. Ý kiến của anh chị như thế nào? Câu hỏi 3: Mị Châu bị thần Rùa Vàng kết tội là giặc, lại bị vua cha chém đầu, nhưng sau đó, máu nàng hoá thành ngọc trai, xác nàng hoá thành ngọc thạch. Hư cấu như vậy, người xưa muốn bày tỏ thái độ và tình cảm như thế nào đối với nhân vật Mị Châu và muốn nhắn gửi điều gì đến thế hệ trẻ muôn đời sau? Câu hỏi 4: Trọng Thuỷ gây nên sự sụp đổ cơ đồ Âu Lạc và cái chết của hai cho con Mị Châu. Vậy anh chị hiểu như thế nào về hình ảnh “ngọc trai – giếng nước”? Câu hỏi 5: Từ những điều đã phân tích, anh chị hãy cho biết đâu là cốt lõi lịch sử của truyện và cốt lõi lịch sử đó đã được dân gian thần kì hoá như thế nào? Phần luyện tập bao gồm ba câu hỏi: Câu hỏi 1: Có hai cách đánh giá như sau: +Trọng Thuỷ chỉ là một kẻ gián điệp, ngay cả việc yêu Mị Châu cũng chỉ là giả dối. + Giữa Mị Châu và Trọng Thuỷ có tình yêu chung thuỷ và hình “ảnh ngọc trai – giếng nước” đã ca ngợi mối tình đó. Anh chị hãy trình bày ý kiến riêng của mình. Câu hỏi 2: An Dương Vương đã tự tay chém đầu người con gái duy nhất của mình nhưng dân gian lại dựng đền và am thờ hai cha con ngay cạnh nhau. Cách xử lí như vậy nói lên điều gì trong đạo lí truyền thống của dân tộc ta? Câu hỏi 3: Tìm một số bài thơ viết về Mị Châu – Trọng Thuỷ và nêu lên sức sống lâu bền của Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ. 2.1.2.4. Bài Tấm Cám Trong phần tiểu dẫn, sách giáo khoa chỉ giới thiệu về ba loại truyện cổ tích loài vật, thần kì và sinh hoạt. Phần văn bản, sách giáo khoa chọn bản kể trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam của Nguyễn Đổng Chi. Cách kết thúc truyện: …Cám bằng lòng ngay. Tấm sai quân hầu đào một cái hố sâu và đun một nồi nước sôi. Tấm bảo Cám xuống hố rồi sai quân hầu dội nước sôi vào hố. Cám chết. Mụ dì ghẻ thấy vậy cũng lăn đùng ra chết. Để giúp học sinh hiểu được ý nghĩa của những mâu thuẫn, xung đột và sự biến hoá của Tấm cũng như nắm được giá trị nghệ thuật của truyện Tấm Cám, sách giáo khoa đưa ra bốn câu hỏi và một bài luyện tập: Câu hỏi 1: Phân tích diễn biến của truyện để thấy mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám đã diễn ra như thế nào (lưu ý các đoạn về cái yếm đỏ, con bống, thử giày, cái chết của Tấm, chim vàng anh, chiếc khung cửi). Câu hỏi 2: Phân tích từng hình thức biến hoá của Tấm. Quá trình biến hoá của Tấm nói lên ý nghĩa gì? Câu hỏi 3: Anh chị suy nghĩ như thế nào về hành động trả thù của Tấm đối với Cám? Câu hỏi 4: Bản chất của mâu thuẫn và xung đột trong truyện (Tấm và mẹ con Cám đại diện cho các lực lượng đối lập nào, trong gia đình hay ngoài xã hội?) Bài luyện tập: Căn cứ vào định nghĩa truyện cổ tích ở bài khái quát văn học dân gian Việt Nam và mục tiểu dẫn của bài này, hãy tìm trong Tấm Cám những dẫn chứng để phân tích. Làm rõ các đặc trưng của truyện cổ tích thần kì? 2.1.2.5. Bài Tam đại con gà Phần tiểu dẫn chỉ giới thiệu vài nét về hai loại truyện cười trào phúng và khôi hài. Phần văn bản được trích theo Tiếng cười dân gian Việt Nam. Để giúp học sinh hiểu được mâu thuẫn trái tự nhiên trong cách ứng phó của nhân vật “thầy” trong truyện, đồng thời thấy được cái hay của nghệ thuật “nhân vật tự bộc lộ”, sách giáo khoa đưa ra hai câu hỏi hướng dẫn học bài: Câu hỏi 1: Tìm hiểu mâu thuẫn trái tự nhiên ở nhân vật “thầy” (anh học trò dốt làm thầy dạy trẻ) qua việc phân tích ba khía cạnh sau: - “Thầy” liên tiếp bị đặt vào những tình huống nào? - “Thầy” đã giải quyết những tình huống đó ra sao? - Trong quá trình giải quyết các tình huống, “thầy” đã tự bộc lộ cái dốt của mình như thế nào? Câu hỏi 2: Hãy chỉ ra ý nghĩa phê phán của truyện. (Có phải chỉ phê phán một đối tượng cụ thể là anh học trò dốt không?) Sách giáo khoa cũng đưa ra câu hỏi luyện tập: Phân tích hành động và lời nói của nhân vật “thầy” để làm sáng tỏ thủ pháp gây cười trong truyện. 2.1.2.6. Bài Nhưng nó phải bằng hai mày Bày này văn bản hết sức ngắn gọn cũng được rút ra từ quyển Tiếng cười dân gian Việt Nam. Để giúp học sinh thấy được thái độ của nhân dân đối với bản chất tham nhũng của quan lại địa phương và tình cảnh bi hài của người lao động lâm vào việc kiện tụng trong xã hội nông thôn Việt Nam xưa, đồng thời cũng nắm được nghệ thuật gây cười của truyện, sách giáo khoa đặt ra ba câu hỏi: Câu hỏi 1: Phân tích tính kịch trong đoạn “Cải vội xoè năm ngón tay … bằng hai mày” Chú ý: - Quan hệ giữa hai nhân vật Cải và thầy lí. - Sự kết hợp giữa lời nói và động tác của hai nhân vật trên. Câu hỏi 2: Phân tích nghệ thuật gây cười qua lời nói của thầy lí ở cuối truyện. Câu hỏi 3: Anh chị đánh giá như thế nào về nhân vật Ngô và Cải. Phần luyện tập với câu hỏi: Hãy phân tích cả hai trưyện cười đã học để làm rõ các đặc trưng của thể loại truyện cười. 2.1.2.7. Bài Ca dao than thân và yêu thương tình nghĩa Trong phần tiểu dẫn, sách giáo khoa trình bày vài nét về hai loại ca dao hài hước và những câu hát than thân tình nghĩa, đồng thời phần này cũng giới thiệu những đặc điểm nghệ thuật riêng của ca dao. Phần văn bản, sách giáo khoa đưa ra sáu bài ca dao được rút ra từ quyển Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam của Vũ Ngọc Phan. Trong đó, bài ca dao 1 và 2 được bắt đầu bằng môtif “Thân em”, đó là hai bài ca dao than thân. Bài ca dao 3,4,5,6 là những bài ca dao yêu thương tình nghĩa – tình yêu, nỗi nhớ thương và mơ ước của đôi lứa, tình nghĩa vợ chồng. Nhằm giúp cho học sinh cảm nhận được tiếng hát than thân và lời ca yêu thương tình nghĩa của người bình dân trong xã hội phong kiến qua nghệ thuật đậm màu sắc dân gian của ca dao, biết trân trọng vẻ đẹp tâm hồn người lao động và yêu quý những sáng tác của họ, sách giáo khoa đưa ra hệ thống câu hỏi và phần luyện tập khá chi tiết, khá nhiều. Câu hỏi 1: Bài 1,2: - Hai lời than thân đều mở đầu bằng “Thân em như” với âm điệu xót xa, ngậm ngùi. Người than thân là ai và thân phận họ như thế nào? - Thân phận có nét chung nhưng nỗi đau của từng người lại mang sắc thái riêng được diễn tả bằng những hình ảnh so sánh, ẩn dụ khác nhau. Anh chị cảm nhận được gì qua mỗi hình ảnh? (Chú ý mối liên hệ giữa “tấm lụa đào” với “phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”; giữa “ruột trong thì trắng” với “vỏ ngoài thì đen”.) Trong nỗi đau đó, ta vẫn thấy nét đẹp của họ. Đó là nét đẹp gì và nó được ẩn chứa trong lời than thân như thế nào? Câu hỏi 2: Bài 3: - Cách mở đầu bài ca dao này có gì khác với hai bài trên? Anh chị hiểu từ “ai” trong câu “Ai làm chua xót lòng này, khế ơi” như thế nào? - Mặc dầu lỡ duyên, tình nghĩa vẫn bền vững, thuỷ chung. Điều đó được nói lên bằng một hệ thống so sánh, ẩn dụ, như thế nào? Vì sao các tác giả dân gian lại lấy những hình ảnh của thiên nhiên, vũ trụ để khẳng định tình nghĩa của con người? - Phân tích để làm rõ vẻ đẹp của câu cuối: “Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời” (xem kĩ chú thích) Câu hỏi 3: Bài 4: Thương nhớ vốn là một tình cảm khó hình dung – nhất là thương nhớ người yêu – vậy mà trong bài ca dao này, nó lại được diễn tả một cách thật cụ thể, tinh tế và gợi cảm. Đó là nhờ thủ pháp gì và thủ pháp đó đã tạo được hiệu quả nghệ thuật như thế nào? (phân tích thêm cách gieo vần trong thể thơ bốn tiếng của bài ca dao) Câu hỏi 4: Bài 5: “chiếc cầu – dải yếm” là một hình ảnh nghệ thuật chỉ có trong ca dao, nói lên ước muốn mãnh liệt của người bình dân trong tình yêu. Hãy phân tích để làm rõ vẻ đẹp độc đáo của hình ảnh nghệ thuật này (có thể so sánh với những hình ảnh “chiếc cầu” khác trong ca dao về tình yêu) Câu hỏi 5: Bài 6: Vì sao khi nói đến tình nghĩa của con người ca dao lại dùng hình ảnh muối – gừng? Phân tích ý nghĩa biểu tượng và giá trị biểu cảm của hình ảnh này trong bài ca dao và tìm thêm một số câu ca dao khác có sử dụng hình ảnh muối – gừng để minh hoạ. Câu hỏi 6: Qua chùm ca dao đã học, anh chị thấy những biện pháp nghệ thuật nào thường được dùng trong ca dao? Những biện pháp đó có nét gì khác so với nghệ thuật thơ ở văn học viết? Phần luyện tập, có hai câu hỏi: Câu hỏi 1: Tìm năm bài ca dao mở đầu bằng “Thân em như…” và phân biệt sắc thái ý nghĩa của chúng. Câu hỏi 2: Tìm thêm những bài ca dao nói về nỗi nhớ người yêu, về cái khăn để thấy bài Khăn thương nhớ ai vừa nằm trong hệ thống của các bài ca dao đó lại vừa có vị trí đặc biệt, độc đáo riêng. Từ đó, lí giải ý nghĩa câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm: “Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm” (trích trường ca Mặt đường khát vọng) 2.1.2.8. Bài Ca dao hài hước Để giúp học sinh cảm nhận được tiếng cười lạc quan trong ca dao qua nghệ thuật trào lộng thông minh, hóm hỉnh của người bình dân cho dù cuộc sống của họ còn nhiều vất vả, lo toan, sách giáo khoa đưa ra bốn bài ca dao. Trong đó, có thể chia ra bài 1 là bài ca dao tự trào, ba bài còn lại thuộc loại ca dao hài hước châm biếm. Hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài gồm có 3 câu hỏi. Câu hỏi 1: Bài 1: Đây là lời đối đáp vui đùa của nam nữ thường thấy trong ca dao. Nó đem đến cho ta một tiếng cười mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc. Hãy đọc kĩ bài ca dao và cho biết: - Việc dẫn cưới và thách cưới ở đây có gì khác thường? Cách nói của chàng trai và cô gái có gì đặc biệt? Từ đó, anh chị hãy nêu cảm nhận của mình về tiếng cười của người lao động trong cảnh nghèo. (Đây là tiếng cười về điều gì, cười ai? Tiếng cười đó có ý nghĩa như thế nào?) - Bài ca dao có giọng điệu hài hước dí dỏm, đáng yêu là nhờ những yếu tố nghệ thuật nào? Câu hỏi 2: Các bài 2,3,4: Tiếng cười trong ba bài ca này có gì khác với tiếng cười ở bài 1? Tác giả dân gian cười những con người nào trong xã hội, nhằm mục đích gì, với thái độ ra sao? Trong cái chung đó, mỗi bài lại có nét riêng thể hiện nghệ thuật trào lộng sắc sảo của người bình dân. Hãy phân tích làm rõ vẻ đẹp riêng của mỗi bài ca dao. Câu hỏi 3: Những biện pháp nghệ thuật nào thường được sử dụng trong ca dao hài hước? Để hướng dẫn học sinh luyện tập, sau bài ca dao hài hước, sách giáo khoa nêu ra hai câu hỏi: Câu hỏi 1: Nêu cảm nghĩ về lời thách cưới của cô gái: “Nhà em thách cưới một nhà khoai lang”. Qua đó, anh chị thấy tiếng cười tự trào của người lao động trong cảnh nghèo đáng yêu, đáng trân trọng ở chỗ nào? Câu hỏi 2: Sưu tầm những bài ca dao hài hước phê phán thói lười nhác, lê la ăn quà, nghiện ngập

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf88316LVVHPPDH014.pdf
Tài liệu liên quan